CHƯƠNG 1
BÀI TẬP SỐ 1
Một công ty kinh doanh thương mại, kinh doanh hàng hóa A, hạch toán kế toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình như
sau:
I. Tồn kho đầu tháng:
Số lượng 6.000 kg; đơn giá 10.000đ/kg.
II. Tình hình biến động trong tháng như sau:
1. Ngày 05: thu mua nhập kho 6.000kg, tổng giá thanh toán trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT 10% là
68.640.000đ, DN đã thanh toán cho bên bán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bằng
tiền gửi ngân hàng bao gồm cả thuế GTGT 5% là 1.050.000đ.
3. Ngày 08: xuất 4.000 kg để góp vốn liên doanh với công ty X theo phương thức đồng kiểm soát, quyền
kiểm soát 50:50.
4. Ngày 10: xuất 2.000 kg gửi đi theo hợp đồng đã ký với khách hàng
5. Ngày 14: thu mua nhập kho 7.500kg với giá chưa có thuế GTGT là 10.400đ/kg, thuế GTGT 10%. DN
đã thanh toán 10.000.000đ cho bên bán bằng tiền mặt.
6. Ngày 15: xuất tại kho bán trực tiếp cho công ty Y 6.000 kg, tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT là
82.500.000kg, thuế GTGT 10%. Bên bán đã thanh toán 50% bằng tiền gửi ngân hàng.
7. Ngày 18: dùng tiền vay ngắn hạn ngân hàng để mua 8.000 kg nhập kho, giá chưa có thuế là
9.800đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển, bốc dỡ gồm cả thuế là 2.200.000đ, thuế
suất thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
8. Ngày 21: quầy bán lẻ báo cáo đã bán được 2.500 kg thu bằng tiền mặt với giá bán chưa thuế GTGT là
11.500đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%.
9. Ngày 23: mua 2.000kg hàng hóa A với giá chưa có thuế GTGT là 10.500đ/kg, thuế suất thuế GTGT
10%, chưa thanh toán cho người bán.
III. Yêu cầu:
Lập định khoản và phản ánh tài liệu trên vào sơ đồ chữ T trong 2 trường hợp:
1. Hàng xuất bán được đánh giá theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
2. Hàng xuất bán được đánh giá theo phương pháp nhập sau, xuất trước.
BÀI TẬP SỐ 2
Tại một doanh nghiệp thương mại bán buôn kiêm bán lẻ, hạch toán kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các tài liệu sau:
I. Số dư đầu tháng của tài khoản hàng hoá :
- Hàng công nghệ phẩm có trị giá thực tế 4.000.000đ trong đó
Hàng A: 3.000 mét, đơn giá thực tế 1.000đ/mét
Hàng B: 500 chiếc, đơn giá thực tế 2.000đ/chiếc
- Hàng nông sản thực phẩm chỉ có loại C với số lượng 500kg, trị giá thực tế 750.000đ.
II. Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Mua 2.000 mét hàng hoá A. Giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn là 1.050đ/mét, thuế GTGT
tính theo thuế suất 10%. Tiền bao bì kèm theo tính giá riêng là 180.000đ. Tiền mua hàng xí nghiệp
chưa thanh toán đơn vị bán, khi nhập kho số hàng này, xí nghiệp phát hiện thiếu 100 mét. Chưa xác
định được nguyên nhân. Chi phí vận chuyển số hàng trên xí nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt
380.000đ.
2. Mua 1.500 chiếc hàng hoá B. Giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 2.200đ/chiếc, thuế
GTGT tính theo thuế suất 10%. Chi phí vận chuyển xí nghiệp phải thanh toán cho bên bán là
306.000đ. Tiền mua hàng xí nghiệp chưa thanh toán cho đơn vị bán. Khi nhập kho số hàng này xí
nghiệp đã phát hiện thừa 30 chiếc và đã nhập kho luôn. Số hàng thừa chưa phát hiện được nguyên
nhân.
3. Xí nghiệp đã làm thủ tục xin vay ngân hàng để thanh toán tiền mua 2 loại hàng A, B nói trên và đã
nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng.
4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên thu mua 3.200.000đ. Nhân viên thu mua đã mua 2.500kg hàng C.
Đơn giá mua thực tế 1.200kg. Chi phí vận chuyển 200.000đ. Số hàng này đã được nhập kho đầy đủ.
Thuế GTGT được khấu trừ theo thuế suất 2%.
5. Xuất kho 1.800 chiếc hàng B để gửi đi bán, sau đó xí nghiệp đã nhận được chứng từ chấp nhận thanh
toán của đơn vị mua nhưng chỉ chấp nhận thanh toán 1.600 chiếc, 200 chiếc kém phẩm chất đơn vị
mua đang giữ hộ. Giá bán chưa có thuế GTGT một chiếc hàng B là 2.750đ, thuế GTGT tính theo thuế
suất 10%.
6. Xuất kho tiêu thụ trực tiếp 4.000 mét hàng A. Tiền mua hàng đơn vị mua chưa thanh toán. Giá bán 1
mét hàng A chưa có thuế GTGT 1.500đ, thuế GTGT tính theo thuế suất 10%.
7. Xí nghiệp đã nhận giấy báo Có của ngân hàng về tiền bán hai loại hàng nói trên.
8. Tổng hợp chứng từ nộp tiền và báo cáo hàng thì số hàng C đã bán lẻ được là 2.000kg. Đơn giá bán
chưa có thuế GTGT là 1.900đ, thuế GTGT tính theo thuế suất 5%. Tiền bán hàng thu 80% bằng tiền
mặt và 20% bằng séc. Số tiền mặt và séc này xí nghiệp đã nộp vào ngân hàng, sau đó nhận được giấy
báo Có của ngân hàng. Số hàng bán lẻ trên đã được làm thủ tục xuất kho đầy đủ.
9. Theo hợp đồng đã ký kết với cửa hàng X thì xí nghiệp bán vận chuyển thẳng một số hàng D do xí
nghiệp Y sản xuất. Xí nghiệp đã nhận được chứng từ đòi tiền của xí nghiệp Y. Số lượng 5.000 chiếc,
đơn giá mua chưa có thuế GTGT là 1.200đ/chiếc, thuế GTGT là 10%. Xí nghiệp đã làm thủ tục xin
vay ngân hàng để trả nợ cho xí nghiệp Y và nhờ thu tiền bán hàng của cửa hàng X. Đơn giá bán chưa
có thuế GTGT là 1.500đ/chiếc. Thuế GTGT tính theo thuế suất 10%. Xí nghiệp đã nhận được giấy
báo Nợ và giấy báo Có của ngân hàng về các khoản nói trên.
III. Yêu cầu:
Lập định khoản và phản ánh tài liệu trên vào sơ đồ chữ T trong 2 trường hợp:
1. Hàng xuất bán được đánh giá theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
2. Hàng xuất bán được đánh giá theo phương pháp xác đinh đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự
trữ.
BÀI TẬP SỐ 3
Ở một công ty kinh doanh thương mại, hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình như sau:
I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản:
- Hàng mua đang đi đường 210.000.000đ
- Hàng gửi đi bán chưa được chấp nhận 360.000.000đ
- Hàng đang gửi bán tại đại lý 190.000.000đ
- Hàng hóa tồn kho 510.000.000đ, tồn quầy 140.000.000đ
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:
1. Hàng hóa mua vào trong kỳ như sau:
- Mua của công ty M giá mua gồm cả thuế 550.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền
mặt.
- Mua của công ty N giá mua gồm cả thuế 770.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền
vay ngắn hạn.
- Mua của công ty P giá mua gồm cả thuế 660.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán.
2. Chi phí mua hàng trong kỳ gồm cả thuế 22.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng.
3. Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng của công ty M và công ty N (NV1) tính trên số tiền
hàng là 1%, doanh nghiệp đã nhận lại bằng tiền mặt.
4. Số hàng mua của công ty P do không đảm bảo chất lượng đã đề nghị trả lại và đã được chấp nhận với
tổng giá thanh toán là 55.000.000đ, công ty P đã chấp nhận trừ vào số tiền phải trả.
5. Các hoạt động bán hàng (giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT 10%)
- Bán cho công ty G 1.760.000.000đ, đã thu bằng chuyển khoản 1.200.000.000đ, cho hưởng chiết
khấu thanh toán 1% tính trên số tiền thanh toán.
- Bán cho công ty H 187.000.000đ theo phương thức gửi bán ở đại lý
- Bán lẻ thu bằng tiền mặt là 880.000.000đ, bằng tiền gửi ngân hàng là 220.000.000đ,
6. Chi phí bán hàng, quảng cáo sản phẩm phát sinh trong kỳ đã chi bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT
6.600.000đ, thuế GTGT 10%
7. Chi phí vận chuyển hàng hóa tiêu thụ gồm cả thuế GTGT 5%, chưa trả cho công ty vận chuyển là
16.800.000đ
8. Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng 80.000.000đ, bộ phận quản lý DN 35.000.000đ.
9. Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng
- Tại kho 14.000.000đ
- Tại quầy 13.000.000đ
10. Khấu hao TSCĐ bộ phận quản lý doanh nghiệp 8.500.000đ
III. Kết quả kiểm kê cuối tháng
- Hàng mua đang đi đường cuối kỳ 8.100.000đ
- Hàng hóa tồn kho 440.000.000đ
- Hàng hóa tồn quầy 260.000.000đ
- Hàng hóa gửi bán 210.000.000đ
- Hàng hóa gửi đại lý 90.000.000đ
IV. Yêu cầu: Định khoản và xác định kết quả kinh doanh trong tháng.
BÀI 4 :
Tại Cty TM X trong tháng 9 có các nghiệp vụ kinh tế phát sau :
1) Ngày 4.9 bán một lô hàng có giá mua thực tế xuất kho 45 triệu đồng giá bán 47,5 triệu, bên mua đã
đến nhận hàng tại kho Cty và trả ngay 50% bằng tiền mặt số còn lại bên mua chưa thanh toán, thuế
GTGT 10%.
2) Ngày 8. 9 Cty xuất kho hàng hoá gửi đi cho đơn vị “N” theo hình thức chuyển hàng, hàng này có giá
mua thực tế xuất kho 24 triệu, giá bán 25,5 triệu, bên mua chưa nhận được hàng, thuế GTGT 10%.
3) Ngày 12.9 mua của Cty “T” một lô hàng, giá mua 90 triệu, thuế GTGT 10%, sau khi nhận hàng xong
tại kho Cty ‘T” Cty chuyển bán toàn bộ lô hàng cho Cty “N” theo phương thức vận chuyển thẳng. Giá
bán của lô hàng bằng 110% giá mua chưa có thuế. Tiền hàng chưa thanh toán, bên mua chưa nhận được
hàng.
4) Ngày 15.9 nhận được giấy báo của Cty ‘N” đã nhận đủ lô hàng gửi đi ngày 8.9, tiền hàng chưa thanh
toán. Trong ngày còn xuất bán cho HTX “P” 1.000kg phân đạm, giá mua 3.800đ/kg, giá bán 4.200đ/kg.
HTX đã thanh toán bằmg tiền mặt đủ. Sau đó gửi lại kho Cty 500kg , thuế GTGT 5%.
5) Ngày 16.9 nhận được giấy báo của ngân hàng đã thu được tiền của công ty “N” về lô hàng bán vận
chuyển thẳng ngày 12.9, ngân hàng trừ luôn vào nợ vay.
6) Ngày 17.9 bán một lô hàng có trị giá xuất kho 27,5 triệu, bao bì tính giá riêng 500.000đ. Giá bán của
lô hàng 28.3 triệu, thuế GTGT 10%. Bên mua đã nhận hàng tại kho Cty và thanh toán ngay bằng Sec
chuyển khoản.
7) Ngày 20.9 xuất hàng hóa gửi cho Cty “N” theo hình thức chuyển hàng, hàng hóa có giá trị xuất kho
29 triệu, giá bán của lô hàng 30,2 triệu đồng, bao bì tính giá riêng 450.000đ, thuế GTGT 10% chi phí
vận chuyển hàng hóa gửi đi thanh toán hộ bên mua bằng tiền mặt 300.000đ. bên mua chưa nhận hàng,
tiền chưa thanh toán.
8) Ngày 24.9 xuất hàng hóa làm quà biếu có giá xuất kho 200.000đ, thuế GTGT 10% , giá bán
220.000đ. trong ngày nhận được giấy báo có của ngân hàng thu được tiền của Cty “N” về lô hàng gửi đi
ngày 20.9 ngân hàng trừ luôn vào nợ vay số tiền bán hàng, tiền vận chuyển và bao bì ghi vào TK TGNH
của Cty.
9) Ngày 25.9 xuất kho hàng hóa ra dùng làm văn phòng phẩm, giá thực tế xuất kho 150.000đ, giá bán
170.000đ, thuế GTGT 10%.
Yêu cầu :
1. Lập và cộng bảng định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên theo 2 phương pháp nộp
thuế GTGT.
2. Xác định thuế GTGT phải nộp theo 2 phương pháp nộp thuế.
BÀI 5
Tại 1 DN kinh doanh thương mại, trong kỳ có tình hình sau :
1) Mua hàng giá mua 27.000.000
đ
, thuế GTGT 10%, tiền mua hàng chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển
25.000
đ
, thanh toán bằng tiền mặt hàng nhập kho đủ.
2) Mua hàng, giá mua 45.000.000
đ
, thuế GTGT 10%, chiết khấu thanh toán 2% giá mua thời hạn chiết
khấu 20 ngày. Hàng nhập kho đủ.
3) Mua hàng , giá mua 28.000.000
đ
, bao bì tính giá riêng 280.000, thuế GTGT 10%. Hàng về nhập kho
thiếu giá mua 500.000
đ
chưa rõ lý do. Kế toán cho nhập kho theo thực tế.
4) Bán hàng tại kho, giá bán 30.000.000
đ
bao bì tính giá riêng 250.000 thuế GTGT 10%. Hàng hóa đã
giao nhận xong, tiền hàng bên mua chưa thanh toán. Giá xuất kho của lô hàng 27.000.000.
5) Xuất kho gửi hàng đi bán, giá xuất kho 18.000.000, giá bán 20.000.000 chiết khấu thanh toán 2% giá
bán, thời hạn chiết khấu 30 ngày. Bên mua chưa nhận được hàng.
6) Nhận được giấy báo nhận được hàng ở nghiệp vụ 5 của bên mua về lô hàng gửi bán, cho biết hàng
gửi bán thiếu theo giá bán 1.500.000, chưa rõ nguyên nhân. Bên mua chỉ đồng ý thanh toán theo thực tế.
7) Nhận được giấy báo đã nhận đủ hàng của bên mua về lô hàng gửi bán tháng trước, giá bán
19.500.000, thuế GTGT 5%, giá xuất kho 18.000.000.
8) Nhận được giấy báo có của ngân hàng, khách hàng thanh toán tiền mua hàng nghiệp vụ 5 vào TK
TGNH của DN sau khi đã trừ chiết khấu được hưởng.
9) Xử lý hàng thừa thiếu trong tháng :
- Hàng thiếu ở nghiệp vụ 3 do áp tải gây ra bắt bồi thường giá thanh toán.
- Hàng thiếu ở nghiệp vụ 6 do thủ kho xuất thiếu, DN xuất hàng bù cho người mua.
10) Cuối tháng, xác định kết quả kinh doanh của DN. Biết chi phí bán hàng đã chi bằng 4% doanh thu,
chi phí QLDN đã chi 2% /doanh thu . Xác định thuế thu nhập DN phải nộp thuế GTGT được khấu trừ,
còn phải nộp biết thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%.
Yêu cầu :
Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế trên theo 2 phương pháp nộp thuế.
CHƯƠNG 2
BÀI TẬP SỐ 1
Tài liệu tại công ty XNK Thành Phát trong tháng 11/N như sau:
1. Ngày 7:
Xuất kho một lô hàng theo trị giá mua 250.000.000VND, giá bán 20.000 USD/FOB- Hải phòng.
Tỷ giá thực tế ngoại tệ 1 USD = 19.200 VND
2. Ngày 10:
Lô hàng trên đã hoàn thành thủ tục hải quan, xếp dỡ lên tàu đúng hạn và tàu đã rời bến. Thuế
xuất khẩu 3% đã nộp bằng chuyển khoản. Chi phí kiểm nghiệm, bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt 4.200.000
VND (cả thuế GTGT 5%). Tiền hàng chưa thu. Tỷ giá thực tế 1 USD = 19.180 VND.
3. Ngày 20:
Người mua thanh toán tiền hàng qua ngân hàng số tiền 19.950 USD (đã trừ thủ tục phí ngân
hàng 50 USD). Tỷ giá thực tế 1 USD = 19.200 VND.
Yêu cầu:
Định khoản phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong các trường hợp sau:
1. Công ty J sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ ngoại tệ 1 USD = 19.000 VND
2. Công ty J sử dụng tỷ giá thực tế để ghi sổ kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ.
BÀI TẬP SỐ 2
Tại doanh nghiệp thương mại, sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Tân Á có các tài liệu liên quan
đến hoạt động kinh doanh của đơn vị như sau:
I. Số dư của một số tài khoản
- Tài khoản 111: 200.000.000 đồng
- Tài khoản 112: 500.000.000 đồng
- Tài khoản 131: 799.500.000 đồng (50.000 USD)
- Tài khoản 155: 1.800.000.000 đồng (20.000 sản phẩm)
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1. Nhận một lô hàng gồm 10.000 sản phẩm, đơn giá 90.000 đồng/sản phẩm của công ty Tường Long để
xuất khẩu ủy thác.
2. Chuyển tờ khai Hải quan xác nhận lô hàng nhận ủy thác xuất khẩu đã được xuất khẩu cho bên ủy thác
xuất khẩu và nhận được hóa đơn GTGT với thuế suất 0%, do bên ủy thác xuất khẩu giao với đơn
giá bán là 10 USD/sản phẩm. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 20%, thuế suất thuế xuất khẩu 5%.
Tỷ giá giao dịch18.900 đồng/USD.
3. Thanh toán hộ các khoản phí liên quan đến lô hàng nhận xuất khẩu ủy thác với tổng số tiền là
31.900.000 đồng bằng tiền mặt, gồm 10% thuế GTGT.
4. Giao hóa đơn thuế GTGT phí ủy thác xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu với tổng số tiền thanh toán
là 5% trên trị giá lô hàng, thuế GTGT 10%.
5. Xuất kho 5.000 sản phẩm gửi đi bán, đơn giá bán là 176.000 đồng/sản phẩm gồm 10% thuế GTGT.
6. Ngân hàng báo Có về số tiền thanh toán từ bên mua hàng là nhà nhập khẩu nước ngoài. Tỷ giá giao
dịch 18.980 đồng/USD.
7. Khách hàng đồng ý mua lô hàng 5.000 sản phẩm và đã chuyển khoản thanh toán hết cho doanh
nghiệp.
8. Nộp các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu vào Ngân sách Nhà nước qua ngân hàng.
9. Các bên trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu đối chiếu công nợ và tiến hành bù trừ giữa các khoản phải
thu và các khoản phải trả.
10. Chuyển khoản thanh toán cho bên ủy thác xuất khẩu.
III. Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
BÀI TẬP SỐ 3
Tại doanh nghiệp sản xuất thương mại và đầu tư Tường Long, hạch toán thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, có tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được kế toán
ghi nhận lại như sau:
I. Số dư của một số tài khoản
- Tài khoản 111: 400.000.000 đồng
- Tài khoản 112: 600.000.000 đồng
- Tài khoản 155: 1.800.000.000 đồng (20.000 sản phẩm)
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1. Xuất kho 10.000 sản phẩm để giao cho bên nhận ủy thác xuất khẩu.
2. Nhận được tờ khai hải quan xác nhận lô hàng gửi ủy thác xuất khẩu đã được xuất khẩu, doanh
nghiệp lập hóa đơn GTGT với thuế suất 0% gửi cho bên nhận ủy thác xuất khẩu với đơn giá bán
là 10 USD/sản phẩm. Thuế suất thuế TTĐB là 20%, thuế suất thuế xuất khẩu 5%.
Tỷ giá giao dịch 19.900 đồng/USD.
3. Nhận được các hóa đơn GTGT liên quan đến các khoản phí mà bên nhận ủy thác xuất khẩu đã
chi hộ với tổng số tiền là 31.900.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT.
4. Nhận hóa đơn GTGT phí ủy thác xuất khẩu phải trả cho bên nhận ủy thác xuất khẩu với tổng số
tiền phải thanh toán là 5% trên trị giá lô hàng, thuế GTGT là 10%.
5. Xuất kho 10.000 sản phẩm gửi đi bán, đơn giá bán là 187.000 đồng/sản phẩm, gồm 10% thuế
GTGT.
6. Một tuần sau, khách hàng thông báo chấp nhận mua lô hàng doanh nghiệp gửi đi bán, đã thanh
toán 50% bằng chuyển khoản..
7. Nhận được biên lai thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu mà bên nhận ủy thác xuất khẩu đã nộp
vào ngân sách nhà nước.
8. Các bên trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu đối chiếu công nợ và tiến hành bù trừ giữa các khoản
phải thu và các khoản phải trả.
9. Nhận được tiền thanh toán từ bên nhận ủy thác xuất khẩu qua ngân hàng.
III. Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
BÀI TẬP SỐ 4
Tại công ty xuất nhập khẩu P trong tháng 11/N có tài liệu sau:
1. Ngày 7:
Xuất kho một lô hàng giao cho công ty Q để xuất khẩu uỷ thác theo trị giá mua 250.000.000
VND, giá xuất khẩu 20.000 USD/FOB- Hải phòng. Tỷ giá thực tế 1 USD = 19.000 VND.
2. Chuyển tiền mặt cho công ty Q để nộp thuế xuất khẩu và để chi hộ các khoản khác liên quan đến xuất
khẩu 15.000.000 VND.
3. Ngày 10:
Nhận giấy báo (kèm chứng từ) của công ty Q về số hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan, xếp dỡ
lên tàu đúng hạn và tàu đã rời bến. Thuế xuất khẩu 3%, Công ty Q đã nộp hộ bằng chuyển khoản
(VND). Chi phí kiểm nghiệm, bốc dỡ gồm cả thuế GTGT 5% là 1.050.000 VND (do Công ty Q chịu),
Công ty Q đã trả bằng tiền mặt. Tiền hàng người mua nước ngoài (Khách hàng N) chưa thanh toán. Tỷ
giá thực tế trong ngày 1 USD = 19.200 VND. Hoá đơn GTGT do Công ty Q chuyển đến, hoa hồng uỷ
thác 2,0% trên giá xuất khẩu (bao gồm cả thuế GTGT 10%).
4. Ngày 20:
Công ty Q nhận báo Có của Ngân hàng, số tiền 19.950 USD (đã trừ thủ tục phí ngân hàng 50
USD do P chịu). Công ty Q đã làm thủ tục chuyển trả tiền cho P qua Ngân hàng. Công ty P đã nhận đủ
tiền (đã nhận báo Có). Tỷ giá thực tế 1 USD = 19.250 VND.
5. Ngày 21:
Thanh toán hoa hồng uỷ thác cho Công ty Q bằng tiền mặt (VND) sau khi đã bù trừ số tiền còn
lại.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại Công ty P và Công ty Q.
Biết rằng: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính tỷ giá tỷ giá hạch toán 1 USD = 19.000
VND).
BÀI TẬP SỐ 5
Trong tháng 3/N, Công ty P uỷ thác cho Công ty Q nhập khẩu một lô hàng theo giá CIF 150.000
USD.. Tình hình cụ thể như sau:
1. Ngày 3:
Chuyển 150.000 USD bằng chuyển khoản cho Công ty Q. Tỷ giá thực tế trong ngày 1 USD =
19.250 VND.
2. Ngày 15:
Công ty Q đã hoàn tất việc nhập khẩu hàng hoá, hàng đã kiểm nhận. Tiền hàng đã thanh toán
cho phía nước ngoài theo Hoá đơn thương mại là 150.000 USD bằng L/C. Số thuế nhập khẩu 10%, thuế
GTGT 10% của hàng nhập khẩu Công ty Q đã nộp bằng chuyển khoản (VND). Cũng trong ngày Công
ty Q đã bàn giao số hàng nhập khẩu cho Công ty P (P đã kiểm nhận, nhập kho). Trên hoá đơnn GTGT
do Công ty Q chuyển giao ghi:
- Giá mua hàng (gồm cả thuế nhập khẩu) 165.000 USD.
- Thuế GTGT hàng nhập: 316.800.000 VND.
Tỷ giá thực tế 1 USD = 19.200 VND.
3. Ngày 24:
Thanh toán tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT cho Công ty Q bằng chuyển khoản (VND)
4. Ngày 25:
Thanh toán hoa hồng uỷ thác cho Công ty Q bằng TGNH (VND) theo tổng giá thanh toán (gồm
cả thuế GTGT 10%) theo tỷ lệ 2,31% trên trị giá CIF của lô hàng nhập khẩu (150.000 x 2,31%).
Tỷ giá thực tế 1 USD = 19.220 VND.
Yêu cầu: Nêu các định khoản tại Công ty Q và Công ty P
Biết rằng: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tỷ giá hạch toán
1 USD = 19.000 VND
BÀI TẬP SỐ 6
Tại một công ty xuất nhập khẩu A, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng như sau:
1. Ngày 01: mua một lô hàng, giá mua chưa có thuế 250.000.000đ, thuế GTGT 10%, bao bì tính riêng
giá 10.000.000đ, hàng đã về nhập kho, chưa thanh toán tiền cho c.ty Z.
2. Ngày 06: xuất kho 1 lô hàng bán cho công ty Z để thanh toán bù trừ tiền hàng mua ở nghiệp vụ 1, trị
giá thực tế hàng xuất kho là 230.000.000đ, tổng giá thanh toán gồm cả thuế là 264.000.000đ, thuế
GTGT 10%, số tiền hàng còn lại công ty A đã thanh toán cho công ty Z bằng tiền mặt.
3. Ngày 07: công ty A mua một lô hàng của công ty X, giá mua chưa có thuế là 600.000.000đ, thuế
GTGT 10%, chưa thanh toán cho bên bán, hàng chưa về nhập kho.
4. Ngày 12: công ty A tiến hành kiểm nhận lô hàng mua ngày 07, phát hiện thấy một số hàng kém phẩm
chất, đã đề nghị bên bán giảm giá và được giảm 2% trên giá bán của toán bộ lô hàng. Số hàng này
được xử lý như sau: 2/3 số hàng chuyển về nhập kho, 1/3 số hàng mang đi xuất khẩu.
5. Ngày 14: công ty A rút TGNH là ngoại tệ chuyển cho công ty B kĩ quỹ để nhờ nhập khẩu 1 lô hàng
theo giá CIF/Hải Phòng là 20.000 USD.
6. Ngày 19: công ty B thông báo hàng đã về đến cảng, thuế suất thuế nhập khẩu phải nộp là 20%, thuế
suất thuế GTGT 10%.
- Công ty A đã chuyển tiền mặt (VND) cho công ty B để nhờ nộp hộ thuế nhập khẩu và thuế GTGT.
- Công ty B đã chuyển giao toàn bộ hàng hoá cho công ty A đem về và đã nhập kho.
- Chi phí vận chuyển hàng từ cảng về công ty A là 5.250.000đ, gồm cả thuế GTGT 5%.
- Công ty A đã thanh toán tiền hoa hồng cho công ty B bằng tiền gửi ngân hàng theo tỷ lệ 1,5% tính
trên giá CIF, thuế suất thuế GTGT 10%.
Tỷ giá thực tế là 18.680 đ/USD.
7. Ngày 23: lô hàng chuyển đi xuất khẩu ở ngày 12 đã được xếp lên tàu, hoàn thành các thủ tục hải
quan, bên mua đã chấp nhận thanh toán giá 18.000 USD. Tỷ giá thực tế là 18.800đ/1USD
Công ty A đã nộp thuế xuất khẩu bằng tiền gửi ngân hàng, thuế suất thuế nhập khẩu 10%, các chi phí
phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hoá bao gồm cả thuế GTGT 5% là 10.500.000đ, đã thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu:
a- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b- Xác định kết quả tiêu thụ trong tháng.
Biết rằng: Chi phí bán hàng là 15.000.000đ
Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.000.000 đ
Chi phí thu mua phân bổ cho số hàng tiêu thụ 4.000.000đ.
Công ty áp dụng tỷ giá hạch toán 1 USD = 19.000 VND
BÀI TẬP SỐ 7
Hai công ty xuất nhập khẩu A và B tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình kinh
doanh hàng xuất khẩu với thuế suất thuế GTGT hàng xuất khẩu 0% (hệ thống kê khai thường xuyên).
Trích tình hình trong tháng:
1. Công ty A xuất khẩu trực tiếp lô hàng hóa, giá xuất kho 10.000.000đ, giá bán
1.200USD/FOB.HCM, hàng đã giao lên tàu, tiền chưa thu. TGGD: 19.100VND/USD. Thuế
xuất khẩu tính 2%.
2. Công ty A gởi hàng hóa nhờ công ty B xuất ủy thác, giá xuất kho 50.000.000đ, giá bán
6.000USD/FOB.HCM, hàng còn chờ tại cảng, công ty B đã nhận hàng. TGGD: 19.000 VND/
USD
3. Công ty A nhận được giấy báo Có của ngân hàng về việc thu tiền của khách hàng ở nghiệp vụ
1, nội dung:
- Thu tiền khách hàng : 1.200USD