Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

van9.tuan10. nhung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.49 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG Nguyễn Thị Nhung
TUẦN 10
TIẾT 46
Ngày soạn: 07- 10 - 2010
Ngày dạy: 11 - 10 - 2010

Văn bản :

ÔN TẬP KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại đã học
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại đã học
2. Kĩ năng:
- Ôn tập củng cố kiến thức văn học trung đại chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
3. Thái độ:
- Tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 9a3..................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Để củng cố các kiến thức đã học ở lớp 9 về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu về
giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tiêu biểu, bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố lại
kiến thức về truyện trung đại .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Thống kê các tác phẩm VH
trung đại đã học từ đầu năm đến nay


+ Học sinh thảo luận trả lời từng nội dung:
+ GV: cùng học sinh bổ sung các nội dung cho
đầy đủ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thống kê các tác phẩm VH trung đại
đã học từ đầu năm đến nay
BẢNG THỐNG KÊ
tt Tác giả Năm sinh Quê quán Tác phẩm Nội dung ,nghệ thuật
1 Nguyễn Dữ ( ?- ? ) Hải Dương Chuyện…Nam
xương
- Phần ghi nhớ SGK
2 Phạm Đình Hổ (1768-1839) Hải Dương Chuyện …Trịnh - Ghi nhớ SGK
3 Ngô Gia Văn
Phái
-1753-1788
-1772-1840
Hà Tây Hoàng …Chí - Ghi nhớ sgk
4 Nguyễn Du Chị ….Kiều - Ghi nhớ sgk
Giáo án Ngữ văn 9 Năm học 2010-2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG Nguyễn Thị Nhung
Cảnh …Xuân - Ghi nhớ sgk
Kiều…Bích - Ghi nhớ sgk
Mã……Kiều - Ghi nhớ sgk
5 Nguyễn đình
Chiểu
Lục…..Nga - Ghi nhớ sgk
Lục …Nạn - Ghi nhớ sgk

+ HS: Thực hiện nối tên tác phẩm và thể loại
+ GV: Kiểm tra bổ sung

Tên tác phẩm
1. Hoàng Lê Nhất Thống Chí
2. Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
3. Cảnh Ngày Xuân
4. Lục Vân Tiên Gặp Nạn
5. Kiều Ở Lầu Ngưng Bích
6. Chuyện người con gái Nam Xương
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện tập
- HS: Tự viết bài trình bày suy nghĩ của mình
về số phận người phụ nữ.
- GV: Gọi một vài học sinh lên trình bày bài viết
của mình
2. Nối tên các tác phẩm tương ứng với các
thể loại
Thể loại
a. Truyện truyền kì
b. Truyện cổ tích
c. Tuỳ bút
d. Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
e. Truyện Nôm khuyết danh
f. Truyện Nôm
II. LUYỆN TẬP:
* Bài tập: Trình bày suy nghĩ của em về số
phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Số phận và bi kịch Vẻ đẹp
- Đau khổ, bất hạnh và oan khuất: tài hoa bạc
mệnh.
- Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một
mình nuôi già, dạy trẻ; bị chồng nghi oan, phải tìm
đến cái chết, vĩnh viễn không thể đoàn tụ với

chồng con ( Nàng Vũ Thị Thiết )
- Số phận nàng Vương Thuý Kiều: Bi kịch tình
yêu, mối tình đầu tan vỡ; phải bán mình chuộc
cha; Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần, hai lần tự
tự, hai lần đi tu, hai lần vào lầu xanh, hai lần là
con ở; Quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp
đoạt nhiều lần.
- Tài sắc vẹn toàn, chung thuỷ sắc son ( Vũ Thị
Thiết )
- Hiếu thảo, nhân hậu, bao dung, khát vọng tự
do và chính nghĩa ( Vương Thuý Kiều)
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xem lại tất cả các tác phẩm văn học trung đại
đã học ,nắm chắc nội dung ,nghệ thuật các tác
phẩm văn học đó.
- Soạn bài đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe
không kính.
Giáo án Ngữ văn 9 Năm học 2010-2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG Nguyễn Thị Nhung
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.………………………………………………………………………………………………………

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
I. Mục tiêu: Học sinh khái quát được nội dung, nghệ thuật của một số văn bản đã học.
II. Yêu cầu: Trả lời đúng, đủ nội dung của câu hỏi, Trình bày bài viết sạch, rõ .
Đề bài:
Câu 1: Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du trong khoảng 10 dòng

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Kiều.
Đáp án
Câu 1: Học sinh túm tắt truyện gần như phần tóm tắt đó có trong sách giáo khoa.gồm 3 phần : Gặp gỡ
và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.
Câu 2:
a. Giá trị nội dung
* Giá trị hiện thực :
- Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị ( Bọn quan lại, tay
chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư …) tàn ác , bỉ ổi.
- Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận của người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo :
- Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo
- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất → Ước mơ khát vọng chân chính.
b. Giá trị nghệ thuật: ( Ngôn ngữ và thể loại)
- Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt + biểu cảm + thẩm mỹ
( Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: Giàu, đẹp)- Lối văn kể chuyện trực tiếp, gián tiếp
- Cách khắc họa nhân vật, miêu tả thiên nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp SS SB Dứơi TB Trên TB
SL % SL %
9a3

Giáo án Ngữ văn 9 Năm học 2010-2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG Nguyễn Thị Nhung
Giáo án Ngữ văn 9 Năm học 2010-2011

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×