Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

04. Đừng Có Giọng - Thầy Đời.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.68 KB, 2 trang )

Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt
Phần 004
Đừng Có Giọng "thầy Đời"
Bạn có biết thứ người hay làm cái mà người ta gọi là "sư tàng" không? Khi
nói chuyện với bạn. Họ không kể gì đến đầu óc tinh tế và vốn kiến thức của bạn.
Họ lấy làm hãnh diện là họ ăn nói như bậc thầy. Bạn trình bày ý kiến của bạn về
một vấn đề, nhanh như chớp, họ chụp lời bạn, tán rộng lời bạn nói, họ cắt nghĩa
lăng nhăng, dẫn chứng hết danh nhân này đến sách báo kia. Họ nghị luận, phê
bình, chỉ trích bạn, bĩu môi chê ý kiến của bạn là chủ quan, là sai lạc. Trước mặt
họ, bạn có cảm tưởng mình đang đứng trước một vị giáo sư nghiêm khắc ở
trường đại học. Họ có bộ mặt ra vẻ oai nghiêm, mắt họ tỏ ra suy nghĩ, tay họ
múa và miệng họ thao thao thuyết trịnh trọng như một bậc thầy đạo mạo với đứa
học trò còn măng xuân. Họ thích quan trọng hóa những vấn đề bạn đưa ra, ý
kiến bạn, họ bất chấp.
Họ tự nhiên cảm thấy có bổn phận ăn nói bằng giọng kẻ cả, thông thái để bạn
đọc theo. Có nhiều chuyện, bạn hỏi họ, có ý để họ nói sơ qua một chút là đủ,
nhưng họ lại đưa ra mọi chi tiết dong dài để chứng minh. Khi nói chuyện cần đề
cập nhiều vấn đề cho vui, nhưng với họ bạn phải thất vọng. Họ chụp câu hỏi hay
lời bàn của bạn, rồi họ nói không cho bạn trả lời, họ chỉ bàn một vấn đề, tán rộng
vấn đề ấy đến đỗi bạn bắt mệt và xin chịu họ. Không kể bạn có đồng ý với họ
hay không, có cảm tình với họ hay không? Họ cứ đường đường đem giọng quả
quyết, đanh thép ra chọi thẳng vào mặt bạn. Họ hay nói " nghe kịp không? Hiểu
chưa? Có phải vậy không?". Họ cũng thích nói một cách rắn rỏi "như thế này,
như thế này". Nói tắt, họ biến nơi nói chuyện thành một lớp học nghiên cứu
những vấn đề nát óc, mà ông thầy là một người vô lễ, độc đoán. Thiệt quả là một
thứ người rất kém lương tri nên chả trách kẻ xung quanh nhàm chán họ.
Muốn được nhiều bạn, muốn trở thành người nói chuyện gương mẫu, xin
bạn nhớ kỹ tâm lý này. Là phần đông con người thích nói chuyện để giải trí.
Người ta muốn câu chuyện được thay đổi, để có nhiều thú vị như con chim nhảy
nhót trên cành có bông trái. Người làm "sư", lo "dạy" kẻ khác về một vấn đề, thì
có khác gì nhốt người ta vào tù. Vẫn hiểu, khi trò chuyện, người ta cũng hay bàn


những vấn đề chuyên môn, nhưng chỉ bàn qua rồi thôi. Giá phải bàn luận chu
đáo, thì vào trường học hay những học hội, chớ không phải lúc đàm thoại giải trí
mà cứ nhai mãi những vấn đề như búa bổ. Hơn nữa, người hay làm sư cũng
không có lý để "dạy" thiên hạ, khi mà phần nhiều người nghe, không được
chuẩn bị đủ để hiểu những vấn đề chuyên môn. Dù họ có nói khéo đến đâu, kẻ
nghe, phần đông nếu không như vịt nghe sấm, thì cũng bụm miệng ngáp... Một
tâm lý nữa của người nói chuyện là muốn kẻ khác nghe mình. Người làm sư dốt
về tâm lý này. Họ cướp lời kẻ khác, không cho ai trình bày ý kiến, thỏ lộ tâm
tình, tức nhiên họ bị người ta đối xử một cách lãnh đạm.
Vậy nguyên tắc bạn nên nhớ là: "Trong câu chuyện đối với bất kỳ ai, ta đừng
có giọng đọc đoán, chỉ dạy khoe tài". Mỗi lần nói chyện, bạn nên tránh những sự
biện luận quá chuyên môn, lạc đề, đi sâu vào chi tiết. Đối xử khiêm tốn với kẻ
bàn chuyện cùng mình, trả lời một cách nhã nhặn: Đó là bí quyết lấy lòng họ,
khiến họ luôn tìm gặp mình.
Nếu rủi phải nói chuyện với người có giọng "thầy đời" thì phải làm sao? Có
lẽ bạn đang hỏi chúng tôi như vậy. Khổ thiệt! Nhưng xin bạn đừng quăng vào
mặt họ những tiếng này "làm phách! Câm cái mồm đi." Nếu không hao tốn thì
giờ, thì bạn nên chăm chỉ nghe họ thuyết. Cũng có thể họ cho chúng ta nhiều tư
tưởng hay và lần sau nếu không cần họ, thì bạn lánh họ trước.

×