Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu một số chất lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn đông hưng, thái bình đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp ngô thị nhu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

NGÔ THỊ NHU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SINH HOẠT VÀ BỆNH LIÊN QUAN Ở 6 XÃ
NÔNG THÔN ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

NGÔ THỊ NHU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SINH HOẠT VÀ BỆNH LIÊN QUAN Ở 6 XÃ
NÔNG THÔN ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

Chuyên ngành: DỊCH TỄ HỌC
Mã số: 62 72 70 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. ĐOÀN HUY HẬU
PGS.TS. TRẦN QUỐC KHAM

HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Tầm quan trọng của nước và chất lượng nước

4

1.1.1. Tầm quan trọng và sự tiêu thụ nước


4

1.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước

8

1.1.3. Thực trạng cung cấp và chất lượng nước ở một số vùng tại

15

Việt Nam và trên thế giới
1.2. Một số bệnh liên quan đến nước

24

1.2.1. Tác nhân gây bệnh liên quan đến nước

24

1.2.2. Ô nhiễm nước và một số bệnh liên quan đến nước

27

1.3. Một số kỹ thuật xử lý nước

32

1.3.1. Làm trong nước


32

1.3.2. Quá trình sa/lắng

33

1.3.3. Kỹ thuật lọc

34

1.3.4. Khử khuẩn nước

35

1.3.5. Xử lý nước ngầm

36


CHUƠNG 2. ĐỐI TUỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

39

2.1. Đối tượng nghiên cứu

39

2.2. Địa bàn nghiên cứu

40


2.3. Phương pháp nghiên cứu

41

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

41

2.3.2. Chọn mẫu và tính cỡ mẫu

46

2.3.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu

48

2.3.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

49

2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá

56

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

58

2.5. Khống chế sai số


59

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu

59

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

60

3.1. Thực trạng nhiễm asen và một số yếu tố chất lượng nước

60

3.1.1. Thực trạng nhiễm asen ở các nguồn nước

60

3.1.2. Thực trạng một số yếu tố chất lượng nước giếng khoan và giếng khơi

62

3.1.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước

66

3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu xét nghiệm

68


3.2. Kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng, bảo quản nước

74

và phòng bệnh liên quan đến nước
3.3. Tỷ lệ mắc một số bệnh liên quan đến nước

79

3.4. Hiệu quả các biện pháp can thiệp

82

3.4.1. Hoạt động các biện pháp can thiệp

82

3.4.2. Chuyển biến về kiến thức và thực hành của người dân về sử dụng,

84

bảo quản nước và phòng bệnh liên quan ở hai xã nghiên cứu
3.4.3. Kết quả xét nghiệm chất lượng nước ở hai xã trước và sau
can thiệp

92


3.4.4. Tỷ lệ mắc một số bệnh liên quan đến nước ở hai xã trước và


99

sau can thiệp
3.4.5. Hiệu quả biện pháp giảm thiểu các chất trong nước

100

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

102

4.1. Thực trạng nhiễm asen và chất lượng nước ở địa bàn nghiên cứu

102

4.1.1. Thực trạng nhiễm asen

105

4.1.2. Thực trạng chất lượng vệ sinh nguồn nước giếng khoan

108

4.1.3. Thực trạng chất lượng vệ sinh nước giếng khơi

114

4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước


117

4.2. Thực trạng kiến thức, thực hành của người dân ở địa bàn nghiên

119

cứu về sử dụng, bảo quản và phòng bệnh liên quan đến nước
4.2.1. Thực trạng kiến thức

119

4.2.2. Thực trạng thực hành

121

4.3. Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh liên quan đến nước

122

4.4. Các giải pháp can thiệp và kết quả can thiệp

125

4.4.1. Lựa chọn giải pháp can thiệp

125

4.4.2. Hiệu quả can thiệp

126


KẾT LUẬN

136

KIẾN NGHỊ

138

DANH MỤC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

139

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CN

Cấp nước

- CS

Cộng sự

- CT

Can thiệp


- CTV

Cộng tác viên

- CSHQ

Chỉ số hiệu quả

- DT

Dịch tễ

- GDSK

Giáo dục sức khoẻ

- HXHVS

Hố xí hợp vệ sinh

- IARC

Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế

- KHCN

Khoa học công nghệ

- KT


Kỹ thuật

- KTCR

Khai thông cống rãnh

- MT

Môi trường

- ND

Nội dung

- NNB

Nguồn nhiễm bẩn

- PC

Phòng chống

- PT

Phát triển

- RTN

Rãnh thoát nước


- TB

Trung bình

- TRB-TC

Thau rửa bể-thả cá

- TT

Truyền thông

- TC

Tiêu chuẩn

- ĐKTTB/ĐTĐ

Điểm kiến thức trung bình /điểm tối đa

- YHLĐ

Y học lao động

- VS

Vệ sinh

- VK


Vi khuẩn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Giá trị giới hạn của một số chỉ tiêu xét nghiệm

56

3.1.

Tỷ lệ (%) mẫu nước phát hiện thấy asen tại các xã nghiên cứu

60

3.2.

Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh về chỉ tiêu pH

62

và chất hữu cơ
3.3.


Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ tiêu amoni,

62

nitrit và nitrat
3.4.

Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu natrí clorua, sắt, mangan và florua 63

3.5. Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh các chỉ tiêu vi sinh vật

64

3.6. Giá trị tối thiểu và tối đa của các chỉ tiêu xét nghiệm

65

3.7. Tần suất xuất hiện các yếu tố liên quan đến nguồn nước giếng khoan66
3.8. Tần suất xuất hiện các yếu tố liên quan đến nguồn nước giếng khơi 67
3.9. Một số yếu tố liên quan đến chất hữu cơ nước giếng khoan

68

3.10. Một số yếu tố liên quan đến Coliform nước giếng khoan

69

3.11. Một số yếu tố liên quan đến Feacal coliform nước giếng khoan


70

3.12. Một số yếu tố liên quan đến chất hữu cơ nước giếng khơi

71

3.13. Một số yếu tố liên quan đến Coliform nước giếng khơi

72

3.14. Một số yếu tố liên quan đến Feacal coliform nước giếng khơi

73

3.15. Nghề nghiệp của đối tượng điều tra

74

3.16. Trình độ văn hoá của đối tượng điều tra

74

3.17. Kiến thức của người dân về thời gian vệ sinh bể lọc

76

3.18. Kiến thức của người dân về cách bảo vệ nguồn nước của gia đình

76


3.19. Kiến thức của người dân về bệnh liên quan đến nước

77

3.20. Kiến thức của người dân về phòng bệnh liên quan đến nước

77

3.21. Thực hành của người dân về thời gian vệ sinh bể lọc

78

3.22. Thực hành của người dân khi thay rửa bể lọc
3.23. Thực hành của người dân về bảo vệ nguồn nước gia đình

78
79


Bảng

Tên bảng

Trang

3.24. Tỷ lệ hiện mắc bệnh tiêu chảy theo nhóm tuổi

79

3.25. Tỷ lệ hiện mắc bệnh ngoài da theo nhóm tuổi


80

3.26. Tỷ lệ hiện mắc bệnh mắt theo nhóm tuổi

81

3.27. Tỷ lệ nhiễm florua ở răng theo nhóm tuổi

81

3.28. Nghề nghiệp của đối tượng điều tra ở hai xã

84

3.29. Trình độ học vấn của đối tượng điều tra ở hai xã

84

3.30. Thực trạng kinh tế của người dân ở hai xã

85

3.31. Kiến thức của người dân về bệnh liên quan đến nước trước và

87

sau can thiệp
3.32. Kiến thức của người dân về cách bảo vệ nguồn nước của gia đình 88
trước và sau can thiệp

3.33. Thực hành của người dân về vệ sinh bể lọc trước và sau can thiệp 89
3.34. Thực hành của ngưòi dân về cách bảo vệ nguồn nước của gia đình 89
trước và sau can thiệp
3.35. Kết quả tham gia các hoạt động bảo vệ, phòng chống các
bệnh liên quan đến nước trước và sau can thiệp
3.36. Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh asen ở hai xã

91
93

3.37. Tỷ lệ (%) mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn natri clorua,
sắt, mangan và florua ở hai xã

94

3.38. Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh Coliform ở hai xã

95

3.39. Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh Feacal coliform

95

ở hai xã
3.40. Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh Clostridium welchii

96

3.41. Thực trạng vệ sinh nguồn nước giếng khoan ở hai xã


97

3.42. Thực trạng vệ sinh nguồn nước giếng khơi ở hai xã

98

3.43. Tỷ lệ bệnh liên quan đến nước ở hai xã trước và sau can thiệp

99

3.44. Hàm lượng trung bình các chỉ tiêu hoá học trước và sau lọc

100

3.45. Kết quả số mẫu nước đạt các chỉ tiêu trước và sau lọc

101


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1.

Tỷ lệ (%) mẫu nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ tiêu asen


61

3.2.

Liên quan giữa chiều sâu của giếng khoan và hàm lượng asen

61

3.3.

Mức độ nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước

3.4.

Thực trạng kinh tế của người dân ở địa bàn nghiên cứu

75

3.5.

Tỷ lệ (%) hộ gia đình sử dụng giếng khoan, giếng khơi và bể lọc

75

3.6.

Thực hành của người dân về vệ sinh dụng cụ chứa nước

78


3.7.

Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trong 2 tuần trước ngày điều tra

80

3.8.

Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh liên quan đến nước

81

3.9.

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng bể lọc nước trước và sau can thiệp

85

67

ở hai xã
3.10.

Kiến thức của người dân về thay rửa bể lọc nước dưới 3 tháng

86

3.11.

Số lần tham gia cuộc họp về nước và vệ sinh môi trường


90

sau can thiệp
3.12. Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh chất hữu cơ ở hai xã

92

3.13. Tỷ lệ (%) mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh amoni ở hai xã

93

3.14. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy chung ở hai xã trước và sau can thiệp

99

3.15. Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật trước và sau lọc

100


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng
ngày của con người. Hiện nay, vấn đề này đã trở thành một đòi hỏi bức bách trong
việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sống của nhân dân, trong sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Chính phủ đã ưu tiên việc phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn,
quyết định đưa việc giải quyết nước sạch và vệ sinh nông thôn trở thành một trong
bảy chương trình mục tiêu Quốc gia quan trọng nhất từ năm 2000. Nhiều dự án xây
dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn do Nhà nước và Quốc tế tài

trợ đã và đang được triển khai ở các địa phương. Mặc dù, đã đạt được nhiều thành
tích trong cấp nước sạch ở cộng đồng, nhưng sự tiếp cận với nước sạch, đáp ứng
thực sự tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống chưa phải cao. Hiện nay, vẫn còn 70%
dân số nông thôn chưa thật sự được tiếp cận với nước sạch, 1/2 số hộ dân nông
thôn không có hố xí hợp vệ sinh. Các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi
trường như bệnh tiêu chảy, giun sán, đường ruột, ngoài da, mắt phổ biến và chiếm
tỉ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp [17], [41], [134].
Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và nền
kinh tế mở cửa là những nguy cơ gây gia tăng ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi
trường nước. Đặc biệt, do lạm dụng phân bón trong nông nghiệp, xử lý nước thải
của các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân chưa đảm bảo yêu cầu. Lượng
nước thải trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân rất lớn, bên cạnh những nguồn
chất thải khác như phân, rác thải còn không ít những tồn tại. Những nguyên nhân
trên làm thâm nhiễm vào nguồn nước tự nhiên các chất hữu cơ, thành phần vô cơ
và các vi sinh vật gây bệnh. Điều đó đe doạ nghiêm trọng đến môi trường sống và
sức khoẻ con người thông qua những bệnh liên quan đến nước.


Nguy cơ bị nhiễm mặn và ô nhiễm các chất thải: Công nghiệp, nông nghiệp
và sinh hoạt trong nguồn nước ngầm đang có xu hướng gia tăng. Hiện nay, trên thế
giới, người ta đã thấy sự ô nhiễm asen trong nước ngầm, gây nên các căn bệnh
hiểm nghèo xảy ra ở một số nước như: Mỹ, Chi Lê, Hungari, Mexicô, Thái Lan.
Bangladesh, Ấn Độ là những Quốc gia đã bị nhiễm asen nặng.
Ở Việt Nam, qua khảo sát của UNICEF và các cơ quan chức năng cho biết,
những vùng nhiễm asen nghiêm trọng như phía Nam thành phố Hà Nội, Hà Nam,
Hà Tây, Hưng Yên, Nam Đinh và Thái Bình. Tất cả những vấn đề này đang đòi hỏi
nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn cho nhân dân [100].
Ở Thái Bình đã có các nghiên cứu về chất lượng nước sinh hoạt [46]. Tuy
nhiên, nghiên cứu về một số chất trong nước ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ người
dân như asen, mangan,... và những giải pháp cải thiện chất lượng nước dễ áp dụng

và được thực hiện bởi chính người dân chưa thực sự được quan tâm đầy đủ. Chính
vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số yếu tố chất
ỉượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn Đông Hưng - Thái
Bình. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp".

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác đinh tình trạng nhiễm asen và một số chỉ tiêu hoá học, vi sinh vật
trong nước sinh hoạt tại 6 xã nông thôn huyện Đông Hung tỉnh Thái Bình
năm 2005-2006.
2. Đánh giá kiến thức, thực hành của người dân về sử dụng, bảo quản nước
và tỷ lệ mắc một số bệnh liên quan đến nước tại địa điểm nghiên cứu.
3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nâng cao chất lượng nước
sinh hoạt.


Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như
sau:
- Nguồn nước sinh hoạt: chúng tôi nghiên cứu 2 loại đó là giếng khoan,
giếng khơi bởi trong địa bàn nghiên cứu của chúng tôi có nguồn nước ngầm khá
dồi dào, đây là hai hình thái cung cấp nước mà người dân sử dụng chủ yếu trong
sinh hoạt hàng ngày.
- Một số chỉ tiêu chất lượng nước: Chúng tôi nghiên cứu một số chỉ tiêu
đánh giá mức độ nhiễm bẩn, thời điểm nhiễm bẩn, mức độ và thời điểm nhiễm
phân. Hiện nay, Thế giới và trong nước đang quan tâm đến ô nhiễm asen trong
nước ngầm, do vậy nghiên cứu của chúng tôi trong điều kiện cho phép chỉ xác định
được thực trạng nhiễm asen qua test thử (bán định lượng). Từ đó, tiến hành thử
nghiệm và xây dựng biện pháp giảm thiểu asen trong nước với mục đích đơn giản,
dễ thực hiện ở cộng đồng.
- Bệnh liên quan đến nước. Chúng tôi điều tra tỷ lệ hiện mắc một số bệnh

cấp tính có liên quan. Bệnh có liên quan đến ô nhiễm asen, chúng tôi chưa có điều
kiện nghiên cứu do thời gian không cho phép.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tầm quan trọng của nước và chất lượng nước
1.1.1. Tầm quan trọng và sự tiêu thụ nước
Nước cần thiết để duy trì sự sống của con người và sinh vật. Theo Học
thuyết Đac-Uyn, cuộc sống của sinh vật bắt nguồn từ nước. Người ta có thể nhịn
ăn (tuyệt thực) nhiều ngày, nhưng không thể nhịn uống (ngừng uống nước) quá
một ngày. Nước là thành phần tham gia cấu tạo cơ thể và tham gia vào các quá
trình chuyển hoá, phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Tuy nhiên, nước cũng là yếu tố
trung gian của các bệnh truyền nhiễm lây truyền theo đường tiêu hoá và là môi
trường hoà tan các chất độc từ nước thải công nghiệp, hoá chất bảo vệ thực vật,
chất phóng xạ [9], [15], [142].
Nước là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự
sống trên trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế-xã hội của loài người.
Cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong bốn
nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu
tố cấu thành lực lượng sản xuất [9].
Luật môi trường nước ta được Quốc hội thông qua tháng 12/1993 đã nêu:
“Môi trường, bao gồm yêu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sôhg, sản xuất, sự tồn tại
phát triển của con người và thiên nhiên" [10].
Nước là tài nguyên có thể tái tạo lại được, sau một thời gian nhất định được
dùng lại. Trong cơ thể sống, nước chiếm tỷ lệ lớn: 70% khối lượng cơ thể người
trưởng thành. Nước tác động trực tiếp đến thạch quyển, khí quyển dẫn tới sự biến
đổi khí hậu, thời tiết [15].



Tài nguyên nước trên trái đất là khổng lồ, song lượng nước ngọt cho phép
con người sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Hơn nữa sự phân bố các nguồn
nước ngọt lại không đều theo không gian và theo thời gian, điều đó càng khiến cho
nước trở thành một tài nguyên đặc biệt cần phải được bảo vệ và sử dụng hợp lý
[12], [9], [64]. Nguồn tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam khá dồi dào với tổng trữ
lượng khai thác của nước ta ước lượng dự trữ khoảng 60 tỷ m3/năm [146].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo việc lựa chọn và bảo vệ nguồn
nước là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp nước hợp vệ sinh. Bảo vệ
nguồn nước luôn tốt hơn là phải xử lý khi bị ô nhiễm. Khi thêm được một nguồn
nước sạch là bớt đi mười giường bệnh. Uớc tính số với nước/1000 dân là một chỉ
tiêu quan trọng hơn chỉ tiêu số giường bệnh [144].
Cung cấp nước an toàn và hiệu quả có thể cứu được hàng triệu người thoát
khỏi các bệnh nguy hiểm mạn tính và cấp tính có liên quan đến nước. Theo WHO,
nếu cải thiện được cả chất lượng và số lượng nước thì sẽ giảm được 37% các bệnh
trên [142], [145].
Nước cần thiết để duy trì sự sống. Việc cung cấp nước phải thoả mãn nhu
cầu của người sử dụng. Mọi sự cố gắng phải tiến đến mục đích chất lượng nước
uống cao và mang tính chất khả thi. Việc cấp nước an toàn về chất lượng có một ý
nghĩa quan trọng, làm giảm đi 50% số tử vong của trẻ em và giảm đi 25% các
trường hợp tiêu chảy [27].
Ngày nay, mọi người đều hiểu rằng nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ
bản và quý giá nhất. Hàng loạt tài liệu khoa học công bố trong nhiều thế kỷ qua
trên Thế giới đã nói lên điều đó. Một số người cho rằng, nước trong thế kỷ XXI sẽ
quý như dầu mỏ trong thế kỷ XX, nói như vậy không sai nhưng chưa phải hoàn
toàn đúng, vì dầu mỏ chỉ tác động chủ yếu về mặt năng lượng, còn nước thì tác
động đến mọi mặt của cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.



Tài nguyên nước Việt Nam khá phong phú. Về nước mặt, trung bình lãnh
thổ Việt Nam nhận được khoảng 310 tỷ m3. Nước ngầm của Việt Nam khá lớn:
1513.445m3/s nhưng nguồn phân bố không đều trong các vùng địa chất thủy văn.
Tổng trữ lượng có tiềm năng khai thác được ước tính gần 2000m3/s, tương ứng
khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng, dồi dào nhất là
vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, khá nhiều
ở Tây Nguyên và ở các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, vùng Duyên Hải Bắc, Nam
Trung Bộ thì ít hơn [36]. Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đến năm
1999, lượng nước ngầm đã khai thác được mới chỉ đạt 5% tổng trữ lượng. Trong
những năm tới, lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m3/năm. So sánh với
thế giới thì trữ lượng nước ngầm của nước ta vào loại trung bình [39].
Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đều theo cả thời gian và không gian.
Một số vùng rất khan hiếm nước, nguyên nhân chủ yếu là: sử dụng ngày càng nhiều
nước mặt để tưới ruộng, nạn phá rừng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nguồn nước,
nước ngầm chứa nhiều sắt, mangan nên phải xử lý tốn kém, các vùng đồng bằng và
vùng ven biển tương đối rộng lớn thì nguồn nước bị nhiễm mặn, sự ô nhiễm nguồn
nước ngầm và nước mặt ngày càng tăng do chất thải công nghiệp và sinh hoạt [16].
Ở nước ta, tiêu chuẩn cấp nước mới đạt 50-60 lít/người/ngày, chỉ gần 1/2
dân số đô thị và 32% dân số nông thôn được cấp nước. Trong đó sử dụng nước
giếng khoan, giếng đào, nước sông ngòi không qua xử lý khoảng 28%, nước mưa
10%, còn lại là các nguồn khác [9]. Nghiên cứu về chất lượng nước sinh hoạt nông
thôn, Cục Y tế dự phòng cho biết, nhiều hộ nông thôn ở một số địa phương sử
dụng hai nguồn nước, một nguồn để ăn uống thường là nước mưa [27]. Hơn 50%
số hộ nông thôn dùng nước giếng đào; 25% dùng nước sông suối, ao hồ và hơn
10% dùng nước mưa nước giếng khoan và rất ít hộ được cấp nước bằng hệ thống
đường ống [16]. Một nghiên cứu về mô hình nước sạch ở vùng núi Tây Bắc cho
biết, thực trạng sử dụng nước giếng khoan mới chiếm 6,7% [80].


Mục tiêu đến năm 2010, 85% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

với số lượng 60lít/người/ngày, mục tiêu đến năm 2020 là tất cả dân cư nông thôn
Việt Nam sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc gia với số lượng tối
thiểu 601ít/người/ngày [16], [62].
Theo thống kê mới nhất [16], cấp nước và vệ sinh môi trường, tính đến
năm 2003, trung bình cả nước có đến 54% dân số vùng nông thôn được cung cấp
nước sạch. Trong đó 32 tỉnh đạt tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch
từ 54% trở lên, điển hình là Bà Rịa-Vũng Tàu (86%), Bình Dương (78%), Trà
Vinh (75%), Tiền Giang (71%), Hà Nội (71%), Hưng Yên (66%). Theo báo cáo
của Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn (CERWASS) cho biết đến hết
năm 2004 có 34.734.000 người dân nông thôn được hưởng nước sạch, chiếm tỷ lệ
58%. Trong đó vùng đồng bằng có 8.489.000 số dân nông thôn (61 %) được
hưởng nước sạch.
Nhân loại đang đứng trước những triển vọng phát triển to lớn do tiến bộ
khoa học và công nghệ mang lại, mặt khác lại phải đương đầu với những vấn đề vô
cùng gay cấn về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Thiếu nước ngọt là một
trong những vấn đề gay cấn nhất. Liên Hiệp Quốc đã nhận định rằng: Trên thế giới
thường xuyên có khoảng 2 tỷ người đang khát, trong khoảng thời gian 8 phút lại có
1 bé chết vì các bệnh liên quan đến nước. Có dự báo rằng, đến năm 2020 khoảng
40% nhân loại sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước.
Những tài liệu nghiên cứu gần đây đã đưa ra những yêu cầu cao hơn về dùng
nước ở Việt Nam. Dự báo, nếu so với năm 2000, thì năm 2010 sử dụng nước tăng
lên 14%, năm 2020 tăng 25%, năm 2030 là 30% và cũng dự đoán đến năm 2010 số
người dân được dùng nước sạch là 95%.
Khó khăn về tài nguyên nước ở Việt Nam là 2/3 tổng lượng nước mặt của
Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vì 63% tổng lượng dòng chảy nước mặt
trên lãnh thổ Việt Nam là từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan,


Mianma, Lào và Cămpuchia. Ở nước ta, tài nguyên nước phân bố không đều theo
không gian và thời gian. Nhiều thiên tai gắn liền với nước. Đặc biệt, chất lượng

nước ngầm đang giảm sút tại nhiều nơi. Một khó khăn nữa là nhu cầu về nước
đang tăng nhanh [39].
1.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước
Chất lượng môi trường nước tự nhiên được xác định bởi nhiều thông số lý,
hoá và sinh học. Căn cứ vào các trị số của chúng, người ta đánh giá bằng cách đo
và so sánh với nồng độ giới hạn cho phép [65], [75].
1.1.2.1. Các chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
Cung cấp nước uống không chỉ đảm bảo chất lượng an toàn mà còn phải coi
trọng hình thức bề ngoài, mùi và vị của nước- chỉ tiêu cảm quan. Cấp nước có chỉ
tiêu cảm quan không thích hợp sẽ dẫn đến mất lòng tin ở người tiêu thụ, họ sẽ có ý
thức phản kháng và có thể đi đến tìm nguồn nước khác ít an toàn hơn để sử dụng.
Nồng độ các chất gây cảm giác khó chịu cho người tiêu thụ phụ thuộc vào bản chất
của chất đó và tuỳ thuộc vào cảm giác từng người, từng địa phương [12], [15].
Các chỉ tiêu lý học đó là: Màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ, độ trong.
• Chất hữu cơ: Sự có mặt của các chất hữu cơ trong các nguồn nước thiên
nhiên và các nguồn nước sinh hoạt là do: Chất thải của con người và động vật, chất
thải công nghiệp và sự thối rữa, phân huỷ của các sinh vật. Sự tồn tại của chất hữu
cơ trong nước là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại, phát triển. Thành
phần của chất hữu cơ chủ yếu là: C, H, O, N, S,... Trong nguồn nước bị ô nhiễm
nếu đủ ôxy, chất hữu cơ sẽ được phân huỷ đến cùng thành các sản phẩm: H20, C02,
N02, N03, S04, PO4,... Còn khi nước bị ô nhiễm nặng (thiếu ôxy), chất hữu cơ
không được phân huỷ hoàn toàn tạo ra các sản phẩm khí: H2S, CH4, NH3,... Làm
thay đổi màu sắc của nước và nước có mùi hôi thối. Thành phần chất hữu cơ rất
phức tạp, nên thực tế người ta không xác định trực tiếp các chất này, mà dùng
phương pháp định lượng gián tiếp qua lượng ôxy sử dụng để ôxy hoá chất hữu cơ


trong nước. Độ ôxy hoá là tổng số các chất hữu cơ trong nước có thể bị ôxy hoá
bởi các chất ôxy hoá (Total Organic Cacbon). Độ ôxy hoá được dùng như một chỉ
tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nước. Sự có mặt của chất hữu cơ trong nước

đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nước. Chất hữu cơ càng nhiều, mức độ ô nhiễm
càng cao và nước càng sẫm màu [64], [66].
• Amoni (amoniac): Thuật ngữ Amoni bao gồm cả hai dạng là dạng không
ion hoá (NH3) và dạng ion hoá (NH4+). Amoni có mặt trong môi trường là do các
quá trình chuyển hoá, nông nghiệp, công nghiệp và từ sự khử trùng nước bằng
cloramin. Amoni trong nguồn nước ngầm và nước bề mặt thường khác nhau. Việc
chăn nuôi gia súc có thể làm tăng chất này trong nước bề mặt. Amoni trong nước
không phải là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ nên không có hướng
dẫn dựa trên cơ sở sức khoẻ. Tuy vậy, Amoni làm hại cho quá trình khử trùng
nước, nó tạo ra nitrit trong hệ thống phân phối, làm hại quá trình tách loại mangan
và tạo ra mùi. Amoni thực ra không quá độc đối với cơ thể người. Nhưng trong quá
trình khai thác, xử lý và lưu trữ nước nó chuyển hoá thành nitrit và nitrat. Nitrit là
chất độc rất có hại cho cơ thể nên khi người uống phải, nó sẽ chuyển thành
nitrosamin, một chất có tiềm năng gây ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, lg amoni
khi chuyển hoá sẽ tạo thành 2,7g nitrit và 3,65g nitrat [91], [92].
• Nitrat và nitrit (NO3, N02): là những ion xuất hiện tự nhiên, là một phân tử
trong chu trình chuyển hoá nitơ. Lượng nitrat tự nhiên trong nước bề mặt và nước
ngầm chỉ vài mg/1. Nồng độ chất này có thể tăng lên do thâm canh. Ở một vài
Quốc gia, có đến 10% dân số sử dụng nguồn nước uống bị nhiễm nitrat ở nồng độ
trên 50mg/l.
Thực nghiệm cho thấy rằng, cả nitrat và nitrit không phải là chất trực tiếp
gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, có điểm đáng ngại là nguy cơ gây
ung thư trên người do các hợp chất N- nitroso nội sinh hoặc ngoại sinh mà đa số


các hợp chất này đã biết là gây ung thư cho động vật. Những nghiên cứu về dịch tễ
học sinh thái và sự liên quan về địa lý đã cho đủ bằng chứng về sự liên quan giữa
chế độ ăn uống có nitrat và bệnh ung thư, tuy nhiên kết quả này không được khẳng
định trong các nghiên cứu về dịch tễ học phân tích sau đó. Vì vậy, tiêu chuẩn nitrat
trong nước uống được thiết lập chỉ là để phòng bệnh mất huyết sắc tố máu

(Methaemoglobinaemia) [92].
• Iron (sắt, Fe) là một trong những kim loại có nhiều trong vỏ trái đất. Nồng
độ của nó trong nước thiên nhiên có thể từ 0,5-5mg/l. Sắt có thể còn hiện diện
trong nước uống do quá trình keo tụ hoá học bằng hợp chất của sắt hoặc do sự ăn
mòn đường ống dẫn nước trong hệ thống phân phối [14].
• Sodium (Natri, Na): Thực tế các muối của natri (natri clorua) có mặt trong
tất cả các thực phẩm và nước uống. Không có kết luận khẳng định khả năng liên
quan giữa natri trong nước uống và bệnh tật, vì vậy không có giá trị hướng dẫn về
sức khoẻ cho natri trong nước uống. Tuy nhiên, khi nồng độ natri vượt quá
200mg/l có thể làm tăng vị khó uống của nước [15], [92].
• Fluoride (Florua, F ): Florua chiếm tỷ lệ 0,3g/kg vỏ trái đất. Các hợp
chất vô cơ của florua được dùng trong sản xuất nhôm. Sự thâm nhiễm florua
xảy ra trong các quá trình công nghiệp và sử dụng phân bón phosphat (phân
phosphat có chứa đến 4% florua). Sự phơi nhiễm florua do nước uống tuỳ
thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Nồng độ florua trong nước thô
thường dưới 1,5 mg/l, nhưng nước ngầm ở những vùng có nhiều chất khoáng
chứa florua có thể nồng độ florua khoảng 10mg/l. Không có chứng cứ nào để
xem xét lại giá trị hướng dẫn florua đã được đề nghị năm 1984 là l,5mg/l. Nồng
độ cao hơn mức này sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm florua ở răng và nếu cao hơn nữa
sẽ bị nhiễm ở xương [15].
• Manganese (Mangan, Mil) là một trong những kim loại có nhiều trong vỏ
trái đất, nó thường xuyên xuất hiện với sắt. Nước ngầm và nước bể mặt nghèo ôxy


có thể có chứa mangan hoà tan với nồng độ lên tới vài miligam trong 1 lít, khi tiếp
xúc với ôxy, mangan sẽ trở thành các dạng ôxit không tan và tạo thành cặn lắng vì
vậy làm cho nước trong hệ thống phân phối có mầu.
Người ta ghi nhận được những chứng cứ về tính nhiễm độc thần kinh ở công
nhân mỏ do tiếp xúc lâu dài với bụi có chứa mangan. Không có bằng chứng thuyết
phục về độc tính của mangan trên người theo đường uống, tuy vậy số lượng nghiên

cứu về vấn đề này còn ít.
Lượng mangan xâm nhập vào cơ thể lên đến 20mg mỗi ngày mà không có
tác động xấu. Với lượng tiếp nhận là 12mg/ngày thì một người nặng 60kg sẽ nhận
0,2mg mangan/kg trọng thể/ ngày. Lấy tỷ phần mangan do nước uống là 20% và
chọn hệ số bất định bằng 3 do tính sẵn sàng sinh học có thể được tăng lên của
mangan trong nước uống, người ta tính được giá trị là 0,4mg/l. Những nghiên cứu
trên động vật thí nghiệm được cho uống nước có mangan cho thấy sự nhiễm độc
thần kinh và những tác động độc hại khác [14], [92].
• Asen (Arsenic, As). Asen phân bố rộng rãi trong vỏ quả đất và được sử
dụng trong thương trường, trước hết để làm tác nhân hợp kim hoá. Asen thâm
nhiễm vào nước từ các công đoạn hoà tan trong các chất và quặng mỏ, từ nước thải
công nghiệp và từ sự lắng đọng không khí. Ở một vài nơi, đôi khi asen xuất hiện
trong nước ngầm do sự ăn mòn các nguồn khoáng vật thiên nhiên. Lượng hấp thu
asen vô cơ trung bình hàng ngày từ nước tương đương với lượng thực phẩm, lượng
hấp thu từ không khí không đáng kể.
Từ lâu, asen vô cơ được xem là chất gây ung thư cho người và đã được
IARC xếp vào nhóm 1. Tỷ lệ mắc ung thư da tương đối cao và có thể các ung thư
khác gia tăng theo liều lượng asen và tuổi đời đã được ghi nhận ở các cụm dân cư
uống nước có nồng độ asen cao.
Asen không thể hiện đặc tính gây ung thư trong những thử nghiệm sinh học
hạn định ở các loại động vật có sẵn, nhưng nó cho kết quả dương tính trong những
nghiên cứu được nhằm đánh giá khả năng tăng trưởng khối u. Asen là chất cũng


không gây biểu hiện đột biến gene ở vi khuẩn và động vật có vú, mặc dù nó có làm
rối loạn nhiễm sắc thể trong một số loại tế bào được nuôi cấy, bao gồm cả tế bào
con người.
Dữ liệu về sự tương quan giữa các bệnh ung thư và sự tiêu hoá asen có trong
nước uống đã không đầy đủ để có thể định lượng nguy cơ. Thay vì dựa vào tài liệu
chứng minh tính gây ung thư cho những quần thể dân cư do sự có mặt asen trong

nước uống, nguy cơ mắc ung thư da trong một đời người đã được lượng định bằng
mô tả hình đa bậc. Dựa trên những ghi nhận từ một quần thể dân cư uống nước bị
nhiễm asen, người ta tính được nồng độ asen tương ứng với mức nguy cơ mắc ung
thư da trong một vòng đời vượt 10-5 là 0,17µg/lít. Tuy vậy, giá trị này có thể cao
hơn nguy cơ gây ung thư trong thực tế bởi vì có thể có những yếu tố khác tham gia
vào nguyên nhân gây bệnh và vì những biến đổi trong sự trao đổi chất có thể phụ
thuộc vào liều hấp thụ khiến cho ta không thể theo dõi được. Những triệu chứng
của bệnh do nhiễm asen phải từ 5-15 năm sau mới xuất hiện. Việc nhiễm asen qua
đường tiêu hoá có thể gây tác hại tới đường tiêu hoá, tim, hệ thống mạch và hệ
thống thần kinh trung ương. Hàm lượng asen tối đa cho phép trong nước uống là
0,05mg/l [20], [100], [1], [114].
1.1.2.2. Các chỉ tiêu vi sinh vật
Các tác nhân gây bệnh có vài đặc tính khác với các hoá chất ô nhiễm như sau:
- Các tác nhân gây bệnh tồn tại riêng biệt và không hoà tan.
- Chúng thường tụ tập và kết bám vào các chất rắn huyền phù trong nước
cho nên có thể tạo thành liều có thể gây nhiễm không thể dự đoán được nếu dựa
trên nồng độ trung bình của chúng trong nước.
- Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào sự xâm nhập và độc lực của tác nhân
gây bệnh cũng như khả năng miễn dịch của từng cá thể.
- Các tác nhân gây bệnh tăng sinh trong cơ thể sau khi gây nhiễm. Một số
cũng có thể tăng sinh trong thực phẩm và đồ uống.


- Tác động của tác nhân gây bệnh không mang tính chất tích trữ.
Chính vì những đặc tính trên mà đối với các tác nhân gây bệnh không thể có
mức thấp hơn có thể chịu đựng được, nước chuẩn bị cho nước uống, chuẩn bị thức
ăn, vệ sinh cá nhân phải không có tác nhân gây bệnh cho người.
Các vi sinh vật, chỉ điểm vệ sinh về chất lượng nước thường được chọn là
các vi sinh vật chỉ điểm cho ô nhiễm phân, các vi sinh vật này phải đáp ứng tiêu
chuẩn sau: Có mặt với số lượng lớn, phổ biến trong phân người và động vật máu

nóng; phương pháp xác định phải nhanh chóng và đơn giản; chúng không sinh sản
trong nước thiên nhiên. Các vi sinh vật được chọn làm chỉ điểm cho ô nhiễm phân
là: Escherichia coli, Coliform chịu nhiệt, liên cầu phân, Clostridium. Tuy nhiên
không có một vi sinh vật nào có thể thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn trên, trong các
vi sinh vật nêu trên chỉ có Escherichia coli là tương đối đáp ứng nhiều tiêu chuẩn
trên nhất [18], [92].
• Escherichia coli là thành viên của họ vi khuẩn đường ruột. Phát triển ở
nhiệt độ thích hợp nhất là 44°C-45°C trên môi trường tổng hợp, lên men lactose,
manidol, sinh hơi và sinh axit, sinh indol từ triptophan. Một số chủng có thể phát
triển ở nhiệt độ 37°c và một số chủng không sinh hơi. Phản ứng oxydase và ureaza
âm tính. Escherichia coli có nhiều trong phân người và động vật với nồng độ có
thể 107-109/g phân. Có thể tìm thấy Escherichia coli trong nước thải sinh hoạt,
nước thiên nhiên, đất [92].
• Coliform chịu nhiệt: Coliform chịu nhiệt được định nghĩa là nhóm vi khuẩn
Coliform có khả năng lên men đường lactosae ở nhiệt độ 44°C-45°C. Chúng bao
gồm giống Escherichia coli, một số loài Klepsiella, Enterobacter. Ngoài
Escherichia coli, các coliform chịu nhiệt khác cũng có thể có nguồn gốc từ các
nguồn nước giàu chất hữu cơ như nước thải công nghiệp, đất hoặc xác thực vật
phân huỷ.
Có phương pháp xác định nhanh Conform nên có thể sử dụng chúng để đánh
giá chất lượng nước như một biện pháp thường xuyên hàng ngày. Mặt khác,


Coliform chịu nhiệt có phương pháp xác định nhanh nên chúng còn có vai trò thứ 2
quan trọng là được sử dụng để đánh giá hiệu quả của công tác xử lý nước về mặt vi
sinh vật [92], [103].
• Tổng số Coliform. Từ lâu, các Coliform đã được nhìn nhận như là một chỉ
điểm vi sinh vật thích hợp cho chất lượng vi sinh vật, thích hợp cho chất lượng
nước uống một cách rộng rãi vì đã có phương pháp xác định và định lượng chúng
dễ dàng. Các coliform bao gồm các vi khuẩn gram âm, hình que có khả năng phát

triển trên môi trường muối mật hoặc các chất có hoạt chất bề mặt khác có đặc tính
ức chế phát triển cũng như muối mật. Có khả năng lên men đường lactose ở nhiệt
độ từ 35°C-37°C và sinh acid, sinh hơi, aldehyt trong 24-48 giờ. Không tạo nha
bào và có phản ứng oxidase âm tính.
Coliform không được có trong nước đã được xử lý, vì vậy khi tìm thấy
chúng phải nghĩ rằng công tác xử lý chưa đảm bảo, bị nhiễm sau khi xử lý hoặc
nước còn nhiều chất dinh dưỡng. Như vậy, qua kết quả xét nghiệm Coliform chúng
ta có thể đánh giá được hiệu quả của các biện pháp xử lý cũng như khả năng rò rỉ
của hệ thống phân phối. Mặc dù không phải Coliform luôn luôn liên quan đến ô
nhiễm phân hoặc sự hiện diện của tác nhân gây bệnh trong nước uống, vẫn có thể
sử dụng kết quả xét nghiệm chúng để theo dõi chất lượng nước máy về phương
diện vi sinh học. Nếu có sự nghi ngờ, đặc biệt là trong trường hợp tìm thấy
Coliform, nhưng không thấy các Coliform chịu nhiệt, Escheirichia coli thì phải xác
định loài và xét nghiệm các vi sinh vật chỉ điểm khác để tìm ra bản chất của sự ô
nhiễm. Thanh tra vệ sinh cần được thực hiện trong trường hợp này. Tiêu chuẩn cho
phép 50 khuẩn lạc/100ml [14], [92].
• Clostridium khử sunfit. Đây là những vi khuẩn kỵ khí có nha bào, mà
trong đó Clostridium perfringens (Clostridium welchii) là đại biểu đặc trưng nhất,
bình thường có mặt trong phân với số lượng nhỏ hơn nhiều so với E. coli. Tuy
nhiên, loại vi khuẩn này không phải chỉ có nguồn gốc từ phân, mà còn có từ các
nguồn gốc khác trong môi trường. Clostridium perfringens tồn lại trong nước lâu


hơn so với Coliform và chúng có khả năng đề kháng các hoá chất khử trùng. Sự có
mặt của vi khuẩn này trong nước đã được xử lý nói lên rằng, nước chưa được xử
lý an toàn và các tác nhân gây bệnh kháng hoá chất khử trùng, đòi hỏi phải có
biện pháp xử lý thêm. Đặc biệt sự có mặt của nó trong nước xử lý cho biết trên
thực tế, quá trình lọc hoạt động không hiệu quả. Vì có thời gian tồn tại lâu dài
trong nước nên chúng được coi là chỉ điểm sự ô nhiễm đã lâu [92].
1.1.3. Thực trạng cung cấp và chất lượng nước ở một số vùng tại Việt

Nam và trên thế giới
Việt Nam là một nước đang phát triển, trên 80% dân số làm nông nghiệp nên
việc cung cấp nước sạch gặp nhiều khó khăn. Tính đến những năm 90, có khoảng
60% dân số nông thôn được cấp nước giếng các loại, trong đó khoảng 5 triệu người
được dùng nước giếng khoan. Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ nhi đồng Liên
Hiệp Quốc (UNICEF), tình hình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường của Việt
Nam so với một số nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, dân số được tiếp cận
với nguồn nước sạch ở nước ta thuộc tỷ lệ thấp nhất (24,5%), tương đương với
Mianma [16].
Năm 1993, tình hình cấp nước đô thị đã đảm bảo số lượng, người dân đô thị
Việt Nam đã được cấp nước bình quân 50 1/người/ngày, một số thành phố lớn như
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được cấp với số lượng khá hơn [11],
[61]. Năm 1998, có 32% dân số nông thôn được hưởng nước sạch, trong đó vùng
đồng bằng sông Hồng có 5.625.000 người dân (38%) được hưởng nước sạch. Tỉnh
Khánh Hoà, năm 1999 chỉ có 222.785 người dân nông thôn được tiếp cận với nước
sạch chiếm tỷ lệ 3,7% đến năm 2003 con số này là 52,6% [60], ở một số xã thuộc
miền Trung, nguồn nước chính được người dân sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt
là giếng khơi (66,5%), sau đó đến giếng khoan (22,5%) [87]. Tính đến năm 2005,
số dân cư nông thôn được cấp nước sạch khoảng 40 triệu người, đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 4,3%/năm [134].


Kết quả nghiên cứu về thực trạng cung cấp nước của một số xã huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên, Trần Thị Thanh Phương cho biết, người dân chủ yếu sử
dụng nước giếng đào (94%), trong đó 53% số giếng hợp vệ sinh, còn lại là giếng
khoan và máng lần [72]. Nguồn nước sử dụng chủ yếu trong ăn uống và sinh hoạt
của người dân xã Long Biên huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội chủ yếu là giếng
khoan (94%) [47], một số xã huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, tỷ lệ hộ sử dụng giếng
khoan là 66-76%, giếng khơi 10-17% [107]. Ở Hải Phòng, có tỷ lệ hộ sử dụng nước
giếng khoan là 82,4%, tỷ lệ hộ sử dụng nước mưa là 88,6% [43]. Làng nghề tỉnh

Hưng Yên, nguồn nước được người dân sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt như sau:
Nước giếng khoan đạt 89-94%, nước mưa: 6-11% [63]. Ở các tỉnh Tây Nguyên đã
giải quyết cấp nước cho 1.397 triệu người, chiếm tỷ lệ 45% dân số nông thôn toàn
khu vực. Nếu so với cả nước, Tây Nguyên vẫn là vùng có tỷ lệ dân cư nông thôn
được cấp nước sạch thấp hơn so với các khu vực khác [24]. Nghiên cứu của Phạm
Thị Minh Tâm, năm 2002 cho biết, nguồn nước sử dụng chính của người dân ở một
số xã tỉnh Ninh Bình là: Giếng khơi từ 7-11%, giếng khoan từ 34-49% [79]. Một
nghiên cứu của tác giả khác cho biết, ở hai xã huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn, người
dân sử dụng nước giếng là 41,7%, còn tới trên 50% sử dụng nước máng lần [74]. Tỷ
lệ hộ sử dụng giếng xây ở tỉnh B́nh Thuận là 23,9%, Ninh Thuận là 5,4%, có 43% số
hộ ở Ninh Thuận và 65% số hộ B́nh Thuận bị khan hiếm nước [98]. Viện YHLĐ
&VSMT cho biết, nguồn nước sử dụng ăn uống sinh hoạt tại huyện Nam Sách tỉnh
Hải Dương: Giếng khơi: 39%, giếng khoan: 57% [102].
Thái Bình là một tỉnh 90% dân số sống bằng nghề nông, theo thống kê đến
năm 2002, Thái Bình đã đạt tỷ lệ 70% dân số được cấp nước sạch. Mục tiêu cấp
nước sinh hoạt nông thôn Thái Bình đến năm 2003 là 55% dân số nông thôn, tương
ứng 905.500 người có đủ nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, với tiêu
chuẩn tối thiểu 601/người/ngày, mỗi năm cần đảm bảo tăng 3% dân số nông thôn,
ứng với 50.000 người. Trong 10 năm từ 1994-2003, các công trình cấp nước truyền


×