Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.82 KB, 2 trang )
KIẾN THỨC TỔNG QUÁT
Đánh máy văn bản
Một khi bạn đã sử dụng máy vi tính, ít nhiều bạn cũng đã dùng nó vào việc đánh máy văn bản. Tôi
xin được góp ý một vài điều.
1. Lỗi chính tả
Trước tiên văn bản của bạn cần phải hạn chế tối đa lỗi chính tả (không
phạm lỗi chính tả là tốt nhất), nhất là khi văn bản của bạn để người khác
đọc. Một vài lỗi chính tả thông dụng như:
- Sai dấu hỏi ngã. Ví dụ: củ (củ khoai, củ sắn) và cũ (cũ mới), nghĩ (suy
nghĩ, ý nghĩ) và nghỉ (nghỉ ngơi), củng (củng cố) và cũng (cũng vậy)...
- Thường nhầm lẫn giữa tr và ch, gi và d, l và n ... do cách phát âm của
địa phương.
- Chữ hoa và chữ thường không đúng. Ví dụ thành phố Hồ Chí Minh
hay Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị hay Bộ chính trị ... Thật ra
hiện nay quy ước viết chữ hoa và thường cũng đang còn nhiều vấn đề
bàn cãi, nhưng cũng có một số điều đã được thống nhất ta phải cần biết.
Đặc biêt số 1 của quận 1 bạn phải dùng số 1 thông thường không dùng số I La Mã vì các quận 2, 3,
4... bạn đâu bao giờ dùng số La Mã.
2. Ngắt câu không chuẩn
- Trong một đoạn văn quá dài, thường thấy có nhiều dấu phẩy (,). Nếu không
thể dùng dấu chấm (.) để ngắt bớt câu thì bạn nên suy nghĩ có thể dùng dấu
chấm phẩy (;).
Bạn cũng nên biết quy ước về các dấu ngắt câu khi đánh máy văn bản:
+ Trước các dấu ngắt câu không có khoảng trắng, sau các dấu ngắt câu phải
có khoảng trắng.
+ Trước các dấu mở ngoặc (ngoặc đơn, ngoặc kép) phải có khoảng trắng, sau
các dấu mở ngoặc không có khoảng trắng.
+ Trước các dấu đóng ngoặc không có khoảng trắng, sau các dấu đóng ngoặc
phải có khoảng trắng.
- Đối với dòng tựa đề của tài liệu, bạn thường phóng lớn và để nó xuống hàng tự nhiên, nên nhiều
khi tạo sự ngắt câu không hợp lý, gây phản cảm. Nếu dòng tựa đề này nằm ở ngay trang bìa rất dễ