Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Sự tham gia của việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỒNG HẠNH

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỒNG HẠNH

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ANH THU

Hà Nội – 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Kinh tế.

Ngƣời cam đoan

NGUYỄN HỒNG HẠNH

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn thạc sĩ về đề tài “Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
cầu ngành công nghiệp ô tô” đã được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
Tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Hội đồng khoa học, Hội
đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Quốc Tế của Trường cùng các thầy giáo,
cô giáo đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản lý giúp tác giả nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Nguyễn Anh Thu, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ cũng như cho em sự tự tin để em hoàn thành luận văn này.
Cơ quan Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam đã động viên, tạo điều
kiện để tác giả hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn ở bên động viên, tạo điều

kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu song đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự
chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Hà Nội, tháng 21 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Hạnh

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ .... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.1.1. Nội dung tổng quan ................................................................................. 5
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu: .................................................................... 15
1.2.“Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu.” ................................................. 19
1.2.1. Những khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị .............................................. 19
1.2.2 “Phân loại chuỗi giá trị” ......................................................................... 21
1.2.3. Các yếu tố cấu thành chuỗi giá trị ......................................................... 21
1.2.4. Đặc điểm chuỗi giá trị toàn cầu: ........................................................... 25
1.2.5. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô ..................................... 26
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô 35
1.4. Kinh nghiệm tham gia của một số quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. .. 38
1.4.1. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô
của Thái Lan. ................................................................................................... 38

1.4.2. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô
của Indonesia. .................................................................................................. 42
1.4.3. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tôcủa
Malaysia. ......................................................................................................... 44
1.4.4. Bài học kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp
ô tô của Việt Nam. .......................................................................................... 48
1.5. Doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công
nghiệp ô tô. ..................................................................................................... 50
1.5.1.“Thực trạng danh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành
iii


công nghiệp ô tô:” ........................................................................................... 50
1.5.2 Vị trí trên bản đồ GVC và sự phân phối giá trị gia tăng ........................ 51
1.5.3 Vị trí của Việt Nam trong bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu ngành công
nghiệp ô tô. ...................................................................................................... 52
1.6. Nguyên nhân Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chưa sâu vào chuỗi giá
trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. ............................................................... 52
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 54
2.1. Khung logic của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 54
2.2. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 57
2.2.1. Phương pháp tổng hợp .......................................................................... 57
2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê ........................................................... 58
2.2.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 58
2.2.4. Phương pháp kế thừa............................................................................. 58
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ .................. 59
3.1.“Ngành công nghiệp ô tô Thế giới” .......................................................... 59
3.2.“Ngành công nghiệp ô tô trong khu vực Đông Nam Á”........................... 63
3.3. “Thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” ..................................... 64

3.3.1. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ ..... 67
3.3.2. Tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất tại Việt Nam .................................. 69
3.3.3.“Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành công nghiệp
sản xuất ô tô” ................................................................................................... 71
3.4 Chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam ................................................... 75
3.4.1 Phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam: ................................ 75
3.4.2. Kết quả phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ôtô Việt Nam .................. 84
3.5. Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu ngành công nghiêp ôtô. ..................................................................... 92
iv


3.5.2. Khó Khăn. ............................................................................................. 93
3.5.3. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công
nghiệp ôtô ........................................................................................................ 94
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CỦA
VIỆT NAM THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ÔTÔ .................................................................................. 102
4.1. Một số giải pháp ..................................................................................... 103
4.2. Một số khuyến nghị” .............................................................................. 105
KẾT LUẬN ................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109

v


DANH iMỤC iTỪ iVIẾT iTẮT

STT


Từ viết tắt

Tên đầy đủ

Nghĩa Tiếng Việt

1

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

2

AEC

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng kinh tế
ASEAN

3

EU


European Union

Liên minh châu Âu

4

FDI

Foreign Direct Investments

5

FTA

Free Trade Agreement

6

GATT

General Agreement on
Tariffs and Trade

7

GPN

Global Production Network

8


GSP

General System of
Preference

Mạng lưới sản xuất toàn
cầu
Chế độ ưu đãi thuế quan
phổ cập

9

GVC

Global Value Chains

Chuỗi giá trị toàn cầu

10

MNCs

Multinational Corporations Các công ty đa quốc gia

11

ODM

Original Designed

Manufacturing

Sản xuất thiết kế gốc

12

OEM

Original Equipment
Manufacturing

Sản xuất thiết bị gốc

13

PTLK

14

R&D

Research and Development Nghiên cứu và phát triển

15

SCT

Special consumption tax

Thuế tiêu thụ đặc biệt


SWOT

Strengths, Weaknesses, Op
portunities, Threats

Phân tích thế mạnh, điểm
yếu, cơ hội và những mối
đe dọa

16

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Hiệp định thương mại tự
do
Hiệp định chung về Thuế
quan và Mậu dịch

Phụ tùng linh kiện

v


17

TBT

18


TPP

19

VAMA

20

WTO

Technical Barriers to Trade
Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương
Vietnam Automobile
Manufacturers Association
World Trade Organization

vi

Rào cản kỹ thuật đối với
thương mại
Hiệp hội các nhà sản xuất
ôtô Việt Nam
Tổ chức thương mại thế
giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng của chuỗi giá trị do người mua và người sản xuất chi phối
.............................................................................................................................................30

Bảng 1.2: Doanh số bán xe ô tô của Thái Lan từ 2012 -2017 ......................................... 39
Bảng 1.3: Doanh số bán hàng xe ô tô của Indonesia từ 2005 – 2017 .............................43
Bảng 1.4: Sản lượng tiêu thụ xekhách và xe thương mại tại MALAYSIA từ năm 1980
tới năm 2018: ......................................................................................................................45
Bảng 1.5: sản lượng xe khách và xe thương mại được sản xuất và lắp ráp tại
MALAYSIA từ năm 1980 - 2018 .....................................................................................46
Bảng 3.1: Sản lượng ô tô thế giới được sản xuất hàng năm từ năm 2007-2017: ...........59
Bảng 3.2: Các tập đoàn có doanh số lớn nhất thế giới năm 2017 ................................... 60
Bảng 3.3: Xếp hạng các hãng ô tô đứng đầu thế giới về doanh số bán năm 2017......... 61
Bảng 3.4: Sản lượng và doanh số bán của các nước ASEAN 2014-2017......................64
Bảng 3.5: Thị phần xe ô tô bán ra thị trường Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017 ............72
Bảng 3.6: Thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam năm 2017 ......... 89

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các liên kết bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ..........................................22
Hình 1.2: Chuỗi giá trị trong sản xuất ô tô........................................................................ 27
Hình 1.3: Các công đoạn sản xuất ô tô..............................................................................33
Hình 1.4: Sơ đồ ngành công nghiệp ô tô Thái Lan ..........................................................40
Hình 3.1: Một số hãng và thương hiệu ô tô trên thế giới .................................................62
Hình 3.2: Sản lượng và doanh số bán của các nước ASEAN, 2007-2017 .....................65
Hình 3.3. Thống kê số lượng xe tiêu thụ hàng năm tại thị trường Việt Nam 2010 – 2017
.............................................................................................................................................65
Hình 3.4: Doanh số bán xe một số nước khu vực Đông Nam Á..................................... 67
Hình 3.5: Cấu trúc tổ chức Công nghiệp ô tô Việt Nam..................................................68
Hình 3.6: Giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017...71
Hình 3.7: Thị phần xe ô tô Việt Nam 2014 -2017 (phân theo loại hình doanh nghiệp) 73

Hình 3.8. Thị phần thị trường ô tô Việt Nam 2017 ..........................................................75
Hình 3..9. Mô hình phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ô tô: ..........................................76
Hình 3.10: THTT chuỗi giá trị đối với dòng xe dưới 9 chỗ (dòng xe cá nhân) .............78
Hình 3.11: Tổng hợp thị trường chuỗi giá trị xe tải nhỏ ..................................................81
Hình 3.12: Tổng hợp thị trường chuỗi giá trị dòng xe buýt cỡ nhỏ ................................82
Hình 3.13: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện – phụ tùng ô tô năm 2016 – 2017 .............89
Hình 3.14:. Mối quan hệ giữa các công đoạn sản xuất và giá trị gia tăng..............101

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài.
Công nghiệp ô tô là ngành đòi hỏi công nghệ cao, là ngành trung tâm của
các ngành công nghiệp khác, là ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Xã hội của một quốc gia và có mức sinh lợi cao. Trên thế giới các nước lớn đều là
những nước có ngành công nghiệp ô tô rất phát triển phục vụ vận tải giao thông
trong nước và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
được ra đời muộn so với nhiều các quốc gia khác trên thế giới nhưng đến nay đã có
nhiều Doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô trong nước được thành lập theo
nhiều hình thức: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài...Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt nam đã khẳng định
vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã
hôi và luôn tạo điều kiện thông qua các chính sách ưu đãi để khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô.
Ngành công nghiệp ô tô sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di chuyển
của người dân và cả nền kinh tế, khi thu nhập của các cá nhân tăng cao, họ có xu
hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm hiện đại đi kèm với chất lượng và bảo đảm an
toàn. Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp
đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp ô tô là
“khách hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loại kim loại cơ

khí, điện tử, hóa chất,… Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô
được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển,
tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu của tất cả các ngành hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng,
mang tính tất yếu, có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực
nói riêng, phát triển kinh tế toàn cầu nói chung.

1


Trong nền kinh tế thế giới, ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành
hình thành chuỗi giá trị toàn cầu rất lớn. Để nâng cao khả năng cạnh tranh rộng
khắp, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia chuyên về sản xuất ô tô đã không
ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất hàng hoá của mình bằng cách đặt nhà máy sản
xuất tại nhiều nước trên thế giới nhằm tối ưu các yếu tố sản xuất tư bản, công nghệ,
sức lao động, nguyên vật liệu để tạo thành một hệ thống sản xuất qui mô quốc tế, có
khả năng sản xuất một khối lượng lớn. Để Việt Nam có vị trí trong chuỗi giá trị toàn
cầu ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam có thể xây dựng được ngành công nghiệp ô
tô với khả năng cạnh tranh và phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
góp phần giảm nhập siêu trong tương lai, nâng cao năng lực công nghệ ngành chế
tạo. Vấn đề đặt ra không chỉ có chính phủ mà các doanh nghiệp trong ngành cũng
rất quan tâm. Việc nghiên cứu đề tài: “SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ” là hết sức cần
thiết, góp phần phân tích thực trạng tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
cầu ngành ô tô, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của
ngành ô tô Việt Nam và tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam.
2. Mục tiêu đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:

Luận văn thông qua việc phân tích đánh giá việc tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của một số nước và khu vực trên thế giới, rút ra
những bài học và kinh nghiệm chung đối với Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị
toàn cầu ngành công nghiệp ô tô. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn tìm ra những hạn
chế và nguyên nhân để có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên. Luận văn trả lời các nghiên cứu
chủ yếu sau:
i) Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành
công nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
2


ii) Đánh giá việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của
Việt Nam hiện nay như thế nào? Hiện nay ngành Công nghiệp ô tô Việt
Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?
iii) Sự tham tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của một số
nước khác trong khu vực và trên thế giới như thế nào? Những thành công,
tồn tại? nguyên nhân\
iv) Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy khả năng tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu của ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào chuỗi giá trị toàn cầu
ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp ô tô của doanh nghiệp Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian:Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về Chuỗi giá trị
toàn cầu ngành công nghiệp ô tô của các nước Thái lan, Indonesia, Malaysia và Việt
Nam để có đánh giá nhiều chiều đa dạng và tập trung nghiên cứu một số nước trong

khu vực Asean có hoàn cảnh và thực tế tương đồng với Việt Nam, trong đó điển
hình là Thái Lan.
3.3 Phạm vi về thời gian
Phạm vi thời gian trong giai đoạn từ năm 2007 khi Việt Nam bắt đầu thực
hiện lộ trình cắt giảm thuế khi trở thành thành viên của WTO đến năm 2018 khi
thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN mặt hàng ô tô và linh kiện được xóa bỏ hoàn
toàn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của chuyển đề là tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu cơ bản:
Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, quy nạp, diễn giải.
5. Cấu trúc luận văn.
Luận văn được chia thành các phần cụ thể như sau:
3


Phần mở đầu.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về chuỗi
giá trị toàn cầu ngành Công nghiệp ô tô
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị
toàn cầu ngành công nghiệp ô tô.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng của Việt Nam tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành Công nghiệp ô tô.
Phần Kết luận.

4


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nội dung tổng quan
Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo
theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp ô tô là “khách
hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loạị cơ khí, điện tử, hóa
chất,…Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân
tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây
dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đứng trước thực tế hàng năm
nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu xe ô tô trong khi xuất khẩu gạo của
70% dân số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ thu về được tiền triệu, Việt Nam
đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình với mục tiêu sản
xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã
luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát
triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để
khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ
tùng. Với tính chất quan trọng như vậy, đây là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều học
giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên các bài viết trong nước hầu như tập trung vào
phân tích sự phát triển toàn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hoặc ngành công
nghiệp hỗ trợ ô tô hoặc chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước, chưa
có đề tài đánh giá vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
cầu ngành công nghiệp ô tô. Trong gian đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng giữa các quốc gia đặc biệt là các quốc gia trong khu vực đã có nền công
nghiệp phụ trợ phát triển tốt, sự cạnh tranh càng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt
Nam phải có chiến lược cụ thể và rõ ràng để đi đúng nhằm mục đích duy trì sự phát
triển của nền công nghiệp ô tô trong nước. Thông qua các công trình nghiên cứu,
5



các bài báo cáo hay qua các tạp chí chuyên ngành, các học giả muốn gửi gắm thông
điệp riêng đến chính phủ Việt Nam những đóng góp nhằm phát triển ngành công
nghiệp sản xuất ô tô trong nước.
1.1.1.1. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp ô tô
“Nghiên cứu của Humphrey và Memedovic (2003) “phân tích chuỗi giá trị công
nghiệp ô tô toàn cầu để xác định những vấn đề về phát triển trong ngành công
nghiệp ô tô bằng cách lập bản đồ những thay đổi trong ngành trên quy mô toàn cầu
trong những năm 1990”.“Trong giai đoạn này, hệ thống sản xuất ở quy mô khu vực
được thiết lập thông qua quá trình hội nhập khu vực và hình thành các khu vực tự
do thương mại, tạo cơ hội phát triển công nghiệp ô tô ở các nước đang phát triển
nhờ sự gắn kết với các trung tâm ô tô thế giới là Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính, thông qua việc mô tả mối
quan hệ giữa các nhà lắp ráp và nhà cung cấp, và sự thay đổi của mối quan hệ này
trong quá trình hội nhập. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong những năm 1990, các nhà lắp
ráp có xu hướng sử dụng cùng một nhà cung cấp cho các cơ sở sản xuất tại các địa
điểm khác nhau vì khả năng cung cấp linh kiện hạn chế tại các nước đang phát triển
nơi mà nhà sản xuất ô tô đặt sở sở lắp ráp. Đối với các nước phát triển, cơ hội tham
gia chuỗi cung ứng phụ tùng linh kiện ô tô chủ yếu tập trung ở cấp 2, tức là trở
thành nhà cung cấp cho các nhà cung cấp cấp 1. Báo cáo cũng cho thấy các nước
đang phát triển có thể tăng khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của các
công ty ô tô đa quốc gia bằng cách mở cửa thị trường trong nước của họ. Kết luận
của báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển, nâng cao năng lực cho
mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển chính là một giải
pháp để xâm nhập thị trường mới. Điểm mạnh của báo cáo là đã lập “bản đồ” tổng
thể về ngành công nghiệp ô tô thế giới, tình hình phát triển của các thị trường, đặc
biệt là thị trường mới nổi, và xu hướng phát triển chuỗi cung cấp, mối liên kết giữa
nhà lắp ráp và các nhà cung cấp trong những năm 1990. Báo cáo cũng đề cập đến
việc đầu tư quá mức vào công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong giai đoạn đó.Tuy
nhiên, xét về phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị thì vì báo cáo tập trung


6


vào bức tranh tổng thể của ngành công nghiệp ô tô thế giới, mà không đi vào phân
tích chi tiết giá trị tạo ra của từng công đoạn trong chuỗi.
Nghiên cứu của Schmid and Grosche (2008) về “quản lý chuỗi giá trị toàn
cầu trong ngành công nghiệp ô tô” đã xem xét cách thức quản lý chuỗi cung ứng
toàn cầu của các nhà sản xuấtô tô để tìm hiểu làm thế nào các công ty có thể cạnh
tranh quốc tế thông qua việc tổ chức và quản lý chuỗi giá trị phù hợp. Nghiên cứu
cho thấy các công ty ô tô đã phát huy được điểm mạnh đặc biệt của từng cơ sở sản
xuất vì lợi ích chung của toàn bộ công ty và làm thế nào họ có thể lồng ghép các
nền kinh tế mới nổi vào các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của địa phương
đồng thời phát triển các cơ hội thị trường mới. Từ một góc nhìn mới, nghiên cứu
tìm lời giải cho câu hỏi làm thế nào đạt được sự cân bằng giữa tập trung hóa và
phân cấp, xác định chức năng giá trị nào đòi hỏi cách tiếp cận khác biệt trong tổ
chức và quản lý của họ. Quản lý của mỗi công ty có thể tận dụng các cơ hội như
vậy. Nền tảng của mọi hoạt động được tạo ra từ việc thiết lập văn hoá doanh nghiệp
dựa trên những giá trị và niềm tin được chia sẻ ở mọi cấp độ của tổ chức, tạo ra sự
tự tin cho nhân viên. và tạo cơ hội cho họ được thể hiện hết mình. Nghiên cứu tập
trung vào việc phân tích phương thức quản lý chuỗi, so sánh cách tiếp cận truyền
thống so với cách tiếp cận hiện đại về mọi khía cạnh liên quan đến quản trị doanh
nghiệp, như về cơ cấu tổ chức, nguồn lực cạnh tranh, phương thức quản lý, văn hoá
công ty. Nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành công nghiệp ô tô, hiểu được cách thức quản lý của các công ty ô
tô đa quốc gia, quan điểm của họ đối với việc hình thành chuỗi giá trị và với các
nhà cung cấp ở nước ngoài. Do đối tượng nghiên cứu là quản trị doanh nghiệp, quản
lý chuỗi giá trị, nên việc phân tích sâu về giá trị tạo ra của các công đoạn trong
chuỗi không được đề cập đến trong nghiên cứu này.
“Dự án Mutrap giai đoạn 3” đã có nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành,

trong đó có công nghiệp ô tô – xe máy” (Wiegel, 2011). Trong nghiên cứu này, tác
giả sử dụng phương pháp định tính, khảo sát doanh nghiệp, thị trường để lập sơ đồ
chuỗi giá trị, mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất ô tô với nhà cung cấp cấp 1,
2, và 3. Tại thời điểm nghiên cứu được thực hiện, tác giả cho thấy chuỗi cung ứng
7


của công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn kém phát triển, chưa thu hút được nhà cung
cấp cấp 1, và do đó cũng không phát triển được mạng lưới nhà cung cấp cấp 2 và 3
trong công nghiệp ô tô.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Sturgeon, Memedovic, Biesebroeck, và Gereffi
(2009)về “quá trình toàn cầu hoá trong ngành công nghiệp ô tô” đã cho thấy
những đặc điểm chính trong chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu và một vài xu
hướng phát triển quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sản xuất lắp ráp và thị
trường ô tô ở các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh, nhưng xu thế này vẫn
không thể làm giảm vai trò chủ đạo của các nước phát triển trong ngành công
nghiệp ô tô. Hội nhập vùng là một xu hướng quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của ngành, chủ yếu ở quy mô quản lý, còn theo chuỗi giá trị, một số liên
kết chuỗi giá trị quy mô toàn cầu cũng như chuỗi giá trị trong nước, và chuỗi cung
ứng trong phạm vi một quốc gia vẫn khá phát triển. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh
đến việc chuỗi giá trị toàn cầu, cấp vùng, cấp quốc gia được hình thành và kết nối
như thế nào để tạo ra một mô hình hội nhập toàn cầu mang lại lợi ích chung cho
toàn ngành công nghiệp. Các tác giả đã phân tích chuỗi giá trị toàn cầu của ngành
để giải thích những hạn chế của ngành, vai trò của các nhà cung cấp cấp vùng và
cấp toàn cầu, sự dịch chuyển địa điểm sản xuất, và những đặc tính của chuỗi giá trị
toàn cầu trong công nghiệp ô tô đã góp phần tạo ra các cơ sở sản xuất cấp vùng và
sự gắn kết chặt chẽ trong mạng lưới nhà cung cấp.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Biswajit Nag, Saikat Banerjee and Rittwik
Chatterjee là giáo sư, phó giáo sư, nghiên cứu sinh tại Học viện Ngoại Thương Ấn
Độ (Indian Institute of Foreign Trade - IIFT)“Changing Features of the Automobile

Industry in Asia: Comparison of Production, Trade and Market Structure in
Selected Countries” năm 2007 đã chỉ ra những đặc trưng của nền công nghiệp ô tô
tại các nước châu Á trong đó bao gồm các nước thuộc khu vực Đông Á như Trung
Quốc, Indonesia, Thái Lan qua việc so sánh cấu trúc sản phẩm, thương mại và thị
trường của các quốc gia trên. Nghiên cứu đã đưa ra những khác biệt cụ thể của nền
công nghiệp ô tô mỗi quốc gia, bước đầu đưa ra những thông tin cho thấy về chuỗi
giá trị toàn cầu ngàng công nghiệp ô tô của các quốc gia trong khu vực, tuy nhiên
8


còn chưa cụ thể và chi tiết, hơn nữa nghiên cứu còn chưa đề cập tới Việt Nam bởi
giai đoạn trong báo cáo nghiên cứu trên, nền công nghiệp ô tô Việt Nam chưa thực
sự phát triển, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu ngành công nghiệp ô tô trong khu vực.
Hội thảo được tổ chức bởi IA (Economic Research Institute for ASEAN and
East Asia)vào tháng 3 năm 2015 có bài viết “The CLMV Automobile and Auto
Parts Industry” của tác giả Hideo KOBAYASHI và Yingshan JIN thuộc Research
Institute Auto Parts Industry, Đại Học Waseda có những phân tích quan trọng về
nền công nghiệp của các quốc gia thuộc nhóm CLMV bao gồm Cambodia, Lào,
Myanmar, Việt Nam làm sao để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất
ô tô trong khu vực, trong đó có những khuyến nghị đáng chú ý được đề ra để các
doanh nghiệp thuộc các nước nhóm CLMV (Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam)
trở thành các nhà cung cấp cho các nước như Thái Lan, Hàn Quốc – các nước có
nền công nghiệp hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên bài viết tập trung chủ yếu vào lý
thuyết, thiếu số liệu dẫn chứng cụ thể do đó luận văn có thể dựa vào các luận điểm
trong bài viết trên để triển khai các nghiên cứu dựa trên số liệu cụ thể hơn để tập
trung đánh giá vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô
khu vực Đông Á.
Bài viết“The automobile industry of Southeast Asia: Malaysia and
Thailand”của Peter Wad (Department of Intercultural Communication and

Management, Copenhagen Business School, Đan Mạch) đăng trên Journal of the
Asia Pacific Economy năm 2009khái quát về ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan
và Malaysia, đồng thời so sánh với các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á như
Indonesia, Philippines, Việt Nam dựa trên các số liệu về xuất khẩu nhập các loại ô
tô và linh kiện, số liệu về quy mô thị trường tiêu dùng sản phẩm... đồng thời cũng
thống kê một cách hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô
tô mỗi nước, Thái Lan và Malaysia. Tuy nhiên, bài viết chưa đánh giá một cách cụ
thể vai trò của mỗi nước trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp sản xuất ô
tô khu vực Đông Á, mặc dù vậy bài viết cũng đã cung cấp những thông tin, số liệu
quan trọng cho nghiên cứu của luận văn.
9


1.1.1.2. Các nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Báo cáo của Kenichi Ohno “Industrial Policy Formulation in Thailand,
Malaysia and Japan: Lessons for Vietnamese Policy Makers”trong khuôn khổ dự án
hợp tác nghiên cứu giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Viện nghiên
cứu chính sách (National Graduate Institute for Policy Studies - GRIPS) ở Tokyo
năm 2006 đã đánh giá thực trạng nền công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung trước
thềm hội nhập WTO, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các chính sách ưu đãi nền
công nghiệp ô tô của Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu thực hiện quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp ô tô theo Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày
05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Báo cáo đã
đánh giá sâu sắc các chính sách ưu đãi nền công nghiệp ô tô của Việt Nam, bao gồm
cả những tác động tích cực và tiêu cực đồng thời đưa ra các khuyến nghị về mặt
chính sách nhằm phát triển nền công nghiệp ô tô dựa trên nền tảng hoàn thiện chính
sách, phát triển nền công nghiệp phụ trợ, phát triển và mở rộng thị trường tiêu dùng
nội địa. Bài viết đã sớm dự báo thất bại trong việc sản xuất ô tô theo khung tỉ lệ nội
địa hóa mà Quy hoạch của Chính Phủ năm 2004 đề ra đối với bộ linh kiện trong

điều kiện nền công nghiệp phụ trợ, kỹ thuật, cơ khí còn chưa thể đáp ứng, chỉ ra vấn
đề cốt lõi chính là việc chọn chưa đúng hướng đi, xuất phát từ mục tiêu tiến tới phải
sản xuất toàn bộ phụ tùng, linh kiện ô tô ngay tại Việt Nam. Trong khi công nghiệp
ô tô trong bối cảnh hiện nay đã trở thành ngành công nghiệp toàn cầu và những nhà
sản xuất chỉ nắm những công nghệ cơ bản, còn việc sản xuất có thể thực hiện ở bất
cứ đâu họ cảm thấy có lợi nhất. Vì vậy, báo cáo đã đưa khuyến nghị về việc doanh
nghiệp Việt Nam nên tham gia “sản xuất tích hợp” nhấn mạnh Việt Nam cần có
chiến lược lựa chọn để sản xuất trọng tâm một số linh kiện có thế mạnh, đảm bảo
yêu cầu chất lượng và có giá thành cạnh tranh để có thể sản xuất quy mô lớn, xuất
khẩu sang các quốc gia khác, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất ô tô
trên thế giới nói chung, trong khu vực Đông Á nói riêng, đặc biệt là với Nhật Bản.
Tuy nhiên bài viết tập trung nhiều hơn vào đánh giá về các chính sách phát triển
công nghiệp ô tô Việt Nam, dựa trên các khảo sát thực tế từ các quốc gia trong khu
10


vực như Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản để đưa ra các khuyến nghị phù hợp đối với
Việt Nam . Do vậy báo cáo chưa đánh giá, so sánh cụ thể vai trò của doanh nghiệp
Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành sản xuất ô tô Đông Nam Á.
KenichiOhno và Mai Thế Cường “The Automobile Industry in Vietnam,
Remaining Issues in Implementing the Master Plan” (Ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam, những việc cần làm để triển khai thực hiện quy hoạch ngành), diễn đàn Phát
triển Việt Nam (VDF) 2004, bài viết đánh giá sâu sắc về ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam, đặt ra một số vấn đề cần được xem xét trong việc thực hiện và điều chỉnh
quy hoạch tổng thể ngành trong tương lai. Cùng với những chia sẻ kinh nghiệm hữu
ích, tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm phát triển ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam.Tuy nhiên, sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các chính sách ở
Việt Nam là nguyên nhân khiến các khuyến nghị của Kenichi Ohno chưa có ý nghĩa
thực tiễn.
Nghiên cứu của tác giả Timothy J. Sturgeon với “The automotive industry in

Vietnam: prospects for development in a globalizing economy” (Ngành công nghiệp
ô tô ở Việt Nam: triển vọng phát triển trong nền kinh tế toàn cầu), Viện Công nghệ
Massachusetts của Mỹ (1998), là bài nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc, cung cấp
một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về tình trạng của ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam vào giai đoạn hình thành ban đầu khi nền công nghiệp cơ khí, công nghiệp phụ
trợ còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đối với các linh kiện có hàm
lượng công nghệ cao, cùng với đó là chi phí lắp ráp cũng cao khi chưa có dây
chuyền lắp ráp đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng... Đồng thời thảo luận về những xu
hướng vĩ mô trong ngành công nghiệp ô tô thế giới và chính sách hiện tại mà Việt
Nam đang áp dụng, từ đó đưa ra các khuyến nghị rất hợp lý và có ý nghĩa ngay tại
thời điểm này như: phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng một cơ chế chính sách
ổn định và minh bạch, đặc biệt là cần thiết nên thiết lập chuỗi cung ứng và tăng
cường hợp tác quốc tế. Bài nghiên cứu đã đề ra khuyến nghị quan trọng ngay từ giai
đoạn đầu tiên hình thành nền công nghiệp ô tô Việt Nam, tuy nhiên với sự bảo hộ
của các chính sách nhà nước, nền công nghiệp ô tô Việt Nam chưa tập trung đi theo
hướng trở thành một phần của chuỗi sản xuất, cung ứng linh kiện, vật liệu phụ trợ...
11


trong khu vực cũng như toàn cầu. Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam
giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035 đã đánh giá vai trò quan trọng trong việc đưa công
nghiệp ô tô Việt Nam trở thành một phần của chuỗi giá trị toàn cầu ngành công
nghiệp sản xuất ô tô trong khu vực và thế giới đã chứng tỏ những khuyến nghị trước
đây của ông Timothy J. Sturgeon thực sự có giá trị thực tiễn cao. Tuy nhiên, do
được viết vào năm 1998 nên bài nghiên cứu đã không lường trước được các thay
đổi chính sách cũng như vấn đề phát sinh đối với ngành công nghiệp ô tô đến nay
đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài

viết


của

Takayasu

“Developing

the

Vietnamese

Automobile

Industry”(1998), Viện nghiên cứu Sakura, Nhật Bản thảo luận về phương pháp tiếp
cận với sự phát triển của một ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trên cơ sở phân
tích về tình hình trong nước và quốc tế xung quanh ngành công nghiệp ô tô. Tác giả
đưa ra một loạt các vấn đề khó khăn đang phải đối mặt của ngành và nêu rõ 3 yếu tố
khi xây dựng và triển khai thực hiện một chính sách phát triển ngành công nghiệp ô
tô phải đặc biệt chú trọng. Đó là, thứ nhất chính phủ Việt Nam nên duy trì mối quan
hệ tốt với các công ty nước ngoài để có thể tận dụng tối đa các nguồn lực kinh
doanh của họ; thứ hai, mỗi công cụ chính sách có thể sẽ được sử dụng để thu hút
các nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài và thúc đẩy các nhà sản xuất các bộ phận địa
phương; thứ ba, chính phủ nên nhắm đến chính sách của mình đối với việc sản xuất
các loại xe có tỷ lệ nội địa hóa cao. Bài viết chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết, chưa có số
liệu thống kê minh họa chi tiết.Các lý lẽ nhận xét hoàn toàn trên quan điểm cá nhân.
Do đó tính thuyết phục của nó chưa cao.
Bài viết “Cơ hội phát triển cho công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam” của tác
giả Khương Quang Đồng (theo tiasang.com.vn): Bài viết nói về thực trạng ngành
công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam sau 20 năm hoạt động, số doanh nghiệp sản xuất
linh kiện không phát triển, tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt tới 5 – 10% và giới hạn vào các

linh kiện kỹ thuật thô sơ như ắc quy, dây điện, các chi tiết nhựa đơn giản. và bài viết
nêu ra kế hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ ôtô theo đề án của Bộ công thương
được chia làm hai giai đoạn:

12


Giai đoạn đến 2015: Chủ yếu Nhà Nước đầu tư vào các cơ sơ khoa học kỹ
thuật có công nghệ, thiết bị hiện đại như khuôn mẫu, đúc gang thép quy mô lớn, cơ
khí chuyên sâu gia công áp lực, gia công cơ khí có các dây chuyền công nghệ và
đầu tư phát triển các cơ sở hiện có về sản xuất vật liệu kim loại, phi kim loại dùng
cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô và các công nghệ nhiệt luyện.
Giai đoạn: 2016-2020: Tăng cường nghiên cứu, thiết kế và hợp tác với nước
ngoài để đến năm 2020 có thể sản xuất được các chi tiết, linh kiện quan trọng như:
bộ phận truyền động, hộp số, lắp ráp một số loại động cơ cho dòng xe chủ lực và xe
tải nhẹ. Khuyến khích phát triển mạnh các nhà sản xuất cấp 2, cấp 3 trong hệ thống
cung ứng linh kiện, phụ tùng. Hình thành mạng lưới công nghiệp vật liệu theo định
hướng cho công nghiệp hỗ trợ ô tô, từng bước giảm dần việc nhập khẩu nguyên liệu
ban đầu.
Kế hoạch này đã giải đáp được một vấn đề cơ bản của công nghiệp ôtô Việt
Nam là chưa có trình độ cao về các công nghệ cơ bản như khuôn mẫu, ép nhựa, đúc
gang thép, dập, nhiệt luyện,… và còn thiếu các nguyên vật liệu chất lượng cao.
Nhưng kế hoạch này chỉ thiết kế “phần cứng” nhưng chưa thiết kế “phần mềm”
nghĩa là kế hoạch sử dụng những công nghệ này: sản xuất gì? cho thị trường nào?
và ai đầu tư? …. Xây dựng một kế hoạch trên những vấn đề này cần phải có sự hợp
tác giữa Nhà Nước với các giới ngành nghề và các doanh nhân có khả năng đầu tư.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam” tại đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội (2015) đã khái quát về thực trạng ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay, từ đó tập trung nghiên cứu và phân tích các
chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn mới. Do luận văn tập

trung phân tích về mặt chính sách nên mang tính lý thuyết, mặc dù đề tài có đề cập
tới việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để xuất khẩu và tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu ngành công nghiệp sản xuất ô tô của khu vực cũng như toàn cầu,
nhưng chưa đi sâu vào phân tích vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá
trị toàn cầu
Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Doanh nghiệp Việt Nam trong mạng lưới sản xuất
ô tô khu vực Đông Nam Á” tại đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội (2016) đã khái quát
13


về thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong mạng lưới sản xuất ô tô khu
vực Đông Á. Nghiên cứu về chính sách nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam nhưng chưa đi sâu vào phân tích vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu ngành ô tô.


Nghiên cứu về chính sách nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô

Việt Nam:
Bài nghiên cứu của T.S Nguyễn Bích Thủy “Industrial policy as determinant
localization: the case of Vietnamese automobile industry” (2008), đại học Waseda
Nhật Bản, cung cấp các số liệu điều tra thực tế về thực trạng nội địa hóa của các
hãng xe tại Việt Nam thông qua khảo sát với bảng câu hỏi phân phối cho các hãng
xe thuộc hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA. Nghiên cứu này tập trung
vào các mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp và nội địa hóa để tìm ra những
quy định khác nhau có tác dụng tốt trên nội địa hóa. Nghiên cứu cũng phát hiện ra
tình trạng thực tế của nội địa hóa các sản phẩm ô tô, nguyên nhân của sự trì trệ
trong nội địa hóa các sản phẩm xe và vai trò của chính sách hiện hành trong nội địa
hóa. Cuối cùng bài viết đi đến kết luận rằng chính sách của chính phủ, thị trường và
công nghiệp hỗ trợ là ba yếu tố quyết định đến thành công của chính sách nội địa

hóa. Do vậy, chỉ khi tác động vào 3 yếu tố này mới phá vỡ được sự yếu kém trong
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nhằm cung cấp các số
liệu sơ cấp về tỷ lệ nội địa hóa và tìm kiếm nhân tố tác động mạnh nhất, bài viết
chưa đưa ra các công cụ chính sách cụ thể.


Các nghiên cứu về ngành công nghiệp hỗ trợ:

Bài viết “Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công
nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam” của Nhâm Phong Tuân và Trần Đức Hiệp đăng trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, số 4 (2014) tập trung
phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô
tô của Việt Nam trong những năm qua, như nhóm chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài, nhóm chính sách phát triển các doanh nghiệp mới, nhóm chính sách khu,
cụm công nghiệp, nhóm chính sách hỗ trợ tài chính và thuế. Kết quả phân tích chỉ ra
rằng ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận,
14


×