Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tỉnh yên bái năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 95 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ SEN

THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, NHU CẦU
ĐIỀU TRỊ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA BỆNH ĐẾN
CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
Ở NGƢỜI CAO TUỔI TỈNH YÊN BÁI NĂM 2015
Chuyên ngành: Răng hàm mặt
Mã số
: 60720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa khọc:
PGS.TS. TRƢƠNG MẠNH DŨNG

HÀ NỘI – 2015


2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trƣơng Mạnh Dũng,
Viện trƣởng Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, là
ngƣời thầy đã hƣớng dẫn tận tình và chỉ dạy cặn kẽ cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện nghiên cứu này.


Tôi xin trân trọng cảm ơn:
TS. Vũ Mạnh Tuấn, phó trƣởng Bộ môn Nha khoa Cộng đồng cùng các
thầy cô trong Bộ môn Nha khoa Cộng đồng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện
luận văn này.
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Phòng Đào
tạo Đại học trƣờng Đại học Y Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi
thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, các
bác sỹ chuyên khoa II, các nghiên cứu sinh, cao học, bác sỹ nội trú, bác sĩ CKI,
sinh viên Y6 của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, cùng
các cán bộ y tế của 30 Trung tâm Y tế xã/ phƣờng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình triển khai nghiên cứu và thu thập số liệu tại địa phƣơng.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đã ủng hộ, động
viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.

Hà Nội, Ngày tháng năm 2015

Nguyễn Thị Sen


3

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Đào tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội.
- Phòng Quản lý Đào tạo - Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trƣờng Đại
học Y Hà Nội.
- Hội đồng chấm luận văn.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. TRƢƠNG MẠNH DŨNG. Các số liệu,

cách xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực, khách quan, chính xác.
Các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố dƣới bất kì hình thức nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Sen


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CLCS

Chất lƣợng cuộc sống

SMT

Sâu mất trám

S

Sâu răng

M

Mất răng

T

Trám răng


Cs

Cộng sự

WHO

World Health Organization

DMFT

Decay missing filled teeth (chỉ số sâu mất
trám răng vĩnh viễn)


5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Đặc điểm cấu tạo tổ chức học của răng ................................................. 3
1.1.1. Men răng ........................................................................................ 3
1.1.2. Ngà răng .......................................................................................... 4
1.1.3. Tuỷ răng .......................................................................................... 5
1.1.4. Cement chân răng ............................................................................ 5
1.2. Đặc điểm sinh lý – bệnh lý ngƣời cao tuổi ............................................ 5
1.2.1. Biến đổi sinh lý chung .................................................................... 5
1.2.2. Biến đổi trên tổ chức học của răng ................................................. 6
1.3. Bệnh sâu răng ở ngƣời cao tuổi ............................................................. 7

1.3.1. Định nghĩa bệnh sâu răng................................................................ 7
1.3.2. Bệnh căn bệnh sâu răng .................................................................. 7
1.3.3. Bệnh sinh bệnh sâu răng ................................................................. 9
1.3.4. Một số đặc điểm bệnh sâu răng ở ngƣời cao tuổi ........................... 9
1.3.5. Chẩn đoán bệnh sâu răng .............................................................. 10
1.4. Tình hình mắc sâu răng và nhu cầu điều trị ở ngƣời cao tuổi trong nƣớc
và thế giới ............................................................................................ 12
1.4.1. Tình hình thế giới .......................................................................... 12
1.4.2. Tình hình trong nƣớc..................................................................... 13
1.5. Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ............................................... 14
1.6. Sâu răng ảnh hƣởng chất lƣợng cuộc sống .......................................... 14
1.6.1. Khái niệm về chất lƣợng cuộc sống .............................................. 14
1.6.2. Ảnh hƣởng của sâu răng đến chất lƣợng cuộc sống ..................... 16
1.6.3. Tính hiệu lực của OHIP-14 ........................................................... 16


6

1.6.4. Một số nghiên cứu sử dụng chỉ số OHIP-14 trên thế giới và Việt Nam .. 18
1.7. Vài nét khái quát về ngƣời cao tuổi và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Yên Bái ............................................................................................... 20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................... 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Yên Bái .............................................. 24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 24

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 24
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................. 24
2.4. Các biến số và chỉ số dùng trong nghiên cứu ...................................... 25
2.4.1. Các biến số trong nghiên cứu ........................................................ 25
2.4.2. Các chỉ số trong nghiên cứu .......................................................... 25
2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin ........................................................... 27
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ................................................................ 27
2.5.2. Các bƣớc tiến hành ........................................................................ 28
2.6. Sai số và khống chế sai số .................................................................... 29
2.7. Xử lý số liệu ......................................................................................... 29
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 31
3.2. Thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của NCT tỉnh Yên Bái .......... 36
3.3. Các yếu tố liên quan bệnh sâu răng ..................................................... 40


7

3.4. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh sâu răng ảnh và chất lƣợng cuộc
sống ở NCT tỉnh Yên Bái ................................................................... 43
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 49
4.1. Bàn luận về đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ................................. 49
4.1.1. Phân bố về tuổi, giới ..................................................................... 49
4.1.2. Một số đặc điểm khác. .................................................................. 49
4.2. Bàn luận về thực trạng bệnh sâu răng và nhu cầu điều trị của ngƣời cao
tuổi tỉnh Yên Bái ................................................................................. 51
4.2.1. Thực trạng bệnh sâu răng nói chung. ............................................ 51
4.2.2. Nhu cầu điều trị sâu răng .............................................................. 53
4.3. Các yếu tố liên quan bệnh sâu răng ..................................................... 54

4.4. Bàn luận về ảnh hƣởng bệnh sâu răng đến chất lƣợng cuộc sống ....... 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Chỉ số SMT qua một số nghiên cứu trên thế giới ....................... 12

Bảng 1.2.

Tình hình SMT qua một số nghiên cứu tại Việt Nam ................ 13

Bảng 1.3.

Một số nghiên cứu sử dụng chỉ số OHIP-14 trên thế giới .......... 18

Bảng 1.4.

Sự khác biệt điểm trung bình OHIP- 14 theo 7 vấn đề giữa ngƣời
sâu răng và không sâu răng ......................................................... 19

Bảng 1.5.

Ảnh hƣởng của tình trạng mất răng đến CLCS của NCT tại quận

Cầu Giấy, Hà Nội........................................................................ 20

Bảng 2.1.

Tỷ lệ sâu răng .............................................................................. 25

Bảng 2.2.

Quy ƣớc của WHO về ghi mã số SMT ....................................... 26

Bảng 2.3.

Mã nhu cầu điều trị ..................................................................... 27

Bảng 3.1.

Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi, giới ............................ 31

Bảng 3.2.

Tình trạng hôn nhân của đối tƣợng nghiên cứu .......................... 31

Bảng 3.3.

Bảng nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu ............................. 32

Bảng 3.4.

Bảng trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu ....................... 33


Bảng 3.5.

Bảng xếp loại kinh tế NCT của chính quyền .............................. 34

Bảng 3.6.

Bảng mức thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu ........................... 34

Bảng 3.7.

Bảng đánh giá dịch vụ y tế ......................................................... 35

Bảng 3.8.

Chỉ số sâu mất trám của đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi . 37

Bảng 3.9.

Chỉ số sâu mất trám của đối tƣợng nghiên cứu theo giới ........... 38

Bảng 3.10. Nhu cầu điều trị theo nhóm tuổi ................................................. 39
Bảng 3.11. Nhu cầu điều trị theo giới ........................................................... 40
Bảng 3.12. Tỷ lệ sâu răng theo giới và nhóm tuổi ........................................ 40
Bảng 3.13. Mô hình hồi quy Logistics về mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ
với tình trạng sâu răng NCT ...................................................... 41


9

Bảng 3.14. Mô hình hồi quy Logistics về mối liên quan giữa tình trạng bệnh

lý toàn thân ảnh hƣởng bệnh sâu răng ........................................ 42
Bảng 3.15. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hƣởng sâu răng ............................. 42
Bảng 3.16. Tỷ lệ NCT trả lời các câu hỏi OHIP-14 ...................................... 43
Bảng 3.17. Điểm trung bình OHIP-14 theo 7 vấn đề .................................... 44
Bảng 3.18. Sự khác biệt trung bình OHIP-14 theo 7 vấn đề giữa những ngƣời
sâu răng và không sâu răng ......................................................... 44
Bảng 3.19. Sự khác biệt điểm trung bình OHIP-14 của một số yếu tố độc lập
ở đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 45
Bảng 3.20. Mối liên quan về điểm trung bình OHIP-14 giữa các nhóm tuổi46
Bảng 3.21. Mối liên quan về điểm trung bình OHIP-14 giữa những ngƣời
sâu răng và không sâu răng ......................................................... 46
Bảng 3.22. Mối liên quan về điểm trung bình OHIP-14 giữa những ngƣời
mất răng do sâu và không mất răng do sâu................................. 47
Bảng 3.23. Sự khác biệt điểm trung bình OHIP-14 ở những NCT bị sâu răng
có tình trạng kinh tế- xã hội khác nhau ...................................... 47


10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.

Biểu đồ địa chính tỉnh Yên Bái .............................................. 22

Biều đồ 3.1.

Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu .................................. 32

Biều đồ 3.2.


Phân bố trình độ học vấn trƣớc kia của đối tƣợng.................. 33

Biểu đồ 3.3.

Mức thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu ................................ 35

Biều đồ 3.4.

Tỷ lệ sâu răng chung của đối tƣợng nghiên cứu ..................... 36

Biểu đồ 3.5.

Tỷ lệ sâu chân răng ở NCT tỉnh Yên Bái ............................... 37


11

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1.

Giải phẫu răng ngƣời .................................................................... 3

Hình 1.2.

Sơ đồ WHITE ............................................................................... 8

Hình 1.3.

Cơ chế gây sâu răng ngƣời ........................................................... 9


Hình 2.1.

Dụng cụ khám ............................................................................. 27


12

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây tuổi thọ của ngƣời dân đƣợc nâng cao là
thành quả của hàng loạt cải thiện về điều kiện kinh tế xã hội và công tác chăm
sóc sức khỏe. Tại Việt Nam, theo Luật ngƣời cao tuổi số 39/2009/QH12 đƣợc
Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những ngƣời Việt Nam từ 60
tuổi trở lên đƣợc gọi là ngƣời cao tuổi [1]. Tính đến cuối 2010, Việt Nam có
hơn 8 triệu ngƣời cao tuổi, chiếm 9,4% dân số [2].
Tuổi thọ cũng đặt ra những vấn đề lớn đó là giữ gìn và tăng cƣờng sức
khỏe răng miệng bên cạnh các yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn thân. Cũng
nhƣ các đối tƣợng khác, tình hình mắc các bệnh răng miệng của ngƣời cao
tuổi ở nƣớc ta còn cao do ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng còn thấp, nhân
lực và phƣơng tiện chăm sóc của ngành y tế cho sức khỏe răng miệng còn
thiếu, hơn nữa hoàn cảnh kinh tế, thu nhập thấp cùng những biến đổi sinh
bệnh học cũng làm cho ngƣời cao tuổi trở thành một đối tƣợng cần sự quan
tâm đặc biệt của các chƣơng trình chăm sóc cộng đồng [3].
Lão hóa gây ra một số biến đổi sinh lý vùng răng miệng bao gồm: mô
răng, mô quanh răng, niêm mạc miệng, khớp thái dƣơng hàm và chức năng
vùng miệng [4]. Các cuộc điều tra về sức khỏe răng miệng ngƣời cao tuổi cho
thấy sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh phổ biến có tỷ lệ và số trung
bình mắc cao ở những ngƣời còn răng và đƣợc coi là những nguyên nhân
chính dẫn đến mất răng.
Theo WHO (1997) đã đặt ra mục tiêu toàn cầu về sức khỏe răng miệng

đến năm 2020. Một trong những vấn đề này là liên quan đến mất răng với
mục đích can thiệp tăng số lƣợng các răng còn chức năng ăn nhai tối thiểu là
21 răng [5]. Kết quả điều tra sức khỏe cộng đồng năm 2001 cho thấy tỷ lệ sâu


13

răng vĩnh viễn có chiều hƣớng tăng theo tuổi, tỷ lệ SR của đối tƣợng từ 45
tuổi trở lên trong toàn quốc là 78%; chỉ số SMT từ 6,09%-11,66% [6]. Phạm
Văn Việt và cs (2004) tỷ lệ SR ở ngƣời cao tuổi Hà Nội là 55,1%; DMFT là
12,6 [7]. Trƣơng Mạnh Dũng (2007) cho biết tỷ lệ sâu răng chung là 54,33%;
tỷ lệ SMT là 11,89% trong đó nhóm tuổi 60- 64 là 8,12%; nhóm tuổi 65- 74 là
11,26%; nhóm tuổi ≥ 75 là 16,31% [4]. Nguyễn Trà Mi và cs (2012) chỉ số
SMT trung bình là 5,34 ± 6,47 [8].
Nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu cơ bản, ứng
dụng, đƣa vấn đề sức khỏe răng miệng ngƣời cao tuổi thành chuyên khoa sâu,
và đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe răng miệng ngƣời cao tuổi.
Tuy nhiên tại Việt Nam, các chƣơng trình sức khoẻ răng miệng ngƣời
cao tuổi còn hạn chế, có ít nghiên cứu và chƣa có nhiều hệ thống đào tạo cũng
nhƣ cơ sở điều trị chuyên biệt. Việc đánh giá tình trạng bệnh sâu răng và nhu
cầu điều trị bệnh sâu răng mang tính chất chƣa hệ thống và thống nhất nên
việc đánh giá và so sánh về tình hình, tỉ lệ bệnh răng miệng ở ngƣời cao tuổi
còn gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa trên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Thực trạng bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và ảnh hƣởng của
bệnh đến chất lƣợng cuộc sống ở ngƣời cao tuổi tỉnh Yên Bái năm 2015”
với các mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tỉnh

Yên Bái năm 2015.

2.

Đánh giá một số yếu tố liên quan với bệnh sâu răng của đối tượng trên.

3.

Xác định ảnh hưởng của bệnh sâu răng đối với chất lượng cuộc sống
người cao tuổi.


14

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm cấu tạo tổ chức học của răng
Cấu tạo của răng gồm: men răng, ngà răng, cement và tủy răng [9].

Hình 1.1. Giải phẫu răng ngƣời
1.1.1. Men răng
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là mô
cứng nhất trong cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%) nhiều hơn so
với ngà răng và xƣơng răng; chất hữu cơ chiếm 1,7%; nƣớc chiếm 2,3%.
Men răng dày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5mm
và mỏng nhất ở vùng cổ răng. Ở trạng thái bình thƣờng men răng trong suốt,
song men có thể thay đổi màu sắc do một số yếu tố tác động khác, lúc đó men răng
có màu vàng nhạt, vàng sẫm, tím xanh,...



15

Hình dáng và bề dày của men đƣợc xác định từ trƣớc khi răng mọc ra.
Trong đời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi
nhƣng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trƣờng trong miệng.
1.1.2. Ngà răng
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ
thấp hơn men (70%), chủ yếu là 3[(PO4) 2Ca3)2H2O], nƣớc và chất hữu cơ
chiếm 30%. Trong ngà răng có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tƣơng của
nguyên bào ngà. Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của
nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo hƣớng về phía hốc tủy răng,
làm hẹp dần hốc tủy.
Về tổ chức học ngà răng đƣợc chia làm hai loại:
 Ngà tiên phát: chiếm khối lƣợng chủ yếu và đƣợc tạo nên trong quá
trình hình thành răng bao gồm ống ngà, chất giữa ống ngà và dây Tome.
- Ống ngà chính: xuất phát từ bề mặt của tủy chạy suốt theo chiều dày
của ngà đến đƣờng ranh giới men – ngà.
- Ống tủy phụ: là những ống nhỏ của nhánh bên, nhánh tận của ống ngà
chính hoặc là những nối giữa các ống ngà chính.
 Ngà thứ phát: đƣợc sinh ra khi răng đã hình thành gồm ngà thứ phát
sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
- Ngà sinh lý: đƣợc hình thành liên tục trong thời gian tồn tại của răng
với nhịp độ rất chậm so với ngà tiên phát.
- Ngà phản ứng: là biểu hiện phản ứng của tủy đối với quá trình sâu
răng, sang chấn, hoặc quá trình làm mòn răng. Ngà này thƣờng khu trú ở vùng
tổn thƣơng ít ngấm vôi và ít cản quang hơn so với ngà tiên phát.
- Chất giữa ống ngà: đƣợc hình thành bởi sự ngấm vôi, thành phần hữu
cơ có cấu trúc sợi, chủ yếu là sợi keo sắp xếp thẳng góc với ống ngà.
- Dây Tome: nằm giữa ống ngà, là đuôi nguyên sinh chất kéo dài của tế
bào tạo ngà, nó đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa và khả năng tạo ngà.



16

1.1.3. Tuỷ răng
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tuỷ gồm tuỷ chân và tủy thân. Tuỷ
răng trong buồng tủy gọi là tủy thân hoặc tủy buồng, tuỷ răng trong ống tủy
gọi là tủy chân. Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy.
Tuỷ răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng cụ thể là duy trì sự sống của
nguyên bào ngà, tạo ngà thứ cấp và nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng có
chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh.
1.1.4. Cement chân răng
Là tổ chức canxi hóa bao phủ vùng ngà chân răng bắt đầu từ cổ răng đến
chóp chân răng, cấu trúc cement chia làm 2 loại:
 Cement tiên phát: ở sát lớp ngà vùng cổ răng và là loại cement không
có tế bào
 Cement thứ phát: có tế bào tạo cement bao phủ vùng ngà 2/3 dƣới
chân răng và cuống răng. Độ dày của cement thay đổi theo vị trí mỏng nhất cổ
răng và dày nhất ở cuống răng.
1.2. Đặc điểm sinh lý – bệnh lý ngƣời cao tuổi
1.2.1. Biến đổi sinh lý chung
Lão hóa đƣa đến những thoái triển biển đổi dần và không phục hồi về
hình thái và chức năng ở các cơ quan, khả năng thích nghi với những biến đổi
của môi trƣờng xung quanh ngày càng bị rối loạn. Quá trình lão hóa bắt đầu
từ da, tóc, thị lực và thính lực giảm sút. Các hoạt động chức năng cũng giảm
và yếu dần đi [10].
Sự thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng kém dần, giảm khả
năng làm việc trí óc, nhanh mệt, tƣ duy chậm, thời gian lành thƣơng kéo dài,
xƣơng dễ gãy do loãng xƣơng. Khả năng đáp ứng của cơ thể trƣớc các kháng



17

nguyên lạ và vi khuẩn kém nên ngƣời cao tuổi dễ nhiễm trùng và các hiện
tƣợng tự miễn [11].
Tất cả những lão hóa đó là nguyên nhân làm cho sức khỏe ngƣời cao tuổi
giảm sút, hay mắc các bệnh cấp và mạn tính.
1.2.2. Biến đổi trên tổ chức học của răng
 Biến đổi trên men và ngà răng [11][12]
Về khối lƣợng: Mòn mặt nhai tùy theo cá nhân, nhƣng tăng lên theo tuổi,
thƣờng là mòn không đều tùy theo khớp cắn của từng ngƣời. Mòn có thể làm
mất hết lớp men để lộ ra lớp ngà mà nó nhanh chóng đổi thành màu nâu. Mức
độ và tốc độ mòn phụ thuộc vào độ cứng của men ngà, tính chất của thức ăn,
yếu tố nghề nghiệp và thói quen nghiến răng. Do mòn, nhiều khi mặt nhai trở
thành bằng phẳng làm cho khớp cắn mất ổn định và hiệu quả nhai kém. Mòn
mặt bên làm cho điểm tiếp xúc giữa các răng trở thành diện tiếp xúc kèm theo
sự di lệch gần của răng. Mòn mặt bên sẽ làm giảm chiều dài trƣớc sau của
cung răng, tạo sự chênh lệch trƣớc sau ở vùng răng hàm và khớp cắn đầu
chạm đầu ở phía trƣớc.
Về chất lƣợng: Mô cứng của răng trở nên cứng hơn nhƣng khả năng
thẩm thấu, chuyển hóa cơ bản của men, ngà đều kém. Theo thời gian sống, tỉ
lệ chất khoáng và kích thƣớc các tinh thể bề mặt men răng tăng lên. Ở ngƣời
già dây Tome thƣờng ngắn lại, ống Tome bị bịt kín. Lòng các ống ngà bị thu
hẹp do sự bồi đắp của ngà thứ phát, bị vôi hóa hẹp dần đến tắc lại và ngà trở
nên trong đƣợc gọi là ngà trong hay ngà xơ hóa. Do sự thoái hóa của tủy, tạo
ngà bào bị giảm hoặc mất tạo nên một số ống ngà không có dây Tome, ngà ở
đây không có sự chuyển hóa và tạo nên một vùng ngà chết, giảm tạo ngà thứ
phát bảo vệ, làm cho răng ngƣời già một mặt có khả năng chống đỡ sự tấn
công của axit gây sâu răng, mặt khác lại làm giảm khả năng tự bảo vệ của tủy,



18

do ngà khoáng hóa cao về mặt cơ học nên dễ gãy hơn và thƣờng răng bị gãy,
vỡ khi có miếng trám to.
 Biến đổi trên tủy răng
Do có sự hình thành ngà thứ phát sinh lý theo tuổi và ngà thứ phát bệnh
lý do sâu răng, mòn răng, tiêu cổ răng, dẫn tới buồng tủy thu hẹp dần lại. Biểu
hiện từ mất sừng tủy đến trần buồng tủy thấp xuống, đôi khi sát hoặc chạm
sàn buồng tủy trên phim X-quang. Ở ngƣời trên 50 tuổi thƣờng thấy buồng
tủy, ống tủy chân rất hẹp, nhỏ; ống tủy cách cuống răng 4-5mm thƣờng không
nhìn thấy và khi điều trị rất khó đi qua.
Mật độ tế bào đệm giảm đi, các tế bào thần kinh và mạch máu cũng có
những biến đổi tƣơng tự.
 Biến đổi trên cement: Do sự lão hóa và bệnh lý nha chu nên chân răng
thƣờng bị lộ ra, cement tiếp xúc với môi trƣờng miệng bị hủy khoáng làm mất
tổ chức cứng gây ra bệnh sâu chân răng hoặc tế bào xê măng quá phát làm thu
hẹp khoảng dây chằng quanh răng gây ra bệnh lý dính khớp.
1.3. Bệnh sâu răng ở ngƣời cao tuổi
1.3.1. Định nghĩa bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa đƣợc đặc trƣng bởi
sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô
cứng [13].
1.3.2. Bệnh căn bệnh sâu răng
Ngƣời ta cho rằng sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi
vkhuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là Streptococcus.
Ngoài vi khuẩn ra, một số điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển cũng
đóng vai trò quan trọng không kém, cụ thể nhƣ:



19

Chế độ ăn uống tạo điều kiện cho sâu răng phát triển: Sự gây ra sâu răng
của thức ăn đƣợc nhắc đến nhiều nhất là ăn nhiều đƣờng, ăn đồ ngọt, không
chải răng trƣớc khi đi ngủ sẽ làm môi trƣờng thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu
răng phát triển.
Tình trạng của răng và tổ chức cứng của răng: Khả năng chống sâu của
răng tuỳ thuộc vào mức độ khoáng hóa răng, sự sắp xếp răng đều đặn trên
cung hàm,...
Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển và gây sâu răng.
Tình trạng môi trƣờng miệng nhƣ: nƣớc bọt, pH…
Nguyên nhân của sâu răng đƣợc giải thích bằng sơ đồ WHITE (1975)
nhƣ sau:

Hình 1.2. Sơ đồ WHITE [9]
Với mô hình này, ngƣời ta quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Răng: ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ tuổi, fluoride, dinh dƣỡng…
- Vi khuẩn: đặc biệt là Streptococcus Mutans.
- Chất nền: ảnh hƣởng bởi yếu tố VSRM, việc sử dụng Fluor, pH, khả
năng trung hòa của nƣớc bọt.


20

Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng nhƣ:
hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cƣờng quá trình tái khoáng và có tác dụng
bảo vệ răng không bị sâu nhƣ nƣớc bọt, khả năng acid của men, các ion F -,
Ca++, pH > 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về cơ chế
bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con ngƣời đã đạt

đƣợc những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộng đồng.
1.3.3. Bệnh sinh bệnh sâu răng
Cơ chế bệnh sinh học sâu răng đƣợc thể hiện bằng hai quá trình hủy
khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng
thì sẽ gây sâu răng [14].
Tóm tắt cơ chế sâu răng nhƣ sau:
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng
Các yếu tố gây mất ổn định
làm sâu răng:

Các yếu tố bảo vệ:

-

Mảng bám vi khuẩn;
Chế độ ăn nhiều đƣờng;
Nƣớc bọt thiếu hay acid;
Acid dạ dày tràn lên miệng;
pH < 5,5

- Nƣớc bọt
- Khả năng kháng acid của men răng
- Fluor có ở bề mặt men răng
- Trám bít hố rãnh
-

pH > 5,5

Hình 1.3. Cơ chế gây sâu răng ngƣời


1.3.4. Một số đặc điểm bệnh sâu răng ở người cao tuổi
Sâu răng ở ngƣời cao tuổi thƣờng tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng
nghèo nàn, khi thăm lỗ sâu thƣờng thấy đáy lỗ sâu có màu nâu sẫm, men bờ


21

lỗ sâu sứt mẻ, bệnh nhân ít ê buốt, tủy thƣờng bị ảnh hƣởng chậm nhƣng
thƣờng là tủy viêm không hồi phục hoặc tủy hoại tử (do không đau nên bệnh
nhân thƣờng ít đi khám chữa sớm).
Có thể gặp thể sâu ngừng hoạt động với đáy cứng. Theo vị trí, lỗ sâu ít
gặp ở mặt nhai, mặt láng, nếu có thƣờng là sâu tái phát xung quanh mối hàn
cũ. Thể sâu ở cổ chân răng thƣờng hay gặp ở những răng tụt lợi. Mặt xƣơng
chân răng thƣờng không nhẵn, tạo điều kiện dễ dàng cho mảng bám hình
thành. Lỗ sâu chân răng có thể gặp ở mặt ngoài, trong, đặc biệt là mặt bên
ngay sát cổ răng. Tổn thƣơng phát triển có khuynh hƣớng lan theo chiều rộng
về phía chân răng và các mặt răng kế cận, không tạo hốc rõ ràng, thƣờng có
hiện tƣợng quá cảm (đƣợc gọi là thể sâu răng lan) [16]. Ngƣời cao tuổi
thƣờng có nhiều chân răng trong miệng do sâu vỡ hết thân răng hay hình ảnh
tổn thƣơng sâu cộng với rạn nứt [13].
1.3.5. Chẩn đoán bệnh sâu răng
 Chẩn đoán sâu men
Rất khó phát hiện. Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu dạng đốm trắng
trên một vùng có nguy có sâu cao nhƣ trên các rãnh kẽ mặt nhai, mặt bên của
các răng hàm, lúc này ngƣời bệnh chƣa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chƣa có và
kích thích do thức ăn nóng, lạnh chƣa xảy ra. Khi xuất hiện những đốm trắng
trên lâm sàng thì sâu răng đã tới đƣờng men ngà.
 Chẩn đoán sâu ngà
Là sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu. Dựa vào chiều sâu của lỗ sâu,
ngƣời ta phân loại sâu ngà răng thành sâu ngà nông (nếu tổn thƣơng sâu dƣới

2mm) và sâu ngà sâu (nếu tổn thƣơng có chiều sâu từ 2 – 4mm).
- Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân thƣờng thấy ê buốt khi có các kích
thích nóng, lạnh, chua ngọt. Hết kích thích, hết ê buốt. Bệnh nhân có sâu ngà
sâu thì dễ nhạy cảm với các kích thích hơn sâu ngà nông.


22

- Lâm sàng:
+ Tổn thƣơng có thể gặp ở tất cả các mặt của răng.
+ Nhìn thấy có lỗ sâu, đáy gồ ghề, thay đổi màu sắc (màu nâu hoặc đen).
+ Thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu mềm, có nhiều ngà mềm,
ngà mủn, có dấu hiệu mắc thám trâm. Tuy nhiên nếu sâu răng ở giai đoạn ổn
định, thăm khám bằng thám trâm thấy đáy lỗ sâu cứng nhƣng mắc thám trâm.
+ Sử dụng các thử nghiệm tủy: dƣơng tính
- X. quang: dựa vào phim cận chóp để chẩn đoán. Phim cận chóp cho
phép đánh giá mức độ sâu và khoảng cách từ đáy lỗ sâu với tủy răng để có
biện pháp điều trị phù hợp. Với những lỗ sâu mặt bên, phim cánh cắn rất có
ích trong hỗ trợ chẩn đoán.
 Sâu chân răng: Tổn thƣơng bắt đầu ở cement khi chân răng lộ ra tiếp
xúc với môi trƣờng miệng. Hình ảnh tổn thƣơng sớm là sâu cement tƣơng tự
nhƣ sâu men. Sau đó các tổn thƣơng lan rộng, hợp nhất và có thể vòng quanh
toàn bộ chu vi chân răng. Khi lớp cement bị phá hủy hoàn toàn tổn thƣơng
tiến triển nhƣ sâu ngà. Bề mặt lỗ sâu có thể đổi màu, đáy cứng là biểu hiện
của sự tái khoáng hóa và lỗ sâu ngừng tiến triển. Ngƣợc lại, lỗ sâu đang hoạt
động thì đáy mềm, ít đổi màu.
 Chẩn đoán phân biệt sâu răng với:
- Thiểu sản: thƣờng là những vệt mất men dài tạo thành dải, ngấn bậc
thang và thƣờng đi kèm với nhiễm tetracylin.
- Lõm hình chêm: vết lõm thƣờng gặp ở vùng cổ răng, nhẵn bóng và

không lắng cặn thức ăn.
- Men răng đổi màu do nhiễm fluor: thƣờng gặp ở một nhóm răng, tạo
thành những dải đổi màu, bề mặt men lồi lõm.
- Mòn mặt nhai: thƣờng gặp ở răng hàm, bề mặt nhẵn bóng, đáy cứng
không lắng đọng thức ăn.


23

1.4. Tình hình mắc sâu răng và nhu cầu điều trị ở ngƣời cao tuổi trong
nƣớc và thế giới
1.4.1. Tình hình thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc sâu răng ở ngƣời cao
tuổi là tƣơng đối cao, tỷ lệ khác nhau giữa các quốc gia với các vùng địa lý
và điều kiện kinh tế khác nhau. Trên thế giới, các nghiên cứu về bệnh sâu
răng ở ngƣời cao tuổi chƣa liên kết thành hệ thống để đánh giá đƣợc xu
hƣớng của bệnh này.
Bảng 1.1. Chỉ số SMT qua một số nghiên cứu trên thế giới
[23], [42], [43], [44], [5], [45]
Tác giả

Quốc gia

Năm

Tuổi

Christensen J. và Cs

Đan Mạch


1997

65-74 1006 2,3

19,2

6,0

27,5

Lilian B.R. và Cs

Brazil

1998

65-74 1192 0,5

28,5

1,2

30,2

Chris C.L. và Cs

Canada

1998- 2000


-

-

-

26,6

Birgitte M. và Cs

Nauy

2004

≥ 67

8,4

25,4

2004

65-74

0,4

20,2

2013


65-74 2376 2,39 11,22 0,29

13,9

Petersen P.E. và Cs Madagascar
Liu L. và Cs

Trung Quốc

n

369

Sâu Mất Trám SMT

-

384 0,46 16,54
-

5,3

14,5

Nghiên cứu của WHO trên ngƣời độ tuổi từ 65- 74 ở Madagascar 2004,
chỉ số DMFT là 20,2, trong đó trung bình sâu răng không đƣợc điều trị ở mức
cao (DT=5,3), trung bình răng sâu đƣợc điều trị rất thấp (FT=0,4) [5]. Trung
quốc năm 2002 chỉ số DMFT=2,5 [24]. Các dữ liệu hiện có trên thế giới cho
thấy vấn đề sâu răng là một tình trạng bệnh lý chính ở ngƣời cao tuổi và có

mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố xã hội và hành vi, hầu hết xuất hiện ở
ngƣời có điều kiện kinh tế thấp và không đƣợc tiếp xúc với điều trị nha khoa
Ở các nƣớc đang phát triển hiện có rất ít các nghiên cứu về thực trạng
sâu răng ngƣời già.


24

1.4.2. Tình hình trong nước
Ở Việt Nam, điều tra 1989 – 1990 và năm 2000 trên toàn quốc để đánh
giá tình trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc răng miệng nói chung nhƣng
chƣa cụ thể về nhu cầu của ngƣời cao tuổi [6].
- Phạm Văn Việt và cs (2004) cho biết tỷ lệ sâu răng ở ngƣời cao tuổi Hà
Nội là 55,1%, DMFT là 12,6 [7].
- Trƣơng Mạnh Dũng (2009) nghiên cứu 427 ngƣời cao tuổi tại phƣờng
Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội thấy tỷ lệ sâu răng chung là
54,33%; tỷ lệ SMT chung là 11,89% trong đó nhóm tuổi 60- 64 là 8,12%;
nhóm tuổi 65- 74 là 11,26%; nhóm tuổi ≥75 là 16,31% [4].
- Nguyễn Trà Mi và cs (2012) nghiên cứu trên 133 ngƣời cao tuổi gồm
48 nam và 85 nữ ở phƣờng Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội thấy tỷ lệ SMT
trung bình 5,34 ± 6,47 [8].
Bảng 1.2. Tình hình SMT qua một số nghiên cứu tại Việt Nam [3], [6], [25], [26]
Tác giả, Quốc gia
Nguyễn Võ Duyên Thơ

Năm Tuổi

n

Tỷ lệ

%

Sâu

Mất Trám SMT

1992

≥60

318

96,8

7,90

10,0

0,2

18,10

2002

≥45

999

89,7


2,10

6,6

0,2

8,90

Hoàng Tử Hùng

2007

>60

400

98,6

2,73

6,78-

0,03-

14,7

0,11

Trần Thanh Sơn


2007

>65

-

61

1,77

-

-

Và Cs,TP HCM
Trần Văn Trƣờng,
Lâm Ngọc Ấn,
Việt Nam

13,19
-


25

Các kết quả nghiên cứu đơn lẻ khác tại các vùng miền của Việt Nam
đang ở mức cao, nhu cầu điều trị bệnh là lớn. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi mắc bệnh
sâu răng và nhu cầu điều trị là rất khác nhau cho các nhóm ngƣời cao tuổi.
Một số yếu tố ảnh hƣởng bao gồm: dân tộc, tuổi, giới tính, vùng miền, tình
trạng kinh tế, hộ gia đình, trình độ học vấn,…

1.5. Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng.
Bệnh sâu răng là một trong những bệnh lý thƣờng gặp trong Răng hàm
mặt với tỷ lệ mắc trong cộng đồng cao. Theo điều tra về tình hình sức khỏe
răng miệng toàn quốc năm 2002, có hơn 78% ngƣời trên 45 tuổi mắc sâu răng
trong cộng đồng và tuổi càng cao tỷ lệ mắc sâu răng càng lớn [6]. Qua nhiều
nghiên cứu thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố tuổi,
giới, bệnh lý toàn thân cũng nhƣ thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng và việc
tiếp cận thông tin về phòng chống, điều trị bệnh với bệnh sâu răng [3], [4],
[11], [16], [26].
Xem xét các yếu tố liên quan với bệnh sâu răng sau:
 Đặc trƣng giới, tuổi của đối tƣợng nghiên cứu
 Bệnh lý toàn thân: Bệnh đái tháo đƣờng, bệnh lý tim mạch có liên
quan mật thiết bệnh lý răng miệng.
 Thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng: phƣơng pháp chải
răng (số lần chải răng, sử dụng kem chải răng có fluor và tần suất thay bàn
chải); làm sạch kẽ răng (sử dụng tăm hay chỉ tơ nha khoa); sử dụng nƣớc xúc
miệng sau bữa ăn; vấn đề khám và chữa răng (tần suất đi khám răng, nơi
khám răng)
 Thực trạng kinh tế - xã hội: trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập
hàng tháng


×