Bộ Khoa học v công nghệ
viện chiến lợc v chính sách khoa học v công nghệ
______________________________________
báo cáo tổng hợp
Đề ti cơ sở:
Nghiên cứu quá trình phát triển
chính sách đổi mới (innovation policy)
kinh nghiƯm qc tÕ vμ gỵi suy cho ViƯtnam
Chđ nhiệm đề ti: HONG VĂN TUYêN
H Nội - 12/2006
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................5
1.1. Đổi mới và chính sách đổi mới ...................................................................................................5
1.1.1. Đổi mới (innovation) ..........................................................................................................5
1.1.2. Chính sách đổi mới (innovation policy) .............................................................................9
1.2. Tầm quan trọng của chính sách đổi mới.................................................................................10
1.3. Q trình phát triển chính sách đổi mới.................................................................................12
1.3.1. Q trình hoạch định chính sách đổi mới .........................................................................12
1.3.2. Môi trường cho đổi mới....................................................................................................13
1.3.3. Truyền bá tri thức trong nền kinh tế .................................................................................15
1.3.4. Nguồn nhân lực cho đổi mới và tinh thần đổi mới ...........................................................22
CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ...................................................................................24
2.1. Kinh nghiệm từ các quốc gia châu Âu ....................................................................................24
2.1.1. Hoạch định chính sách đổi mới ........................................................................................24
2.1.2. Khn khổ luật pháp có lợi cho đổi mới...........................................................................25
2.1.3. Truyền bá tri thức trong nền kinh tế và các thể chế hỗ trợ ...............................................26
2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực và văn hoá đổi mới..................................................................29
2.1.5. Nhận xét............................................................................................................................29
2.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc............................................................................................................31
2.2.1. Mục tiêu chính sách đổi mới.............................................................................................31
2.2.2. Hoạch định chính sách đổi mới và khuôn khổ luật pháp ..................................................31
2.2.3. Truyền bá tri thức trong nền kinh tế và môi trường thể chế hỗ trợ...................................32
2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực và tinh thần kinh thương .........................................................38
2.2.5. Nhận xét............................................................................................................................39
2.3. Kinh nghiệm Trung Quốc ........................................................................................................39
2.3.1. Mục tiêu chính sách đổi mới.............................................................................................39
2.3.2. Hoạch định chính sách đổi mới và khn khổ luật pháp ..................................................40
2.3.3. Truyền bá tri thức trong nền kinh tế và môi trường thể chế hỗ trợ...................................40
2.3.4. Phát triển nguồn nhân lực và tinh thần kinh thương .........................................................46
2.3.5. Nhận xét............................................................................................................................47
2.4. Nhận xét chung qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài ....................................................47
CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH VIỆT NAM DƯỚI KHN KHỔ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI, BÀI
HỌC VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................................50
3.1. Phân tích tình hình Việt Nam dưới khn khổ chính sách đổi mới .....................................50
3.1.1. Mục tiêu chính sách ..........................................................................................................50
3.1.2. Các hoạt động chính sách thúc đẩy đổi mới .....................................................................50
3.2. Một số bài học và khuyến nghị.................................................................................................60
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................................65
2
MỞ ĐẦU
Chính sách đổi mới (innovation policy) là nhân tố quan trọng được mong đợi mở ra sự tăng
trưởng mạnh mẽ. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ tầm quan trọng
của đổi mới với vai trò quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (EC, 2002). Chính
sách đổi mới có thể giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm, quá trình và dịch vụ
đổi mới và chính phủ đóng vai trị như người tạo lập một khn khổ pháp lý thích hợp cho
quá trình này. Theo nhiều nghiên cứu của các học giả thì chính sách đổi mới đã vượt ra
khỏi phạm vi của chính sách nghiên cứu và phát triển (NC&PT), việc phát triển chính sách
đổi mới phù hợp khơng phải là vấn đề đơn giản và phải xem xét dưới nhiều khía cạnh khác
nhau. Gần đây, ở Việt Nam cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề đổi mới, đổi
mới công nghệ và hệ thống đổi mới quốc gia. Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu đơn
lẻ về một số khía cạnh trong q trình phát triển chính sách đổi mới như nghiên cứu về
trung tâm xuất sắc, công viên khoa học/công nghệ, doanh nghiệp KH&CN, chùm đổi mới,
quản lý đổi mới, v.v… Tuy nhiên, một bức tranh tổng thể về các khía cạnh khác nhau trong
q trình phát triển chính sách đổi mới hoặc chưa được xem xét và phân tích một cách sâu
sắc hoặc còn mờ nhạt trong các tài liệu trên. Xét theo giác độ đó, vấn đề nghiên cứu về các
khía cạnh khác nhau trong q trình phát triển chính sách đổi mới là cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm nước ngồi và tình
hình thực tế ở Việt nam, đề tài nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hình thành và
phát triển chính sách đổi mới (innovation policy) phù hợp ở Việt Nam.
Giới hạn nghiên cứu:
Với yêu cầu và mức độ của đề tài cấp cơ sở, đề tài này tập trung chủ yếu vào xác định đặc
trưng cơ bản của đổi mới và chính sách đổi mới, tầm quan trọng của chính sách đổi mới,
xem xét các khía cạnh khác nhau trong q trình phát triển chính sách đổi mới của một số
quốc gia điển hình. Xem xét tình hình Việt Nam (theo khung của OECD) chỉ mang tính
thăm dị, minh chứng cho các giả thuyết nghiên cứu.
3
Các câu hỏi sau đây sẽ được làm rõ trong q trình nghiên cứu:
Đổi mới và chính sách đổi mới là gì? Vai trị của chính sách đổi mới như thế nào? Sự phát
triển của chính sách đổi mới xem xét dưới các khía cạnh nào? Kinh nghiệm của một số
nước gợi suy gì trong việc phát triển chính sách đổi mới ở Việt Nam?
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu mong muốn và giải quyết những câu hỏi
nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
-
Tổng quan các nghiên cứu đã có cũng như thực tế của một số nước;
-
Nghiên cứu thực chứng Việt nam, phỏng vấn và hội thảo bàn trịn;
-
Phân tích, tổng hợp.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận. Chương này trình bày các cách hiểu khác nhau về đổi mới và
chính sách đổi mới của các nghiên cứu trên thế giới, Việt nam cũng như tầm quan trọng của
chính sách đổi mới. Đồng thời chương này đi sâu vào phân tích những khía cạnh khác nhau
trong q trình phát triển chính sách đổi mới.
Chương 2. Kinh nghiệm quốc tế. Chương này phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia
châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc trong quá trình phát triển chính sách đổi mới.
Chương 3. Tình hình Việt Nam dưới khn khổ chính sách đổi mới – bài học và khuyến
nghị. Trong chương này, các khía cạnh khác nhau trong q trình phát triển chính sách đổi
mới của Việt Nam sẽ được xem xét dựa trên khung của OECD và từ đó rút ra những bài
học và khuyến nghị trong việc hồn thiện chính sách đổi mới ở Việt Nam.
Tập thể tác giả: Chủ nhiệm đề tài, Ths. Nguyễn Thị Minh Nga, Ths. Phạm Quang Trí, CN.
Nguyễn Thị Lan Anh và một số đồng nghiệp trong Ban chính sách khoa học-NISTPAS.
4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đổi mới và chính sách đổi mới
1.1.1. Đổi mới (innovation)
Đổi mới có tầm quan trọng đang gia tăng và thay đổi như một nguồn lực của lợi thế cạnh
tranh với tầm ảnh hưởng rộng lớn đến chính sách. Tuy nhiên, việc đưa ra một định nghĩa
thống nhất không phải là đơn giản và đã có nhiều tranh luận về vấn đề này.
Thuật ngữ đổi mới đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX khi nhà kinh tế học
Schumpeter (1911) đã phân biệt giữa việc hình thành một ý tưởng cho sản phẩm hoặc qui
trình (phát minh/sáng chế) và việc ứng dụng ý tưởng đó đến q trình kinh tế (đổi mới).
Hộp 1. Phân biệt giữa phát minh, đổi mới và truyền bá
Phát minh/sáng chế: Sự nhận thức và hiểu rõ một thiết kế cho một sản phẩm hay qui trình hoặc
một sự cải tiến một sản phẩm hay qui trình.
Đổi mới: Việc áp dụng phát minh đến hoạt động kinh tế hoặc nói cách khác sự hữu dụng về mặt
kinh tế của một phát minh.
Truyền bá: Việc phổ biến rỗng rãi một phát minh trong nền kinh tế, việc phổ biến qui trình đổi
mới có ý nghĩa kinh tế. Sự truyền bá liên tục có thể dẫn đến sự thay đổi để rồi lại hình thành một
phát minh mới.
Đến năm 1939 Schumpeter mở rộng khái niệm đổi mới như là tập hợp các chức năng mới
trong sản xuất, bao gồm cả tạo ra hàng hố mới, hình thái tổ chức mới (như sáp nhập), mở
ra những thị trường mới, sự kết hợp các nhân tố theo một cách mới hoặc tiến hành một sự
kết hợp mới. Lundvall (1992), Elam (1992) cũng có những quan điểm tương tự.
Nelson và Rosenberg (1993), Carlsson và Stankiewicz (1995) xác định đổi mới theo một
khái niệm rộng bao gồm các qui trình mà các doanh nghiệp làm chủ và đưa vào thiết kế
những sản phẩm và qui trình chế tạo mới đối với các doanh nghiệp, bất luận mới ở quy mô
quốc tế hoặc quốc gia. Ở đây khái niệm đổi mới không chỉ là việc giới thiệu một cơng nghệ
lần đầu tiên mà cịn là sự truyền bá các cơng nghệ đó.
Edquist (1997) đưa ra khái niệm đổi mới như là việc đưa ra nền kinh tế tri thức mới hoặc sự
kết hợp mới của những tri thức đang có. Điều này có nghĩa là đổi mới được xem xét chủ
yếu như là kết quả của qui trình học hỏi có tương tác. Mặc dầu trong nền kinh tế sự tương
5
tác những phần tri thức khác nhau được thực hiện theo các cách mới để tạo ra tri thức mới,
hoặc đơi khi là các qui trình, sản phẩm mới. Những tương tác như vậy không chỉ diễn ra
trong mối liên quan đến NC&PT mà còn liên quan đến những hoạt động kinh tế thường
nhật như việc mua bán, sản xuất và marketing. Sự tương tác xuất hiện trong các doanh
nghiệp (giữa các cá nhân hoặc phòng ban khác nhau), giữa các doanh nghiệp với người tiêu
dùng, giữa các doanh nghiệp khác nhau hoặc giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác thậm
chí cả cơ quan cơng quyền.
Bên cạnh đó, ơng cũng phân biệt các loại đổi mới khác nhau: đổi mới qui trình (cơng nghệ
và tổ chức) và đổi mới sản phẩm (hàng hố và dịch vụ) (Hình 1).
ĐỔI MỚI
QUI TRÌNH
Cơng nghệ
SẢN PHẨM
Tổ chức
Hàng hố
Dịch vụ
Hình 1. Phân loại đổi mới (theo Edquist, 1997:7)
Ngược lại với cách tiếp cận tuyến tính trong đó q trình đổi mới phát triển qua những giai
đoạn theo trật tự tiệm tiến (từ nghiên cứu cơ bản/nghiên cứu nền tảng đến nghiên cứu ứng
dụng, triển khai thực nghiệm và đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường,…), một số học giả đã
vận dụng cách tiếp cận mới: cách tiếp cận hệ thống. Cách tiếp cận hệ thống nhấn mạnh tầm
quan trọng của những hợp phần khác nhau và sự tương tác giữa các hợp phần này trong
tồn bộ hệ thống mà qui trình đổi mới phát triển. Ở đây, thuật ngữ “đổi mới” không được
đánh đồng với thuật ngữ “nghiên cứu” hoặc “tiến trình cơng nghệ”. Đổi mới vượt ra ngoài
phạm vi NC&PT và bao gồm một tập hợp các hoạt động. Do đó đổi mới có thể được định
nghĩa như sau: đổi mới là sự làm mới và mở rộng phạm vi sản phẩm, dịch vụ và thị trường;
sự hình thành những phương pháp sản xuất mới, cung cấp và phân bổ; đưa ra những thay
đổi trong quản lý, tổ chức công việc, những điều kiện làm việc và kỹ năng của người lao
động (EC, 2002a: 9).
6
Một định nghĩa khác: Đổi mới là một qui trình mà doanh nghiệp làm chủ và thực hiện công
việc thiết kế, sản xuất hàng hoá và dịch vụ mà là mới đối với doanh nghiệp đó, bất luận
chúng có mới hay không đối với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước (EC, 2002a:9).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Quân (2006), sau khi phân tích một số đặc điểm của
đổi mới (tính tổng thể, tính định hướng thị trường, tính đa dạng, tính khơng tuần tự, tính hệ
thống, khả năng tự tiến hoá và tự tổ chức và doanh nghiệp là chủ thể của hoạt động đổi
mới) tác giả đã nhấn mạnh đổi mới là hoạt động tìm kiếm và theo đuổi lợi nhuận của các
doanh nghiệp và doanh nhân trên thị trường thơng qua q trình tạo ra những sản phẩm và
dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Đó là một tổng thế bao gồm nhiều loại hoạt động
xã hội rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau như nghiên cứu, triển khai công nghệ,
thiết kế chế tạo, tiếp thị và thương mại hoá, giáo dục, đào tạo được tiến hành bởi hàng loạt
tổ chức, tác nhân liên quan như viện NC&PT, doanh nghiệp, trường ĐH, cơ quan quản lý
nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp,v.v… Hệ thống các tác nhân và quan hệ diễn ra trong hoạt
động đổi mới có cấu trúc phức tạp, diễn tiến khơng tuần tự nhưng có khả năng tự tổ chức,
tự liên kết, tự tiến hố địi hỏi những mơi trường và thiết chế quản lý thích hợp, những
khơng gian liên kết đủ rộng để có thể diễn ra (Nguyễn Mạnh Quân, 2006:19).
Tóm lại, mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau, khái niệm về đổi mới bao gồm việc
đưa ra được sản phẩm/qui trình mới mang lại lợi ích trên thị trường. Với cách hiểu như vậy
thì định nghĩa của OECD (2005) có thể xem là khá đầy đủ (NISTPASS, 2005): Đổi mới sản
phẩm và qui trình cơng nghệ bao gồm các sản phẩm và qui trình mới về công nghệ được
thực hiện và cải tiến công nghệ đáng kể trong sản phẩm và qui trình. Một đổi mới sản phẩm
và qui trình cơng nghệ được thực hiện nếu nó đưa được ra thị trường (đổi mới sản phẩm)
hoặc được sử dụng trong qui trình sản xuất (đổi mới qui trình). Đổi mới sản phẩm và qui
trình cơng nghệ bao gồm một loạt các hoạt động khoa học, cơng nghệ, tổ chức, tài chính và
thương mại. Doanh nghiệp thực hiện đổi mới sản phẩm và qui trình cơng nghệ là đơn vị đã
thực hiện các sản phẩm hoặc qui trình mới về cơng nghệ hoặc cải tiến đáng kể về công
nghệ trong khoảng thời gian nhất định được xét. Để đổi mới thành công (đưa sản phẩm mới
ra thị trường hoặc qui trình mới được áp dụng trong sản xuất), doanh nghiệp cần thực hiện
nhiều hoạt động khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của đổi mới đó. Tuỳ thuộc tính chất các
hoạt động này được phân thành:
7
(i)
Tiếp nhận và tạo tri thức phù hợp mới đối với doanh nghiệp
-
NC&PT;
-
Tiếp nhận cơng nghệ và bí quyết tách rời dưới dạng sáng chế, giấy phép, bí quyết được
cơng bố, thương hiệu, thiết kế, khuôn mẫu, dịch vụ máy tính và các dịch vụ KH&CN
khác liên quan đến việc thực hiện đổi mới;
-
Tiếp nhận công nghệ gắn kèm dưới dạng máy móc, thiết bị với tính năng cải tiến (kể cả
phần mềm nằm trong đó) liên quan đến việc thực hiện đổi mới.
(ii)
-
Các khâu chuẩn bị sản xuất
Trang bị máy móc và xây dựng cơng nghiệp: các thay đổi trong thủ tục, phương pháp
và tiêu chuẩn về sản xuất và kiểm soát chất lượng và các phần mềm cần thiết để tạo ra
sản phẩm mới hoặc cải tiến về cơng nghệ, hoặc để sử dụng qui trình mới hoặc cải tiến
về công nghệ;
-
Thiết kế công nghiệp: các sơ đồ và bản vẽ nhằm xác định các thủ tục, tính năng kỹ thuật
và đặc điểm vận hành cần thiết cho việc sản xuất các sản phẩm mới về công nghệ và
thực hiện các qui trình mới;
-
Tiếp nhận các tư liệu sản xuất khác: tiếp nhận nhà xưởng, máy móc, cơng cụ, thiết bị
tuy khơng có cải tiến về tính năng công nghệ nhưng cần thiết cho việc thực hiện các sản
phẩm hoặc qui trình mới hoặc cải tiến về cơng nghệ;
-
Khởi động sản xuất: điều chỉnh sản phẩm hoặc qui trình, đào tạo lại nhân viên về kỹ
thuật mới hoặc cách sử dụng máy móc mới và bất kỳ sản xuất thử nào chưa được tính
vào NC&PT.
(iii)
Tiếp thị các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm được cải tiến: các hoạt động liên quan
đến việc chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới hoặc cải tiến về công nghệ như nghiên
cứu sơ bộ thị trường, thử nghiệm thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm song
không bao gồm việc xây dựng các mạng lưới phân phối để tiếp thị đổi mới.
8
1.1.2. Chính sách đổi mới (innovation policy)
Cho đến nay đã có nhiều tài liệu và đặc biệt là các tài liệu của Uỷ ban châu Âu và một số
học giả phương Tây nghiên cứu về đổi mới đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau về
chính sách đổi mới.
Stoneman (1987) coi chính sách đổi mới là những chính sách liên quan đến sự can thiệp
của chính phủ trong nền kinh tế với mục đích tác động đến q trình đổi mới cơng nghệ.
Mowery (1992) thì định nghĩa chính sách đổi mới là những chính sách ảnh hưởng đến
những quyết định của doanh nghiệp để phát triển, thương mại hoá và thực hiện các công
nghệ mới.
Xuất phát từ hai định nghĩa trên Haukness và Wicken (1999) đưa ra cách xác định chính
sách đổi mới theo nghĩa rộng hơn, vượt ra khỏi phạm vi của những chính sách đổi mới đã
cơng bố (tức là chính sách tác động mạnh mẽ trực tiếp lên việc thực hiện đổi mới) bao gồm
chính sách cơng nghiệp, chính sách tài chính, chính sách thương mại, các biện pháp điều
chỉnh và luật pháp, và nhiều vùng chính sách khác. Theo các tác giả này thì chính sách đổi
mới bao gồm cả những chính sách cơng bố và chính sách ngầm định (liên quan đến thẩm
quyền của bộ về đổi mới và các bộ khơng có chương trình hành động đổi mới riêng). Nói
như vậy có nghĩa là chính sách ngầm định sẽ tạo ra một mơi trường và những điều kiện cần
thiết của chính sách đổi mới công bố (Hauknes and Wicken, 1999).
Trong một nghiên cứu về chính sách đổi mới và cách tiếp cận hệ thống đổi, Edquist (2001)
cho rằng chính sách đổi mới là sự can thiệp của nhà nước dẫn đến sự thay đổi kỹ thuật và
các hình thức đổi mới khác, bao gồm: chính sách NC&PT, chính sách cơng nghệ, chính
sách cơ sở hạ tầng, chính sách vùng và chính sách giáo dục. Điều này có nghĩa là chính
sách đổi mới vượt ra khỏi phạm vi của chính sách KH&CN (ảnh hưởng đến đổi mới từ bên
cung) và như vậy chính sách đổi mới bao gồm cả hoạt động ảnh hưởng đến đổi mới từ bên
cầu (Edquist, 2001:18).
Nghiên cứu về chính sách đổi mới trong nền kinh tế tri thức (Cowan and van de Paal, 2000)
các tác giả đã đưa ra cách xác định chính sách đổi mới như một tập hợp các hoạt động
chính sách nhằm gia tăng số lượng và hiệu quả của các hoạt động đổi mới. Các hoạt động
đổi mới ở đây đề cập đến sự sáng tạo, sự thích nghi và chấp nhận các sản phẩm, qui trình
hoặc dịch vụ mới hoặc được cải tiến. Ở phạm vi doanh nghiệp hay tổ chức thì các hoạt
động này diễn ra nhằm giới thiệu các sản phẩm, qui trình hoặc dịch vụ mới hoặc được cải
9
tiến nhằm tăng năng suất, lợi nhuận hoặc thị phần, với mục tiêu cuối cùng là tăng tính cạnh
tranh của tổ chức mình trong khoảng thời gian dài.
Trong nghiên cứu của Uỷ ban châu Âu về Đổi mới thì cho rằng chính sách đổi mới khơng
đơn thuần chỉ tập trung vào NC&PT mà đúng hơn chính sách này tập trung vào các biện
pháp tốt nhất để thúc đẩy một môi trường có lợi cho đổi mới, đó là một mơi trường tạo điều
kiện để truyền bá tri thức và công nghệ trong hệ thống. Môi trường thể chế thuận lợi bao
gồm “nhu cầu” cho đổi mới: môi trường kinh tế vĩ mô, cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả,
liên kết khoa học-công nghệ tốt, tiếp cận đến nguồn vốn mạo hiểm và quản lý chun mơn
cho cho việc hình thành doanh nghiệp, điều kiện hình thành mạng lưới, cơ cấu hỗ trợ và
nền tảng giáo dục (EC, 2002a).
Tóm lại, từ những định nghĩa trên đây chính sách đổi mới có thể hiểu là những can thiệp
của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thúc đẩy cho sự thay đổi kinh tế có lợi
nhất, khuyến khích sự phát triển nguồn nhân lực, nảy sinh những ý tưởng mới và hiện thực
hoá những ý tưởng mới này thành các sản phẩm, qui trình và dịch vụ.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng “chính sách đổi mới” khơng phải là một chính sách mới,
độc lập như chính sách NC&PT, chính sách giáo dục, chính sách thương mại, chính sách
đầu tư và tài chính,… mà đúng hơn nó là “một tập hợp thành hệ thống” các chính sách, và
làm thế nào để tập hợp các chính sách thành phần thành chính sách đổi mới là vấn đề cần
được nghiên cứu và xem xét.
1.2. Tầm quan trọng của chính sách đổi mới
Những minh chứng kinh tế cơ bản cho chính sách đổi mới:
Ngày nay khi xem xét chính sách đổi mới các nhà hoạch định chính sách thường đề cập đến
hai minh chứng kinh tế cơ bản là thất bại thị trường và thất bại hệ thống (Metcalfe, 2000);
Thất bại thị trường: Từ những nghiên cứu về đổi mới và chính sách đổi mới, một số
nguyên nhân mà thị trường thất bại trong việc sản xuất và sử dụng tri thức đó là: (i) tính
khơng chắc chắn và rủi ro trong các hoạt động NC&PT; (ii) sự thất bại trong thực hiện đổi
mới và tri thức mới một cách hiệu quả; (iii) những sai lệch thông tin trong nền kinh tế; (iv)
sự thất bại trong việc hiện thực hoá giá trị của tri thức đối với tăng trưởng kinh tế; (v) sự
đánh giá khơng đúng mức về hàng hố cơng nghệ trong chiến lược kinh doanh của các
doanh nghiệp.
10
Hai nguyên nhân đầu có thể thấy rõ qua hành vi của các doanh nghiệp đối với NC&PT.
Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với nguồn lực hạn chế hoặc là khơng mặn
mà hoặc là đầu tư ít hơn vào NC&PT so với các doanh nghiệp lớn. Thứ hai, nhận thức của
các doanh nghiệp về tính chất hàng hố cơng của tri thức. Các doanh nghiệp cho rằng tri
thức là một hàng hố cơng mà có thể “lan toả” đến mọi doanh nghiệp và do vậy họ không
cần đầu tư và dẫn đến mức đầu tư vào NC&PT và đổi mới dưới “ngưỡng” cần thiết.
Nguyên nhân thứ ba đó là sự khác nhau lớn về thơng tin giữa người phát minh (inventor) và
nhà đầu tư (investor). Điều này là dễ hiểu bởi vì những giao dịch thị trường hiệu quả phụ
thuộc vào quyền sở hữu của tài sản giao dịch. Ngun nhân thứ tư là tính khơng chắc chắn
về lợi ích, sự cơng bố tri thức mới của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp cạnh tranh
về các cơng nghệ mới thì chiến lược của họ thơng thường sẽ ngăn cản sự phổ biến tri thức
mà đem đến cho họ một lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Nguyên nhân cuối cùng liên
quan đến triển vọng của xã hội và đến lợi ích xuất phát từ những hàng hố và dịch vụ nhất
định mà những lợi ích này khơng được thừa nhận để chúng có thể hoặc là phát triển hoặc là
báo hiệu cho thị trường (Gustafsson et al., 2006:3).
Để giải quyết vấn đề thất bại trong thị trường, chính phủ các nước có thể đưa ra nhiều biệp
pháp chính sách, cơ chế khuyến khích khác nhau cho việc sản xuất và sử dụng tri thức, tăng
cường lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội như: hình thành hệ thống sở hữu trí tuệ thích hợp
để công nhận những người sản xuất tri thức về những chi phí cho việc khám phá và cùng
thời gian là phổ biến tri thức cũng như tăng cường kho tàng tri thức của nhân loại; hỗ trợ
đầu tư vào NC&PT thơng qua các cơng cụ tài chính hoặc hỗ trợ trực tiếp; hình thành các
loại “tổ chức NC&PT đặc biệt” để tăng cường khả năng tiếp cận đến tri thức mới cho các
doanh nghiệp; hỗ trợ các trường đại học và các viện NC&PT khám phá tri thức khoa học
mới.
Thất bại hệ thống: đổi mới không phải là một quá trình tuyến tính từ khoa học đến thị
trường mà là một hệ thống phức tạp bao gồm rất nhiều các nhân tố khác nhau. Hệ thống đổi
mới là một tập hợp các tổ chức tương tác với nhau với các chức năng sản xuất, thông tin và
lưu trữ tất cả các nhân tố tri thức đặc biệt đòi hỏi trong quá trình đổi mới (Nelson, 1993;
Freeman, 1987; Edquist, 1997; Carlsson, 1995; Lundvall, 1992). Bởi vì hệ thống được hình
thành từ những nhân tố và do có tương tác giữa các nhân tố nên sự thất bại hệ thống sẽ xuất
hiện. Một sự thất bại hệ thống phát sinh bất kỳ lúc nào khi việc tiếp cận đến tri thức cần
thiết bị ngăn cản hoặc là do tổ chức sản xuất ra tri thức hay tiếp cận đến tri thức đó bị thất
11
bại hoặc là những liên kết thông tin ý tưởng giữa các tổ chức tương ứng thất lạc hay hoạt
động khơng hiệu quả (Gustafsson, et al., 2006:7). Như vậy chính sách đổi mới trở thành
vấn đề trong việc thiết kế thể chế, trong việc xây dựng năng lực xã hội thích hợp để hiện
thực hố tiềm năng cho phát triển. Các doanh nghiệp rõ ràng là nhân tố then chốt (trực tiếp
hay gián tiếp) thơng qua vai trị của họ như những người sử dụng công nghệ và cung cấp
công nghệ trong q trình đổi mới, bên cạnh đó các trường đại học, các viện NC&PT, các
phịng thí nghiệm, các tổ chức xã hội và các công ty tư vấn. Thực sự trong bất kỳ nền kinh
tế dựa trên tri thức nào cũng tồn tại một mạng lưới các tổ chức đóng góp cho q trình đổi
mới.
Từ những minh chứng kinh tế trên đây cho thấy việc hình thành một chính sách đổi mới
tồn diện, điều hành và thực hiện một cách hiệu quả sẽ:
•
Tăng cường khả năng truyền bá tri thức và cơng nghệ;
•
Đảm bảo tiến trình chuyển tri thức và cơng nghệ thành những lợi ích kinh tế và xã
hội lớn nhất;
•
Tăng cường năng lực đổi mới, duy trì một nền tảng tri thức mạnh mẽ;
•
Khuyến khích đầu tư vào đổi mới, tối ưu hoá chi tiêu khu vực cơng cho NC&PT;
•
Giảm thiểu những rào cản trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp dựa trên
cơng nghệ mới, doanh nghiệp đổi mới.
1.3. Q trình phát triển chính sách đổi mới
Khi phân tích q trình phát triển chính sách đổi mới của mỗi quốc gia, các khía cạnh sau
đây cần được nhìn nhận xem xét:
1.3.1. Quá trình hoạch định chính sách đổi mới
Như trên đã chỉ ra, chính sách đổi mới không chỉ tập trung vào NC&PT mà đúng hơn là tập
trung vào vấn đề làm thế nào để thúc đẩy mơi trường có lợi cho đổi mới, đó là mơi trường
tạo điều kiện cho truyền bá tri thức trong hệ thống. Chính sách nên chú ý vào những điều
kiện khung, bao gồm “nhu cầu” cho đổi mới: môi trường kinh tế vĩ mô định hướng tăng
trưởng và ổn định, cạnh tranh hiệu quả, liên kết khoa học-công nghiệp mạnh mẽ, tiếp cận
với nguồn vốn mạo hiểm, dnKH&CN, cũng như những điều kiện hình thành mạng lưới
12
quan hệ, hệ thống trợ giúp và cơ sở hạ tầng giáo dục (chẳng hạn cung cấp những nhà khoa
học). Tất cả những điều này gói gọn trong một mơi trường thể chế thuận lợi (EC, 2002:10).
Một vấn đề quan trọng khác đó là việc điều phối chính sách đổi mới. Việc điều phối này có
thể diễn ra ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, địa phương và một số tổ chức chịu trách
nhiệm về vấn đề này. Đây chính là cách thức mà các thành phần khác nhau của hệ thống
đổi mới thảo luận. Điều quan trọng là làm thế nào để “ghép nối” các chính sách khác nhau
ảnh hưởng đến đổi mới trong một đề xuất chính sách chung.
Một khía cạnh khác của q trình điều phối này là việc xác định rõ trách nhiệm ở mức độ
bộ quản lý. Một số quốc gia thành lập các cơ quan riêng, một số quốc gia thay đổi lại cơ
cấu bộ nhằm vào việc điều phối chính sách đổi mới.
Bên cạnh sự điều phối ở cấp bộ, cơ chế tư vấn là một khía cạnh quan trọng khác của q
trình điều phối. Chức năng của nó là tăng cường sự nhận thức, giới thiệu những quan điểm
mới trong hệ thống. Cơng cụ dự báo có thể giúp cho việc giành được mục tiêu này cũng
như có thể đóng góp cho việc thúc đẩy một tầm nhìn tồn diện làm nền tảng chung cho q
trình điều phối. Bên cạnh đó cũng có những cơng cụ khác phát triển những đề xuất nghiên
cứu, tổ chức hội thảo bàn tròn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, v.v…
Chiều hướng vùng trong thực hiện đổi mới cùng cần được xem xét trong quá trình điều
phối. Điều này đòi hỏi những cải tiến để tránh cơ chế tập trung hành chính và cục bộ địa
phương. Có 3 vấn đề cần xem xét về chính sách đổi mới ở cấp độ vùng: xây dựng những
thủ tục phù hợp để giải quyết những vấn đề như điều phối chính sách nghiên cứu vùng; đưa
ra sự xác định rõ ràng về năng lực của các vùng khác nhau và xây dựng liên minh giữa các
vùng, địa phương; phát triển sự hợp tác giữa môi trường trung ương và vùng theo phương
thức thúc đẩy điều phối chính sách đổi mới.
Đánh giá là một công cụ quan trọng trong việc cải tiến liên tục chính sách đổi mới và điều
phối chính sách. Việc này khơng nên làm một lần mà phải được tiến hành thường xuyên để
có những điều chỉnh thích hợp.
1.3.2. Mơi trường cho đổi mới
•
Đơn giản hố các thủ tục hành chính
Đơn giản hố các thủ tục hành chính là vấn đề mấu chốt của nhiều quốc gia, chính vì vậy
các quốc gia tìm mọi cách để khắc phục khiếm khuyết này, làm thể nào cải thiện chất lượng
13
những quy định luật pháp, loại bỏ những gánh nặng không cần thiết mà cản trở sự phát
triển của doanh nghiệp nói chung và SMEs nói riêng. Một số kinh nghiệm chỉ ra rằng, việc
sử dụng thích hợp những dịch vụ hỗ trợ có thể cải thiện đáng kể tính cạnh tranh của doanh
nghiệp. Những biện pháp thường được sử dụng trong một số nước là dịch vụ thông tin
chuyên nghiệp, dịch vụ thông tin pháp luật, dịch vụ đào tạo, dịch vụ thị trường chứng
khoán, vốn vay, bảo lãnh vốn vay,…
•
Sở hữu trí tuệ (SHTT)
SHTT và sử dụng sáng chế là một vấn đề quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách,
đặc biệt là các nước phương Tây. Sáng chế có thể khuyến khích đổi mới theo 2 cách: thứ
nhất, đưa đến khả năng khai thác một công nghệ mới và thứ hai phổ biến đến công chúng
những thông tin chi tiết liên quan đến những phát minh. Việc cơng bố này nhằm mục đích
thơng báo cơng nghệ - thành quả sáng tạo cụ thể đã có chủ, và việc công khai này giúp cho
những người khác tránh được những nghiên cứu trùng lặp, tìm kiếm các hướng giải quyết
tốt hơn, đồng thời cung cấp cho các nhà nghiên cứu về các hướng phát triển mới của công
nghệ, những ý đồ sáng tạo mới làm cơ sở cho việc nảy sinh các sáng chế mới, công nghệ
mới. Cứ như vậy, mỗi quyền cơng nghệ được xác lập thì tri thức công nghệ của xã hội được
đổi mới thêm, xã hội không phải mất công sức, thời gian chi phí cho việc tìm kiếm cơng
nghệ đã được tìm ra, giảm các chi phí do nghiên cứu trùng lặp, xây dựng các hướng nghiên
cứu mới từ các giải pháp kỹ thuật đã được công bố.
Trong nền kinh tế định hướng đổi mới, việc đổi mới công nghệ để cạnh tranh và tăng lợi
nhuận càng trở nên gay gắt đòi hỏi một hệ thống bảo hộ SHTT hữu hiệu và chặt chẽ để
ngăn chặn sự cạnh tranh hỗn loạn, không trung thực, đồng thời kích thích năng lực cơng
nghệ nội sinh.
•
Các biện pháp tài chính cho đổi mới
Các nhà hoạch định và phân tích chính sách đều thừa nhận rằng những khó khăn về tài
chính cho đổi mới là rất phổ biến, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNC,
dnKH&CN. Khoảng 2 thập niên gần đây chính phủ nhiều nước đã tìm kiếm các biện pháp
chính sách khác nhau để bổ sung nguồn tài chính phục vụ đổi mới từ khu vực tư nhân,
chẳng hạn như vốn đầu tư mạo hiểm (ĐTMH), nhà bảo trợ kinh doanh (business angel) và
một số hình thức khác. Vai trị của ĐTMH thể hiện ở:
14
(i) Vai trị cung cấp nguồn tài chính: Những cơng nghệ mới tiềm năng thường là kết quả
của quá trình nghiên cứu. Để biến những công nghệ mới tiềm năng đó mang lại giá trị kinh
tế thì cơng nghệ tiềm năng đó cần phải qua giai đoạn thử nghiệm kỹ thuật (xem mức độ
thành công của công nghệ mới) và thử nghiệm kinh tế (xem sản phẩm và/hoặc dịch vụ đó
có được thị trường chấp nhận hay khơng và mức độ chấp nhận đến đâu). Giai đoạn thử
nghiệm này chứa đựng nhiều rủi ro và chính sự khơng chắc chắn của việc ứng dụng công
nghệ mới đã làm cho những người có ý tưởng cơng nghệ mới khó tiếp cận đến nguồn tài
chính truyền thống (ngân hàng) để hiện thực hố ý tưởng của mình. Trong bối cảnh đó
ĐTMH có thể xem là giải pháp thay thế hữu hiệu. Nguồn vốn này đặc biệt hữu hiệu cho các
doanh nghiệp đổi mới, dnKH&CN nhất là những giai đoạn đầu trong vòng đời phát triển
doanh nghiệp.
(ii) Vai trò hỗ trợ kinh doanh: Ngồi việc cung cấp vốn, ĐTMH cịn hỗ trợ cho các ý tưởng
cơng nghệ đó đi vào cuộc sống thơng qua việc tư vấn về quản lý, thị trường,… nhờ vào
kinh nghiệm kinh doanh của các nhà quản lý ĐTMH. Nguyên nhân là do những người có ý
tưởng sáng tạo thường là những nhà khoa học, nghiên cứu viên nên họ ít có kinh nghiệm về
quản lý và thị trường và những vấn đề liên quan khác trong kinh doanh.
Một số cơng cụ tài chính khác như khuyến khích thuế, tín dụng, hỗ trợ tài chính trực tiếp
(thơng qua các chương trình) cũng được sử dụng trong nhiều quốc gia châu Âu để thúc đẩy
việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp đổi mới, dnKH&CN.
1.3.3. Truyền bá tri thức trong nền kinh tế
•
Hợp tác giữa khoa học và cơng nghiệp
Đổi mới thành công tuỳ thuộc vào việc tạo ra các ý tưởng và tri thức mới. Các ý tưởng và
tri thức mới lại tuỳ thuộc vào sự tồn tại của nền tảng khoa học đa dạng và vững chắc với
các cơ sở nghiên cứu hiện đại. Tuy nhiên, quan điểm liên kết giữa người sản xuất tri thức
và công nghệ với người sử dụng (người chuyển tri thức và cơng nghệ này thành các sản
phẩm, qui trình và dịch vụ đổi mới) theo một qui trình tuyến tính khơng còn phù hợp. Việc
tạo ra tri thức, sự chuyển giao và hấp thu đang thay đổi từ một quá trình tuyến tính đến một
q trình “xốy ốc”, phi tuyến và được biết đến trong cách tiếp cận hệ thống (nơi mà
chuyển giao tri thức diễn ra không ngừng và hai chiều). Kịch bản này làm gia tăng vai trò
của khu vực doanh nghiệp: vừa là người sử dụng công nghệ vừa là người trung gian chuyển
15
nhu cầu thị trường thành các vấn đề nghiên cứu. Những rào cản hợp tác giữa khu vực hàn
lâm và cơng nghiệp đang nhỏ dần.
(i)
Các biện pháp chính sách trực tiếp nhằm khuyến khích hợp tác giữa trường ĐH/viện
NC&PT và doanh nghiệp hoặc thúc đẩy việc sử dụng các kết quả nghiên cứu,
khuyến khích sinh viên, NCV và nhà khoa học làm việc cùng nhau hoặc khuyến
khích sự lưu chuyển nhân lực giữa các tổ chức hoặc các ngành, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp từ trường ĐH/viện NC&PT,
khuyến khích sự đối thoại giữa người sản xuất và sử dụng công nghệ (các diễn đàn
liên ngành và ngành, câu lạc bộ công nghệ,...).
(ii)
Các biện pháp chính sách gián tiếp như hình thành và phát triển công viên khoa học,
thung lũng công nghệ, cực công nghệ, trung tâm xuất sắc, v.v…cũng là những biện
pháp thích hợp của việc liên kết chặt chẽ giữa khu vực hàn lâm và cơng nghiệp.
•
Cùng tiến hành nghiên cứu (khu vực hàn lâm và khu vực công nghiệp)
Trường ĐH/viện NC&PT và doanh nghiệp cùng nhau hợp tác nghiên cứu một dự án/một
vấn đề cùng một lúc sẽ giải quyết được nhiều mục đích. Thứ nhất, việc tham gia tích cực
vào dự án trong một lĩnh vực nhất định, doanh nghiệp sẽ giành được tri thức cần có để có
thể hiểu và đồng hoá được những khám phá từ người khác, từ đó họ sẽ đưa ra xã hội những
sản phẩm/ dịch vụ với giá trị gia tăng. Thứ hai, trường ĐH/viện NC&PT thu nhận được
những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, biết cách giải quyết những vấn đề mà thực tế đặt
ra. Thêm nữa nhà nước giảm bớt phần ngân sách cần đầu tư cho vấn đề mà thực tế xã hội
đang đặt ra.
•
Lưu chuyển cán bộ (NCV, nhà khoa học và kỹ sư)
Lưu chuyển cán bộ khoa học là biện pháp chính sách đặc biệt quan trọng. Biện pháp chính
sách này nhằm vào chuyển giao tri thức thơng qua dòng lưu chuyển đội ngũ cán bộ. Sự lưu
chuyển cán bộ là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự học hỏi giữa các tổ
chức cũng như truyền bá tri thức và công nghệ giữa khu vực khoa học và khu vực công
nghiệp trong một quốc gia thậm chí truyền bá tri thức từ các quốc gia phát triển đến các
quốc gia đang phát triển.
•
Hình thành và phát triển dnKH&CN
16
DnKH&CN có vai trị quan trọng như một kênh thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo việc
làm, tăng trưởng và đổi mới (Tuyên, 2005: 13). DnKH&CN cũng thường đi kèm với sản
xuất giá trị gia tăng cao và thành công trên thị trường thế giới. Thêm nữa các hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do các doanh nghiệp này thực hiện cũng tạo
ra hiệu ứng lan toả đem lại lợi ích cho các ngành cơng nghiệp khác mà tiếp đó dẫn đến sản
phẩm và qui trình mới hơn, tăng năng suất và tăng trưởng doanh nghiệp (EC, 2003: 5). Các
biện pháp chính sách thúc đẩy việc hình thành và phát triển dnKH&CN là rất cần thiết và
quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Các biện pháp này trước hết khuyến khích sự tạo ra
các ý tưởng từ nghiên cứu, phát triển các dự án kinh doanh, chuyển ý tưởng thành các kế
hoạch kinh doanh cụ thể, sau đó tạo những điều kiện thuận lợi hay hỗ trợ cho sự phát triển
(đặc biệt là giai đoạn khởi nghiệp và giai đoạn phát triển sớm trong vòng đời phát triển của
dnKH&CN). Những nghiên cứu ở châu Âu đã chỉ ra 3 rào cản lớn nhất để hình thành và
phát triển dnKH&CN đó là thiếu văn hố kinh thương, thiếu đào tạo những kỹ năng kinh
thương và thiếu vốn mạo hiểm.
•
Chính sách thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và chuyển giao cơng nghệ
nước ngồi
Thương mại là một kênh quan trọng đối với việc truyền bá tri thức thông qua những công
việc liên quan đến hàng hố nước ngồi. Thêm nữa việc nhập khẩu một loại hàng hố tiên
tiến về mặt cơng nghệ có thể bắt đầu cho sự học hỏi và cho phép các nhà sản xuất trong
nước chế tạo một sản phẩm tương tự với chi phí thấp hơn. Như vậy có thể nói rằng có một
sự liên kết chặt chẽ giữa truyền bá tri thức và nhập khẩu (kể cả trực tiếp và gián tiếp thông
qua nước thứ ba) (Theisens và Kersting, 2004: 373).
FDI thường liên quan đến chuyển giao tri thức (ẩn/ngầm) từ một quốc gia đến một quốc gia
khác và như vậy có thể nói FDI là một kênh quan trọng tiềm năng đối với việc truyền bá tri
thức quốc tế.
Ngoài những đóng góp của FDI cho nguồn vốn đầu tư trong nước, đối với nguồn thu ngân
sách và các cân đối vĩ mô cũng như tạo việc làm (CIEM, 2005: 11). Những bằng chứng về
tầm quan trọng của FDI như một kênh chuyển giao tri thức và lan toả công nghệ quốc tế đã
được nhiều học giả trên thế giới chứng minh. FDI bên ngồi (từ các cơng ty đa quốc gia)
xem như kênh cung cấp nền tảng công nghệ nước ngồi và ngược lại FDI bên trong đóng
góp vào sự lan toả công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động từ
17
đó làm tăng năng lực sản xuất cũng như tăng năng lực xuất khẩu của các công ty trong
nước.
Đối với các nước phát triển có trình độ cơng nghệ cao thì doanh nghiệp FDI hoạt động với
mục tiêu nắm bắt cơng nghệ mới của nước nhận thay vì chuyển giao hay phổ biến công
nghệ. Mặc dù vậy hoạt động của các doanh nghiệp FDI vẫn tạo ra áp lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong nước, làm giảm chi phí biên của doanh nghiệp trong nước và kết quả là
nguồn lực trong nước được phân bổ hiệu quả hơn (CIEM, 2005: 31).
•
Vườn ươm doanh nghiệp cơng nghệ
Vườn ươm doanh nghiệp tập trung vào các doanh nghiệp mới với những hoạt động dựa trên
công nghệ mới hoặc công nghệ tiên tiến. Vườn ươm đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia,
có vai trị như cơng cụ chính sách phát triển trong nhiều nước phương Tây từ cuối những
năm 1970. Một số nước như Anh, Pháp, Đức và Ý đã coi vườn ươm doanh nghiệp công
nghệ như một phương tiện tạo việc làm thơng qua hình thành các doanh nghiệp đổi mới và
thương mại hố các kết quả nghiên cứu. Nói chung, vườn ươm doanh nghiệp cơng nghệ có
thể coi như một phương tiện (i) tăng trưởng và phát triển kinh tế: các vườn ươm đóng vai
trị như nơi “thử nghiệm” tạo điều kiện cho việc chuyển hoá các kết quả nghiên cứu thành
các sản phẩm và dịch vụ thương mại, cung cấp mơi trường đào tạo những người có tinh
thần kinh thương ban đầu, đồng thời vườn ươm cịn có vai trò tăng cường sự truyền bá các
kỹ năng kỹ thuật cho thị trường lao động địa phương. Bên cạnh đó vườn ươm cịn có thể
giúp tăng cường việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có thơng qua mạng lưới liên kết với
các thể chế đầu tư; (ii) các vườn ươm trong trường ĐH/viện NC&PT cịn có vai trị thúc
đẩy q trình thương mại kết quả nghiên cứu thơng qua việc hình thành các dnKH&CN từ
vườn ươm này, phổ biến các bí quyết kỹ thuật từ trường ĐH/viện NC&PT đến SMEs. (iii)
tạo việc làm mới; (iv) thu hút đầu tư và khuyến khích văn hóa kinh thương.
•
Cực/khu cơng nghệ
Cực công nghệ (technopolis) là một tụ điểm phát triển về cơng nghệ và trước hết là CNC.
Nó có vai trị khuyến khích sự hình thành và phát triển doanh nghiệp dựa trên tri thức, dựa
trên KH&CN và các tổ chức khác có trụ sở ở đó, đồng thời cực cơng nghệ còn hỗ trợ mạnh
mẽ cho CGCN và tăng cường kỹ năng kinh doanh và quản lý công nghệ. Như vậy có thể
nói cực cộng nghệ là một khái niệm rộng, bao hàm tất cả các khái niệm như công viên
nghiên cứu, trung tâm đổi mới,…là một tổ hợp chủ yếu định hướng công nghệ, dựa trên tài
18
sản cơng nghệ. Về quan điểm cấu trúc thì trong cực cơng nghệ có sự hiện diện của trường
ĐH và hoặc viện NC&PT. Vai trị của cực cơng nghệ như sau:
(i)
Như một công cụ cho sự phát triển địa phương thể hiện qua việc hỗ trợ các doanh
nghiệp mới. Điều này có thể lấy ví dụ qua sự thành cơng của thung lũng Silicon nhờ
một phần đóng góp của Cơng viên nghiên cứu Stanford. Như vậy cực công nghệ là
những điểm nút trong mạng lưới các thể chế kinh tế của một quốc gia.
(ii)
Tạo cơ hội việc làm.
(iii)
Tác nhân đối với CGCN. Vai trị này của cực cơng nghệ dựa trên lý thuyết là việc
đưa các nhà nghiên cứu và nhà kinh doanh đến vị trí gần nhau hơn sẽ tăng cường
CGCN và các cơ hội phát triển. Nhưng CGCN từ nhà nghiên cứu đến nhà kinh
doanh không đơn giản chỉ là sự trao đổi thông tin về công nghệ mới mà là kết quả
của sự liên lạc chặt chẽ và liên tục giữa 2 bên. Những thông tin phản hồi từ kinh
doanh đóng một vai trị cần thiết trước, trong và sau hoạt động CGCN và những
thông tin phản hồi này có thể khơng bị thất lạc trong trường hợp khoảng cách địa lý
gần nhau và những cản trở thể chế cản trở sự trao đổi thông tin và những tương tác
trực tiếp hiệu quả. Bên cạnh đó những nhân tố khác cũng đóng vai trị quan trọng
cần được xem xét trong quá trình CGCN từ trường đại học đến SMEs, đó là sự thiếu
nhận thức về những địi hỏi từ khu vực kinh doanh đối với các nghiên cứu viên và
nhà khoa học, sự không thoả mãn hợp tác giữa nghiên cứu viên với doanh nghiệp.
Mặt khác, CGCN từ trường đại học đến các doanh nghiệp có thể xuất hiện thậm chí
khơng có sự tương tác trực tiếp giữa nhà nghiên cứu và nhà kinh doanh thông qua
các thể chế trung gian là tư vấn, môi giới công nghệ.
(iv)
Cực công nghệ như một trung tâm đổi mới. Cực cơng nghệ có vai trị trong việc
khuyến khích đổi mới thông qua sự tương tác và trao đổi qua lại làm giàu thêm ý
tưởng của nhà khoa học và nhà kinh doanh.
•
Trung tâm đổi mới
Trung tâm đổi mới là sự khởi xướng cho việc xây dựng năng lực dựa trên các kế hoạch
ươm tạo. Mục tiêu của trung tâm là giúp cho các doanh nghiệp CNC mới tồn tại qua các
giai đoạn đầu (khởi nghiệp, tăng trưởng sớm) trong vòng đời phát triển doanh nghiệp. Các
thành viên của trung tâm đổi mới tiếp cận đến phương tiện nghiên cứu, phát triển và thiết bị
19
từ các trung tâm nghiên cứu, trường đại học. Các doanh nghiệp được xem như thành viên
của trung tâm đổi mới phải tập trung vào CNC.
•
Cơng viên khoa học/nghiên cứu và thành phố khoa học
Một cơng viên trong đó các hoạt động NC&PT là các hoạt động chi phối, các hoạt động
này hợp tác chặt chẽ với các phịng thí nghiệm, trường ĐH và hoặc viện NC&PT trong
cùng một vị trí hoặc những vị trí gần đó thì gọi là công viên khoa học/nghiên cứu. Khi mà
công viên mở rộng qua một vùng địa lý rộng thì được gọi là thành phố khoa học.
•
Trung tâm xuất sắc
Trung tâm xuất sắc là những thể chế nhằm vào việc trình diễn những tiến bộ khoa học trong
các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, NC&PT kể cả những mối quan hệ mạnh mẽ giữa khu
vực hàn lâm và khu vực công nghiệp. Tại đây tri thức, nghiên cứu ứng dụng và trợ giúp kỹ
thuật được sử dụng để tăng cường và thúc đẩy các doanh nghiệp định hướng tăng trưởng và
cơng nghệ.
Ví dụ điển hình đó là chương trình các trung tâm xuất sắc của Utah được xây dựng để thúc
đẩy thương mại hố các sản phẩm là các cơng nghệ tiên tiến nhất xuất phát từ các trường
ĐH/viện NC&PT. Điều này được thực hiện thông qua các biện pháp như tài trợ cho nghiên
cứu ở các trường ĐH, cấp li-xăng cho các cơng nghệ đã có sáng chế, thành lập các doanh
nghiệp KH&CN, phát triển sản phẩm mới và xây dựng đội ngũ cán bộ có kỹ năng. Đến nay
chương trình đã thành lập được 77 trung tâm và hằng trăm các doanh nghiệp CNC và trở
thành quốc gia đi đầu trong việc thương mại hố cơng nghệ đối với phát triển kinh tế ở tầm
quốc gia.
Một ví dụ khác của mơ hình trung tâm xuất sắc là Viện cơng nghệ Ấn độ. Chức năng của
viện này là cung cấp các nhà khoa học, cơng nghệ có năng lực cao tham gia vào nghiên
cứu, thiết kế và phát triển trong một số lĩnh vực công nghệ. Viện này đã đạt được những kết
quả nhất định trong việc đào tạo kỹ sư, giáo sư trong các lĩnh vực như không gian, năng
lượng ngun tử, viễn thơng và NC&PT quốc phịng với mức độ cạnh tranh quốc tế.
•
Phát triển chùm và mạng lưới quan hệ
Ở những nước phát triển cũng như đang phát triển, SMEs ngày càng được chú ý nhiều hơn.
Điều này là do vai trò tiềm năng tăng trưởng và tạo việc làm mà SMEs đem lại.
20
Tuy vậy, có một điều mà SMEs nhất là SMEs ở những nước đang phát triển gặp phải đó là
quy mơ nhỏ, thiếu vốn và khơng có khả năng tăng vị trí của mình trong chuỗi giá trị bậc
thang cơng nghệ. Những yếu tố hạn chế phát triển SMEs bao gồm:
-
Nguyên liệu và phụ kiện: do thiếu nhà cung cấp trong nước, hoặc khơng có khả năng
nhập khẩu từ nước ngồi;
-
Tài chính: do sự phân biệt đối xử của ngân hàng hoặc do chi phí tốn kém vì ngân hàng
phải làm việc với nhiều SMEs;
-
Công nghệ: hoặc do công nghệ phải nhập, hoặc do chi phí đầu tư ban đầu quá cao đối
với doanh nghiệp;
-
Thị trường sản phẩm: hoặc do thiếu mối quan hệ với các nhà thương gia trên thị trường,
hoặc khơng có khả năng tiếp thị một cách có hiệu quả cũng như khả năng quảng cáo
cho sản phẩm;
-
Quản trị: do tiếng nói chính trị hạn chế và khả năng đàm phán yếu của SMEs.
Đối với SMEs hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, những rào cản này rất khó
vượt qua. Tuy vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vấn đề không phải ở quy mô
vừa và nhỏ của các doanh nghiệp này mà do “vị trí đơn độc” của nó. Đây chính là chỗ để
chùm và mạng lưới quan hệ có thể phát huy tác dụng.
Chùm là một nhóm các doanh nghiệp được tập trung theo ngành và theo không gian.
Ngược lại một mạng lưới quan hệ là tập hợp các doanh nghiệp không nhất thiết phải ở cùng
một nơi nhưng họ hợp tác chặt chẽ với nhau. Cả 2 hình thức tạo nhóm này đều có thể giúp
SMEs có được lợi thế cạnh tranh.
Một số kinh nghiệm nổi tiếng về phát triển chùm công nghiệp ở Italy trong giai đoạn 19601970 đã chỉ ra sự tăng trưởng mạnh (vùng Đông Bắc và miền Trung Italy), những nơi này
vốn trước kia không được biết tới như là vùng có năng lực cơng nghiệp mạnh. Ở một số
khu vực các nhóm doanh nghiệp tạo chùm với nhau cố gắng thâm nhập vào những thị
trường xuất khẩu cạnh tranh về sản phẩm da giầy, dệt may và chế biến thực phẩm. Những
ngành công nghiệp cung cấp máy móc thiết bị cho những ngành nói trên cũng tạo được
những sự phát triển nhất định. Hơn nữa những doanh nghiệp này đã mở rộng sản xuất và
xuất khẩu vào thời điểm mà các doanh nghiệp lớn ở những nước châu Âu khác đang suy
21
thoái. Các nghiên cứu ở Italy kết luận rằng thành cơng đặc biệt trong q trình cơng nghiệp
hố này là do sự hình thành chùm và mạng lưới quan hệ của vùng.
Những ví dụ thành cơng của phát triển chùm không chỉ ở châu Âu và các nước phát triển
khác. Nhiều trường hợp cũng đã xuất hiện ở châu Á và châu Mỹ la tinh, mặc dù không nổi
tiếng như trường hợp của Italy. Chẳng hạn ngành luyện kim và dệt tập trung ở Ludhiana,
công nghiệp kim cương ở Surt (Ấn Độ). Một số chùm ở Pêru, Indonesia, Mehico, Brazil và
một số nước khác cũng chỉ ra những ví dụ điển hình.
•
Tăng cường năng lực hấp thu tri thức và công nghệ của SMEs
Tăng cường khả năng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs hấp thu tri thức và cơng
nghệ là một khía cạnh của hợp tác nghiên cứu, mặc dù vấn đề này không nhất thiết tuỳ
thuộc vào những quan hệ mạnh mẽ đang diễn ra giữa khu vực hàn lâm và khu vực công
nghiệp.
Tăng cường nhận thức và sử dụng các kỹ thuật quản lý đổi mới (IMT)
IMT có vai trị thúc đẩy liên kết giữa cơng nghệ và chiến lược kinh doanh và thúc đẩy các
doanh nghiệp chấp nhận những quan điểm nhìn trước. Bên cạnh đó vai trị của chứng nhận
ISO, HACCP, QS, v.v… cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc quản lý
chất lượng.
1.3.4. Nguồn nhân lực cho đổi mới và tinh thần đổi mới
Tăng cường nguồn nhân lực cho đổi mới nói chung và đổi mới cơng nghệ nói riêng là đặc
biệt quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện chính sách đổi mới. Các biện pháp chính
sách này có thể thực hiện thơng qua:
•
Cải tiến hệ thống đào tạo, tăng cường các chương trình đào tạo, chương trình phát triển
nguồn nhân lực phục vụ đổi mới;
•
Phát triển tinh thần kinh thương (entrepreneurship) và người có tinh thần kinh thương
(entrepreneur).
Khơng chỉ các nhà hoạch định chính sách mà cả các nhà nghiên cứu cũng đang quan tâm
đến vấn đề này. Tinh thần kinh thương được xem như một động cơ thúc đẩy sự năng động
và đổi mới nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng kinh tế (Báo cáo của Bộ kinh tế Hà lan, 2002:
9).
22
Người có tinh thần kinh thương được xem như người sáng tạo ra sự không ổn định và sự
phá huỷ có tính đổi mới và là những người sáng lập ra các doanh nghiệp mới hoặc là người
đổi mới. Nói một cách khác người có tinh thần kinh thương là cá nhân đưa ra những ý
tưởng mới và thực hiện những ý tưởng này nhưng không đảm bảo sự chắc chắn về kết quả
đạt được. Điều này có nghĩa là người có tinh thần kinh thương là người sáng tạo ra sản
phẩm mới, các phương pháp sản xuất mới, các kế hoạch tổ chức mới và sự kết hợp mới
giữa thị trường và sản phẩm.
Tinh thần kinh thương là khả năng và sự sẵn sàng của các cá nhân để:
-
Hiểu được và tạo ra những cơ hội kinh tế mới (sản phẩm mới, phương pháp sản xuất
mới, kế hoạch tổ chức mới và sự kết hợp mới giữa thị trường và sản phẩm);
-
Giới thiệu những ý tưởng của họ ra thị trường, dám đương đầu với mạo hiểm, với mọi
trở ngại khác, ra những quyết định về bố trí, phương thức sử dụng nguồn lực cũng như
thể chế;
-
Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần.
Nghiên cứu của Bộ kinh tế Hà lan năm 2002 đã chỉ ra sự đóng góp của tinh thần kinh
thương đối với sự năng động và đổi mới nền kinh tế thơng qua các hình thức doanh nghiệp
đổi mới khác nhau: doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ (những doanh nghiệp tiến hành
các hoạt động NC&PT và người có tinh thần kinh thương được đào tạo có chất lượng về
công nghệ cao), spin-off và doanh nghiệp tăng trưởng nhanh (doanh nghiệp này chi cho
NC&PT không nhiều nhưng chúng tổ chức quá trình đổi mới hiệu quả hơn dẫn đến những
sản phẩm đổi mới thành cơng hơn.
Tóm lại, khi phân tích q trình phát triển chính sách đổi mới các khía cạnh sau cần được
xem xét: Q trình hoạch định chính sách đổi mới; Mơi trường cho đổi mới; Sự truyền bá
tri thức trong nền kinh tế; Nguồn nhân lực cho đổi mới và tinh thần đổi mới. Chương II
dưới đây sẽ phân tích q trình phát triển chính sách đổi mới của một số quốc gia châu Âu,
Hàn Quốc và Trung Quốc xem như những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình phát triển
chính sách đổi mới ở Việt Nam.
23
CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
2.1. Kinh nghiệm từ các quốc gia châu Âu
2.1.1. Hoạch định chính sách đổi mới
Về nhận thức, ngày nay hầu hết các nước phát triển của châu Âu và thậm chí một số nước
Đơng Âu đều nhận thức cao về đổi mới và ưu tiên cho đổi mới, thậm chí đổi mới được xem
như một chương trình nghị sự chính sách của chính phủ.
Xét theo khía cạnh hành chính, việc hoạch định và thực hiện chính sách đổi mới của các
quốc gia châu Âu cũng theo những cách tiếp cận khác nhau và có thể chia thành 3 cách tiếp
cận sau (EC, 2004:30,31):
-
Tiếp cận chức năng, hiện đại: xem xét đổi mới như một yếu tố cấu thành của chính sách
cơng và như vậy việc điều phối chính sách do một cơ quan cấp bộ chịu trách nhiệm.
Điển hình cho cách tiếp cận này là các nước Bắc Âu (Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan)
và Ai-rơ-len;
-
Tiếp cận truyền thống: xem xét đổi mới như là giai đoạn cuối cùng của q trình
NC&PT và do đó bộ kinh tế/cơng nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về chính sách đổi mới.
Điển hình cho cách tiếp cận này là Hà Lan, CHLB Đức, Italy và Tây Ban Nha.
-
Một số trường hợp riêng không thuộc 2 cách tiếp cận trên. Điển hình là Anh, Pháp, Hy
Lạp, Bỉ, Thuỵ Sỹ và một số quốc gia nhỏ khác.
Ở đây, cũng cần phải nhấn mạnh rằng chỉ riêng cơ cấu tổ chức “cứng” không tạo nên sự
khác biệt giữa các quốc gia mà đúng hơn là q trình hoạch định chính sách (theo cách tiếp
cận hệ thống với sự tham gia đầy đủ của các nhân tố cấu thành ở các giai đoạn khác nhau)
cũng như nội dung chính sách ban hành, điều phối và thực hiện chính sách.
Một điểm đáng quan tâm trong quá trình điều phối là việc phân định trách nhiệm quản lý
tương đương cấp bộ. Một số quốc gia thành lập các đơn vị riêng, một số quốc gia thay đổi
lại cơ cấu bộ nhằm vào việc điều phối chính sách đổi mới. Nhóm nước thứ nhất khơng có
sự phân tách giữa cơ quan xây dựng khung chính sách và cơ quan tổ chức thực hiện các
biện pháp chính sách; nhóm nước thứ hai thì Bộ kinh tế/cơng nghiệp chịu trách nhiệm trong
việc thiết kế chính sách và một cơ quan của chính phủ tổ chức thực hiện; nhóm nước thứ ba
24
với cấu trúc liên bang thì chính sách đổi mới là kết quả của sự phối hợp qua lại giữa cơ
quan chịu trách nhiệm của liên bang và bang (Áo, Thuỵ Sỹ).
2.1.2. Khn khổ luật pháp có lợi cho đổi mới
•
Đơn giản hố các thủ tục hành chính
Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đưa ra các biện pháp đơn giản hố các thủ tục hành
chính tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xã hội, nhanh chóng thương mại hố
các kết quả nghiên cứu nói chung và hình thành dnKH&CN nói riêng. Vùng Flanders,
Wallonia (Bỉ) đưa ra biện pháp chính sách “đơn giản hố các quy định và thủ tục hành
chính liên quan đến khách hàng”. Biện pháp này đưa ra đã giảm 25% các quy định, thủ tục,
và cố gắng hình thành chính sách “một cửa” cho việc hình thành dnKH&CN.
•
Sở hữu trí tuệ (SHTT)
Với sự nổi lên và phát triển rất nhanh của các cơng nghệ mới thì cơ chế SHTT đặc biệt là
sáng chế đang trở thành vấn đề cơ bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì đổi mới
và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường khi mà tri thức đang là vấn đề cốt lõi của lợi thế cạnh
tranh. Chính vì vậy SHTT là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định
chính sách đổi mới ở châu Âu: (i) khuyến khích SMEs áp dụng và khai thác SHTT; (ii) thay
đổi quyền sở hữu SHTT trong các viện NC&PT công một số vấn đề đặc biệt như SHTT
trong phần mềm máy tính và cơng nghệ sinh học.
Khuyến khích SMEs sử dụng SHTT được khẳng định là ưu tiên hàng đầu trong các nước
thành viên. Hầu hết các biện pháp chính sách nhằm tăng cường nhận thức về SHTT của
SMEs và thúc đẩy cơ sở hạ tầng SHTT. Tăng cường nhận thức với nhiều cánh tiếp cận khác
nhau để giảm thiểu những cản trở cho SMEs áp dụng các biện pháp SHTT như cung cấp cơ
sở dữ liệu điện tử, trợ giúp tài chính và một loạt các trợ giúp khác.
Thay đổi quyền sở hữu SHTT trong các viện NC&PT công cũng là một vấn đề được tranh
luận ở một số nước châu Âu. Một số nước hay vùng đã đưa ra các biện pháp chính sách về
vấn đề này. Điển hình là vùng Wallonia (Bỉ) thì các trường ĐH và viện NC&PT được giữ
quyền về SHTT từ các chương trình NC&PT do chính quyền vùng tài trợ. Tại Đức thì các
NCV trong các viện NC&PT công giữ 2/3 khoản lợi nhuận thu được từ SHTT.
25