Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nhãn hiệu hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.94 KB, 10 trang )

CH ơng 5
nhãn hiệu hàng hoá (NHHH)
5.1. Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu hàng hoá có vai trò chính sau:
+ NHHH có vai trò liên quan trực tiếp tới ý đồ định vị hàng hoá của doanh
nghiệp trên thị trờng.
+ Thể hiện lòng tin của ngời mua đối với nhà sản xuất, khi họ dám khẳng định
sự hiện diện của mình trên thị trờng qua NHHH.
+ NHHH làm căn cứ cho ngời mua lựa chọn.
+ NHHH sẽ cho phép doanh nghiệp chú ý đến những lợi ích khác nhau của
khách hàng và tạo ra những khả năng hấp dẫn riêng cho từng loại hàng hoá. Nhờ vậy
mà mỗi loại hàng hoá có thể thu hút đợc cho mình một nhóm khách hàng mục tiêu
riêng.
5.2. Vật liệu làm NHHH
5.2.1. Một số loại nhãn hiệu thông thờng
Theo định nghĩa về NHHH (trong nghị định về nhãn hàng hoá số 89/2006
NĐ.CP) thì:
"Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ đợc dán,
in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thơng phẩm của hàng hoá
hoặc trên các chất liệu khác đợc gắn trên hàng hoá, bao bì thơng phẩm của hàng
hoá."
Nh vậy, theo định nghĩa trên thì vật liệu làm nhãn hiệu hàng hoá là mọi chất
liệu khác nhau, nh: giấy, bìa, Plastic, kim loại, gỗ ... tuỳ theo quyết định của nhà sản
xuất, để thoả mãn việc gắn trên hàng hoá hay bao bì thơng phẩm của hàng hoá.
Hiện nay thông dụng nhất là các loại nhãn hiệu hàng hoá làm từ giấy, bìa, bìa
tráng màng Plastic hay màng kim loại đợc in (gắn) trực tiếp trên hàng hoá(ví dụ: nhãn
hiệu hàng hoá các loại rợu đóng chai, các loại lon nớc uống...) hoặc in trên các bao bì
hàng hoá (hộp bìa đựng thuốc, đựng bánh...)
5.2.2. vị trí nhãn hiệu hàng hoá
Trong nghị định về nhãn hàng hoá quy định cụ thể vị trí của nhãn hiệu hàng
hoá nh sau:


1. Nhãn hiệu hàng hoá phải đợc gắn trên hàng hoá, bao bì thơng phẩm của
hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết đợc dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy
định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
2. Trơng hợp không đợc hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài
phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
3. Trơng hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì:
a) Các nội dung: Tên hàng hoá, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng
hoá: định lợng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá phải đợc ghi trên nhãn
hàng hoá.
b) Những nội dung bắt buộc khác phải đợc ghi trong tài liệu kèm theo hàng
hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
5.3. Thiết kế nhãn hàng hoá
5.3.1. Các thông tin thông thơng ghi trên nhãn:
Điều 11 của nghị định về nhãn hàng hoá của Chính phủ quy định:
1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá.
b) Tên địa chỉ và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá.
c) Xuất xứ hàng hoá.
2. Ngoài nội dung quy định trên, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá phải
thể hiện trên nhãn các nội dung bắt buộc khác nh: Định lợng, ngày sản xuất, hạn sử
dụng, thành phần hoặc thành phần định lợng, thông tin cảnh báo về vệ sinh, an toàn,
hớng dẫn sử dụng, hớng dẫn bảo quản ... (đối với hàng hoá thực phẩm)
5.3.2. Nguyên lý thiết kế nhãn
Nhãn hiệu hàng hoá có các bộ phận cơ bản là:
- Tên nhãn hiệu: Là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc đợc.
- Dấu hiệu của nhãn hiệu bao gồm biểu tợng, hình vẽ mầu sắc hay kiểu chữ ...
đó là bộ phậ của nhãn mà ta có thể nhận biết đợc, mà không đọc đợc.
Ngoài hai bộ phận trên cần quan tâm đến hai khái niệm có liên quan đến ph-
ơng diện quản lý đợc đó là: Dấu hiệu hàng hoá là dấu hiệu nhãn đã đợc tác giả (đối
với loại hàng hoá văn hoá phẩm).

Nguyên lý thiết kế nhãn hiệu hàng hoá gồm 5 nội dung sau:
a) Nhãn hiệu hàng hoá phải dễ nhớ
Đây là điều kiện hết sức cần thiết để tạo nhận thức của nhãn hiệu hàng hoá với
khách hàng. Các yếu tố cấu thành trên đó nh: Tên gọi, biểu tợng, kiểu chữ ... phải
đảm bảo hai yếu tố là dễ chấp nhận, dễ gợi nhớ. Do vậy cần có thử nghiệm hai yếu tố
trên dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu đã dự kiến.
b) Nhãn hiệu hàng hoá phải có ý nghĩa
Nhãn hiệu hàng hoá phải chuyên chở đợc một ý nghĩa xác định để tạo ấn tơng
và tác động vào tâm lý khách hàng. Muốn vậy thành phần của nhãn hiệu vừa có tính
mô tả, tính thuyết phục, cũng phải có nét vui vẻ, thú vị và có tính tợng hình cao, gây
cảm xúc thẩm mỹ.
c) Nhãn hiệu hàng hoá phải có tính dễ bảo hộ
Nguyên tắc này thể hiện hai khía cạnh: pháp luật và cạnh tranh. Bởi vậy phải
chọn các yếu tố thơng hiệu dễ bảo hộ về mặt pháp luật, bảo vệ nhãn hiệu chống xâm
phạm, sử dụng bí quyết riêng trong thiết kế, tránh bắt chớc.
d) Nhãn hiệu phải có tính dễ thích ứng:
Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho những sự điều chỉnh cần thiết một khi có
sự thay đổi thị hiếu khách hàng hoặc chuyển hớng thị trờng mục tiêu. Do vậy tính dễ
cải tiến, tình linh hoạt, dễ cập nhật của nhãn hiệu hàng hoá là không thể bỏ qua.
e) Nhãn hiệu phải có tính dễ phát triển, dễ khuyếch trơng
Mở rộng thị trờng ra những địa điểm khác, những khu vực văn hoá, địa lý khác
nhau, về cả thị trờng thế giới là một xu hớng tất yếu. Nhãn hiệu phải có khả năng đáp
ứng đợc, do vậy lu ý việc quốc tế hoát tên gọi, các hình ảnh phù hợp với vung văn hoá
khác.Ví dụ một tên Việt không dấu hay một logo đơn giản sẽ dễ phát triển hơn.
5.4. Mã số mã vạch (MSMV)
5.4.1. Khái niệm chung
MSMV đợc gắn trên sản phẩm hay bao bì thơng phẩm, mục đích để khách
hàng nhận ra sản phẩm và xuất xứ của sản phẩm, hay nói một cách khác là để khách
hàng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm (nớc sản xuất, doanh nghiệp hay nơi sản xuất
và loại sản phẩm), nhằm bảo vệ lợi ích của ngời mua. MSMV không thể hiện các đặc

tính của sản phẩm nh: chất lợng, giá bán và các đặc tính khác.
Những doanh nghiệp đăng ký và đợc gắn MSMV trên sản phẩm là một minh
chứng cho sản phẩm đợc sản xuất, lu thông có chủ quyền. Có thể nói nôm na MSMV
chính là một loại giấy căn cớc cho một loại sản phẩm lu hành trên thị trờng.
Gắn MSMV lên sản phẩm không bắt buộc, mà doanh nghiệp hoặc ngời bán
hàng tự nhận biết lợi ích của nó mà đăng ký sử dụng MSMV cho sản phẩm của mình.
5.4.2. Mã số mã vạch vật phẩm
5.4.2.1. Cấu tạo của MSMV
Cấu tạo của MSMV gồm 2 phần: mã số và mã vạch.
+ Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm (hàng hoá), địa
điểm (doanh nghiệp sản xuất), tổ chức (nớc nào ?).
+ Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song, xen kẽ đợc sắp xếp
theo một quy tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và
số) dới dạng máy quét (scaner) có thể đọc đợc (Theo TCVN - 6939 : 1996).
Các số trên mã số tơng ứng với các vạch trên mã vạch. Các số trên MSMV có ý
nghĩa nh sau:
+ 3 số đầu (tính từ trái) là mã quốc gia, do tổ chức mã số mã vạch quốc tế (viết
tắt GSI) cấp. Mã quốc gia của Việt Nam là: 893
+ Từ 4 đến 7 chữ số tiếp theo là số phân định doanh nghiệp. Tập hợp dãy số
gồm mã quốc gia và số phân định là mã doanh nghiệp.
+ Các số tiếp theo đến số thứ 13 hay 14 là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng
hoá); Tập hợp mã doanh nghiệp và mã số vật phẩm là mã số thơng phẩm toàn cầu
(chữ viết tắt tiếng Anh là GTIN); loại mã số thơng phẩm toàn cầu gồm 13 số viết tắt
chữ tiếng Anh là EAN-13, còn loại mã gồm 14 số là EAN-14.
Ghi chú: Mã EAN (là chữ viết tắt tiếng Anh) chỉ mã số tiêu chuẩn do tổ chức
MSMV quốc tế quy định và áp dụng cho toàn thế giới.
3 số đầu do tổ chức MSMV quốc tế cấp cho Việt Nam
Số phân định DN do tổ chức MSMV Việt Nam cấp cho DN
Mã số vật phẩm do doanh nghiệp
tự đăng ký (xây dựng)

Mã quốc gia
Mã doanh nghiệp
Mã thơng phẩm toàn cầu của DN (GTIN)
Ví dụ: Mã số của Công ty X sản xuất thực phẩm đợc Tổng cục tiêu chuẩn Đo l-
ờng chất lợng Việt Nam cấp nh sau:
8 9 3 8 5 0 2 9 9 5 . . . . . . .
Ghi chú: Một số vật phẩm là dãy các chữ số để phân định vật phẩm.
5.4.2.2. Đọc MSMV và ứng dụng trong bán hàng
Ngời ta dùng một loại máy quét chuyên dùng để đọc đợc các dữ liệu trong
MSMV gắn trên vật phẩm. Để máy đọc chính xác, chú ý vị trí dán MSMV phải ở chỗ
có mặt phẳng của vật phẩm.
Tổng cục tiêu chuẩn Đo lờng chất lợng là cơ quan quản lý thống nhất các dữ
liệu của MSMV đăng ký tại Việt Nam. Còn mạng GEPIR (Global Electronic Party
Information Registy) là mạng toàn cầu đăng ký điện tử các thông tin về thành viên sử
dụng hệ thống do tổ chức MSMV quốc tế (GSI) thiết lập và quản lý.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×