Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Khoa học- Lịch Sử- Địa Lí Lớp 5 (T1-T10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.39 KB, 41 trang )

Tuần 1
Khoa học
NAM HAY NỮ (T2)
I- Mục tiêu: (Ở tiết 1)
II- Đồ dùng & PP dạy - học:
- Bộ phiếu có ND như trang 8 SGK.
- Hình trang 6-7 SGK.
- PP đàm thoại ,vấn đáp...
III-Các hoạt động dạy - học :
1- Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm XH về nam và nữ:
• Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận ra 1 số quan niệm XH về nam & nữ; sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan
niệm này.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới & khác giới, không phân biệt bạn nam,
bạn nữ.
• Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Thảo luận các câu hỏi sau:
+ Câu1: Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Giải thích tại sao.
a. Công việc nội trợ là của phụ nữ.
b. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
c. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
+ Câu 2: Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai & con
gái có khác nhau không và khác nhau thế nào? Như vậy có hợp lí không?
+ Câu 3: Liên hệ xem trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam & HS
nữ không? Như vậy có hợp lý không?
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam & nữ?
- HS các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. / Nhận xét, bổ sung. / GV kết luận.
• Kết luận: (SGK trang 9)
…………………………………………………….
Khoa học


CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I- Mục tiêu:
- Biết được cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố
và trứng của mẹ.
II- Đồ dùng & PP dạy - học :
- Hình trang 10-11 SGK.
- PP quan sát, đàm thoại...
III-Các hoạt động dạy học:
1- Hoạt động 1: Giảng giải.
• Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào
thai.
• Cách tiến hành:
a- Bước 1: HS trả lời câu hỏi (bài cũ)
+ Câu 1: Cơ quan nào trong cơ thể
quyết định giới tính của mỗi người?
a. Cơ quan tiêu hóa.
b. Cơ quan hô hấp.
c. Cơ quan tuần hoàn.
d. Cơ quan sinh dục.
+ Câu 2: Cơ quan sinh dục nam có khả
năng gì?
a. Tạo ra trứng.
b. Tạo ra tinh trùng.
Cơ quan sinh dục nữ có khả năng tạo ra
gì?
a. Tạo ra trứng.
b. Tạo ra tinh trùng.
b- Bước 2:
- GV giảng giải kết hợp chỉ tranh vẽ để bước đầu HS hiểu được: thụ tinh, hợp tử,
phôi, bào thai (SGK trang 10-11)

- HS đọc mục ghi nhớ SGK.
2- Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
• Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh & sự phát triển của thai
nhi.
• Cách tiến hành:
a- Bước 1: (cá nhân)
- HS quan sát hình 1a, 1b, 1c & đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi
chú thích phù hợp với hình nào.
b- Bước 2:
- HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK để tìm xem hình nào cho biết thai được
5 tuần,8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi vài HS trình bày. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. (H2: khoảng 9
tháng; H3: 8 tuần; H4: 3 tháng; H5: 5 tuần.
- HS khá giỏi mô tả từng hình của thai nhi.
…………………………………………………..
Tuần 3:
Khoa học
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
I- Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang
thai.
II- Đồ dùng & PP dạy - học:
- Hình trang 12-13 SGK.
- PP đàm thoại-gợi mở
III-Các hoạt động dạy - học:
1- Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
• Mục tiêu: HS nêu được những việc nên & không nên làm đối với phụ nữ có thai
để đảm bảo mẹ khỏe & thai nhi khỏe.
• Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ & HD HS làm việc theo cặp: Quan sát các hình 1, 2, 3, 4
trang 12 để trả lời câu hỏi:
+ Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
- HS làm việc theo cặp, GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Gọi vài HS trình bày kết quả (mỗi em chỉ nói 1 hình). / Nhận xét, bổ sung, chốt
lại lời giải đúng.
• Kết luận: (SGK trang 12)
2- Hoạt động 2: thảo luận cả lớp.
• Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ của người chồng & các thành viên khác
trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
• Cách tiến hành:
a- Bước 1:
- HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK & nêu ND của từng hình.
b- Bước 2:
- HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với
phụ nữ có thai?
- Kết luận: (SGK trang 13)
3- Hoạt động 3: Đóng vai
• Mục tiêu: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
• Cách tiến hành:
- HS thảo luận câu hỏi SGK.
- HS làm việc theo nhóm thực hành đóng vai theo chủ đề: “Có ý thức giúp đỡ phụ
nữ có thai”
- 1 số nhóm trình diễn trước lớp. / Nhận xét rút ra bài học về cách ứng xử đối với
phụ nữ có thai.
……………………………………………..
Khoa học
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I- Mục tiêu:

- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy
thì.
- Nêu được một số thay đỏi về sinh học và mối quan hệ ở tuổi dậy thì.
II- Đồ dùng&PP dạy - học:
- Thông tin & hình trang 14-15 SGK.
- HS sưu tầm ảnh chụp của bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa
tuổi khác nhau.
- PP quan sát, đàm thoại...
III-Các hoạt động dạy - học:
1- Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
• Mục Tiêu: HS nêu được tuổi & đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được.
• Cách tiến hành:
- Vài HS giới thiệu trước lớp ảnh sưu tầm được về em bé theo yêu cầu: Em bé
mấy tuổi & đã biết làm gì? (VD: Đây là ảnh em tôi, em mới 2 tuổi, em đã biết nói
bập bẹ…).
2- Hoạt động 2: Trò chơi: “AI nhanh, ai đúng?”
• Mục tiêu: HS nêu được 1 số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3
tuổi, từ 3-6 tuổi, từ 6-10 tuổi.
• Chuẩn bị theo nhóm:
- 1 bảng con &phấn hoặc bút viết bảng.
- 1 cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế phát ra âm thanh)
• Cách tiến hành:
- GV phổ biến cách chơi & luật chơi: Mỗi HS trong nhóm đọc các thông tin trong
khung chữ & tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào như đã nêu ở SGK trang
14. Sau đó cử 1 bạn viết nhanh đáp án vào bảng, 1 bạn khác lắc chuông báo hiệu là
nhóm đã làm xong./ Nhóm nào làm đúng & xong trước là thắng cuộc.
- HS làm việc theo nhóm. / GV theo dõi.
………………………………………………….
Địa lí
KHÍ HẬU

I- Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn;
miền Nam nóng quanh nămvới ai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta; ảnh
hưỡng tích cực : cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh
hưỡng tiêu cực : thiên tai, lũ lụt, hạn hán,.....
- Chỉ rang giới khí hậu miền Bắc – Nam 9 (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược
đồ).
- Nhận xét dược bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
- Học sinh khá giỏi:
+ Giải thich được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Biết chỉ các hướng gió: Đông bắc, Tây nam, Đông nam.
II- Đồ dùng & PP dạy - học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Quả địa cầu.
- Tranh ảnh về 1 số hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương (nếu có)
- PP quan sát, đàm thoại.
III-Các hoạt động dạy - học:
1- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa:
• Hoạt động 1: (nhóm)
a- Bước 1:
- HS trong nhóm quan sát quả địa cầu H1 & đọc ND - SGK rồi thảo luận nhóm
theo các gợi ý sau:
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu & cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu
nào? Ở đới khí hậu đó nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
+ Hoàn thành bảng sau:
Thời gian

gió thổi
Hướng gió chính
Tháng 1 ………………………………………………………………….
Tháng 7 ………………………………………………………………….
(Lưu ý: Tháng 1: đại diện cho gió đông bắc. Tháng 7: đại diện cho gió tây nam hoặc
đông nam).
b- Bước 2:
- Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
+ HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 & hướng gió tháng 7 trên bản đồ khí hậu
Việt Nam (hoặc hình 1 phóng to)
c- Bước 3: (Đối với HS khá, giỏi)
- HS thảo luận rồi điền mũi tên vào sơ đồ sau:
* Kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay
đổi theo mùa.
2- Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau:
• Hoạt động 2: (cá nhân hoặc cặp)
a- Bước 1:
- 2 HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền
Nam.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm sự khác
nhau giữa khí hậu miền Bắc & miền Nam. Cụ thể:
+ Về sự chênh lệch giữa tháng 1 & tháng 7;
+ Về các mùa khí hậu;
+ Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh & miền khí hậu nóng quanh
năm.
b- Bước 2:
Vị
trí
Nhiệt đới Nóng

Khí hậu nhiệt
đới gió mùa
- Gần biển
- Trong vùng
có gió mùa.
- Mưa nhiều
- Gió mưa thay
đổi theo mùa.
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc & miền Nam. Miền
Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa & mùa
khô rõ rệt.
3- Ảnh hưởng của khí hậu:
• Hoạt động 3: (cả lớp)
- HS đọc thầm SGK & cho biết: Ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và SX của
nhân dân ta.
(+ Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm.
+ Khí hậu nước ta gây 1 số khó khăn: có năm mưa lớn gây lũ lụt; có năm ít mưa
hạn hán; bão có sức tàn phá lớn.
- HS trưng bày tranh ảnh về 1 số hậu quả do hạn hán, lũ lụt, bão gây ra ở địa
phương. (nếu có)
……………………………………………..
Lịch sử:
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I- Mục tiêu:
- Tường thuật được sơ lược cuôc phản công ở kinh thành HuếdoTon Thất Thuyết
và một sốquan lại yêu nước tổ chức:
+Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái chủ hoàvà chủ chiến(đại diện là Tôn
Thất Thuyết).
+Đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 -7-1885,phái chủ chiến dưới sự chỉ củaTôn

Thất Thuyếtchủ đọng tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc,nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+ Tai vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đứng
lên đánh Pháp.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớm của ôhng trào Cần
vương: Phạm Bành-Đinh Công Tráng(khởi nghĩa Ba Đình),Nguyễn Thiện Thuật
(Bãi Sậy ), Phan Đình Phùng(Hương Khê).
- Nêu tên một số, đường phố,trường hởc địa phương mang tên những nhân vật nói
trên.
II- Đồ dùng & PP dạy học:
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
- PP đàm thoại,trình bày,giải thích...
III- Các hoạt động dạy - học:
1- Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
• GV giới thiệu bài:
Năm 1884, Triều đình Huế kí hiệp ước pa-tơ-nốt công nhận quyền đô hộ của thực
dân Pháp trên toàn đất nước ta.Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không
chịu khuất phục. Lúc này các quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hóa thành 2
phái: phái chủ chiến & phái chủ hòa…Tôn Thất Thuyết…
• GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
- GV đính phiếu khổ to đã nêu câu hỏi lên bảng.
+ Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến & phái chủ hòa trong triều
đình nhà Nguyễn?
+ Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
+ Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
+ Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- 1-2HS đọc lại câu hỏi.

2- Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm.)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: đọc thầm SGK, trao đổi trong
nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Nhóm 1, 2: trả lời câu hỏi 1 & 2.
+ Nhóm 3, 4: trả lời câu hỏi 3 & 4.
- HS các nhóm làm việc, GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
3- Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời
giải đúng.
• Câu 1: Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp còn phái chủ chiến chủ trương
chống Pháp.
• Câu 2: Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến.
• Câu 3: HS trình bày diễn biến theo thời gian: hành động của Pháp, tinh thần
quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến.
• Câu 4: Thể hiện lòng yêu nước của 1 bộ phận quan lại trong triều đình nhà
Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
- GV nói thêm:
4- Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- GV nhấn mạnh những kiến thức kiến thức cơ bản của bài.
- GV đặt câu hỏi:
+ Em biết gì thêm về phong trào Cần vương? Hoặc:
+ Em biết ở đâu có đường phố, trường học … mang tên các lãnh tụ trong phong
trào Cần vương?
- GV gọi vài HS trả lời. / Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
• Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời kính trọng?
5- Hoạt động 5: (Củng cố, dặn dò:)
- HS đọc mục ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét tiết học.
……………………………………………
Tuần 4

Khoa học
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I- Mục tiêu:
- Nêu được giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
II- Đồ dùng dạy - học:
1- Hoạt động 1: Làm việc với SGK
• Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi
trưởng thành, tuổi già.
• Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm: đọc các thông tin trang 16-17 và hoàn thành bảng sau:
Giai đoạn Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Tuổi trưởng thành
Tuổi già
- Đại diện nhóm trình bày kết quả (Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn)
- Các nhóm khác bổ sung, GV chốt lại.
2- Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nảo của cuộc đời?”
• Mục tiêu:
- Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi
già đã học ở phần trên.
- HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
• Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phát cho khoảng 3-4 hình (sưu tầm tranh
ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi, làm các nghề khác nhau)
- HS làm việc theo nhóm: xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai
đoạn nào của cuộc đời & nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
- Đại diện nhóm trình bày (mỗi HS chỉ giới thiệu 1 hình).
- Cả lớp thảo luận tiếp câu hỏi:
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
+ Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?

• Kết luận:
- Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở
vào tuổi dậy thì.
- Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình
dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần & mối quan hệ XH sẽ diễn
ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hải, bối rối,…đồng
thời giúp chúng ta tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với
mỗi người ở vào lứa tuổi của mình.
………………………………………
Lịch sử
XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX.
I- Mục tiêu:
- Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+Về kinh tế:xuất hiên nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường săt,
+ Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
- HS khá, giỏi:
+ Biết được nguyên nhân của sự cố biến đổi kinhté-xã hôi nước ta: do chính
sách tăngcường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
+ Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra
các tầng lớp mới trong xã hội.
II- Đồ dùng & PP dạy học:
- Hình trong SGK phóng to ( nếu có thể)
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế, XH VN thời bấy giờ.
- PP quan sát, đàm thoại...
III-Các hoạt động dạy- học:
1- Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
- GV giới thiệu bài theo hướng: Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh của ND ta
thực dân Pháp đã làm gì? Việc làm đó tác động như thế nào đến tình hình KT- XH
nước ta?

- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền KT Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế
kỉ XX
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong XHVN cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
+ Đời sống của công dân, nông dân VN trong thời kì này.
2- Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm:
- HS thảo luận theo 4 nhóm với ND sau:
+ Nhóm 1-2: Trước khi bị TDP xâm lược, nền KT Việt Nam có những ngành KT
nào là chủ yếu? Sau khi TDP xâm lược, những ngành KT nào mới ra đời ở nước ta?
Ai sẽ hưởng được các nguồn lợi do sự phát triển KT?
+ Nhóm 3-4: Trước đây, XHVN chủ yếu có những giai cấp nào, tầng lớp nào?
Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào? Đời sống của
công dân, nông dân việt Nam ra sao?
- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ thêm cho các nhóm hoàn thành nhiệm
vụ.
3- Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc./ Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4- Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Phan Bội Châu & phong trào Đông du.
…………………………………………………. Khoa học
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I- Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ tuổi
dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
II- Đồ dùng & PP dạy học:
- Hình trang 18-19 SGK.
- Các phiếu ghi 1 số thông tin về những việc nên làm để BVSK ở tuổi dậy thì.

- Mỗi HS chuẩn bị 1 thẻ từ: 1 mặt ghi chữ Đ (đúng), 1 mặt ghi chữ S (sai).
- PP đàm thoại, giải thích...
III-Các hoạt động dạy - học:
1- Hoạt động 1: Động não
• Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
• Cách tiến hành:
a- Bước 1:
- GV nêu vấn đề để HS động não: Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi & tuyến dầu ở
da hoạt động mạnh. Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên cơ thể,
đặc biệt ở các chỗ kín sẽ gây mùi hôi khó chịu. Tuyến dầu làm cho da, đặc biệt là da
mặt trở nên nhờn, chất nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển tạo
thành mụn “trứng cávậy ở tuổi dậy thì, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn
sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
b- Bước 2:
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến (VD: rửa mặt, gội đầu, tắm rữa, thay quần áo…).
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
- HS nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên.
- GV chốt lại sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể nói chung & nhấn mạnh tuổi dậy
thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta cần phải biết vệ sinh cơ
quan sinh dục.
2- Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
- GV chia nhóm (nam riêng, nữ riêng), giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: thoả luận &
hoàn thành BT ở phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 1
Vệ sinh cơ quan sinh dục nam: Hãy
khoanh vào chữ cái trước các câu
đúng.
1. Cần rửa cơ quan sinh dục:
a) Hai ngày 1 lần.
b) Hằng ngày.

2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú
ý:
a) Dùng nước sạch.
b) Dùng xà phòng tắm.
c) Dùng xà phòng giặt.
d) Kéo bao quy đầu về phía
người, rửa sạch bao quy đầu & quy
Phiếu học tập số 2
Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ: Hãy
khoanh vào chữ cái trước các câu
đúng.
1. Cần rửa cơ quan sinh dục:
a) Hai ngày 1 lần.
b) Hằng ngày.
c) Khi thay băng vệ sinh.
2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
a) Dùng nước sạch.
b) Dùng xà phòng tắm.
c) Dùng xà phòng giặt.
d) Không rữa bên trong, chỉ rửa bên
ngoài.
đầu.
3. Dùng quần lót cần chú ý:
a) Hai ngày thay 1 lần.
b) Mỗi ngày thay 1 lần.
c) Giặt & phơi trong bóng râm.
d) Giặt & phơi ngoài nắng.
3. Sau khi đi vệ sinh cần chú ý:
a) Lau từ phía trước ra sau.
b) Lau từ phía sau tới trước.

4. Khi hành kinh cần thay băng vệ
sinh:
a) Ít nhất 4 lần trong ngày.
b) Ít nhất 3 lần trong ngày.
c) Ít nhất 2 lần trong ngày.
- Chữa bài theo nhóm (nam riêng, nữ riêng), GV đi đến từng nhóm để giúp đỡ
những thắc mắc của HS (nếu có)
(* Phiếu số 1: 1-b; 2-a, b, d; 3-b, d. /* Phiếu số 2: 1- b, c. 2- a, b, d;3- a; 4- a.)
- 1 HS đọc mục bạn cần biết trang 19 SGK.
3- Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận.
• Mục tiêu: HS xác định được những việc nên & không nên làm để để bảo vệ sức
khỏe về thể chất & tinh thần ở tuổi dậy thì.
• Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm:
+ Chỉ và nêu ND của tùng hình.
+ Chúng ta nên làm gì & không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất & tinh
thần ở tuổi dậy thì.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. / Nhận xét, bổ sung.
• Kết luận: (Ý 3 mục bạn cần biết SGK trang 19)
4- Hoạt động 4: Trò chơi: “Tập làm diễn giả”
- GV hướng dẫn cách chơi, chọn 6 HS tham gia trò chơi, phát cho mỗi em 1 phiếu
đã ghi sẵn ND trình bày (SGV trang 44, 45).
- HS tham gia chơi (6 em)
- GV tuyên dương những bạn tham gia chơi & gọi các em khác trả lời câu hỏi:
+ Các em rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn?
- GV nhận xét tiết học & dặn HS thực hiện những việc nên làm của bài học.
Địa lí
SÔNG NGÒI
I- Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông mgòi Việt Nam:

+Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa( mùa mưa thường có lũ lớn) và có
nhiều
Phù sa.
+Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa,
cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện...
- Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi:nước sông lên
xuống thay đổi theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình,Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả
trên bản đồ(lược đồ)
- HSkhá, giỏi:
+Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc.
+Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản
xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều
nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại.
II- Đồ dùng & PP dạy học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về sông mùa lũ & sông mùa cạn (nếu có).
- PP quan sát, đàm thoại...
III-Các hoạt động dạy - học:
1- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc:
• Hoạt động 1: (cá nhân hoặc cặp)
a- Bước 1:
- HS quan sát hình 1 SGK, trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi sau:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
+ Kể tên và chỉ trên H1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
+ Ở miền Bắc &miền Nam có những sông lớn nào?
+ Nhận xét về sông ngòi ở miền trung.
b- Bước 2:
- Gọi HS trả lời. / Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Vài HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính:
sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền,
sông Hậu, sông Đồng Nai.
* Kết luận: mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc & phân bố rộng khắp trên cả
nước.
2- Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa.
• Hoạt động 2: (nhóm)
a- Bước 1:
- HS làm việc theo nhóm: quan sát H2 , H3 hoặc tranh ảnh sưu tầm(nếu có) rồi
hoàn thành bảng sau:
Thời
gian
Đặc điểm Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa
mưa
……………................................ ……………………………………
Mùa
khô
………………………………… ……………………………………
b- Bước 2:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
- GV phân tích thêm: Sự thay đổi chế độ nước của sông ngòi Việt Nam chính là
do sự thay đổi của chế độ mưa thay đổi theo mùa gây nên. Nước sông lên xuống
theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống & SX như: ảnh hưởng tới giao thông
trên sông, tới hoạt động của nhà máy thủy điện, nước lũ đe dọa mùa màng & đời
sống nhân dân ven sông.
+ Em hãy cho biết màu nước ở sông quê em vào mùa lũ & mùa cạn có khác nhau
không? Tại sao?
- GV giải thích cho HS hiểu được: Các sông ở Việt Nam vào mùa lũ thường có
nhiều phù sa là do các nguyên nhân sau:

4
3
diện tích đất liền nước ta là miền đồi
núi, độ dóc lớn. Nước ta lại có mưa nhiều& mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho
nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn rồi đưa xuống dòng sông. Điều đó làm cho nước
sông có nhiều phù sa nhưng cũng làm cho đất đai miền núi ngày càng xấu đi. Nếu
rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh.
3- Vai trò của sông ngòi:
• Hoạt động 3: (cả lớp)
+ Em hãy cho biết vai trò của sông ngòi?
(+ Bồi đắp nên nhiều đồng bằng; Cung cấp nước cho đồng ruộng & nước cho sinh
hoạt; Là nguồn thủy điện & là đường giao thông; Cung cấp nhiều tôm cá.)
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn & những con sông bồi đắp nên chúng.
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-li & Trị An.
• Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. ngoài ra, sông còn
là đường giao thông quan trọng, là nguồn thủy điện, cung cấp nước cho SX &
đời sống, đồng thời cho ta nhiều thủy sản.
…………………………………………..
Tuần 5:
Khoa học
THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI NHỮNG CHẤT GÂY NGHIỆN
(T1)
I- Mục tiêu:
- Nêu được một số tác hại củâm tuý, thuốc lá,rượu bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
II- Đồ dùng & PP dạy - học:
- Thông tin & các hình trang 20, 21, 22, 23 SGK.
- Các hình ảnh & thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy sưu tầm
được.

- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- PP đàm thoại, quan sát, giải thích.
III-Các hoạt động dạy - học:
1- Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin.
• Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
• Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân: đọc các thông tin SGK và hoàn thành bảng sau:
Tác hại của Tác hại của Tác hại của ma
thuốc lá rượu, bia túy
Đối với người sử
dụng
Đối với người
xung quanh
- Gọi HS trình bày (mỗi HS chỉ trình bày 1 ý). / Nhận xét, bổ sung.
• Kết luận: (mục bạn cần biết SGK trang21)
2- Hoạt động 2: Trò chơi: “ Bốc thăm trả lời câu hỏi”
• Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma
túy.
• Cách tiến hành:
a- Bước 1: Chuẩn bị: 3 hộp đựng phiếu ghi câu hỏi (SGV trang 48)
+ Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá.
+ Hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia.
+ Hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy.
- Mỗi nhóm cử 4-6 em tham gia chơi (1 em được cử làm giám khảo)
b- Bước 2:
- GV phát đáp án cho các em làm giám khảo và thống nhất cách cho điểm.
- Đại diện nhóm lên bốc thăm, trả lời câu hỏi. / GV và ban giám khảo cho điểm
độc lập sau đó cộng lại chia lấy điểm tb.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
…………………………………………… Lịch sử

PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU.
I- Mục tiêu:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế
kiXX(giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+PBC sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An.
Lớn lên khi đất nước bị thực dânPháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải
phóng dân tộc
+ Từ năm 1905-1906 ông vận đọng thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở
về đánh Pháp cứư nước.
- HS khá, giỏi:
Biết được vì sao phong trào Đông Du thất bại:do sự cấu kết của thực dân Pháp
với chính phủ Nhật.
II- Đồ dùng & PP dạy-học:
- Ảnh trong SGK phóng to (nếu có điều kiện)
- Bản đồ thế giới
- Tư liệu về Phan Bội Châu & phong trào Đông du (nếu có).
- PP đàm thoại, giải thích...
III-Các hoạt động dạy- học:
1- Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+ Kể lại những nét chính về phong trào Đông du?
+ Ý nghĩa của phong trào Đông du?
2- Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV cho HS thảo luận theo 3 nhóm với ND trên.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
3- Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc./ Nhận xét, GV bổ sung thêm:
+ GV giới thiệu về Phan Bội Châu

+ Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc
Pháp?
- GV gợi ý cho HS tìm hiểu về phong trào Đông du: Phong trào bắt đầu từ 1905
kết thúc vào 1909; lúc đầu có 9 người, lúc cao nhất ( 1907) có hơn 200 người sang
Nhật học tập.
+ Tại sao chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông du,
trục xuất Phan Bội Châu và các người du học?
4- Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách
mạng nước ta đầu thế kỉ XX?
+ Ở những nơi nào có di tích về PBC hoặc đường phố, trường học mang tên Phan
Bội Châu?
5- Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
Khoa học
THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI NHỮNG CHẤT GÂY NGHIỆN
(T2)
I- Mục tiêu:
- Nêu được môt số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia,thuốc lá, ma tuý.
II- Đồ dùng & PP dạy - học:
- Thông tin & các hình trang 20, 21, 22, 23 SGK.
- Các hình ảnh & thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy sưu tầm
được.
- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- PP đàm thoại, quan sát...
III- Các hoạt động dạy - học:
3- Hoạt động 3: Trò chơi: “Chiếc ghế nguy hiểm”.
• Mục tiêu: HS nhận ra: nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho

bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy
hiểm.
• Cách tiến hành:
a- Bước 1:
- Có thể sử dụng ghế của GV để dùng cho trò chơi này.
- GV chỉ vào chiếc ghế (có phủ khăn) đặt ở cửa ra vào và nói: Đây là vật nguy
hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết…
b- Bước 2:
- Cả lớp đi ra khỏi phòng sau đó yêu cầu HS đi vào, nhắc HS cẩn thận kẻo chạm
ghế nguy hiểm.
c- Bước 3: Thảo luận cả lớp.
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại?
+ Tại sao có người biết nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn làm cho bạn chạm vào ghế?
+ Tại sao có bạn lại thử chạm tay vào ghế? …
• Kết luận:
- Trò chơi giúp chúng ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc là nếu họ
thực hiện 1 hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác
mà họ vẫn làm, thậm chí chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó
cũng tương tự như việc thử thuốc lá, rượu, bia, ma túy.
- Trò chơi giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi
người rất thận trọng & mong muốn tránh xa nguy hiểm.
4- Hoạt động 4: Đóng vai
• Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
• Cách tiến hành:
a- Bước 1: Thảo luận:
- GV nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó 1 điều gì(VD như từ chối bạn rủ hút
thuốc lá), các em sẽ nói gì?
- HS trao đổi với bạn bên cạnh rồi phát biểu ý kiến.
- GV kết luận theo các mức độ từ chối:

+ Hãy nói rõ ràng bạn không muốn làm việc đó.
+ Nếu người kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn giải quyết như vậy.
+ Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo bạn, tốt nhất hãy tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi
đó.
b- Bước 2:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu đã ghi các tình huống (SGV trang 52) cho
các nhóm.
- Các nhóm đọc tình huống, vài em trong nhóm xung phong nhận các vai, các vai
hội ý về cách thể hiện, các bạn khác trong nhóm góp ý
- Từng nhóm lên trình diễn trước lớp.
c- Bước 3: Thảo luận:
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

×