Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kính kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN ĐỨC THÀNH

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA DÁN NHÃN
CÁC-BON TRONG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN ĐỨC THÀNH

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA DÁN NHÃN CÁC-BON
TRONG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Thắng

HÀ NỘI – 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Trung Thắng, không sao chép các
công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng
được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Đức Thành


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm luận văn “Nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn
Các-bon trong giảm phát thải khí nhà kính: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho
Việt Nam” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo
Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học quốc gia Hà Nội để hoàn thành bản luận
văn tốt nghiệp này.
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy, cô giáo
đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện bản luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS Nguyễn Trung Thắng – giáo viên
hướng dẫn đã giúp đỡ trong quá trình xây dựng đề cương, thu thập và phân tích
tài liệu và viết bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các học viên cùng khóa đã đồng hành trong suốt
thời gian theo học Chương trình thạc sỹ về Biến đổi khí hậu tại Khoa Các khoa
học liên ngành- Đại học quốc gia Hà Nội.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè, nếu không có
sự động viên, khuyến khích và hỗ trợ của họ, tôi sẽ không thể hoàn thành bản luận
án này.
Trân trọng./.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4. Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu .............................................................................4
5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU VỀ NHÃN CÁC-BON Ở VIỆT NAM ..................................................................9
1.1. Hiện trạng và nhận thức về biến đổi khí hậu ........................................................9
1.1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu .......................................................................9
1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam ................................................13
1.1.3. Nhận thức và những giải pháp giảm mức độ BĐKH ...................................14
1.1.4 Mục tiêu và định hướng ứng phó với BĐKH của Việt Nam ........................16
1.2. Khái niệm về nhãn các-bon ................................................................................20
1.3. Các nghiên cứu của Việt Nam về dán nhãn các-bon ..........................................22
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA DÁN NHÃN CÁC-BON TRONG GIẢM NHẸ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ..............................................................................................................29
2.1. Vai trò của nhãn các-bon trong giảm phát thải khí nhà kính .............................. 29
2.2. Hiện trạng áp dụng nhãn các-bon trên thế giới ...................................................34

2.2.1. Nhãn các-bon và vai trò của nói tại các quốc gia phát triển ........................37
2.2.1.1. Nhãn các-bon tại Anh ............................................................................37
2.2.1.2 Nhãn các-bon của Đức ...........................................................................38

i


2.2.1.3 Nhãn các-bon và nhãn năng lượng của Úc ............................................39
2.2.1.4. Nhãn các-bon của Hoa Kỳ ....................................................................40
2.2.1.5 Nhãn các-bon của Nhật Bản ..................................................................41
2.2.1.6. Nhãn các-bon và nhãn năng lượng của Hàn Quốc ............................... 44
2.2.2. Nhãn các-bon ở các quốc gia đang phát triển ..............................................46
2.2.2.1. Nhãn cacbon tại Thái Lan .....................................................................46
2.2.2.2. Nhãn các-bon của Đài Loan .................................................................48
2.3. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và quản lý nhãn các-bon ..............49
2.3.1 Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm dán nhãn ......................................................49
2.3.2 Tiêu chuẩn và phương pháp tính toán ...........................................................50
2.3.3 Phạm vi và giới hạn đánh giá dấu chân các-bon ...........................................52
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ
NHÃN CÁC-BON CHO VIỆT NAM ...........................................................................59
3.1. Kinh nghiệm xây dựng chính sách quản lý đối với Việt Nam ...........................59
3.2. Kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện dán nhãn..................................................59
3.2.1. Bài học lựa chọn các sản phẩm ưu tiên dán nhãn ........................................59
3.2.2 Bài học về lựa chọn phương pháp và phạm vi đánh giá ............................... 61
3.2.3 Bài học về thiết kế nhãn và thông tin ghi trên nhãn ......................................61
3.2.4 Bài học về truyền thông thay đổi hành vi người tiêu dùng ...........................62
3.2.5 Bài học về tổ chức thực hiện chương trình dán nhãn các-bon ......................63
3.3. Đề xuất về giải pháp định hướng dán nhãn các-bon ở Việt nam ........................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................70
Kết luận ......................................................................................................................70

Kiến nghị ....................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 72

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(I)NDC

Đóng góp (dự kiến) do quốc gia tự quyết định

BAT

Công nghệ có sẵn nhất tốt nhất

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BSI

Viện Tiêu chuẩn Anh (British Standard Institute)

COP

Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc

CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Cooperate Social

Responsibility)

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về BĐKH

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

KNK

Khí nhà kính

MRV

Đo đạc, Báo cáo và Thẩm tra

NDC

Đóng góp do quốc gia tự quyết định

NTP-RCC

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức


PA

Thỏa thuận Paris về BĐKH (Paris Agreement)

SDGs

Các mục tiêu PTBV đến 2030

SP-RCC

Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

WBCSD

Hội đồng Kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (World
Business Council for Sustainable Development)

WRI

Viện Tài nguyên thế giới (World Resource Institute)

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mục tiêu giảm phát thải KNK của một số quốc gia/khu vực có
lượng phát thải KNK lớn trên thế giới ............................................................ 15
Bảng 1.2: Kết quả kiểm kê khí nhà kính quốc gia của Việt Nam ................. 17
Bảng 1.3: Tổng hợp mục tiêu giảm phát thải của các lĩnh vực phát thải
KNK chính trong điều kiện tự lực và có hỗ trợ từ quốc tế ........................... 18
Bảng 2 1: Tổng hợp các chương trình nhãn các-bon trên thế giới ............... 34
Bảng 2.2: So sánh 3 tiêu chuẩn về nhãn các-bon thông dụng trên thế giới . 57

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ gia tăng mật độ CO2 trong khí quyển giai đoạn 1960 - 2020
............................................................................................................................... 9
Hình 1.2. Diễn biến mật độ CO2 trong khí quyển trong vòng 800 ngàn năm
............................................................................................................................. 10
Hình 1. 3. Sự suy giảm độ dày sông băng trên thế giới giai đoạn 1960 – 2000
............................................................................................................................. 11
Hình 1.4. Mối quan hệ giữa nhãn sinh thái và nhãn các-bon ....................... 21
Hình 1.6. Các quốc gia đã triển khai việc dán nhãn các-bon trên thế giới trong
giai đoạn 2007 - 2010 ......................................................................................... 22
Hình 2.1. Nhãn các-bon ở Anh quốc (a) Nhãn giảm phát thải các-bon và (b)
Nhãn thông tin về phát thải các-bon ............................................................... 38
Hình 2.2. Nhãn dấu chân các-bon ở Đức ........................................................ 39
Hình 2.3. Hình ảnh nhãn các-bon của Úc đối với sản phẩm nước ép hoa quả
đóng hộp ............................................................................................................. 39
Hình 2.4. Các loại nhãn các-bon ở Hoa Kỳ: (a) Nhãn chứng nhận không phát

thải các-bon; (b) Nhãn các-bon lương tri; (c) Nhãn chỉ số xanh Timberland
và (d) Nhãn chỉ số bền vững của Walmart ..................................................... 41
Hình 2.5. Nhãn các-bon của Nhật Bản ............................................................ 42
Hình 2.6. Giả thiết về mức phát thải các-bon trong suất vòng đời sản phẩm
bia đóng lon ........................................................................................................ 42
Hình 2.7. Ví dụ về một số sản phẩm gia dụng, văn phòng phẩm dán nhãn cácbon thấp ở Nhật Bản ......................................................................................... 43
Hình 2.8. Nhãn bồi hoàn các-bon của Nhật Bản ............................................ 43
Hình 2.9: Hình ảnh nhãn chứng nhận dấu chân các-bon của Hàn Quốc .... 45
Hình 2.10: Hình ảnh nhãn chứng nhận các-bon thấp của Hàn Quốc .......... 45
Hình 2.11. Một số hàng hóa, dịch vụ dán nhãn các-bon ở Hàn Quốc .......... 45
Hình 2.12. Một số hình ảnh về nhãn năng lượng của Hàn Quốc.................. 46
Hình 2.13. Nhãn các-bon của Thái Lan (a) Nhãn giảm phát thải các-bon; (b)
Nhãn dấu chân các-bon .................................................................................... 47
v


Hình 2.14. Đánh giá dấu chân các-bon cho sản phẩm chuối xuất khẩu ...... 55
Hình 2.15. (a) Quá trình B2B trong PAS 2050 (Từ doanh nghiệp đến doanh
nghiệp) và (b) Quá trình B2C trong PAS 2050 (Từ doanh nghiệp đến người
dùng) ................................................................................................................... 56
Hình 3.1. Một số mẫu nhãn các-bon đề xuất có thể áp dụng ở Việt Nam [32]
............................................................................................................................. 62

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề toàn cầu đang có những tác động tiêu
cực đến hệ sinh thái tự nhiên và nhiều lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp, công

nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,... từ đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến con người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng BĐKH là phát thải lớn
lượng khí nhà kính (KNK) từ các hoạt động của con người, trong khi đó các bể
hấp thụ các-bon như rừng tự nhiên ngày càng giảm. Vì vậy, để ngăn chặn tình
trạng gia tăng BĐKH đòi hỏi tất cả các quốc gia phải có những hành động thiết
thực nhằm giảm phát thải KNK. Đã có rất nhiều các giải pháp từ chính sách đến
kỹ thuật được đưa ra tại Hội nghị các bên (COP) hàng năm và các diễn đàn quốc
tế phát triển khác. Nhiều cơ chế về giảm phát thải KNK đã được đề xuất và triển
khai như cơ chế phát triển sạch (CDM), hệ thống buôn bán tín chỉ các-bon (ETS),
hay các hành động giảm nhẹ phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA),... Bên cạnh
đó, các công cụ gắn với thị trường như giải pháp nhãn sinh thái, nhãn xanh và
nhãn các-bon cũng được thử nghiệm tại nhiều quốc gia. Nhãn các-bon đối với các
sản phẩm tiêu dùng lần đầu được triển khai tại Anh vào năm 2001, sau đó phát
triển tới nhiều quốc gia khác. Nhiều nhiên cứu đã chỉ ra rằng việc dán nhãn cácbon lên các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đã góp phần giảm phát thải KNK. Tuy
nhiên để nhãn các-bon trở thành công cụ hiệu quả trong việc giảm nhẹ phát thải
KNK cần sự tham gia của các bên liên quan như nhà sản xuất, người tiêu dùng
cũng như cơ quan quản lý. Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng
của việc thông tin ghi trên nhãn các-bon có tác động đến hành vi người tiêu dùng
[27]. Vì vậy, nhãn các-bon cần đề cập rõ ràng thông tin về lượng phát thải cácbon của sản phẩm thì người tiêu dùng mới có thể lựa chọn được sản phẩm ít phát
thải hơn.
Tại Việt Nam, vấn đề giảm phát thải KNK đã được đề cập trong Chiến lược
quốc gia về BĐKH vào năm 2011 với mục tiêu “Phát triển nền kinh tế các-bon
thấp, Tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững;
1


Giảm nhẹ phát thải KNK và tăng khả năng hấp thụ KNK trở thành chỉ tiêu bắt
buộc trong phát triển kinh tế - xã hội”. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
(2012) đưa ra mục tiêu “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các- bon thấp, làm
giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững;

giảm phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ KNK dần trở thành chỉ tiêu
bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”, đặc biệt trong lĩnh vực
năng lượng, giao thông và nông nghiệp. Các hành động giảm phát thải KNK chính
thức được Chính phủ cụ thể hóa từ năm 2012 trong Đề án quản lý phát thải khí
gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị
trường thế giới (Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng
Chính phủ). Mục tiêu tổng thể của Đề án là quản lý phát thải KNK nhằm thực
hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời tận dụng các cơ hội để phát
triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh và cùng cộng đồng quốc tế nỗ
lực giảm nhẹ phát thải KNK, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất
nước.
Trên phạm vi toàn cầu, tính đến ngày 28/02/2018, đã có 195 quốc gia ký
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (PA) và 175 quốc gia phê chuẩn PA. Theo
Quyết định số 01/CP.21 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khí hậu lần thứ
21 (COP21), các Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) do các quốc
gia đã phê chuẩn PA đệ trình trước đó sẽ trở thành Đóng góp do quốc gia tự quyết
định (NDC). NDC là cam kết mang tính pháp lý về giảm nhẹ phát thải KNK đối
với tất cả quốc gia đã phê chuẩn PA.
Chính phủ Việt Nam phê chuẩn PA tại Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31
tháng 10 năm 2016 và NDC chính thức đầu tiên của Việt Nam được Công ước
khí hậu công nhận từ ngày 03 tháng 11 năm 2016 (IPCC, 2017) 1. Theo đó, mục
tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà NDC của Việt Nam đã đề ra gồm: Giảm tối

1

Ngày 30 tháng 9 năm 2015, Việt Nam đã gửi INDC của Việt Nam cho Ban thư ký Công ước khí hậu.

2



thiểu 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường
(BAU), nếu có thêm nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, mục tiêu giảm phát
thải KNK trong NDC là 25% so với BAU vào năm 2030.
Hiện nay ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, đã có nhiều chương trình
hành động từ vĩ mô đến vi mô nhằm giảm phát thải KNK, góp phần giảm mức độ
gia tăng của nhiệt độ trái đất. Trong đó có nhiều hành động, mục tiêu mang tính
bắt buộc, tuy nhiên có nhiều giải pháp mang tính thị trường, tự nguyện cũng đang
được các quốc gia xem xét và thúc đẩy phát triển trong đó có nhãn các-bon. Đến
nay có nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc dán nhãn các-bon và sự hình thành
các chương trình dán nhãn các-bon ở một số quốc gia trên thế giới [19, 20, 28,
33]. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu
những thông tin ghi trên nhãn. Việc dán nhãn các-bon lên một sản phẩm có thể
giúp người tiêu dùng nhận biết lượng phát thải của sản phẩm đó (trong suốt vòng
đời) nhưng họ không biết sản phẩm đó có thân thiện với môi trường hay không.
Bên cạnh đó, việc áp dụng nhãn các-bon có phù hợp với tất cả các nền kinh tế hay
chỉ phù hợp với các quốc gia phát triển, nơi có mức sống cao và nhu cầu về sản
phẩm thân thiện với môi trường lớn? Để áp dụng nhãn các-bon cần lựa chọn nhóm
sản phẩm cụ thể hay có thể áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ? Nguyên tắc nào để lựa chọn sản phẩm dán nhãn và hình thức nhãn các-bon
như thế nào thì phù hợp với điều kiện của Việt Nam? Xuất phát từ thực tế trên tôi
đã chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các-bon trong giảm
phát thải khí nhà kính: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”.
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nhãn các-bon, tổng
hợp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chương trình dán nhãn cácbon. Từ đó đề xuất định hướng áp dụng dán nhãn các-bon ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có mục tiêu chung: Nghiên cứu, đánh giá được vai trò của dán nhãn
các-bon trong giảm phát thải KNK từ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất bài học,
3



định hướng dán nhãn các-bon cho các sản phẩm hàng hóa ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp được tổng quan về cơ cở lý luận và thực tiễn về nhãn các-bon
- Tổng hợp được kinh nghiệm quốc tế về nhãn các-bon.
- Rút ra được các học kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất một số định
hướng cho Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nhãn mác của các sản phẩm tiêu dùng
được sản xuất và tiêu dùng tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phạm vi là thị trường hàng hóa được sản
xuất và trao đổi thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thực
hiện dán nhãn nhãn các-bon;
- Tiềm năng áp dụng nhãn các-bon cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam.
4.2. Giả thiết nghiên cứu
- Giả thiết 1: Dán nhãn các-bon sẽ góp phần thúc đẩy giảm phát thải KNK
thông qua sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Giả thiết 2: Kinh nghiệm quốc tế về nhãn các-bon sẽ hữu ích cho Việt
Nam trong việc ban hành các chính sách về dán nhãn các-bon.
- Giải thiết 3: Nhãn các-bon sẽ là công cụ thị trường phù hợp nhằm góp
phần thúc đẩy các nỗ lực giảm phát thải KNK ở Việt Nam.
5. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài luận văn đã thực hiện các nội dung
4


nghiên cứu chính sau:

(1). Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về nhãn các-bon
(2). Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam trong việc dãn nhãn cácbon
(3). Khái quát các bài học kinh nghiệm và đề xuất một số định hướng áp
dụng nhãn các-bon tại Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp Ma trận
Phương pháp ma trận là sự đối chiếu từng hoạt động của sản xuất với từng
thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân và
hậu quả. Trong nghiên cứu này, phương pháp ma trận được sử dụng để xác định
những lợi ích mà nhãn các-bon mang lại, so sánh khác biệt giữa nhãn sinh thái và
nhãn các-bon,
Ưu điểm của phương pháp ma trận:
 Đánh giá tổng hợp được một tác động của hoạt động lên các yếu tố môi
trường;
 Cho phép tổng hợp các hoạt động tác động lên một yếu tố môi trường;
 Cho phép đánh giá tác động của toàn bộ sản xuất;
 Cho phép lựa chọn các phương án;
 Xác định được vấn đề ưu tiên;
 Xác định được vấn đề cấp bách.
Tiêu chí chọn vấn đề ưu tiên:
 Tiêu chí 1: Tính cấp bách;
 Tiêu chí 2: Khả năng huy động vốn;
 Tiêu chí 3: Khả năng thu hồi vốn;
5


 Tiêu chí 4: Phạm vi hoạt động sản xuất;
 Tiêu chí 5: Giải quyết công ăn việc làm.
Lợi ích của phương pháp ma trận:
 Phương pháp ma trận rất có giá trị cho việc xác định tác động của sản xuất

và đưa ra được hình thức thông tin tóm tắt đánh giá tác động.
 Là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều số liệu môi
trường nhưng lại có thể phân tích tường minh được nhiều hạnh động khác
nhau lên cùng một nhân tố.
 Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng.
 Có thể đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
Tùy thuôc vào cách sử dụng phương pháp này mà ta có thể chia phương
pháp ma trận thành một số loại như sau:
6.1.1. Ma trận đơn giản
6.1.2. Ma trận theo bước
6.1.3. Ma trận định lượng- ma trận theo cấp
 Ma trận không có trọng số: xem tất cả các yếu tố có cùng trọng số tác động;
 Ma trận có trọng số (Weighted Matrix);
 Mức độ (cường độ) tác động được đánh giá bằng cách cho điểm (thang
điểm phụ thuộc vào người đánh giá: từ 1 đến 3; từ 1 đến 10, 100…). Tác
động càng mạnh, điểm số càng cao. Tổng số điểm cho thấy thành phần hoặc
thông số môi trường nào bị tác động nặng nhất.
6.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Phương pháp dựa trên cách thức thu thập và tổng hợp các tài liệu nghiên
cứu đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy có uy tín, các văn bản chính sách
có liên quan đến dán nhãn Các-bon trong và ngoài nước. Đặc biệt phương pháp
tập trung vào các kết quả và hình ảnh về các dán nhãn Các-bon đã được thiết kế
và lưu hành dựa trên cơ sở khoa học cũng như thực tiễn triển khai việc tiến hành
6


dán nhãn các-bon, cũng như công tác quản lý nhà nước liên quan đến chứng nhận,
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến dấu vết định tính và định lượng
Các-bon phát thải ra từ quá trình chế tạo, vận chuyển và tiêu dùng các loại sản
phẩm đó. Bên cạnh đó, phương pháp cũng được áp dụng để tiến hành thu thập các

tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu như báo cáo của Hội nghị các bên (COP)
tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (UNFCCC), Nghị định thư Kyoto,
Thỏa thuận Paris, NAMA,... các bài báo khoa học về giảm phát thải KNK, các
công cụ và phương pháp tính toán phát thải KNK, cũng như các chương trình dán
nhãn các-bon trên thế giới,...
6.3. Phương pháp nghiên cứu tổng luận
Tiến hành tổng hợp, phân tích thông tin từ các tài liệu thứ cấp thu thập
được, biện giải bằng các lập luận khoa học.
6.4. Phương pháp kế thừa
Trên cơ sở các tài liệu có được từ phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
cũng như từ kết quả nghiên cứu tương đồng, kế thừa cách tiếp cận và phương pháp
tính toán dấu vết các-bon của sản phẩm, đặc biệt kết quả nghiên cứu về nhãn xanh,
nhãn các-bon và sản xuất sạch hơn đã và đang áp dụng tại Việt Nam.
6.5. Phương pháp đánh giá
Thiết lập các dữ liệu, cơ sở khoa học cho các nhận định, kết luận, đề xuất
các tiêu chí lựa chọn sản phẩm để dán nhãn các-bon phù hợp với điều kiện của
Việt Nam.
Đánh giá thực trạng việc dán nhãn các-bon ở Việt Nam và những điều kiện
cần thiết để triển khai chương trình dán nhãn các-bon cho các sản phẩm của Việt
Nam. Bên cạnh đó việc đánh giá còn áp dụng đối với kinh nghiệm của các nước
về mức độ phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đặc biệt là yêu cầu về cơ sở dữ
liệu dấu chân các-bon.
6.6. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Trên cơ sở kết quả rà soát, phân tích kinh nghiệm quốc tế nhãn các-bon, đề
xuất định hướng phát triển nhãn các-bon ở Việt Nam, các chuyên gia thuộc lĩnh
7


vực giảm nhẹ phát thải KNK sẽ được tham vấn để đưa ra các đóng góp ý kiến
phản biện, góp ý về các giải pháp được đề xuất bởi nghiiên cứu này cũng như các

dư báo và khả năng khả thi để áp dụng nhãn các-bon ở Việt Nam.

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ NHÃN CÁC-BON Ở VIỆT NAM
1.1. Hiện trạng và nhận thức về biến đổi khí hậu
1.1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương
lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính
bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân
hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến
đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên
phạm vi toàn cầu.

Hình 1.1. Biểu đồ gia tăng mật độ CO2 trong khí quyển giai đoạn 1960 - 2020
Nguồn: Nguồn: Rebecca Lindsey, (2018) [30]

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu là do sự gia tăng các hoạt động
9


tạo ra các khí nhà kính (KNK), các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
và bể chứa KNK như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác từ đó dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ tới con người và toàn xã hội.
Theo số liệu công bố của Tổ chức Khí tượng thế giới (IMO), mật độ cácbon dioxide (CO2) trung bình toàn cầu thời gian gần đây luôn vượt ngưỡng giới
hạn an toàn2, được xem là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH hiện nay(Hình 1.2).


Hình 1.2. Diễn biến mật độ CO2 trong khí quyển trong vòng 800 ngàn năm
Nguồn: Rebecca Lindsey, (2018) [30]

Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) vào năm 2013 của Ủy ban liên chính phủ
về BĐKH (IPCC) chỉ ra rằng để mức gia tăng nhiệt độ vào cuối thế kỷ (năm 2100)
ở mức dưới 2oC, tổng lượng phát thải KNK toàn cầu phải được giới hạn ở mức
dưới 1000 GtC [24]. Đứng trước thực trạng đó, sau hơn 20 năm đàm phán kể từ
khi Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH được thông qua vào năm 1992,
ngày 12 tháng 12 năm 2015, tại Paris thủ đô nước Pháp, gần 200 quốc gia trên thế
giới đã đồng thuận thông qua Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu [36]. Đây là
Thỏa thuận mang tính lịch sử, ràng buộc về pháp lý cho tất cả các nước về biến
đổi khí hậu. Vì vậy, việc giảm phát thải KNK là trách nhiệm chung của toàn cầu
không chỉ là trách nhiệm riêng của các nước công nghiệp phát triển như trước đây
(ví dụ, Nghị định thư Kyoto không bắt buộc các quốc gia đang phát triển phải
Mật độ CO2 các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 400, 403.3 và 405 ppm, giới hạn an toàn của chỉ số này là
350.00 ppm
2

10


giảm phát thải KNK).
Sự gia tăng hàm lượng hay mật độ KNK, trong đó điển hình là mật độ khí
CO2 đã làm trái đất ấm dần lên, băng tại 2 đầu địa cực tan chảy (Hình 1.3), gia
tăng mực nước biển, kéo theo hiện tượng ngập lụt dẫn đến nguy cơ mất dần nhiều
vùng đất, đặc biệt là các đồng bằng khu vực ven biển- nơi sản xuất lương thực
chính của cả thế giới.

Hình 1. 3. Sự suy giảm độ dày sông băng trên thế giới giai đoạn 1960 – 2000
Nguồn: IPCC- Fifth Assessment Report (AR5), (2014) [24]


Ngoài ra, những biến động thời tiết không theo quy luật thường xuyên xảy
ra, như nắng nóng kéo dài, cháy rừng, xâm ngập mặn, mất đa dạng sinh học và
ảnh hướng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, vật truyền nhiễm như chuột, muỗi có thể
sinh sôi với tốc độ nhanh, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của con người,
đặc biết là người dân sinh sống tại các quốc gia đang phát triển.Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đã có cảnh báo một số loại dịch bệnh nguy hiểm đã lan tràn ở nhiều
nơi trên thế giới. Nhiều khu vực trước kia có khí hậu lạnh (vùng ôn đới) giờ đây
cũng đã xuất hiện một số bệnh nhiệt đới.
Tại Việt Nam, với hơn 3.000 km chiều dài bờ biển, đa dạng địa hình, nên
chịu nhiều tác động từ BĐKH. Theo đánh giá hàng năm các quốc gia chịu ảnh
11


hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt
Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số
rủi ro khí hậu dài hạn (CRI)3.
Diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực
đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Lượng mưa
tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai
đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ 27,1oC (trong giai đoạn
1901-1930) lên 27,5 °C (trong giai đoạn 1991-2015). Những đợt mưa lớn và nắng
nóng kỷ lục, cũng như các trận lũ lớn xuất hiện ngày càng nhiều, không theo quy
luật thời tiết thông thường nhiều năm. Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm
họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật. Theo Trung
tâm dự báo khí tượng Quốc gia, năm 2018, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và
Bắc Trung Bộ cao hơn từ 0,5 -1,0 °C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước,
đây là kết quả tính toán và so sánh dựa trên dữ liệu cập nhật trong vòng 30 năm
trở lại đây. Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới
ngày càng rõ rệt. Ví dụ, có năm xảy ra tới 18 – 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới

trên biển Đông, nhưng cũng có năm chỉ xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới.
Số cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12 trở lên đã tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến 2015
[6].
Những biến đổi trong nguồn nước (lượng mưa, mực nước sông) trong năm
2018 cũng tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 2017. Năm 2018 đồng
thời ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội,
với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C. Như vậy, thời tiết cực đoan ngày càng
diễn biến phức tạp và tạo ra nhiều hệ lụy đối với sản xuất và sinh hoạt của người
dân, đây cũng là tác động của BĐKH khó dự báo và lường trước được mức độ
thiệt hại do chúng xảy ra không theo quy luật.
Nước biển dâng cũng là một trong những hiện tượng điển hình của BĐKH
3

Theo David Eckstein và công sự, 2017

12


ở Việt Nam. Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận được trong vòng 50
năm mực nước biển dâng khoảng 20 cm [6]. Theo Kịch bản biến đổi khía hậu và
nước biển dâng cao cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
2016 cho thấy mực nước biển quan trắc tại các trạm hải văn đạt 2,45 mm/năm và
3,34 mm/năm tương ứng trong các giai đoạn 1960-2014 và 1993-2014. Dữ liệu
vệ tinh cho thấy mực nước biển đã tăng lên 3,5 mm/year (± 0,7 mm) vào năm
2014 so với năm 1993. Gia tăng mức nước biển tác động đến sản xuất nông
nghiệp, hệ thống đê biển và dân cư vùng ven biển. Đặc biệt gia tăng mực nước
biển cũng gây ảnh hưởng đến hạ tầng cơ sở vùng ven biển.
1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km, nước biển dâng sẽ
gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ

Tài nguyên và môi trường công bố năm 2016 [6], khi mực nước biển dâng lên 100
cm, diện tích đất bị mất đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km2, chiếm 12,1 % tổng
diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống,
chiếm 23,1 % dân số tại thời điểm báo cáo. Nước biển dâng cũng sẽ khiến cho
Đồng bằng sông Cửu Long– một trong những vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước
– ngập lụt phần lớn diện tích. Điều này đe dọa an ninh lương thực không chỉ với
Việt Nam mà cả phạm vi toàn cầu, vì Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất
khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Theo Kịch bản BĐKH và Nước biển dâng nếu mực nước biển dâng 100
cm, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh, trên 2,5%
diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ
Chí Minh có nguy cơ bị ngập [6]. Với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sẽ có
khoảng 39% diện tích bị ngập, ảnh hưởng tiêu cực tới gần 35% dân số, nguy cơ
mất đi 40,5% tổng sản lượng lúa của cả vùng. BĐKH tác động tới tất cả các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, đời sống và y tế và sức khỏe cộng đồng. Ví dụ trong lĩnh vực
nông nghiệp, BĐKH ảnh hưởng tới sản lượng và gây ra những thay đổi về thời
tiết, trực tiếp tác động tới vụ mùa. BĐKH cũng được cho là nguyên nhân phát
13


sinh các virus mới và những virus đột biến gây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng.
Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018, tỷ lệ tử vong do các hiện
tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam năm 2016 là 161, đứng thứ 11 trên thế giới.
Giá trị thiệt hại lên tới 4.037.704 triệu USD (tính theo sức mua tương đương PPP) đứng thứ 5; thiệt hại bình quân GDP theo % là 0,6782, đứng thứ 10 trên thế
giới [22].
1.1.3. Nhận thức và những giải pháp giảm mức độ BĐKH
Trước những nguy cơ không nhỏ của BĐKH, đã có rất nhiều Hội nghị quốc
tế được tổ chức nhằm đưa ra các thống nhất chung trong giảm thiểu các nguyên
nhân và tác động của BĐKH. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát

triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại
Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992 với mục tiêu "ổn định các nồng
độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy
hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu” đã ban hành hiệp ước quốc tế về
môi trường Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC).
Bản thân UNFCCC không ràng buộc giới hạn phát thải khí nhà kính cho các quốc
gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi. Do đó công ước này là không bắt
buộc về mặt pháp lý. Thay vào đó công ước cung cấp một bộ khung cho việc đàm
phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là "Nghị định thư") có khả năng đặt ra những
giới hạn ràng buộc về khí nhà kính. Các bên tham gia Công ước gặp mặt hằng
năm từ năm 1995 tại Hội nghị các bên (COP) để đánh giá tiến trình đối phó với
biến đổi khí hậu. Năm 1997, Nghị định thư Kyoto được ký kết đã tạo ra những
nghĩa vụ ràng buộc pháp lý cho các quốc gia phát triển nhằm cắt giảm khí thải
nhà kính của họ. Các thỏa thuận Cancun năm 2010 tuyên bố rằng sự ấm lên toàn
cầu trong tương lai cần được giới hạn dưới 2,0°C (3,6 °F) tương đương với mức
tiền công nghiệp.
Tại COP21 diễn ra tại Paris từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12/2015,
14


lần đầu tiên trong lịch sử các quốc gia đã đồng thuận về một thỏa thuận toàn cầu
về BĐKH. Thỏa thuận Paris về BĐKH sẽ có hiệu lực từ năm 2021 và tất các các
quốc gia sẽ phải thực hiện cam kết giảm phát thải của mình [36]. Theo đó, mục
tiêu chính của Thỏa thuận hạn chế sự nóng lên toàn cầu với mức gia tăng nhiệt độ
vào năm 2100, so với thời tiền công nghiệp không quá 2 oC. Tuy nhiên để hạn chế
những tác động tiêu cực của việc gia tăng nhiệt độ ở mức 2 oC, trong phiên bản
đã thông qua Thỏa thuận chung đã bổ sung thêm thông điệp “các bên theo đuổi
để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ đến 1,5 oC”. Trước hội nghị, 146 quốc gia công
khai trình bày cam kết dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDCs) và cam kết
hành động trong giảm phát thải KNK và thích ứng với BĐKH của từng quốc gia.

Các quốc gia có mức phát thải lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Liên minh
châu Âu đã đưa ra các mục tiêu trong INDCs của mình (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Mục tiêu giảm phát thải KNK của một số quốc gia/khu vực có
lượng phát thải KNK lớn trên thế giới
Quốc gia gia

Mức giảm
phát thải
KNK

Năm
cơ sở

Năm
mục tiêu

Ấn Độ

33-35%

2005

2030

Giảm cường độ phát thải/GDP.
40% lượng điện sản xuất từ nguồn
nhiên liệu phi hóa thạch

Trung Quốc


60-65%

2005

2030

Giảm cường độ phát thải/GDP.
20% tiêu dùng năng lượng sơ cấp
sẽ từ nguồn nhiên liệu phi hóa
thạch

Hoa Kỳ4

26-28%

2005

2025

Giảm mức phát thải tuyệt đối

40%

1990

2030

Giảm mức phát thải tuyệt đối

Liên minh

châu Âu (gồm
28 quốc gia)

Ghi chú

Nguồn: Tổng hợp từ NDC của các quốc gia gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên
minh châu ÂU –EU)[35]

Dù Hoa Kỳ hiện không còn tham gia Thỏa thuận Paris nhưng mục tiêu giảm phát nhẹ vẫn đang được thực hiện,
đặc biệt chính quyền các Bang ở Hoa Kỳ tiếp tục có những hành động giảm nhẹ phát thải KNK
4

15


×