Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

LUẬT TỤC VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (QUA LUẬT TỤC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY BẮC VÀ TÂY NGUYÊN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.61 KB, 150 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------

HOÀNG VĂN QUYNH

LUẬT TỤC
VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
(QUA LUẬT TỤC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY BẮC VÀ TÂY NGUYÊN)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------------

HOÀNG VĂN QUYNH

LUẬT TỤC
VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
(QUA LUẬT TỤC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY BẮC VÀ TÂY NGUYÊN)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 9380106

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Các kết luận của luận án chưa từng được cá nhân hoặc
tổ chức nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Văn Quynh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 11
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 11
1.2. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ tiếp thu ........................................ 22
1.3. Những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu .................................................. 23
1.4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 25
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LUẬT TỤC BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ VIỆT NAM .......................................................................................... 28
2.1. Khái niệm về luật tục ..................................................................................... 28

2.2. Nguồn gốc, nội dung và đặc điểm của Luật tục ............................................ 32
2.3. Vai trò của Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
và xây dựng pháp luật ........................................................................................... 44
2.4. Mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam ................................................................. 49
2.5. Vận dụng luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường ở một số
quốc gia trong khu vực - giá trị tham khảo cho Việt Nam ................................... 59
Chương 3: NỘI DUNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG TRONG LUẬT TỤC CÁC DÂN TÔC THIỂU SỐ TÂY BẮC
VÀ TÂY NGUYÊN ................................................................................................. 64
3.1. Tổng quan về Tây Bắc và Tây Nguyên ......................................................... 64
3.2. Đặc điểm của luật tục Tây Bắc và luật tục Tây Nguyên ............................... 67
3.3. Quy định về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
trong luật tục của các dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên ......................... 70
3.4. Thực tiễn vận dụng luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam ............................................... 97


Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
LUẬT TỤC TRONG VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 108
4.1. Nhu cầu bảo tồn, phát huy vai trò của luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường................................................................................... 108
4.2. Quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị của luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường................................................................................... 117
4.3. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của luật tục
trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường .................................... 122
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 137


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài ba thập kỉ trở lại đây, sự không hiệu quả của nhiều mô hình quản
lý tài nguyên „hiện đại và khoa học‟ ở nhiều quốc gia trên thế giới, biểu hiện ở mức
độ suy thoái rừng lớn, bất bình đẳng và xung đột trong tiếp cận tài nguyên cũng như
biến đổi khí hậu toàn cầu, đã làm cho các nhà quản lý và khoa học quan tâm hơn
đến hệ thống tri thức, luật tục được các tộc người sống trong và gần rừng sở hữu và
duy trì. Từ chỗ bị coi là các mô hình quản lý không hiệu quả so với các môt hình
quản lý tài nguyên thiên nhiên “khoa học, hiện đại” của nhà nước, các nghiên cứu
khoa học hiện nay đã chỉ rõ vai trò quan trọng của luật tục trong quản lý bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các sáng kiến quốc tế trong bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên mới, chẳng hạn như chương trình REDD+ mà Việt Nam đã cam kết
thực hiện từ 2009, cũng đã và đang dành sự quan tâm lớn đối với vai trò của luật
tục, tri thức bản địa, coi đây là tài nguyên của quốc gia trong việc giải quyết nhiều
vấn đề mà xã hội hiện đại đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên bền vững.
Ở Việt Nam, cùng với trào lưu chung của thế giới, luật tục nói chung và
luật tục trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói riêng đang dần giành
được sự quan tâm nhiều hơn từ cả phía các nhà nghiên cứu lẫn các nhà hoạch định
chính sách phát triển. Ở khía cạnh chính sách, "rừng tín ngưỡng" (một trong
những thực hành luật tục trong bảo vệ tài nguyên rừng của các tộc người thiểu số)
lần đầu tiên được chính thức thừa nhận và khái niệm này đã được đưa vào Luật
Lâm nghiệp 2017 và cộng đồng chủ nhân của loại rừng này cũng được nhà nước
giao để quản lý. Trong bối cảnh này, cần phải có thêm các nghiên cứu chuyên sâu
để có sự hiểu biết một cách sâu sắc về hệ thống tri thức địa phương của các tộc
người, từ đó có thể sử dụng và phát huy nó một cách hiệu quả đối với sự phát triển
bền vững của Việt Nam.

Trong cuộc sống loài người, tài nguyên thiên nhiên và môi trường là nền
tảng cơ bản nhất để con người có thể sinh tồn. Ngay từ khi mới ra đời, con người
1


với thế giới tự nhiên đã trở thành một khối thống nhất không thể tách rời. Chúng ta
thấy, trong lịch sử tiến hoá và phát triển của mình, con người chưa bao giờ và
không thể “bước ra khỏi” môi trường tự nhiên xung quanh mình. Bởi vì, thực chất
con người cũng là một sinh vật của tự nhiên mà lại là một loài sinh vật có ý thức
cao. Cho nên, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mãi mãi vẫn sẽ là mối quan
hệ sống còn và mối quan hệ đó càng quan trọng hơn, thân thiết hơn ở các vùng dân
tộc thiểu số các nước trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn chủ yếu sống dựa vào
thiên nhiên.
Hiện nay, tuy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã hạn chế
và loại bỏ khá nhiều những ảnh hưởng và sự chi phối của điều kiện tự nhiên đến
phong tục tập quán và lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Song, đối với các
dân tộc thiểu số, nhất là các vùng xa xôi hẻo lánh vẫn chưa thể hoàn toàn tách khỏi
những tác động cũng như sự chi phối sâu sắc của điều kiện tự nhiên xung quanh họ.
Thực tế hiển nhiên đó đã khiến loài người nói chung và các dân tộc thiểu số
phải có cách ứng xử với tự nhiên một cách hợp lý. Thế ứng xử khôn khéo nhất,
thông minh nhất ở đây là tạo ra sự hài hoà giữa con người và thế giới tự nhiên. Để
giữ được sự hài hoà đó một cách bền vững, con người đã sáng tạo ra những nguyên
tắc, cách ứng xử được gọi là “Luật tục”, được áp dụng trong cuộc sống của đồng
bào dân tộc thiểu số nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo tồn sự hài hoà giữa
con người và thế giới tự nhiên.
Nhưng, trong thực tế, những nguyên tắc đó luôn luôn bị vi phạm bởi nhiều
nguyên nhân. Thậm chí, những điều khoản cụ thể (nhất là những điều liên quan đến
tín ngưỡng) ngày càng bị mờ nhạt đi rồi biến mất hẳn. Thực trạng đó đã dẫn tới sự
tôn trọng và những biện pháp bảo vệ tự nhiên ngày càng bị giảm sút. Hậu quả tai
hại của thực trạng trên và nhiều lý do khác hiện nay đã dẫn tới sự suy thoái của môi

trường thiên nhiên - điều kiện sống quan trọng và cần thiết của nhân loại. Xã hội
càng phát triển, tình hình khai thác một cách bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên
phục vụ cho lợi ích trước mắt của một số người không những đã làm cạn kiệt dần
nguồn của cải trong tự nhiên mà còn thúc đẩy nhanh hơn quá trình suy thoái môi
trường của loài người.
2


Đứng trước nguy cơ trên, từ xa xưa loài người đã tìm ra nhiều biện pháp
nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình. Ngoài những quy định chung
mang tính quốc tế hay quốc gia như hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi
trường (Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên
nước, Luật đất đai...), tuỳ điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng địa phương, mỗi
dân tộc, tộc người đều tìm ra những biện pháp bảo vệ môi trường sống của mình
cho phù hợp và hiệu quả.
Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay,
để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nuớc cần hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm
bảo hiệu lực, hiệu quả và tang cuờng khả nang điều chỉnh bằng pháp luật trên mọi
l nh vực của đời sống xã hội trong đó hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường cũng cần được hoàn thiện. Hiến pháp năm 2012 quy định “Nhà
nuớc đuợc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến
pháp và pháp luật, thực hiẹn nguyên tắc tập trung dân chủ” (Điều 8, Hiến pháp năm
2012). Như vậy, trong Nhà nước pháp quyền, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật là mọt chức nang co bản của Nhà nuớc, vừa là nhiệm vụ có tính
chiến luợc lâu dài vừa là nhiệm vụ truớc mắt. Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày
24 5 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020, khi đề cập đến các giải pháp xây dựng pháp
luật có nêu: “cần nghiên cứu khả nang khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập
quán, thông lẹ quốc tế) và qui tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung
và hoàn thiện pháp luật”.

Như vậy, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, phù hợp với
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nuớc trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc
vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật pháp lý tiên tiến, trong
một số l nh vực nhất định vẫn cần có sự kế thừa, phát huy yếu tố tích cực của phong
tục tập quán (Luật tục) vận dụng vào công tác lập pháp, công tác quản lý xã hội,
quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường nói riêng. Để tồn tại và phát triển một
3


cách bền vững trong môi trường thiên nhiên miền núi, nhiều thế hệ các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam đã xây dựng và phát triển những hệ thống tri thức và luật tục riêng
của mình trong việc sử dụng và quản lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên
thiên nhiên này. Giống như hệ thống luật tục các dân tộc thiểu số vùng Đông Nam
Á, luật tục nói chung và luật tục trong sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường nói riêng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tồn tại ở
dưới hai dạng là thành văn và truyền miệng. Tuy nhiên, cho dù tồn tại ở dạng thức
nào thì luật tục của các dân tộc thiểu số thường được duy trì và củng cố bởi các thể
chế xã hội và tâm linh truyền thống như già làng, trưởng bản, các thầy cúng, thầy
mo, niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, hay các kiêng kỵ, v.v…
Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, bối cảnh kinh
tế - xã hội và văn hoá của các dân tộc thiểu số ở cả Tây Bắc và Tây Nguyên đã có
những biến đổi lớn, song luật tục vẫn đóng góp vai trò nhất định trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ giữa con người và môi trường thiên nhiên xung quanh họ.
Như nhiều dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc vẫn còn duy trì các thực hành tôn
giáo tín ngưỡng và quy định luật tục về rừng thiêng, rừng cấm, rừng đầu nguồn….
Ở nhiều nhóm tộc người, một số quy định của luật tục vẫn còn được sử dụng để
quản lý, bảo vệ và phân phối tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đất đai… giữa các
thành viên trong cộng đồng.

Hiện nay, mặc dù chúng ta đã xây dựng và phát triển một hệ thống khá hoàn
chỉnh các điều luật về sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, song các quy định
của luật tục chưa được đưa vào trong hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường đã được ban hành. Xong việc chưa công nhận luật tục của các
dân tộc thiểu số đã tạo ra nhiều thách thức trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên
thiên nhiên và môi trường ở các vùng dân tộc thiểu số hiện nay. Ví dụ, việc quốc
hữu hoá tài nguyên rừng, đặc biệt là việc thành lập các khu rừng đặc dụng, phòng
hộ tại các khu rừng cấm, rừng thiêng của cộng đồng song song với việc xoá bỏ các
quy định của luật tục ở những khu vực này đã làm cho nhiều khu rừng trở nên “vô
chủ”. Tương tự như vậy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức độ
đáng báo động trong xung đột xã hội về tài nguyên rừng, đặc biệt là xung đột giữa
4


người dân địa phương và các cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên của Nhà nước
trong khoảng hơn thập kỷ trở lại đây ở miền Trung và Tây Nguyên hiện nay là do
sự suy giảm về vai trò của luật tục.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và bền vững, đặc biệt là ở các vùng dân tộc
thiểu số miền núi, thì việc đánh giá một cách hệ thống hiện trạng, vai trò và giá trị
của luật tục trong xã hội hiện nay, từ đó tìm ra cơ sở khoa học cho việc kết hợp các
nguyên tắc, ứng xử (Luật tục) của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi với hệ
thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của Nhà nước là
một việc làm cần thiết. Từ lý do này, tôi chọn vấn đề “Luật tục về bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (Qua luật tục của các dân tộc
thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên)” để làm đề tài luận án tiến s với mong muốn
đóng góp vào trong các cuộc tranh luận gần đây về vai trò và giá trị của luật tục,
cũng như đưa ra các gợi ý để giữ gìn và phát huy vai trò của luật tục trong việc quản
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở các vùng dân tộc thiểu số
Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm làm rõ và cụ thể hơn những vấn đề lý luận và thực trạng của luật tục
các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, ở vùng các dân tộc thiểu số Tây Bắc và
Tây Nguyên nói riêng trong việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường.
- Tìm ra các rào cản xã hội và rào cản pháp lý trong việc kết hợp hệ thống
luật tục vào trong hệ thống luật pháp nhà nước để phát huy tốt hơn vai trò của luật
tục trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong
xã hội Việt Nam đương đại.
- Trên cơ sở nhu cầu bảo tồn và phát huy vai trò của luật tục, đề xuất các giải
pháp và khuyến nghị cho việc kết hợp có hiệu quả giữa luật tục và luật pháp nhà
nước trong việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
ở Việt Nam hiện nay.
5


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp các nghiên cứu về luật tục, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá các
hướng, hiện trạng nghiên cứu trong các nghiên cứu về luật tục về quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Khái quát những vấn đề lý luận về luật tục của các dân tộc thiểu số Việt
Nam, tìm hiểu về nguồn gốc, nội dung, đặc điểm và vai trò của luật hệ thống luật
tục trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Phân tích thực trạng của luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường ở các dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên hiện nay, thực tiễn vận dụng
luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trên cơ sở các phân
tích, đánh giá, khuyến nghị, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị
của luật tục cũng như việc kết hợp giữa luật tục và pháp luật Nhà nước trong việc
bảo vệ, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở vùng các

tộc người thiểu số Việt Nam.
3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luật tục của các dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên Việt Nam trong
việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường và hệ thống
luật và văn bản dưới luật của nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về luật tục bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Về không gian và thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về Luật tục đã được
văn bản hoá của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên trước đây và hiện
nay trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi vận dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê nin về chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ ngh a duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp
6


quyền nói chung và chính sách dân tộc nói riêng. Đặc biệt là các quan điểm về dân
tộc, đoàn kết dân tộc, quản lý nhà nước và tự quản cộng đồng, về thực hiện dân chủ
cơ sở, quan hệ giữa pháp luật, luật tục, phong tục tập quán.
Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong
đó ưu tiên phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu và nghiên cứu thực địa để thu
thập và phân tích tư liệu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu khác so sánh lịch sử, lô gíc, phương pháp so sánh, thống kê và tổng hợp.
4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu cung cấp một sự hiểu biết mang tính so sánh về các thực
hành luật tục của các tộc người khác nhau. Thêm vào đó, các thông tin thu thập
được thông qua khảo cứu tài liệu là cở sở quan trọng cho nghiên cứu điền dã tại

thực địa. Các hệ thống tài liệu sau đây đã được chọn để phân tích:
1) Các quy định và hệ thống pháp lý về người dân tộc thiểu số từ trước đến
nay để biết luật tục của người dân tộc thiểu số được hiểu và sử dụng như thế nào
trong văn bản pháp quy của nhà nước.
2) Các tài liệu đã được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt về luật tục
của các tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung và các tộc người thiểu số ở
Việt Nam nói riêng. Hệ thống tài liệu này là cơ sở cơ sở lý luận cho đề tài.
3) Hệ thống luật và văn bản pháp quy của nhà nước về vấn đề sở hữu, bảo
vệ, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở các vùng dân tộc thiểu số.
4) Báo cáo kinh tế- xã hội, hoặc các đề tài, dự án của các tỉnh vùng Tây
Bắc và Tây Nguyên, đặc biệt các báo cáo liên quan đến xung đột và tranh chấp tài
nguyên thiên nhiên và môi trường hiện nay.
4.2. Nghiên cứu thực địa
Nghiên cứu thực địa, bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được sử
dụng để thu thập các thông tin chi tiết về lịch sử và hiện tại liên quan đến thực
hành luật tục, đặc biệt là luật tục về sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên của
các tộc người.
Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được tiến hành với người địa phương và
cán bộ nhà nước đang làm việc tại địa bàn bởi 2 lý do sau: 1) người dân địa phương
7


là những người có các trải nghiệm thực tế hàng ngày liên quan đến việc sử dụng
luật tục của cộng đồng và luật nhà nước trong việc sử dụng và quản lý, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường hiện nay; 2) Cán bộ địa phương, đặc biệt là các
cán bộ tư pháp đang công tác tại xã, huyện và tỉnh sẽ là những người cung cấp các
thông tin quan trọng cũng như quan điểm cá nhân về vai trò cũng như hạn chế của
luật tục và luật nhà nước
Đối với các thông tin viên là người dân địa phương, tập trung phỏng vấn
những người cao tuổi. Họ là những người có nhiều trải nghiệm liên quan đến luật

tục của cộng đồng, đặc biệt là trước khi có luật nhà nước được ban hành. Những
thông tin này sẽ giúp có được cái nhìn đối chiếu, so sánh giữa luật tục và luật nhà
nước. Các chủ đề phỏng vấn bao gồm các thực hành có tính tích cực của luật tục về
phân phối, tiếp cận và giải quyết xung đột tranh chấp xã hội về tài nguyên tại cộng
đồng trong so sánh với luật nhà nước. Ngoài ra, ý kiến đánh giá về sự khác nhau
giữa luật tục và luật nhà nước cũng sẽ được thảo luận. Thông tin về những đánh giá
này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng để hiểu về vai trò của luật tục cũng như những
khía cạnh tương thích hoặc không tương thích của luật tục và luật nhà nước.
Ngoài thông tin viên là người dân tộc thiểu số, chúng tôi phỏng vấn các cộng
đồng di cư tại địa bàn. Chủ đề được tập trung thảo luận là những hiểu biết của nhóm
cư dân này về vai trò của luật tục và luật nhà nước trong sở hữu, sử dụng, phân phối
cũng như giải quyết tranh chấp về tài nguyên.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Là một công trình nghiên cứu tổng hợp, có hệ thống về mặt lý luận và thực
tiễn về Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của các dân tộc thiểu
số Tây Bắc và Tây Nguyên. Đặc biệt, luận án làm rõ được mối quan hệ giữa Luật
tục với Luật pháp hiện hành về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bảo
tồn và phát huy vai trò của Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Những quan điểm, một số giải pháp đề xuất trong Luận án này có thể gợi mở
đối với việc xây dựng các văn bản dưới luật nhằm nâng cao tính hiệu quả trong
công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Tây Bắc và Tây Nguyên
hiện nay.
8


Trên cơ sở phân tích thực trạng của luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường của một số dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên, bước đầu đưa ra
những quan điểm, đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác bảo tồn, khai thác và vận dụng Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên và môi trường ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Luận án góp phần khẳng định giá trị tri thức bản địa, tính thực tiễn và khoa
học của Luật tục đối với các l nh vực trong cuộc sống nói chung, với việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường của các dân tộc thiểu số nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo, nghiên cứu
các l nh vực khoa học có liên quan; đồng thời, đối với cán bộ quản lý, thực hiện
công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cấp cơ sở ở các vùng
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thì kết quả nghiên cứu của luận án này góp
phần tư vấn cho công tác tổ chức và thực hiện nhiệm vụ quan trọng trên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu đạt được của Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý
luận, cung cấp các luận cứ khoa học về Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường của các dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên Việt Nam; giải quyết
mối quan hệ giữa Luật pháp hiện hành với sự kế thừa, vận dụng các giá trị tích cực
của Luật tục đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
thông qua việc xây dựng các văn bản dưới luật.
Mặt khác, đối với việc bảo tồn giá trị tri thức truyền thống bản địa, nhất là
giá trị tri thức cổ của các dân tộc thiểu số trong bức tranh chung bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam thì kết quả nghiên cứu này cũng là một đóng góp hữu ích về
phương diện lý luận.
Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về lịch sử nhà nước
và pháp luật thông qua nghiên cứu luật tục. Kết quả nghiên cứu của luận án góp
phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước, quản lý cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung cũng như việc
quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói riêng, nhất là ở các vùng dân
tộc thiểu số.
9



6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp, bổ sung và hệ thống tài liệu cho công tác nghiên
cứu các vấn đề về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng như về tri thức
truyền thống bản địa của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên Việt Nam.
Đồng thời, những quan điểm, giải pháp được đưa ra trong Luận án là cơ sở để các
nhà quản lý tham khảo xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết quả nghiên cứu của Luận án này làm tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy, tập huấn …về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, tri thức
truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường
Chương 3: Nội dung về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong
luật tục của các dân tộc thiểu số Tây Bắc và Tây Nguyên
Chương 4. Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của luật tục trong việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam hiện nay

10


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài
Luật tục xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, trên cơ sở các phong tục
tập quán của các cộng đồng tộc người, được xem là những tri thức về ứng xử và

quản lý cộng đồng, điều hoà các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng. Vì vậy, từ rất
lâu trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau. Trong phạm vi luận án này, ngoài những nghiên cứu theo góc độ văn
hoá, nhân học, xã hội học… luận án còn tập chung nghiên cứu dưới góc độ, phương
diện luật pháp.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tình hình nghiên cứu luật tục trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm, tìm hiểu, nghiên cứu, nhất là trong thế kỷ 20. Luật tục đã được quan tâm trước
nhất từ các nhà văn hoá dân gian, các nhà luật học, dân tộc học,…. Từ thời xa xưa,
vấn đề luật tục đã được các nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp quan tâm khi đề cập
tới luật pháp của châu Âu, đó là sự kết hợp giữa luật La Mã và luật tục đã được luật
hóa. Về sau, các nhà khoa học quan tâm tới luật tục từ góc độ tập quán trở thành
pháp luật như thế nào và cho rằng tập quán pháp trở thành luật chỉ khi nó được đạo
luật hay quyết định của tòa án công nhận, khi nó được biết như là luật, được chấp
nhận như luật và thi hành như luật.
Như vậy, bên cạnh việc tiếp cận luật tục từ góc độ luật học của các luật sư và
các nhà cai trị thực dân, thì đã xuất hiện phổ biến hơn cách nhìn luật tục từ góc độ
nhân loại học (Anthopology). Đó là việc nhìn nhận luật tục của các bộ lạc, các dân
tộc còn luật tục, như ở châu Phi, châu Á nhằm văn bản hóa luật tục của họ. Cuốn
cẩm nang (Handbook) về Luật tục là một ví dụ cho các công trình nhân loại học về
luật tục, như cuốn Luật Tswanan và tập quán (in năm 1938), cuốn “Luật Sukuma và
tập quán” (in năm 1953) của Cory hay cuốn sổ tay luật Neur của P.P.Howell (in
năm 1954). Cuốn “Luật tục của bộ lạc Haya thuộc lãnh thổ Tanganyika” (in năm
1954) đã mô tả chi tiết về luật tục,…. Đây là các chuyên khảo mô tả luật tục trong
11


môi trường xã hội, văn hóa và luật pháp của các tộc người cụ thể. Ngoài ra, cuốn
“Quá trình tòa án của người Brottse ở Bắc Phodesia (1955) của nhà nhân học Max
Gluckman viết về luật tục theo các vụ án mà các tòa án địa phương đã thực hiện và

những phân tích, bình luận về vai trò, giá trị của luật tục [70, 13-20].
Cuối thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu luật pháp đã mở rộng phạm vi nghiên
cứu luật tục trên nhiều khía cạnh khác nhau, như về lý luận và phương pháp nghiên
cứu luật tục; nghiên cứu về nguồn gốc, vai trò, giá trị và nội dung của luật tục;
nghiên cứu luật tục ở các vùng, các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Việc nghiên cứu luật tục ngày càng được quan tâm và triển khai rộng hơn,
như ở các nước châu Phi và châu Á, vì ở các vùng này hệ thống các luật tục còn
được giữ gìn khá đầy đủ.
Năm 1995, hai tác giả G.R.Woodman và A.O.Obilade đã công bố hơn 100
công trình về luật tục, trong đó đề cập nhiều đến bản chất của luật tục châu Phi với
ba phần chính: những vấn đề chung về luật tục, nhân loại học luật pháp và luật tục
trong hệ thống pháp luật của nhà nước. Ngoài ra còn cuốn “Luật tục ở Nam Phi”
của Y.C.Bekker (1989), đề cập nhiều đến khía cạnh quan hệ giới tính, quan hệ hôn
nhân và quan hệ gia đình, quyền thừa kế, quyền sở hữu….[70,17].
Nhiều công trình nghiên cứu về luật tục ở châu Á cũng đã được xuất bản,
như công trình của Masaji Chiba (Nhật Bản) chủ biên (1986). Nội dung cuốn sách
gồm các chương viết về luật bản địa của nhiều dân tộc ở các quốc gia khác nhau
như người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản…Tác phẩm
phân loại luật thành ba hình thức: Luật (Received law), luật bản địa (Indegenous
law) và dạng hỗn hợp giữa hai hình thức trên. Đặc biệt, ở một số quốc gia Đông
Nam Á như Indonesia và Malaisia là quốc gia hiện còn tồn tại luật tục (Adat) và vẫn
đang được sử dụng trong đời sống thường ngày của nhiều dân tộc thiểu số. Do vậy,
luật tục của các tộc người ở hai quốc gia Đông Nam Á này đã thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu luật tục trên thế giới, trong đó có nhà nghiên cứu Hà Lan
Von Benda Beckmann K và Von Benda Beckmann F, nhà nhân học người Mỹ John
Ambler...
12


Một trong những công trình đáng chú ý là công trình “Luật tục và vấn đề

quản lý tài nguyên thiên nhiên, những gợi ý nhằm hòa hợp luật thành văn và luật
tục ở châu Á” của tác giả John Ambler [69, 219-257]. Bài viết này bàn đến 3 vấn
đề: so sánh sự khác và giống nhau cơ bản giữa luật thành văn và luật tục; phân tích
những kinh nghiệm của các nước châu Á trong quản lý nguồn tài nguyên đất đai và
xem xét, phân tích vai trò, giá trị của luật tục trong việc quản lý tài nguyên thiên
nhiên. Ngoài ra, tác giả đề cập đến những khó khăn trong việc điều hòa luật thành
văn và luật tục. Tác giả cho rằng, luật tục hay còn gọi là Luật dân gian hay luật
truyền thống, giống như những hình thức pháp luật khác của bất cứ tộc người nào
đều quan tâm nhiều đến các l nh vực phân chia tài nguyên và quyền lực, bình đẳng
và công bằng, trật tự xã hội và hành vi chuẩn mực. Một bộ phận của luật tục trước
đây ít được chú ý tới là mối quan hệ giữa luật tục và vấn đề quản lý tài nguyên thiên
nhiên. Tác giả cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do hầu hết nhà nước
thường rất tích cực trong việc xây dựng một bộ luật chính thức để kiểm soát việc sử
dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong khuôn khổ một quốc gia. Sức mạnh
pháp lý đó thường làm lu mờ một thực tế là luật tục liên quan đến tài nguyên thiên
nhiên có tồn tại hoặc nó có sức ảnh hưởng lớn đến người dân địa phương.
Một công trình đáng chú ý khác về “Đa dạng pháp luật” của Keebet von
Benda-Beckmann [69, 258-294]. Là một người có nhiều năm nghiên cứu về luật tục
ở Indonesia, bài viết tập trung bàn về chủ đề đa dạng pháp luật và các cuộc tranh
luận mang tính chính trị và lý thuyết diễn ra xung quanh vấn đề này. Các phần trong
bài viết cho thấy, sự đa dạng pháp luật trong bối cảnh của các quốc gia đa tộc
người, không chỉ là biểu hiện của sự sáng tạo và linh hoạt trong việc áp dụng pháp
luật của nhiều quốc gia mà quan trọng hơn, trong bối cảnh đa tộc người thì đa dạng
pháp luật sẽ tạo ra việc quản lý xã hội và tài nguyên hiệu quả, công bằng hơn.
Trong bài “Luật tục, quyền sở hữu đất và vấn đề di cư” nhà nhân học Oscar
Salemink [69, 814 - 862] người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu luật
tục tại Tây Nguyên ở Việt Nam đã chỉ ra rằng mỗi mức độ nào đó đều có sự tồn tại
của luật tục ở Tây Nguyên. Đặc biệt là luật tục trong sở hữu đất đai và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên hiện vẫn còn tồn tại ở các tộc người tại đây. Tuy nhiên, tác giả
13



cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh của một xã hội hiện nay luật tục đang tồn tại trên cơ
sở pháp luật của nhà nước hiện hành, và có sự di cư ồ ạt của các tộc người khác đến
Tây Nguyên, các tộc người thiểu số tại chỗ gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng
luật tục đối với việc sử dụng, sở hữu và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Những mâu
thuẫn và thách thức trong sở hữu đất đai ở khu vực này, theo tác giả là do sự suy
giảm của luật tục người bản địa và để giải quyết vấn đề này, cần phải công nhận chế
độ sở hữu đất đai cộng đồng mà các tộc người thiểu số ở đây đã thực hành hàng
trăm năm. Việc cho phép sự tồn tại song song của chế độ sở hữu chung dựa vào các
thiết chế địa phương, đặc biệt luật tục, cùng với luật tài nguyên của nhà nước, sẽ tạo
những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống ổn định của nhóm dân tộc thiểu số ở vùng
Tây Nguyên.
Công trình Một số nhận xét về việc nghiên cứu luật tục của Tác giả
G.Condominas (2000) [69, 55-59] đã có những nhận xét khái quát nhất về tình hình
nghiên cứu luật tục ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. “Khi nghiên cứu luật tục,
người ta phải hiểu rằng không thể nào thoát khỏi một nền tảng vững chắc đó là sự
hiểu biết về dân tộc học, về xã hội học, về nhóm người đó và phải biết quan sát
nguồn gốc xung đột, cách tổ chức xử kiện, việc xử kiện và phải có một kiến thức về
khoa học pháp lý”.
Ngoài châu Á và châu Phi, các nhà nhân học cũng tiến hành nghiên cứu về
luật tục của các tộc người bản địa ở Canada, Úc, New Zealand. Khác với mô tả chi
tiết về luật tục cụ thể của các tộc người cụ thể, những công trình nghiên cứu này chủ
yếu tập trung phân tích về tình trạng đa dạng đa nguyên pháp luật ở vùng các tộc
người bản địa trong bối cảnh có sự mở rộng của chủ ngh a thực dân. Tiêu biểu trong
số này là công trình nghiên cứu của Kayleen M.Hazle Hurst (1996).
Tóm lại, trên cơ sở tình hình nghiên cứu luật tục trên thế giới đã ít nhiều tạo
điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu luật tục ở trong nước trong thời gian qua.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong vài thập kỷ gần đây, sự suy thoái về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên

rừng trên toàn thế giới đã làm cho các nhà khoa học quan tâm hơn đến mối quan hệ
giữa con người và thiên nhiên. Trong các công trình nghiên cứu khoa học xã hội
14


liên quan đến chủ đề này, vai trò và giá trị của luật tục trong quản lý và điều chỉnh
mối quan hệ giữa con người và tài nguyên thiên nhiên ở các vùng dân tộc thiểu số
miền núi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng được quan tâm đặc biệt.
Luật tục hay tập quán pháp là một hiện tượng xã hội phổ biến của nhân loại ở
thời kỳ phát triển tiền công nghiệp và còn tồn tại đến ngày nay với những mức độ
khác nhau ở nhiều tộc người trên thế giới. Luật tục về cơ bản là một kho tàng trí
thức bản địa về ứng xử và quản lý cộng đồng. Thêm vào đó, luật tục còn chứa đựng
những giá trị nhiều mặt về ngôn ngữ và tư duy, bản sắc văn hóa, văn học, chữ viết,
tôn giáo tín ngưỡng. Bởi thế, các nhà khoa học xã hội, đặc biệt là các nhà luật học,
dân tộc học, văn hóa, sử học đã quan tâm nghiên cứu luật tục cả phương diện lý
luận cũng như thực tiễn.
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về luật tục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung
Cũng như trên thế giới, luật tục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã
được nhiều nhà sử học, luật học, dân tộc học, văn hóa dân gian quan tâm, sưu tầm
và nghiên cứu từ lâu. Theo Ngô Đức Thịnh trong cuốn Tìm hiểu luật tục các tộc
người ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đầu tiên về luật tục là do các nhà cai
trị thực dân và các nhà dân tộc học Pháp thực hiện ở Tây Nguyên, với mục đích
nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý xã hội các
tộc người ở Tây Nguyên trong thời gian này. Để thực hiện mục đích đó, Toàn
quyền Đông Dương Pierre Pasquier trong thông tri ngày 30 7 1923 đã yêu cầu thu
thập và ghi chép luật tục để thực thi việc cai trị kể cả người Kinh và người dân tộc
thiểu số ở vùng này. Các nhà cai trị thực dân đã chuyển từ trực trị sang việc sử
dụng các thiết chế cổ truyền (luật tục) để cai trị một cách gián tiếp và đã được coi
là một trong những biện pháp quản lý xã hội hiệu quả nhất ở vùng Tây Nguyên lúc
bấy giờ.

Tiếp đó, Leopold Sabatier (tỉnh trưởng Đắc Lắc) đã sưu tầm, hệ thống và cho
công bố bộ luật tục Êđê (1927) bằng tiếng Êđê và công trình này được dịch ra tiếng
Pháp. Đây được coi là công trình luật tục đầu tiên ở Việt Nam. Mục đích chính của
tác giả là đưa luật tục làm công cụ để điều hành, quản lý và cai trị người Êđê một
cách có hiệu quả nhất.
15


Sau này, nhiều công trình sưu tầm và nghiên cứu luật tục khác về các tộc
người ở Tây Nguyên và Tây Bắc lần lượt được công bố, như Luật tục Stiêng của
T.Gerber (1951). Tác phẩm này được chia thành 5 chương, gồm một số khái niệm
về tập quán pháp, việc tổ chức xét xử, hình phạt, chứng cớ, trách nhiệm và liên đới
trách nhiệm, về người đứng đầu làng và các thành viên trong làng, về hôn nhân và
gia đình, về sở hữu tài sản và thừa kế...
Luật tục của người Srê ở Đồng Nai Thượng được J.Dournes công bố tại Sài
Gòn năm 1951. Tác giả cho rằng, luật tục (Nri) của người Srê và các dân tộc khác ở
Tây Nguyên rất thú vị nhưng lại cũng rất nghiêm minh. Nghiêm minh vì mọi hành
vi sinh hoạt của cộng đồng đều được quy định rõ ràng, không có tính tùy tiện cá
nhân trong sinh hoạt cộng đồng. Còn thú vị là vì các điều luật tục được diễn tả bằng
ngôn ngữ ví von, văn vẻ. Trong luật tục này được chia ra thành các phần khác nhau,
phần đầu gồm các điều chung về hình phạt, trách nhiệm, làm chứng, thử tội, các
giao kèo…và phần chính gồm 92 điều luật cụ thể đề cập đến nhiều l nh vực khác
nhau của đời sống xã hội [70, 123-124].
Một trong những công trình đi tiên phong trong việc nghiên cứu luật tục ở
Việt Nam là công trình của các học giả, nhà truyền đạo cũng như quan cai trị thực
dân Pháp đã phát hiện, sưu tầm và hệ thống hoá, ở những mức độ khác nhau về luật
tục của nhiều tộc người ở Tây Nguyên, như: Êđê, jrai, Stiêng, Mạ, Koho (Srê)….
Mục đích của các sưu tập này có khác nhau, cai trị hoặc sự khám phá khoa học, nên
kết quả đạt được cũng có sự khác nhau. Nhưng đây là những công trình đặt tiền đề
và nền tảng về tư liệu cũng như cách tiếp cận cho các công trình nghiên cứu về luật

tục sau này.
Sau năm 1975, kế thừa các công trình nghiên cứu về luật tục trước đây, ở
Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu về luật tục của các tộc người thiểu số ở các
tỉnh miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên lần lượt được công bố. Đầu tiên phải kể đến
cuốn Luật tục Êđê (tập quán pháp) bằng song ngữ Êđê - Việt được nhà xuất bản văn
hóa dân tộc xuất bản năm 2001 của tập thể tác giả Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn
và Nguyễn Hữu Thấu. Trên cơ sở tham khảo hai bộ luật tục mới sưu tầm được, tác
giả đối chiếu, so sánh, bổ sung, chỉnh lý luật tục Êđê của L.Sabatier để sát hơn với
16


ngôn ngữ và thực tế đời sống của tộc người Êđê. Trong tác phẩm này, luật tục Êđê
được chia thành 236 điều và 11 chương, như: chương về các quy định mở đầu, các
tội xúc phạm đến người đầu làng, các tội của người trưởng buôn, các vi phạm lợi
ích công cộng, về hôn nhân, quan hệ cha mẹ - con cái, tội gian dâm, các trọng tội,
của cải, tài sản, gia súc, vv. [67, 27]
Tiếp theo cuốn luật tục Êđê, bộ luật tục M‟nông (tập quán pháp) cũng được
Ngô Đức Thịnh, Điểu Kâu, Trần Tấn Vịnh sưu tầm, hệ thống và biên dịch (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 1998). Đây cũng là một trong những cuốn khá hoàn
chỉnh so với luật tục Êđê được xuất bản trước đó. Bộ luật tục M‟nông bao gồm 215
điều và chia thành 8 chương về các tội xét xử, về quan hệ với thủ l nh, quan hệ cộng
đồng, phong tục tập quán, hôn nhân và quan hệ nam nữ, quan hệ gia đình, quan hệ
sở hữu và việc xâm phạm thân thể người khác [66, 18].
Trong số các công trình nghiên cứu về luật tục Tây Nguyên, còn hai công
trình nữa đã được thực hiện, đó là công trình luật tục các dân tộc Nam Tây Nguyên
(Xtiêng, Mạ, Koho) do Ngô Đức Thịnh chủ biên và Luật tục Jrai do Phan Đăng
Nhật chủ trì. Cuốn Luật tục Jrai của Phan Đăng Nhật tập hợp luật tục của các nhóm
người Jrai ở nhiều địa bàn khác nhau như Cheo Reo (Pleiku), Chư Pah, Chư Prông
(Gia Lai). Luật tục Cheo Reo có 65 điều, luật tục Chư Pah có 41 điều, luật tục Chư
Prông có 14 điều. Về cấu trúc, cuốn sách này cũng chia Luật tục thành các chương

cụ thể như: chương quy định chung, tranh chấp tài sản, trật tự an ninh - xã hội, hôn
nhân, quan hệ gia đình và việc không tôn trọng phong tục tập quán.
Khác với Tây Nguyên, luật tục của các tộc người thiểu số ở miền núi phía
Bắc chưa được quan tâm khảo cứu nhiều. Trước đây chỉ có một số tư liệu liên quan
đến luật tục của người Thái, người Mường được công bố trong công trình nghiên
cứu của Đặng Nghiêm Vạn. Phải đến năm 1999 mới có một sách chuyên khảo về
Luật tục Thái được tập thể tác giả là Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng công bố. Với độ
dày hơn 1000 trang, đây là bộ Luật tục đầy đủ nhất cho tới nay của dân tộc Thái ở
Tây Bắc Việt Nam, được người Thái ghi chép lại bằng chữ Thái cổ, đề cập tới luật
lệ Bản Mường, đạo làm người và tục lệ cưới xin, ma chay của người Thái đen và
Thái trắng. Luật tục Thái cung cấp cho ta một dạng luật đã được ghi chép thành văn
17


bản, khác với luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Luật tục Thái phần
lớn được văn bản hóa và thường mang một cái tên chung là “Hịt khoong” (Luật lệ
bản mường). Nội dung của luật tục Thái đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau của đời
sống tộc người, liên quan tới cộng đồng mường bản và đời sống cá nhân mỗi con
người trong cộng đồng đó. Luật tục Thái được chia thành hai phần rõ rệt: Phần luật
mường và phần tục lệ liên quan đến đạo đức, nghi lễ, cưới xin, ma chay.
Cuốn “Luật tục với đời sống” của tác giả Phan Đăng Nhật, đã luận giải luật
tục các dân tộc Việt Nam và giới thiệu minh chứng nội dung luật tục JRai trên một
số l nh vực liên quan của đời sống xã hội [53].
Nghiên cứu về luật tục nói chung, chúng ta không thể không nói đến cuốn
“Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh (Nhà xuất bản
khoa học xã hội, Hà Nội, 2003). Cuốn sách đã cho chúng ta thấy một cách khái
quát nhất và cơ bản nhất về luật tục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như về
góc độ tiếp cận của luật tục, nguồn gốc và bản chất của luật tục, các hình thức phát
triển của luật tục, việc thực thi luật tục, luật tục và luật pháp. Ngoài ra, cuốn sách
còn có phần giới thiệu về luật tục của một số tộc người cụ thể như: Luật tục Êđê,

Luật tục M‟nông, Luật tục Thái và Hương ước của người Việt, coi đó như là
những đại diện cho các hình thức và trình độ phát triển khác nhau của luật tục các
tộc người ở Việt Nam.
Cùng với việc nghiên cứu luật tục nói chung, công trình “Luật tục và phát
triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” có nhiều bài nghiên cứu về luật tục trên nhiều
phương diện lý luận cũng như thực tiễn, quan điểm, cách tiếp cận khác nhau [69].
Nguyễn Duy Quý - Luật tục và chiến lược phát triển nông thôn ở Việt Nam; Mạc
Đường - Sự tiếp cận nghiên cứu và xử lý luật tục để phát triển nông thôn vùng dân
tộc thiểu số Tây Nguyên; Hà Quế Lâm - Hướng đi đến bảo tồn và duy trì Luật tục ở
Việt Nam; Phan Đăng Nhật - Nguồn gốc và bản chất luật tục Tây Nguyên; Nguyễn
Thị Hiền - Một số quan niệm và phương pháp tiếp cận luật tục; Tô Đông Hải - Luật
tục với việc sở hữu đất đai, rừng núi ở người Raglai xã Cụm Bắc, huyện Khánh
Sơn, tỉnh Khánh Hòa; Chamaliaq Tiến - Luật tục Raglai với các vấn đề liên quan
đến gia súc.
18


Liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữ luật tục và luật pháp cũng có nhiều
công trình nghiên cứu đề cập đến, như: “Một số vấn đề về luật tục và luật pháp ở
Đắc Lắc hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quế; “Giá trị của luật tục nhìn từ góc độ
pháp lý” của Nguyễn Thị Việt Hương; “So sánh luật tục Êđê và luật tục M’nông với
một số vấn đề trong luật pháp hiện hành” của Trần Đình Long….
Ngoài những công trình nghiên cứu trên, cũng có một số luận văn, luận án
viết về luật tục. Luận văn thạc s “Một số vấn đề về luật tục và mối quan hệ giữa
luật tục và pháp luật ở Việt Nam” của Phan Bằng Sơn (Khoa luật, 2006 . - 107 tr)
công trình đã khái quát được mối quan hệ giữa luật tục và các yếu tố tự nhiên - xã
hội, những nét tương đồng và khác biệt cũng như sự tác động qua lại giữa luật tục
và pháp luật. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tích cực của luật
tục trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Công trình
luận án tiến s về “Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối

với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam” của Vi Văn Sơn
(2015), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án tìm hiểu luật tục người
Thái, tập trung phân tích, đánh giá những giá trị xã hội của luật tục người Thái,
nhằm tìm ra những khả năng có thể vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối
với cộng đồng người Thái. Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp vận
dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người
Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc
văn hóa, luật tục người Thái trong điều kiện hiện nay.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc
thiểu ở Việt Nam.
Ngoài các công trình nghiên cứu về luật tục nói chung, luật tục về bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng được nhiều tác giả quan tâm chú ý.
Trong công trình “Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt
Nam”, Ngô Đức Thịnh dành một phần nói về luật tục trong việc quản lý và khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các tộc người thiểu số ở Việt Nam nói
chung. Bài viết khẳng định một trong những vấn đề cơ bản nhất hiện nay đối với
việc phát triển nông thôn, không kể ở miền núi hay miền xuôi, là vấn đề môi trường
sống và việc quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, tác giả
19


còn đề cập đến vấn đề luật tục và vấn đề sở hữu tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề sở
hữu tài nguyên thiên nhiên luôn là vấn đề có ý ngh a to lớn với sự tồn tại và phát
triển của bất kỳ tộc người nào, ở bất kỳ chế độ xã hội nào. Xác định các quan hệ sở
hữu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là nhân tố cơ bản để bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên ấy. Xác định quan hệ sở hữu liên quan trực tiếp đến
các hình thức tổ chức sản xuất và phân phối các nguồn của cải vật chất mà con
người tạo ra. Tác giả nhấn mạnh việc luật tục của các dân tộc thiểu số khẳng định
quyền sở hữu công cộng của cộng đồng buôn làng về đất canh tác, đất rừng, sông
suối và các tài nguyên thuộc về lãnh thổ của làng buôn.

Trong bài viết của tác giả Cầm Trọng với tiêu đề “Luật tục Thái với việc bảo
vệ môi trường” [69, 356-369]. Với nguồn tư liệu phong phú thu thập được ở Tây
Bắc, tác giả trình bày một cách có hệ thống các quy định của luật tục trong việc
quản lý tài nguyên thiên nhiên. Theo tác giả, đối với người Thái, quản lý, khai thác
và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên được quy định rất cụ thể trong luật tục.
Những phép ứng xử này được tác giả phân thành từng mảng rõ rệt, từ vấn đề dẫn
thủy nhập điền, bảo vệ các khu rừng thiêng, rừng cấm để nguồn nước không bị cạn
kiệt trong mùa khô hanh và đối phó với lũ rừng đầu nguồn cho đến các quy định
công việc đồng áng, vv. Ở phần cuối bài viết, tác giả đề cập đến thực trạng của luật
tục hiện nay và vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ở miền núi Tây Bắc.
Ngoài ra, các công trình liên quan đến vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường của các dân tộc miền núi, như công trình “Vấn đề bảo vệ môi trường
trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc
và miền núi” của Hoàng Hữu Bình [1] đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường trong
quá trình thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng, vấn đề bảo vệ môi trường trong việc
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và chương trình 135, đặc biệt là đưa ra
một số giải pháp vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường ở các vùng
dân tộc miền núi. Cuốn “Quản lý xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong
phát triển bền vững” của Đặng Thị Hoa đề cập đến nhiều vấn đề ở các vùng dân
tộc thiểu số trong đó có cả việc quản lý khai thác bảo vệ môi trường trong phát triển
bền vững[34]. Cuốn “Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với tăng trưởng và phát
triển bền vững ở Việt Nam” của Trần Văn Chử đề cập đến nhiều vấn đề khai thác,
20


×