Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

một số khuyến nghị chủ yếu hỗ trợ chủ DNV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.49 KB, 9 trang )

một số khuyến nghị chủ yếu hỗ trợ chủ DNV&N mới thành lập ở
việt nam.
Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, đội ngũ chủ DNV&N
góp một phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hiện nay đội ngũ chủ DNV&N trên thế giới ngày càng lớn mạnh hình thành
mạng lưới chủ DNV&N rộng khắp trên toàn thế giới. Việt Nam đang hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, luôn mở rộng cửa thu hút các nhà đầu tư cũng như đẩy mạnh
các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong sự phát triển ấy có sự đóng góp không nhỏ
của các nhà DNV&N.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đặc biệt tới đội ngũ
DN Việt Nam, coi đây là lực lượng nòng cốt quyết định đến sự phát triển kinh tế
đất nước.
Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đua ra một số khuyến nghị:
3.1 Đối với Nhà nước:
a/ Tăng cường hỗ trợ đào tạo đội ngũ chủ DNV&N Việt Nam
- Chính phủ trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho DNV&N
thông qua chương trình trợ giúp đào tạo của các tổ chức trong và ngoài nước.
Khuyến khích việc thành lập các "vườn ươm DNV&N" để hướng dẫn, đào tạo
doanh nhân trong bước đầu thành lập DN.
- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, không những đào tạo tại chỗ mà còn đào tạo
từ xa, tại chức, trực tuyến .... tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ DNV&N vừa
nâng cao trình độ vừa quản lý tốt DN. Chẳng hạn, Trường Đại học KTQD đã phối
hợp với các tổ chức nước ngoài mở các khoá học như MBA, liên kết với Hà Lan,
Pháp, Bỉ....
b/ Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N huy động vốn:
- Nhà nước cần xoá bỏ những quy định mang tính chất phân biệt đối xử giữa
DNV&N và các DNNQD trong lĩnh vực vay tín dụng. Tạo ra một sự bình đẳng để
tất cả các DN đều tuân thủ những thể lệ tín dụng như nhau và được hưởng những
ưu đãi và thuận lợi tín dụng như nhau.
- Nhà nước cần có sự sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật và những quy
định về việc cho vay vốn tín dụng hơp lý để giảm thời gian và chi phí giao dịch


cho các DNV&N.
- Hạn chế tối đa sự can thiệp trực tiếp của các cấp chính quyền vào hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Đồng thời, cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng
phạm vi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Nhà nước cần xây dựng các tổ chức trong việc hình thành các quỹ hỗ trợ
DNV&N từ các nguồn ngoài ngân sách như là: Thị trường chứng khoán; Quỹ hỗ
trợ xuất khẩu; Quỹ đầu tư mạo hiểmxuất khẩu.
- Nhà nước có thể nghiên cứu và áp dụng nhiều mô hình thị trường và sản phẩm
trong tương lai. Mô hình này có thể gíup đỡ rất nhiều cho nông dân thông qua việc
chia sẻ rủi ro về biến động giá nông sản giữa nông dân và các nhà kinh doanh xuất
nhập khẩu.
- Nhà nước nên giảm nhẹ các thủ tục để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài,
không ngừng kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các DNV&N và tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ DNV&N có cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài
thông qua các tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO, ASEM, AFTA, APEC....
c/ Khuyến nghị về chính sách công nghệ.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các công trình nghiên cứu công nghệ để
đưa ra các công nghệ mới phục vụ cho các DN trong nước.
- Tạo điều kiện cho DN tiếp cận với công nghệ mới, thu thập thông tin thuận lợi
hơn và đỡ tốn kém hơn. Thông qua việc giảm hơn nữa cước viễn thông quốc tế tới
một mức hợp lý hơn đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì cước điện thoại quốc tế ở Việt Nam
là một trong những nơi cao nhất thế giới. Điều này đã hạn chế việc sử dụng
phương tiện chính mà thông qua đó công nghệ được chuyển giao đó là điện thoại
và fax.
- Nghiên cứu và xem xét sửa đổi một số nội dung trong quy định về hợp đồng
chuyển giao công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường.
- Đơn giản hoá việc phê chuẩn hợp đồng chuyển giao công nghệ, giảm thời gian
và chi phí cho DN. Tiếp tục bãi bỏ những trở ngại về hành chính để chuyển giao
công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Quá trình hội nhập đã tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nhanh chóng và trực

tiếp với những công nghệ mới trong khu vực và thế giới.
d/ Cải cách chính sách đất đai.
- Nhà nước cần mở rộng các quyền sử dụng đất (bán, thừa kế, thế chấp, cho
thuê...) tạo cơ sở hình thành một thị trường bất động sản linh hoạt, đáp ứng yêu cầu
của sản xuất, kinh doanh. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc chuyển
nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất.
- Việc thi hành Luật đất đai cần đẩm bảo tính ổn định và thống nhất trong toàn
quốc. Xoá bỏ việc phân biệt đối xử giữa các DN Nhà nước và DN ngoài quốc
doanh về các quyền trong sử dụng đất. Giảm thuế và chi phí giao dịch về đất đai,
đảm bảo giải quyết các tranh chấp một cách công bằng và văn minh.
- Việc xây dựng một hệ thống thông tin đất đai cũng như công bố công khai quy
hoạch sử dụng đất sẽ là một biện pháp hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành thị
trường đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Nhà nước có thể tổ chức đấu thầu cho thuê những diện tích đất đai chưa được sử
dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
đ/ Xây dựng chính sách cạnh tranh, kiểm soát độc quyền kinh doanh:
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng kiểm soát độc quyền là những công việc
cấp bách và cần thiết, không chỉ khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân mà còn tạo
điều kiện cho các DNV&N phát huy khả năng của mình. Chính sách cạnh tranh
không chỉ bao gồm Luật cạnh tranh mà nó cần được thể hiện ngay trong tư duy
trong quá trình xây dựng chính sách ở các lĩnh lực.
- Xác định rõ ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế cũng như vai
trò chủ đạo của DNNN, trên cơ sở đó rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh
vực DNNN độc quyền kinh doanh.
- Tiến hành tuyên truyền nhận thức đúng đắn về cạnh tranh trên các phương tiện
thông tin nhằm thúc đẩy tinh thần cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
e/ Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cho các DNV&N
- Nhà nước nhanh chóng hạ thấp hàng rào thuế quan so với các nước trong khu vực
và đơn giản hoá các thủ tục hải quan. Giảm thuế nhập khẩu xuống bằng hoặc thấp
hơn các mức thuế đang phổ biến ở khu Vực đông Nam á càng sớm càng tốt.

- Việc định giá của hải quan và các thủ tục khác phải được quy định đơn giản, rõ
ràng và đồng bộ hơn trên mọi lĩnh vực.
- Bảo đảm một cách liên tục tỷ giá quy đổi ngoại tệ của đồng Việt Nam không cao
hơn giá trị thực.
g/ Cải tiến quản lý Nhà nước:
- Tránh hiện tượng có khá nhiều cơ quan xem xét, kiểm tra hoạt động DN nhằm
tránh lãng phí thời gian của các cơ quan cũng như giảm phiền hà đối với DN. Đổi
mới và hiện đại hoá đăng kí kinh doanh toàn quốc nhằm cung cấp các thông tin cần
thiết cho những đối tượng có quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn
các đối tác kinh doanh và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dù
- Kiên quyết huỷ bỏ những giấy phép kinh doanh không phù hợp với Luật DN.
- Nhà nước nên tạo ra một hành lang pháp lý bình đẳng thống nhất pháp luật về
đầu tư, để áp dụng cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài.
3.2 Đối với các tổ chức hỗ trợ DNV&N
- Nhà nước kết hợp chặt chẽ với các tổ chức Hiệp hội DN vào việc xếp hạng và
phong tăng danh hiệu "Nhà doanh nhân giỏi” cần được xét vào diện “Nhân tài là
nguyên khí quốc gia”.
- Liên tục nêu gương các chủ DNV&N điển hình trên phương tiện thông tin đại
chúng, cải thiện hình ảnh doanh nhân trong tâm trí công chúng.
- Các Hiệp hội, tổ chức cần có các tác động tích cực cho hoạt động của DN:
+ Bảo vệ lợi ích của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế.
+ Tích cực tạo uy tín trung gian trong việc liên kết các DNV&N với nhau và với các
DN lớn, liên kết giữa Hiêp hội các DNV&N với các Hiệp hội kinh tế khác.
+ Hiệp hội chủ động đứng ra bảo lãnh ký kết các hợp đồng kinh tế, vay vốn tín
dụng, thế chấp tài sản, chuyển nhượng đất đai....cho các DNV&N mới thành lập.
+ Hiệp hội thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn về các vấn đề có liên
quan đến sự phát triển của các DNV&N. Đặc biệt, cần có các chương trình trao đổi
kinh nghiệm quản lý kinh doanh giữa các DNV&N với nhau, giữa các DNV&N
với các DN lớn thành đạt khác.
+ Hàng năm, các tổ chức Hiệp hội DN cần có các cuộc thi dành cho các chủ DN để

tìm ra các nhà doanh nhân giỏi.
3.3 Đối với chủ DNV&N
- Chủ DNV&N chủ động tham gia hoc tập nâng cao trình độ về quản lý kinh
doanh.
- Không ngừng trang bị cho bản thân kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quản
lý kinh doanh và nguồn lực.
- Phát huy phẩm chất lãnh đạo, phải có tầm nhìn chiến lược, năng động sáng tạo,
thích ứng nhanh với thị trường, chủ động hội nhập vào thị trường.

×