Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực trạng đào tạo lồng ghép bạo lực giới và kiến thức, thái độ của sinh viên về bạo lực giới tại trường cao đẳng y tế hà nam năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LỒNG GHÉP
BẠO LỰC GIỚI VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
CỦA SINH VIÊN VỀ BẠO LỰC GIỚI TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NAM NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LỒNG GHÉP
BẠO LỰC GIỚI VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
CỦA SINH VIÊN VỀ BẠO LỰC GIỚI TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NAM NĂM 2016


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01

Ngườihướngdẫnkhoahọc:
1. TS. Đặng Bích Thủy
2. GS.TS. Lƣơng Xuân Hiến

THÁI BÌNH, 2017


LỜI CẢMƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộngcùng các thầy, cô
Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà
Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và thu thập
số liệu để hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới hai Thầy, Cô hƣớng
dẫn của mình là GS.TS. Lƣơng Xuân Hiến và TS. Đặng Bích Thủy. Hai
ngƣời Thầy đã hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời
thân trong gia đình đã thƣờng xuyên động viên, khích lệ và tạo điều kiện để
tôi học tập nghiên cứu trong suốt khóa học vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, tháng 06 năm 2017

Nguyễn Mạnh Cƣờng



LỜICAM ĐOAN
Tôixincamđoanrằng nghiêncứunày làcủa riêng tôi.Những sốliệu
trongnghiêncứulàdo tôi thuthậptrongquátrìnhnghiêncứuvàlàm việctại Trƣờng
Cao đẳng Y tế Hà Nam.
Kếtquảthuthậpđƣợctrongnghiêncứuchƣađƣợcđăngtảivàcông
bốtrênbấtkỳmộttạpchíhaycôngtrìnhkhoahọcnào.Cáctríchdẫn, sốliệutham khảo
trong luận vănđềulànhữngtàiliệuđãđƣợccôngnhận.

Thái Bình,tháng06năm 2017
Học viên

Nguyễn Mạnh Cƣờng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLG

Bạo lực giới

BLGĐ

Bạo lực gia đình

BLPN

Bạo lực đối với phụ nữ

LHQ


Liên Hiệp quốc

WHO

World health organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

UNFPA

The United Nations Population Fund
(Quỹ Dân số Liên hiệp quốc)

Bộ VHTTDL

Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch

TCTK

Tổng cục thống kê

CEDAW

Convention on the Elimination of all forms of
Discrimination against Women
(Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các
hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1. Khái niệm và phân loại về bạo lực ....................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về bạo lực .................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm về giới ......................................................................... 3
1.1.3. Khái niệm về bạo lực giới ............................................................. 4
1.1.4. Bạo lực đối với phụ nữ ................................................................. 8
1.1.5. Bạo lực gia đình............................................................................ 9
1.1.6. Chu kỳ bạo lực............................................................................ 11
1.1.7. Phân loại bạo lực giới ................................................................. 12
1.2. Nghiên cứu thực trạng bạo lực giới.................................................... 17
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................... 17
1.2.2. Tại Việt Nam .............................................................................. 18
1.3. Thực trạng đào tạo lồng ghép bạo lực giới tại trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nam .. 21
Chƣơng 2:ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24
2.1. Địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu......................................................... 24
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 24
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 26
2.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ............................................. 26
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 27
2.3.1.Sốliệuđịnhlƣợng .......................................................................... 27
2.3.2. Số liệu định tính.......................................................................... 28
2.3.3. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá ................................... 28
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................... 30
2.4.1. Biến số và chỉ số về thông tin chung ........................................... 30
2.4.2. Biến số về kiến thức và thái độ về BLG ...................................... 30
2.5. Xử lý số liệu ...................................................................................... 31

2.5.1. Nghiên cứu định lƣợng ............................................................... 31
2.5.2. Nghiên cứu định tính .................................................................. 31


2.6. Sai số và biện pháp khắc phục ........................................................... 31
2.6.1. Sai số có thể gặp: ....................................................................... 31
2.6.2. Cách khắc phục: ......................................................................... 31
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................... 32
Chƣơng 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 33
3.1. Thực trạng lồng ghép bạo lực giới trong đào tạo Cao đẳng Điều dƣỡng
tại trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nam. ........................................................... 33
3.1.1. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ........................ 33
3.1.2. Thực trạng đào tạo lồng ghép bạo lực giới tại trƣờng Cao đẳng Y
tế Hà Nam ............................................................................................ 34
3.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính về đào tạo lồng ghép bạo lực giới . 38
3.2. Kiến thức và thái độ về bạo lực giới và một số yếu tố liên quan đến kiến
thức của sinh viên cao đẳng Điều dƣỡng trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nam. .... 41
3.2.1. Kiến thức và thái độ của sinh viên về bạo lực giới ...................... 41
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bạo lực giới của sinh
viên cao đẳng Điều dƣỡng trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nam. .................. 49
Chƣơng 4:BÀN LUẬN ................................................................................ 55
4.1. Thực trạng lồng ghép bạo lực giới trong đào tạo Cao đẳng Điều dƣỡng
tại trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nam. ........................................................... 55
4.1.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ................................... 55
4.1.2. Thực trạng đào tạo lồng ghép bạo lực giới tại trƣờng cao đẳng y tế
Hà Nam ................................................................................................ 57
4.2. Kiến thức và thái độ về bạo lực giới và một số yếu tố liên quan đến kiến
thức của sinh viên cao đẳng Điều dƣỡng trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nam ....... 60
4.2.1. Kiến thức của sinh viên về BLG ................................................. 61
4.2.2. Thái độ của sinh viên về BLG .................................................... 67

4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về bạo lực giới 69
KẾT LUẬN .................................................................................................. 75
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tỷ lệ sinh viên đƣợc đào tạo về BLG theo tuổi và giới tính....... 33

Bảng 3.2.

Tỷ lệ sinh viên đƣợc đào tạo về BLG theo địa dƣ sinh sống ...... 33

Bảng 3.3.

Các đối tƣợng sinh viên đã đƣợc đào tạo bạo lực giới theo trình
độ đào tạo.................................................................................. 34

Bảng 3.4.

Nội dung giảng dạy lồng ghép BLG trong học phần Pháp luật và
tổ chức y tế................................................................................ 35

Bảng 3.5.

Nội dung giảng dạy lồng ghép BLG trong học phần Sức khỏe,
nâng cao sức khỏe và hành vi con ngƣời ................................... 36


Bảng 3.6.

Nguồn cung cấp thông tin về bạo lực giới cho sinh viên ........... 41

Bảng 3.7.

Hiểu biết của sinh viên về các loại bạo lực giới ......................... 42

Bảng 3.8.

Hiểu biết của sinh viên về bạo lực thể xác ................................. 42

Bảng 3.9.

Hiểu biết của sinh viên về bạo lực tình dục ............................... 43

Bảng 3.10. Hiểu biết của sinh viên về bạo lực tinh thần .............................. 43
Bảng 3.11. Hiểu biết của sinh viên về bạo lực kinh tế ................................. 44
Bảng 3.12. Hiểu biết của sinh viên về biện pháp giảm hậu quả sau hành vi
bạo lực ...................................................................................... 44
Bảng 3.13. Hiểu biết của sinh viên về nguyên nhân gây ra bạo lực giới ...... 45
Bảng 3.14. Hiểu biết của sinh viên về đối tƣợng có nguy cơ bị bạo lực giới nhất 45
Bảng 3.15. Hiểu biết của sinh viên về hậu quả của bạo lực giới nhất .......... 46
Bảng 3.16. Hiểu biết của sinh viên về cách phòng tránh bạo lực giới chủ yếu..... 46
Bảng 3.17. Thái độ của sinh viên khi thấy hành vi bạo lực giới................... 47
Bảng 3.18. Việc tìm hiểu các thông tin về bạo lực giới ............................... 48
Bảng 3.19. Kênh thông tin về bạo lực giới mà sinh viên mong muốn tìm hiểu.. 48
Bảng 3.20. Liên quan giữa kiến thức về bạo lực giới của sinh viên với nơi
sinh sống ................................................................................... 50

Bảng 3.21. Liên quan giữa kiến thức về bạo lực giới của sinh viên với điều
kiện kinh tế gia đình .................................................................. 50


Bảng 3.22. Liên quan giữa kiến thức về bạo lực giới của sinh viên với nơi ở ..... 51
Bảng 3.23. Liên quan giữa kiến thức về bạo lực giới của sinh viên với trình
độ đào tạo.................................................................................. 51
Bảng 3.24. Liên quan giữa kiến thức về bạo lực giới của sinh viên với việc
thƣờng xuyên tìm hiểu thông tin về bạo lực giới ....................... 52
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thái độ về bạo lực giới của sinh viên với nơi
sinh sống ................................................................................... 53
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thái độ về bạo lực giới của sinh viên với điều
kiện kinh tế gia đình .................................................................. 53
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thái độ về bạo lực giới của sinh viên với nơi ... 54
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thái độ về bạo lực giới của sinh viên với trình
độ đào tạo.................................................................................. 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố sinh viên đƣợc đào tạo về BLG theo nơi ở ................ 34
Biểu đồ 3.2. Kết quả lƣợng giá sinh viên về Học phần Sức khỏe, nâng
cao sức khoẻ và hành vi con ngƣời......................................... 37
Biểu đồ 3.3. Kết quả lƣợng giá sinh viên về Học phần Pháp luật và Tổ
chức Y tế ................................................................................ 38
Biểu đồ 3.4. Đánh giá kiến thức của sinh viên về bạo lực giới ................... 47
Biểu đồ 3.5. Thái độ của sinh viên về bạo lực giới ..................................... 49
Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa kiến thức về bạo lực giới của sinh viên với
giới tính.................................................................................. 49
Biểu đồ 3.7. Mối liên quan giữa thái độ về bạo lực giới của sinh viên với giới . 52



DANH MụC HộP
Hộp 3.1.

Lý do sự cần thiết trang bị các kiến thức về Bạo lực giới cho
sinh viên .................................................................................... 38

Hộp 3.2.

Các hoạt động giảng dạy về Bạo lực giới cho sinh viên ............. 39

Hộp 3.3.

Những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp kiến thức
và thái độ cho sinh viên về bạo lực giới ..................................... 39

Hộp 3.4.

Lý do sự cần thiết trang bị các kiến thức về bạo lực giới cho
sinh viên .................................................................................... 40

Hộp 3.5.

Các hoạt động giảng dạy về Bạo lực giới cho sinh viên ............. 40

Hộp 3.6.

Những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp Kiến thức
và Thái độ cho sinh viên về bạo lực giới ................................... 40


Hộp 3.7.

Những giải pháp giải quyết khó khăn trong việc cung cấp
Kiến thức và Thái độ cho sinh viên về bạo lực giới ................... 41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực trên cơ sở giới (hay bạo lực giới) là một vấn đề lớn liên quan
đến sức khỏe cộng đồng và quyền con ngƣời, trong đó đa số nạn nhân là phụ
nữ. Trên thế giới, cứ ba phụ nữ thì có ít nhất một ngƣời bị đánh đập, bị cƣỡng
ép quan hệ tình dục hoặc bị lạm dụng trong cuộc đời của họ [42]. Ở Việt
Nam, nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ năm 2010 cũng
cho kết quả tƣơng tự [27].
Bạo lực giới nói chung, bạo lực gia đình nói riêng đã và đang gây ra
những thiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội, làm xói mòn giá trị đạo đức đối với
cá nhân, gia đình và toàn thể cộng đồng. Đặc biệt với ngƣời phụ nữ, bạo lực
gia đình để lại hậu quả tiêu cực trên nhiều phƣơng diện: sức khỏe thể chất,
sức khỏe sinh sản, tổn thƣơng về tinh thần, tổn thất về kinh tế [2], [18].Đó là
chƣa kể đến khía cạnh “liên thế hệ” của bạo lực, khi trẻ em phải chứng kiến,
thậm chí là chịu đựng những hành vi bạo lực gia đình [27].
Nhằm mục đích phòng chống tình trạng bạo lực, Liên hợp quốc đã ra
Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (1993), yêu cầu các nƣớc có những
cam kết về đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của con ngƣời, thực hiện bình
đẳng giới. Ở nƣớc ta, việc thông qua Luật Bình đẳng giới (2006) và Luật
Phòng chống bạo lực gia đình (2007) đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc
cũng nhƣ môi trƣờng thuận lợi để chống lại bạo lực với phụ nữ [21], [22].
Mặc dù đã có khung pháp luật rõ ràng trong việc hỗ trợ bình đẳng giới
tại Việt Nam, nhƣng vấn đề thực thi tại địa phƣơng không nhất quán giữa luật

pháp và chính sách. Kiến thức hạn chế về hệ thống pháp lý và trợ giúp pháp
lý của nạn nhân cũng làm cản trở họ tiếp cận với pháp luật. Trong khi có
nhiều chƣơng trình tại cộng đồng và tƣ vấn hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới vẫn
chỉ giới hạn ở phạm vi hẹp. Chính quyền địa phƣơng, cán bộ y tế, cảnh sát,
tòa án, nhân viên trợ giúp pháp lý và thành viên của các nhóm hòa giải còn


2
hạn chế về kiến thức bạo lực giới và thiếu kỹ năng cũng nhƣ thái độ nhạy cảm
về giới khi làm việc với nhóm nạn nhân.
Trong các trƣờng đại học, cho đến nay còn quá ít các cuộc điều tra khảo
sát thực trạng nhận thức về bạo lực giới ở sinh viên để có thể có thông tin cần
thiết nhằm cải tiến phƣơng pháp và nội dung giảng dạy bạo lực giới trong các
trƣờng học. Việc trang bị những kiến thức khoa học về bạo lực giới sẽ giúp
ngƣời cán bộ y tế có cách tiếp cận toàn diện để xác định chính xác những vấn
đề sức khoẻ của phụ nữ và nam giới, những vấn đề giới của việc phòng ngừa,
điều trị và chăm sóc các loại bệnh. Trên cơ sở đó, không chỉ sức khoẻ của cá
nhân ngƣời bệnh nam và nữ mà sức khoẻ của cộng đồng cũng đƣợc nâng cao,
đồng thời sự bình đẳng giới cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng đào tạo lồng ghép bạo lực giới và kiến thức, thái độ của
sinh viên về bạo lực giới tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nam năm 2016” với
2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng lồng ghép bạo lực giới trong đào tạo Cao đẳng
Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nam.
2. Đánh giá kiến thức và thái độ về bạo lực giới và tìm hiểu một số yếu
tố liên quan đến kiến thức của sinh viên cao đẳng Điều dưỡng trường Cao
đẳng Y tế Hà Nam năm 2016.



3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và phân loại về bạo lực
1.1.1. Khái niệm về bạo lực
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với
ngƣời khác hoặc một nhóm ngƣời, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả
năng gây ra tổn thƣơng, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hƣởng đến sự phát
triển, gây ra sự mất mát [52].
1.1.2. Khái niệm về giới
 Giới: chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội. Cụ thể hơn, giới đề cập đến những khác biệt và các mối quan
hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ có đƣợc do học hỏi, có thể thay đổi theo
thời gian và có những biến đổi to lớn cả trong và giữa các xã hội và nền văn
hóa. Những khác biệt và các mối quan hệ này đƣợc xây dựng và đƣợc học hỏi
qua quá trình xã hội hóa. Chúng xác định điều gì đƣợc cho là phù hợp đối với
các thành viên của mỗi giới. Những khác biệt và các mối quan hệ này đƣợc
đặc trƣng theo bối cảnh và có thể điều chỉnh. Ví dụ: Ở Việt Nam, cách đây
khoảng 20 năm, lái xe ô tô đƣợc coi là một nghề chỉ dành riêng cho nam giới.
Trong Danh mục công việc không đƣợc sử dụng lao động nữ ban hành kèm
theo Thông tƣ số 03/TTLB - BYT - BLĐTBXH ngày 28 tháng 01 năm 1994
của Liên Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội - Y tế, phụ nữ đang cho con
bú còn bị cấm làm những công việc nhƣ: lái máy kéo nông nghiệp, máy thi
công (bất kể loại công suất nào) và lái ô tô (bất kể loại trọng tải nào). Với sự
phát triển của công nghệ và năng lực của phụ nữ, thực tế này ngày nay đã
hoàn toàn thay đổi [6], [20].


4

Giới tính: chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Những khác biệt
sinh lý phổ biến giữa nam giới và phụ nữ thƣờng đƣợc xác định khi sinh ra.
Nhƣ vậy, giới tính khác biệt với giới là giới tính đề cập đến những đặc trƣng
về thể chất của cơ thể, trong khi giới đề cập đến những vai trò và các mối
quan hệ đƣợc hình thành mang tính xã hội của nam giới và phụ nữ. Phân chia
giới tính và giới không giống nhau [6], [20].
Vai trò giới: chỉ những hoạt động mà nam giới và nữ giới thực sự làm.
Trong xã hội truyền thống, nam giới và nữ giới có những vai trò tách biệt nhau.
Ví dụ, nam giới làm việc ngoài nhà, những việc nặng tại nơi làm việc, còn phụ
nữ ở nhà, có trách nhiệm chăm sóc gia đình và làm những công việc nội trợ
trong gia đình. Trong xã hội ngày nay, vai trò của nam giới và nữ giới ngày càng
hoán đổi cho nhau. Ví dụ, nam giới cũng bắt đầu làm việc nhà và ngày càng
nhiều phụ nữ trở thành ngƣời kiếm thu nhập chính trong gia đình [6], [20].
1.1.3. Khái niệm về bạo lực giới
Bạo lực giới là sự vi phạm quyền con ngƣời nói chung, thể hiện ở bất kì
hành vi bạo lực nào trái với mong muốn của phụ nữ, nam giới, trẻ em trai, trẻ
em gái, cả ở nơi công cộng và trong gia đình, mà nguyên nhân cơ bản là sự
khác biệt về vai trò trong gia đình và xã hội của nam và nữ. Bạo lực giới là
một vấn đề nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng con ngƣời, có
nguyên nhân từ mối quan hệ quyền lực giữa nam giới và nữ giới, xảy ra dƣới
nhiều hình thức, bao gồm cả bạo lực thể xác, tinh thần và bạo lực tình dục.
Bạo lực giới có ảnh hƣởng xấu đến gia đình, cộng đồng, gây tổn thất về xã
hội, kinh tế, quyền con ngƣời cho cả quốc gia [10].
Bạo lực giới là một vấn đề lớn ở nhiều nơi trên thế giới. Nó có nhiều
hình thức, trong đó bao gồm:
- Sự lạm dụng về tình dục, thể chất, tâm lý và kinh tế
- Sự phân biệt đối xử mang tính cơ cấu (các cơ cấu thể chế dẫn đến sự
phân biệt hoặc kỳ thị trong cung cấp dịch vụ).



5
- Những hành vi bạo lực do chính quyền phạm phải hoặc dung túng (nhƣ
hành hạ ngƣời làm nghề mại dâm, nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, phụ
nữ chung sống với HIV). Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái (LHQ, 2006).
Bạo lực giới trƣớc hết ảnh hƣởng đến phụ nữ và trẻ em gái, nhƣng nam
giới, trẻ em trai và các cộng đồng thiểu số cũng bị tác động. Cả nguyên nhân
và hậu quả của BLG đều diễn ra ở mọi cấp độ, cá nhân, gia đình, cộng đồng
cho đến cấp độ quốc gia. Một nghiên cứu đa quốc gia của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đã cho thấy mối liên hệ đáng kể về mặt số liệu thống kê giữa nạn
bạo hành và những tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần ở phụ nữ [10].
Bạo lực giới là một hiện tƣợng phổ biến và phức tạp, thể hiện dƣới
nhiều hìnhthức, từ BLGĐ đến quấy rối tình dục. Mặc dù BLG bao gồm cả
BLGĐ nhƣng BLG không chỉ giới hạn ở BLGĐ hay bạo lực đối với phụ nữ
mà là mọi hình thức bạo lực nhằm vào một cá nhân vì giới của ngƣời đó và
xuất phát từ sự bất bình đẳng giới [50]. BLG duy trì sự bất bình đẳng giữa
nam giới và phụ nữ và là động lực duy trì, tăng cƣờng các vai trò giới truyền
thống. Do các hệ thống xã hội mang tính phụ hệ vẫn chiếm ƣu thế trên toàn
thế giới làm hạ thấp tiếng nói của phụ nữ trong gia đình, trong các môi trƣờng
kinh tế, chính sách và công cộng khác, nên phụ nữ và trẻ em gái thƣờng là
nạn nhân của BLG. Trong mọi hình thức BLG, phần lớn nạn nhân là phụ nữ
và trẻ em gái nhƣng họ lại ít đƣợc tiếp cận và nhận đƣợc dịch vụ hỗ trợ pháp
lý. BLG cũng có thể xảy ra với nam giới và trẻ em trai, ngƣời chuyển giới,
ngƣời khuyết tật, ngƣời dân tộc thiểu số và những ngƣời có hoàn cảnh khó
khăn (nhƣ đã nói ở trên). Hơn thế nữa, BLG không chỉ xảy ra ở riêng một độ
tuổi nào, mà có thể xảy ra trong suốt cuộc đời một con ngƣời, từ khi chƣa
đƣợc sinh ra (dƣới hình thức nạo phá thai lựa chọn giới tính) cho tới khi chết.
BLG cũng có thể xảy ra ở trong mọi bối cảnh, nhƣ trong gia đình, tại nơi làm
việc hoặc nơi công cộng, hay trong xã hội. BLG có thể gây ra bởi bạn tình,
các thành viên trong gia đình, ngƣời quen, ngƣời xa lạ, đồng nghiệp, ngƣời có



6
quyền lực cũng nhƣ bởi cộng đồng hay cơ quan Nhà nƣớc [51]. Vì thế, để
hiểu đƣợc BLG cần có định nghĩa bao quát trên các bối cảnh cụ thể để có thể
nhận diện đƣợc các hình thức và sự thể hiện của BLG [36].
Thuật ngữ “bạo lực trên cơ sở giới” đƣợc sử dụng để phân biệt bạo lực
thông thƣờng với bạo lực nhằm vào các cá nhân hoặc nhóm cá nhân trên cơ
sở sự phân cấp quyền lực do những khác biệt giới gây nên và ngoài phụ nữ thì
nam giới và trẻ em trai cũng có thể trở thành nạn nhân.
Cao uỷ Liên hợp quốc về ngƣời tị nạn (UNHCR 2003) [50] sử dụng
thuật ngữ bạo lực trên cơ sở giới dựa trên Điều 1 và 2 của Tuyên bố của Đại
hội đồng Liên hợp quốc về Xoá bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ năm 1993 và Đề
xuất thứ 19, đoạn 6 của Kỳ họp thứ 11 Hội đồng CEDAW. Theo đó, bạo lực
trên cơ sở giới là bạo lực nhằm vào một ngƣời dựa trên cơ sở giới tính của
ngƣời đó. Nó bao gồm các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lý
và tình dục, những đe dọa dẫn đến những hành động nói trên, sự ép buộc và
những hình thức khác nhằm tƣớc bỏ tự do của ngƣời đó...
Bạo lực trên cơ sở giới đƣợc hiểu là bao gồm nhƣng không giới hạn ở
những hình thức sau:
a) Bạo lực thể chất, tình dục và tâm lý xảy ra trong gia đình bao gồm
đánh đập, bóc lột tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em trong gia đình, bạo lực
liên quan đến của hồi môn, cƣỡng hiếp trong hôn nhân, làm tổn thƣơng bộ
phận sinh dục phụ nữ, và những phong tục truyền thống khác tổn hại đến
ngƣời phụ nữ, bạo lực ngoài mối quan hệ vợ chồng và bạo lực liên quan đến
sự bóc lột.
b) Bạo lực thể chất, tình dục và tâm lý xảy ra trong cộng đồng bao gồm
cƣỡng hiếp, lạm dụng tình dục, đe dọa và quấy rối tình dục tại nơi làm việc,
tại các cơ sở giáo dục, và bất kỳ đâu, buôn bán phụ nữ và ép buộc hoạt động
mại dâm.



7
c) Bạo lực thể chất, tình dục và tâm lý gây ra bởi hoặc đƣợc bỏ qua bởi
nhà nƣớc và các tổ chức nơi bạo lực xảy ra, ví dụ nhƣ ngăn cản phụ nữ đi bỏ
phiếu, lái xe hoặc tham gia làm việc trên thị trƣờng lao động.
Mặc dù, nam giới và trẻ em trai cũng là nạn nhân, song chủ yếu phụ nữ
và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới. Những thiệt hại do bạo
lực giới gây ra trong nhiều trƣờng hợp là rất lớn, gồm cả thiệt hại vật chất và
tinh thần nhƣ chi phí chăm sóc sức khỏe, thiệt hại tài sản của hộ gia đình, mất
thu nhập.
Theo một số tác giả, có 4 yếu tố dẫn đến khả năng xuất hiện bạo lực trên
cơ sở giới. Đó là: Bất bình đẳng kinh tế; Tồn tại hình thức sử dụng bạo lực thể
chất để giải quyết xung đột; Sự thống trị và kiểm soát của nam giới trong quá
trình ra quyết định; Hạn chế khả năng tham gia công việc ngoài xã hội của
phụ nữ [39].
Bạo lực đối với phụ nữ là một trong các hình thức bạo lực trên cơ sở
giới. Tuy nhiên, vì cho đến nay phụ nữ và trẻ em gái là nhóm đối tƣợng có
nguy cơ cao nhất và bị tác động nặng nề nhất do bạo lực trên cơ sở giới gây ra
cho nên thuật ngữ “bạo lực đối với phụ nữ” và “bạo lực trên cơ sở giới”
thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ nhau trong nhiều tài liệu.
Cho đến nay, trong văn bản chính thức ở Việt Nam chƣa đƣa ra định
nghĩa về bạo lực trên cơ sở giới. Luật Bình đẳng giới 2006 đã đề cập đến
thuật ngữ “bạo lực trên cơ sở giới”, tuy nhiên, hành vi này không đƣợc định
nghĩa trƣớc đó. Bên cạnh đó, các hành vi bạo lực giới trong gia đình cũng đƣợc
qui định tại Điều 41 Luật Bình đẳng giới 2006. Cho dù không nêu ra định nghĩa
chính thức, về cơ bản, trong các chính sách sử dụng ở Việt Nam, khái niệm bạo
lực giới đƣợc hiểu nhƣ định nghĩa đã đƣợc Liên hợp quốc nêu ra [19].


8


Hình 1.1. Vòng xoáy Bạo lực giới [36]
1.1.4. Bạo lực đối với phụ nữ
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ (1993)
định nghĩa bạo lực đối với phụ nữ là “bất kì hành vi bạo lực trên cơ sở giới
nào dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình dục hoặc tâm thần
hoặc gây đau khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như vậy, áp
bức hoặc độc đoán tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay trong cuộc
sống riêng tư” [10]. Cũng tại diễn đàn kêu gọi hành động tại Bắc Kinh
(1995), các Chính phủ đã tuyên bố: “bạo lực đối với phụ nữ là sự vi phạm các
quyền con người cơ bản nhất và là rào cản cho việc đạt được các mục tiêu
bình đẳng, phát triển và hòa bình” [10].


9
Nhiều ngƣời quan niệm rằng, chỉ có những lạm dụng một cách có hệ
thống và nghiêmtrọng chống lại phụ nữ làm tổn hại đáng kể đến quan hệ vợ
chồng mới đƣợc ngƣời đƣợc hỏi coi là bạo lực [16].
1.1.5. Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một trong những dạng điển hình của bạo
lực đối với phụ nữ, xảy ra ở phạm vi gia đình. Ngày 21/11/2007, Quốc hội
nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Phòng chống
bạo lực gia đình, Luật có hiệu lực từ 1/7/2008. Luật định nghĩa “Bạo lực gia
đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình”. Thành viên gia đình là những ngƣời gắn bó với nhau bởi hôn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dƣỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và
quyền giữa họ với nhau [22].
Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời đã khẳng định mọi nguời sinh
ra đều có quyền bình đẳng về phẩm giá và các quyền, cả nam và nữ đều bình

đẳng với nhau. Bất kỳ một hành vi bạo lực nào đối với phụ nữ đều vi phạm
nhân quyền. Nhƣng trên thực tế, bạo lực đối với phụ nữ dƣới nhiều hình thức
đã và đang xảy ra ở mọi cộng đồng, mọi quốc gia trên thế giới bất kể sự khác
biệt về giai cấp, chủng tộc, tôn giáo. Bạo lực đối với phụ nữ không chỉ là vấn
đề một quốc gia hay khu vực mà nó là một vấn đề mang tính chất toàn cầu
[32]. BLG là hành vi cố ý nhằm mục đích thiết lập, duy trì, phát triển quyền
lực và sự kiểm soát với ngƣời khác. Đó có thể là một hành vi bạo lực đơn lẻ
hoặc tổng hợp nhiều hành động thông qua việc sử dụng các hành vi tấn công,
kiểm soát.Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam quy định: một thành
viên đƣợc coi là bị BLG khi bị một trong các hành vi dƣới đây do một thành
viên khác trong gia đình gây ra [22].
a) Hành hạ, ngƣợc đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng;


10
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thƣờng xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; anh, chị, em với nhau;
e) Cƣỡng ép quan hệ tình dục;
f) Cƣỡng ép tảo hôn; cƣỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hƣ hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của
các thành viên gia đình;
h) Cƣỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Hành vi bạo lực đƣợc quy định tại Luật Phòng chống BLG cũng đƣợc
áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ
không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau nhƣ vợ, chồng [22].
Bạo lực giới trong gia đình:
Định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ có phạm vi
rộng bao gồm các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ trong cuộc sống riêng tƣ
(bạo lực gia đình) và các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ ở nơi công cộng
(bạo lực ngoài gia đình) [1], [12], [13].
Một đặc điểm cần lƣu ý là: phần lớn bạo lực trong gia đình là bạo lực
giới. Điều này có nghĩa bạo lực đƣợc thực hiện bởi nam giới đối với phụ nữ
hoặc ngƣợc lại của phụ nữ đối với nam giới trong phạm vi gia đình. Do vậy, để
đảm bảo hạnh phúc và duy trì sự tồn tại, phát triển của gia đình thì việc lên án và
xoá bỏ những hành vi bạo lực trong gia đình là yếu tố đóng vai trò quan trọng.


11
Nhất là trong thời đại ngày nay khi loài ngƣời chúng ta đang sống trong thế kỷ
XXI - thế kỷ của tự do, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ và văn minh thì sự tồn tại của
bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thƣơng đến sức khoẻ, danh dự của thành viên
trong gia đình, mà còn vi phạm tới chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm luật bình
đẳng giới đang đƣợc đề cao và tôn trọng trong xã hội hiện nay [12].
1.1.6. Chu kỳ bạo lực (hay “vòng tròn bạo lực”)
Các nghiên cứu cho thấy rất nhiều phụ nữ bị bạo lực trong một thời
gian dài, thậm chí trong suốt thời gian có chồng, họ phải đối mặt với tình
trạng bạo lực nhiều lần theo chu kỳ sau đây.

Căng thẳng
hình thành


Bạo lực
xảy ra

Xin lỗi, tha thứ,
tỏ ra ân hận với
vợ/bạn tình

Sơ đồ 1. Chu kỳ bạo lực (Nguồn: theo WHO, 2002 [52])
Chu kỳ bạo lực (trong mối quan hệ vợ chồng) diễn ra qua 3 giai đoạn
chính:
Giai đoạn “căng thẳng hình thành”: ngƣời chồng/bạn tình bắt đầu nổi cáu,
chỉ trích, đe dọa, la hét, chửi rủa vợ. Ngƣời phụ nữ thƣờng cố gắng giữ cho
chồng/bạn tình bình tĩnh, nhƣng không khí gia đình vẫn tiếp tục căng thẳng.
Giai đoạn “bạo lực xảy ra” (giai đoạn “bùng nổ”): có thể là bạo lực thể
chất, tinh thần, tình dục, kinh tế hoặc là kết hợp các dạng bạo lực.
Giai đoạn “xin lỗi, tha thứ” (giai đoạn “yên tĩnh”): ngƣời chồng xoa
dịu, tặng quà, xin lỗi về hành vi của mình; hoặc coi nhƣ bạo lực chƣa bao giờ


12
xảy ra, hứa hẹn không tái phạm. Giai đoạn này ngƣời phụ nữ thƣờng hy vọng
bạo lực có thể sẽ qua đi, ngƣời chồng/bạn tình của mình sẽ thay đổi.
Sau bạo lực, cuộc sống gia đình tƣởng nhƣ có vẻ êm thấm trở lại với
những lời xin lỗi, ân hận của ngƣời chồng và sự tha thứ của ngƣời vợ. Ngƣời
phụ nữ hi vọng mọi việc sẽ qua đi, không tái diễn và dần dần họ chấp nhận
bạo lực vì mong muốn ổn định gia đình. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn
tại sao nhiều ngƣời phụ nữ lại có thể chung sống và chịu đựng bạo lực trong
thời gian dài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chu kỳ bạo lực thƣờng lặp đi lặp lại
nhiều lần, ngày càng xấu hơn, ngắn hơn và nghiêm trọng hơn [24], [34].
1.1.7. Phân loại bạo lực giới

BLG bao gồm các hình thức khác nhau của bạo lực gây ra bởi một
thành viên hoặc một nhóm thành viên trong gia đình chống lại một thành viên
hoặc một nhóm thành viên khác trong gia đình đó (vợ - chồng, bố mẹ - con
cái, bạo lực từ bố mẹ chồng/vợ, bạo lực đối với ngƣời già). Tuy nhiên trên
thực tế, tình trạng BLG xảy ra phổ biến nhất là hành vi bạo lực đối với phụ nữ
do chồng/bạn tình gây ra.
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi cũng chỉ nghiên cứu những hành vi
bạo lực của người chồng/bạn tình đối với phụ nữ, mà không xét đến những
người thân khác trong gia đình.
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ (1993)
nêu rõ bạo lực đối với phụ nữ bao gồm ba hình thức bạo lực cơ bản: thể xác,
tình dục và tinh thần [27]. Luật Phòng, chống BLG Việt Nam (2007) thì chỉ ra
các hình thức bạo lực: thể xác, tinh thần, kinh tế. Các biểu hiện cụ thể của
từng hình thức bạo lực nhƣ sau:
Bạo lực thể xác
Bạo lực thể xác là những hành vi gây tổn hại đến cơ thể với nhiều dạng
và mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây tử vong: bạt tai,
túm tóc, tát, đấm, đá, bóp cổ, lắc mạnh thân thể, giam hãm hay nhốt, đốt, tạt


13
axit, dùng hung khí… Ngoài việc gây đau đớn về thể chất, những hành vi đó
còn gây ra những tổn thƣơng tâm lý nặng nề, làm cho ngƣời phụ nữ luôn lo
âu, hoảng sợ [37], [38].
Ở Việt Nam, năm 2006, nghiên cứu cấp quốc gia về gia đình đã đƣợc tiến
hành (Bộ VHTTDL, TCTK, UNICEF, IFGS) cho thấy có 21% các cặp vợ chồng
trải nghiệm ít nhất một loại bạo lực gia đình, gồm lời nói, tinh thần, thể chất hoặc
bạo lực tình dục. Bạo lực thể chất là loại bạo lực giới đƣợc báo cáo với tần suất
cao nhất - mặc dù vẫn còn dƣới mức thực tế - và những vụ việc xảy ra trong các
quan hệ ngoài hôn nhân thƣờng hiếm khi đƣợc báo cáo. Trong các nghiên cứu

định lƣợng quy mô nhỏ ở cả thành thị lẫn nông thôn, tuy con số ƣớc tính đƣa ra
có khác nhau, nhƣng thƣờng dao động trong khoảng từ 16 đến 37% phụ nữ cho
biết họ đã từng bị bạo lực về thể chất [13], [23], [35].
Bạo lực tình dục
Bạo lực tình dục là các hành vi ép buộc ngƣời phụ nữ phải quan hệ tình
dục (thậm chí dùng vũ lực), làm điều có tính kích dục mà ngƣời phụ nữ cảm
thấy nhục nhã, hạ thấp nhân phẩm, ép phải quan hệ tình dục với một ngƣời
khác, ngƣời chồng ép buộc, xúi giục vợ làm gái điếm hay mỹ nhân kế vì mục
đích riêng. Ngoài ra, việc chồng ép vợ sinh con trai, không chịu sử dụng bao
cao su theo yêu cầu của ngƣời phụ nữ, không cho vợ/bạn tình sử dụng biện
pháp tránh thai cũng đƣợc coi là bạo lực tình dục. Hiện nay một số nƣớc coi
chuyện chồng ép buộc vợ về mặt tình dục là hành vi cƣỡng bức, thuộc phạm
vi hình sự [30], [37], [45].
Bạo lực tình dục ở Việt Nam gồm nhiều loại tội phạm và xâm hại mà
ngƣời ta ít khi nói đến. Bạo lực tình dục bao gồm hành động hiếp dâm và các
hình thức lạm dụng tình dục khác trƣớc và trong hôn nhân, do một thành viên
trong gia đình, ngƣời có quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới, ngƣời quen
hoặc khách hàng của ngƣời làm mại dâm thực hiện (bao gồm cả hiếp dâm tập
thể) [48]. Bạo lực tình dục còn bao gồm cả hành động ép bán dâm và cƣỡng ép


14
kết hôn, tấn công tình dục và hiếp dâm trẻ em, quấy rối tình dục tại nhà ở, trƣờng
học, cơ quan/tổ chức cộng đồng hoặc tại nơi làm việc. Trên thế giới, bạo lực tình
dục đƣợc báo cáo ở dƣới mức thực tế, và ở các nƣớc mà tình dục là chủ đề hiếm
khi đƣợc bàn luận một cách cởi mở, nhƣ Việt Nam chẳng hạn, thì mức độ báo
cáo thậm chí còn thấp hơn nữa [8]. Điều 112 Bộ luật Hình sự định nghĩa tội hiếp
dâm là “dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng lợi thế trong tình trạng
nạn nhân không thểtự vệ hoặc những thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân
trái với ý muốn của họ”. Hiếp dâm đƣợc coi là một tội nghiêm trọng và các hình

phạt bị tăng nặng trong các trƣờng hợp nạn nhân dƣới 13 tuổi, hoặc kẻ phạm tội
có quan hệ huyết thống/loạn luân với nạn nhân, hoặc làm nạn nhân có thai, hoặc
kẻ phạm tội biết rõ bản thân có HIV dƣơng tính. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn tồn
tại những thái độ trái ngƣợc nhau trƣớc vấn đề cƣỡng bức tình dục trong hôn
nhân, điều này đã góp phần tạo nên con số thống kê nhƣ trên. Một mặt, ngƣời ta
cho rằng nam giới không nên cƣỡng bức vợ mình sinh hoạt tình dục. Mặt khác,
họ lại tin rằng phụ nữ phải “đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng mình” Quấy rối
tình dục trong nhà trƣờng cũng bắt đầu đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu. Một nghiên
cứu do CSAGA, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) và Action Aid phối
hợp thực hiện trên 314 học sinh của 3 trƣờng phổ thông trung học, đã cho thấy:
15,6 % số học sinh trên từng bị một ai đó vuốt ve, sờ mó, hôn vào một vài bộ
phận cơ thể, làm cho các em cảm thấy sợ hãi hoặc không thoải mái. 4,3%, trong
đó chủ yếu là các em gái, bị ngƣời khác dùng lời nói hoặc hành động để cƣỡng
bức (đặt tay hoặc dùng bộ phận nào đó của cơ thể đƣa vào bộ phận sinh dục hay
hậu môn của các em), làm các em cảm thấy sợ hãi. 4% trong số này bị ép buộc
nhƣ vậy từ 1-6 lần, 0,3% bị ép buộc đến trên 10 lần. 4,3% bị buộc giao cấu trong
vòng 12 tháng trƣớc đó và những kẻ tấn công có thể là bạn học cùng lớp, cùng
trƣờng, ngƣời lạ mặt, hàng xóm hoặc ngƣời quen [11], [44], [46].


×