Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành và yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

PHẠM THỊ LUÂN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN
CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN VŨ THƯ NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Bình – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

PHẠM THỊ LUÂN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN VŨ THƯ NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


Mã số: 8720701
Hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phí Đức Long
2. PGS.TS. Ngô Thị Nhu

Thái Bình – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình và hỗ trợ chân thành của các
thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những
người thân.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng ủy, Ban giám
hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, Phòng tổ chức cán bộ, Khoa y tế
công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng các thầy cô giáo đã nhiệt
tình giảng dạy, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS. Ngô Thị Nhu và TS. Phí Đức Long trường Đại học Y Dược Thái
Bình, những người thầy đã dành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để tôi hoàn thành bản luận văn này một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Huyện
Vũ Thư, các đồng nghiệp cùng các Điều Dưỡng viên đã giúp đỡ và tạo điều
kiện để tôi có thể hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã luôn bên tôi, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi trân trọng cảm ơn!

Thái Bình, tháng 06 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Thị Luân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa học,
chính xác, trung thực.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu khoa học nào.
Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Luân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Acquired immunodeficiency syndrome ( hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người)

AT

An toàn

BYT

Bộ Y tế


BN

Bệnh nhân

BKT

Bơm kim tiêm

CDC

Centre for Disease Control and Prevention ( trung tâm kiểm
soát và phòng chống bệnh tật)

CBYT

Cán bộ y tế

CI

Confidence Interval ( khoảng tin cậy)

ĐD

Điều dưỡng

ĐDV

Điều Dưỡng viên

HIV


human immunodeficiency virus infection (vi rút gây suy giảm
miễn dịch ở người)

HBV

Hepatitis B virus (vi rút viêm gan B)

HCB

Hepatitis C virus (vi rút viêm gan C)

KAP

Knowledge, attitude, practice (kiến thức, thái độ, thực hành)

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

Min

Nhỏ nhất

Max

Lớn nhất

Mean


Trung bình

NVYT

Nhân viên y tế

NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

OR

Odds ratio (tỷ suất chênh)


SD

Độ lệch chuẩn

SL

Số lượng

TM

Tĩnh mạch


TAT

Tiêm an toàn

TYT

Trạm y tế

TT

Thông tư

WHO

World health Organitation ( Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Đại cương về tiêm an toàn ..................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa về tiêm và tiêm an toàn ........................................................ 3
1.1.2. Quy trình kỹ thuật tiêm ........................................................................... 3
1.1.3. Mục đích và các tiêu chuẩn đánh giá mũi tiêm an toàn .......................... 7
1.1.4. Những hành vi có nguy cơ dẫn đến tiêm không an toàn ........................ 8
1.1.5. Các nguyên nhân dẫn đến tiêm không an toàn .................................... 10
1.1.6. Các tai biến tiêm.................................................................................... 10
1.1.7. Các giải pháp để tăng cường tiêm an toàn ............................................ 11
1.1.8. Kỹ thuật tiêm an toàn ............................................................................ 12

1.2. Những nghiên cứu về tiêm an toàn trên thế giới và Việt Nam ............. 19
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 19
1.2.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ....................................... 24
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu ....................................................... 25
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu và kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ... 26
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu ......................................... 28
2.2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 30


2.2.7. Hạn chế sai số........................................................................................ 30
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
3.1. Thông tin chung của đối tượng ............................................................. 31
3.2. Kiến thức của Điều Dưỡng viên………………………………...........33
3.3. Thực hành tiêm của Điều Dưỡng viên………………………….. ……44
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của Điều Dưỡng viên .............. 52
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 55
4.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 56
4.2. Kiến thức của Điều Dưỡng viên về tiêm an toàn.................................. 58
4.3. Thực hành của Điều dưỡng về tiêm an toàn ......................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................... 72

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố giới tính của Điều Dưỡng viên ......................................... 31
Bảng 3.2. Phân bố tuổi và thâm niên công tác của Điều Dưỡng viên ............ 31
Bảng 3.3. Phân bố thâm niên công tác của Điều Dưỡng viên ........................ 31
Bảng 3.4. Trình độ học vấn của Điều Dưỡng viên ......................................... 32
Bảng 3.5. Phân bố khoa công tác của Điều Dưỡng viên ................................ 32
Bảng 3.6. Kiến thức chung đúng của Điều Dưỡng viên về tiêm an toàn ....... 34
Bảng 3.7. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên hiểu về mũi tiêm an toàn ......................... 35
Bảng 3.8. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết Thời điểm KHÔNG nằm trong
“5 thời điểm rửa tay” khi chăm sóc người bệnh ............................................ 36
Bảng 3.9. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết các vùng vô khuẩn của bơm kim tiêm
......................................................................................................................... 36
Bảng 3.10. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết về việc tuân thủ nguyên tắc khi tiêm thuốc .... 37
Bảng 3.11. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết về mũi tiêm không gây hại cho người tiêm 37
Bảng 3.12. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết được bước xử trí đầu tiên ................ 38
khi bị kim đâm ................................................................................................ 38
Bảng 3.13. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết nhiệm vụ quan trọng nhất của người
tiêm ................................................................................................................. 38
Bảng 3.14. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết những việc cần làm để dụng cụ tiêm
không bị nhiễm khuẩn .................................................................................... 39
Bảng 3.15. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến
hành vi thiếu an toàn trong tiêm ..................................................................... 40
Bảng 3.16. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết yêu cầu KHÔNG CÓ trong 3 yêu cầu
cơ bản của mũi tiêm không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người tiêm ............ 40
Bảng 3.17. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên biết yêu cầu KHÔNG CÓ trong ba yêu cầu
của xe tiêm an toàn .......................................................................................... 41



Bảng 3.18. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên thực hiện tiêm các loại thuốc khác nhau 41
( kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, vitamin…) mỗi ngày............................ 41
Bảng 3.19. Tỷ lệ khóa tập huấn mà Điều Dưỡng viên được tham gia về tiêm
an toàn hoặc các vấn đề liên quan đến tiêm an toàn ...................................... 42
Bảng 3.20. Kỹ thuật tiêm bắp của Điều Dưỡng viên ..................................... 44
Bảng 3.21. Kỹ thuật tiêm dưới da của Điều Dưỡng viên .............................. 46
Bảng 3.22. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của Điều Dưỡng viên ........................... 48
Bảng 3.23. Kỹ thuật tiêm trong da của Điều Dưỡng viên ............................. 50
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức đạt và thực hành đạt ...................... 52
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thực hành đạt ........................... 53
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa giới và thực hành đạt ..................................... 53
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành đạt ................. 53
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa số lần tập huấn và thực hành đạt ................... 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ kiến thức đạt của Điều Dưỡng viên về tiêm an toàn ......... 33
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên cho rằng bệnh viện mình đã trang bị đủ
trang thiết bị để tiêm ...................................................................................... 42
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ số mũi tiêm mà Điều Dưỡng viên thực hiện trong ngày .. 43
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên thực hành đạt về kỹ thuật tiêm bắp ..... 45
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên thực hành đạt về kỹ thuật tiêm dưới da 47
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên thực hành đạt về kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
......................................................................................................................... 49
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên thực hành đạt về kỹ thuật tiêm trong da
......................................................................................................................... 51
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên thực hành đạt cả 4 kỹ thuật tiêm .......... 51
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ Điều Dưỡng viên thực hành tiêm đạt các loại mũi tiêm .. 52



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm là một thủ thuật phổ biến và có vai trò rất quan trọng trong lĩnh
vực phòng bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên tiêm cũng gây ra hậu quả nghiêm
trọng cho cả người nhận mũi tiêm, người thực hiện tiêm và cộng đồng nếu
như không có những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện mũi tiêm an toàn.
Vì vậy tiêm an toàn là một trong những vấn đề quan tâm ở nhiều nước đang
phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiêm an toàn là một quy trình tiêm
không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho
người thực hiện mũi tiêm, không tạo chất thải nguy hại cho người khác và
cộng đồng.
Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, 90%-95% mũi
tiêm nhằm mục đích điều trị, chỉ 5%-10% mũi tiêm dành cho dự phòng [52],,
[58]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có tới 50% các mũi tiêm ở các nước
đang phát triển là không an toàn [19], [52], [64]. Tiêm không an toàn có thể
gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như virus, vi khuẩn,
nấm, ký sinh trùng [67]. Tiêm không an toàn cũng có thể gây các biến chứng
khác như áp xe và phản ứng nhiễm độc. Đặc biệt tiêm không an toàn là nguy
cơ lây truyền tác nhân gây bệnh đường máu như virus viêm gan B, C và virus
HIV làm nguy hại đến cuộc sống và đe dọa tính mạng của con người [9], [14],
[54]. Chính vì vậy Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra tuyên bố chung về hệ
thống tiêm an toàn mà mục đích của nó là “Nâng cao nhận thức về nguy cơ
của tiêm và thực hành tiêm an toàn”.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC), trên 80% tổn
thương do kim tiêm có thể ngăn ngừa được bằng cách sử dụng dụng cụ tiêm
an toàn và trên 90% tổn thương có thể ngăn chặn được nếu kết hợp dụng cụ
tiêm An toàn với công tác giáo dục, đào tạo và kiểm soát thực hiện.



2
Tại Việt Nam, từ năm 2001 đến nay được sự quan tâm của Bộ Y Tế,
Hội Điều dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào “Tiêm an toàn’’ trong
toàn quốc đồng thời tiến hành những khảo sát về thực trạng tiêm an toàn vào
những năm 2002, 2005, 2008 và 2009. Kết quả khảo sát cho thấy: 55% nhân
viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về tiêm an toàn liên quan đến kiểm soát
nhiễm khuẩn, tỷ lệ người bệnh được kê đơn sử dụng thuốc tiêm cao (71,5%),
phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác kiểm
soát nhiễm khuẩn trong thực hành tiêm, chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật
sắc nhọn (87,7%) [19]. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Điều dưỡng viên có
kiến thức đạt và thực hành đạt còn thấp.
Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư là Bệnh viện tuyến huyện Hạng II.
Mỗi năm Bệnh viện đã đón nhận và điều trị khoảng 12.000 lượt người bệnh
điều trị nội trú và đã có hàng nghìn mũi tiêm được thực hiện mỗi năm nhằm
phục vụ cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh. Các nghiên cứu gần đây
cho thấy tỷ lệ kiến thức đạt và thực hành đạt của điều dưỡng viên về tiêm an
toàn còn thấp [14], [20]. Tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này
tại bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư. Nhằm đưa ra những đề xuất, giải pháp
với Lãnh đạo bệnh viện để tăng cường nâng cao chất lượng cũng như nâng
cao kiến thức, thực hành về tiêm an toàn cho Điều dưỡng viên trong Bệnh
viện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành và yếu tố liên quan
đến tiêm an toàn của Điều Dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa Vũ Thư
năm 2018 ” với mục tiêu:
Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến tiêm an
toàn của Điều Dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư năm 2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về tiêm an toàn
1.1.1. Định nghĩa về tiêm và tiêm an toàn
Tiêm: Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng
vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Trong điều trị
tiêm có vai trò rất quan trọng đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu,
người bệnh nặng. Trong lĩnh vực phòng bệnh, tiêm chủng đã tác động mạnh
vào việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm có thể
phòng bằng vắc-xin ở trẻ em. Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại
theo vị trí tiêm. Tiêm thuốc được thực hiện qua các đường như: Tiêm bắp,
tiêm dưới da, tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm trong da.
Theo WHO: Tiêm an toàn là một quy trình tiêm [52], [62], [63]: Không
gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm. Không gây phơi nhiễm cho người thực
hiện mũi tiêm, không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng.
Thuốc tiêm được dùng trong những trường hợp như: Cấp cứu hay khi
cần có tác dụng nhanh. Bệnh nhân không uống được hay không nuốt được.
Những loại thuốc không ngấm qua đường tiêu hóa. Những thuốc dễ bị phá
hủy hoặc biến chất bởi dịch tiêu hóa. Vacxin phòng bệnh…
1.1.2. Quy trình kỹ thuật tiêm
1.1.2.1. Nguyên tắc thực hiện
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ (kể cả hộp thuốc chống sốc)
- Đảm bảo thực hiện đúng và đủ 10 nguyên tắc vàng. Nắm vững các kỹ
thuật tiêm, vị trí tiêm. Mười nguyên tắc vàng đó là:
Đúng thuốc
Đúng người bệnh
Đúng liều


4

Đúng đường dùng
Đúng thời gian
Ghi chép sau mỗi lần thực hiện
Hướng dẫn người bệnh những vấn đề cần lưu ý
Điều tra tiền sử dùng thuốc của người bệnh
Tìm hiểu phát hiện dị ứng thuốc người bệnh
Chú ý thận trọng tương tác người bệnh-thuốc-thức ăn
- Thực hiện thao tác chính xác
- Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm
1.1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ
* Dụng cụ vô khuẩn: Khay chữ nhật, khăn vô khuẩn. Bơm, kim tiêm
thích hợp. Kìm kocher, ống cắm kìm. Bông, gạc, hộp đựng bông cồn
* Dụng cụ sạch và thuốc: Cồn 70 độ, cồn iốt 1%; Thuốc theo y lệnh;
Hộp chống sốc phản vệ; Khay quả đậu; Sổ thuốc (phiếu thuốc); Găng tay, dây
garo, gối kê tay (tiêm TM).
* Dụng cụ khác: Hộp đựng vật sắc nhọn; Xô đựng rác thải.
1.1.2.3. Chuẩn bị người bệnh
Thông báo, giải thích cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm giúp
người bệnh yên tâm và hợp tác trong quá trình tiêm.
Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.
1.1.2.4. Các bước tiến hành
A. Tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp [9], [43], [64]
Bước 1. Điều Dưỡng viên rửa tay, đội mũ và đeo khẩu trang
Bước 2. Thực hiện 5 đúng: Đúng người bệnh. Đúng thuốc. Đúng liều.
Đúng đường dùng. Đúng thời gian
Bước 3. Kiểm tra lại thuốc, (hoặc nước cất nếu có), sát khuẩn ống thuốc
(hoặc nước cất) dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc


5

Bước 4. Chọn bơm tiêm thích hợp, xé vỏ bao và thay kim lấy thuốc
Bước 5. Pha thuốc và hút thuốc vào bơm tiêm
Bước 6. Thay kim tiêm, đẩy không khí ra khỏi bơm tiêm, đặt vào khay
vô khuẩn
Bước 7. Mang thuốc đến giường người bệnh
Bước 8. Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm


Tiêm trong da
Vị trí tiêm: 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay đường nối từ nếp gấp cổ

tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay
(đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu).
 Tiêm dưới da
Vị trí tiêm: Thường 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay (đường nối từ
mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi
(đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè) hoặc dưới da
bụng (xung quanh rốn cách rốn 5 cm).
 Tiêm bắp
Vị trí tiêm:
- 1/3 giữa cơ Denta
- Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.
- Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.
- Vùng mông: Nối gai chậu xuống mỏm xương cụt, chia làm 3 phần
bằng nhau, tiêm vào 1/3 trên trước ngoài hoặc chia mông làm 4 phần bằng
nhau, tiêm vị trí 1/4 trên ngoài.
Bước 9. Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài (2 lần). Đối với kỹ thuật
tiêm mông, sát khuẩn vùng tiêm 1 lần bằng cồn Iốt, 1 lần bằng cồn 70 độ.
Bước 10. Điều Dưỡng viên sát khuẩn tay nhanh
Bước 11. Tiến hành tiêm thuốc cho người bệnh



6
 Tiêm trong da
Một tay căng da nơi tiêm, một tay cầm bơm đưa kim vào biểu bì chếch
1 góc 15 độ so với mặt da ngập mũi vát. Bơm thuốc (1/10ml) khi bơm có cảm
giác nặng tay, tại chỗ tiêm nổi phồng mầu da cam to bằng hạt ngô. Căng da
rút kim.
 Tiêm dưới da
- Một tay véo da nơi tiêm, một tay cầm bơm tiêm đâm kim chếch 45 độ so
với mặt da hoặc đâm kim vuông góc với đáy da véo lên vào mô liên kết.
- Rút nhẹ nòng bơm tiêm kiểm tra xem có máu theo ra không
- Bơm hết thuốc, căng da, rút kim nhanh
- Sát khuẩn lại nơi tiêm
Bước 12. Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, hướng dẫn điều cần thiết
Bước 13. Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ.
B. Tiêm tĩnh mạch [9], [64]
Từ bước 1 đến bước 7 như tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp
Bước 8. Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm (tĩnh mạch nếp gấp
khuỷu tay, mu bàn tay, mu bàn chân, tĩnh mạch cẳng tay…)
Bước 9. Đặt gối dưới vùng tiêm, đặt dây ga rô
Bước 10. Điều dưỡng mang găng tay vô khuẩn
Bước 11. Buộc dây ga rô phía trên vị trí tiêm 3- 5cm
Bước 12. Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài
Bước 13. Cầm bơm tiêm đuổi khí
Bước 14. Một tay căng da, một tay cầm bơm tiêm đưa kim qua da luồn
vào tĩnh mạch
Bước 15. Kiểm tra có máu trào vào bơm tiêm, tháo dây ga rô
Bước 16. Bơm thuốc từ từ quan sát người bệnh
Bước 17. Hết thuốc, căng da rút kim nhanh



7
Bước 18. Sát khuẩn lại vùng tiêm (Đặt bông khô vô khuẩn nếu có chảy máu)
Bước 19. Bỏ bơm kim tiêm vào hộp đựng vật sắc nhọn
Bước 20. Giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái, hướng dẫn điều cần thiết
Bước 21. Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay
Bước 22. Ghi phiếu theo dõi chăm sóc.
1.1.3. Mục đích và các tiêu chuẩn đánh giá mũi tiêm an toàn
1.1.3.1. Mục đích của tiêm an toàn
- Giảm bớt tối đa những mũi tiêm không cần thiết
- Tăng cường an toàn cho các lần tiêm truyền
- Đảm bảo kim, bơm tiêm vô khuẩn cho mỗi người bệnh, mỗi lần tiêm
- Tuyệt đối tuân thủ các quy trình khám chữa bệnh, chăm sóc người
bệnh. Đặc biệt công tác vô khuẩn trong tiêm truyền.
- Không gây tai nạn, không nhầm lẫn khi sử dụng thuốc và tiêm truyền.
- Đảm bảo quản lý an toàn rác thải sắc nhọn (Thu gom xử lý chất thải,
vật sắc nhọn đúng theo quy định)
1.1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá tiêm an toàn
Để đánh giá một quy trình tiêm an toàn, người ta dựa vào 17 tiêu chuẩn
của tiêm an toàn theo WHO:
- Bơm kim tiêm vô khuẩn
- Có sử dụng xe tiêm khi đi tiêm
- Có sử dụng khay tiêm khi đi tiêm
- Có hộp đựng vật sắc nhọn ở gần nơi tiêm
- Rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc
- Rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh trước khi đâm kim qua da
- Mang găng tay khi tiêm tĩnh mạch/ truyền dịch/ truyền máu
- Kim lấy thuốc đảm bảo vô khuẩn
- Kim tiêm đảm bảo vô khuẩn trước tiêm



8
- Tiêm thuốc đúng chỉ định
- Tiêm đúng vị trí
- Tiêm đúng góc kim so với mặt da
- Tiêm đúng độ sâu
- Rút pít tông kiểm tra trước khi bơm thuốc
- Bơm thuốc đảm bảo 2 nhanh 1 chậm
- Không dùng 2 tay đậy lại nắp kim
- Cô lập ngay bơm kim tiêm đã nhiễm khuẩn trong hộp an toàn
1.1.4. Những hành vi có nguy cơ dẫn đến tiêm không an toàn
*Với thầy thuốc
Các thầy thuốc đưa ra chỉ định thuốc tiêm chưa hợp lý. Chẳng hạn, chỉ
định tiêm trong khi bệnh nhân vẫn uống được thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị
* Với người bệnh
Người được tiêm có niềm tin rằng khi được tiêm truyền thì tác dụng sẽ
nhanh hơn và hiệu quả hơn đường uống hay các đường khác. Vì vậy với
người bệnh đề nghị hoặc yêu cầu bác sĩ cho thuốc tiêm, truyền. Nếu bác sĩ
không cho chỉ định tiêm hoặc không thực hiện theo yêu cầu của người bệnh,
người bệnh cho rằng bác sĩ không quan tâm, đôi khi thắc mắc hoặc kiện cáo
* Với Dược sĩ, người cung ứng thuốc, nhà sản xuất thuốc đưa ra những
thông tin quá mức thực tế vốn có của thuốc.
* Với Điều Dưỡng viên chưa tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật
tiêm an toàn
- Dùng chung bơm kim tiêm cho những loại thuốc khác nhau, cho những
người bệnh khác nhau.
- Dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần, lưu kim
lấy thuốc trên lọ thuốc.



9
- Điều Dưỡng viên chưa thường xuyên rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc,
phương tiện hoặc trước khi tiêm, hoặc chuyển mũi tiêm từ người bệnh này
sang người bệnh khác.
- Dùng lại kim tiêm để tiêm lại cho người bệnh sau mũi tiêm đầu thực
hiện không thành công.
- Cắt giảm các bước của quy trình tiêm: Khi đi tiêm không mang đủ các
phương tiện cấp cứu sốc phản vệ, không có hộp an toàn, không có dây ga rô
trong tiêm truyền tĩnh mạch, cầm một bơm kim tiêm có thuốc đi với khoảng
cách xa để tiêm cho người bệnh.
- Thao tác tiêm chưa tốt, chạm tay vào những vùng vô khuẩn trên bơm
tiêm như: thân kim, pít tông…
- Dùng panh để gắp các dụng cụ sau đó sử dụng gắp bông cồn vô khuẩn
để tiêm.
- Mang cùng một đôi găng để vừa chăm sóc, vừa tiêm.
- Sau khi tiêm xong dùng tay để tháo bơm kim tiêm bằng tay, bẻ cong
kim tiêm, đậy nắp kim tiêm.
- Không rửa tay sau khi tiêm.
- Không lường trước được những phản ứng bất ngờ của người bệnh, đặc
biệt là với những bệnh nhân nhi, hay những người bệnh bất hợp tác.
* Với Kiểm soát nhiễm khuẩn: Thu gom, xử lý chất thải không an toàn
- Sau khi tiêm xong không cô lập bơm kim tiêm ngay vào hộp an toàn,
để trên bàn, khay thuốc, xe tiêm…
- Bơm kim tiêm để vào hộp an toàn quá đầy, dùng tay để đóng nắp hộp
gây tổn thương.
- Thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng để tái sử dụng hoặc bán ra thị
trường bên ngoài theo những cách không an toàn.
- Thải bỏ bơm kim tiêm bừa bãi ra môi trường.



10
- Tiêu hủy không đúng cách, chôn lấp không đúng độ sâu, không đạt
tiêu chuẩn.
1.1.5. Các nguyên nhân dẫn đến tiêm không an toàn [9], [14]
- Cộng đồng, người bệnh thiếu thông tin chưa nhận thức đúng, đủ về tác
dụng và nguy cơ của tiêm.
- Cán bộ y tế: Tình trạng quá tải người bệnh, quá tải công việc. Tình
trạng thiếu nhân lực, bố trí công việc không hợp lý khiến Điều Dưỡng viên
phải thực hiện quá nhiều công việc dưới nhiều áp lực và việc tuân thủ TAT
không được thực thi một cách toàn diện.
- Thiếu kiểm tra giám sát, thiếu chế tài thưởng phạt, chưa tạo phong trào
thi đua, tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho TAT.
- Thiếu phương tiện hoặc phương tiện tiêm không phù hợp với yêu cầu
sử dụng.
- Không đủ bổn rửa tay tại các buồng bệnh, buồng thủ thuật, không cung
cấp đủ nước, xà phòng khăn lau tay sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh
có chứa cồn.
- Các phương tiện thu gom chất thải y tế sau tiêm chưa đúng quy định.
1.1.6. Các tai biến tiêm
- Shock phản vệ
- Xơ hóa cơ hoặc đâm vào dây thần kinh
- Gãy kim
- Áp xe tại chỗ
- Lây truyền các bệnh theo đường máu như: HBV, HCV, HIV…


11
1.1.7. Các giải pháp để tăng cường tiêm an toàn
 Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết [9]

Các Cơ sở y tế, các bệnh viện cần tiến hành nhiều biện pháp cả hành
chính và tuyên truyền nhằm tăng cường nhận thức của người bệnh và nhân
viên y tế về tác hại của lạm dụng tiêm.
 Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm [9]
- Cung cấp đầy đủ phương tiện tiêm: Bơm kim tiêm vô khuẩn, sử dụng
một lần
- Trang bị đầy đủ các phương tiện vệ sinh tay. Cung cấp đủ nước, xà
phòng, khăn lau tay sạch cho mỗi lần rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn có cồn
treo hoặc đặt sẵn trên các xe tiêm.
- Khuyến khích cung cấp gạc miếng tẩm cồn dùng một lần thay thế hộp
chứa bông cồn như hiện nay.
- Các phương tiện thu gom chất thải y tế sau tiêm theo đúng quy định tại
Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y Tế ban hành Quy
chế Quản lý chất thải y tế [4].
 Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK thông qua lớp tập huấn
ngắn về TAT, quản lý chất thải y tế, phòng ngừa chuẩn cho nhân viên Y tế
nhằm tăng cường nhận thức, kỹ năng thực hành tiêm an toàn hướng tới
giảm thiểu tai nạn rủi ro do mũi kim tiêm hoặc vật sắc nhọn [9]. Đối với
nhân viên y tế, mũi tiêm không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả khó
lường mà chủ yếu là những bệnh lây qua đường máu như: viêm gan B, C…
một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang nhân
viên y tế qua đường máu là các tai nạn do vật sắc nhọn. Theo WHO, đối
tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là
Điều Dưỡng viên (44 - 72%) [33], [50]. Dolan và cộng sự (2010) đã chỉ ra


12
rằng các nhân viên phải có kiến thức, đào tạo và thiết bị dễ thực hiện các
thủ thuật tiêm truyền một cách an toàn [61]
 Tiêm phòng vắc xin Viêm gan B cho nhân viên Y tế và thiết lập, thực

hiện hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp theo quy định
tại Thông tư 18/ 2009/ TT- BYT [6], [9].
 Tăng cường kiểm tra giám sát của Điều dưỡng trưởng và mạng lưới
KSNK về việc tuân thủ vệ sinh tay, tuân thủ quy trình tiêm, truyền dịch và
KSNK [9].
1.1.8. Kỹ thuật tiêm an toàn
Năm 2012 Bộ y tế đã có “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh” yêu cầu tất cả NVYT đều phải thực hiện cụ thể như sau:
1.1.8.1. Vệ sinh tay: Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 7517/BYTĐTr ngày 12/10/2002, hướng dẫn phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế và 5 thời
điểm vệ sinh tay của WHO theo hình sau đây [9]:
Các thời điểm vệ sinh tay (hình
1.1.):
1) Trước khi tiếp xúc với người bệnh
2) Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
3) Sau khi tiếp xúc với máu và dịch
cơ thể
4) Sau khi chăm sóc người bệnh
5) Sau khi đụng chạm vào những
Hình 1.1. Năm thời điểm vệ sinh tay

vùng xung quanh người bệnh.


13
1.1.8.2. Chuẩn bị xe tiêm nhằm sử dụng dụng cụ, thuốc thích hợp, an toàn [9]
- Xe tiêm được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm và sau khi sử
dụng. Xe tiêm cần được sắp xếp theo thứ tự sau:
+ Tầng 1 (trên cùng) đặt các phương tiện vô khuẩn và sạch: bơm kim
tiêm, phương tiện sát khuẩn da, dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn, sổ thuốc.
+ Tầng 2 (hoặc ngăn kéo): chứa bơm kim tiêm, kim luồn dây truyền dự

trữ, găng tay, máy đo huyết áp, hộp thuốc (dịch truyền nếu là tầng II) hộp
chống sốc.
+ Tầng 3 (hoặc thành xe thấp hơn tầng trên cùng hoặc tầng 2): đựng
các hộp túi chứa chất thải.
- Có đủ phương tiện phục vụ cho mục đích chỉ định tiêm:
+ Bơm, kim tiêm vô khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm. Kiểm
tra tình trạng nguyên vẹn của bao gói bơm, kim tiêm còn hạn dùng đề phòng
túi thủng hoặc nhiễm bẩn trước khi đặt lên xe tiêm.
+ Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, hạn sử dụng, chất
lượng của thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ
những ống thuốc, lọ thuốc không bảo đảm chất lượng (vẩn đục, biến màu,
quá hạn sử dụng).
+ Ống nước cất pha thuốc tiêm sử dụng một lần.
+ Bông cồn sát khuẩn da: nên dùng miếng bông cồn (Alcohol Pats) sử
dụng một lần. Cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol 70%.
+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
+ Hộp chống sốc phản vệ: đủ cơ số còn hạn dùng. Cơ số thuốc trong
hộp cấp cứu theo Hướng dẫn sử trí sốc phản vệ của Bộ Y tế (Adrenalin 1mg x
2 ống; Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30 mg x 2 ống; nước cất 10 ml x 2
ống; 2 bơm tiêm 10ml; 2 bơm tiêm 1ml; dây ga rô; bông cồn sát khuẩn 1 lần;
phác đồ cấp cứu sốc phản vệ [1]


14
Phương tiện phòng hộ: Căn cứ vào đánh giá nguy cơ để lựa chọn
phương tiện phòng hộ thích hợp.
+ Găng tay: Mục đích mang (đeo) găng tay trong tiêm là dự phòng phơi
nhiễm với máu và dịch tiết cho NVYT.
+ Khẩu trang, kính bảo vệ mắt và các loại quần áo bảo vệ khác
KHÔNG ĐƯỢC chỉ định sử dụng trong tiêm bắp, trong da, dưới da, tĩnh

mạch ngoại biên.
Tuy nhiên trường hợp có nguy cơ bị phơi nhiễm do máu bắn và tiêm
truyền tĩnh mạch trung tâm phải mang găng vô trùng và khẩu trang y tế [53].
Trường hợp tiêm cho người bệnh mắc bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như
Rubella, Sởi, AIDS có nhiễm lao cần mang khẩu trang phòng lây truyền qua
đường hô hấp.
- Phương tiện đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp
tiêu huỷ cuối cùng. Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn:
thành và đáy cứng không bị xuyên thủng; có khả năng chống thấm; kích
thước phù hợp; có nắp đóng mở dễ dàng; Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc
nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy; có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT
THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ
“KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”; mầu vàng; có quai hoặc kèm
hệ thống cố định; khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài [4].
1.1.8.3. Nguyên tắc thực hành tiêm
a. Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm
* Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng,
đúng thời điểm, đúng đường tiêm [7], [ 8] để bảo đảm an toàn cho người
bệnh. Nội dung này cần thực hiện tại 2 thời điểm chuẩn bị phương tiện thuốc
tiêm và trước khi tiêm.


×