Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bài giảng hán nôm 1 đh phạm văn đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 76 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƢ PHẠM XÃ HỘI
----------------------

Bài giảng học phần

HÁN NÔM I
Chƣơng trình Đại học ngành Sƣ phạm Ngữ văn

Ngƣời biên soạn: NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN

QUẢNG NGÃI, NĂM 2018
0


Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VĂN TỰ HÁN
1.1. Nguồn gốc và diễn biến của ngôn ngữ văn tự Hán
Cho đến nay, ngƣời ta vẫn chƣa xác định chính xác chữ Hán xuất hiện từ bao
giờ, vào thời điểm nào. Tuy nhiên, chữ Hán cổ nhất đƣợc cho là loại chữ Giáp Cốt
( 甲骨 ) xuất hiện vào đời nhà Ân ( 殷 ) vào khoảng 1600-1020 trƣớc Công
Nguyên. Đó là loại chữ viết trên các mảnh xƣơng thú vật, và có hình dạng rất gần
với những vật thật quan sát đƣợc.
Chữ Giáp Cốt tiếp tục đƣợc phát triển qua các thời: thời nhà Chu 周 (1021256 tr. CN) có Chữ Kim (Kim Văn –

金文) - chữ viết trên các chuông (chung)

bằng đồng và kim loại. Thời Chiến Quốc

戦国 (403-221 tr. CN) và thời nhà Tần

泰 (221-206 tr. CN) có Chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và Chữ Lệ (Lệ Thƣ –


隶書).
Sang thời nhà Hán 漢 (202 TCN – 220) có Chữ Khải (Khải Thƣ - 楷書).
Chữ Khải là loại chữ đƣợc dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và dạng chữ
ngay ngắn, nét bút thẳng thắn, chuẩn mực nên đƣợc gọi là Khải thƣ, Chân thƣ,
Chính thƣ.
Ngoài ra, còn có một thể chữ khác là chữ Thảo (Thảo thƣ). Với Thảo thƣ,
ngƣời ta có thể viết rất nhanh (nhƣ gió lƣớt trên cỏ), tiện cho việc ghi chép, lại rất
đẹp mắt, đáp ứng đƣợc những nhu cầu về mặt thẩm mỹ.
Ngày nay, ngƣời Trung Quốc đã giản hóa về mặt chữ viết một số chữ Hán
phức tạp, rƣờm rà và hiện còn sử dụng hai loại chữ: chữ Phồn Thể và chữ Giản Thể.
1.2. Các nét cơ bản trong chữ Hán và quy tắc viết chữ Hán
1.2.1. Các nét cơ bản trong chữ Hán
Chữ Hán do nhiều nét có hình dạng khác nhau hợp thành. Tuy nhiên, chung
quy lại thì tất cả các chữ Hán đều đƣợc cấu thành từ 8 nét cơ bản nhƣ sau:
a. Nét chấm


1


VD:

六 文


b. Nét ngang

日 上

VD:




c. Nét sổ

川 不

VD:

丿

d. Nét phẩy
VD:






e. Nét mác
VD:



f. Nét móc
VD:



亅 乙










寸 九 弓 阝 尤 皮 風 戈 心

g. Nét gãy
VD:





ㄑ ㄥ



糸 力 皮

h. Nét hất
VD:

我 扌

Nhƣ vậy, một chữ Hán có thể do một hoặc hai nét tạo thành nhƣ chữ nhất


一, chữ

thập

十, nhƣng cũng có

thể do nhiều nét tạo thành nhƣ chữ diêm



(muối): 24 nét, chữ uất 鬱(tức bực, dồn nén): 29 nét.
Để viết đúng chữ Hán và tra tự điển chính xác, nhanh chóng, trƣớc hết cần
phải biết chữ đó có bao nhiêu nét. Muốn biết một chữ có bao nhiêu nét thì cố nhiên
ta phải đếm, và muốn đếm chính xác thì phải phân biệt đƣợc các nét cơ bản.
2


Nguyên tắc để đếm là: mỗi lần nhấc bút sau khi hoàn thành một nét cơ bản được kể
như là một đơn vị nét.
Ví dụ:

王 Vƣơng (vua): 4 lần nhấc bút => 4 nét
田 Điền (ruộng): 5 lần nhấc bút => 5 nét
覺 Giác (hay biết, tỉnh): 20 lần nhấc bút => 20 nét
Việc đếm nét chính xác sẽ giúp phân biệt đƣợc các chữ một cách rõ ràng, ghi
nhớ đƣợc lâu và sử dụng một số từ điển hoặc bảng tra chữ có khóa mã số nét.
Để có thể thành thạo trong việc đếm nét, cách duy nhất là phải tập viết thật
nhiều và chịu khó tra tự, từ điển.
1.2.2. Quy tắc viết chữ Hán (quy tắc bút thuận)

Muốn thể hiện chính xác những chữ thuộc loại văn và tự, ngoài việc nắm
vững các nét ra ta còn phải tuân thủ chặt chẽ quy trình sắp xếp phối hợp các nét, các
bộ phận tạo thành chữ. Quy trình này gọi chung là quy tắc bút thuận.
Viết theo đúng thứ tự các nét sẽ thuận đà đƣa bút, viết nhanh, đỡ bị sót nét và
góp phần ghi nhớ cả hình, âm, nghĩa của chữ.
Từ thực tiễn, ngƣời ta đã rút ra một số quy tắc về thứ tự viết các nét và các
bộ phận trong chữ Hán nhƣ sau (tạm gọi là 8 quy tắc 4 chữ):
a. Trên trước dưới sau: Nét hay bộ phận ở trên viết trƣớc, nét hay bộ phận
dƣới viết sau.
VD: 二 Nhị (hai): nét ngang ngắn ở trên trƣớc, nét ngang dài ở dƣới sau.

忠 trung (hết lòng): bộ phận ở trên (chữ 中) trƣớc, bộ phận ở dƣới (chữ 心
) sau
b. Trái trước phải sau: Nét hay bộ phận bên trái viết trƣớc, nét hay bộ phận
bên phải viết sau.

川 xuyên (sông): nét phẩy bên trái, nét sổ ở giữa và nét sổ cuối cùng.

3




minh (sáng): bộ phận bên trái (chữ



nhật) trƣớc, bộ phận bên trái

(chữ 月 nguyệt) sau.

Ngoại lệ: Riêng với bộ 刀 đao và bộ 力 lực thì viết nét móc trƣớc, nét phẩy
sau.
c. Ngang trước sổ sau: Nét hay bộ phận ngang viết trƣớc, nét hay bộ phận sổ
dọc (bao gồm cả nét phẩy) viết sau.

十 thập (mƣời): nét ngang trƣớc, nét sổ sau
事 sự (việc): nét ngang ở trên, tiếp theo là chữ 口 khẩu ở giữa, chữ giống
chữ 彐 kí, cuối cùng là nét sổ móc.
d. Phẩy trước mác sau: Những chữ có nét phẩy (kể cả nét gãy phẩy) và nét
mác giao nhau thì viết nét phẩy trƣớc, nét mác sau.

文 văn (văn chƣơng): nét chấm, nét ngang, nét phẩy và nét mác
父 phụ (cha): nét phẩy bên phải ở trên, nét chấm bên trái, nét phẩy bên trái ở
dƣới, nét mác ở dƣới bên phải.
e. Giữa trước bên sau: Nét hay bộ phận ở giữa viết trƣớc, nét hay bộ phận
hai bên cân xứng nhau viết sau.

小 tiểu (nhỏ): thứ tự là nét móc, nét phẩy, nét chấm
樂 lạc (vui): thứ tự là chữ bạch ở giữa viết trƣớc, chữ yêu bên trái, chữ yêu
bên phải và cuối cùng là bộ mộc bên dƣới.
f. Ngoài trước trong sau: Nét hay bộ phận bên ngoài viết trƣớc, nét hay bộ
phận bên trong viết sau.

月 nguyệt (trăng): nét phẩy bên trái, nét móc, hai nét ngang bên trong
同 đồng (cùng): nét sổ bên trái, nét móc, bên trong viết nét ngang, và chữ
khẩu.
4


g. Vào trước đóng sau: Nếu phần bên ngoài của chữ có hình dạng nhƣ bộ 口

khẩu hay bộ 囗 vi thì nét thứ ba sẽ viết sau cùng, sau khi đã viết xong phần trong.

日 nhật ( mặt trời): nét sổ bên trái, nét gãy, tiếp theo là nét ngang bên trong
và nét ngang ở dƣới đóng lại.

國 quốc (nƣớc): nét sổ trái, nét gãy, chữ 或 hoặc bên trong và nét ngang bên
dƣới đóng lại.
h. Chấm góc phải sau: Những chữ có một nét chấm ở góc trên bên phải khi
viết ta phải chấm sau cùng.

犬 khuyển (chó): nét ngang, phẩy, mác và nét chấm sau cùng.
戈 qua (vũ khí): nét ngang, móc, phẩy và nét chấm sau cùng.
1.3. Các phƣơng thức cấu tạo chữ Hán
1.3.1. Tƣợng hình
Chữ tượng hình là loại chữ vẽ theo vật thực, nét chữ quanh co, uốn lượn mô
phỏng theo hình thể của vật thực.
Ban đầu, những chữ hình vẽ này đƣợc mô phỏng khá trung thành và chi tiết
sự vật, nhƣng về sau đƣờng nét đƣợc cách điệu dần đi và giản lƣợc đi, khiến cho
phần lớn những chữ tƣợng hình không còn thể hiện rõ dáng dấp của sự vật mà nó
biểu thị nữa. Sở dĩ nhƣ vậy là vì chữ Hán đã trải qua một quá trình biến đổi từ chỗ
vẽ hình đến chỗ viết thành nét. Quá trình biến đổi đó đã tƣớc bỏ hết những dấu tích
hình vẽ trong chữ Hán.
Ví dụ:
- Để biểu thị mặt trời, ngƣời Trung Hoa đã vẽ một hình tròn với một dấu
chấm hoặc vật ở bên trong tƣợng trƣng cho ánh sáng: 日
- Để biểu thị mặt trăng và phân biệt với mặt trời, dựa trên nhận thức cảm
quan rằng mặt trời lúc nào cũng tròn đầy, mặt trăng thì khi tròn khi khuyết, ngƣời ta
biểu thị mặt trăng là một phần của mặt trời: 月
5



- Để biểu thị hiện tƣợng mưa (vũ), ngƣời ta vạch một nét ngang tƣợng trƣng
cho bầu trời, những vạch chấm dọc phía dƣới tƣợng trƣng cho mƣa: 雨
Nhìn chung, trong chữ Hán, loại chữ tƣợng hình không nhiều (khoảng 200
chữ). Tuy nhiên, chúng chính là những chữ cơ bản trong kho văn tự Hán và là cơ sở
để tạo ra 5 loại chữ còn lại.
1.3.2. Chỉ sự
Ở giai đoạn sơ khai, ngƣời ta luôn có khuynh hƣớng “vẽ” mọi thứ. Nhƣng
trên thực tế có nhiều sự vật, hiện tƣợng, động tác không sao vẽ theo lối Tƣợng hình
đƣợc, hoặc nếu vẽ đƣợc thì cũng kém phần minh xác, dễ gây hiểu lầm hoặc quá
rƣờm rà, phức tạp. Để khắc phục điều này, ngƣời ta tạo ra một phƣơng pháp tạo chữ
mới, đó là phƣơng pháp Chỉ sự.
Chữ Chỉ sự là loại chữ trong đó ngƣời ta dùng những ký hiệu để gợi chỉ, bày
tỏ những sự việc hoặc ý niệm khó vẽ ra đƣợc. Chẳng hạn:
- Muốn biểu thị từ đao (con dao) thì có thể vẽ nó ra, nhƣng với từ nhận (lƣỡi
dao) thì vẽ nhƣ thế nào? Biện pháp tốt nhất là cứ “vẽ” cả con dao, rồi thêm một
vạch ngắn vào phần lƣỡi dao làm dấu hiệu chỉ báo, thu hút đối tƣợng tiếp nhận văn
tự vào điểm đó.

刀 đao

+



=>

刃 (nhận)

- Tƣơng tự nhƣ vậy, muốn biểu thị gốc cây (bản), ngƣời ta mƣợn chữ mộc là

1 chữ tƣợng hình sẵn có, đánh dấu vào phần gốc của nó.

木 mộc

+



=>

本 (bản)

Với ký hiệu 一 (một nét ngang), ngƣời ta dùng để biểu thị số lƣợng, biểu thị
sự phân cách, biểu thị đƣờng chân trời,… Ví dụ:
- Để biểu thị số lượng:

一: nhất (một): nghĩa là một.
三: tam (ba): nghĩa là 3 cái một.
- Dùng để biểu thị sự phân cách:
6




Thƣợng (trên), hạ (下 dƣới): chữ cổ ngƣời ta vạch một đƣờng ngang (

一) làm một đƣờng phân cách. Muốn biểu thị khái niệm trên thì ngƣời ta đánh một
dấu chấm hoặc một vạch đứng trên đƣờng phân cách đó, còn muốn biểu thị khái
niệm dưới thì đánh những dấu đó ở dƣới.
- Dùng để biểu thị đường chân trời:


旦 Đán (sáng sớm): nghĩa là lúc mặt trời (日) vừa nhô lên đƣờng chân trời (
一)
1.3.3. Hội ý
Chữ Hội ý là loại chữ được ghép từ hai hay ba từ có sẵn, nghĩa của chữ
được xác lập trên cơ sở tương hội của các chữ tạo nên nó.
Ví dụ:
- Để ghi từ 明 minh nghĩa là sáng, ngƣời ta nghĩ tới hai nguồn sáng nhất là
mặt trời vào ban ngày và mặt trăng vào ban đêm. Do đó, khi thể hiện chữ minh,
ngƣời ta ghép chữ nhật 日 và nguyệt 月 lại với nhau tạo thành chữ 明.
- Chữ 忍 nhẫn: gồm chữ nhận 刃 (lƣỡi dao) phía trên và bộ tâm 心 (trái
tim) bên dƣới: sự kiên nhẫn, nhẫn nhục không hề dễ chịu chút nào, luyện tính nhẫn
giống nhƣ lúc nào cũng có lƣỡi dao cắt vào tim.
- Chữ lâm

林 (rừng)

gồm hai chữ mộc

木 kết

hợp với nhau, biểu thị ý

“nhiều cây”, tức “rừng”.
- Chữ sâm 森 (rừng rậm) gồm ba chữ mộc 木 kết hợp với nhau, biểu thị ý
“rất nhiều cây”, tức “rừng rậm”.
- Chữ khán

看 (xem, nhìn): biểu thị ý dùng tay (手 thủ) che trên mắt (目


mục) để nhìn cho rõ.

7


- Chữ 好 hảo (tốt đẹp): một ngƣời phụ nữ (女 nữ) bế một đứa trẻ (子 tử):
việc nâng niu một sinh mệnh mới chào đời, tình mẫu tử đƣơng nhiên là điều tốt đẹp.
Tượng hình, chỉ sự, hội ý thuộc loại chữ biểu ý.
1.3.4. Giả tá
Giả tá có nghĩa là “vay mƣợn”. Nhƣ vậy, chữ giả tá là loại chữ vay mƣợn
một chữ có sẵn để ghi lại một từ chƣa có chữ tƣơng ứng trên cơ sở đồng âm hoặc
cận âm. Chẳng hạn:
- Trong khẩu ngữ có từ lai nghĩa là “tới”, “đến”. Ngƣời ta mƣợn chữ

來 lai

trƣớc đây dùng để ghi tên một giống lúa để làm hình thức cho chữ lai này. Giữa lai
nghĩa là “đi, đến, tới” và lai là “tên lúa” hoàn toàn không có mối liên hệ về mặt ý
nghĩa, nhƣng vẫn đƣợc ghi lại bằng một đơn vị văn tự.
-

西 Tây:

phƣơng tây. Nghĩa gốc là “chim ở trên tổ” (vốn là chữ tƣợng

hình), sau mƣợn làm từ chỉ “phƣơng tây”.
-

方 Phƣơng: phƣơng hƣớng. Nghĩa gốc là “chuôi dao”, sau mƣợn dùng để


chỉ “phƣơng hƣớng”.
-

易 Dị: dễ, vốn

là 1 chữ tƣợng hình, nghĩa là con “thằn lằn”, sau đƣợc

mƣợn để ghi từ “dễ”.
-

我 ngã: đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất (tôi, ta), vốn là một chữ Tƣợng

hình, nghĩa gốc là một loại vũ khí giống nhƣ cây đinh ba, sau đƣợc mƣợn để ghi đại
từ nhân xƣng.
-

萬 vạn: muôn (mƣời nghìn), nghĩa gốc là “con bò cạp” (chữ tƣợng hình),

sau đƣợc dùng làm số từ.
1.3.5. Chuyển chú
Đây là những cặp chữ khác nhau về hình thể, âm đọc nhƣng giống nhau hoặc
gần giống nhau về mặt ý nghĩa. Theo các nhà nghiên cứu, chuyển chú là biện pháp
giải thích nghĩa của chữ, không phải là cách cấu tạo chữ,
8


VD:

-


江 Giang thông nghĩa với 河 Hà (chỉ sông ngòi)

- 我 Ngã

thông nghĩa với

吾 Ngô (tôi, đại từ nhân xƣng ngôi I)

- 信 Tín

thông nghĩa với

誠 Thành (thành thực, đáng tin cậy)

- 豬 Trư

thông nghĩa với

豕 Thỉ (con heo, con lợn)

- 老 Lão

thông nghĩa với

考 Khảo (già)

1.3.6. Hình thanh
Chữ hình thanh là loại chữ đƣợc hợp thành bởi hai bộ phận, bộ phận biểu ý
và bộ phận biểu âm. Bộ phận biểu ý có chức năng biểu thị ý nghĩa của chữ, tức phần
hình, bộ phận biểu âm có chức năng biểu thị âm đọc của chữ, tức phần thanh.

Ví dụ:
- Với chữ

成 thành (thành công) đƣợc coi nhƣ ký hiệu chỉ âm, ngƣời ta ghép

thêm vào những bộ phận chỉ ý để thể hiện những chữ đồng âm (hoặc gần âm) với từ
thành (thành công)
+

城 Thành (thành trì): thêm chữ thổ 土 (đất) để làm ký hiệu chỉ ý.

+

誠 Thành (thành thật): thêm chữ ngôn 言 (lời nói) để làm ký hiệu chỉ ý

-

河 hà (sông): bộ 氵 thủy (nƣớc) là bộ phận biểu ý, chữ 可

khả là bộ phận

biểu âm.
-

忠 trung (trung thành): bộ tâm 心 (trái tim) là bộ phận biểu ý, chữ trung

中 là bộ phận biểu âm.
- Với chữ ngã

我 đƣợc coi nhƣ ký hiệu chỉ âm, ngƣời ta


ghép thêm vào

những bộ phận chỉ ý để thể hiện những chữ đồng âm (hoặc gần âm) với từ ngã.
+

俄 Nga (nƣớc Nga, ngƣời Nga): thêm bộ 亻 nhân (ngƣời) để làm ký hiệu

chỉ ý.
9


+

娥 Nga (Hằng Nga): thêm bộ 女 nữ (phụ nữ) để làm ký hiệu chỉ ý.

+

鵝 Nga (chim thiên nga) thêm bộ 鳥 điểu (chim) để làm ký hiệu chỉ ý.

+

餓 ngạ (đói) thêm bộ 食 thực (ăn) để làm ký hiệu chỉ ý.

Trong kho văn tự Hán, chữ Hình thanh chiếm phần lớn (khoảng 90%). Vì
vậy, nếu nắm vững nguyên tắc cấu tạo cũng nhƣ những bộ phận cơ bản kiến tạo nên
loại chữ hình thanh thì việc học chữ Hán sẽ nhanh chóng, thuận lợi hơn nhiều.
1.4. Hệ thống bộ thủ
Tất cả các chữ Hán đều chứa thành tố gọi là “bộ”. Bộ thủ


部 là tập hợp

những chữ có 1 phần giống nhau nào đó. Đứng đầu mỗi tập hợp, ngƣời ta nêu cái
giống nhau đó trƣớc tiên, đó chính là bộ thủ

部 首. Thông thƣờng thì ý nghĩa của

một chữ ít nhiều liên quan đến nghĩa của bộ thủ. Các thành phần không thuộc bộ
thủ của chữ thƣờng liên quan đến việc biểu âm. Phần lớn các bộ thủ đều là chữ
tƣợng hình và là ký hiệu chỉ ý của chữ Hình thanh.
Theo truyền thống, Hán ngữ có 214 bộ thủ (xem thêm Phụ lục)
* Phân tích một số bộ thủ thông dụng:
-

人,亻 nhân: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến con ngƣời. Ví

dụ: 仁(nhân), 仙 (tiên),傑 (kiệt)
-

刀,刂

đao: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến dao, gƣơm,

chém, chặt, cắt.
Ví dụ: 利 (lợi),



(kiếm),刻(khắc), 別(biệt)


- 力 lực: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến sức mạnh.
Ví dụ: 功(công), 勞(lao), 勉 (miễn: cố gắng), 勇(dũng).

10


-口

khẩu: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến mồm, miệng, lời

nói.
Ví dụ: 含 (hàm: ngậm), 問 (vấn),

古 (cổ), 吐 (thổ).

- 土 thổ: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến đất đai.
Ví dụ: 地
-

城 基 (cơ: nền).

女 nữ: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến phụ nữ hoặc những

điều xấu, mang ý nghĩa tiêu cực.
Ví dụ: 妾 (thê), 姆 (mẫu),奸 (gian), 婬 (dâm)
-

心忄 tâm: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến trái tim, hoạt

động tình cảm của con ngƣời.

Ví dụ: 愛
-

情 恩 思 忘 性

手 扌 thủ: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến tay, hoạt động

của tay.
Ví dụ: 打,
-

指 (chỉ: ngón tay),抑 (ức: nén xuống, đè xuống), 折 (chiết)

木 mộc: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến cây cối, đồ vật, dụng

cụ bằng gỗ.
Ví dụ: 楊 (dƣơng), 架 (giá), 梅 (mai)
-

松 (tùng)

水氵 thủy: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến sông nƣớc.

Ví dụ: 江, 河, 洋, 清, 流 (lƣu) 汗 (hãn – mồ hôi)
-

火灬 hỏa: thƣờng gắn với những chữ có liên quan đến lửa, đun nấu,…

Ví dụ: 然 (thiêu, đốt), 炎


, 煙, 燒 (thiêu)
11


1.5. Thực hành tra tự điển chữ Hán
Mỗi bộ từ điển, tự điển chữ Hán ít nhiều đều có những cách tra khác nhau.
Tuy nhiên, cơ bản nhất là các cách tra sau đây:
- Tra theo Bộ thủ: đoán bộ của chữ cần tra rồi dò tìm chữ ấy trong Bộ thủ đó.
- Tra theo âm đọc của chữ: dò tìm chữ cần tra trong bảng kê chữ theo âm đọc
của tự điển.
Nhìn chung, phần lớn các tự điển chữ Hán đều có thể tra theo 2 cách này. Ở
đây xin lấy tự điển của Trần Văn Chánh (2000) để làm ví dụ chỉ dẫn cách tra.
* Muốn tra âm đọc, ý nghĩa của một chữ Hán, trƣớc hết phải xác định bộ thủ
của chữ. Có những chữ Hán bản thân nó cũng chính là bộ, chẳng hạn nhƣ chữ
mộc,

水 thủy, 火 hỏa, 土



thổ,… Muốn nhận ra điều này chỉ có cách thông thạo

214 bộ thủ Hán ngữ. Khi gặp những chữ/bộ này chỉ cần đếm số nét của bộ rồi tra
trong Mục lục bộ thủ (trang VII – IX), tƣơng ứng với mỗi bộ là số trang, ví dụ bộ

木 mộc trang 460.
Có những chữ Hán là sự kết hợp của nhiều bộ phận, trong đó bộ thủ có thể
đứng bên trái, bên phải, bên trên, bên dƣới, bên trong hoặc bên ngoài của chữ. Sau
khi đã xác định đƣợc bộ thủ của chữ, tra ở Mục lục bộ thủ để tìm đến trang của bộ
thủ đó, tiếp theo là đếm các nét còn lại của chữ (không kể bộ thủ) và tìm đến phần

kê số nét trong bộ thủ đó.
Ví dụ:
- Khi gặp chữ

佛, ta dễ dàng xác định bộ thủ của chữ này là bộ 亻 nhân.

Tra ở Mục lục bộ thủ, ta thấy bộ

亻 nhân ở trang 49. Giở đến trang 49, tiếp tục

đếm các nét của bộ phận bên phải, ta đƣợc 5 nét. Tra ở phần 5 nét của bộ nhân, ta
tìm thấy chữ cần tra là Phật (trang 68 – 69).
- Khi gặp chữ

好, hai bộ phận là 女

nữ và



tử đều có khả năng là bộ

thủ. Thử tra ở Mục lục bộ thủ, bộ 子 tử ở trang 251, lật đến trang 251 và đếm nét

12


chữ 女 nữ ta đƣợc 3 nét, tuy nhiên ở phần 3 nét của bộ 子 tử không có chữ cần tra.
Nhƣ vậy, chắc chắn bộ thủ của chữ này là bộ 女 nữ. Lại tiếp tục tra ở bộ 女 nữ và
ta tìm đƣợc chữ cần tra là hảo (Trang 236 – 237)

* Khi đã biết âm Hán Việt của chữ ta có thể tra theo bảng tra theo âm Hán
Việt ở cuối tự điển (trang 1212). Chẳng hạn, muốn biết chữ Hán của từ các (gác), ta
lật bảng tra đến vần C, tìm trong số các chữ các và lật đến trang cần tìm (trang
1000)
BÀI TẬP
1. Đếm số nét và viết các chữ sau theo quy tắc bút thuận:
(tùy),

進 (tiến), 國

(quốc) ,



(gia),

健 (kiện), 隨

漢 (Hán), 我 (ngã), 與 (dữ), 間 (gian),

讓 (nhƣợng).
2. Cho các chữ Hán sau đây :

愁 (sầu), 門 (môn), 大 (đại), 天 (thiên), 湖 (hồ), 中 (trung), 病 (bệnh),
休 (hƣu),鳥 (điểu), 雀 (tƣớc), 清 (thanh), 請 (thỉnh), 沐 (mộc), 田 (điền).
a. Xác định bộ thủ của các chữ Hán đã cho.
b. Xác định phƣơng thức cấu tạo của các chữ Hán đã cho.
3. Tra tự điển các chữ sau: 廣, 煙, 源, 等, 葉
4. Tra chữ Hán của các từ sau: minh (ghi), đại (đời), hiệu (trƣờng học), liên
(hoa sen), thị (xem, nhìn)


13


Chƣơng 2. NGỮ PHÁP HÁN VĂN CỔ
2.1. Từ pháp
2.1.1. Phân biệt Tự và Từ
Văn tự Hán đƣợc chia làm hai loại là văn và tự. Văn là loại có kết cấu đơn
giản, tự là loại chữ có kết cấu phức tạp.
Tự là một chữ viết để ghi một đơn vị âm tiết trong tiếng nói.
Một tự có thể là một đơn vị có nghĩa hoặc cũng có thể là một đơn vị không
có nghĩa.
Nếu là một đơn vị có nghĩa thì đó là từ đơn âm. VD: Nhật, nguyệt, thủy,…
Nếu là một đơn vị không có nghĩa thì đó là một bộ phận của từ và phải kết
hợp với các đơn vị khác để tạo thành từ.
VD:

蜻蜓 (thanh đình: chuồn chuồn), 葡萄 (bồ đào: nho), 琵琶 (tì

bà),…
Tóm lại, tự là một đơn vị chữ viết, từ là một đơn vị ý nghĩa.
2.1.2. Từ đơn âm và từ đa âm
Xét về tiêu chí ngữ âm thì những từ đƣợc tạo nên từ một âm tiết, viết bằng
một chữ thì đƣợc gọi là đơn âm hay từ đơn. Đó là những từ có đầy đủ 3 yếu tố hình,
âm và nghĩa. VD: 人,日,月,…
Những từ do nhiều âm tiết kết hợp lại thì đƣợc gọi là từ đa âm
VD: 蜻蜓,弟子, 君子, 小人,…
2.1.3. Từ đơn và từ ghép
Căn cứ vào độ giản đơn hay phức tạp của ý nghĩa nội hàm của từ mà có thể
chia các từ trong Hán ngữ cổ thành từ đơn và từ ghép.

2.1.3.1. Từ đơn
Là những từ có kết cấu đơn thuần, các thành tố của nó không liên quan với
nhau về mặt ý nghĩa. Thông thƣờng từ đơn có một âm tiết.
Ví dụ: 人,日,月,…

14


Nhƣng từ đơn không hẳn là từ đơn âm. Có những từ đơn là từ đa âm.
Ví dụ: 蜻蜓 (thanh đình: chuồn chuồn), 葡萄 (bồ đào: nho), 琵琶 (tì
bà),…
Đại bộ phận từ đơn đa âm là từ láy.
2.1.3.2. Từ ghép
Là những từ có kết cấu phức hợp, phần lớn do hai từ kết hợp với nhau mà tạo
thành, các thành tố của từ ít nhiều có liên quan với nhau về mặt ý nghĩa. Căn cứ vào
phƣơng thức cấu tạo, ta có các loại từ ghép sau đây:
a. Từ ghép đẳng lập: là từ ghép đƣợc tạo thành bởi các thành tố đồng loại
theo quan hệ bình đẳng để biểu thị ý nghĩa khái quát, tổng hợp và trừu tƣợng. Trật
tự của các thành tố không chặt chẽ lắm. Dựa vào ý nghĩa các thành tố ta có các mối
quan hệ giữa các từ trong từ ghép đẳng lập nhƣ sau:
- Quan hệ tương đồng: 2 từ đơn có nghĩa giống hay gần giống nhau hợp lại
để có 1 nghĩa chung của hai chữ hay bao quát hơn.
VD: 珠玉 (châu ngọc: ngọc ngà châu báu),

占卜(chiêm bốc: bói toán),

戰爭 (chiến tranh: đánh nhau), 真正 (chân chính), 勇敢 (dũng cảm),
- Quan hệ tương phản: các từ ngƣợc nhau về ý nghĩa nhƣng có một nghĩa
chung giữa các từ đó:
VD:


左右 (tả hữu: kẻ thân cận), 恩怨 (ân oán: nợ nần), 往來 (vãng

lai: đi lại), 彼此 (bỉ thử: đó đây),

始終 (thủy chung: từ đầu đến cuối, trƣớc sau

nhƣ một), 是非(thị phi:)…
b. Từ ghép chính phụ: Từ ghép đƣợc cấu tạo bởi một thành tố chính và một
thành tố phụ. Thành tố chính làm nòng cốt, trung tâm, thành tố phụ đóng vai trò hạn
định, bổ sung,... cho thành tố chính

15


- Quan hệ hạn định: từ ghép gồm một thành tố hạn định và một thành tố bị
hạn định. Thành tố đứng sau là thành tố chính, thành tố đứng trƣớc hạn định thành
tố đứng sau. (Cấu trúc: danh/tính/ số + danh/động)
VD: 人心 (lòng ngƣời), 平權 (bình quyền: quyền ngang nhau), 神速
(thần tốc: nhanh nhƣ thần), 牧僮 (mục đồng: đứa trẻ chăn trâu), 赤子 (xích tử:
con đỏ, ngƣời dân), 匹夫 (thất phu: ngƣời đàn ông tầm thƣờng),...
- Quan hệ bổ sung: thành tố đứng trƣớc chỉ hành động, thành tố đứng sau chỉ
kết quả của hành động (Cấu trúc: động + tính)
VD: 說服,

打倒, 革新, 証明, …

- Quan hệ chủ vị/quan hệ trần thuật: thành tố đứng trƣớc là sự vật đƣợc trần
thuật, thành tố đứng sau là nội dung trần thuật (Cấu trúc: danh + động)
VD: 人造,


民主, 君主, 地震, ...

- Quan hệ động tân: từ ghép mà thành tố đứng trƣớc biểu thị hành động,
thành tố đứng sau chỉ đối tƣợng bị chi phối (Cấu trúc: động + danh)
VD: 管家, 主席, 關心, 注意,…
c. Từ ghép phụ gia
Là từ ghép theo phƣơng thức thêm một thành tố phụ vào trƣớc hay sau một từ
tố chính. Từ tố chính thƣờng là danh từ, động từ hay tính từ.
VD: - Tiền tố + thành tố chính: 所長 (thế mạnh, mặt mạnh),

所短 (mặt

yếu), 所有 (cái có đƣợc), 所居 (chỗ ở), 所得 (điều tiếp nhận đƣợc), 不好
(bất hiếu), 不幸 (bất hạnh), 無形 (vô hình), 無感, 有限,

用…

16

有形, 有


- Thành tố chính + hậu tố:
làm thơ), 公所,

看者(khán giả), 學者 (học giả), 詩人 (ngƣời

任所 (nơi làm việc), 村長, 班長, 族長, 人員,


會員, 科學家, 飛行家
2.2. Cú pháp
2.2.1. Quan hệ chủ – vị
Chủ ngữ là ngƣời hay sự vật làm chủ thể trong câu. Chủ ngữ trả lời câu hỏi
Ai? Cái gì?. Danh từ và đại từ thƣờng làm chủ ngữ.
VD: 日出, 人行, 馬走, 鳥飛, 天高, 地厚
Vị ngữ là hành động, trạng thái, tính chất của chủ ngữ. Vị ngữ trả lời câu hỏi
Làm gì? Như thế nào? Là ai? Là cái gì? Được/bị làm gì? Động từ và tính từ thƣờng
làm vị ngữ.
VD: 鳥飛; 葉茂 (diệp mậu: lá tốt tƣơi)
Danh từ không thể trực tiếp làm vị ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ phải:
- Đứng sau những từ dùng để định nghĩa hoặc phán đoán nhƣ 非,

有, 為

, 乃, 是
VD:吾非孔明
- Hoặc kết thúc bằng trợ từ 也

孔子, 魯人也
2.2.2. Quan hệ động – tân
Tân ngữ là danh/đại/nhóm từ/câu đứng ngay sau ngoại động từ để chỉ đối
tƣợng của hành động do động từ ngoại động nêu ra. Tân ngữ thƣờng trả lời câu hỏi
Ai? Cái gì?
VD:

穌定殺徵側之夫
17



我看書
食飯, 望明月
Một động từ có thể có hai tân ngữ, thƣờng là những động từ biểu thị sự ban
tặng
VD: 天生民而作之

君 (Trời sinh ra dân và tạo cho họ một ông vua)

余賜 (tứ) 汝 孟諸之麋 (mi) (Ta cho ngƣơi con nai của Mạnh Chƣ)
2.2.3. Quan hệ định – danh
Định ngữ là thành phần đứng trƣớc và bổ sung ý nghĩa cho danh từ về mặt
tính chất, số lƣợng, tình trạng, phƣơng hƣớng,… Danh từ ở sau còn đƣợc gọi là
trung tâm ngữ. Giữa định ngữ và danh từ có thể có hƣ từ. Khi dịch thì dịch trung
tâm ngữ trƣớc.
VD: 獄中: phía trong nhà lao (Ngục: danh từ làm ĐN)

飛機: máy bay (phi: động từ làm ĐN), 徵側之夫.
VD: Hoàn Kiếm hồ; Việt Nam Cộng sản Đảng
Ba quan hệ ngữ pháp trên đây là những quan hệ ngữ pháp chủ yếu và quan
trọng bậc nhất trong Hán ngữ cổ.
2.2.4. Phân biệt cụm từ và câu.
Cụm từ (語 ngữ) là một số từ kết hợp với nhau về mặt ngữ pháp và ý nghĩa,
biểu đạt một nội dung phong phú và phức tạp hơn từ nhƣng chƣa diễn đạt đƣợc một
ý hoàn chỉnh trọn vẹn nhƣ câu.
Ví dụ: 徵側之夫,

獄中,飛鳥,落葉, 鳴鳥…

Câu (句 cú) là từ và ngữ kết hợp với nhau thành một đơn vị hoàn chỉnh về
nội dung và cấu trúc ngữ pháp (có chủ ngữ, vị ngữ).

VD:

鳥飛, 鳥鳴,葉落, …
18


VD:

蘇定徵側之夫

(Tô Định sát Trưng Trắc chi phu: Tô Định giết

chồng của Trƣng Trắc)

BÀI TẬP
1. Xác định loại từ ghép trong các từ Hán Việt sau: Ngữ âm, tôn ti, quân chủ,
địa đạo, trường kỳ, phát thanh, đề cao, chủ nhân.
2. Dịch các cụm và câu sau ra Hán ngữ (chỉ cần viết phiên âm Hán Việt):
a. Tinh thần yêu nƣớc của nhân dân Việt Nam.
b. Hội cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi.
c. Thúy Vân là em gái của Thúy Kiều.
d. Giả Bảo Ngọc là nhân vật trung tâm của Hồng Lâu Mộng.

19


Chƣơng 3. MINH GIẢI VĂN BẢN
Bài 1. ĐIỂU MINH GIẢN
I. Chính văn


鳥鳴澗
人閒桂花落,
夜靜春山空。
月出驚山鳥,
時鳴在澗中。
(王維)
Phiên âm
ĐIỂU MINH GIẢN
Nhân nhàn quế hoa lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh tại giản trung.
(VƢƠNG DUY)
Dịch nghĩa
KHE CHIM HÓT
Người nhàn, hoa quế rơi,
Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không.
Trăng lên làm chim núi giật mình,
Thỉnh thoảng cất tiếng hót trong khe núi.
(VƢƠNG DUY)
II. Giới thiệu chung
Vƣơng Duy (701 – 761), tự Ma Cật, ngƣời đất Kỳ, Thái Nguyên (nay thuộc
tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Ông là một nhà thơ, một họa sĩ, một thƣ pháp gia và là
một chính khách nổi tiếng đời Đƣờng. Ông còn đƣợc ngƣời đời gọi là Thi Phật,
20


cùng với Lý Bạch (Thi Tiên) và Đỗ Phủ (Thi Thánh) là ba ngƣời nổi tiếng về tài thơ
ca thời Đƣờng
Năm 21 tuổi ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, nhƣng có một thời gian dài ông

sống nhƣ ngƣời ẩn dật, mỗi lần bãi triều về là đốt hƣơng ngồi một mình, đọc kinh
niệm Phật.
Thơ Vƣơng Duy thuộc loại thơ điền viên sơn thủy. Cảnh sắc thiên nhiên
trong thơ ông mang tính chất thanh nhàn, yên tĩnh, giàu chất họa, mỗi bài thơ là một
bức họa.
III. Từ vựng
1. 鳥 điểu (bộ 鳥 điểu): chim
2. 鳴 minh (bộ 鳥 điểu): kêu
- 鳥鳴: điểu minh (chim hót)
-

蟬鳴: thiền minh (ve sầu kêu)

- 百家爭鳴 Bách gia tranh minh (Trăm nhà đua tiếng)
Từ đồng âm 明: sáng; 暝: tối tăm, u ám; 盟: thề thốt, đồng minh, liên
minh.
3. 澗 giản (bộ

氵水 thủy): khe, khe núi, suối.

Từ đồng âm 簡: giản dị, đơn giản
4. 閒 (hoặc 閑) nhàn (bộ 門 môn): nhàn rỗi, rảnh rang, rỗi rãi

閒居為不善 Nhàn cư vi bất thiện: Nhàn rỗi thì làm chuyện xấu
5.



quế (bộ 木 mộc): cây quế, hoa quế (một loài hoa rất nhỏ nên hoa rụng không


gây nên sự thanh động nào cả)

米珠薪桂 Mễ châu tân quế: Gạo châu củi quế.
21


蟾宮折桂 Thiềm cung chiết quế: Bẻ quế cung thiềm (cung trăng), ý nói
thi đỗ.
6. 花 hoa (bộ

艸艹 thảo): bông hoa.

Từ đồng âm 華: lộng lẫy, hoa lệ, Trung Hoa
7. 落 lạc (艸艹): rơi, rụng, bỏ sót.

泣如女子于歸日, 笑似文人落第時

Khấp như nữ tử vu quy

nhật, tiếu tựa văn nhân lạc đệ thời: Khóc nhƣ cô gái ngày về nhà chồng, cƣời nhƣ
chàng học trò lúc thi trƣợt.
Từ đồng âm 樂: vui mừng
8. 夜 dạ (bộ

夕 tịch): đêm, ban đêm, tối

9. 靜 tĩnh, tịnh (bộ 青 thanh): tĩnh lặng, yên tĩnh, yên ổn
10. 春 xuân (bộ 日 nhật): mùa xuân.

春夏秋冬 Xuân hạ thu đông

11. 空 không (bộ 穴 huyệt): trống không, trống rỗng, không trung.
12. 出 xuất (bộ 凵 khảm): đi ra, hiện ra, lộ ra, mở ra, sản xuất ra,...

病從口入, 禍從口出

Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất:

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra.
13. 驚 kinh (bộ 馬 mã): sợ hãi, giật mình, kinh động, kinh ngạc,...

打草驚蛇 Đả thảo kinh xà: Đánh rắn động cỏ, rút dây động rừng.
Từ đồng âm 經: kinh mạch, kinh sách, kinh tuyến, kinh tế; 京: kinh đô.

22


14.



thời/thì (bộ



nhật): thời gian, thời kỳ; giờ, lúc; đôi khi, thỉnh thoảng;

thƣờng xuyên, luôn luôn...
15. 在 tại (bộ 土 thổ): ở, tại, trong; còn sống.

父姆在不遠遊


Phụ mẫu tại bất viễn du: Cha mẹ còn sống thì không đi

chơi xa.
15. 中 trung, trúng (bộ 丨 cổn): bên trong, ở giữa.

獄中日記: nhật ký trong tù.
16. 王 Vương (bộ 玉 ngọc): vƣơng, vua, chúa,
17. 維 Duy (bộ 糸 mịch): duy trì, giữ gìn
Từ đồng âm 唯 chỉ có, duy chỉ (唯一).
IV. Bài tập
1. Viết các chữ sau theo quy tắc bút thuận: 鳴,靜, 驚.
2. Học thuộc bài Điểu minh giản.

23


Bài 2. HOÀNG HẠC LÂU
TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG
I. Chính văn

黃鶴樓送孟浩然之廣陵
故人西辭黃鶴樓,
煙花三月下揚州。
孤帆遠影碧空盡,
唯見長江天際流。
(李 白)
Phiên âm
HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
(LÝ BẠCH)
Dịch nghĩa
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
Bạn cũ đi về phía Tây giã từ lầu Hoàng Hạc,
Giữa mùa hoa khói tháng ba xuôi về Dương Châu.
Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng không xanh biếc,
Chỉ còn nhìn thấy sông Trường Giang chảy ở chân trời .
(LÝ BẠCH)
II. Giới thiệu chung
Lý Bạch (701 - 762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cƣ sĩ. Ông xuất thân
trong một gia đình thƣơng nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa,
lớn lên thích ngao du sơn thủy. Sau đó ông đƣợc ngƣời bạn tiến cử với Đƣờng Minh
24


×