Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 152 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

DỰ THẢO

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội, tháng 5 năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
I. Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch ............................................................. 1
II. Các căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch và lập báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược quy hoạch............................................................................................. 1
III. Tổ chức lập quy hoạch .................................................................................... 3
IV. Yêu cầu đối với Đề án điều chỉnh quy hoạch ................................................. 3
V. Kết cấu Đề án Điều chỉnh Quy hoạch .............................................................. 3
Phần thứ nhất ...................................................................................................... 5
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU VỀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................................ 5
I. Rà soát các yếu tố, điều kiện, nguồn lực phát triển có liên quan đến tình
hình biến đổi khí hậu ............................................................................................ 5
1. Rà soát đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng Tây Nguyên
có liên quan đến biến đổi khí hậu...........................................................................5
1.1. Điều kiện địa hình đặc trưng vùng Tây Nguyên .............................................5
1.2. Điều kiện khí hậu đặc trưng của vùng Tây Nguyên ........................................5
1.3. Hiện trạng khai thác tài nguyên và các tác động đối với BĐKH ...................6


2. Đánh giá mức độ của tình hình biến đổi khí hậu và diễn biến hạn hán ảnh
hưởng đến vùng ....................................................................................................11
2.1. Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ của vùng, tài nguyên nước suy giảm,
tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.................................................................11
2.2. Biến đổi khí hậu làm tăng hiện tượng hoang hóa - sa mạc hóa, xói mòn
đất .........................................................................................................................12
3. Đánh giá các yếu tố, điều kiện về dân cư, nguồn nhân lực vùng Tây Nguyên 13
3.1. Đặc điểm dân cư............................................................................................13
3.2. Dân tộc, tôn giáo ...........................................................................................15
3.3. Nguồn nhân lực .............................................................................................16
II. Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội vùng Tây Nguyên dưới tác động của
tình hình biến đổi khí hậu................................................................................... 18
1. Thực trạng về tăng trưởng kinh tế ....................................................................18
2. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................19
3. Thực trạng phát triển nông nghiệp ...................................................................20
3.1. Tăng trưởng và cơ cấu nông lâm thủy sản....................................................20
3.2 Trồng trọt .......................................................................................................22
3.3. Chăn nuôi ......................................................................................................24
3.4. Lâm nghiệp ....................................................................................................25
3.5. Tổ chức sản xuất nông nghiệp.......................................................................25
4. Thực trạng phát triển công nghiệp ...................................................................26
4.1. Tăng trưởng và cơ cấu công nghiệp .............................................................26
4.2. Phát triển các phân ngành công nghiệp .......................................................28
4.3. Phát triển các khu, cụm công nghiệp ............................................................29
4.4. Thực trạng ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển công nghiệp vùng Tây
Nguyên ..................................................................................................................29


5. Thực trạng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch..........................................31
5.1. Thực trạng phát triển thương mại .................................................................31

5.2. Thực trạng phát triển du lịch ........................................................................32
5.3. Thực trạng phát triển các dịch vụ khác ........................................................33
6. Thực trạng mạng lưới kết cấu hạ tầng ..............................................................35
6.1. Thực trạng hệ thống thủy lợi, hạ tầng cấp nước sản xuất và sinh hoạt........35
6.2. Thực trạng phát triển mạng lưới giao thông.................................................37
6.3. Thực trạng mạng lưới cấp điện .....................................................................39
6.4. Thực trạng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải, nghĩa trang ....................40
6.5. Thực trạng mạng lưới bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin ............42
6.6. Thực trạng kết cấu hạ tầng xã hội ................................................................43
7. Thực trạng các lĩnh vực xã hội .........................................................................46
8. Đánh giá hiện trạng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Vùng ......................................................................................49
9. Thực trạng về công tác bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh và trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn Vùng ..............................................................................52
10. Đánh giá chung về tình hình biến đổi khí hậu và diễn biến hạn hán ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường trên địa bàn Vùng .............52
10.1. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 ................52
10.2. Tình hình hạn hán nặng nề vụ Đông Xuân 2015 - 2016 .............................54
10.3. Nguyên nhân hạn hán gây ảnh hưởng nghiêm trọng ..................................55
11. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch ...........................................................56
11.1. Các kết quả chủ yếu trong thực hiện quy hoạch .........................................56
11.2. Các vấn đề tồn tại........................................................................................57
11.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế ........................................................59
III. Bối cảnh bên trong, bên ngoài và tình hình biến đổi khí hậu tác động đến
phát triể n kinh tế - xã hô ̣i vùng Tây Nguyên .................................................... 59
1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và tác động đến vùng Tây Nguyên .......................59
2. Biến đổi khí hậu toàn cầu, các cam kết ứng phó biến đổi khí hậu và tác động
đối với Tây Nguyên ..............................................................................................60
3. Bối cảnh trong nước .........................................................................................62
IV. Rà soát, cập nhật đánh giá tổng quát về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách
thức đối với vùng Tây Nguyên ........................................................................... 63

1. Lợi thế ..............................................................................................................63
2. Hạn chế .............................................................................................................64
3. Cơ hội ...............................................................................................................65
4. Thách thức ........................................................................................................66
Phần thứ hai ....................................................................................................... 67
ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG
TÂY NGUYÊN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................... 67
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển của vùng thích ứng với biến đổi khí hậu
............................................................................................................................... 67
1. Quan điểm phát triể n ........................................................................................67
2. Dự báo các kịch bản biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên và phương án cân
bằ ng nước .............................................................................................................68


2.1. Dự báo các kịch bản BĐKH ..........................................................................68
2.2. Dự báo cân bằng nước ..................................................................................69
3. Xây dựng các phương án phát triển phù hợp với các kịch bản biến đổi khí hậu
vùng Tây Nguyên .................................................................................................72
4. Điều chỉnh các mục tiêu phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn
đế n năm 2030 .......................................................................................................75
4.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................75
4.2. Các mục tiêu cụ thể .......................................................................................75
II. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng thích ứng với biến đổi khí hậu ................ 76
1. Cơ cấu kinh tế chung ........................................................................................76
2. Cơ cấu từng ngành............................................................................................77
III. Điều chỉnh phương hướng phát triển của mô ̣t số ngành, linh
̃ vư ̣c chủ yếu
thích ứng với biến đổi khí hậu............................................................................ 77
1. Điều chỉnh định hướng phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản ...................77
1.1. Điều chỉnh, bổ sung phương hướng phát triển chung ..................................77

1.2. Điều chỉnh mục tiêu phát triển nông lâm thủy sản .......................................78
1.3. Nông nghiệp ..................................................................................................78
1.4. Ngành lâm nghiệp .........................................................................................83
1.5. Thủy sản ........................................................................................................86
2. Điều chỉnh định hướng phát triển các ngành công nghiệp...............................87
2.1. Điều chỉnh quan điểm phát triển ...................................................................87
2.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................88
2.3. Phương hướng phát triển chủ đạo ................................................................. 88
2.4. Phát triển các phân ngành công nghiệp .......................................................89
3. Điều chỉnh định hướng các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch .....................96
3.1. Điều chỉnh phương hướng phát triển thương mại ........................................96
3.2. Điều chỉnh phương hướng phát triển du lịch ................................................98
3.3. Điều chỉnh phương hướng phát triển các ngành dịch vụ khác ...................101
4. Điều chỉnh định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội ...................................102
4.1. Dân số, lao động, việc làm ..........................................................................102
4.2. Giáo dục ......................................................................................................105
4.3. Y tế ...............................................................................................................105
4.4. Văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao........................................................106
5. Điều chỉnh định hướng phát triển, ứng dụng KH&CN ..................................107
6. Điều chỉnh định hướng về quốc phòng - an ninh ...........................................109
VI. Điều chỉnh phương án tổ chức không gian vùng Tây Nguyên ............... 110
1. Định hướng chung về tổ chức không gian vùng Tây Nguyên .......................110
2. Điều chỉnh phương hướng phát triển các khu vực khó khăn .........................111
3. Điều chỉnh phân bố các vùng sản xuất tập trung ...........................................112
3.1. Điều chỉnh phân bố các vùng sản xuất cây trồng tập trung thích ứng với
biến đổi khí hậu ..................................................................................................112
3.2. Điều chỉnh phương hướng phân bố các khu, cụm công nghiệp..................113
3.3. Điều chỉnh phương hướng phân bố các khu nông nghiệp công nghệ cao..114
4. Điều chỉnh phương hướng phát triển hệ thống đô thị và khu vực nông thôn 116
5. Định hướng sử dụng đất .................................................................................117



V. Điều chỉnh phương án phát triển kết cấu hạ tầng..................................... 118
1. Quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông, xây dựng hệ thống thủy lợi, cấp
nước thích ứng với biến đổi khí hậu ..................................................................118
1.1. Phân vùng cấp nước theo các lưu vực sông để điều tiết khai thác nguồn
nước cho các nhu cầu .........................................................................................118
1.2. Định hướng điều tiết nguồn nước các lưu vực sông và phát triển thủy lợi 118
1.3. Cấp nước .....................................................................................................121
2. Điều chỉnh định hướng phát triển hạ tầng ......................................................122
2.1. Điều chỉnh định hướng xây dựng hạ tầng xử lý chất thải, nghĩa trang ......122
2.2. Mạng lưới giao thông liên tỉnh....................................................................124
2.3. Mạng lưới cấp điện .....................................................................................126
2.4. Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin ............................................128
2.5. Kết cấu hạ tầng xã hội quy mô vùng ...........................................................130
VI. Phương hướng bảo vệ môi trường ............................................................ 132
1. Định hướng bảo vệ môi trường vùng theo các lĩnh vực ................................132
2. Xác định các vùng liên tỉnh và phối hợp quản lý, bảo vệ môi trường ...........133
VII. Điều chỉnh và bổ sung dự án ưu tiên đầu tư thích ứng với biến đổi khí
hậu....................................................................................................................... 133
1. Xác định tiêu chí lựa cho ̣n các dự án ưu tiên đáp ứng các mục tiêu về thích
ứng với biến đổi khí hậu.....................................................................................133
2. Lựa chọn các dự án ưu tiên, bổ sung vào danh mu ̣c dự án cấp vùng ............133
Phần thứ ba ...................................................................................................... 136
CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY HOẠCH .................................................................................................. 136
I. Các giải pháp về huy động nguồn lực .......................................................... 136
1. Nhu cầu vốn đầu tư đảm bảo thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu............................................................................136
2. Các biện pháp huy động các nguồn vốn.........................................................137

II. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.............................................. 138
III. Các giải pháp về khoa ho ̣c công nghê .......................................................
139
̣
IV. Các giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................... 139
1. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ vùng ......................................................139
2. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù đối với vùng Tây
Nguyên ...............................................................................................................140
3. Tăng cường hiệu quả của các thể chế quản lý vùng, các cơ quan quản lý môi
trường, thích ứng với biến đổi khí hậu ...............................................................140
V. Các giải pháp về phối hợp, hợp tác liên vùng, liên tỉnh và hợp tác quốc tế
............................................................................................................................. 141
1. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong vùng, nhất là trong các
hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu...........................................................141
1.1. Xây dựng cơ chế và triển khai hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội 141
1.2. Hợp tác với các vùng khác ..........................................................................141
1.3. Hợp tác quốc tế ...........................................................................................142
2. Xây dựng cơ chế điều phối liên vùng trong các hoạt động thích ứng với biến
đổi khí hậu và chống hạn....................................................................................142


VI. Tổ chức thực hiện quy hoạch ..................................................................... 142
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

AEC
APEC
BĐKH

BOT
BT
BTN
BTO
BTXM
CCN
CHDCND
CHK
CLV
CNTT
CTR
ĐH
DTTK
DTTS
EU
FDI
GDP
GRDP
GTNT
GTSX
HCB
HCĐ
HCV
HH
HK
HTX
KCN
KDL
KHCN
KHKT

Kịch bản RCP4.5
Kịch bản RCP8.5
KTTĐ
KT-XH
LĐTBXH
LHQ

Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương
Biến đổi khí hậu
Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao
Xây dựng - chuyển giao
Bê tông nhựa
Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
Bê tông xi măng
Cụm công nghiệp
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Cảng hàng không
Campuchia, Lào, Việt Nam
Công nghệ thông tin
Chất thải rắn
Đại học
Dung tích thiết kế
Dân tộc thiểu số
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm nội địa
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Giao thông nông thôn
Giá trị sản xuất

Huy chương bạc
Huy chương đồng
Huy chương vàng
Hiện hành
Hành khách
Hợp tác xã
Khu công nghiệp
Khu du lịch
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp
Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
Kinh tế trọng điểm
Kinh tế - xã hội
Lao động, thương binh xã hội
Liên Hiệp Quốc


Từ viết tắt

Nghĩa của từ

NMTĐ
ODA
PA
PPP
QH
QL
SX, KD
TC

TCCN
TCVN
TDTT
TFP
THCS
THPT
TP
TPP
TTCN
TX
UBND
VĐV
VLXD
WMO
XNK

Nhà máy thủy điện
Hỗ trợ phát triển chính thức
Phương án
Hình thức đối tác công tư
Quy hoạch
Quốc lộ
Sản xuất kinh doanh
Tiêu chuẩn
Trung cấp chuyên nghiệp
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thể dục thể thao
Năng suất các nhân tố tổng hợp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

Thành phố
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Tiểu thủ công nghiệp
Thị xã
Ủy ban nhân dân
Vận động viên
Vật liệu xây dựng
Tổ chức Khí tượng Thế giới
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân loại đất vùng Tây Nguyên.............................................................. 6
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015 ............ 7
Bảng 3. Tiềm năng nước vùng Tây Nguyên ......................................................... 9
Bảng 4. Một số chỉ tiêu về hiện trạng dân số vùng Tây Nguyên đến năm 2015 14
Bảng 5. Một số chỉ tiêu về lao động, việc làm vùng Tây Nguyên đến 2015 ...... 17
Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng Tây Nguyên ..................................... 19
Bảng 7. Cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên .......................................................... 19
Bảng 8. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2011-2015 .............................................................................. 20
Bảng 9. Tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2011- 2015 ............................................................................. 21
Bảng 10. Kết quả thực hiện quy hoạch một số cây trồng chủ lực vùng Tây Nguyên
giai đoạn 2011-2015 ............................................................................................ 22
Bảng 11. Tăng trưởng GTSX công nghiệp vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011- 2015
............................................................................................................................. 27
Bảng 12. Cơ cấu GTSX công nghiệp vùng Tây Nguyên 2010- 2015 ................ 27
Bảng 13. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển vận tải vùng Tây Nguyên giai đoạn
2011-2015 ............................................................................................................ 33

Bảng 14. Kết quả hoạt động ngành ngân hàng các tỉnh vùng Tây Nguyên đến cuối
năm 2015 ............................................................................................................. 34
Bảng 15. Một số chỉ tiêu phát triển viễn thông và Internet của các tỉnh vùng Tây
Nguyên đến năm 2015......................................................................................... 43
Bảng 16. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của hạn hán tại các tỉnh vùng Tây
Nguyên giai đoạn 2011-2015 .............................................................................. 52
Bảng 17. Tổng hợp thiệt hại kinh tế do thiên tai trên địa bàn vùng Tây
Nguyên ................................................................................................................ 53
Bảng 18. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng và thiệt hại do hạn hán tại các tỉnh
vùng Tây Nguyên vụ Đông Xuân 2015 - 2016 ................................................... 54
Bảng 19. So sánh diện tích quy hoạch và thực tế một số loại cây trồng chủ yếu
vùng Tây Nguyên đến năm 2015 ........................................................................ 55
Bảng 20. Tình hình thực hiện các mục tiêu quy hoạch vùng Tây Nguyên theo
Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012..................................... 57
Bảng 21. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (o C) ở Tây Nguyên giai đoạn 2016
- 2035 so với thời kỳ cơ sở .................................................................................. 68
Bảng 22. Biến đổi lượng mưa năm (%) ở Tây Nguyên giai đoạn 2016-2035 so với
thời kỳ cơ sở ........................................................................................................ 68
Bảng 23. Dự báo tổng tiềm năng nước vùng Tây Nguyên ................................. 69
Bảng 24. Dự báo nhu cầu dùng nước trong năm ................................................ 72
Bảng 25. Các phương án tăng trưởng kinh tế ..................................................... 73
Bảng 26. Các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................... 75
Bảng 27. Dự báo dân số vùng Tây Nguyên đến năm 2030 .............................. 103


Bảng 28. Dự báo một số chỉ tiêu về lao động, việc làm vùng Tây Nguyên đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030 ................................................................................... 103
Bảng 29. Phát triển các khu công nghiệp vùng Tây Nguyên đến 2020 ............ 114
Bảng 30. Định hướng quy hoạch sử dụng đất vùng Tây Nguyên ..................... 117
Bảng 31. Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 120

Bảng 32. Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt vùng Tây Nguyên đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 ......................................................................................... 121
Bảng 33. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư ................................................... 133
Bảng 34. Dự báo cơ cấu nguồn vốn .................................................................. 136
Bảng 35. Cơ cấu đầu tư theo ngành .................................................................. 137


MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm
2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày
18 tháng 7 năm 2012. Một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và định hướng phát triển
ngành được xác định trong quy hoạch không đạt mục tiêu đề ra, nguyên nhân là
do tiǹ h hình biến đổi khí hậu trong những năm gần đây diễn biến bất thường, đặc
biệt là năm 2016 xảy ra tình trạng hạn hán trên diện rộng tại các tỉnh vùng Tây
Nguyên; mô ̣t số nô ̣i dung quy hoa ̣ch không còn phù hợp, các đinh
̣ hướng quy
hoạch đề ra chưa lường hết các tác động của diễn biến hạn hán, do vậy việc rà
soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
thích ứng với biến đổi khí hậu là cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, tại Thông báo số 58/TB-VPCP,
ngày 29/3/2016, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo rà soát, cập nhật,
điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phù hợp với
tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến hạn hán.
II. Các căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch và lập báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược quy hoạch
1. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 06 năm 2013 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
2. Kết luận số 12-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Chính trị

(khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18 tháng 01 năm
2002 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020;
3. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
4. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội;
5. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
6. Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về
một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
7. Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng
Tây Nguyên đến năm 2020;
8. Thông báo số 58/TB-VPCP ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Văn phòng
Chính phủ về Kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra, chỉ


đạo công tác phòng, chống hạn hán tại khu vực Tây Nguyên;
9. Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh
và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu;
10. Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
11. Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên

tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội;
12. Các Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội các tỉnh, quy hoạch phát triển các ngành liên quan đến vùng Tây Nguyên:
- Quyết định số 2126/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030;
- Quyết định số 3936/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao
thông vận tải phê duyệt Phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông Vùng Tây Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 6448/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ Công
Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây
Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây Mắcca
vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030;
- Các quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực cả
nước liên quan đến vùng Tây Nguyên (giao thông đường bộ, giao thông đường
sắt, đường bộ cao tốc, điện lực, thủy sản, rừng đặc dụng, khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao...).
13. Các đề án, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn vùng Tây
Nguyên:
- Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên
giai đoạn 2016-2025 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Quy hoạch nông nghiệp vùng Tây Nguyên đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn);
- Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cấu trúc ngành nông nghiệp vùng
2



Tây Nguyên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây Nguyên đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Bộ Công Thương);
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);
- Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 (Bộ Xây dựng)...
III. Tổ chức lập quy hoạch
Trong quá trình xây dựng Đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức các
đoàn điều tra khảo sát thực tế trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên, làm việc
với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và các địa phương trong vùng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương
trong Vùng tổng hợp, phân tích các báo cáo chuyên sâu, tổ chức các cuộc hội thảo
xin ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm để hoàn chỉnh Đề án.
Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch đã kế thừa các kết quả nghiên cứu
của Chương trình Tây Nguyên III, cũng như các nghiên cứu khoa học khác có liên
quan đến vùng Tây Nguyên.
IV. Yêu cầu đối với Đề án điều chỉnh quy hoạch
1. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đảm
bảo tính khách quan, khoa học trên cơ sở bám sát các nội dung theo Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012, đáp ứng yêu cầu
thích ứng với biến đổi khí hậu và diễn biến hạn hán.
2. Nội dung quy hoạch điều chỉnh phải phù hợp với tình hình biến đổi khí
hậu trên địa bàn vùng Tây Nguyên. Lồng ghép các nội dung về thích ứng với biến
đổi khí hậu và nội dung phòng chống thiên tai vào các nội dung quy hoạch có liên
quan. Đề xuất các giải pháp trước mắt và các định hướng lâu dài.
3. Tập trung rà soát, điều chỉnh các nội dung tro ̣ng tâm có tính chất vùng
liên quan trực tiế p đến biến đổi khí hậu của vùng Tây Nguyên.

4. Kế thừa đươ ̣c các kế t quả nghiên cứu khoa ho ̣c thuô ̣c Chương trình
Nghiên cứu khoa ho ̣c tro ̣ng điể m cấ p Nhà nước đối với vùng Tây Nguyên
(KHCN-TN3/11-15).
V. Kết cấu Đề án Điều chỉnh Quy hoạch
Đề án Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu gồm 3 nội dung chính:
Phần thứ nhất - Rà soát, đánh giá các yếu tố, điều kiện phục vụ phát triể n
kinh tế - xã hô ̣i của vùng Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu về thích ứng với biến đổi
khí hậu;
Phần thứ hai - Điều chỉnh định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu;
3


Phần thứ ba - Các giải pháp, cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện quy
hoạch vùng Tây Nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dưới đây là nội dung Đề án Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội vùng Tây Nguyên thích ứng với biến đổi khí hậu.

4


Phần thứ nhất
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. Rà soát các yếu tố, điều kiện, nguồn lực phát triển có liên quan đến
tình hình biến đổi khí hậu
1. Rà soát đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng Tây
Nguyên có liên quan đến biến đổi khí hậu

1.1. Điều kiện địa hình đặc trưng vùng Tây Nguyên
Lãnh thổ Tây Nguyên chiếm phần đỉnh của dãy núi Trường Sơn Nam “như
nóc nhà” khu vực ngã ba Đông Dương, có độ cao từ 250 - 2.500 m chia thành ba
tiểu vùng địa hình gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia
Lai), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam
Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng).
Địa hình đồi núi, diện tích khoảng 2,89 triệu ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh
trong vùng với độ cao từ 1.000 - 2.000 m; độ dốc phần lớn trên 25O; chiếm khoảng
53% diện tích tự nhiên toàn vùng.
Địa hình cao nguyên với độ cao 100 - 800 m chiếm 36,5% diện tích tự nhiên
toàn vùng với gần 2 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các cao nguyên Kon Plông, Kon
Hà Nừng (Kon Tum), cao nguyên Pleiku (Gia Lai), cao nguyên Đắk Lắk, cao
nguyên Đắk Nông, cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Địa hình đồng bằng thung lũng bồi tụ có diện tích khoảng 570 nghìn ha,
chiếm 10,5% diện tích tự nhiên của vùng, bề mặt tương đối bằng phẳng (trung
bình dưới 10O), bao gồm các thung lũng ven sông Pô Kô (từ Đắk Tô đến Nam
Kon Tum), thung lũng An Khê, bình nguyên Ea Soup, thung lũng Cheo Rao - Phú
Túc, vùng đồng bằng thấp trũng Krông Păk - Lăk...
Ngoài các loại địa hình trên, vùng Tây Nguyên còn có các loại địa hình núi
thấp, địa hình gò đồi...
1.2. Điều kiện khí hậu đặc trưng của vùng Tây Nguyên
Khí hậu theo chế độ nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chịu ảnh hưởng chủ yếu
của gió mùa Tây Nam, mùa Hè Thu mưa nhiều, khá đều đặn, thời tiết mát mẻ,
mùa Đông Xuân thì rất ít mưa, khô hạn gay gắt do ảnh hưởng của gió mùa đông
bắc ở Đông Trường Sơn. Riêng phần Đông Bắc đến Đông Tây Nguyên
(Konplong, An Khê, Phú Túc, M’Đrắk, Đà Lạt…) có chế độ khí hậu trung gian
chịu ảnh hưởng cả hai chế độ gió mùa Tây Nam và Đông Bắc mưa muộn và kéo
dài hơn nhưng lượng mưa ít, mùa khô hạn cũng rất gay gắt.
Đặc điểm nổi bật của khí hậu Tây Nguyên là sự phân chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng V đến tháng X hàng năm, khí hậu mát mẻ, ổn định, nhiệt độ

trung bình hàng tháng khoảng 21 - 250C, hầu hết lượng mưa trong năm tập trung
5


trong mùa này, đỉnh mưa thường xuất hiện vào tháng VIII ÷ IX. Mùa khô từ tháng
XI đến tháng IV năm sau, khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa trong các tháng mùa
khô rất thấp, thấp nhất vào tháng III.
1.3. Hiện trạng khai thác tài nguyên và các tác động đối với BĐKH
a) Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
- Các nhóm đất chính
Theo Kết quả phân loại đất vùng Tây Nguyên theo hệ thống phân loại của
FAO-UNESCO/WRB, vùng Tây Nguyên có 13 nhóm đất chính (nhóm đất cát,
nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất mới biến đổi, nhóm đất đen, nhóm đất
xám, nhóm đất nâu vùng bán khô hạn, nhóm đất đỏ, nhóm đất xói mòn, nhóm đất
nâu thẫm, nhóm đất có tầng sét chặt cơ giới dị phân, nhóm đất mùn alit núi cao
và nhóm đất nứt nẻ) với 55 loại đất.
Bảng 1. Phân loại đất vùng Tây Nguyên
TT

Nhóm đất/loại đất

Nhóm đất xám
Nhóm đất đỏ
Nhóm đất nâu vùng bán khô hạn
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
Nhóm đất nâu thẫm
Nhóm đất đen
Nhóm đất glây
Nhóm đất cát
Nhóm đất phù sa

Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới
phân dị
11 Nhóm đất mới biến đổi
12 Nhóm đất mùn alit núi cao
13 Nhóm đất nứt nẻ
Tổng diện tích đất điều tra
Sông, hồ, mặt nước không phân loại
Diện tích tự nhiên
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Ký hiệu (FAOUNESCO)
AC
FR
LX
LP
PH
LV
GL
AR
FL
PL


Diện tích Tỷ lệ
(ha)
(%)
2.862.871 52,39
1.349.113 24,69
304.464 5,57
226.718 4,15
99.712 1,82
96.495 1,77
96.054 1,76
87.897 1,61
76.836 1,41
75.223 1,38

CM
AL
VR

71.365 1,31
7.729 0,14
6.474 0,12
5.360.951 98,11
103.156 1,89
5.464.107 100,0

MN

Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.


Diện tích lớn nhất là nhóm đất xám: 2.862.871 ha, chiếm 52,39% diện tích
đất tự nhiên của vùng, tiếp đến là nhóm đất đỏ có 1.349.113 ha, chiếm 24,69%
(theo đánh giá trong Quy hoạch được phê duyệt năm 2012, nhóm đất đỏ bazan có
diện tích 1.348.786 ha). Nhóm đất đỏ chủ yếu là các loại đất được hình thành trên
sản phẩm phong hóa của đá bazan vốn được coi là các loại đất màu mỡ, thích hợp
với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu
tằm… Diện tích các loại đất đỏ thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày
và cây ăn quả khoảng 730.000 ha, tập trung chủ yếu ở các cao nguyên Buôn Ma
6


Thuột, Đắk Nông, Pleiku, Kon Hà Nừng, Di Linh - Bảo Lộc.
Đất phù sa phân bố ở những vùng trũng dọc theo các sông suối, nhóm đất
glây và nhóm đất mới biến đổi phù hợp với cây lương thực, thực phẩm, ở một số
nơi có khả năng phát triển thành các vùng chuyên canh cây lương thực. Toàn vùng
hiện có khoảng 226.718 ha (chiếm 4,15%) đất xói mòn, đây là hậu quả của quá
trình xói mòn và rửa trôi xảy ra trong điều kiện lượng mưa lớn và tập trung.
- Hiện trạng sử dụng đất
Trong giai đoạn 2011-2015, trong cơ cấu sử dụng đất, tỷ lệ diện tích đất sản
xuất nông nghiệp tăng, từ 88,1% năm 2010 lên 90,4% năm 2015 do tăng diện tích
đất lúa và cây trồng hàng năm khác. Trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp có
rừng giảm mạnh từ 53,4% năm 2010 xuống còn 45,8% năm 2015.
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015

TT

1
a
+
+

b
c
d
2
a
b
c
d
e

Chỉ tiêu
Tổng số
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp có rừng
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở đô thị
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở CQ, công trình sự

nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất SX, KD phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng

Diện tích (ha)
Năm
Năm
2010
2015
5.464.106,7
5.450.826
4.812.391,0
4.927.006
1.889.442,2
2.420.655
842.046,7
999.436
166.642,1
179.689
672.163,4
1.047.395,5
2.915.711,8

6.890,5
346,5

347.843,6
52.005,7

218.864,3

7

819.747
1.421.219
2.494.026
1.501.026
520.065
472.935
11.550
776
336.662
59.023
13.958
45.065
191.901

Cơ cấu (%)
Năm
Năm
2010
2015
100,0
100,0
88,1
90,4

34,6
44,4
15,4
18,3
3,0
3,3
12,3
19,2
53,4

0,1
0,01
6,4
1,0

4,0

15,0
26,1
45,8
27,5
9,5
8,7
0,21
0,01
6,2
1,1
0,26
0,83
3,5


8.244
33.182
11.286
139.189
941
5.625

0,15
0,61
0,21
2,6
0,02
0,10

78.999

1,4


TT
f
3
a
b
c

Chỉ tiêu
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng

Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây

Diện tích (ha)
Năm
Năm
2010
2015
303.872,1
13.695,7
287.989,2
2.187,2

173
187.158
6.709
180.245
204

Cơ cấu (%)
Năm
Năm
2010
2015
0,003
5,6
3,4
0,3
0,12

5,3
3,3
0,04
0,004

Nguồn: Tổng hợp số liệu Niên giám thống kê các tỉnh vùng Tây Nguyên và Quyết định phê
duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Hiện trạng bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
Bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên là vấn đề đặc biệt quan trọng không
những cho nội vùng mà còn có vai trò chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường
sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Đông
Nam Bộ, Đông Bắc Cămpuchia và Nam Lào. Đặc biệt, tài nguyên rừng còn gắn
với không gian văn hóa, sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Diện tích và trữ lượng rừng vùng Tây Nguyên suy giảm mạnh đã tác động mạnh
đến hệ sinh thái toàn vùng, đồng thời ảnh hưởng rõ rệt đến các khu vực hạ du.
Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp Tây Nguyên đang gặp phải những
thách thức lớn mang tính chủ quan và khách quan, đã làm suy giảm diện tích, chất
lượng rừng nghiêm trọng. Mục tiêu của Quy hoạch 2012 đến năm 2015 tỷ lệ che
phủ rừng đạt 57%, thực tế giảm xuống còn 46,08%.
Theo kết quả công bố diễn biến rừng đến 31/12/2015 tại Quyết định số
3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, hiện trạng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên
là 3.353.636 ha; trong đó: Diện tích có rừng là 2.561.969 ha, diện tích đất chưa
có rừng quy hoạch phát triển lâm nghiệp 791.661 ha.
Theo cơ cấu các loại rừng, diện tích rừng tự nhiên 2.246.068 ha (chiếm
87,7%); rừng trồng 315.901 ha (chiếm 12,3%).
Theo mục đích sử dụng rừng, gồm: rừng đặc dụng 474.560 ha (chiếm
19,3%); rừng phòng hộ 533.652 ha (chiếm 21,7%) và rừng sản xuất 1.448.376 ha
(chiếm 59%).

Trong thời gian từ 2010 - 2015, diện tích rừng Tây Nguyên giảm 5,8%
tương ứng diện tích 312.416 ha, trong đó: Rừng tự nhiên giảm 407.822 ha và rừng
trồng tăng 95.406 ha so với năm 2010.
Diện tích rừng tự nhiên khu vực Tây Nguyên giảm do những nguyên nhân
chủ yếu sau:
- Chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo
kiệt sang trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả: 110.000 ha, chiếm 40,3%;
- Chuyển mục đích sử dụng sử dụng đất có rừng sang mục đích khác theo
quy hoạch của địa phương (xây dựng công trình thủy điện, hạ tầng giao thông,
8


công trình công cộng,...): 37.800 ha, chiếm 13,8%;
Còn lại do phá rừng, lấn chiếm đất rừng để lấy đất canh tác, sản xuất nông
nghiệp và trồng cây công nghiệp: 122.900 ha, chiếm 45,0%; khai thác gỗ rừng
trồng theo chu kỳ kinh doanh rừng nhưng chưa trồng lại rừng (đang trong giai
đoạn chuẩn bị trồng rừng): 1.650 ha, chiếm 0,6%; cháy rừng: 652 ha, chiếm 0,2%.
Diện tích rừng có trữ lượng khu vực Tây Nguyên là 1.993.251 ha, chiếm
77,6% diện tích đất có rừng. Tổng trữ lượng gỗ là 302 triệu m3, trong đó:
- Rừng giàu (trữ lượng trên 200 m3/ha) có diện tích 289.080 ha, chiếm
14,5%. Trữ lượng là 74,8 triệu m3.
- Rừng trung bình (trữ lượng từ 100-200 m3/ha) có diện tích 822.582 ha,
chiếm 41,0%. Trữ lượng là 135,4 triệu m3.
- Rừng nghèo (trữ lượng từ 50-100 m3/ha) có diện tích 790.431 ha, chiếm
39,6%. Trữ lượng là 62,4 m3.
- Rừng nghèo kiệt, rừng non phục hồi (trữ lượng dưới 50m3/ha) chiếm 6%.
Trong thời gian từ 2010 - 2015, trữ lượng rừng khu vực Tây Nguyên giảm
hơn 25,5 triệu m3, tương ứng giảm 7,8%, từ 327,5 triệu m3 năm 2010 xuống 302
triệu m3 năm 2015.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài TN3/TN27, đối với rừng phòng hộ đầu

nguồn, tỷ lệ diện tích chưa bị suy thoái chiếm 11%; bị suy thoái nhẹ chiếm 30,6%;
bị suy thoái trung bình chiếm 38,6% và bị suy thoái nghiêm trọng chiếm 19,8%.
Có khả năng phòng hộ tốt chiếm 14%; có khả năng phòng hộ khá và trung bình
chiếm 62,1% và có khả năng phòng hộ kém chiếm 23,9%.
Vùng Tây Nguyên có số lượng và diện tích rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ lớn
so với cả nước và đặc biệt là tính đa dạng sinh học, sự phong phú về các hệ sinh
thái, về tổ thành loài động, thực vật cũng chiếm vị trí hàng đầu so với cả nước.
Hiện nay trên địa bàn vùng có 6 vườn quốc gia (Chư Mom Rây - Kon Tum; Kon
Ka Kinh - Gia Lai; Yok Đôn, Chư Yang Sin - Đắk Lắk; Cát Tiên, Bidoup - Núi
Bà - Lâm Đồng) và 6 khu bảo tồn thiên nhiên (Ngọc Linh - Kon Tum; Kon Chư
Răng - Gia Lai; Nam Ka - Đắk Lắk; Nam Nung, Tà Đùng - Đắk Nông), 2 khu bảo
tồn loài/sinh cảnh (Khu bảo tồn loài thông nước - Đắk Lắk; Đắk Uy - Đắk Nông),
2 khu bảo vệ cảnh quan (Hồ Lắk - Đắk Lắk; Dray Sap - Gia Long - Đắk Nông) và
một số khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
c) Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước
Trữ lượng nước mưa trung bình năm toàn vùng Tây Nguyên khoảng 84,8
tỷ m /năm; trữ lượng nước mặt 49,2 tỷ m3/năm và trữ lượng nước dưới đất khoảng
6,6 tỷ m3.
3

Bảng 3. Tiềm năng nước vùng Tây Nguyên
Đơn vị: Triệu m3/năm

9


Tỉnh, Huyện
Tổng tiềm năng nước
toàn vùng
Tỉnh Kon Tum

Tỉnh Gia Lai
Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Lâm Đồng

Trữ lượng nước
mưa trung bình
năm

Trữ lượng nước
mặt trung bình
năm

Trữ lượng khai thác
nước dưới đất tiềm
năng

84.814,98

49.176,00

6.607,48

14.322,98
22.164,00
31.862,00
4.674,00
16.466,00

11.109,00

11.888,00
15.999,00
2.244,00
10.180,00

1.549,68
949,60
1.762,20
265,70
2.346,00

Nguồn: Báo cáo Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cấu trúc ngành nông nghiệp vùng Tây
Nguyên.

- Thực trạng sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất
Toàn bộ diện tích lúa tại Tây Nguyên được sử dụng nguồn nước mưa và
nước mặt để tưới. Theo kết quả điều tra của đề tài TN3/T28 (2015), hiện tại toàn
vùng Tây Nguyên đã xây dựng được 2.354 công trình thủy lợi, trong đó 1.190 hồ
chứa, 972 đập dâng, 130 trạm bơm, 62 công trình khác, với diện tích tưới thiết kế:
288.484 ha. Tuy nhiên, diện tích tưới thực tế là: 214.645 ha, trong đó, cho lúa
83.145 ha; màu 14.486 ha, cây công nghiệp 117.015 ha; đạt 74,4% so với diện
tích thiết kế. Diện tích tưới được bằng các công trình thủy lợi mới đạt 27,8%.
Nước ngầm là nguồn nước quan trọng trong việc tưới cây công nghiệp, chủ
yếu là tưới cây cà phê, trong đó, diện tích cà phê tưới bằng nguồn nước từ các
công trình thủy lợi chiếm khoảng 24,5%; bằng nguồn nước sông suối chiếm
khoảng 15%; diện tích cà phê tưới bằng nguồn nước ngầm khoảng 338.200 ha,
chiếm khoảng 60,5% (TN3/T02). Nhìn chung việc khai thác nước ngầm phục vụ
tưới cà phê diễn ra khá phức tạp, kỹ thuật khai thác, công nghệ, kết cấu giếng còn
nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động thái và chất lượng nước
ngầm.

- Thực trạng sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt
Nước cho sinh hoạt vùng đô thị và nông thôn bao gồm hai nguồn là nước
mặt (sông suối, hồ) và nước ngầm. Theo đánh giá của đề tài TN3/T02, cấp nước
sạch nông thôn tại Tây Nguyên chủ yếu là sử dụng nguồn nước ngầm qua các
công trình cấp nước tập trung, giếng khoan, giếng đào và chủ yếu là khai thác
nước ngầm tầng nông. Có rất ít công trình khai thác nước mặt phục vụ cấp nước
sạch nông thôn.
- Các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước
+ Mâu thuẫn giữa nước đến và nước dùng: có những thời kỳ lượng nước
đến không đủ cung cấp đáp ứng yêu cầu.
+ Mâu thuẫn giữa các ngành khai thác và sử dụng nước trong đó nổi lên
giữa phát điện, cấp nước tưới và cấp nước sinh hoạt. Ngay trong khai thác và sử
dụng nước cho yêu cầu nông nghiệp cũng mâu thuẫn giữa cấp nước cho lúa, rau
màu là cây trồng ngắn ngày với cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao.
10


+ Mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng nguồn nước giữa các địa phương
trên lãnh thổ Tây Nguyên, chủ yếu liên quan đến các phương án chuyển nước từ
lưu vực này sang lưu vực khác.
+ Mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng nguồn nước giữa thượng du và hạ
du các tỉnh ven biển miền Trung thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trong khi những khu
vực hạ lưu với những cây trồng có giá trị kinh tế cao, hiệu quả lớn, đang bị đe dọa
hạn hán, thiếu nước, cây trồng có nguy cơ bị chết thì những vùng thượng lưu
người dân vẫn khai thác và sử dụng nước lãng phí, không tiết kiệm.
+ Mâu thuẫn xuyên biên giới trong việc khai thác sử dụng nguồn nước giữa
thượng du với hạ du lưu vực sông Sê San, Sêrêpôk trên lãnh thổ Campuchia.
+ Mâu thuẫn giữa việc khai thác sử dụng các nguồn nước (nước mặt, nước
ngầm).
2. Đánh giá mức độ của tình hình biến đổi khí hậu và diễn biến hạn

hán ảnh hưởng đến vùng
2.1. Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ của vùng, tài nguyên nước suy
giảm, tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ không khí trung bình gần đây ở Tây
Nguyên cao hơn rõ rệt, nhất là vào các tháng mùa mưa (tháng 5 - 10), nhiệt độ
trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0,50C - 0,80C; trong các tháng mùa hè, nhiệt
độ trung bình phổ biến cao hơn 0,230C - 0,70C so với giai đoạn 1986-1990. Điều
này khẳng định sự tăng của nhiệt độ xảy ra ở tất cả các vùng ở Tây Nguyên, nhiệt
độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè rõ rệt.
Nhiệt độ tăng cũng là nguyên nhân làm tài nguyên nước suy giảm. Tài
nguyên nước mặt (chỉ xét đến lượng nước hiện hữu trên các sông suối điển hình
như Sê San, Sêrêpôk, sông Ba và Đồng Nai) đã giảm dần, từ lưu lượng 173.863,5
lít/giây của những năm 2004 - 2005 xuống còn trên dưới 125.000 lít/giây hiện
nay.
Theo số liệu Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa năm
2015 kết thúc sớm, lượng mưa ít hơn từ 20-30% so với mọi năm, trong khi nền
nhiệt trung bình tăng cao. Cụ thể, tổng lưu lượng mưa tại tỉnh Kon Tum chỉ đạt
xấp xỉ từ 650-1300 mm, Gia Lai từ 640-1600 mm, Đắk Lắk từ 800-1600 mm, Đắk
Nông 1000-1800 mm và Lâm Đồng đạt từ 900-2500 mm. Lượng mưa giảm từ
200-500 mm so với cùng kỳ năm 2014. Từ tháng 12/2015 đến tháng 02/2016,
lượng mưa trên toàn vùng lại tiếp tục thiếu hụt, giảm khoảng 40% so với cùng kỳ.
Mực nước ở hầu hết các hồ chứa xuống thấp hơn mức trung bình nhiều năm từ
15-35% (một số khu vực xuống thấp hơn từ 40 - 60%); trên 35% số sông, suối và
40% số hồ nhỏ kiệt nước. Nhiều dòng chảy trên các sông chính liên tục thiếu hụt
từ 20 - 70%, có nơi trên 90%, đặc biệt trên sông Đắk Bla tại Kon Tum mực nước
đạt thấp nhất lịch sử. Nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện có dung tích chỉ còn 30 40% dung tích thiết kế, nhiều hồ xuống đến mực nước chết hoặc thậm chí cạn
nước.
11



Với sự phân bổ không đồng đều của lượng mưa theo không gian và thời
gian, nơi có lượng mưa hàng năm lớn hơn 3.000 mm như Kon Plong (Kon Tum),
thượng nguồn sông Hinh (Đắk Lắk) và nơi có lượng mưa chỉ trên dưới 1.500 mm
như Krông Buk, EaSúp... thì sự chênh lệch lưu lượng nước ở đỉnh lũ lớn nhất với
lưu lượng kiệt nhỏ nhất là rất cao.
Mặt khác, những năm gần đây, rừng Tây Nguyên bị chặt phá nghiêm trọng,
cộng với những yếu tố bất lợi như mùa khô kéo dài, sự biến đổi thất thường của
thời tiết làm cho lũ lụt, hạn hán trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài lượng mưa hàng năm có xu hướng ít đi, do mùa khô kéo dài, thì tình
trạng mất rừng và sự thay đổi nhanh chóng của lớp phủ bề mặt trên thành tạo địa
chất, mà cụ thể là trên đất (vì mục đích quy hoạch trồng hoa màu, cây công nghiệp
và nhiều dự án nông, lâm nghiệp khác) đã làm cho mực nước ngầm sụt giảm.
Ngoài ra, Tây Nguyên là nơi thượng nguồn của ba hệ thống sông lớn (Sêrêpôk Sê San nằm ở phía Tây Bắc và sông Đồng Nai ở phía Nam), người dân tận lực
khai thác nước ngầm ngay tại đầu nguồn để tưới tiêu (cà phê, hoa màu...) khiến
mực nước dưới lòng đất không ngừng bị hạ thấp, dẫn đến quá trình sản xuất tại
các vùng hạ lưu gặp khó khăn.
Diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn.
Thiên tai xảy ra thường xuyên; lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng
vào mùa khô; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như dông, lốc xoáy, mưa
đá xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn. Sự gia tăng biên độ nhiệt, độ ẩm
ngày đêm, khiến thời tiết một số nơi đang mất dần tính ôn hòa vốn có.
2.2. Biến đổi khí hậu làm tăng hiện tượng hoang hóa - sa mạc hóa, xói
mòn đất
Biến đổi khí hậu đã làm tăng nhanh quá trình hoang hóa, sa mạc hóa. Đến
nay vùng Tây Nguyên có diện tích đất bị hoang hóa, sa mạc hóa khá lớn, khoảng
282 nghìn ha, chiếm 5,16% diện tích tự nhiên, trong đó đất hoang đồi núi 268
nghìn ha, đất hoang đồng bằng 14 nghìn ha. Đất đai khô cằn, bị hoang mạc hóa
diễn ra ở nhiều địa phương như Sa Thầy (Kon Tum); Chư Sê, Đắk Pơ (Gia Lai);
Krông Năng, Ea kar (Đắk Lắk); Cư Jut, Đắk Glông (Đắk Nông); Di Linh, Đơn
Dương (Lâm Đồng).

Sa mạc sỏi sạn thường gặp ở các cao nguyên bazan cổ (cao nguyên Kon Hà
Nừng, Đắk Nông, Di Linh - Bảo Lộc, M’Đrăk...), các rìa của các cao nguyên
bazan trẻ (cao nguyên Pleiku, Buôn Ma Thuột), khu vực Ea Soup, Chư Prông và
rải rác ở một số huyện khác. Tầng đất mặt ở các khu vực này thường rất mỏng,
không có cấu trúc đất, rất nghèo dinh dưỡng.
Biến đổi khí hậu làm tăng hiện tượng xói mòn đất. Do địa hình của vùng
có độ dốc lớn, chia cắt phức tạp, lớp phủ thổ nhưỡng trên các vùng đồi núi không
dày; đặc biệt là lượng mưa lớn và tập trung theo mùa gây nên hiện tượng dư thừa
nước trong mùa mưa (do lượng mưa lớn hơn nhiều lần lượng bốc hơi) và đã tạo
thành dòng chảy bề mặt, gây xói mòn đất. Thêm vào đó, với chế độ canh tác không
hợp lý và thảm thực vật có độ che phủ thấp nên quá trình xói mòn diễn ra rất điển
12


hình.
Mỗi năm, lượng đất của Tây Nguyên bị cuốn trôi xuống sông Mê Kông và
ra biển tới hàng trăm triệu tấn, kèm theo hàng vạn tấn N, P2O5, K2O… Đây chính
là nguyên nhân làm cho đất canh tác bị bạc màu và xói mòn nhanh chóng. Xói
mòn đất có thể làm thay đổi tính chất vật lý - hóa học của nguồn nước và tài
nguyên đất.
3. Đánh giá các yếu tố, điều kiện về dân cư, nguồn nhân lực vùng Tây
Nguyên
3.1. Đặc điểm dân cư
a) Dân số
Tây Nguyên là vùng có quy mô dân số nhỏ nhất trong số 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam, nhưng có biến động nhanh nhất trong cả nước, kéo theo các
biến động khác về kinh tế - xã hội, đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực.
Đến năm 2015, tổng dân số của vùng là 5.608 nghìn người (chiếm 6,11%
dân số cả nước), thấp hơn so với mục tiêu quy hoạch đề ra là 5.788 nghìn người.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng dân số trung bình của vùng đạt
1,5%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng dân số cả nước, thấp hơn khá nhiều so với

mục tiêu của quy hoạch đến năm 2015 là 2,1%/năm.
Vùng Tây Nguyên là vùng luôn có mức sinh cao. Năm 2015, tỷ suất sinh
của vùng là 17,3%o, cao hơn so với mức trung bình cả nước (16,2%o).
Tỷ lệ tăng tự nhiên của vùng Tây Nguyên luôn ở mức cao hơn trung bình
của cả nước, tỷ lệ tăng tự nhiên của vùng tăng từ 1,47% năm 2010 lên đến 1,54%
năm 2013 sau đó giảm dần xuống còn 1,49% năm 2015, đạt mục tiêu đề ra trong
quy hoạch là 1,5% (tỷ lệ tăng tự nhiên của cả nước năm 2010 là 1,07% và năm
2015 là 1,08%).
Quy mô dân số tăng nhanh làm cho mật độ dân số của vùng cũng tăng lên
từ 95 người/km2 năm 2010 lên 103 người/km2 năm 2015. Mật độ dân cư phân bố
không đều tập trung chủ yếu ở các đô thị, trung tâm xã và ven các trục quốc lộ,
tỉnh lộ, còn các vùng sâu, xa dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.
b) Vấn đề di dân
Dân số Tây Nguyên tăng nhanh ngoài việc do tỷ lệ tăng tự nhiên còn do tỷ
lệ di cư. Trong thời gian qua, di cư là nguồn tăng trưởng chính tạo nên mức và tốc
độ tăng dân số cao ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, vai trò của di cư trong việc tăng dân
số Tây Nguyên đã giảm dần trong thời gian gần đây. Theo tính toán, trong tổng
mức gia tăng dân số Tây Nguyên, tỷ suất xuất cư năm 2010 là 6,1%o đến năm
2015 giảm xuống còn 3,4%o. Trong thành phần dân di cư đến Tây Nguyên có đại
diện của hầu hết các tỉnh trên cả nước, song phần lớn là những người di cư từ các
tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng
và Trung du miền núi Bắc Bộ. Di dân đã góp phần bổ sung nhân lực cho phát triển
của Tây Nguyên gắn liền với sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp
như cà phê, cao su, chè, tiêu, điều... Đời sống của người dân nhìn chung được cải
13


thiện. Tuy nhiên, di dân cũng làm cho quan hệ dân tộc trở nên phức tạp. Hiện
tượng kích động người dân đi theo tôn giáo, đổi sang đạo Tin Lành là vấn đề nổi
cộm của Tây Nguyên. Việc chiếm giữ, mua bán, sang nhượng trái phép đất đai

giữa người dân tộc tại chỗ và người di cư càng làm phức tạp thêm tình hình, phân
hóa giàu nghèo gia tăng, tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái, đất, nước và rừng của khu vực này.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu về hiện trạng dân số
vùng Tây Nguyên đến năm 2015

Stt

Chỉ tiêu

1

Dân số trung bình

2

Mật độ dân số

3

Tỷ lệ tăng tự nhiên

4

Dân số thành thị

5

Tỷ lệ đô thị hóa


6

Dân số nông thôn

7

Tỷ lệ dân nông thôn

Đơn vị

2010

1.000 người 5.204,4
người/km2

TH
2015
5.607,9

95

103

1,47

1,49

1.000 người 1.487,2

1.627,3


%

%

28,6

29,0

1.000 người 3.717,2

3.980,6

%

71,4

71,0

QH
2015
5.788

Tăng
trưởng
2011-2015
(%/năm)
1,50

1,5

1,82
31,5
1,38
68,5

Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Tổng cục Thống kê.

Hiện nay, vùng Tây Nguyên có cơ cấu giới tính tương đối hợp lý và cân
đối. Dân số nam trong vùng năm 2015 là 2.809,6 người, chiếm 50,1% dân số; dân
số nữ là 2.798,3 nghìn người, chiếm 49,9% dân số.
Quá trình đô thị hoá của vùng Tây Nguyên diễn ra tương đối chậm trong
thời gian vừa qua cả về tỷ trọng và quy mô. Trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ
tăng dân số ở đô thị chỉ đạt khoảng 1,82%/năm. Tỷ trọng dân số thành thị chỉ tăng
0,4 điểm % từ mức 28,6% năm 2010 lên 29% năm 2015, thấp hơn so với trung
bình chung của cả nước (33,9%) cùng thời kì và không đạt mục tiêu quy hoạch
nâng tỷ lệ đô thị hóa của vùng lên 31,5% vào năm 2015. Như vậy, trung bình mỗi
năm, dân số đô thị chỉ tăng thêm khoảng 25 nghìn người. Nhiều huyện ở khu vực
Tây Nguyên có tỷ trọng dân số nông thôn rất cao (trên 90%), diện tích rộng và
mật độ dân số thấp. Phân bố dân cư theo thành thị - nông thôn như trên có ảnh
hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên.
Dân số vùng Tây Nguyên phát triển nhanh kéo theo tăng nhanh nhu cầu về
học tập và chăm sóc sức khỏe do đó liên tục tạo sức ép lớn đối với sự nghiệp phát
triển giáo dục đào tạo và sự nghiệp phát triển y tế của vùng. Dân số Tây Nguyên
tăng nhanh sẽ tạo ra nguồn lực lượng lao động trẻ, có nhiều khả năng tiếp nhận
14


kỹ năng, tri thức mới, đặc biệt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với
biến đổi khí hậu. Vì vậy, nâng cao chất lượng dân số và lao động để thích ứng với
biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách.

3.2. Dân tộc, tôn giáo
a) Dân tộc
Tây Nguyên là nơi có cơ cấu dân tộc biến động rất nhanh. Từ sau ngày giải
phóng đến nay, một số dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Hmông, Thái...) ở các tỉnh
phía Bắc đã đến vùng Tây Nguyên làm ăn sinh sống làm cho thành phần dân tộc
của vùng ngày càng đa dạng. Theo Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53
dân tộc năm 2015, các dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 2.048
nghìn người, chiếm 36,5% tổng dân số của vùng.
Các dân tộc thiểu số có nguồn gốc tại chỗ ở Tây Nguyên như Gia Lai, Ê
Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Mnông... có tỷ trọng giảm chậm, mặc dù số lượng tuyệt đối
đều tăng đáng kể (số lượng người các dân tộc này năm 2009 đều tăng khoảng 1,70
- 1,77 lần so với năm 1989), hiện nay chiếm khoảng 25,8% dân số toàn vùng.
Tỷ trọng của một số dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ vùng núi Bắc Bộ di
cư vào Tây Nguyên tăng nhanh trong hơn 20 năm (1989 - 2009), như tỷ trọng dân
tộc Tày tăng từ 0,79% lên 2,05%, dân tộc Thái tăng từ 0,31% lên 0,79%, dân tộc
Mường tăng từ 0,23% lên 0,69%, dân tộc Nùng tăng từ 1,17% lên 2,65%, dân tộc
Hmông tăng từ 0,01% lên 0,96% và dân tộc Dao tăng từ 0,07% lên 0,69%. Hiện
nay tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số từ các nơi khác đến khoảng 10,7% dân số
toàn vùng.
Như vậy, có thể nói trên địa bàn Tây Nguyên đã hình thành 3 nhóm cộng
đồng các dân tộc là người Kinh, các dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên và các dân
tộc thiểu số di cư từ nơi khác đến Tây Nguyên. Các dân tộc di cư đến Tây Nguyên
sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, trong các thôn, làng. Người Kinh chiếm tỷ
trọng lớn, khoảng 63,5% tổng dân số vùng Tây Nguyên và sống chủ yếu ở thành
phố, thị trấn, ven đường quốc lộ, tỉnh lộ; vùng kinh tế mới và khu vực các nông
lâm trường quốc doanh. Đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ của Tây Nguyên
có kết cấu tương đối phức tạp, cư trú theo từng lãnh thổ, có quá trình phát triển
không đồng nhất, đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán, tín ngưỡng,
văn hóa nghệ thuật.
Dân cư ở Tây Nguyên thuộc các dân tộc khác nhau, có trình độ phát triển

khác nhau và phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống khác nhau nên tác
động không nhỏ đến những yếu tố liên quan tới biến đổi khí hậu của vùng. Những
sự khác biệt này đòi hỏi phải có những phương pháp và chính sách phù hợp để
phát triển nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu đối với các dân tộc, nhất là các
dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên - những dân tộc được xác định là ở xuất phát điểm
thấp hơn và đang gặp nhiều khó khăn hơn so với các dân tộc khác.
b) Tôn giáo
Cũng giống như cả nước và nhiều vùng khác ở nước ta, Tây Nguyên là
15


vùng đa tôn giáo. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cơ cấu
thành phần tôn giáo của dân cư trên địa bàn Tây Nguyên có những đặc điểm nổi
trội như sau:
- Trên địa bàn Tây Nguyên có tất cả các tôn giáo hiện đang hoạt động ở
Việt Nam (13 tôn giáo);
- Tổng số người theo tôn giáo ở Tây Nguyên là 1,707 triệu người, tăng 1,32
lần so với năm 1999 và là vùng có tỷ lệ người dân theo tôn giáo cao nhất nước
với 33,37% dân số của toàn vùng (tỷ lệ này của cả nước là 18,23%).
- Trong số 13 tôn giáo đang hoạt động ở Tây Nguyên có 4 tôn giáo với số
lượng tín đồ lớn là: (i) Công giáo có 825 ngàn tín đồ, chiếm 16,13% dân số và
48,33% tổng số tín đồ ở Tây Nguyên; (ii) Phật giáo có 454,3 ngàn tín đồ, chiếm
8,89 dân số và 26,61% tổng số tín đồ ở Tây Nguyên; (iii) Tin lành có 407,1 ngàn
người (chiếm 8,0 dân số và 23,85% tổng số tín đồ ở Tây Nguyên) và Cao Đài có
gần 20 ngàn tín đồ, chiếm 0,40% dân số và 1,17% tổng số tín đồ ở Tây Nguyên).
Các tôn giáo còn lại khác, mỗi tôn giáo có từ vài chục đến vài trăm người, song
không quá 1.000 tín đồ.
- Đặc điểm nổi trội trong cơ cấu tôn giáo của dân cư Tây Nguyên là tập
trung số lượng lớn tín đồ theo đạo Tin lành của cả nước. Mặc dù đạo Tin lành chỉ
đứng thứ 3 về số lượng tín đồ ở trong vùng, song số người theo đạo Tin lành ở

Tây Nguyên chiếm đến 55,56% tổng số tín đồ theo đạo Tin lành của cả nước.
Cơ cấu đa tín ngưỡng của dân số Tây Nguyên cũng như ở các vùng khác là
một hiện tượng tâm lý - xã hội bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian qua và
hiện nay vẫn có một số lực lượng tiếp tục truyền đạo trái phép, lợi dụng tôn giáo
để gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự và an toàn xã hội
trong vùng, nhất là việc truyền đạo trái phép trong các hệ phái Tin lành gia tăng
thông qua hoạt động từ thiện để lôi kéo tín đồ. Hoạt động của các hệ phái Tin lành
ở Tây Nguyên nói chung thường xuyên được các tổ chức nước ngoài quan tâm,
chú ý. Vì vậy, cần phải tính đến những đặc điểm này để đảm bảo yêu cầu phát
triển bền vững toàn diện trên địa bàn Tây Nguyên.
3.3. Nguồn nhân lực
- Quy mô lực lượng lao động có biến động mạnh vừa bổ sung cho lực lượng
lao động vùng nhưng đồng thời tạo ra áp lực về giải quyết việc làm
Lực lượng lao động vùng Tây Nguyên năm 2015 là 3,416 triệu người, tăng
484,1 nghìn người so với năm 2010 (tốc độ tăng trung bình 3,1%/năm, cao hơn
mức 1,4% của cả nước). Lực lượng lao động vùng Tây Nguyên tăng nhanh do
người nhập cư đến hầu hết là người trong tuổi lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động của vùng năm 2015 có giảm nhẹ so với năm 2010, song vẫn cao hơn
mức trung bình của cả nước.
- Cơ cấu lao động vùng có sự chuyển dịch, song theo hướng tăng tỷ trọng
lao động ngành nông, lâm, thủy sản
Năm 2015, tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản chiếm đến
16


×