Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Hoàn thiện pháp luật việt nam hiện hành về hợp đồng cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

HOµN THIÖN PH¸P LUËT VIÖT NAM HIÖN HµNH
VÒ HîP §åNG CéNG §åNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

HOµN THIÖN PH¸P LUËT VIÖT NAM HIÖN HµNH
VÒ HîP §åNG CéNG §åNG
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số

: 938 01 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Huy Cương

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

T¸c gi¶ luËn ¸n

Nguyễn Thị Thanh Thảo


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

8

1.1. Tiền đề đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

8

1.2. Phân loại nội dung nghiên cứu


8

1.3. Phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

9

1.4. Những thành tựu nghiên cứu cần kế thừa và những vấn đề cần

22

nghiên cứu tiếp
1.5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

24

1.6. Cơ sở lý thuyết

25

1.7. Phương pháp nghiên cứu

26

1.8. Những kết quả nghiên cứu mới của luận án

27

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG

32


VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG

2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, và ý nghĩa kinh tế, xã hội và

32

pháp lý của hợp đồng cộng đồng
2.2. Những nội dung pháp lý đặc thù của các loại hợp đồng cộng đồng

53

2.3. Điều kiện có hiệu lực và hiệu lực của hợp đồng cộng đồng

76

2.4. Cấu trúc, phương pháp điều chỉnh và nguồn của pháp luật hợp

81

đồng cộng đồng
Chương 3:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG

88

CỘNG ĐỒNG

3.1. Khái quát về thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng


88

cộng đồng
3.2. Thực trạng các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam liên
quan tới hợp đồng cộng đồng

96


3.3. Thực tiễn thi hành các qui định pháp luật về hợp đồng cộng

100

đồng ở Việt Nam hiện nay
3.4. Những bất cập chủ yếu và nguyên nhân của những bất cập chủ

111

yếu của pháp luật Việt Nam về hợp đồng cộng đồng
Chương 4: KIẾN NGHỊ MÔ HÌNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP

115

ĐỒNG CỘNG ĐỒNG

4.1. Sự cần thiết và định hướng về mô pháp luật về hợp đồng cộng

115


đồng ở Việt Nam hiện nay
4.2. Các kiến nghị về mô hình pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp

119

đồng cộng đồng
KẾT LUẬN

130

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC

133

GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

134


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án
Hợp đồng là một loại quyền lợi không có hạn định do được tạo lập
nên bởi ý chí của các đương sự. Tuy nhiên người ta có thể phân loại được
chúng dựa vào một số tiêu chí nhất định để thiết lập các qui chế pháp lý
riêng cho từng loại do các đặc điểm riêng có của những loại hợp đồng đó đòi
hỏi. Vì vậy bất kỳ pháp luật của nước nào cũng phân loại hợp đồng theo
nhiều cách thức khác nhau dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. Tuy nhiên, các
phân loại hợp đồng thường không được qui định đầy đủ, kể cả nhắc tên,
trong các Bộ luật Dân sự hoặc các đạo luật về hợp đồng của các nước trên

thế giới.
Trong số các loại hợp đồng được phân loại theo khoa học pháp lý, có
hợp đồng cộng đồng. Loại hợp đồng này có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc tổ chức đời sống của con người và được thể hiện dưới nhiều
dạng khác nhau mà pháp luật thực định của các nước không thể bỏ qua như:
thỏa ước lao động tập thể, nghị quyết của hội đồng trong các pháp nhân,
nghị quyết của hội nghị chủ nợ, hương ước…, nhưng thường không đưa ra
các qui tắc chung về chúng và không nhóm chúng trong cùng một phân loại
để được gọi là hợp đồng cộng đồng. Vì vậy, nhận thức chung về loại hợp
đồng này còn nhiều hạn chế về phương diện lý luận bởi thiếu sự khái quát
hóa. Hệ quả là các qui định về các dạng cụ thể của hợp đồng cộng đồng vẫn
có những khiếm khuyết liên quan tới vấn đề phân loại và tính đồng bộ, đồng
thời gây khó khăn cho thực tiễn tư pháp bởi thiếu gợi ý các giải pháp tổng
thể về loại hợp đồng này.
Pháp luật Việt Nam nói chung và Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt
Nam nói riêng cũng có nhưng thiếu sót như vậy. Hợp đồng cộng đồng có
nhiều đặc điểm khác biệt với các loại hợp đồng khác, nhưng lại có ý nghĩa rất

1


lớn trong đời sống xã hội hiện đại, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, thương
mại. Tuy nhiên, các đạo luật chuyên ngành lại không thể không có các qui
định chi tiết về các loại hợp đồng cộng đồng chuyên biệt do chính lĩnh vực
chuyên môn pháp lý đó đòi hỏi. Thế nhưng các qui định trong các đạo luật đó
lại không có một ý niệm thống nhất bởi không có khái niệm và nguyên tắc cơ
bản được đưa ra trong Bộ luật Dân sự năm 2015 - một Bộ luật nền tảng của
luật tư. Do đó thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan sẽ gặp phải những khó
khăn nhất định.
Trong thực tiễn xét xử hiện nay ở Việt Nam, các tranh chấp liên quan

tới hợp đồng cộng đồng thiếu đường lối giải quyết để bảo đảm sự thống nhất
và cũng thiếu ý tưởng nền tảng để có thể đưa ra được án lệ khả dụng. Trong
khi đó chưa có một công trình nghiên cứu nào có tính bao quát hay cơ bản về
hợp đồng cộng đồng ở Việt Nam. Các giáo trình giảng dạy pháp luật nói
chung và hợp đồng nói riêng rất hiếm khi nhắc tới thuật ngữ "hợp đồng cộng
đồng", lại càng ít nói tới lý luận về hợp đồng cộng đồng.
Do đó, nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng cộng đồng là một nhu cầu
hết sức cấp bách của khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
Bởi các lẽ nêu trên, tôi lựa chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật Việt
Nam hiện hành về hợp đồng cộng đồng" làm đề tài cho luận án tiến sĩ luật
học của tôi.
2. Giới thiệu sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong hầu hết các công trình nghiên cứu lớn về tổng thể pháp luật
hợp đồng của các nước theo truyền thống Civil Law đều có đề cập tới phân
loại hợp đồng mà trong đó có sự phân loại giữa hợp đồng cá nhân và hợp đồng
cộng đồng, điển hình là công trình nghiên cứu mang tên "Quebec Civil Law An Introduction to Quebec Private Law" của các tác giả John E. C. Brierley
và Roderick A. Macdonald xuất bản tại Emond Montgomery Publications

2


Limited, Toronto, Canada, năm 1993; và công trình mang tên "Elements of
Quebec Civil Law: A Comparison with the Common Law" chủ biên bởi
Aline Grenon and Louise Bélanger-Hardy xuất bản tại Thomson - Carswell,
Canada năm 2008. Các công trình này đã nêu rõ căn cứ phân loại hợp đồng
thành hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng, đồng thời chỉ ra một số đặc
điểm khác biệt của hợp đồng cộng đồng so với các loại hợp đồng khác, tuy
nhiên không khái quát hóa toàn bộ loại hợp đồng này từ nguyên tắc cho tới
các qui tắc chung nhất trong sự liên hệ một cách cụ thể tới các dạng hợp

đồng cộng đồng như thỏa ước lao động tập thể, nghị quyết của hội đồng
trong các pháp nhân, nghị quyết của hội nghị chủ nợ, và các thỏa thuận trong
các cộng đồng dân cư...
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hầu hết các công trình nghiên cứu chung về hợp đồng chỉ đề cập tới
các phân loại hợp đồng mà Bộ luật Dân sự có qui định cụ thể. Tuy nhiên, có
một số rất ít công trình nghiên cứu chung về hợp đồng đề cập tới phân loại
hợp đồng thành hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng, chẳng hạn như
công trình nghiên cứu của Vũ Văn Mẫu mang tên "Việt Nam Dân Luật lược
khảo, Quyển II - Nghĩa vụ và khế ước, Phần thứ nhất - Nguồn gốc của nghĩa
vụ", xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn năm 1963; và công trình mang tên
"Giáo trình luật hợp đồng phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học)" của
Ngô Huy Cương xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2013. Các công trình này cũng đã không khái quát đầy đủ các dạng của hợp
đồng cộng đồng có thể do không chủ trương nghiên cứu sâu về dạng hợp
đồng này. Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu về từng dạng biểu hiện
cụ thể của hợp đồng cộng đồng như nghiên cứu về thỏa ước lao động tập thể,
về nghị quyết của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, về hội nghị chủ nợ,
tuy nhiên bỏ qua các mối liên hệ với các nguyên tắc và qui tắc tổng quát của
hợp đồng cộng đồng.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý, không đi sâu
nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội liên quan tới hợp đồng cộng đồng nói chung
và từng loại hợp đồng cộng đồng cụ thể. Hướng nghiên cứu chủ yếu của luận
án là lý luận để xây dựng mô hình pháp luật chung về hợp đồng cộng đồng.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận pháp luật,
thực tiễn thi hành pháp luật và mô hình pháp luật Việt Nam hiện nay về hợp
đồng cộng đồng. Các thông tin, kiến thức theo kinh nghiệm nước ngoài và của
lịch sử pháp luật Việt Nam được trình bày trong nội dung nghiên cứu của luận
án chủ yếu để luận chứng cho các quan điểm của tác giả hướng tới các mục
đích nghiên cứu chủ yếu.
Luận án không đi sâu vào nghiên cứu hương ước và những loại hợp
đồng cộng đồng chuyên biệt khác ngoài thỏa ước lao động tập thể, nghị quyết
của hội đồng trong các pháp nhân (mà chủ yếu là các pháp nhân tư pháp), và
nghị quyết của hội nghị chủ nợ theo luật phá sản. Việc nhắc tới hương ước và
những loại hợp đồng cộng đồng chuyên biệt khác trong luận án (nếu có) chỉ
nhằm mục đích cho việc khái quát những đặc điểm và nguyên lý chung của
hợp đồng cộng đồng.
Luận án cũng không nghiên cứu về hợp đồng cộng đồng có yếu tố
nước ngoài. Tuy nhiên, trong luận án có thể nhắc tới những vấn đề pháp lý bị
giới hạn ở đây nhưng với mục đích riêng của một mối liên hệ cụ thể.
Luận án chủ yếu phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam,
cũng như kiến nghị hoàn thiện liên quan tới Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật
Lao động năm 2012, Luật Doanh nghiệp năm 2014, và luật Phá sản năm
2014. Các đạo luật khác, cũng như các văn bản dưới luật, nếu được đề cập tới,
chỉ nhằm làm rõ hơn cho các phân tích, đánh giá, nhận định hay kiến nghị liên
quan tới các đạo luật liệt kê ở trên.

4


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án
Trong khuôn khổ đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã nêu trên,

luận án có các mục đích sau:
Mục đích thứ nhất, nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu lý luận về hợp
đồng cộng đồng;
Mục đích thứ hai, đánh giá đúng thực trạng pháp luật liên quan tới từng
loại hợp đồng cộng đồng chuyên biệt (trừ hương ước và những loại hợp đồng
cộng đồng chuyên biệt khác hay hợp đồng cộng đồng có yếu tố nước ngoài);
Mục đích thứ ba, kiến nghị những định hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam theo hướng xây dựng mô hình pháp luật về hợp đồng
cộng đồng.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về hợp đồng cộng đồng
và xây dựng mô hình khung pháp luật thực định về loại hợp đồng này.
Hai là, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về các hợp
đồng cộng đồng chuyên biệt để chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong hệ
thống pháp luật và chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu của những bất cập đó trên
cơ sở thực tiễn thi hành pháp luật.
Ba là, đề xuất các định hướng và các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng cộng đồng chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay, và kiến nghị
mô hình pháp luật hợp đồng cộng đồng cụ thể.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án
Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Xác định rõ ràng nền tảng lý luận của pháp luật về hợp đồng cộng
đồng; đồng thời xác định rõ các thành tố của khung lý luận pháp luật về hợp đồng
cộng đồng đủ để xây dựng khung pháp luật thực định về loại hợp đồng này;

5


+ Xây dựng khung pháp luật thực định về hợp đồng cộng đồng và

phân tích các yếu tố liên quan;
+ Mô tả và phân tích các qui định của pháp luật hiện hành về hợp
đồng cộng đồng và phân tích các bất cập của các qui định này thông qua thực
tiễn thi hành và áp dụng chúng trong một vài vụ việc; đồng thời chỉ rõ nguyên
nhân của các bất cập đó;
+ Luận chứng về sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cộng đồng;
+ Nêu và phân tích các định hướng cụ thể của việc hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng cộng đồng ở Việt Nam hiện nay;
+ Kiến nghị cụ thể mô hình pháp luật về hợp đồng cộng đồng ở Việt
Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp cụ thể liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu chung của
khoa học xã hội, như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích,
phương pháp lịch sử… Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học
pháp lý được luận án sử dụng bao gồm: Phương pháp phân loại pháp lý,
phương pháp mô tả các qui phạm pháp luật và các vụ việc; phương pháp phân
tích quy phạm pháp luật, phương pháp phân tích vụ việc, phương pháp so
sánh pháp luật, phương pháp mô hình hóa các quan hệ xã hội… Mỗi phương
pháp này được sử dụng cho các nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án nhằm
mục tiêu chung nghiên cứu đề tài và các mục tiêu nghiên cứu từng vấn đề
pháp lý cụ thể. Chương 1 của luận án có các lý giải cụ thể về các mục đích sử
dụng từng phương pháp nghiên cứu nói trên.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp đồng cộng đồng và pháp luật
điều chỉnh hợp đồng cộng đồng.

6



Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng cộng đồng.
Chương 4: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng
cộng đồng.
7. Giới thiệu sơ lược về những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chung về các tiểu phân loại
hợp đồng cộng đồng nhằm mục tiêu xây dựng một mô hình lý luận chung về loại
hợp đồng này và hướng tới pháp điển hóa, cũng như hướng dẫn thực tiễn liên
quan tới loại hợp đồng này. Các điểm mới cụ thể có thể khái lược như sau:
+ Sử dụng lý thuyết chung của hợp đồng để luận chứng hợp đồng
cộng đồng là một loại hợp đồng để xây dựng mô hình lý luận của loại hợp
đồng này;
+ Làm rõ những khác biệt giữa hợp đồng cộng đồng với hợp đồng cá nhân;
+ Phân loại hợp đồng cộng đồng;
+ Đánh giá thực trạng pháp luật về một số tiểu phân loại của hợp dồng
cộng đồng;
+ Kiến nghị xây dựng khung pháp luật về hợp đồng hiện nay ở Việt Nam.
Những điểm mới trong đóng góp cho khoa học và thực tiễn pháp lý
của luận án được mô tả chi tiết tại mục 1.8, Chương 1 của luận án này.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tiền đề đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Hợp đồng là một chế định trung tâm của bất kỳ hệ thống pháp luật
nào. Khác với một số chế định khác của luật dân sự, hợp đồng không mấy
khác nhau ở các nước khác nhau. Nhu cầu giao lưu quốc tế làm phát sinh vấn

đề nhất thể hóa pháp luật hợp đồng. Thực tế có nhiều điều ước quốc tế thống
nhất pháp luật hợp đồng có rất đông đảo các quốc gia thành viên. Tuy nhiên,
vấn đề phân loại hợp đồng và nhất là phân loại hợp đồng thành hợp đồng cá
nhân và hợp đồng cộng đồng ít khi được đề cập đến trong nhất thể hóa luật
hợp đồng. Hơn nữa việc pháp điển hóa luật hợp đồng cũng có những khác
biệt giữa các nước, ngay cả ở những nước theo truyền thống Civil Law. Trong
khi đó hợp đồng cộng đồng không có sự gắn bó với lý thuyết chung về hợp
đồng và sự phát triển nó còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh tế, xã hội. Vì
vậy việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu phải xuất phát từ tiền đề:
Pháp luật về hợp đồng cộng đồng ở nước nào luôn luôn được thiết kế phù hợp
với hoàn cảnh của nước đó.
Với các lập luận trên, luận án này chỉ đánh giá tình hình nghiên cứu
đối với những công trình nghiên cứu ở nước ngoài nói về hợp đồng cộng đồng
ở nước cần nghiên cứu (trong trường hợp này là Việt Nam), trừ những công
trình xác định những vấn đề chung của hợp đồng và hợp đồng cộng đồng.
1.2. Phân loại nội dung nghiên cứu
Hợp đồng cộng đồng xét về mặt học thuật là một vấn đề pháp lý khá
sâu nhưng lại trải rộng trong nhiều ngành luật khác nhau. Hơn nữa việc hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng cộng đồng ở Việt Nam hiện nay là một
vấn đề pháp lý đòi hỏi một khối lượng tri thức không nhỏ. Các nội dung
nghiên cứu của luận án không chỉ bao gồm các vấn đề liên quan trực tiếp tới

8


loại hợp đồng này trong luật dân sự, mà còn bao gồm các vấn đề pháp lý
chung và của các chuyên ngành pháp luật khác. Vì vậy các nội dung nghiên
cứu của luận án được phân loại để đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
như sau:
Mảng vấn đề thứ nhất: Những nguyên lý chung của hợp đồng.

Mảng vấn đề thứ hai: Phân loại chung về hợp đồng.
Mảng vấn đề thứ ba: Khái niệm, đặc trưng, vai trò, ý nghĩa pháp lý
của hợp đồng cộng đồng và phân loại hợp đồng cộng đồng.
Mảng vấn đề thứ tư: Giao kết hợp đồng cộng đồng.
Mảng vấn đề thứ năm: Hiệu lực của hợp đồng cộng đồng.
Mảng vấn đề thứ sáu: Vi phạm hợp đồng cộng đồng và các chế tài đối
với các vi phạm hợp đồng cộng đồng.
Mảng vấn đề thứ bảy: Giải quyết tranh chấp hợp đồng cộng đồng.
Mảng vấn đề thứ tám: Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp
đồng cộng đồng.
Mảng vấn đề thứ chín: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
cộng đồng.
Trong từng mảng vấn đề mà chương này nghiên cứu bao gồm chung
tất cả các loại hợp đồng cộng đồng, có nghĩa là trong mỗi mảng đều lần lượt
đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về từng loại hợp đồng
cộng đồng.
1.3. Phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Để tránh sự trùng lặp, như trên đã nói, mỗi mảng vấn đề nghiên cứu
dưới đây đều đánh giá tình hình nghiên cứu cả trong và ngoài nước, có nghĩa
là luận án không nghiên cứu tách bạch tình hình nghiên cứu trong nước và
tình hình nghiên cứu ngoài nước thành hai phần riêng biệt, mà trong mỗi
mảng vấn đề nghiên cứu đều nói tới cả tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước về mảng vấn đề đó.

9


Mảng vấn đề thứ nhất: Những nguyên lý chung của hợp đồng.
Trong rất nhiều các công trình nghiên cứu các nguyên lý chung của
hợp đồng ở Việt Nam, trước tiên phải kể tới một số công trình tiêu biểu thể

hiện được các tri thức hợp đồng và phản ánh được khá đầy đủ các kết quả
nghiên cứu về hợp đồng ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới - đó là: "Việt
Nam Dân Luật lược khảo, Quyển II - Nghĩa vụ và khế ước, Phần thứ nhất Nguồn gốc của nghĩa vụ" của Vũ Văn Mẫu xuất bản tại Sài Gòn năm 1973;
"Giáo trình luật hợp đồng phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học)" của
Ngô Huy Cương xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013;
"Luật dân sự Việt Nam" của các tác giả Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn
Hồ Bích Hằng xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2007; "Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" của
Nguyễn Ngọc Khánh xuất bản tại Nhà xuất bản Tư pháp năm 2007; "Bình
luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam" của Nguyễn Ngọc
Điện được xuất bản tại Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001;…
Các công trình này đã làm rõ vai trò và ý nghĩa của hợp đồng trong
đời sống xã hội và đời sống pháp lý. Hợp đồng là một phương tiện quan trọng
giúp con người thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt, các toan tính làm ăn, và là một
phương thức quan trọng để thực hiện sự hợp tác, chia sẻ và kiềm chế, đồng
thời góp phần vào việc gìn giữ hòa bình và ổn định [4, tr. 7-9]. Hợp đồng
được xem là một nguồn gốc quan trọng của nghĩa vụ xét về mặt pháp lý và có
mục đích làm tạo lập, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi [21, tr. 55-56]. Nó
là một hành vi thường xuyên được bắt gặp trong đời sống pháp luật và được
xem là điều kiện tiên quyết để đi sâu vào các chuyên ngành luật kinh doanh,
thương mại hay lao động, thậm chí cả luật hôn nhân và gia đình [22, tr. 304].
Hợp đồng được biết đến như một giao dịch không thể thiếu của một thành
viên trong một xã hội có tổ chức [13, tr. 5].
Hợp đồng được nhận thức chung là sự thống nhất ý chí hay sự thỏa
thuận mà theo đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật

10


nghĩa vụ [4, tr. 12]; [13, tr. 6]; [19, tr. 49]; [21, tr. 56]; [22, tr. 301]. Tuy nhiên,

tác giả Nguyễn Ngọc Khánh dường như phân tích từ lý luận chung về nhà
nước và pháp luật của truyền thống Sovietique Law cho rằng hợp đồng là một
phạm trù đa nghĩa xuất phát từ việc xem nó là căn cứ, là "sự kiện pháp lý giao dịch dân sự" nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, hay
xuất phát từ việc xem nó chính là quan hệ pháp luật (nghĩa vụ hợp đồng) phát
sinh từ "sự kiện pháp lý - giao dịch dân sự" đó, hoặc xem nó là hình thức ghi
nhận quyền và nghĩa vụ các bên dưới dạng văn bản [19, tr. 50]. Đây là quan
niệm không mạch lạc về hợp đồng. Theo tác giả Ngô Huy Cương, truyền
thống Civil Law và truyền thống Sovietique Law có khái niệm về luật nghĩa
vụ, trong khi đó Common Law không có khái niệm về luật nghĩa vụ nhưng
các luật gia Common Law cũng cho rằng luật nghĩa vụ bao gồm luật hợp
đồng (law of contract), luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (law of tort)
và luật bồi hoàn (law of restitution). Tác giả này nhận định các học giả
Common Law không nghiên cứu chung về nghĩa vụ như các học giả ở truyền
thống Civil Law và truyền thống Sovietique Law mà nghiên cứu từng nguồn
gốc của nghĩa vụ cụ thể [4, tr. 37]. Vì vậy hợp đồng đã giao kết là làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ nghĩa vụ; còn quá trình giao kết hợp
đồng chính là quá trình tạo lập ra một hành vi pháp lý hay một sự kiện pháp
lý. Cho nên việc đồng nghĩa các quan hệ này với nhau là thiếu chính xác.
Luận án vẫn kế thừa quan niệm hợp đồng là một nguồn gốc của nghĩa vụ.
Tổng kết các nghiên cứu về hợp đồng và các qui định của luật thực
định về hợp đồng, học giả Pháp Corinne Renault-Brahinsky có tóm tắt trong
cuốn "Đại cương về pháp luật hợp đồng" được dịch ra tiếng Việt và xuất bản
tại Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin tại Hà Nội năm 2002: "Hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh một hệ quả pháp lý đặc biệt: Hợp đồng
làm phát sinh nghĩa vụ" [2, tr. 4]. Nhận định này có thể được xem là phản
ánh nhận thức chung của các học giả ở các truyền thống Civil Law và
Soviettique Law.

11



Ở nước Anh Common Law, các luật gia cũng có quan niệm về hợp
đồng không khác biệt với các luật gia ở các nước theo các truyền thống Civil
Law và Soviettique Law. Trong cuốn "Business Law" của Abdul Kadar, Ken
Hoyle và Geoffrey Whitehead xuất bản bởi Heinemann tại London năm 1985
có nhận định mang tính tổng kết: "Toàn bộ nền tảng của luật hợp đồng là sự
thỏa thuận. Cụ thể, một hợp đồng là một sự thỏa thuận đem lại cho nó những
nghĩa vụ mà bị cưỡng bức thi hành bởi các tòa án" [34, tr. 83]. Sir William R.
Anson (một học giả nổi tiếng của Anh về luật hợp đồng) viết trong cuốn
"Principles of the English Law of Contract and of Agency in its Relation to
Contract" xuất bản bởi Oxford University Press năm 1964 tại Anh rằng
"Chúng ta có thể tạm thời định nghĩa luật hợp đồng là một ngành luật xác
định các hoàn cảnh và điều kiện mà tại đó một lời hứa bị ràng buộc pháp lý
đối với người đưa ra lời hứa đó" [52, tr. 3]. Như vậy giống với các truyền
thống pháp luật khác, Common Law cũng thừa nhận hợp đồng có bản chất là
sự cam kết có hiệu lực pháp lý và dẫn tới luật hợp đồng có tính chất cấp hiệu
lực cho các lời hứa đó và ngăn cản những lời hứa bất lợi cho xã hội. Về vấn
đề này, Ngô Huy Cương khẳng định rằng luật hợp đồng khác với các ngành
luật khác và bao gồm các đặc điểm như: (1) Luật hợp đồng mang tính chất
luật tư điển hình; (2) luật hợp đồng là một luật hỗ trợ; và (3) luật hợp đồng là
một luật không đầy đủ [4, tr. 132-141]. Vì vậy, luật hợp đồng dù của bất kỳ
nước nào cũng bao gồm một số nguyên lý về các vấn đề như: các nguyên tắc
nền tảng của hợp đồng; phân loại hợp đồng; giao kết hợp đồng (đề nghị giao
kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, các điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu); hiệu lực của hợp đồng; vi phạm hợp đồng;
chế tài đối với vi phạm hợp đồng; chấm dứt hợp đồng.
Vũ Văn Mẫu nhấn mạnh các vấn đề liên quan tới nghĩa vụ có thể giải
quyết như những bài toán, bằng cách suy luận thuần túy, trên căn bản những
định lệ hợp lý mà ai cũng chấp nhận được [21, tr. 16]. Do đó, luật về hợp đồng


12


của các nước không có mấy sự khác biệt về các nguyên lý từ giao kết hợp
đồng cho tới chấm dứt hợp đồng. Nói cách khác, đa số các quan niệm về các
vấn đề hợp đồng của các luật gia không có khác biệt lớn vì họ đều xuất phát
từ nền tảng chung và suy luận hợp lý trên các nền tảng chung đó, và kết quả
đó được thể trong luật hợp đồng của các nước.
Nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng - một nguyên tắc liên
quan trực tiếp tới nội dung nghiên cứu của đề tài - được thừa nhận ở tất cả các
hệ thống pháp luật và được phản ánh trong tất cả các văn bản pháp luật về
hợp đồng và các công trình nghiên cứu của các học giả về hợp đồng. Tuy
nhiên, ngày nay người ta đã thừa nhận vấn đề hợp đồng vì lợi ích của người
thứ ba mà David M. Summers nói trong bài viết mang tên "Third Parties
Beneficiaries and the Restatement (Second) of Contracts" đăng tải trên tạp chí
"Cornell Law Review" rằng: Theo truyền thống thì yêu cầu của nguyên tắc
hiệu lực tương đối của hợp đồng (privity) ngăn cản người thứ ba thi hành hợp
đồng mà trong hợp đồng đó người này không phải là một bên; nhưng ngày
nay tòa án đã chấp nhận trong một vài trường hợp cho người thứ ba thi hành
hợp đồng được lập ra vì lợi ích của họ [38, tr. 880]. Ngô Huy Cương trong
"Giáo trình luật hợp đồng phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học)" cho
rằng hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không phải là một loại hợp đồng
mà là một ngoại lệ của hiệu lực tương đối của hợp đồng và chế định này có
nhiều tên gọi như "hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba" hay "giao kết giao
kết hợp đồng cho người thứ ba" hay cấu ước cho tha nhân [4, tr. 387-389].
Lợi ích của người thứ ba có thể rõ ràng hay ngầm hiểu và có thể bao gồm cả
quyền loại trừ hay hạn chế trách nhiệm được qui định trong hợp đồng [4, tr. 389].
Trong các tác phẩm "Việt Nam Dân Luật lược khảo, Quyển II - Nghĩa vụ và
khế ước, Phần thứ nhất - Nguồn gốc của nghĩa vụ", "Giáo trình luật hợp đồng
phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học)", và "Chế định hợp đồng trong Bộ

luật Dân sự Việt Nam" đã dẫn của các tác giả Vũ Văn Mẫu, Ngô Huy Cương,

13


và Nguyễn Ngọc Khánh có những nội dung nghiên cứu về điều kiện của hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba. Nhưng đây là những nội dung quan trọng mà
luận án kế thừa, nên các kết quả nghiên cứu này sẽ được dẫn giải và phân tích
tại Chương 2 của luận án.
Tóm lại, các nguyên lý chung của hợp đồng không có nhiều sự khác
biệt giữa các hệ thống pháp luật. Có đôi chút khác biệt không lớn liên quan
tới tự do hợp đồng và các giới hạn của nó; năng lực giao kết hợp đồng; đề
nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng; yêu cầu về hình thức của hợp đồng; giải
thích hợp đồng; các tì ố của sự ưng thuận, đại diện; chuyển nhượng hợp đồng
và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba; thực hiện hợp đồng… đã được chỉ ra
khá rõ ràng bởi Konrad Zweigert & Hein Koetz thông qua tác phẩm nổi tiếng
về luật so sánh mang tên "An Introduction to Comparative Law" xuất bản
năm 1998 bởi Clarendon Press. Oxford [48, tr. 325-516]. Tuy nhiên, sự khác
biệt nhỏ này giữa các truyền thống pháp luật trên thế giới không ảnh hưởng gì
tới nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. Các kết quả nghiên cứu này được
luận án kế thừa và sẽ diễn giải rõ nếu có sử dụng trong khuôn khổ của luận án.
Mảng vấn đề thứ hai: Phân loại chung về hợp đồng.
Hầu như không có công trình nghiên cứu riêng và chuyên sâu về phân
loại chung của hợp đồng. Tuy nhiên, hầu như các công trình nghiên cứu chung
về hợp đồng đều đề cập tới phân loại chung về hợp đồng nhưng dựa trên các
phân loại do các đạo luật về hợp đồng qui định. Ở Việt Nam hiện nay nói tới
phân loại chung về hợp đồng, phải kể tới ba công trình nghiên cứu chung về
hợp đồng đã dẫn ở trên.
Trong cuốn "Việt Nam Dân Luật lược khảo, Quyển II - Nghĩa vụ và
khế ước, Phần thứ nhất - Nguồn gốc của nghĩa vụ", Vũ Văn Mẫu khẳng định

có thể phân loại hợp đồng theo bốn tiêu chí là hình thức của hợp đồng, nội dung
của sự giao kết hợp đồng, dung lượng của hợp đồng, giải thích hợp đồng, và ông
đã căn cứ vào đó phân chia hợp đồng thành các loại khác nhau, như: (1) Hợp

14


đồng ưng thuận, hợp đồng trọng hình thức, hợp đồng giao vật; (2) hợp đồng
ưng thuận và hợp đồng gia nhập; hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng;
(3) hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ; hợp đồng vô thường và hợp đồng
hữu thường; hợp đồng chắc chắn và hợp đồng may rủi; hợp đồng tức thì và hợp
đồng kéo dài; (4) hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh [21, tr. 61-82].
Việc phân loại hợp đồng như vậy đầy chất học thuật và khá đầy đủ, trừ việc
phân loại căn cứ vào ngành luật, vào giá trị của hợp đồng, vào đối tượng,
cũng như chủ thể của hợp đồng.
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, trong cuốn
"Luật dân sự Việt Nam", chia hợp đồng thành rất nhiều loại khác nhau, bao
gồm: hợp đồng có đền bù và không đền bù; hợp đồng ưng thuận và hợp đồng
thực tế; hợp đồng chính và hợp đồng phụ; hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song
vụ; hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế; hợp đồng viết và hợp đồng miệng;
hợp đồng thông dụng và hợp đồng không thông dụng; hợp đồng xác định và
hợp đồng chưa xác định; hợp đồng ấn định người thực hiện và không ấn định
người thực hiện; hợp đồng có điều khoản theo mẫu và hợp đồng do hai bên
cùng soạn; hợp đồng khung; hợp đồng có yếu tố nước ngoài; hợp đồng có
điều kiện; hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba; hợp đồng phức tạp; hợp đồng
hỗn hợp [22, tr. 313-322]. Đây là sự liệt kê khá đầy đủ các loại hợp đồng.
Nhưng các tác giả Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng
không nhắc tới các căn cứ để phân loại. Hơn nữa các tác giả này chỉ liệt kê mà
không nói tới những đặc điểm và lợi ích của từng phân loại.
Ngô Huy Cương, trong tác phẩm "Giáo trình luật hợp đồng phần

chung (Dùng cho đào tạo sau đại học)", giới thiệu nhiều cách phân loại hợp
đồng theo nhiều tiêu chí khác nhau, đồng thời tổng kết các cách phân loại hợp
đồng và các phân loại hợp đồng cụ thể của pháp luật Việt Nam từ thời kỳ
Pháp thuộc cho tới trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông
qua. Tác giả này phân tích khá kỹ lưỡng các đặc điểm và ý nghĩa của một số

15


phân loại hợp đồng như: Hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh, hợp đồng
hỗn hợp; hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ; hợp đồng có đền bù và hợp
đồng không có đến bù; hợp đồng thương lượng và hợp đồng gia nhập; hợp
đồng ưng thuận, hợp đồng thực tế và hợp đồng trọng hình thức; hợp đồng
chắc chắn và hợp đồng may rủi; hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng;
hợp đồng chính và hợp đồng phụ; và hợp đồng hành chính [4, tr. 182-218].
Các cách phân loại hợp đồng và các phân loại hợp đồng cụ thể được tác giả
Ngô Huy Cương giới thiệu khá tỷ mỷ, nhất là các vấn đề lý luận liên quan đến
căn cứ phân loại, các đặc điểm và ý nghĩa của từng phân loại.
Henry N. Butler đã ghi nhận lại các phân loại hợp đồng theo truyền
thống Common Law qua tác phẩm "Legal Environment of Business Government Regulation and Public Policy Analysis" xuất bản năm 1987 bởi
Nhà xuất bản South- Western Publishing Co. tại Hoa Kỳ, bao gồm: hợp đồng
đúng qui cách, hợp đồng mặc nhiên hay hợp đồng thực tế, hợp đồng có điều
kiện và hợp đồng không có điều kiện, hợp đồng song phương và hợp đồng
đơn phương, hợp đồng có giá trị, hợp đồng vô hiệu, hợp đồng có thể vô hiệu
và hợp đồng không thể thi hành [39, tr. 206]. Phân loại hợp đồng theo
Common Law thường xuất phát từ thực tiễn tư pháp. Do đó có thể có nhiều
loại hợp đồng khác nhau. Tuy nhiên, các cách phân loại và các loại hợp đồng
ở truyền thống Common Law rất gần gũi với truyền thống Civil Law.
Vì vậy, phân loại chung về hợp đồng không ảnh hưởng gì nhiều tới
nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, trừ việc phân loại hợp đồng thành hợp

đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng. Nhưng việc đánh giá tổng quan tình
hình nghiên cứu hợp đồng cộng đồng sẽ được trình bày dưới đây.
Mảng vấn đề thứ ba: Khái niệm, đặc trưng, vai trò, ý nghĩa pháp lý
của hợp đồng cộng đồng và phân loại hợp đồng cộng đồng.
Khái niệm hợp đồng cộng đồng được Vũ Văn Mẫu định nghĩa là
những hợp đồng có hiệu lực đối với một số rất đông người mặc dù họ không

16


giao kết hợp đồng này. Theo đó ông đã chỉ ra các đặc trưng của loại hợp đồng
này, và phân tích khái quát về vai trò và ý nghĩa của từng loại nhỏ của loại
hợp đồng này đối với xã hội [21, tr. 69-71]. Ngô Huy Cương cũng nhận thức
về khái niệm hợp đồng cộng đồng như vậy, nhưng đã nói rõ thêm rằng trong
số đông người không tham gia giao kết hợp đồng, có thể có cả những người
không nhất trí nhưng hợp đồng này vẫn có hiệu lực đối với họ, và đã phân
tích sâu hơn một số đặc điểm của loại hợp đồng này [4, tr. 214-217].
Trong công trình mang tên "Bình luận hương ước theo giác độ luật
hợp đồng" đăng tải trên Tạp chí Luật học, tác giả Phạm Quang Huy đã phân
tích các đặc điểm của hợp đồng cộng đồng nói chung và chỉ ra bản chất của
hương ước cũng là một dạng của hợp đồng cộng đồng, đồng thời lập luận về
vai trò và ý nghĩa của dạng hợp đồng này trong sự gắn bó với các đặc điểm
chung của hợp đồng cộng đồng [18, tr. 32].
Corinne Renault-Brahinsky trong tác phẩm "Đại cương về pháp luật
hợp đồng" được dịch ra tiếng Việt xuất bản tại Nhà xuất bản Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, đã đưa ra định nghĩa về hợp đồng cộng đồng nhưng không có gợi
ý gì thêm [2, tr. 26]. Định nghĩa này chỉ nêu một đặc trưng cơ bản về mặt hiệu
lực của loại hợp đồng này liên quan tới những người phải chịu sự tác động
của hợp đồng. Tuy nhiên, định nghĩa cho thấy một trường hợp quan trọng là
hợp đồng dù giao kết nhân danh một nhóm người nhưng cũng có thể có hiệu

lực với những người ngoài nhóm đó.
Walter H.E. Jaeger đã giới thiệu các học thuyết của Common Law liên
quan tới quan niệm về hợp đồng cộng đồng (thỏa ước lao động tập thể), thậm
chí cả học thuyết xem đó không phải là hợp đồng trong công trình nghiên cứu
mang tên "Collective Labor Agreements and the Third Party Beneficiary" đăng
tải trên Boston College Law Review. Công trình này đã phân tích khá sâu sắc
tính chất đặc biệt về hiệu lực của loại hợp đồng này thông qua các học thuyết
và các án lệ [54, tr. 125-150]. Một số học giả của truyền thống Common Law

17


cũng nhắc đến những việc nhiều nhà phê bình không xem hợp đồng cộng
đồng là một phần của lý thuyết chung của hợp đồng [44, tr. 398].
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này liên quan trực tiếp tới nội dung
của nghiên cứu chủ yếu của luận án này, trong khuôn khổ dự kiến, luận án sẽ
trích dẫn và phân tích cụ thể ở các chương sau của luận án.
Mảng vấn đề thứ tư: Giao kết hợp đồng cộng đồng.
Hợp đồng cộng đồng có nhiều dạng khác nhau và thường được nhắc
tới trong các đạo luật chuyên biệt về hợp đồng. Có thể vì thế các công trình
nghiên cứu chung về lý thuyết hợp đồng không nhắc tới vấn đề giao kết hợp
đồng cộng đồng. Ngô Huy Cương vì thế khẳng định rằng hợp đồng cộng
đồng là hợp đồng trọng hình thức và phải giao kết theo một trình tự thủ tục
đặc biệt và nhiều loại trong đó cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền [4, tr. 216]. Các công trình nghiên cứu về từng phân loại nhỏ của
hợp đồng cộng đồng khá nhiều, ví dụ như nghiên cứu về thỏa ước lao động
tập thể, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên, nghị quyết
của hội nghị chủ nợ và hương ước…, mà trong đó có việc tạo lập hay giao
kết. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đó không xuất phát từ quan niệm hợp
đồng. Mỗi phân loại nhỏ này có những yêu cầu riêng, nên khó có thể khái

quát thành một lý thuyết chung.
Trong "Giáo trình Luật lao động Việt Nam" của Trường Đại học Luật
Hà Nội có viết về thương lượng tập thể với tính cách là một qui trình để đạt
đến thỏa ước lao động tập thể (một dạng hợp đồng cộng đồng). Qui trình
thương lượng gồm các bước như: đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể,
chuẩn bị thương lượng tập thể, và tiến hành thương lượng tập thể [33, tr. 273].
Qui trình này không mấy khác biệt với qui trình giao kết một hợp đồng cá
nhân. Tuy nhiên, từng bước của qui trình có thể được luật hóa tùy thuộc vào
từng hệ thống pháp luật hay phụ thuộc vào hoàn cảnh.

18


Mảng vấn đề thứ năm: Hiệu lực của hợp đồng cộng đồng.
Vũ Văn Mẫu nói tới tính chất đặc biệt của hợp đồng cộng đồng về
phương diện hiệu lực rằng nhà làm luật thừa nhận hiệu lực của hợp đồng cộng
đồng bởi muốn tránh các xung đột xã hội, nhất là về vấn đề lao động, do đó
các quyền lợi của cá nhân phải nhường bước trước các lợi ích chung của cộng
đồng, của xã hội [21, tr. 70]. Các tác giả khác cũng đồng nhất với quan niệm đó,
như Ngô Huy Cương [4, tr. 214-217], Walter H.E. Jaeger [54, tr. 125-150].
Bởi chưa có công trình nào nghiên cứu lý thuyết chung của hợp đồng cộng
đồng, cho nên hiệu lực của hợp đồng cộng đồng được nghiên cứu riêng rẽ liên
quan tới các phân loại nhỏ của các hợp đồng cộng đồng chuyên biệt. Các
nghiên cứu này cũng lệ thuộc vào pháp luật thực định của các nước khác
nhau, nên có những khác biệt trừ một sự thừa nhận chung như trên đã nói
rằng hợp đồng cộng đồng có hiệu lực ngay cả với những người không tham
gia giao kết nó, thậm chí không đồng ý với nó. Các chương sau của luận án sẽ
dẫn giải cụ thể các kết quả nghiên cứu về hiệu lực của từng loại hợp đồng
cộng đồng chuyên biệt. Tuy nhiên, hiệu lực của hợp đồng cộng đồng ở Việt
Nam hiện nay có sự hiểu không đồng nhất, chẳng hạn Trường Đại học Luật

Hà Nội thông qua "Giáo trình Luật lao động Việt Nam" thể hiện cách hiểu
hiệu lực của hợp đồng bao gồm vấn đề điều kiện có hiệu lực, thời gian có hiệu
lực, và đặc biệt trong trường hợp chủ thể có sự thay đổi [33, tr. 293-297].
Mảng vấn đề thứ sáu: Vi phạm hợp đồng cộng đồng và các chế tài đối
với các vi phạm hợp đồng cộng đồng.
Hợp đồng cộng đồng có các điều kiện ràng buộc các bên hay ràng
buộc chung mọi người. Do đó nó có thể bị vi phạm. Nhưng do tính chất riêng
của từng loại hợp đồng cộng đồng mà khó có thể thống kê và phân loại được
các vi phạm. Vì vậy khó tìm kiếm được công trình nào nghiên cứu chung về
các vi phạm và chế tài đối với các vi phạm hợp đồng cộng đồng. Các chế tài
có thể là các chế tài đặc trưng của luật dân sự, luật thương mại, luật lao động,

19


nhưng có thể là các chế tài hành chính hay hình sự. Chẳng hạn "Giáo trình
Luật lao động Việt Nam" của Trường Đại học Luật Hà Nội nghiên cứu cho rằng
việc ký kết thỏa ước lao động tập thể buộc phải tuân thủ pháp luật về cả nội
dung lẫn hình thức của hợp đồng; nếu vi phạm có thể bị vô hiệu [33, tr. 297].
Vậy tuyên hợp đồng vô hiệu là một chế tài chung áp dụng cho tất cả các loại
hợp đồng. Ngô Huy Cương khẳng định trong công trình nghiên cứu mang tên
"Pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty: Nhận thức, thực trạng và cải
cách" đăng tải trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, rằng các tranh chấp trong
nội bộ công ty là tranh chấp hợp đồng (nói cách khác là một sự thể hiện của vi
phạm), kể cả tranh chấp về giao kết và thực hiện hợp đồng cộng đồng (nghị
quyết của đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên) [3, tr. 48-58]. Vì vậy có
thể hiểu các vi phạm hợp đồng cộng đồng có bản chất giống với các vi phạm
hợp đồng nói chung.
Mảng vấn đề thứ bảy: Giải quyết tranh chấp hợp đồng cộng đồng.
Ngô Huy Cương phân tích các hình thức giải quyết tranh chấp luật tư

được chia thành hai loại là giải quyết tranh chấp ngoài tòa án và tại tòa án, mà
trong đó các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án hầu như
mang bản chất hợp đồng và phụ thuộc vào sự sáng tạo của thương nhân. Ông
còn liệt kê các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án hiện ở Hoa Kỳ
bao gồm: Thương lượng (negotiation); hòa giải (mediation); tiểu xét xử
(minitrials); xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược (summary jury trial); trọng tài
(arbitration); hòa giải- trọng tài (mediation-arbitration); xét xử tư (private
judging) [3, tr. 57]. Tuy nhiên, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cộng
đồng khá phức tạp và phong phú bởi có nhiều loại hợp đồng cộng đồng khác
nhau và được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau. Do tính chất đặc thù
của từng loại hợp đồng mà pháp luật có thể qui định những hình thức giải
quyết tranh chấp khác. Chẳng hạn như tranh chấp về thỏa ước lao động tập
thể được nghiên cứu trong giải quyết các tranh chấp lao động do pháp luật về

20


×