BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
NGÔ THỊ LAN ANH
TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ THỰC
TRẠNG NUÔI ĂN QUA ỐNG THÔNG Ở
BỆNH NHÂN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH THÁI BÌNHNĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƢỠNG
THÁI BÌNH- 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
NGÔ THỊ LAN ANH
TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ THỰC
TRẠNG NUÔI ĂN QUA ỐNG THÔNG Ở
BỆNH NHÂN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH THÁI BÌNHNĂM 2016
Chuyênngành: Dinhdƣỡng
Mãsố: 60.72.03.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƢỠNG
Hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Dung
THÁI BÌNH - 2017
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành được bản luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ
chân tình và có hiệu quả của rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô
giáo, các bạn đồng nghiệp gần xa.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng ủy, Ban Giám
hiệu, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Dược Thái
Bình; Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Phạm Thị Dung, người thầy đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản
luận văn này.
Tôi xin vô cùng cảm ơn PGS.TS. Ninh Thị Nhung đã tận tình động viên,
giúp đỡ và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy, các cô và các
anh chị em đồng nghiệp đã chia sẻ và có nhiều ý kiến đóng góp giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Điều dưỡng, khoa Hồi sức tích cực,
khoa Dinh dưỡng, phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thái
Bình đã dành nhiều thời gian và công sức hỗ trợ giúp đỡ tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Tôi xin ghi nhớ công ơn của mọi thành viên trong gia đình cha, mẹ,
chồng, các con, anh, chị, em và các bạn bè đã chia sẻ, chăm sóc, động viên
hỗ trợ tôi để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin có lời cảm ơn đến các bệnh nhân và gia đình bệnh
nhân trong nghiên cứu này.
Thái Bình, ngày 01 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Ngô Thị Lan Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thựckhông sao chép, cắt dán từ những đề tài, luận
văn khác. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Ngô Thị Lan Anh
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
1.1. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ................................ 3
1.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng ............................................... 3
1.1.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng .......................... 3
1.2. Kỹ thuật hỗ trợ dinh dưỡng .................................................................. 7
1.2.1. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch .................................................. 7
1.2.2. Nuôi dưỡng qua đường tiêu hoá .................................................... 8
1.3. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện ........................... 16
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................. 16
1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................ 18
1.4. Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân nằm viện và tình trạng nuôi
ăn cho người bệnh nặng trong bệnh viện ........................................... 21
1.4.1. Vai trò của dinh dưỡng................................................................. 21
1.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh ............................................ 22
1.4.3. Đặc điểm nuôi ăn qua ống thông dạ dày . ..................................... 23
1.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng hỗ trợ cho bệnh nhân
nặng trong bệnh viện. ................................................................... 24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 28
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................. 28
2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu......................................... 29
2.2.4. Các chỉ số, biến số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá ...................... 32
2.2.5. Trình tự tiến hành nghiên cứu ....................................................... 36
2.3. Các phương pháp hạn chế sai số và rủi ro có thể gặp trong quá trình
nghiên cứu. ........................................................................................ 37
2.3.1. Các phương pháp hạn chế sai số ................................................... 37
2.3.2. Các rủi ro có thể gặp phải và cách khắc phục ............................... 37
2.4. Phân tích và xử lý số liệu.................................................................... 38
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 38
CHƢƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 39
3.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu ..................................... 39
3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ................................... 40
3.3. Một số đặc điểm nuôi ăn qua ống thông ở bệnh nhân thở máy............ 46
CHƢƠNG 4.BÀN LUẬN ........................................................................... 55
4.1. Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân thở máy ......................................... 56
4.2. Một số đặc điểm nuôi ăn qua ống thông ở bệnh nhân thở máy tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Thái Bình. .............................................................. 67
KẾT LUẬN ................................................................................................. 75
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
COPD:
Chronic Obtructive Pulmonary Disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
BMI:
Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)
ESPEN:
Europen Society for Clinical Nutrition and
Metabolism
(Hội chuyển hóa và dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu)
MNA:
Minimal Nutrition Assessment
(Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu)
SDD:
Suy dinh dưỡng
SGA:
Subjective Global Assessment
(Đánh giá tổng thể chủ quan)
TTDD:
Tình trạng dinh dưỡng
WHO:
World health oraganization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
ĐTV:
Điều tra viên
NRS:
Nutritional Risk Ccore
(Điểm số nguy cơ dinh dưỡng)
MUST:
Malnutrition Universal Screening Tool
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1.
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................... 39
Bảng 3.2.
Giá trị trung bình cân nặng ước tính (kg) của bệnh nhân
theo nhóm tuổi, giới tính ...................................................... 40
Bảng 3.3.
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá qua BMI
theo giới tính ....................................................................... 41
Bảng 3.4.
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá qua BMI
theo nhóm tuổi .................................................................... 41
Bảng 3.5.
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá qua BMI
theo nhóm bệnh ................................................................... 42
Bảng 3.6.
Tình trạng dinh dưỡng của nhóm bệnh nhân đánh giá bằng
phương pháp SGA theo giới tính .......................................... 42
Bảng 3.7.
Tình trạng dinh dưỡng của nhóm bệnh nhân đánh giá bằng
phương pháp MNA theo giới tính ......................................... 43
Bảng 3.8.
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá qua SGA và
MNA theo nhóm bệnh ......................................................... 43
Bảng 3.9.
Tình trạng Albumin huyết thanh đánh giá theo giới tính ...... 44
Bảng 3.10. Tình trạng Albumin huyết thanh đánh giá theo nhóm tuổi ..... 44
Bảng 3.11. Tình trạng protein huyết thanh đánh giá theo giới tính .......... 45
Bảng 3.12. Các nhóm nuôi ăn cho bệnh nhân ......................................... 46
Bảng 3.13. Các đường nuôi ăn và phương pháp nuôi ăn cho bệnh nhân .. 47
Bảng 3.14. Các dung dịch chỉ định nuôi ăn tĩnh mạch cho bệnh nhân ..... 47
Bảng 3.15. Các dung dịch chỉ định nuôi ăn qua ống thông ...................... 48
Bảng 3.16. Số bữa ăn chỉ định hàng ngày cho bệnh nhân. ....................... 48
Bảng 3.17. Đánh giá về kỹ năng chuẩn bị dụng cụ cho bệnh nhân ăn
qua ống thông của điều dưỡng viên ...................................... 49
Bảng 3.18. Đánh giá về kỹ năng thực hiện cho bệnh nhân ăn qua ống
thông của điều dưỡng viên. .................................................. 50
Bảng 3.19. Các biến chứng liên quan đến cho bệnh nhân ăn qua thông. .. 50
Bảng 3.20. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng khẩu phần đối
tượng theo nhóm ................................................................. 51
Bảng 3.21. Tỷ lệ đối tượng đạt về nhu cầu năng lượng khẩu phần .......... 51
Bảng 3.22. Giá trị protein, lipid, glucid khẩu phần theo g/ngày .............. 52
Bảng 3.23. Hàm lượng một số Vitamin trong khẩu phần ........................ 52
Bảng 3.24. Hàm lượng một số chất khoáng trong khẩu phần .................. 53
Bảng 3.25. Tỷ lệ đối tượng đạt hàm lượng các chất khoáng trong khẩu phần .. 54
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.
Cơ cấu đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới tính ...... 39
Biểu đồ 3.2.
Cơ cấu bệnh lý của đối tượng nghiên cứu ........................... 40
Biểu đồ 3.3.
Tỷ lệ Albumin huyết thanh giảm theo nhóm bệnh lý .......... 45
Biểu đồ 3.4.
Tình trạng protein huyết thanh đánh giá theo nhóm tuổi ..... 46
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1:
Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa ........................................ 9
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân nằm
viện, đặc biệt là bệnh nhân nặng.Hội chuyển hóa và Dinh dưỡng lâm sàng
châu Âu (the Europen Society for Clinical Nutrition and Metabolism ESPEN) đã cảnh báo, suy dinh dưỡng bệnh viện vẫn còn là vấn đề lớn và cần
được đặc biệt quan tâm[61].Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ suy
dinh dưỡng (SDD) trong bệnh viện chiếm từ 20 đến 80%. Ở các nước phát
triển, tỷ lệ SDD trong bệnh viện chiếm từ 30 đến 60%[52],[54],[69]. Một số
nghiên cứu trong thời gian gần đây tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ suy dinh
dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện dao động từ 35% đến trên 90%tùy tình
trạng bệnh lý. Theo kết quả điều tra năm 2010 ở bệnh nhân nội trú trên 19
tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ thiếu cân (BMI dưới 18,5kg/m2) là 33%,
suy dinh dưỡng theo SGA (Subjective Global Assessment) là 50,3%. Tỷ lệ
này cũng tương tự ở một số bệnh viện lớn,nhóm bệnh nhân nhập viện có tỷ
lệsuy dinh dưỡng chiếm từ 40 - 50%, riêng nhóm bệnh nhân ngoại khoa có tỷ
lệ suy dinh dưỡng cao hơn, thường trên 50%[7],[16]. Suy dinh dưỡng ở bệnh
nhân làm giảm các chức năng của cơ thể như suy giảm miễn dịch, giảm sức
cơ, hạn chế vận động, rối loạn tâm lý. Từ việc ảnh hưởng các chức năng của
cơ thểsẽ gây nhiều hậu quả như tăng biến chứng nhiễm khuẩn, chậm liền vết
thương, chậm hồi phục, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và
tăng tỷ lệ tử vong.
Nuôi ăn qua ống thông là một giải pháp hữu hiệu khi bệnh nhân không
thể ăn được đường miệng nhưng chức năng đường tiêu hóa hoạt động bình
thường. Đây là một phương pháp an toàn, chi phí thấp và ít gây biến chứng
hơn so với nuôi ăn qua tĩnh mạch, giúp bảo vệ chức năng đường ruột, tế bào
lympho tại ruột được duy trì tốt hơn. Ăn qua ống thông là một chỉ định phổ
biến ở bệnh nhân hồi sức tích cực[18],[19].
2
Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
hàng ngày điều trị và chăm sóc khoảng 20 bệnh nhân thở máy.Hầu hết những
bệnh nhân ở đây đều trong tình trạng nặng và rất nặng.Bên cạnh việc điều trị
tích cực của bác sỹ lâm sàng như theo dõi các thông số cơ bản về dấu hiệu
sống như mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ.... thì việc cung cấp đầy
đủ nhu cầu dinh dưỡng là biện pháp chủ yếu để tăng cường khả năng bảo vệ
cơ thể. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó giải quyết vì trong nhiều trường hợp
người bệnh không tự mình ăn uống được và thường có các rối loạn về chức
năng tuần hoàn, hô hấp cũng như sự tiêu hoá hấp thu, làm cho việc nuôi
dưỡng khó thực hiện. Vì vậy việc lựa chọn đường nuôi dưỡng bệnh nhân luôn
được cân nhắc và xem xét cẩn thận.
Với mục đích đánh giá về vai trò của dinh dưỡng và chăm sóc, nuôi
dưỡng bệnh nhân qua ống thông tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài:“Tình
trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi ăn qua ống thông ở bệnh nhân thở
máy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2016” với 2 mục tiêu:
1.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân thở máy tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2016.
2.
Mô tả một số đặc điểm nuôi ăn qua ống thông ở bệnh nhân thở máy
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng
1.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng rối loạn dinh dưỡng bán cấp hay
mạn tính trong đó có sự kết hợp thừa dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng và tình
trạng viêm ở nhiều mức độ khác nhau dẫn đến thay đổi về thành phần và suy
giảm chức năng cơ thể[50].
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là xác định chi tiết, đặc hiệu
và toàn diện tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Việc đánh giá này được thực
hiện bởi các cán bộ được đào tạo về dinh dưỡng như cán bộ y tế, tiết chế, điều
dưỡng. Đánh giá TTDD là cơ sở cho hoạt động tiết chế dinh dưỡng. Quá trình
đánh giá TTDD giúp xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân
và cũng là cơ sở cho việc theo dõi các can thiệp về dinh dưỡng cho người
bệnh[18].
Đánh giá TTDD bệnh nhân giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh trong
quá trình điều trị, tiên lượng bệnh tật cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp
dinh dưỡng. Không có một giá trị riêng biệt nào của các kỹ thuật đánh giá
TTDD có ý nghĩa chính xác cho từng bệnh nhân, nhưng khi thực hiện nó giúp
cho các bác sĩ lâm sàng chú ý hơn đến tình trạng bệnh nhân, giúp gợi ý để chỉ
định thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết. Việc phát hiện sớm tình trạng
thiếu dinh dưỡng giúp xây dựng chiến lược hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời thì
hiệu quả sẽ tốt hơn là khi để bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng
quá nặng mới can thiệp.
1.1.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Có rất nhiều chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng như nhân trắc, các
test đánh giá chức năng, các xét nghiệm sinh hóa, giá trị dinh dưỡng của khẩu
4
phần ăn, đánh giá qua một số công cụ như SGA, NRS (nutritional risk
score)...[18].
* Phương pháp nhân trắc dinh dưỡng
Đây là phương pháp đo các thay đổi về giải phẫu học có liên quan đến
thay đổi về tình trạng dinh dưỡng. Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc
sau đây:
Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng
Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều cao
Cấu trúc cơ thể, các dự trữ về năng lượng và mô mỡ như tỷ trọng mỡ
cơ thể…
Một số kích thước chủ yếu thường được dùng trong các cuộc điều tra
dinh dưỡng người trưởng thành bao gồm cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay,
vòng mông, vòng eo, phần trăm mỡ cơ thể…
Cân nặng là thông số được sử dụng thường xuyên nhất trong thực hành
lâm sàng. Các thay đổi ngắn hạn phản ánh sự cân bằng dịch. Các thay đổi dài
hạn có thể phản ánh sự thay đổi toàn bộ trong khối mô thực nhưng không
cung cấp thông tin về sự thay đổi thành phần cấu tạo. Một sự giảm cân không
chủ ý trong vòng 3-6 tháng qua là một chỉ số có giá trị trong đánh giá tình
trạng dinh dưỡng.
BMI là chỉ số tiên đoán quan trọng về tử vong ở bệnh nhân nằm viện.
BMI thấp là yếu tố nguy cơ tăng biến chứng và tử vong ở bệnh nhân nằm
viện. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bệnh nhân thiếu dinh dưỡng có nguy cơ
tử vong nhiều hơn so với bệnh nhân có cân nặng bình thường, đặc biệt là đối
với bệnh nhân đang điều trị hồi sức tích cực.Giảm cân nặng thường phối hợp
với mất protein của cơ thể và giảm các chức năng sinh lý quan trọng[29].
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua công cụ SGA:SGA là một công
cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Đây là phương pháp phân loại chủ quan
5
tình trạng dinh dưỡng của người bệnh bao gồm: dinh dưỡng tốt, suy dinh
dưỡng vừa và nặng dựa vào các kết quả thay đổi cân nặng, khẩu phần, các
triệu chứng dạ dày- ruột, các thay đổi chức năng và các dấu hiệu lâm sàng liên
quan đến thiếu dinh dưỡng. SGA lần đầu tiên được Baker, Trường đại học
Toronto, Canada mô tả năm 1982. Tác giả đã nhận thấy SGA là công cụđánh
giá tình trạng dinh dưỡng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao khi tiên đoán biến
chứng và tử vong ở bệnh nhân phẫu thuật. Từ đó nó được phát triển và sử
dụng rộng rãi trong các quần thể bệnh nhân khác nhau. Những bệnh nhân suy
dinh dưỡng theo SGA có tỷ lệ biến chứng và thời gian nằm viện kéo dài hơn
những người không có nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra,
phương pháp SGA hiện nay là công cụ tốt để xác định nguy cơ suy dinh
dưỡng, có độ nhạy cao khi so sánh với nhiều chỉ số như protein nội tạng, số
đo nhân trắc và thành phần cơ thể. Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy
suy dinh dưỡng theo phương pháp đánh giá SGA liên quan đến biến chứng và
thời gian nằm viện kéo dài, trong khi chỉ số BMI <18,5 kg/m2không phát hiện
được[40],[45],[62]. SGA đã được Hội nuôi dưỡng đường ruột và tĩnh mạch
Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân
nằm viện[40].SGA là một công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng lâm sàng
có độ lặp lại, có tương quan tốt với những phép đo khác về tình trạng dinh
dưỡng, dự đoán những biến chứng, tử vong liên quan.Nội dung đánh giá gồm
2 phần đánh giá dựa trên tiền sử y học của bệnh nhân và qua thăm khám thực
thể.
* Phương pháp đánh giá dinh dưỡng tối thiểu(Mini-Nutrition
Assessment: MNA): Công cụ đánh giá dinh dưỡng này được xây dựng nhằm
đánh giá nhanh và hiệu quả để sàng lọc SDD ở người già. Nhược điểm của
MNA là không có những câu hỏi liên quan tới các hội chứng ảnh hưởng của
ung thư do vậy ít giá trị trong lão khoa. Phương pháp này chỉ áp dụng cho
6
bệnh nhân trên 65 tuổi, tương tự như phương pháp SGA tính điểm để xác
định bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng.
* Công cụ sàng lọc dinh dưỡng phổ cập (Malnutrition Universal
Screening Tool-MUST):Đây là công cụ sàng lọc dinh dưỡng được xây dựng
để xác định tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành. MUST xác định tình
trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI), tình trạng thay đổi (giảm cân
không mong muốn) và hiện trạng của bệnh tật có tính cấp tính dẫn đến không
có khẩu phần ăn > 5 ngày.Công cụ MUST được xây dựng để sử dụng cho tất
cả các đối tượng trưởng thành, bệnh nhân nội, ngoại trú, đa khoa,cộng đồng.
MUST là công cụ được cấu thành bởi 5 bước để xác định SDD, nguy cơ SDD
của người trưởng thành và bao gồm hướng dẫn xử trí dinh dưỡng[18].
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào các xét nghiệm:
- Albumin huyết thanh: Là một chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá
dự trữ protein nội tạng.Albumin có ý nghĩa lớn trong đánh giá các trường hợp
thiếu dinh dưỡng mạn tính.Albumin <3.5g/dl được coi là bất thường.Chỉ tiêu
này không nhạy để đánh giá sự thay đổi ngắn hạn về tình trạng protein do thời
gian bán huỷ từ 14 đến 20 ngày; Albumin huyết thanh đều được bù rất lớn để
giảm dị hoá; có sự tái phân bố albumin từ ngoại bào vào nội bào.
- Prealbumin: là một protein vận chuyển hocmon thyroid và nó tồn tại
trong tuần hoàn như một retinol-binding - protein (RBP)- prealbumin phức
hợp. Chu kỳ của protein này nhanh với thời gian bán huỷ là 2-3 ngày.Nó được
tổng hợp tại gan và thoái hoá một phần ở thận.Trên bệnh nhân suy dinh
dưỡng protein năng lượng, mức độ prealbumin và dự trữ nuôi dưỡng có
giảm.Tuy nhiên, ngoài suy dinh dưỡng, prealbumin còn giảm trong nhiễm
trùng và đáp ứng với cytokine và hocmon. Tổn thương thận gây
tăngprealbumin, trong khi tổn thương gan lại gây giảm.Mặc dù prealbumin
đáp ứng với sự thay đổi về dinh dưỡng nhưng nó còn bị ảnh hưởng bởi những
yếu tố bệnh nặng[15].
7
- Một số xét nghiệm khác: xét nghiệm enzyme gan, creatinin, ure và
điện giải, dự trữ sắt, nồng độ một số vi chất, xét nghiệm đánh giá tình trạng
viêm cấp và mạn tính … có thể phản ánh một phần tình trạng dinh dưỡngcủa
người bệnh[15].
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào khám lâm sàng: Một số dấu
hiệu lâm sàng của màu da, niêm mạc, mắt, môi, lưỡi…. có thể phản ánh các
triệu chứng thiếu đặc hiệu một số loại vitamin và chất khoáng[18].
1.2. Kỹ thuật hỗ trợ dinh dƣỡng
1.2.1. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch
Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch là sự cung cấp các chất dinh dưỡng
như protein, lipid, glucose, vitamin, chất khoáng và nước qua đường tĩnh
mạch. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoàn toànlà cung cấp toàn bộ các
chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể chỉ duy nhất bằng đường tĩnh mạch.
Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch là một phương pháp nuôi dưỡng được
dùng tạm thời trong một thời gian ngắn, cho một vài bệnh lý đặc biệt và một
số trường hợp cần thiết đối với người bệnh nặng tại các phòng cấp cứu hồi
sức trong bệnh viện[15],[44].
Nuôi dưỡng bệnh nhân qua đường tĩnh mạch trong một thời gian dài đã
phát huy được hiệu quả tốt trong việc cung cấp năng lượng nhưng nó bộc lộ
nhiều hạn chế kèm theo. Vào thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 20, nuôi dưỡng hoàn
toàn qua đường tĩnh mạch được tập trung nghiên cứu nhiều với các loại dung
dịch cung cấp protein, lipid và glucose. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nghiên cứu
đã cho thấy nuôi ăn hoàn toàn qua đường tĩnh mạch có tỷ lệ biến chứng và tử
vong cao ở bệnh nhân nặng. Các biến chứng này bao gồm:
- Tăng đường huyết do truyền quá nhiều glucose từ đó gây tăng tổng
hợp dự trữ mỡ trong cơ thể.
- Hạ đường huyết do dùng nhiều insulin
- Gây ứ đọng mỡ ở gan, thoái hóa mỡ
8
- Mất cân bằng giữa acid amin và glucose gây cản trở gan tiết tryglicerid.
- Cung cấp quá nhiều năng lượng gây tăng giải phóng insulin làm tăng
sinh lipid và tăng acylglycerol từ glucose.
- Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch có thể gây thiếu nhiều chất: taurin,
cholin, vitamin E và nhất là glutamine, một acid amin bị phân hủy trong quá
trình sản xuất các dung dịch đạm. Nếu kéo dài dẫn đến thiếu một số yếu tố vi
lượng như đồng, kẽm, phosphate ….
- Rối loạn điện giải do không điều chỉnh kịp thời.
- Nguy cơ nhiễm trùng toàn thân do hiện tượng thẩm lậu vi khuẩn và
nội độc tố từ lòng ruột vào máu. Nguy cơ nhiễm trùng toàn thân còn do duy
trì catheter tĩnh mạch lớn trong thời gian dài.
- Nuôi đường tĩnh mạch còn làm tăng các hormone dị hóa, tăng nồng
độ của các hormone tham gia đáp ứng viêm, tăng tiết TNF do tác động của
nôi độc tố.
- Biến chứng liên quan đến catheter vào tĩnh mạch lớn: tràn khí, tràn
dịch, tràn máu màng phổi, tổn thương thần kinh vùng tay, tổn thương động
mạch, thông động- tĩnh mạch, tắc mạch do khí.
Nuôi dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch hiện nay ít được tiến hành do
nhiều biến chứng kèm theo. Tuy nhiên nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch vẫn
cần thiết khi nuôi dưỡng tiêu hóa không đáp ứng được đủ nhu cầu năng
lượng. Khi đó, có thể phối hợp cả nuôi ăn tĩnh mạch và nuôi ăn qua đường
tiêu hóa[15].
1.2.2.Nuôi dưỡng qua đường tiêu hoá
Nuôi dưỡng đường tiêu hóa có nghĩa là bằng mọi cách đưa thức ăn vào
hệ thống dạ dày - ruột. Bất kỳ lúc nào bộ máy tiêu hoá cũng được sử dụng để
cung cấp chất dinh dưỡng nếu chức năng của nó vẫn còn hoạt động. Những
chất dinh dưỡng bao gồm thức ăn lỏng, mềm, thức ăn đặc và các công thức
đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt có thể được cho ăn qua đường miệng hoặc
qua sonde.
9
Nuôi ăn qua đường ruột
Qua ống thông
Miệng
Ăn nhẹ
Mũi dạ
dày*
Bổ sung
Hầu họng Thực
ra da quản ra da
Dạ dày
Dạ dày
ra da*
Mũi tá
tràng
Qua nội soi Qua Xquang Qua phẫu thuật
Dạ dày
ra da*
Tá tràng
Hỗng tràng
Mũi tá Dạ dày Hỗng tràng ra da
tràng ra da* qua phẫu thuật
Trực tiếp Catheter
Sơ đồ 1. Nuôi dƣỡng qua đƣờng tiêu hóa[15]
1.2.2.1. Nuôi dưỡng qua đường miệng
Đối với đa số người bệnh trong bệnh viện, tình trạng dinh dưỡng tốt có
thể đạt được nhờ ăn uống qua đường miệng bằng các thức ăn thông thường
để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Một số người bệnh nhu cầu
về năng lượng có thể giảm bớt so với bình thường vì hoạt động thể lực ít đi,
còn rất nhiều người bệnh khác có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường
để đápứng nhu cầu gia tăng chuyển hóa và sự hồi phục, bên cạnh đó nhu cầu
về protein và các Vitaminkhông thay đổi hoặc thậm chí cần tăng thêm, do
vậy các chế độ ăn trong bệnh viện cần đáp ứng các yêu cầu đó. Người bệnh
cần phải được cho ăn nhiều bữa ăn trong ngày và cho ăn những thức ăn đầy
đủ chất dinh dưỡng[15].
1.2.2.2. Nuôi dưỡng qua ống thông
Nuôi dưỡng qua ống thông là một phương pháp thường được sử dụng
chonhữngngười bệnh nặng ở các bệnh viện. Đây là phương pháp được ưu
tiên chọn lựa để nuôi dưỡng bổ sung hoặc thay thế cho phương pháp nuôi
dưỡng qua đường miệng khi nuôi dưỡng qua đường miệng bị hạn chế, lượng
10
thức ăn vào quá ít không đáp ứng được ¾nhu cầu của cơ thể hoặc không thể
thực hiện việc nuôi dưỡng qua đường miệng được trong khi chức năng của
đường tiêu hóa vẫn còn hoạt động.
* Các đường nuôi dưỡng qua ống thông đang được sử dụng:
Đường nuôi qua sonde mũi- dạ dày (Nasogastric)
Đường nuôi dưỡng qua sonde mũi- tá tràng (Nasoduodenal) hoặc
sonde mũi ruột non (Nasoenteric).
Mở thông dạ dày (Gastrotomy):
+ Mở thông dạ dày qua da bằng nội soi (Percutaneous endoscopic gastrotomy).
+ Mở thông dạ dày hỗng tràng qua da bằng nội soi (Percutaneous
endoscopic gastrojejunostomy).
+ Mở thông dạ dày bằng huỳnh quang tăng sáng (Fluoroscopically
inserted percutanous gastrotomy).
+ Mở dạ dày qua nội soi ổ bụng (Laparoscopic gastrotomy).
Mở thông hỗng tràng (Jejunostomy):
+ Phẫu thuật mở thông hỗng tràng (Surgical jejunostomy)
+ Mở thông hỗng tràng bằng nội soi trực tiếp qua da (Direct
percutaneous endoscopic jejunostomy).
+ Mở hỗng tràng đặt Catheter (Needle catheter jejunostomy)
Mở thông hầu họng (Cervical pharyngostomy)
Mở thực quản (Oesophagostomy)
Đường nuôi dưỡng qua sonde mũi-dạ dày hoặc mũi- tá tràng, ống thông
được đưa vào trực tiếp từ mũi đến dạ dày hoặc tá tràng với kích cỡ thích hợp.
Sonde mũi dạ dày thường dùng cho những bệnh nhân có tình trạng tương đối
ổn định, nuôi ngắn ngày trong khoảng 3-4 tuần, không có các biến chứng như
nôn mửa liên tục, trào ngược...
Sonde mũi-ruột non có chỉ định cho những bệnh nhân mà đường tiêu
hóa còn hoạt động nhưng không được nuôi qua dạ dày.
11
Mở thông hầu họng và mở thực quản có chỉ định nếu không thể đặt
sonde qua đường mũi. Cả hai phương pháp có tỷ lệ biến chứng và hiệu quả
như nhau nhưng về mặt kỹ thuật mở thực quản (Oesophagostomy) khó thực
hiện hơn và thường được thực hiện trong quá trình phẫu thuật ung thư vùng
đầu mặt cổ hoặc phẫu thuật tạo hình vùng cổ.
Việc lựa chọn đường nuôi dựa vào 4 yếu tố: tình trạng sinh lý của
đường tiêu hóa, nguy cơ hít sặc, thời gian phải nuôi qua sonde và kỹ thuật phù
hợp nhất với bệnh nhân.
Có 3 phương pháp chính nuôi dưỡng qua ống thông là nhỏ giọt liên tục
(continous), nhỏ giọt ngắt quãng (intermittent) hoặc bơm trực tiếp (bolus) vào
đường tiêu hóa là phương pháp thông dụng nhất[15].
Nuôi ăn nhỏ giọt liên tục (continous):
Trong 3 phương pháp nuôi dưỡng thì phương pháp nhỏ giọt qua sonde
có nhiều ưu điểm hơn vì tránh được đưa một khối lượng lớn với tốc độ nhanh
dung dịch nuôi dưỡng vào đường tiêu hóa gây nên hiện tượng quá tải, chướng
bụng, ỉa chảy, tăng nhanh nhu động ruột và có thể trào ngược vào phổi.
Tuy được gọi là phương pháp nhỏ giọt liên tục, nhưng trong thực tế
phương pháp nuôi dưỡng này thường có thời gian dừng lại vài giờ để kích
thích việc ăn qua đường miệng và nên thực hiện vào ban đêm để đảm bảo
cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân.
Ăn nhỏ giọt hoặc nhỏ giọt thức ăn từng bữa theo trọng lực hoặc
quabơm điều chỉnh, quasyringer bơm là phương pháp chỉ thích hợp với bệnh
nhân nằm viện. Phương pháp bơm thức ăn qua bơm điều chỉnh hoặc qua
syringer có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng của từng bệnh
nhân. Phương pháp này thường được áp dụng đối với trẻ sơ sinh, với bệnh
nhân mới bắt đầu ăn qua sonde, khi tình trạng bệnh nhân quá nặng, khi nuôi
12
dưỡng qua sonde tá tràng hoặc hỗng tràng. Đối với người lớn, không cho quá
40 - 60 ml/giờ trong 18- 24 giờ. Đối với trẻ em, không quá 20- 40 ml/giờ
trong 8-12 giờ đầu, có thể tăng dần lượng sữa để tăng dần khả năng dung nạp
đối với sữa công thức. Tốc độ tăng này xấp xỉ khoảng 25 ml mỗi 8-12 giờ.
Tốc độ tối đa cho phép là 50-100 ml/giờ cho mỗi 8-12 giờ. Sữa nhược trương
(300mos/kg) có thể cho khởi đầu với đậm độ toàn phần, còn sữa ưu trương
(500mos/kg) thì nên khởi đầu bằng việc pha loãng một nửa. Khi cho ăn bằng
cách đưa thức ăn trực tiếp qua tá tràng hay ruột non, cần theo dõi chặt chẽ
trên máy trong vòng 2 tuần hoặc hơn. Trường hợp không dung nạp sữa công
thức thì nồng độ nên giảm còn một nửa và gia tăng dần lên đến nồng độ tối đa
khi dung nạp hoàn toàn. Tốc độ cũng có thể giảm và tăng dần lên để phù hợp
với nhu cầu bệnh nhân. Tốc độ và đậm độ không nên gia tăng cùng một lúc.
Sữa công thức cho ăn theo phương pháp nhỏ giọt liên tục không được phép
treo để lâu quá 4-8 giờ và sữa mới không nên thêm vào sữa cũ đang còn[15].
Nuôi ăn nhỏ giọt ngắt quãng giữa các bữa ăn (intermittent):
Chỉ số sinh tồn hiện diện thường là lý do cho sự khởi đầu chế độ nuôi
dưỡng nhỏ giọt ngắt quãng, nó cho phép các bệnh nhân có thời gian nghỉ ngơi
và tự chủnhiều hơn so với truyền nhỏ giọt liên tục. Nhưng cách cho ăn này có
thể được cung cấp bởi bơm trọng lực. Các bữa ăn trong ngày được phân bố từ
4-6 bữa ăn/ ngày được chỉ định ngắt quãng 20-60 phút. Công thức chỉ định
được bắt đầu từ 100-150 ml mỗi bữa ăn và tăng dần cho đến khi chấp nhận
được. Sự thành công của phương pháp cho ăn này phụ thuộc phần lớn vào
mức độ của sự thay đổi, sự tỉnh táo và sự thúc đẩy của bệnh nhân để chấp
nhận chế độ ăn. Nuôi ăn nhỏ giọt ngắt quãng cũng như bơm ăn từng bữa
không nên sử dụng với bệnh nhân khó thở[15].
13
Nuôi ăn bằng cách bơm trực tiếp (bolus):
Tổng lượng thức ăn hàng ngày được chia đều thành nhiều bữa (thông
thường 6 bữa/ngày), mỗi lần khoảng 250-300 ml. Những thức ăn nhược
trương có thể khởi đầu với nồng độ toàn phần, trong khi thức ăn ưu trương
nồng độ nên giảm còn một nửa ở ngày đầu tiên. Thời gian bơm thức ăn ít nhất
15 phút và phải kèm theo 25-60 ml nước. Nước cho thêm sau khi ăn rất quan
trọng vì để ngăn ngừa mất nước ưu trương do lượng chất tan quá tải, đồng
thời để súc rửa ống thông vì protein trong thức ăn có khuynh hướng đông vón
lại khi nó tiếp xúc với acid dạ dày và gây tắc nghẽn ống. Ngoài ra, nước có
vai trò trong việc hấp thu thức ăn vào. Điều này thường phù hợp với những
loại sữa có đậm độ năng lượng cao 1,5 kcal/ml hoặc hơn, vì lượng nước tự do
của những loại sữa này thường thấp hơn 60% tổng lượng sữa[15].
Ở người lớn, đòi hỏi khoảng 1 ml nước cho mỗi kcal hoặc 35 ml cho
mỗi kg trọng lượng cơ thể.Ở trẻ em, cần cung cấp 70-100 ml/kg thể trọng và
trẻ nhũ nhi là 150 ml/kg. Hầu hết sữa công thức ăn qua đường tiêu hóa chứa
80-85% là nước.Khi đã nuôi ăn 5 ngày mà lượng thức ăn được dung nạp vẫn
không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân, thì những thức ăn có
đậm độ năng lượng cao hơn nên được chỉ định.
Bơm thức ăn trực tiếp qua ống thông vào đường tiêu hóa có thể sử dụng
được cho bệnh nhân trong bệnh viện và cũng có thể dùng được ở nhà, nơi
không có sẵn bơm tiêm điện, cho phép mức độ dao động lớn hơn.Nuôi ăn
bằng cách bơm trực tiếp được chỉ định rộng rãi cho bệnh nhân ở nhiều tư thế
khác nhau như đứng, ngồi hoặc nằm đầu cao 300. Trường hợp bệnh nhân nặng
nên duy trì tư thế nằm đầu cao 300 trong khi cho ăn và sau đó ít nhất 30 phút
để hạn chế nguy cơ trào ngược thức ăn vào đường hô hấp. Điều này cũng
được áp dụng đối với nuôi ăn nhỏ giọt liên tục qua sonde mũi- dạ dày.
14
Khi áp dụng phương pháp nuôi ăn bằng cách bơm trực tiếp cần chú ý
kiểm tra lượng thức ăn còn đọng lại trong dạ dày bằng cách hút dịch dạ dày
kiểm tra để đảm bảo rằng còn lại rất ít lượng thức ăn chưa được tiêu hóa của
lần ăn trước. Lượng thức ăn chưa tiêu này có thể gây tắc nghẽn hoặc khó tiêu
ở dạ dày, vì vậy cần giải quyết vấn đề này trước khi tiếp tục cho ăn. Lượng
thức ăn còn lại trong dạ dày ở mức cho phép tối đa là 100-150 ml [15].
* Các tai biến khi nuôi dưỡng qua ống thông
- Các tai biến và biến chứng đường hô hấp như: khó chịu vùng mũi
họng, ăn mòn và hoại tử mũi, loét thanh quản, nhiễm trùng tai, mũi như
viêm xoang cấp, viêm tai giữa, rò khí quản, thực quản, đặt sonde nhầm
chỗ vào khí quản.
- Các tai biến và biến chứng ở đường tiêu hóa: Ăn mòn và hoại tử thực
quản, ăn mòn và hẹp thực quản, trào ngược và viêm thực quản, thủng dạ dày,
tá tràng.
- Tắc ống thông: Sự kết tủa protein trong huyết thanh do pH acid và do
tác động của một số thuốc khi bơm qua sonde là nguyên nhân quan trọng của
tắc ống thông. Tình trạng này có thể giảm được nếu có sự theo dõi và chăm
sóc chu đáo đồng thời có thể hạn chế được bằng việc rửa ống thông trước và
sau khi cho ăn hoặc dùng thuốc.
- Trào ngược: là nguy cơ tiềm tàng và nguy hiểm nhất của nuôi dưỡng
qua đường tiêu hóa. Tỷ lệ trào ngược còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân, theo
thống kê chiếm khoảng 1% tổng số bệnh nhân. Trong một nghiên cứu khác
của Mullen và cộng sự (1992) thì tỷ lệ này là 2,4 trên 1.000 ngày nuôi, không
có trường hợp bệnh lý và tử vong do trào ngược gây ra. Một số tác giả cho
thấy nguy cơ trào ngược có thể giảm được nhờ việc nâng cao giường 30 - 450
trong suốt quá trình ăn và 30 - 45 phút sau khi ăn [37].
15
- Tiêu chảy: là biến chứng hay gặp nhất khi nuôi dưỡng qua đường tiêu
hóa. Tiêu chảy được xác định khi đi ngoài >3 lần/ngày. Sự nhiễm khuẩn của
thức ăn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy. Vì vậy điều cần thiết
là phải đảm bảo kỹ thuật vô trùng tránh tình trạng dịch nuôi bị ô nhiễm [44].
- Táo bón cũng là một trong những biến chứng có thể gặp ở khoảng
15% tổng số bệnh nhân được nuôi dưỡng qua sonde trong thời gian dài.
- Buồn nôn và nôn có thể xảy ra ở khoảng 20% số bệnh nhân. Các triệu
chứng không điển hình bao gồm co cứng cơ bụng, chướng bụng xảy ra do
việc đưa vào qua nhanh một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn hoặc là
do sự rối loạn chức năng của ruột.
* Ưu điểm của nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa.
So với nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa thì nuôi dưỡng bằng đường
tiêu hóa hợp sinh lý, an toàn, năng lực hấp thu của đường tiêu hóa được sử
dụng, cấu trúc và chức năng của ruột được duy trì, ít biến chứng và giá thành
thấp hơn đáng kể. Các nghiên cứu cho thấy, nếu đường ruột không được sử
dụng sẽ làm "phẳng hóa" các vi nhung mao của niêm mạc ruột và làm giảm tiết
các men cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn. Nuôi dưỡng đường ruột còn có tác
dụng tăng dòng máu tới ruột, dự phòng teo niêm mạc ruột và tuyến nhầy, tăng
quá trình sử dụng các chất dinh dưỡng. Trên thực nghiệm cho thấy chỉ cần 50%
tổng năng lượng theo nhu cầu được đưa vào thì cũng đã đủ để đảm bảo tính
toàn vẹn của ruộtvà ngăn chặn sự di chuyển của vi khuẩn từ ruột vào máu.
Trong một thời gian dài, vai trò của dinh dưỡng đã được chứng minh
một cách rõ ràng trong việc phục hồi sau chấn thương và bệnh lý. Mặt khác,
nuôi dưỡng bằng đường ruột không đòi hỏi kỹ thuật cao, ít phải theo dõi
người bệnh hơn, ít gặp các rối loạn chuyển hóa, những biến chứng có liên
quan như nhiễm khuẩn cũng ít hơn, duy trì trạng thái bình thường của sinh lý
học đường tiêu hóa và của hệ thống miễn dịch.
16
1.3. Tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhântại bệnh viện
1.3.1. Trên thế giới
Suy dinh dưỡng liên quan tới bệnh tật, khẩu phần ăn uống không đầy
đủ, nghèo đói và do thiếu hiểu biết. Suy dinh dưỡng do bệnh tật xảy ra khi
khẩu phần dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, tăng nhu cầu
dinh dưỡng và do rối loạn hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ
thể.Khẩu phần không đủ là nguyên nhân chính dẫn đến SDD và tiếntriển của
SDD. Có nhiều yếu tố hạn chế khẩu phầndinh dưỡng và được xếp thành 2
nhóm: thứ nhất là các yếu tố liên quan tới bệnh tật làm giảm khẩu phần cho
dù thực phẩm sẵn có, thứ 2 là các yếu tố làm giảm khẩu phần khi không sẵn
có thực phẩm hoặc chất lượng thực phẩm không đảm bảo[55].
Suy dinh dưỡng gây ra nhiều hậu quả đối với cấu trúc và chức năng của
cơ thể. Suy dinh dưỡng làm suy giảm hệ thống miễn dịch dẫn tới dễ mắc các
bệnh nhiễm trùng, chậm lành vết thương, tăng nguy cơ loét các điểm tỳ đè
của cơ thể và gây yếu cơ. Suy dinh dưỡng làm cơ hô hấp yếu đi nên bệnh
nhân khó ho và khạc đờm do vậy làm tăng nguy cơ các nhiễm trùng ở lồng
ngực. Yếu cơ hô hấp cũng làm khó khăn cho việc ngừng thông khí nhân tạo
cho bệnh nhân. Cơ tim yếu làm giảm khối lượng tuần hoàn và nguy cơ trụy
tim mạch. Việc giảm khối cơ dẫn đến giảm vận động, tăng nguy cơ huyết
khối, tăng nguy cơ loét do tỳ đè. Suy dinh dưỡng gây nên thay đổi cấu trúc và
suy giảm chức năng đường tiêu hóa dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hấp thu.Bên
cạnh đó, suy dinh dưỡng còn tạo ra sự lãnh đạm, thờ ơ, buồn chán làm suy
sụp tinh thần và giảm khả năng hồi phục [55].
Suydinh dưỡng đang là hiện tượng phổ biến của bệnh nhân nằm viện.
Mặc dù ởnhiều nước trên thế giới, chế độ ăn uống của bệnh nhân được các
bác sĩ chỉ định như thuốc trong điều trị nhưngSDD trong bệnh viện vẫn chiếm
tỉ lệ khá cao. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu thì tỷ lệ suy dinh