Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Dịch tễ học và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 175 trang )


CHỦ BIÊN:
PGS.PTS. Dƣơng Đình Thiện,
PTS. Phạm Ngọc Khái
THAM GIA BIÊN SOẠN:
ThS. Lƣu Ngọc Hoạt,
ThS. Nguyễn Trần Hiển.
ThS. Hoàng Thị Hoa,
THƢ KÝ BIÊN SOẠN:
ThS. Lƣu Ngọc Hoạt


LỜI GIỚI THIỆU
Dịch tễ học trong những năm gần đây phát triển rất nhanh chóng, nhất là về khía cạnh
phƣơng pháp học. Phƣơng pháp dịch tễ học đã đƣợc ứng dụng ngày càng rộng rãi trong
nghiên cứu lâm sàng cũng nhƣ nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng.
Nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ giảng dạy, trong những năm
gần đây Trƣờng Đại học Y Thái Bình đã cử hàng trăm lƣợt cán bộ đi tập huấn, học sau đại
học tại Hà Nội. Ngoài ra, Nhà trƣờng cũng đã tổ chức một số lớp tập huấn về Phƣơng pháp
Nghiên cứu khoa học cho cán bộ tại trƣờng, do vậy chất lƣợng các công trình nghiên cứu
khoa học ngày càng đƣợc nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân.
Đƣợc thành lập năm 1968, đến nay Trƣờng Đại học Y Thái Bình vừa tròn 30 tuổi. Với
thời gian chƣa nhiều, từ nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác NCKH và
lao động sản xuất theo ngành nghề, Trƣờng đã thực hiện thành công nhiều đề tài theo định
hƣớng của trƣờng và của ngành có giá trị thực tiễn cao, góp phần chăm sóc sức khoẻ cho
nông dân ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc.
Để phục vụ cho các lớp đào tạo, đào tạo lại của Nhà trƣờng, đồng thời giúp cho cán bộ
trong và ngoài trƣờng có thêm tài liệu tham khảo trƣớc khi xây dựng đề cƣơng nghiên cứu
khoa học, chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách ―Dịch tễ học và thống kê ứng dụng trong


nghiên cứu khoa học‖ đƣợc biên soạn với sự hợp tác giữa Phòng Quản lý khoa học trƣờng
Đại học Y Thái Bình và Trung tâm Dịch tễ học lâm sàng trƣờng Đại học Y khoa Hà Nội.
Cuốn sách đã tập trung giới thiệu về những vấn đề cơ bản theo 4 chủ đề chính:
- Phƣơng pháp xây dựng đề cƣơng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thiết kế nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thống kê trong nghiên cứu.
- Phƣơng pháp viết báo cáo tổng kết đề tài.
Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của bạn đọc.
Lần đầu tiên xuất bản, sẽ không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong đƣợc sự góp ý
của các cán bộ khoa học trong và ngoài trƣờng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
PGS. PTS. Trần Văn Quế


MỤC LỤC
1- Phƣơng pháp chuẩn bị đề cƣơng nghiên cứu khoa học

Trang
7

PTS. Phạm Ngọc Khái
2- Giới thiệu sơ lƣợc về các loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học

25

PGS.PTS. Dƣơng Đình Thiện
3- Phƣơng pháp nghiên cứu ngang

31

PGS.PTS. Dƣơng Đình Thiện

4- Phƣơng pháp nghiên cứu thuần tập

46

ThS. Nguyễn Trần Hiển
5- Phƣơng pháp nghiên cứu bệnh chứng

59

ThS. Nguyễn Trần Hiển
6- Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

69

PGS.PTS. Dƣơng Đình Thiện, PTS. Phạm Ngọc Khái
7- Quần thể và mẫu nghiên cứu

93

ThS. Lƣu Ngọc Hoạt, PTS. Phạm Ngọc Khái
8- Xác định các biến số trong nghiên cứu

119

ThS. Lƣu Ngọc Hoạt
9- Thiết kế một số công cụ thu thập số liệu

125

ThS. Lƣu Ngọc Hoạt

10-Phân tích và trình bày các số liệu của nghiên cứu định tính

131

ThS. Lƣu Ngọc Hoạt, ThS. Hoàng Thị Hoa.
11- Phân tích số liệu với các biến định tính và định lƣợng

141

ThS. Lƣu Ngọc Hoạt, PTS. Phạm Ngọc Khái
12- Lựa chọn các test Ihống kê thích hợp trong phân tích số liệu nghiên cứu
ThS. Lƣu Ngọc Hoạt.
13- Trình bày các kết quả nghiên cứu

157
162

ThS. Lƣu Ngọc Hoạt
14- Cách viết một báo cáo khoa học
PTS. Phạm Ngọc Khái, ThS. Hoàng Thị Hoa.

171


PHƢƠNG PHÁP CHUẨN BỊ
ĐỂ CƢƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1-MỞ ĐẦU
Trƣớc khi xây dựng đề cƣơng Nghiên cứu khoa học (NCKH), ngƣời nghiên cứu cần
nhận dạng đƣợc NCKH là gì, mục đích của NCKH và các bƣớc của NCKH.
Dƣới đây xin nêu 1 số nét khái quát về NCKH:

1.1 - ĐỊNH NGHĨA VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NCKH là sự tìm tòi nhằm phát hiện quy luật của sự vật và hiện tƣợng và/hoặc vận
dụng quy luật để tạo dựng nguyên lý công nghệ.
1.2- MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Nhận thức thế giới, phát triển kho tàng trí thức của nhân loại, mở mang kiến thức
xã hội.
- Tạo ra công nghệ, nâng cao năng suất và trình độ văn minh của xã hội trong tất cả
các lĩnh vực XH
- Mở mang dân trí, nâng cao văn hóa xã hội, hoàn thiện con ngƣời.
1. 3- CÁC BƢỚC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Xác định tính cấp thiết của vấn đề
- Nhận dạng các vấn đề nghiên cứu
- Nêu giả thuyết khoa học
- Đặt ra mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Lựa chọn phƣơng pháp, thiết kế quá trình nghiên cứu.
- Thu thập dữ liệu nghiên cứu
- Xử lý, phân tích số liệu.
- Thẩm tra lại hiện trƣờng.
- Viết báo cáo tổng kết, nghiêm thu
1.4- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ 9 ĐẶC ĐIỂM DƢỚI ĐÂY
- Bao giờ cũng hƣớng tới cái mới.
- Có tính tin cậy cao: lặp lại đƣợc những kết quả đúng nhƣ đã công bố.
- Có tính thông tin.


- Có tính mạo hiểm vì có thể gặp rủi ro, thất bại cũng phải tổng kết, và đƣợc coi là
kết quả nghiên cứu.
- Có tính kế thừa
- Có tính cá nhân.

- Có tính phi kinh tế, khó khấu hao trang thiết bị
- Rất khó tìm ra các định mức
- Rất khó tìm ra tiêu chuẩn để định giá sản phẩm.
Sau khi ngƣời nghiên cứu đã lựa chọn đƣợc 1 một công trình (1 đề tài) nghiên cứu
khoa học cho mình, muốn tiến hành nó thì trƣớc hết phải xây dựng đƣợc bản đề cƣơng nghiên
cứu khoa học. Muốn làm đƣợc bản đề cƣơng phải qua một quá trình lao động trí tuệ nghiêm
túc, tỉ mỉ, cụ thể. Bản để cƣơng NCKH hoàn thành cũng đƣợc coi là 1 dạng sản phẩm ban đầu
của quá trình NCKH.
1.5- HÌNH THỨC TRÌNH BẦY CỦA 1 BẢN ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU
Hình thức trình bầy một bản đề cƣơng nghiên cứu nhiều khi lại phụ thuộc vào bản
mẫu của cơ quan quản lý, đầu tƣ cho nghiên cứu đó. Nhƣng nói chung thì đề cƣơng NCKH
thƣờng có 1 số phần nhƣ sau:
- Phần hành chính: tên đề tài, tên và địa chỉ cơ quan quản lý, tên và địa chỉ cơ quan chủ
trì, họ tên và địa chỉ chủ nhiệm đề tài, thời gian thực hiện, các cơ quan và cán bộ tham gia chính.
- Đặt vấn đề.
- Các giả thuyết của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhu cầu thị trƣờng, địa chỉ ứng dụng.
- Triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Nhu cầu hợp tác quốc tế
- Các dạng sản phẩm, kết quả tạo ra.
- Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm
- Kế hoạch nghiên cứu
- Dự toán kinh phí đề tài.
- Những điều kiện khả thi của đề tài (Assumpions of the study).
Dƣới đây, chúng tôi chỉ phân tích 1 số phần chính trong quá trình chọn đề tài và viết
đề cƣơng nghiên cứu khoa học.
2- PHƢƠNG PHÁP CHỌN ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU
Muốn lựa chọn đƣợc 1 đề tài nghiên cứu để có thể bắt tay vào viết đề cƣơng nghiên

cứu thƣờng phải trải qua các bƣớc:
Tham khảo tƣ liệu khoa học có liên quan.
Phân tích vấn đề nghiên cứu.
Lựa chọn ƣu tiên cho 1 chủ đề nghiên cứu.


2.1- TRA CỨU CÁC TƢ LIỆU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
2.1.1- Đây là phần việc rất quan trọng, góp phần cho sự thành công của công
trình nghiên cứu
Việc tra cứu các tài liệu tham khảo phải trở thành công việc thƣờng xuyên đối với
cán bộ khoa học. Nó diễn ra trƣớc khi nghiên cứu, trong khi làm đề cƣơng nghiên cứu,
trong khi tổ chức triển khai đề tài và ngay cả khi ngồi viết báo cáo tổng kết đề tài.
Trƣớc hết phải tìm hiểu tất cả các tƣ liệu có liên quan bao gồm cả tài liệu trong nƣớc và tài
liệu ngoài nƣớc và cả những thông tin riêng chƣa công bố, của các nhà khoa học đang
nghiên cứu những vấn đề có liên quan tới đề tài của mình..
Cần phải có ý thức tiếp thu hết sức nghiêm túc và khách quan, không nên có định kiến
trƣớc với bất kì một thông tin nào. Chắc chắn không một nhà khoa học nào có thể thành đạt
đƣợc, nếu không biết kế thừa trí tuệ của những ngƣời đã làm trƣớc mình về những vấn đề
có liên quan đến việc mình sắp làm
2.2.2 Khi tham khảo tài liệu cần tổng hợp và xử lý thông tin để trả lời 10 câu
hỏi dƣới đây
- Những ai đã quan tâm đến vấn đề này?
- Họ đã làm những gì?
- Họ nghiên cứu bao giờ?
- Họ nghiên cứu ở đâu?
- Họ nghiên cứu trong điều kiện nhƣ thế nào?
- Phƣơng pháp nghiên cứu của họ nhƣ thế nào?
- Họ thành công đến đâu?
- Trong những mục đích nghiên cứu có mục đích nào chƣa đạt đƣợc?
- Tại sao mục đích đó chƣa đạt đƣợc?

- Những gì họ chƣa quan tâm giải quyết?
2.2.3 Một số khả năng có thể sảy ra khi tham khảo tài liệu
Trong quá trình tổng hợp và sử lý thông tin nhà khoa học phải vận dụng tối đa trí
tuệ, tầm nhìn, sự phán đoán của mình để đề ra những giả thuyết làm việc thích hợp và sáng
tạo. Từ đó chúng ta có thể sẽ gặp 1 trong các khả năng dƣới đây:
* Nhiều khi sẽ tìm ra những điều lý thú, mở đƣờng cho sự thành công của chúng ta.
Trong thực tế, không ít những tƣ liệu khoa học của những tác giả đã chứa đựng những nhân
tố, những tiền đề khám phá, xác minh những sự việc và bản chất sự việc, nhƣng những tác
giả ấy vì những lý do nào đó đã không quan tâm và vô tình bỏ qua.
* Cũng có thể phải kiểm định lại 1 vài kết quả nghiên cứu trƣớc đó của mình hoặc
tác giả khác với những phƣơng pháp mới, kỹ thuật mới, môi trƣờng (xã hội, tự nhiên).


* Cũng có thể phải từ bỏ việc đề xuất nội dung nghiên cứu của mình vì vấn đề nêu
ra để nghiên cứu thì đã đƣợc các tác giả giải quyết 1 cách thỏa đáng.
Chú ý: Không đƣợc coi nhẹ khâu thu thập tƣ liệu khoa học hoặc chỉ xem qua một
vài tài liệu và làm việc theo một định hƣớng chủ quan của mình. Những công trình nhƣ vậy
thƣờng không đủ tính thuyết phục hoặc lặp lại những nghiên cứu trƣớc đây, ít tính hiệu quả.
2.2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.2.1- Tại sao phải phân tích vấn đề?
Trƣớc khi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu nhất thiết phải phân tích vấn đề
nghiên cứu, bởi vì công việc này sẽ giúp chúng ta:
- Định rõ hƣớng cần tập trung trong vấn đề nghiên cứu .
- Làm rõ các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Giúp quyết định trọng tâm và phạm vi nghiên cứu.
2.2.2- Các bƣớc phân tích vấn dề:
a)- Bước 1- Làm rõ vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu thƣờng đƣợc các nhà quản lý, các chủ nhiệm đề tài đƣa ra lúc
đầu thƣờng ở dạng chung chung, ví dụ nhƣ:
Ví dụ 1: Tình hình chấn thƣơng nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong mấy năm gần

đây.
Ví dụ 2: Điều trị bệnh A
Khi vấn đề đƣợc nêu ra dƣới dạng chung chung nhƣ trên, không thể tiến hành
nghiên cứu ngay đƣợc vì không có phƣơng huớng cụ thể. Ta cần liệt kê tất cả các khía
cạnh có liên quan đến vấn đề theo kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân cũng nhƣ của
những ngƣời cùng tham gia nghiên cứu hoặc những ngƣời quan tâm và hiểu biết về vấn
đề này.
Chẳng hạn, từ vấn đề đƣợc nêu ra một cách chung chung ở ví dụ 1, ngƣời nghiên
cứu có thể liệt kê ra 1 số vấn đề cụ thể nhƣ sau:
Số lƣợng bệnh nhân tăng nhanh.
Số bệnh nhân tử vong cao hơn hẳn các năm trƣớc.
Mức độ chấn thƣơng nặng hơn.
Các loại nguyên nhân ngày càng phong phú hơn.
b)- Bước 2 - Cụ thể hoá và mô tả rõ hơn vấn đề, xác định mấu chốt, lựa chọn trọng
tâm và lượng hoá vấn đề
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, cần phải mô tả vấn đề theo 3 khía cạnh dƣới
đây:
- Bản chất của vấn đề là gì?


- Sự phân bố của vấn đề: Ai (hoặc cái gì) ảnh hƣởng ai (hoặc cái gì)? Khi nào? Bao
giờ?
- Tầm cỡ của vấn đề: Có rộng lớn không? Có quan trọng không? Hậu quả (hay hiệu
quả) ra sao?
Trong ví dụ 1 ở trên, ngƣời nghiên cứu có thể xác định trọng tâm nghiên cứu là: Số
tử vong cao hơn hẳn các năm trƣớc.
c)- Bước 3 - Phân tích vấn đề
Để có thể có đƣợc 1 cái nhìn tổng thể về toàn bộ vấn đề thì cần phân tích để xác
định đƣợc các yếu tố đóng góp vào vấn đề, làm rõ mối quan hệ giữa vấn đề nghiên cứu và
các yếu tố ảnh hƣởng. Trên cơ sở đó chúng ta có thể vẽ ra đƣợc 1 sơ đồ phân tích vấn đề.

Các bƣớc để lập ra 1 sơ đồ có thể gồm có:
- Xác định trọng tâm.
- Xác định các yếu tố trực tiếp liên quan đến vấn đề
- Biểu diễn mối quan hệ giữa vấn đề nghiên cứu với các yếu tố liên quan cũng nhƣ
mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan với nhau. Với các nghiên cứu mô tả thì ngƣời ta
thƣờng chỉ dừngviệc phân tích vấn đề ở mức độ này.
- Phát hiện thêm những yếu tố liên quan gián tiếp, tìm ra những nguyên nhân sâu xa
của vấn đề, từ đó lựa chọn biện pháp can thiệp cho thích hợp để giải quyết vấn đề.
Chú ý:
- Để hình thành sơ đồ vấn đề nghiên cứu cần có sự hiểu biết đầy đủ về toàn bộ vấn
đề, cần tham khảo ý kiến của những ngƣời có kinh nghiệm và hiểu biết trong các lĩnh vực
có liên quan, có nhƣ vậy, sơ đồ mới tránh đƣợc sự phiến diện, chủ quan và mới có tính
khoa học và thực tiễn.
- Sau khi phân tích vấn đề nghiên cứu, nếu thấy vấn đế phức tạp và có nhiều yếu tố
liên quan, ta cần xác định và vạch ra giới hạn cho các chủ đề nghiên cứu nhỏ hơn. Nếu sau
khi giới hạn vẫn thấy còn nhiều chủ đề nghiên cứu thì cần lựa chọn nghiên cứu theo các
tiêu chuẩn ƣu tiên.
2.3. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐỂ ƢU TIÊN CHỌN ĐỀ TÀI
Đôi khi ngƣời nghiên cứu thƣờng đứng trƣớc 1 số ý tuởng khoa học cần đƣợc làm
sáng tỏ, vì vậy họ phải ƣu tiên lựa chọn lấy 1 đề tài nghiên cứu. Mặt khác, ngay khi ngƣời
nghiên cứu chỉ đƣa ra 1 chủ đề nghiên cứu thì vẫn cần phải xét để lựa chọn ƣu tiên giữa
nghiên cứu của ngƣời này với nghiên cứu của ngƣời kia. Thậm chí ngay cả khi chỉ đứng
trƣớc 1 vấn đề của 1 ngƣời đƣa ra cũng vẫn phải xét xem có cần ƣu tiên cho nghiên cứu đó
hay không.
Vì vậy việc lựa chọn này cần đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng. Thƣờng có nhiều tiêu chuẩn
khác nhau để ƣu tiên lựa chọn, đồng thời ngƣời ta cũng đã đƣa ra thang điểm để lƣợng giá
sự ƣu tiên lựa chọn một chủ đề nghiên cứu:


2.3.1- Tính xác đáng (Relevance)

Chủ đề nghiên cứu thực sự cần đƣợc ƣu tiên với một số câu hỏi đƣợc nêu ra để giải
đáp dƣới đây:
* Phạm vi của vấn đề có lớn không?
* Ai là ngƣời mắc bệnh?
* Tính trầm trọng của vấn đề đó là ở chỗ nào?
* Vấn đề đó có cần thiết đến mức phải can thiệp không?
Sau khi giải đáp thoả đáng 4 câu hỏi trên, ngƣời ta tiến hành cho điểm để đánh giá
tính xác đáng của vấn đề nghiên cứu với thang điểm cho tiêu chuẩn này đƣợc tính nhƣ sau:
0 = Không xác đáng
1= Xác đáng
2 = Rất xác đáng
2.3.2- Tránh lặp lại (Avoidance of duplication)
Trƣớc khi quyết định thực hiện một nghiên cứu, điều quan trọng là phải biết vấn đề
nghiên cứu đó đã có ai nghiên cứu chƣa, nghiên cứu ở khu vực nào, trong điều kiện nào,
kết quả đạt đƣợc tới đâu,....
Thang điểm cho tiêu chuẩn này đƣợc tính nhƣ sau:
0 = Đã có sẵn những thông tin một cách đầy đủ
1 = Đã có một số thông tin nhƣng phần lớn còn lu mờ
2= Không sẵn có những thông tin làm cơ sở giải quyết vấn đề.
2.3 3- Tính khả thi (Feasibity)
Khi tiến hành nghiên cứu phải đặc biệt chú ý đến cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn
tài chính có thể có và đƣợc sử dụng và lực lƣợng cán bộ khoa học có thể tổ chức lại để thực
hiện đề tài. Trong đó ngƣời ta thƣờng quan tâm đến những cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ
đã có từ trƣớc. Nhƣ vậy có thể hạ thấp đƣợc giá thành của nghiên cứu. Những điều kiện này
sẽ đảm bảo tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
Thang điểm cho tiêu chuẩn này đƣợc tính nhƣ sau:
0 = Nghiên cứu không thể khả thi dựa vào nguồn vốn (nhân, vật lực, trang thiết bị
kỹ thuật) sẵn có.
1 = Nghiên cứu có tính khả thi dựa vào các nguồn vốn sẵn có.
2 = Nghiên cứu rất khả thi dựa vào các nguồn vốn sẵn có.

2.3.4- Sự chấp nhận của chính quyền và cơ quan quản lý đề tài (Political
acceptability)
Mọi nghiên cứu đều phải căn cứ vào chiến lƣợc phát triển Khoa học công nghệ
của cả nƣớc, của ngành trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội để lựa
chọn đề tài nghiên cứu, có thể góp phần giải quyết 1 vấn đề nào đó theo nhu cầu của
ngành, của khu vực,.. .. Có nhƣ vậy đề tài mới có thể dễ đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc xét


hỗ trợ kinh phí, các cấp chính quyền sẽ tạo điều kiện th uận lợi cho phép triển khai
nghiên cứu..
Thang điểm cho tiêu chuẩn này đƣợc tính nhƣ sau:
0 = Chủ đề không đƣợc sự chấp nhận của các nhà lãnh đạo
1 = Chủ đề đƣợc chấp nhận có mức độ của các nhà lãnh đạo
2 = Chủ đề đƣợc chấp nhận hoàn toàn.
2.3.5-Tính ứng dụng của các kết quá có thể đạt đƣợc (Applicability)
Khi xem xét giá trị của nghiên cứu là không thể không quan tâm đến ý nghĩa thực tiễn
của đề tài. Nhất là trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay thì những để tài nghiên cứu ứng dụng,
nghiên cứu triển khai luôn luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ. Ngay cả với
những nghiên cứu cơ bản cũng cần xét đến tính ứng dụng của các kết quả có thể đạt đƣợc.
Chúng ta cần phải trả lời một số câu hỏi khi lựa chọn nghiên cứu:
- Liệu những thông tin thu thập đƣợc từ nghiên cứu này có giúp gì cho việc cải
thiện sức khoẻ nhân dân không?
- Ai sẽ sử dụng những kết quả của nghiên cứu này?
- Những kết quả nghiên cứu này sẽ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào?
Thang điểm cho tiêu chuẩn này đƣợc tính nhƣ sau:
0 = Chủ đề không có cơ hội ứng dụng.
1 = Chủ đề có một vài cơ hội để ứng dụng.
2 = Chủ đề có cơ hội tốt để ứng dụng.
2.3.6-Tính bức thiết của vấn đề nghiên cứu (Urgency)
Khi các nhà quản lý làm kế hoạch hoạt động Khoa học công nghệ, thƣờng phải gắn

liền với kế hoạch của các ngành, cơ quan, các cấp chính quyền. Có những kế hoạch KHCN
mang -tính chiến lƣợc cho một giai đoạn, trên cơ sở đó có thể hoạch định ra những kế
hoạch cụ thể cho từng năm, 2 năm, 2-5 nãm,...
Vậy nghiên cứu này có cấp thiết cho các kế hoạch trên không? Có cấp thiết trƣớc
nhu cầu hay trƣớc một vấn đề nào đó của thực tiễn khách quan hay không?
Khi xác định tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu cũng cần lƣu ý đến khả năng
hoàn thành đề tài trong khoảng thời gian là bao lâu?
Thang điểm cho tiêu chuẩn này đƣợc tính nhƣ sau:
0 = Thông tin không đòi hỏi tính cấp thiết.
1 = Các thông tin cần đƣợc sử dụng ngay nhƣng không loại trừ sau đó một vài tháng.
2 = Các số liệu rất cần thiết cho việc quyết định những giải pháp.
2.3.7- Sự chấp nhận đạo đức (Ethical acceptability)
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học phải luôn luôn đƣợc coi trọng. Trong
mỗi một nghiên cứu, nhất là những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, những nghiên cứu can
thiệp, những nghiên cứu về một thuốc mới, về một phác đồ điều trị mới, ... cần phải xét đến
vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.


Trong những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, ngƣời nghiên cứu cần
cân nhắc xem có gì nguy hại, có gì thiệt thòi cho những bệnh nhân đƣợc xếp vào lô đối
chứng hay không và do vậy mà phải lựa chọn hƣớng nghiên cứu để có thể trả lời là: không!
Ngƣợc lại cũng cần phải đặt vấn đề an toàn cao nhất cho những đối tƣợng đƣợc áp dụng
một phác đồ điều trị mới hay một thuốc mới,...
Thang điểm cho tiêu chuẩn này đƣợc tính nhƣ sau:
0 = Ở đây có vấn đề đạo đức lớn, không đƣợc cộng đồng chấp nhận, cần đƣợc quan
tâm xem xét lại.
1 = Có một vấn đề nhỏ về đạo đức.
2 = Không có vấn đề gì về đạo đức
Chú ý: Khi lựa chọn ƣu tiên nghiên cứu cần đặc biệt cân nhắc một số điểm sau
- Nếu đã có 1 trong 7 tiêu chuẩn trên chỉ đạt 0 điểm thì đề cƣơng nghiên cứu cũng

cần thiết phải xem xét lại.
- Thông tin này liệu có ích cho cải thiện tình hình?
- Ai sẽ sử dụng những kết quả nghiên cứu này?
- Những kết quả này sẽ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào?
- Liệu việc đề tài đƣợc thực hiện trong 1 khoảng giới hạn về thời gian, kinh phí, vật
tƣ, nhân lực,... là có khả thi hay không?
- Đã có thông tin liên quan đến nghiên cứu hay chƣa? Độ tin cậy của thông tin đó?
- Có yếu tố nào đã từng đƣợc nghiên cứu? Có yếu tố nào cần nghiên cứu lại?
Nghiên cứu thêm về 1 khía cạnh nào đó.

3- PHƢƠNG PHÁP ĐẶT VẤN ĐỀ
3.1 LÀ PHẦN ĐẦU TIÊN CỦA ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU
Mở đầu cho mọi đề cƣơng nghiên cứu bao giờ cũng là ―Đặt vấn đế‖. Đây là phần
rất quan trọng vì:
- Là cơ sở để phát triển các phần khác của bản đề cƣơng nghiên cứu.
- Tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu tìm kiếm thông tin về nghiên cứu khác có thể
có ích cho nghiên cứu của mình.
- Cán bộ nghiên cứu có thể trình bày một cách hệ thống, rõ ràng về lý do nghiên
cứu và những hy vọng kết quả sẽ đạt đƣợc qua nghiên cứu.
3.2- NHỮNG THÔNG TIN NÀO CẦN NÊU TRONG PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
3.2.1- Tóm tắt tình hình chung
Mô tả bối cảnh của vấn đề cần nghiên cứu và cần nêu ra một vài con số thống kê có
tính chất minh hoạ.
3.2.2- Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc


Cần phải mô tả tóm tắt các nghiên cứu ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài mà chúng có
liên quan đến đề tài dự kiến nghiên cứu. Nếu là các biện pháp can thiệp đã đƣợc nghiên cứu
thì nêu rõ kết quả, lý do nghiên cứu tiếp? - Trong đó có cả những điểm còn bỏ ngỏ từ các
nghiên cứu trƣớc đó.

3.2.3 Sự cần thiết, tầm quan trọng của nghiên cứu
Mô tả đẩy đủ bản chất của vấn đề, tầm cỡ của vấn đề (Phạm vi nghiên cứu có rộng
không? Nghiên cứu có quan trọng? Có hiệu quả nhƣ thế nào?).
Mô tả sự phân bố của vấn đề (Ai, ở đâu chịu ảnh hƣởng? Khi nào? Bao lâu? Hậu
quả của ảnh hƣởng? Liên hệ với hệ thống y tế nhƣ thế nào?)
3.2.4 Nêu vấn đề
Phân tích các yếu tố liên quan chính, để thuyết phục ngƣời đọc rằng ―những dẫn
liệu và hiểu biết sẵn có là không đủ để giải quyết vấn đề‖.
3.2.5 Mô tả loại kết quả
Nêu tóm tắt những kết quả dự kiến đề tài sẽ thu đƣợc, cách sử dụng kết quả này để
giải quyết vấn đề.
3.2. 6. Danh sách ngắn các khái niệm
Nếu có những khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu thì có thể đƣa vào trong
phần đặt vấn đế (trong 1 số nghiên cứu, nếu thấy cần thiết).

4- PHƢƠNG PHÁP NÊU GIẢ THUYẾT
Trong mỗi nghiên cứu thƣờng phải nêu ra 1 hoặc 1 số giả thuyết của nghiên cứu đó
(Hypotheses of the study). Việc nêu giả thuyết thƣờng dựa vào kinh nghiệm của bản thân
nhà nghiên cứu cùng với những kết quả thu đƣợc trong quá trình chọn đề tài ở trên và rồi
nhà khoa học lại đi tìm cách để kiểm định nó.
Khi nêu giả thuyết của đề tài bao giờ cũng cần chú ý tới mục đích của nghiên cứu.
Giả thuyết cũng luôn có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu bởi vì các giả thuyết này cần
đƣợc nêu ra để định hƣớng cho nghiên cứu.
Để cho đề tài có tính khả thi, có thể nghiệm thu đúng kế hoạch thì số lƣợng giả
thuyết cần kiểm định trong mỗi đề tài có thể chỉ có 1 hoặc có nhiều hơn, nhƣng không nên
quá nhiều. Số lƣợng giả thuyết cần kiểm định trong mỗi đề tài cũng còn phụ thuộc vào quy
mô tổ chức nghiên cứu, khả năng, của cơ quan chủ trì, khả năng của chủ nhiệm đề tài và
các cộng sự.
Vì chỉ là nêu giả thuyết nên khi viết nó thì thƣờng phải dùng các từ, cụm từ hoặc
câu có tính chất giả định trong mỗi một giả thuyết.

Ngƣời ta thƣờng nêu các giả thuyết dƣới 2 loại là: giả thuyết nhân quả và giả thuyết
thống kê.
Trong đó loại giả thuyết nhân quả luôn luôn đƣợc trú trọng. Trong mỗi giả thuyết
loại này cần nêu rõ cả phần nguyên nhìn và phần hậu quả.


* Dƣới đây là một số ví dụ mô phỏng về giả thuyết:
- Có thể tình hình bệnh A ở Thái Bình đã giảm so với 10 năm trƣớc đây.
- Có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh A nhờ biện pháp can thiệp B.
- Tinh hình bệnh A tăng có lẽ do yếu tố Y.
- Nếu có Z thì có thể dẫn tới tăng D một cách rõ rệt.
* Chúng tôi xin nêu ra đây 1 ví dụ cụ thể:
Từ tháng 4-8/1998 với sự giúp đỡ của WHO và Bộ Y tế, Trƣờng Đại học Y Thái
Bình đã chủ trì tiến hành đề tài ―Evaluation of anli - malaria activites at the communal level
along the Viet Nam - Lao bordder‖, trong đề cƣơng nghiên cứu đã nêu ra 1 số giả thuyết
nghiên cứu của đề tài là:
- Có thể trong kế hoạch đầu tƣ phòng chống sốt rét (PCSR) còn 1 số điểm chƣa sát
với nhu cầu thực tế đồng thời trong quá trình thực hiện lại không đúng kỳ hạn do vậy mà
đầu tƣ tại cộng đồng có lúc thiếu, có lúc lại thừa.
- Có thể mạng lƣới cán bộ, cộng tác viên xã, thôn còn quá mỏng, chƣa đƣợc đào tạo,
đào tạo lại một cách đầy đủ, điều kiện làm việc không thuận lợi do vậy phần lớn cán bộ
không đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác.
- Có thể phần lớn ngƣời trƣởng thành chƣa hiểu rõ về nguyên nhân, tác hại và
phƣơng pháp phòng chống sốt rét do vậy họ chƣa tích cực tham gia phòng chống sốt rét.
- Có thể có 1 số yếu tố kiến thức, văn hoá xã hội môi trƣờng phản ánh tình trạng
nghèo nàn lạc hậu ở vùng biên giới đã cản trở hiệu quả của chƣơng trình PCSR.
5- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
5.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU LÀ GÌ?
Mục tiêu của một nghiên cứu chính là phần tóm tắt nhất những gì mà nghiên
cứu mong muốn đạt đƣợc.

Mục tiêu cần liên quan chặt chẽ với phần đặt vấn đề. Mục tiêu phải phù hợp với tên đề
tài, với nhiệm vụ của công trình. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, công tác nghiên cứu khoa
học là một quá trình khó khăn phức tạp, không phải muốn sao đƣợc vậy, cho nên có khi ta cũng
phải điều chỉnh mục tiêu cho thích hợp khi có vấn đề mới nảy sinh trong quá trình nghiên cứu.
Mục tiêu phải đƣợc xác định sao cho phù hợp với với nội dung và khả năng giải
quyết của đề tài, không thể nêu ra mục tiêu theo ý muốn chủ quan mà nội dung và khả năng
của đề tài không thể giải quyết đƣợc.
Mỗi đề tài nghiên cứu bao giờ cũng cần đƣa ra đƣợc:
a)- Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung còn đƣợc coi là mục tiêu tổng quát của đề tài, nên nêu khái quát
điều mà nghiên cứu mong muốn đạt đƣợc. Có thể tách mục tiêu tổng quát thành các phần
nhỏ hơn, liên quan với nhau 1 cách logic. Các phần này có thể coi là các mục tiêu cụ thể.
b)- Các mục tiêu cụ thể:


Các mục tiêu cụ thể cần đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ những khía cạnh khác
nhau của vấn đề và các yếu tố chủ yếu đƣợc cho là ảnh hƣởng đến hoặc gây ra vấn đề đó
nhƣ đã xác định trong phần đặt vấn dề
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu có thể chia thành 3 nhóm chính
* Nhóm 1: các mục tiêu nghiên cứu để lƣợng hoá vấn đề.
* Nhóm 2: các mục tiêu nghiên cứu để cụ thể hoá vấn đề.
* Nhóm 3: các mục tiêu nghiên cứu để khuyến nghị và giải pháp.
5.2

CÁCH NÊU MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Cần chú ý đảm bảo cho mục tiêu nghiên cứu có thể:
- Đề cập đến tất cả các khía cạnh của vấn đề và các yếu tố liên quan một cách ngắn
gọn, mạch lạc và logic.
- Dùng các thuật ngữ rõ ràng, cụ thể, chỉ rõ ta sắp làm gì, ở đâu, và để làm gì ...

- Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu.
- Bao giờ cũng sử dụng các động từ hành động trong câu (VD: xác định, so sánh,
tính toán, mô tả, thiết lập, đánh giá,...), tránh các từ chung, trừu tƣợngnhƣ tìm hiểu, nghiên
cứu,.....
5.3

ĐẶT TÊN CHO ĐỂ TÀI

Sau khi đã xây dựng song mục tiêu nghiên cứu ta mới có thể đặt tên cho đề tài
nghiên cứu của mình. Tên đề tài nên gắn với mục tiêu tổng quát.
Tên đề tài phải đƣợc nêu ra một cách cụ thể, ngắn gọn, chính xác và khái quát bao
hàm đƣợc nội dung nghiên cứu, không nêu ra một cách dài dòng, kể lể và cũng không nêu
ra những đầu đề trống rỗng, hoa mỹ, không phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi tên đề tài nêu ra lúc đầu chỉ có định hƣớng, trong
quá trình tiến hành nghiên cứu lại nảy sinh ra vấn đề mới, do đó phải điều chỉnh lại tên đề
tài ở mức độ nhất định để phù hợp với nội dung nghiên cứu.

6- PHƢƠNG PHÁP TRÌNH BẦY NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
6 . 1 - MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG
Muốn thực hiện đề tài nghiên cứu, cần phải xác định rõ những nội dung nghiên cứu
cần thiết phải làm. Trƣớc mỗi nội dung nghiên cứu lại phải xác định đƣợc phƣơng pháp
nghiên cứu của nó, phải xác định những căn cứ khoa học, những chỉ số và thông số, số liệu
có liên quan trực tiếp và gián tiếp cần phải thu thập và tìm hiểu.
Mỗi một nội dung có thể có nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, vì vậy cần phải xác
định những phƣơng pháp nghiên cứu chính và những phƣơng pháp kèm theo. Việc này là
cực kỳ quan trọng, nếu xác định đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp thì công trình
nghiên cứu sẽ thành công, nếu phƣơng pháp nghiên cứu không thích hợp thì kinh phí và
công sức đầu tƣ cho công trình sẽ là vô ích, hoặc sẽ dẫn đến những kết quả giả tạo, hoặc chỉ
là những hiện tƣợng bề ngoài.



Mỗi nghành khoa học sẽ có những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học riêng; Các
nghành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học y dƣợc sẽ có
những phƣơng pháp tiếp cận vấn đề và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học mang tính đặc
thù chủ yếu.
Cần phải biết kết hợp một cách thông minh với những phƣơng pháp có liên quan, để
hỗ trợ, để minh họa cho những kết quả nghiên cứu đƣợc đầy đủ, hoàn hảo và đáng tin cậy
hơn. Dĩ nhiên là trong phƣơng pháp nghiên cứu phải bao hàm cả phƣơng pháp đối chứng
(nếu công trình cần có đối chứng).
Một điều cần phải chú ý, không nên nhầm nhầm lẫn phƣơng pháp nghiên cứu với
các biện pháp kỹ thuật. Mỗi phƣơng pháp nghiên cứu cần phải thực hiện hàng loạt các biện
pháp kỹ thuật. Khi đã xác định đƣợc phƣơng pháp rồi thì việc thực hiện nghiêm túc các
biện pháp kỹ thuật để thu thập tìm hiểu những căn cứ khoa học, những chỉ tiêu, những
thông số có liên quan một cách chính xác là điều rất quan trọng.
Những chỉ tiêu, thông số, số liệu thu lƣợm đƣợc là những căn cứ khoa học; qua quá
trình xử lý, tổng hợp, tác giả có thể miêu tả đƣợc bản chất của sự vật hoặc hiện tƣợng: cần
nghiên cứu, hoặc cũng có thể từ những kết quả nghiên cứu đã thu đƣợc mà suy luận ra
những vấn đề tìm hiểu, hoặc xa hơn nữa có thể đƣa ra những giả thuyết làm tiền đề cho
những công trình nghiên cứu tiếp theo.
6.2- CÁC PHẦN CẦN TRÌNH BẦY VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
6.2.1- Mô tả rõ về địa bàn nghiên cứu
Mỗi nghiên cứu cần nói rõ nghiên cứu ở đâu, những nét đặc trƣng nhất của địa bàn
nghiên cứu (điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, tự nhiên, đặc điểm dân số...)
Cũng cần nói rõ thời gian và không gian nghiên cứu. Sự mô tả này càng trở nên cần
thiết cho những đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian dài, hoặc ở nhiều vùng sinh
thái khác nhau.
6.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Cần mô tả rõ về đối tƣợng nghiên cứu, trong đó có những điểm chính cần mô tả là:
- Đối tƣợng nghiên cứu là ai? giới, tuổi (nếu cần có thể phải mô tả: đặc điểm sinh lý
nhƣ phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em tuổi dậy thì, sức khoẻ, nghề, địa chỉ,...)?

- Đối tƣợng nghiên cứu là cái gì ? Thời gian, không gian lấy mẫu (đặc điểm thời
tiết, đặc điểm môi trƣờng tự nhiên, xã hội?
- Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chia thành mấy nhóm (hoặc mấy lô).
- Các tham số quần thể (µ, δ2, δ, p,...)

6.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
a)- Mô tả thiết kế nghiên cứu:


Mỗi đề tài đều cần có một thiết kế nghiên cứu rõ ràng và phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu. Nếu có đƣợc một thiết kế đúng đắn và rõ ràng sẽ giúp ích cho quá trình tổ chức
nghiên cứu đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu.
b) Nêu rõ phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu
- Mô tả rõ về phƣơng pháp chọn mẫu, nếu quá trình chọn mẫu đƣợc tiến hành qua
nhiều giai đoạn thì nên vẽ sơ đồ chọn mẫu để ngƣời đọc dễ hiểu.
- Nếu trong nghiên cứu có nhiều nhóm đối tƣợng thì cần mô tả rõ phƣơng pháp
chọn mẫu cho từng nhóm đối tƣợng đó.
- Nêu công thức tính cỡ mẫu:
Trong một nghiên cứu có thể phải áp dụng 1 hay 1 số công thức tính cỡ mẫu cho
phù hợp với thiết kế nghiên cứu.
Cũng cần lƣu ý rằng ngay khi chỉ dùng 1 công thức tính cỡ mẫu nhƣng để chọn mẫu
cho phù hợp với mỗi chỉ tiêu, kỹ thuật hoặc mỗi bƣớc nghiên cứu thì cũng cần phải tính
toán cỡ mẫu dựa theo các thông số của từng chỉ tiêu, từng kỹ thuật nghiên cứu,...
c) Phương pháp thu thập số liệu
- Lựa chọn và mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu
- Mô tả các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong từng phƣơng pháp nghiên cứu.
d)

Phương pháp xử lý số liệu:


Cần mô tả rõ phƣơng tiện kỹ thuật để xử lý số liệu nghiên cứu. Ngày nay, phần lớn
các nghiên cứu đều đã xử lý số liệu trên máy vi tính, nhƣng cần nói rõ những ngôn ngữ nào
đƣợc sử dụng để lập trình xử lý số liệu trên máy vi tính (EPI-ìno, STATA,
SPSS,FOXPRO,....)
.
I
Nêu ra những công thức và những thông số áp dụng trong các công thức đó trong
quá trình tính toán, xử lý số liệu nghiên cứu:
- Tính các tham số mẫu (X, S2, S, p,...)
- Các tính toán về yếu tố liên quan: OR, RR, I
- Các phép so sánh thống kê?
7- PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của xây dựng kế hoạch nghiên cứu:
Là nhằm cụ thể hoá nội dung nghiên cứu thành các công việc cụ thể theo lịch trình
nghiên cứu, có sự phân công nhiệm vụ nghiên cứu một cách rõ ràng cho các thành viên
tham gia nghiên cứu, trong đó mỗi công việc cụ thể đều có dự kiến kết quả cụ thể phải đạt
đƣợc trong một khoảng thời gian đã đƣợc ấn định theo lịch trình nghiên cứu.
Ý nghĩa của xây dựng kế hoạch nghiên cứu:


- Giúp cho nhà khoa học dự kiến đƣợc các hoạt động cần thiết, các nguồn lực cần
thiết cho nghiên cứu, bao gồm cả nguồn nhân lực, kinh phí, phƣơng tiện, trang thiết bị và
thời gian nghiên cứu.
- Tạo cở sở cho việc dự toán kinh phí đề tài một cách phù hợp với nội dung nghiên
cứu.
- Lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn, thuận lợi khi triển khai nghiên cứu, tạo thế
chủ động trong nghiên cứu.
- Thống nhất các hoạt động giữa từng ngƣời, từng nhóm, tiết kiệm các nguồn lực,
đồng thời phát huy tối đa khả năng của mỗi cán bộ tham gia nghiên cứu.
7.1. XÁC ĐỊNH CHỦ NHIỆM, CỐ VẤN, CÁN BỘ THAM GIA CHÍNH

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, trƣớc hết phải xác định chủ nhiệm đề tài, những
ngƣời cộng tác và nơi thực hiện. Trong đó cần phải xác đinh rõ trách nhiệm của ngƣời
chủ trì và của từng cộng tác viên.
Cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của ngƣời chủ trì khác với ngƣời cố vấn.
Ngƣời chủ trì là linh hồn của ngƣời của quá trình nghiên cứu, có trách nhiệm đối với
thành công hay thất bại của công trình nghiên cứu. Ngƣời chủ nhiệm đề tài phải khởi
thảo ra bản đề cƣơng nghiên cứu, phải trực tiếp chỉ đạo các cộng tác viên hoặc trợ lý của
mình trong từng phần việc cụ thể và phải điều hoà phối hợp một cách nhịp nhàng ăn
khớp với nhau.
Trƣớc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thì Chủ nhiệm đề tài là ngƣời trực tiếp chịu
trách nhiệm về mọi phƣơng diện có liên quan đến đề tài.
Uy tín và kinh nghiệm là điều rất cần thiết của một nhà khoa học, nhƣng nếu chỉ
có thế thì chƣa đủ để làm nhiệm vụ chủ nhiệm một công trình nghiên cứu khoa học.
Ngƣời chủ nhiệm phải tổng hợp những tƣ liệu khoa học của các phần việc đã thu nhập
đƣợc và phải trực tiếp viết bản tổng kết khoa học của công trình nghiên cứu.
Còn cố vấn khoa học có thể đƣa ra những gợi ý hoặc những lời khuyên và không
có hoặc có rất ít trách nhiệm về đề tài nghiên cứu. Vì vậy ngƣời chủ nhiệm đề tài hay
một công trình nghiên cứu phải là ngƣời am hiểu vấn đề dự định nghiên cứu, phải có
những hiểu biết vững vàng về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và biết các điều hành
một công trình nghiên cứu.
Các cán bộ tham gia chính trong mỗi đề tài cần đƣợc lựa chọn kỹ và thƣờng phải
ổn định nhân sự trong quá trình nghiên cứu. Cần hạn chế việc thay đổi nhân sự để đảm
bảo tính đồng nhất về kỹ thuật trong quá trình nghiên cứu.
Nếu đề tài nghiên cứu có liên quan tới nhiều chuyên ngành thì trong số các cán
bộ tham gia chính phải đủ đại diện cho các chuyên ngành mà đề tài đang quan tâm.
Khi lựa chọn kỹ để có một đội ngũ cán bộ có chất lƣợng trong quá trình nghiên
cứu sẽ làm tăng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu thu đƣợc.
7.2 DỰ KIẾN CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP CHÍNH



Công trình nghiên cứu có thể do các nhà khoa học của nhiều đơn vị tham gia, do đó
phải phân công cụ thể cho từng đơn vị đó. Các cơ sở tham gia nghiên cứu cũng phải đƣợc
xem xét về cơ sở vật chất, kỹ thuật và khả năng cụ thể, không thể giao cho những cơ sở
khoa học nào đó tham gia những đề tài nghiên cứu mà các cơ sở này không đủ điều kiện
thực hiện, mặc dù họ có nguyện vọng (tha thiết trong nghiên cứu.
7.3

DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ ĐỂ TÀI

Để thực hiện một đề tài nghiên cứu, phải dự kiến đƣợc tiến độ của quá trình nghiên
cứu. Việc dự báo tiến dộ này chỉ là tƣơng đối nhƣng cần thiết. Nếu không dự báo tiến độ thì
có thể sảy ra hiện tuợng tuỳ tiện trong các nhà nghiên cứu, nhƣng trong quá trình nghiên
cứu có thể nảy sinh nhiều vấn đề mà trƣớc đó chƣa lƣờng hết đƣợc, cho nên tiến độ thời
gian không phải là một quy định máy móc.
Để xây dựng tiến độ đề tài cần phải chia quá trình tiến hành đề tài thành các phần
việc nhỏ, từ đó dự kiến khung thời gian bắt đầu và lúc kết thúc, phân công trách nhiệm
chính cho các cán bộ và cơ quan thực hiện, đồng thời dự kiến kết quả đạt đƣợc của phần
việc đó là gì.
Tiến độ thực hiện đề tài thƣờng đƣợc trình bầy bằng 2 cách dƣới đây:
a)- Bảng trình bầy tiến độ thực hiện đề tài
SỐ
TT

Nội dung
công việc

1

Thời gian
Ngƣời, cơ

Dự kiến
tiến hành
(Từ ... đến quan thực hiện kết quả đạt đƣợc
...)

2
........
..

Hiện nay, mẫu bảng tiến độ thực hiện đề tài trên đây thƣờng đƣợc dùng trong các đề
cƣơng nghiên cứu của các đề tài trong nƣớc, và đã đƣợc trình bầy trong nhiều tài liệu tập
huấn cho cán bộ làm công tác quản lý KHCN trong ngành Y tế và ngành Giáo dục & Đào
tạo.
b)- Biểu đồ về kế hoạch thực hiện đề tài
Ngƣời ta cũng có thể trình bầy kế hoạch nghiên cứu dƣới dạng biểu đồ GRANTT
(GRANNT chart). Đây là một công cụ của việc lập kế hoạch mà đƣợc biểu thị dƣới dạng
biểu đồ của các hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một khoảng thời gian tƣơng
ứng với mỗi hoạt động đó.
Số

Nội dung công Ngƣời, Cơ

Thời gian

tƣơng ứng


TT

việc


quan thực Tháng
hiện
1

Tháng
2

Tháng
3

Tháng
4

Tháng
5

Tháng
6

2
.....
4
5
6
8- DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI:
8.1 Ý NGHĨA
- Ƣớc tính đƣợc chi phí cho nghiên cứu để lo liệu tìm nguồn vốn.
- Phát hiện những công việc chƣa đƣợc ghi trong kế hoạch triển khai nghiên cứu
(dựa vào tính logic trong chỉ tiêu).

- Tìm các cách để chi phí cho nghiên cứu thấp nhất.
8.2- NHỮNG ĐIỂM CHÖ Ý KHI DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI:
Muốn thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, không thể không tính toán một
cách nghiêm túc về những điều kiện vật chất kỹ thuật và tài chính vì không có những điều
kiện này thì không thể nào tiến hành nghiên cứu đƣợc. Những điều kiện này phải đƣợc tính
toán một cách nghiêm túc, càng cụ thể càng tốt..
Phải xem xét, tính toán đầy đủ các khoản chi phí, hoá chất, súc vật thí nghiệm , đối
tƣợng nghiên cứu, máy móc chuyên dùng, kể cả cơ sở điện nƣớc, phòng thí nghiệm ...
Cũng không nên quên những khoản sử dụng bất thƣờng khác và cuối cùng là phải
tìm nguồn và khả năng cung cấp các điều kiện kỹ thuật khác, phải tìm từ nhiều nguồn vì
nhiều khi một nguồn thƣờng không đủ đáp ứng cho công trình nghiên cứu.
Việc dự toán kinh phí đề tài cần phải diễn giải 1 cách cụ thể cho từng nội dung công
việc, cho từng giai đoạn nghiên cứu và phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của
Nhà nƣớc hiện hành.
8.3. DỰ TOÁN KINH PHÍ NHƢ THẾ NÀO
- Dựa vào các hoạt động đƣợc liệt kê trong bản kế hoạch triển khai nghiên cứu.
- Tính giá thành cho mỗi hoạt động theo ngày công đã dự trù.
- Tính giá thành cho các chi phí hỗ trợ để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ đề ra (nhƣ đi
lại, trang thiết bị cần thiết, thuốc men, hoá chất, giấy bút,...)
- Dự kiến nguồn kinh phí hổ trợ cho từng hoạt động (tại chỗ, tuyến trên cấp, xin tài
trợ từ các tổ chức,...)
- Nên có một khoản dự trữ phát sinh (khoảng 5% kinh phí dự trù).
- Cân nhắc các giải pháp khác nhau để triển khai nghiên cứu sao cho có hiệu quả
cao nhất.
- Cần có phần giải thích cho việc dự trù trên để ngƣời đọc hiểu rõ hơn.


8.4- CÂN NHẮC ĐỂ HẠ GIÁ THÀNH NGHIÊN CỨU
Việc lựa chọn để đƣa ra những giải pháp nhằm hạ giá thành nghiên cứu là vấn đề rất
đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu, nó làm tăng tính khả thi cho các đề tài nghiên cứu.

Chính vì vậy mà nó luôn luôn thu hút đƣợc sự quân tâm của các nhà đầu tƣ và của các cơ
quan quản lý khoa học.
Có thể cân nhắc để hạ giá thành nghiên cứu với một số giải pháp dƣới đây:
- Chọn đối tƣợng hợp tác trong nghiên cứu: Ngƣời ta thƣờng lựa chọn để hợp tác
với những cơ quan có khá đầy đủ những phƣơng tiện kỹ thuật có thể phục vụ cho nghiên
cứu để hạn chế những mua sắm mới. Việc lựa chọn cán bộ tham gia nghiên cứu (nhƣ điều
tra viên, giám sát viên, trợ lý nghiên cứu, ...) cũng đƣợc ƣu tiên hợp tác với những ngƣời đã
có kinh nghiệm trong những nghiên cứu trƣớc đó, đã qua những lớp tập huấn, đào tào từ 1
số nghiên cứu trƣớc có liên quan tới nghiên cứu này.
- Tăng cƣờng sử dụng các nguồn lực sẵn có từ địa phƣơng: nhƣ vậy có thể tiết kiệm
đƣợc các chi phí đi đƣờng, số ngày công cũng giảm xuống (không phải tính công trong thời
gian đi đƣờng),...
-Kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong nghiên cứu, đảm bảo chi đúng nội dung công
việc phục vụ cho nghiên cứu. Chủ nhiệm đề tài kiên quyết xuất toán những khoản chi tiêu
của cán bộ tham gia nghiên cứu mà không phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
8.5- NHỮNG NỘI DUNG CHI CẦN DIỄN GIẢI
Hiện nay, việc dự toán kinh phí trong bản mẫu đề cƣơng cho các đề tài trong
nƣớc thƣờng đƣợc đƣợc giải trình theo 5 khoản chi dƣới đây:
Bảng: Dự toán kinh phí thực hiện đề tài
Trong đó
Số
TT

Nguồn
kinh phí

Tổng Thuêkhoán Nguyên vật
Xây dựng,
Thiết bị
số

chuyên
liệu, năng
sửa chữa
máymóc(3)
môn (1)
lƣợng (2)
nhỏ (4)

Tổng
số: . . . . .
Trong đó:
-Ngân sách . . . . .
-Vốn tín dụng . . . . .
-Vốn tự có
.....
Thu hồi
.....

.......

Chi
khác
(5)

........ ......... ....... ......

....... ........
....... ........
....... ........
........ ........


.........
.........
........
........

........
........
........
........

......
......
......
......

Các khoản chi trên cần đƣợc giải trình một cách cụ thể, phù hợp với thời giá
và các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc về vấn đề tài chính.
8.2.1 Chi thù lao và thuê khoán chuyên mòn


Phần này (cột 1) cần dự tính cụ thể ra số ngƣời tham ra rồi tính ra số ngày
công để nhân với số tiền chi cho 1 ngày công.
Chi thù lao đƣơc tính cho những ngƣời không có lƣơng: ngƣời làm hợp đồng,
các cộng tác viên địa phƣơng, ngƣời dẫn đƣờng, phiên dịch,...
Chi thuê khoán chuyên môn theo khâu việc đƣợc tính cho các cán bộ nghiên
cứu đã hƣởng lƣơng.
8.2.2 Chi mua nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, năng lƣợng, mua
sách, tài liệu. . .
Phần này (cột 2) cần tính cụ thể cho từng loại mặt hàng, qui cách chất lƣợng,

giá đơn vị, số lƣợng, thành tiền của từng mặt hàng.
8.2.3 Dự trù thiết bị, máy móc chuyên dùng
Phần này bao gồm mua thiết bị công nghệ, mua thiết bị thử nghiệm, đo
lƣờng, khấu hao thiết bị, thuê thiết bị, vận chuyển lắp đặt, ....
Ở đây cũng cần tính cụ thể cho từng loại mặt hàng, qui cách chất lƣợng, giá
đơn vị, số lƣợng, thành tiền của từng mặt hàng.
Nhƣng cũng cần lƣu ý đến 1 thực tế rằng để giảm giá thành nghiên cứu, các
nhà đầu tƣ, quản lý thƣờng lựa chọn để giao đề tài cho những đơn vị, cơ quan nào
đã có đầy đủ thiết bị, máy móc hoặc có thể tự góp vốn đ ể mua thiết bị, máy móc.
Thông thƣờng, trong các đề tài có nguồn vốn thấp nhƣ đề tài cấp Bộ, cấp
tỉnh, cấp cơ sở, ngƣời ta ít khi đƣa dự toán này vào kinh phí của đề tài
8.2.4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ
Cần tính cụ thể diện tích xây dựng, sửa chữa, đơn giá,....
Trong các đề tài KHCN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở, cũng ít thấy ngƣời ta
đƣa dự toán này vào kinh phí của đề tài
8.2.5 Chi phí khác
Các chi phí khác bao gồm công tác phí, quản lý phí cơ sở, văn phòng phẩm,
dịch thuật, phí bƣu điện, chi cho kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu
Trên đây chúng tôi chỉ xin trình bầy một số vấn đề về ―Phƣơng pháp chuẩn
bị một bản đề cƣơng nghiên cứu khoa học‖. Còn trong thực tế, trƣớc khi nhà nghiên
cứu dự định viết 1 bản để cƣơng nghiên cứu khoa học để đăng ký với các cơ quan
quản lý đề tài hoặc các nhà đầu tƣ để họ xét duyệt, thì cần tham khảo kỹ những bản
mẫu đề cƣơng, và những yêu cầu khác của họ.


GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỂ CÁC LOẠI
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
HAI LOẠI THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
Có hai loại thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cơ bản: nghiên cứu quan sát
(observational study) và nghiên cứu can thiệp (interventional study)

- Nghiên cứu quan sát: là loại nghiên cứu mà nhà nghiê n cứu không hề tác
động gì vào hiện tƣợng mình quan tâm mà chỉ đơn thuần quan sát hiện tƣợng đó mà
không can thiệp gì.
Nghiên cứu quan sát đƣợc chia làm hai loại dựa trên tính chất của sự quan
sát: quan sát mô tả (descriptive study) và quan sát phân tích (analytic study).
Các thiết kế mô tả thƣờng chỉ quan tâm đến việc mô tả bệnh cùng với một
(hay một số) yếu tố đƣợc cho là nguy cơ để tìm ra các mối liên quan có thể là kết
hợp nhân quả tại một thời điểm nên chỉ có giá trị để hình thành giả thuyết.
Các thiết kế phân tích quan tâm đến cả quá trình diễn biến của mối liên hệ
giữa nhân và quả và thƣờng tập trung đi sâu vào q uan sát và phân tích một kết
hợp nhân - quả. Vì thế nghiên cứu phân tích thƣờng đi sâu nghiên cứu mô tả để
kiểm định giả thuyết nhân quả mà nghiên cứu mô t ả đã hình thành. Và trong
các loại thiết kế quan sát dịch tễ học thì chỉ có nghiên cứu phân tích mới đƣợc phép
kết luận về giả thuyết nhân quả.
- Nghiên cứu can thiệp: Nghiên cứu can thiệp hay nghiên cứu thực nghiệm là
loại nghiên cứu mà để kiểm định giả thuyết nhân quả, nhà nghiên cứu can thiệp vào
hoặc tạo ra yếu tố đƣợc coi là nguyên nhân rồi theo dõi, ghi nhận kết quả của can
thiệp đó và phân tích mối quan hệ giữa nhân và quả đó.
1. NGHIÊN CỨU QUAN SÁT
1.1 CÁC LOẠI THIẾT KẾ QUAN SÁT MÔ TẢ:
Mục đích của một nghiên cứu mô tả dịch tễ học:
- Để xây dựng nên một giả thuyết nhân-quả (chứ không chứng minh đƣợc
tính nhân-quả).
- Phải mổ tả đƣợc cả bệnh và một hay nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh
- Dựa trên cách thu thập thông tin, có thể chia thành 2 loại thiết kế cơ bản:


1.1. Mô tả dựa trên dữ kiện chung của quần thể ( nghiên cứu tƣơng quan Correlational study)
Nhà nghiên cứu dựa trên những dữ kiện chung của quần thể để tìm ra mối liên
quan giữa yếu tố nguy cơ và bệnh. Đây thƣờng là những nghiên cứu dựa trên các số liệu

thống kê, tính toán.
Chẳng hạn nhƣ ngƣời ta tính tổng lƣợng thịt tiêu thụ hàng năm của một số nƣớc,
chia cho số dân để có để có lƣợng thịt tiêu thụ bình quân đầu ngƣời. Bên cạnh đó, lấy
tổng số ung thƣ đại tràng để tính tỷ lệ ung thƣ đại tràng trên 100.000 dân. Và ngƣời ta
nhận thấy, nƣớc nào có mức tiêu thụ thịt bình quân càng cao thì tỷ lệ ung thƣ đại tràng
càng cao.
1. 1.2 Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể:
Các nghiên cứu loại này thu thập dữ kiện từ từng cá thể rồi mới tập hợp lại thành
kết quả chung cho nghiên cứu (trừ nghiên cứu một trƣờng hợp). Các nghiên cứu mô tả
lâm sàng chủ yếu sử dụng phƣơng pháp này.
Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể bao gồm:
a )Mô tả hiện tượng lạ, hiếm gặp:
*-Mô tả một trƣờng hơp
- Đây là thiết kế nghiên cứu cơ bản của phƣơng pháp mô tả dịch tễ học dựa trên
dữ kiện thu thập từ từng cá thể.
- Là bệnh án chi tiết, tỉ mỉ, đầy đủ, do một hoặc nhiều thầy thuốc lâm sàng thực
hiện trên một bệnh nhân.
- Đòi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỉ mỉ, đặc biệt là về căn nguyên nghi ngờ của
bệnh và kết quả là phải có một hay nhiều giả thuyết nhân quả đƣợc hình thành.
*Mô tả một chùm bênh:
-Cũng tƣơng tự nhƣ mô tả một trƣờng hợp nhƣng để áp dụng mô tả cho một vài
trƣờng hợp cùng mắc một bệnh hay cùng có một hiện tƣợng sức khoẻ lạ, hiếm gặp.
- Mô tả một chùm bệnh có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn so với mô tả một
trƣờng hợp đơn độc.
b) Mô tả các bệnh hoặc hiện tượng sức khoẻ mà nhiều người mắc:
* Mô tả một loạt các trƣờng hợp


- áp dụng để mô tả một loạt các trƣờng hợp cùng mắc một bệnh hoặc có cùng
một hiện tƣợng sức khoẻ, thƣờng trong một giới hạn thời gian và không gian nhất định.

- Đây là loại nghiên cứu thường được sử dụng trong lâm sàng, trong các mô tả
bệnh viện, đặc biệt là trong những trường hợp không thể tiến hành chọn mẫu ngẫu
nhiên.
- Mục tiêu của nghiên cứu một loạt các trƣờng hợp thƣờng là để mô tả về bệnh đang
quan tâm. Sản phẩm thƣờng là tỷ lệ mắc từng triệu chứng, độ nhậy, độ đặc hiệu và giá trị
tiên đoán của các triệu chứng hoặc các bộ triệu chứng.
- Hạn chế của loại nghiên cứu này là phần suy lý thống kê bị hạn chế, kết quả
nghiên cứu khó có thể ngoại suy ra cho quần thể, chỉ trừ trƣờng hợp tiêu chuẩn chọn
bệnh nhân hết sức chặt chẽ để bệnh nhân trong nghiên cứu có thể đại diện cho một
quần thể nhất định.
* Nghiên cứu ngang
- Áp dụng để mô tả hiện tƣợng sức khoẻ và các yếu tố đƣợc cho là có liên
quan đến hiện tƣợng sức khoẻ đó của quần thể tại một thời điểm nhất định. Khác với
nghiên cứu một loạt các trƣờng hợp, đối tƣợng nghiên cứu không nhất thiết phải
mắc bệnh hoặc có yếu tố nguy cơ đang đƣợc quan tâm mà chỉ là nằm trong quần th ể
đƣợc quan tâm.
- Sản phẩm của nghiên cứu ngang thƣờng là tỷ lệ hiện mắc và các giả thuyết
nhân quả.
1.2- CÁC THIẾT KẾ QUAN SÁT PHÂN TÍCH
1.2.1- Nghiên cứu bệnh chứng (case-control study):
- Là nghiên cứu dọc hồi cứu
- Căn cứ trên một giả thuyết nhân quả, nghiên cứu bệnh chứng đƣợc thiết kế
nhằm so sánh và tìm sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh và không bệnh (nhóm chứng)
trong mối quan hệ với yếu tố đƣợc coi là "nhân".
- Điểm xuất phát của nghiên cứu bệnh chứng là bệnh. Đây cũng là đặc trƣng
nổi bật của loại nghiên cứu này. Xuất phát từ hiện tƣợng có hay không có bệnh đang
đƣợc quan tâm, ngƣời ta hồi cứu về việc phơi nhiễm với yếu tố bị nghi ngờ là
nguyên nhân của bệnh đó.
- Loại nghiên cứu này đƣợc sử dụng nhiều để kiểm định giả thuyết vì tƣơng đối dễ
thực hiện, không đòi hỏi thời gian theo dõi dài nhƣng khi thiết kế phải th ận trọng để

tránh sai lầm do việc không xác định đƣợc nhóm bệnh hoặc nhóm chứng, đặc biệt là
nhóm chứng và chú ý hạn chế sai số nhớ lại.
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG


×