Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Lý luận chung về chủ DNV-N

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.29 KB, 7 trang )

Lý luận chung về chủ DNV&N
1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNV&N là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung
bình hàng năm không quá 300 người.
Tại Việt Nam hiện đang tồn tại các loại hình DNV&N bao gồm: các DN thành
lập và hoạt động theo luật DN, các DN thành lập và hoạt động theo Luật DNNN,
các HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX, các hộ kinh doanh cá thể đăng ký
theo NĐ 02/2000/ NĐ-CP (3/2/2000) của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các DNV&N ngày càng khẳng định vị
trí và đóng góp của mình trong nền kinh tế. DN có một số vai trò sau:
Thứ nhất, DN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm ổn
định, giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội.
Thứ hai, DN huy động triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế bao gồm
vốn, công nghệ, tài nguyên, con người... tạo điều kiện sử dụng tài nguyên sẵn có,
nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư để đầu tư tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Thứ ba, cung cấp hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Thứ tư, góp phần gia tăng nguồn hàng xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, nguồn thu ngoại tệ, tạo tiền đề cho sự phát triền của đất nước.
Hệ thống các DN chẳng những có một vai trò to lớn đối với công cuộc xây
dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà còn giữ vị trí then chốt trong
việc thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong
giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên hệ thống đó có phát triển bền vững hay không còn
phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ chủ DN nói chung đội ngũ chủ DNV&N nói riêng,
họ là người quyết định hiệu quả kinh tế cũng như sự thành bại của DN.
1.2 Chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1 Khái niệm chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo quan điểm truyền thống nước ta thì chỉ có Nhà nước mới có quyền thành
lập DN và những DN được thành lập ra đều là DNNN. Vì vậy, khái niệm giám đốc
DN chỉ được giới hạn trong phạm vi DNNN. Theo khái niệm này, giám đốc DNNN


vừa là người đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể những người
lao động, quản lý DN theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều
hành mọi hoạt động của DN.
Trong cơ chế thị trường, một DN dù ở quy mô nào, loại hình sở hữu nào cũng
phải có người đứng đầu mà ta thường gọi là giám đốc. Một định nghĩa ngắn gọn và
đơn giản nhất về giám đốc DN: là người thủ trưởng cấp cao nhất trong DN.
Trong cuốn “Hệ thống quản lý của Nhật Bản, truyền thống và sự đổi mới; khái
niệm giám đốc DN được hiểu như sau: giám đốc (tổng giám đốc) là người điều
hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội
đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao”
Theo quan điểm của các nhà kinh tế và quản lý Trung Quốc, giám đốc DN họ
vừa là người đứng đầu, người quản lý việc tổ chức sản xuất, vừa là nhà kinh doanh,
là thương nhân giao dịch trên thị trường, chẳng những điều khiển sự vận hành
trong DN, mà còn phải chèo lái con thuyền DN trong biển cả cạnh tranh.
Theo Luật DN (ngày 12/6/1999) thì: Người quản lý DN là chủ sở hữu DN tư
nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên hội đồng thành
viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc(tổng giám đốc ), các
chức danh quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định đối với công ty
TNHH và công ty cổ phần.
Qua các khái niệm trên, thì quan niệm chủ DNV&N thuộc phạm vi nghiên
cứu của đề tài: chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân là người sở hữu DN
vừa là người quản lý điều hành DN, chịu trách nhiệm trước DN, trước DN cấp trên
về mọi hoạt động của DN cung như kết quả của các hoạt động đó.
Theo quan điểm này, chủ DN chính là chủ sở hữu DN đồng thời là giám đốc
DN. Cho nên trong đề tài này đồng hoá 3 khái niệm: chủ DN, chủ sở hữu DN,
giám đốc DN.
1.2.2 Đặc điểm của giám đốc DN
Thứ nhất, giám đốc là một nghề.
Mà đã là một nghề cần đòi hỏi phải được đào tạo, nhưng dù đào tạo ở hình
thức nào thì người giám đốc cũng phải nắm cho được một nghề và hơn nữa phải có

tay nghề cao - nghệ thuật.
Đặc điểm này được hiểu là: Giám đốc phải có khát vọng làm giàu- không bao
giờ được thoả mãn với những gì mình đã có mà phải luôn vươn lên để giàu sang
hơn; giám đốc là người có kiến thức cả ở tầm tổng quan vĩ mô và các kiến thức
chuyên môn; giám đốc là người có óc quan sát, tư duy sáng kiến và tự tin, có tầm
nhìn xa trông rộng, khả năng tiên đoán, phân tích những tình huống có khả năng
xảy ra trong tương lai để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời; giám đốc là người có
ý chí nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm; giám đốc phải gương mẫu có đạo
đức trong kinh doanh, giữ chữ tín với khách hàng, tôn trọng cấp trên, thuỷ chung
với bạn bè đồng nghiệp, độ lượng bao dung với cấp dưới.
Thứ hai, giám đốc là một nhà quản trị kinh doanh. Biết tạo vốn và sử dụng
vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Phải xác định được số vốn cần thiết
trong kinh doanh: Chính xác là bao nhiêu, lúc nào và thời gian bao lâu, để có thể
có biện pháp giải quyết và xử lý. Nếu không đủ thì phải huy động và tìm nguồn tài
trợ nhưng phải khẳng định chắc chắn rằng khi kinh doanh doanh nghiệp sẽ có lãi.
Thứ ba, giám đốc là người có năng lực quản lý, biết phân quyền và giao
nhiệm vụ cho cấp dưới và tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiện vụ. Đảm bảo thu
nhập cho người lao động, phát triển nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ tiến bộ. Biết
khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho doanh nghiệp, cho xã hội và cá
nhân theo pháp luật. Giám đốc còn phải biết sống công bằng dân chủ. Biết đãi ngộ
đúng mức, biết lắng nghe, quyết đoán mà không độc đoán.
Thứ tư, giám đốc là nhà hoạt động xã hội, hiểu thấu đáo và tuân thủ pháp luật,
các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước. Biết tham gia vào công tác xã hội.
Thứ năm, sản phẩm của giám đốc là những quyết định.
Quyết định của giám đốc ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực, nhiều con
người. Vì vậy trước khi ra quết định cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo và tỷ
mỷ tất cả các vấn đề có kiên quan. Chất lượng của quyết định phụ thuộc vào trình
độ nhận thức, khả năng vận dụng quy luật kinh tế xã hội khách quan và kinh
nghiệm nghệ thuật của giám đốc. Muốn nâng cao chất lượng quyết định thì đòi hỏi
người giám đốc phải có uy tín, có khả năng sư phạm, hiểu biết khoa học quản lý và

tâm lý. Cần áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc lựa chọn quyết
định. Phải nắm được thông tin và xử lý thông tin chính xác
1.2.3 Vai trò của chủ DN
a/ Vai trò của giám đốc trong DN.
Trong ba cấp quản trị DN, giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng
cấp cao nhất trong DN. Mỗi quyết định của giám đốc có ảnh hưởng rất lớn trong
phạm vi toàn DN, giám đốc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao
động trong DN, đảm bảo cho quyết định đúng đắn, đem lai hiệu quả kinh tế cao.
Vai trò quan trọng khác của giám đốc là tổ chức bộ máy quản lý đủ về số
luợng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên đảm bảo
quan hệ bền vững trong tổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt
mục tiêu đã đề ra.
Về lao động: Giám đốc quản lý hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn lao
động. Vai trò của giám đốc không chỉ ở chỗ chịu trách nhiệm về việc làm, thu
nhập, đời sống của số lượng lớn lao động mà còn chịu trách nhiệm về đời sống tinh
thần, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn của họ, tạo cho họ những cơ hội để
thăng tiến.
Về tài chính: Giám đốc là người quản lý, là chủ tài khoản của hàng trăm triệu,
hàng tỷ đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, giám đốc phải có trách nhiệm về
bảo toàn và phát triển vốn. Một quyết định sai lầm có thể dẫn đến làm thiệt hại
hàng tỷ đồng của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của Khoa học Quản lý, chủ DN có 3 vai trò chủ yếu trong
DN.
Thứ nhất, thể hiện là người có vị trí cao nhất, là khâu trung tâm liên kết các
bộ phận, cá nhân, các yếu tố nguồn lực thành một thể thống nhất, để thực hiện tốt
mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ hai, chủ DN một mặt đại diện cho lợi ích xã hội (lợi ích của Nhà nước,
bạn hàng, khách hàng), lợi ích của DN, mặt khác đại diện cho lợi ích của nhân viên
và những người lao động do họ quản lý (tiền lương, tiền thưởng).
Thứ ba, chủ DN thể hiện là người đứng mũi chịu sào, trực tiếp vận dụng các

quy luật khách quan (kinh tế, tâm lý, xã hội…) để đưa ra những quyết định quản
lý, tạo ra thắng lợi cho doanh nghiệp.
b/ Vai trò của chủ DN đối với nền kinh tế.
Thứ nhất, đội ngũ chủ DN là lực lượng xung kích trong công cuộc đổi mới
đất nước
Thứ hai, đội ngũ chủ DN lớn mạnh là hạt nhân của nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, đội ngũ chủ DN đóng vai trò nòng cốt, tạo nên sức sống của toàn bộ
nền kinh tế.

×