Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Nghiên cứu biến đổi miễn dịch và hiệu quả điều trị tấn công bệnh nhân viêm thận lupus có sử dụng mycophenolate mofetil tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.12 KB, 28 trang )

1
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

BỘ QUỐC PHÒNG

TẠO

HỌC VIỆN QUÂN Y

BÙI VĂN KHÁNH

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI MIỄN DỊCH VÀ HIỆU
QUẢ ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG BỆNH NHÂN VIÊM
THẬN LUPUS CÓ SỬ DỤNG MYCOPHENOLATE
MOFETIL
Chuyên ngành: KHOA HỌC Y SINH
Mã số: 9720101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


2
2

HÀ NỘI - 2020


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN QUÂN Y



Người hướng dẫn khoa học:
1
PGS.TS. NGUYỄN ĐẶNG DŨNG
2
PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐOÀN

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hôi đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp
Trường tại Học viện Quân Y.
Vào hồi
giờ, ngày tháng năm 2020

Có thể tìm luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam


4
MỞ ĐẦU

1.

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus-SLE) là một bệnh tự
miễn được mô tả đầu tiên, đặc trưng bởi tổn thương phức tạp nhiều hệ thống cơ

quan trong cơ thể, do cơ thể sản suất ra các tự kháng thể. Hiện không có một tiêu
chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh SLE. Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán SLE được đề xuất
lần đầu tiên năm 1971 bởi hội khớp học Mỹ (American College of RheumatologyACR), bộ tiêu chuẩn này đươc cập nhật hai lần sau đó vào năm 1982 và 1997.
Năm 2012 một bộ tiêu chuẩn mới của hệ thống liên minh lâm sàng quốc tế
(Systemic International Collaborating Clinics 2012- SLICC 2012) đề xuất chẩn
đoán bệnh SLE với việc mở rộng các tiêu chuẩn chẩn đoán.
Biểu hiện lâm sàng bệnh SLE đa dạng do bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan
của cơ thể. Tổn thương thận lupus là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh, cũng như làm
tăng tỉ lệ tử vong.
Rối loạn miễn dịch trong bệnh SLE đặc trưng bởi sự tương tác phức tạp giữa
các tế bào lympho B, sự hoạt hoá bất thường của tế bào lympho T và các tế bào trình
diện kháng nguyên. Sự tương tác này làm tăng sản xuất các cytokine, các tự kháng
thể như kháng thể kháng nhân (ANA-antinuclear antibody), kháng thể kháng chuỗi
kép (DsDNA-anti-double-stranded), kháng thể kháng phospholipid, và kháng thể
Smith (anti-Sm)… và sự hình thành các phức hợp miễn dịch, hoạt hoá hệ thống bổ
thể dẫn tới huỷ hoại các mô, cơ quan gây ra triệu chứng trên lâm sàng.
Điều trị viêm thận lupus luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới
quan tâm và nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên phân loại, đánh giá vai trò của thuốc
ức chế miễn dịch trong điều trị viêm thận lupus.
Mycophenolate mofetil (MMF) là thuốc ức chế miễn dịch mới, có khả năng ức
chế sự biệt hoá cả lympho bào T và B, nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng đánh giá vai trò của MMF trong điều trị viêm thận lupus. Gần đây các hướng
dẫn điều trị viêm thận lupus trên thế giới, cũng như tại Việt Nam, đã đồng thuận việc
sử dụng MMF trong điều trị viêm thận lupus.
Ở Việt nam hiện chưa có nghiên cứu đánh giá sự thay đổi miễn dịch và hiệu quả
của MMF trong điều trị tấn công bệnh nhân viêm thận lupus. Vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu biến đổi miễn dịch và hiệu quả điều trị tấn công bệnh nhân viêm
thận lupus có sử dụng Mycophenolate mofetil” nhằm 2 mục tiêu sau:
Khảo sát biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng và một số chỉ số miễn dịch ở bệnh nhân
viêm thận lupus sau điều trị tấn công có sử dụng Mycophenolate mofetil.



5
2.

Đánh giá hiệu quả điều trị tấn công có sử dụng Mycophenolate mofetil ở bệnh nhân
viêm thận lupus và mối liên quan với biến đổi miễn dịch.
2. Những đóng góp mới của luận án.
• Nghiên cứu đầu tiên đánh giá hiệu quả điều trị và sự biến đổi miễn dịch ở bệnh nhân viêm
thận lupus người lớn được điều trị tấn công với phác đồ có sử dụng MMF. Nghiên cứu này
có thể được sử dụng để so sánh với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
• Nghiên cứu đầu tiên tại Trung tâm Dị ứng - MDLS Bệnh viện Bạch Mai tiến hành
sinh thiết thận để lựa chọn bệnh nhân chỉ định điều trị MMF theo kết quả mô bệnh
học sinh thiết thận. Nghiên cứu này mở đầu cho quyết định sinh thiết thận ở bệnh
nhân viêm thận lupus trở nên thường quy tại Trung tâm trước khi quyết định điều trị.
• Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân viêm thận lupus được điều trị phác đồ
có MMF đạt đáp ứng điều trị cao. Nghiên cứu cung cấp thêm thông tin cho các bác sỹ
thực hành lâm sàng có thêm lựa chọn điều trị phù hợp cho bệnh nhân viêm thận
lupus, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân trong độ tuổi sinh đẻ do hạn chế của liệu pháp điều
trị Cyclophosphamide có nguy cơ cao gây suy buồng trứng và để lại di chứng không
có khả năng sinh con sau điều trị.
3. Bố cục của luận án
Luận án gồm 150 trang trong đó: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 44
trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang, kết quả nghiên cứu 36 trang,
bàn luận 49 trang, kết luận 2 trang, và hạn chế của nghiên cứu 1 trang
Luận án có 63 bảng, 3 hình và 15 biểu đồ
Tài liệu tham khảo gồm tài liệu 142 tài liệu tham khảo (25 tiếng việt,117 tiếng
anh)
Chương 1: TỔNG QUAN
1.Chẩn đoán bệnh SLE và viêm thận lupus

1.1. Chẩn đoán bệnh SLE
SLE là bệnh lý tự miễn phức tạp, tổn thương nhiều hệ thống cơ quan, do đó việc
chẩn đoán không dựa vào một tiêu chuẩn vàng, mà cần dựa trên tập hợp nhiều triệu chứng
để đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao. Chính vì điều này nên có sự ra đời bộ tiêu chuẩn
chẩn đoán SLE được Hội khớp học Mỹ (American College of Rheumatology- ACR)
xây dựng lần đầu năm 1971, sau đó có sửa đổi hai lần vào năm 1982 và 1997 nhằm khắc
phục những hạn chế của bộ tiêu chuẩn cũ. Năm 2012, hệ thống liên minh lâm sàng
quốc tế (Systemic Lupus International Collaborating Clincs-SLICC) đã đề xuất một
bộ tiêu chuẩn mới với sự mở rộng thêm đặc điểm cho tiêu chuẩn chẩn đoán với 11
tiêu chuẩn lâm sàng và 6 tiêu chuẩn miễn dịch.
Chẩn đoán xác định SLE theo bộ tiêu chuẩn ACR-1997
Bệnh nhân được chẩn đoán SLE khi có 4 trên 11 tiêu chuẩn, áp dụng bộ tiêu
chuẩn này trong chẩn đoán SLE ở cộng đồng có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 96%,


6
tuy nhiên kết quả này có sự thay đổi ở những nhóm nghiên cứu khác nhau trên đối
tượng nghiên cứu khác nhau.
Chẩn đoán xác định SLE theo bộ tiêu chuẩn SLICC- 2012
Bệnh nhân được chẩn đoán SLE khi có ít nhất 4 trên 17 tiêu chuẩn với ít nhất 1
tiêu chuẩn lâm sàng và 1 tiêu chuẩn miễn dịch hoặc viêm thận lupus có kháng thể
ANA hoặc kháng thể kháng DsDNA dương tính.
1.2. Chẩn đoán bệnh viêm thận lupus
Bệnh nhân viêm thận lupus được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Hội khớp học
Mỹ( ACR)
− Bệnh nhân được chẩn đoán SLE theo ACR 1997.
− Bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu kéo dài > 0,5mg/24 giờ hoặc 3+
với que thử và/ hoặc trụ tế bào (hồng cầu, bạch cầu, cả hai).
− Bệnh nhân có bằng chứng viêm thận lupus trên sinh thiết thận.
2.Cơ chế bệnh sinh viêm thận lupus

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của SLE rất phức tạp, có sự tham gia của
nhiều yếu tố như gen, hormone giới tính, yếu tố môi trường...
Cơ chế bệnh sinh của SLE có thể được giải thích theo nhiều cơ chế khác nhau,
tuy nhiên chúng đều được chia làm hai giai đoạn là giai đoạn đáp ứng miễn dịch hệ
thống và giai đoạn tổn thương mô cơ quan đích.
Giai đoạn đáp ứng miễn dịch hệ thống: ở bệnh nhân SLE được đặc trưng bởi
cơ chế hoạt hóa các tế bào T và B tự miễn, phản ứng với những kháng nguyên nguồn
gốc từ nhân tế bào, kết quả là các tế bào lympho B tự miễn sản xuất các tự kháng
thể, điển hình là kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng dsDNA. Bên cạnh sự
hoạt động của con đường miễn dịch thu được, các tế bào của hệ thống miễn dịch bẩm
sinh bao gồm tế bào sao (Dendritic cell- DC) và đại thực bào cũng được hoạt hoá ở
bệnh nhân viêm thận lupus.
Giai đoạn tổn thương tế bào đích: mặc dù có nhiều tế bào và cơ quan đích
khác nhau bị tổn thương trong bệnh SLE, tuy nhiên cơ chế bệnh sinh gây nên các tổn
thương đó có vẻ như khá giống nhau như các mô cơ quan đích bị tổn thương đều có
thâm nhiễm bạch cầu có thẩm quyền miễn dịch cũng như các tế bào không có thẩm
quyền miễn dịch, sự lắng đọng các phức hợp kháng nguyên - tự kháng thể và hoạt
hoá bổ thể tại mô cơ quan đích, đặc biệt là tại cầu thận gây nên bệnh viêm thận lupus.
2.1. Vai trò của tự kháng thể
Vai trò của kháng thể kháng nhân (antinuclear antibodies -ANAs) và
nucleosome trong viêm thận lupus.
Phát hiện kháng thể kháng nhân được coi như một tiêu chuẩn đặc hiệu trong 11
tiêu chuẩn chẩn đoán SLE do hội khớp học Mỹ đề xuất lần đầu năm 1971. Năm 1948
Hargraves và cộng sự lần đầu tiên mô tả tế bào LE (Lupus Erythematosus- một loại bạch


7
cầu trung tính trưởng thành có khả năng thực bào nhân tế bào) khởi đầu cho sự tồn tại
của khái niệm tự kháng thể. Sau đó khái niệm kháng thể kháng nhân và kháng thể kháng
dsDNA được đưa ra vào năm 1957, kháng thể kháng Sm được mô tả bởi Tan và Kunkel

vào năm 1966.
Vai trò của kháng thể kháng dsDNA và phức hợp miễn dịch trong bệnh viêm
thận lupus.
Lần đầu tiên vai trò của kháng thể kháng dsDNA ở bệnh nhân SLE được mô tả
năm 1957, và sau đó là trên bệnh nhân viêm thận lupus. Tiếp theo, nhiều nhà nghiên
cứu đã đưa ra những thực nghiệm tiêm kháng thể anti-dsDNA vào chuột hoặc người có
thể gây ra hội chứng giống bệnh SLE. Hiện có 3 cơ chế được thừa nhận giải thích khả
năng kháng thể kháng dsDNA lắng đọng tại thận. Cơ chế đầu tiên, dựa trên sự hình
thành phức hợp giữa tự kháng thể kháng dsDNA với kháng nguyên dsDNA,
nucleosome được giải phóng ra từ những tế bào chết theo chương trình và phức hợp
này có thể lắng đọng tại thận gây ra phản ứng viêm mạnh mẽ tại thận, nguyên lý của
sự lắng đọng này là do các tự kháng thể tích điện dương gắn đặc hiệu với kháng
nguyên dsDNA tích điện âm hoặc gắn với màng đáy cầu thận tích điện âm. Cơ chế
thứ hai gợi ý khả năng gắn của kháng thể kháng dsDNA trực tiếp lên các tế bào thận
thông qua việc các phức hợp kháng nguyên dsDNA và nucleosome bị bẫy tại hệ
thống lưới cầu thận và kháng thể kháng màng cầu thận đã được xác định là đóng vai
trò tương tác tích cực giữa phức hợp dsDNA-nucleosome và mạng lưới cầu thận cũng
dẫn tới quá trình viêm mạnh mẽ tại cầu thận. Cơ chế thứ ba dựa trên phản ứng chéo
giữa những kháng nguyên nội sinh của cầu thận không có dsDNA với kháng thể
kháng dsDNA, những kháng nguyên cầu thận không có dsDNA như laminin, heparan
sulfate, collagen type IV của màng cầu thận, alpha-actinin, Ribosomal P protein của
tế bào màng, ribosomal P protein của tế bào nội mạch thận, tất cả các kháng nguyên
này đều được nhận dạng và gắn vào bởi kháng thể kháng DNA tại thận.
2.2. Vai trò của bổ thể
Hệ thống bổ thể là thành phẩn thể dịch của hệ thống miễn dịch tự nhiên có
chứa khoảng 30 protein, tồn tại dưới hai dạng lưu thông trong máu và dạng bám dính
trên màng tế bào. Mặc dù sự hoạt hoá của hệ thống bổ thể gây tổn thương mô và cơ
quan, tuy nhiên nhiều nghiên cứu trên chuột và sau đó trên bệnh nhân SLE đều cho
rằng thiếu hụt các thành phần của bổ thể theo con đường cổ điển như C1q, C1r, C2 và
C4 dễ dẫn đến bệnh SLE. Kháng thể kháng C1q (anti-C1q) có độ đặc hiệu và độ nhạy

cao trong chẩn đoán SLE. Các nghiên cứu in vitro chỉ ra rằng anti-C1q đóng vai trò
kết nối tự kháng thể với bổ thể và phức hợp bổ thể, dẫn tới làm tăng tổn thương viêm
thận lupus. Anti-C1q có liên quan chặt chẽ với tổn thương thận lupus.


8
2.3. Vai trò của các tế bào miễn dịch
Tế bào Lympho T: Lympho bào T phổ biến hơn lympho bào B khi quan sát sự
thâm nhiễm của tế bào lympho trên tiêu bản sinh thiết thận, bao gồm cả tế bào
lympho TCD4+ và lympho TCD8+. Nghiên cứu về các tế bào này gặp nhiều khó
khăn do sự hạn chế về mẫu sinh thiết thận. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng các tế
bào lympho TCD4+ trong bệnh viêm thận lupus đang nghiêng về kiểu hình Th1, đặc
biệt ở những bệnh nhân có viêm thận tăng sinh, nhưng những phát hiện này đã không
được thừa nhận rộng rãi.
Lympho bào B: Cả hai loại tế bào B và plasma đều được tìm thấy ở thận bệnh
nhân viêm thận lupus. Nghiên cứu trên chuột cho thấy các mô viêm sẽ trở thành nơi ở
lạc chỗ của tế bào plasma. Phân tích các thụ thể Ig của tế bào lympho B được phân
lập từ mảnh sinh thiết mô thận bệnh nhân lupus cho thấy bằng chứng của việc phát
triển đơn dòng, chỉ ra rằng phản ứng miễn dịch xảy ra tại chỗ, những phát hiện này
cùng với bằng chứng của sự phát triển tế bào lympho T đơn dòng, tiếp tục hỗ trợ cho
giả thuyết rằng kháng nguyên thận điều khiển đáp ứng miễn dịch tại chỗ có thể
khuếch đại tổn thương mô thận.
Đại thực bào: Đại thực bào và tế bào đuôi gai từ lâu đã được biết đến là đóng
vai trò chủ chốt trong viêm thận cấp và cả hai loại tế bào này đều được tìm thấy thâm
nhiễm tại thận bệnh nhân viêm thận lupus, tại đây những tế bào này có thể có chức
năng trình diện kháng nguyên với tế bào lympho T. Sự thâm nhiễm của đại thực bào
tại mô thận phù hợp với tiên lượng bệnh thận xấu. Do đó, đại thực bào đã trở thành đối
tượng được quan tâm đáng kể trong đa số các nghiên cứu gần đây. Những tế bào này
có tính linh hoạt cao về mặt hình thái và có khả năng đáp ứng viêm một cách phức tạp,
tuỳ thuộc vào kích thích mà chúng bộc lộ khả năng đáp ứng khác nhau. Tình trạng

viêm và hoạt hóa đại thực bào cổ điển (M1) dẫn tới đáp ứng miễn dịch qua trung gian
tế bào với IFN-γ (hoặc IFN-β) và TNF-α, chúng sản xuất ra số lượng lớn các cytokine,
bao gồm các interleukin- 1, -6, -12, -23 và các hoá chất gây viêm bao gồm iNOS, ROS.
3. Đặc điểm tổn thương mô bệnh học viêm thận lupus
Sinh thiết thận đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân
tổn thương thận lupus, hầu hết các thành phần của thận đều bị tổn thương trong bệnh
lupus như cầu thận, ống thận, và mạch thận. Viêm thận lupus có biểu hiện lâm sàng
phức tạp cũng như tổn thương mô bệnh học rất khác nhau tuỳ từng bệnh nhân và giai
đoạn khác nhau của bệnh. Chính vì điều đó WHO đã đề xuất và đưa ra phân loại tổn
thương thận lupus dựa trên hình ảnh mô bệnh học sinh thiết thận năm 1982 và cập
nhật lại năm 1995, tiêu chuẩn này hiện đã được Hội thận học quốc tế/Hội bệnh thận
học (International Society of Nephrology/Renal Pathology Society- ISN/RPS) cập nhật
lại tháng 5 năm 2003 và phân loại tổn thương thận thành 6 nhóm khác nhau.


9
4. Điều trị SLE và viêm thận lupus
4.1. Điều trị SLE
SLE là bệnh lý phức tạp, tổn thương nhiều hệ thống cơ quan, và tại mỗi thời
điểm lại có những tổn thương ở các mức độ khác nhau, tiên lượng mức độ nặng nhẹ
khác nhau. Do đó không có một công thức thống nhất cho việc điều trị cho một bệnh
nhân. Liên minh Châu Âu chống lại bệnh khớp (EULAR-European League Against
Rheumatism) lần đầu tiên đưa ra khuyến cáo điều trị bệnh SLE năm 2008 và được cập
nhật mới nhất năm 2019. Theo hướng dẫn này bệnh nhân SLE được điều trị dựa theo
mức độ hoạt động của bệnh và tổn thương cơ quan đích. Thuốc điều trị bao gồm:
Glucocorticoid (GC), Hydroxycloroquine (HCQ), Methotrexate (MTX), Azathioprine
(AZA), cyclosporine A (CsA), Cycophosphamide (CYC), MMF, chế phẩm sinh học.
4.2. Điều trị viêm thận lupus
Mục đích tối cao của việc điều trị tổn thương thận lupus là cải thiện chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân cũng như cải thiện tỉ lệ sống của bệnh nhân. Nhiều nghiên

cứu thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm đã được tiến hành với nhiều loại thuốc khác
nhau nhằm tìm ra chiến lược điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Điều trị viêm thận lupus
dựa trên mức độ bệnh, có hay không có hình ảnh mô bệnh học, và được chia làm 2 giai
đoạn điều trị tấn công và điều trị duy trì.
4.2.1. Phác đồ điều trị viêm thận lupus tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành năm
2015.
• Phác đồ có tổn thương thận dựa trên sinh thiết thận: nhóm I, II điều trị các biểu hiện
ngoài thận. Nhóm III nhẹ điều trị các biểu hiện ngoài thận, nặng điều trị như nhóm IV.
Nhóm IV, V điều trị tích cực bằng thuốc ức chế miễn dịch có thể lựa chọn các thuốc sau:
GC, CYC, AZA, CsA, MMF, Rituximab, Lọc huyết tương. Nhóm VI không có chỉ định
điều trị thuốc ức chế miễn dịch, điều trị thay thế như lọc máu, ghép thận.
• Phác đồ không được làm sinh thiết thận: Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng, chỉ có rối
loạn nhẹ về nước tiểu: protein niệu dưới 1g/24 giờ, không có hồng cầu niệu hoặc hồng
cầu niệu ít, điều trị chủ yếu các biểu hiện ngoài thận. Bệnh nhân có hội chứng cầu thận
cấp: lựa chọn thuốc điều trị ức chế miễn dịch như trong phác đồ có sinh thiết thận.
4.2.2. Điều trị viêm thận lupus bằng MMF.
Nguồn gốc và sự ra đời của MMF.
MMF có tên hoá học là ester 2- morpholioethyl mycophenolic acid (MPA),
được phân lập từ Penicillium đầu những năm 1896 và được tinh chế năm 1913. Năm
1940 MPA được biết đến như một thuốc có tác dụng chống khuẩn và chống nấm.
Cuối những năm 1960 MPA được chứng minh có vai trò ức chế tăng sinh tế bào u và
đến năm 1987 MPA được chứng minh có vai trò chống thải ghép và được FDA cấp
phép cho chỉ định chống thải ghép năm 1995. MMF ức chế chọn lọc men inosine
monophosphate dehydrogenase do đó ức chế tổng hợp nhân nucleotid của guanosine
gây ức chế sự trưởng thành và phát triển tế bào lymph B và T.


10
Chỉ định thuốc MMF ở bệnh nhân SLE
Gần đây nhất theo EULAR- 2019 khuyến cáo MMF được chỉ định điều trị từ

mức độ nhẹ tới nặng ở SLE không có viêm thận.
Chỉ định MMF ở bệnh nhân viêm thận lupus.
Khoảng 1 thập kỷ trở lại đây MMF được xem như là một lựa chọn tối ưu điều trị
viêm thận lupus cả về hiệu quả và tính an toàn, và là một trong 2 thuốc duy nhất được
Hội khớp học Mỹ khuyến cáo điều trị tấn công viêm thận lupus nhóm III và IV, và V.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 56 bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận lupus,
trong đó 3 bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu sau sinh thiết thận, còn 53 bệnh nhân
được điều trị tấn công theo phác đồ có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch MMF tại
Trung tâm Dị ứng-MDLS Bệnh viện Bạch mai từ 8/2015 đến 06/2018.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Để được chọn vào nghiên cứu bệnh nhân
phải thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn sau
− Bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận lupus theo Hội khớp học Mỹ và
được điều trị viêm thận lupus tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm
sàng Bệnh viện Bạch Mai theo phác đồ điều trị tấn công có sử dụng
MMF liều 2g/ ngày.
− Tất cả bệnh nhân nam và nữ từ 15 tuổi đến 70 tuổi, tính tại
thời điểm nghiên cứu.
− Bệnh nhân là nữ có khả năng sinh đẻ bao gồm cả đối tượng là nữ ở
tuổi vị thành niên, phải dùng biện pháp ngừa thai.
Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không được nhận vào nghiên cứu nếu có bất
kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào
− Bệnh nhân không thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
− Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch khác có hiệu quả.
− Bệnh nhân đang mang thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ.
− Bệnh nhân đang có biểu hiện nhiễm trùng nặng, bệnh lý ác
tính như ung thư.
− Bệnh nhân có tiền sử dị ứng vơi bất kể thành phần nào của thuốc
MMF.

− Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu nhãn mở, mô tả theo dõi dọc, so sánh trước - sau điều trị
Cỡ mẫu:


11
Theo cỡ mẫu lâm sàng thuận tiện, tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu n=56
bệnh nhân.
Phương pháp thu thập số liệu:
Tất cả các thông tin về bệnh nhân được thu thấp theo mẫu bệnh án nghiên
cứu thống nhất tại thời điểm nghiên cứu và sau mỗi 4 tuần điều trị kéo dài tới tuần
24.
Chỉ định điều trị MMF ở bệnh nhân viêm thận lupus
− Bệnh nhân có hình ảnh sinh thiết thận nhóm III, IV, V hoặc phối hợp.
− Bệnh nhân chẩn đoán xác định viêm thận lupus không đồng ý sinh thiết
thận, được hội chẩn hội đồng chuyên gia thông qua chỉ định điều trị.
Chỉ định dừng điều trị MMF ở bệnh nhân viêm thận lupus
− Bệnh nhân có biến cố do dùng MMF như giảm bạch cầu,
nhiễm trùng nặng.
− Bệnh nhân không đồng ý tiếp tục dùng MMF.
Phác đồ điều trị: Bệnh nhân viêm thận lupus đủ điều kiện điều trị theo
hướng dẫn của hội khớp học Mỹ
− Methylprednisonlone lọ 500mg pha truyền tĩnh mạch 1 lần/ ngày x 3
ngày. Sau giảm liều 1mg/kg/ngày trong 2 tuần, sau tiếp tục giảm liều
4mg/ 1 tuần cho tới liều duy trì 8mg/ngày.
− HCQ liều 200mg/ngày
− MMF liều 2g/ngày
− Losartan liều 50mg/ ngày sáng

− Truyền albumine, thuốc lợi tiểu, chế phẩm máu nếu có chỉ định.
3. Mô tả quy trình nghiên cứu
Bệnh nhân được khám đánh giá các chỉ số lâm sàng và xét nghiệm theo các
tiêu chí trong bệnh án nghiên cứu, các biến cố bất lợi trong quá trình điều trị tại lần
đầu tham gia nghiên cứu và sau mỗi 4 tuần tái khám cho tới tuần thứ 24 sau điều trị.
4. Đánh giá đáp ứng điều trị
Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị sau 3 tháng và 6 tháng
• Đáp ứng hoàn toàn khi thoả mãn cả 3 điều kiện sau
− Protein niệu 24 giờ sau điều trị< 0,5g/24 giờ.
− MLCT sau sau điều trị > 60ml/phút.
• Đáp ứng 1 phần khi thoả mãn cả 3 điều kiện sau
− Protein niệu 24 giờ sau điều trị giảm > 50% so với trước điều trị
− Protein niệu 24 giờ sau điều trị < 3,5g/24 giờ.
− MLCT sau điều trị ổn định ± 25% hoặc cải thiện
• Không đáp ứng là số bệnh nhân còn lại không thoả mãn 2 điều kiện


12
5. Đánh giá tính an toàn
Khám lâm sàng nhằm phát hiện các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc như
dị ứng thuốc, nhiễm herpes virus…
Xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu được lấy tại mỗi lần thăm khám theo
lịch được mô tả trong quy trình nghiên cứu để phát hiện các tác dụng phụ do thuốc.
6. Đạo đức nghiên cứu
Đây là nghiên cứu mô tả, các đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia. Đảm
bảo cung cấp thông tin đầy đủ và thích hợp tới mỗi đối tượng nghiên cứu.
7. Xử lý số liệu
Phân tích số liệu: dùng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới
Tổng số bệnh nhân
Nhóm bệnh nhân
Đặc điểm
(n=56)
sinh thiết thận (n=38)
Số BN
Tỷ lệ %, xx±SD
Số BN
Tỷ lệ %, xx±SD
Tuổi
56
30,21 ± 10,68
38
31,24 ± 12,41
< 20
7
12,5
6
15,8
20-39
43
76,7
27
71,1
>40
6
10,8
5

13,2
Giới
Nam
5
8,9
3
7,9
Nữ
51
91,1
35
92,1
Tổng cộng
56
100
38
100
Đặc điểm tuổi và giới tổng số bệnh nhân:
- Nhóm tuổi hay gặp là dưới 40 tuổi với tỷ lệ 89,2%, tuổi trung bình 30,21 ±
10,68(tuổi). Gặp chủ yếu là bệnh nhân nữ (91,1%)
Đặc điểm tuổi và giới nhóm sinh thiết thận:
- Nhóm tuổi hay gặp là dưới 40 tuổi với tỷ lệ 86,8%. Tuổi trung bình nhóm
bệnh nhân sinh thiết thận là 31,24 ± 12,41 (tuổi). Gặp chủ yếu nữ (92,1%)
Bảng 3.3. Chỉ số SLEDAI của nhóm bệnh nhân viêm thận lupus
Số BN nhóm chung
Nhóm bệnh BN thiết
(n=56)
thận (n=38)
Chỉ số SLEDAI
Số BN

Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
(n1=54)
%
(n2=36)
%
Bệnh đợt cấp nhẹ (< 5 (điểm)
0
0
0
0
Đợt cấp trung bình (5-10
4
7,4
2
5,6


13
điểm)
Đợt cấp nặng (> 10 điểm)
50
92,6
34
94,4
Chỉ số SLEDAI trung bình
20,7 ± 6,2 (điểm)
20,58 ± 6,46 (điểm)
• n1 số bệnh nhân nhóm chung.

• n2 số bệnh nhân sinh thiết thận.
Đặc điểm SLEDAI nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bệnh nhân có điểm hoạt động SLEDAI đợt cấp nặng chiếm tỷ lệ chủ yếu
92,6%. Điểm SLEDAI trung bình là 20,7 ± 6,2 (điểm).
Đặc điểm SLEDAI nhóm bệnh nhân được sinh thiết thận.
Nhóm bệnh nhân được sinh thiết thận có điểm hoạt động SLEDAI đợt cấp
nặng chiếm tỷ lệ chủ yếu (94,4%). Điểm SLEDAI trung bình là 20,58 ± 6,46 (điểm).
Bảng 3.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán theo ACR 1997
của bệnh nhân trước điều trị
Số BN nhóm
Nhóm bệnh nhân sinh
chung (n=56)
thiết thận (n=38)
STT
Triệu chứng
Số BN Tỷ lệ % Số BN
Tỷ lệ %
1
Ban đỏ hình cánh bướm
23
41,1
14
36,8
2
Ban hình đĩa
1
1,8
0
0
3

Nhạy cảm ánh sáng
5
8,9
3
7,9
4
Loét miệng
14
25
8
21,1
5
Viêm khớp
34
60,7
22
57,9
6
Viêm thanh mạc
13
43,3
12
57,1
(n1=30/n2=21)
7
Tổn thương thận
56
100
38
100

8
RL thần kinh
4
7,2
1
2,6
9
RL huyết học (n1=54/n2=37)
36
66,7
25
67,6
10 Kháng
thể
ANA
51
96,2
34
94,4
(n1=53/n2=36)
11 Kháng thể kháng ds-DNA
40
75,5
25
69,4
(n1=53/n2=36)
• n1 số bệnh nhân nhóm chung.
• n2 số bệnh nhân sinh thiết thận.
Ở cả hai nhóm bệnh nhân được đánh giá đều cho thấy bệnh nhân viêm thận
lupus có tổn thương đa dạng nhiều mô cơ quan, chiếm tỷ lệ cao nhất là tổn thương

viêm khớp, rối loạn huyết học và viêm thanh mạc.
1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn huyết học trước điều trị.
Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu thường gặp ở cả nhóm bệnh nhân được sinh thiết và
tổng số bệnh nhân nghiên cứu lần lượt chiếm tỷ lệ là 83,8% và 77,8%.


14
Tỷ lệ bệnh nhân giảm số lượng bạch cầu không cao, chỉ hơn 20%. Tuy nhiên
có gần 70% bệnh nhân có giảm bạch cầu lympho ở cả hai nhóm.
Gần 20% bệnh nhân có giảm tiểu cầu dưới 100G/l ở cả 2 nhóm.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn chức năng thận tại thời điểm nghiên
cứu
Hơn 40% bệnh nhân có giảm mức lọc cầu thận.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn về albumin, mỡ máu và enzyme
gan
Giảm albumin máu và rối loạn chuyển hoá lipid máu gặp hơn 70% bệnh nhân
của cả hai nhóm. Rối loạn chức năng gan thể hiện ở 3 chỉ số GOT, GPT và GGT quan
sát thấy gặp khoảng hơn 20% ở cả hai nhóm bệnh nhân.


15
Bảng 3.8. Đặc điểm xét nghiệm sinh hoá nước tiểu của bệnh nhân trước điều trị
Chỉ số
Nhóm bệnh nhân sinh thiết
Tổng số bệnh nhân
nước tiểu
thận
Số bệnh
Số BN

xx±SD, %
xx±SD, %
nhân
Protein niệu 24 giờ (g/24 giờ)
56
4,14 ± 4,36
38
5,03 ± 4,88
Protein niệu 24 giờ trung bình đều cao ở cả 2 nhóm bệnh nhân phân tích.
1.3. Đặc điểm xét nghiệm miễn dịch bệnh nhân
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ BN có rối loạn bổ thể trước điều trị
Tỷ lệ giảm bổ thể C3 chiếm tỷ lệ cao hơn C4 ở cả hai nhóm bệnh nhân.
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ BN có rối loạn miễn dịch trước điều trị
Tỷ lệ % bệnh nhân có kháng thể ANA dương tính chiếm tỷ lệ cao ở cả hai
nhómlần lượt là 96,2% và94,4%. Tiếp đến là tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể kháng
dsDNA. Riêng KTKĐ và Sm chiếm tỷ lệ thấp hơn.
1.4. Đặc điểm mô bệnh học bệnh nhân
Biểu đồ 3.7. Kết quả sinh thiết thận theo phân loại của ISN/RPS
Chúng tôi quan sát thấy 89,5% bệnh nhân sinh thiết có tổn thương thận nhóm
III, IV và V.
2. Kết quả biến đổi về lâm sàng, cận lâm sàng và các chỉ số miễn dịch sau điều
trị
2.1. Sự biến đổi lâm sàng bệnh nhân sau điều trị
Bảng 3.15. Biến đổi chỉ số SLEDAI trước điều trị và sau điều trị 6 tháng
Trước ĐT
Sau ĐT 6
p
Chỉ số SLEDAI
(n=38)
tháng (n=38)

xx±SD
21,74 ± 5,60
8,05 ± 3,82
<0,001
Chỉ số SLEDAI trung bình sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2.2. Sự biến đổi chỉ số huyết học sau điều trị
Biểu đồ 3.11. Sự biến đổi tỷ lệ % chỉ số huyết học sau điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu, giảm bạch cầu, và giảm tiểu cầu cải thiện đáng kể sau
3 và 6 tháng điều trị. Đặc biệt không còn bệnh nhân giảm tiểu cầu sau 6 tháng điều trị.
2.3. Sự biến đổi chỉ số sinh hoá máu sau điều trị
Bảng 3.19. Sự biến đổi chỉ số sinh hóa chức năng thận
sau điều trị 6 tháng
Chỉ số sinh hóa máu
Trước ĐT
Sau ĐT
P


16
(%, xx ± SD)

(%, xx ± SD)

Ure máu
(mmol/l)
xx ± SD
7,89 ± 3,99
5,56 ± 2,92
< 0,001
(n=37)

Creatinin
(µmol/l)
xx ± SD
93,61 ± 67,05
73,25 ± 43,13
0,001
(n=36)
MLCT
≥ 60 (n=27)
0
81,8
0,012
< 60 (n=9)
100
18,2
(ml/phút)
xx ± SD
78,77± 29,62
93,79 ± 26,26
P<0,001
(n=36)
Giá trị trung bình của ure, creatinine và mức lọc cầu thận cải thiện rõ rệt sau
điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.22. Sự biến đổi giá trị albumin máu sau mỗi 4 tuần điều trị
Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT
Trước
8 tuần
12 tuần
16 tuần
20 tuần

24 tuần
Albumin
4 tuần
ĐT,
máu
(n=40), (n=37),
(n=36),
(n=26),
(n=26),
(n=35),
xx±SD
xx±SD
xx±SD
xx±SD
xx±SD
xx±SD
xx±SD
Albumin
27,74 33,91 ± 34,36 ±
37,40 ±
36,77 ±
38,48 ±
39,17 ±
máu (g/l) ± 5,80
6,39
5,55
5,44
7,37
5,17
6,12

P sau ĐT/ trước ĐT <0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
Giá trị trung bình albumin máu tăng có ý nghĩa thống kê ngay sau 4 tuần điều
trị và tiếp tục tăng sau 6 tháng điều trị, với p< 0,05.
2.4. Sự biến đổi chỉ số sinh hoá nước tiểu sau điều trị
Bảng 3.25. Sự biến đổi protein niệu 24 giờ sau điều trị
Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT
Trước
Protein
4 tuần 8 tuần 12 tuần 16 tuần 20 tuần 24 tuần
ĐT,
niệu 24 giờ
(n=28), (n=25), (n=42), (n=26), (n=26), (n=38),
xx±SD
xx±SD
xx±SD
xx±SD
xx±SD
xx±SD
xx±SD
Protein
4,40 ± 2,35 ± 2,31 ± 1,05 ± 1,24 ± 1,25 ±
1,04 ±
niệu 24 giờ
4, 79
3,14

2,96
1,28
1,89
2,26
1,68
(g/24 giờ)
P sau ĐT/ trước ĐT
0,002
0,006 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
Giá trị trung bình protein niệu 24 giờ giảm có ý nghĩa thống kê ngay sau 4 tuần
điều trị, và tiếp tục giảm cho tới tuần 24, với p< 0,05.
2.5. Sự biến đổi chỉ số bổ thể sau điều trị
Bảng 3.28. Biến đổi bổ thể sau điều trị 6 tháng
Trước ĐT
Sau ĐT
Biến số
P
xx±SD
xx±SD
C3 (g/l), (n=23)
0,555 ± 0,288
0,844 ± 0,299
0,002


17
C4 (g/l), (n=23)
0,095 ± 0,083
0,276 ± 0,389
0,022

Giá trị trung bình của chỉ số bổ thể C3 và C4 đều tăng sau điều trị, với p< 0,05.
2.6. Sự biến đổi chỉ số miễn dịch sau điều trị
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ % kháng thể kháng nhân biến đổi sau điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể ANA dương tính giảm dần sau điều trị 3 tháng và
6 tháng lần lượt là 93,7% và 82,9%.
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ % kháng thể kháng chuỗi kép biến đổi sau điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA dương tính giảm dần sau
điều trị 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 70,7% và 25,7%.
3. Hiệu quả điều trị tấn công viêm thận lupus có sử dụng MMF và mối liên
quan giữa biến đổi miễn dịch với đáp ứng điều trị
3.1. Hiệu quả điều trị tấn công viêm thận lupus có sử dụng MMF
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ BN đáp ứng sau điều trị 3 tháng và 6 tháng
Sau điều trị 3 tháng tỷ lệ đáp ứng điều trị là 83,4%.
Sau điều trị 6 tháng tỷ lệ đáp ứng điều trị tăng là 89,5%.
3.2. Mối liên quan giữa biến đổi miễn dịch và đáp ứng điều trị
Bảng 3.38. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với chỉ số hoạt động
của bệnh SLEDAI
Đáp ứng ĐT
Biến số
OR (95%CI)
P
(%)
<10 (n=2)
50,0
0,091
Chỉ số SLEIDAI (điểm)
0,202
(0,004-1,850)
≥10 (n=36)
91,7

Chỉ số hoạt động SLEDAI không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6
tháng với p > 0,05.
Bảng 3.42. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với MLCT
Đáp ứng
OR (95%CI)
P
ĐT (%)
<60ml/phút (n=9)
100
0,862
Mức lọc cầu thận
0,554
(0,745-0,997)
≥60ml/phút (n=29)
86,2
MLCT không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p> 0,05.
Biến số


18
Bảng 3.46. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với một số kháng thể
Đáp ứng
OR (95%CI)
P
ĐT (%)
dương tính (n=30)
93,3
5,600
Kháng thể
0,155

(0,634-49,477)
kháng DsDNA
âm tính (n=7)
71,4
dương tính (n=4)
100
0,833
Kháng thể Sm
1
(0,647-1,073)
âm tính (n=12)
83,3
dương tính (n=8)
87,5
0,636
KTKD
1
(0,034-11,909)
âm tính (n=12)
91,7
Kháng thể kháng DsDNA, kháng thể Sm và KTKĐ không có mối tương quan
với đáp ứng điều trị sau 6 tháng với p > 0,05.
Bảng 3.48. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị sau 6 tháng với nước tiểu 24 giờ
Biến số

Biến số
Protein niệu 24 giờ
(g/24 giờ)

≥ 3,5 (n=13)

< 3,5 (n=25)

Đáp ứng
ĐT (%)
92,3
88

OR (95%CI)

P

1,636
(0,153-17,504)

1

Protein niệu 24 giờ không có mối tương quan với đáp ứng điều trị sau 6 tháng
với p > 0,05.
Chương 4: BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm về tuổi và giới
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 56 đối tượng bệnh nhân được chẩn đoán
viêm thận lupus tại Trung tâm Dị ứng – MDLS Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 năm
2015 tới tháng 6 năm 2018. Trong đó có 42 bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị sau
12 tuần chiếm 75% và 38 bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị sau 24 tuần chiếm
67,86%. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi,
bệnh nhân lớn tuổi nhất là 69 tuổi, tuổi trung bình là 30,21 ± 10,68 (tuổi), nhóm tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi dưới 40 tuổi với tỷ lệ 89,2%. Nhóm tuổi hay gặp
nhất của bệnh nhân SLE chính là nhóm tuổi sinh đẻ, hiện tượng này được giải thích
do nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố có vai trò mạnh mẽ hơn cả chính là sự thay đổi

hormone estrogen và prolactin trong giai đoạn dậy thì và sinh đẻ gây khởi phát bệnh,
trong đó androgens lại có tác dụng bảo vệ.
Tỷ lệ nam: nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1: 10,2. Giới và đặc biệt là
hormone giới tính giữ vai trò quan trọng cho việc hình thành và phát triển các hệ
thống cơ quan trong suốt cuộc đời. Sự ảnh hưởng của hormone giới tính tới hệ miễn
dịch là rất sâu sắc và lâu dài do chúng kiểm soát sự tăng trưởng và biệt hoá nhiều tế


19
bào có thẩm quyền miễn dịch và nếu sự kiểm soát này có sai sót dù là mức độ phân
tử cũng đủ gây ra tình trạng bệnh lý.
Mức hoạt động của bệnh nhân viêm thận lupus
Nghiên cứu của chúng tôi cũng đánh giá mức độ hoạt động của bệnh dựa trên
thang điểm này và cho kết quả SLEDAI-2K trung bình là 20,7 ± 6,2 điểm, và gặp chủ
yếu là đợt cấp mức độ nặng ( SLEDAI-2K> 10 điểm) chiếm tỷ lệ là 92,6% và đặc biệt là
không có bệnh nhân nào ở trạng thái không hoạt động (SLEDAI-2K < 5 điểm). Điều này
có thể được lý giải một cách logic rằng trong thang điểm SLEDAI-2K với tổng điểm là
105 thì có tới 4 dấu hiệu của tổn thương thận, với mỗi dấu hiệu là 4 điểm, vậy với bệnh
nhân viêm thậnlupus thì số điểm trung bình có thể gần 16 điểm, ngay cả khi chưa có
thêm dấu hiệu của các cơ quan và hệ thống khác.
Đặc điểm tiêu chuẩn chẩn đoán ACR 1997 trước điều trị
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả khác trong nước, cũng như
ngoài nước cho thấy có sự khác nhau, tuy nhiên đều có sự giống nhau về những đặc
điểm hay gặp như viêm khớp, ban đỏ cánh bướm mặt, rối loạn huyết học, dương tính với
kháng thể ANA, kháng thể kháng DsDNA. Qua kết quả này chúng ta càng thêm hiểu rõ
hơn về tính đa dạng, cũng như sự phức tạp trong biểu hiện bệnh của bệnh nhân SLE nói
chung và của bệnh nhân viêm thận lupus nói riêng. Đa số bệnh nhân sẽ không có đầy đủ
các biểu hiện ngay tại thời điểm khởi phát, và đây là thách thức đối với chúng ta khi
mong muốn chẩn đoán và điều trị sớm cho bệnh nhân. Do đó, những bệnh nhân nghi
ngờ chẩn đoán SLE cần được theo dõi đánh giá lại thường xuyên, để không bỏ sót hay

chẩn đoán muộn.
Đặc điểm xét nghiệm huyết học
Đặc điểm hồng cầu: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số lượng hồng cầu
trung bình là 3,51 ± 0,83 (T/L), nồng độ hemoglobin trung bình là 100,4 ± 21,4 (g/l),
và có tới 77,8% bệnh nhân có nồng độ hemoglobin dưới 120 (g/l). Tác giả Phạm Huy
Thông và cộng sự nghiên cứu trên 30 bệnh nhân viêm thận lupus cho thấy số lượng
hồng cầu trung bình là 3,79 ± 0,79 (T/l), nồng độ hemoglobin trung bình là 99,94 ±
17,29 (g/l). Tác giả Đỗ Thị Liệu và cộng sự nghiên cứu 125 bệnh nhân viêm thận
lupus tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy có 82,3% bệnh nhân có giảm số lượng hồng
cầu.
Đặc điểm bạch cầu: Nghiên cứu của chúng tôi với 22,2% bệnh nhân giảm
bạch cầu, trong đó giảm bạch cầu trung tính là 14,8% và giảm bạch cầu lympho tới
66,7%, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới vấn đề tại sao tỷ lệ giảm bạch cầu toàn phần
chỉ 22,2%, mà tỷ lệ giảm bạch cầu lympho lại giảm tới 66,7%, đây là một đặc điểm
quan trọng không nên bỏ sót khi đánh giá xét nghiệm huyết học của bệnh nhân SLE,
đôi khi chúng ta chỉ quan sát số lượng bạch cầu toàn phần mà quên đi đánh giá từng
thành phần bạch cầu đặc trưng cho mỗi bệnh, như ở đây việc giảm bạch cầu lympho
là đặc điểm đặc trưng của bệnh SLE, hơn giảm bạch cầu toàn phần.


20
Đặc điểm tiểu cầu: Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả gặp 18,5% bệnh
nhân có giảm tiểu cầu dưới 100 (G/l) theo tiêu chuẩn của ACR 1997. Nhóm tác giả
Trần Văn Vũ và cộng sự nghiên cứu 170 bệnh nhân viêm thận lupus cho thấy có
21,76% bệnh nhân giảm tiểu cầu dưới 100 (G/l). Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn
phù hợp với số liệu mà y văn tổng hợp trước đó.
Đặc điểm xét nghiệm sinh hoá máu
Đặc điểm chức năng thận: Kết quả của chúng tôi cho thấy có tới 40,7% bệnh
nhân có mức lọc cầu thận giảm dưới 60 (ml/phút). Tác giả Đỗ Thị Liệu nghiên cứu 89
bệnh nhân chẩn đoán viêm thậnlupus tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1992 đến 1998 cho

kết quả 49,4% bệnh nhân suy thận cấp. Tác giả Vương Tuyết Mai và cộng sự đánh tìm
hiểu một số yếu tố liên quan với sự thay đổi mức lọc cầu thận theo thời gian ở bệnh
nhân viêm thậnlupus trong các đợt điều trị nội trú ở 44 bệnh nhân cho thấy mức lọc
cầu thận giảm, đặc biệt có mối liên quan giữa giảm mức lọc cầu thận với giảm albumin
máu. Do nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Vương Tuyết Mai sử dụng công thức tính
mức lọc cầu thận khác nhau nên không thể so sánh trực tiếp, tuy nhiên cả 2 nghiên cứu
đều cho thấy có giảm mức lọc cầu thận ở đối tượng bệnh nhân viêm thậnlupus.
Đặc điểm albumin máu: Kết quả của chúng tôi thấy có 66% bệnh nhân có giảm
albumin máu dưới 30 (g/l). Nhóm tác giả Trần Văn Vũ và cộng sự nghiên cứu 170
bệnh nhân viêm thận lupus thấy 80,59% bệnh nhân viêm thận lupus có giảm albumin
máu dưới 25 (g/l). Giảm albumin máu được báo cáo ở hầu hết các nghiên cứu được
công bố.
Đặc điểm xét nghiệm nước tiểu:
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả protein niệu 24 giờ trung bình là 4,14 ±
4,36 (g/24 giờ). Kết quả protein niệu trung bình của chúng tôi cao hơn nhóm tác giả
Suchitha Satish và cộng sự nghiên cứu trên 56 bệnh nhân viêm thận lupus cho kết
quả protein niệu 24 giờ trung bình là 2,00 ± 1,502 (g/24 giờ) , Nasri và cộng sự
nghiên cứu trên 84 bệnh nhân viêm thận lupus cho kết quả protein niệu 24 giờ là 1,6
±1,9 (g/24 giờ). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với báo cáo trong y
văn.
Đặc điểm bổ thể: Nghiên cứu của chúng tôi thấy 90,6% bệnh nhân giảm C3
dưới 0,9 (g/l), bệnh nhân giảm C4 dưới 0,1 (g/l). Nhóm tác giả Trần Văn Vũ và cộng
sự nghiên cứu 170 bệnh nhân viêm thận lupus cho thấy 98,82% bệnh nhân giảm C3
và bệnh nhân giảm C4 là 88,24%. Chúng ta có thể thấy có sự khác biệt không nhiều
giữa nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả trong và ngoài nước, tuy nhiên có thể
thấy giảm C3 và C4 chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân viêm thậnlupus trong hầu hết các
nghiên cứu, và đó là lý do C3, C4 được đưa vào thang điểm SLEDAI.
Đặc điểm xét nghiệm kháng thể ANA



21
Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn kết quả được báo cáo của một số tác giả
trong nước khác. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một số tác
giả khác báo cáo gần đây và phù hợp với y văn ghi nhận có trên 95% bệnh nhân lupus
dương tính với kháng thể ANA , điều này có thể giải thích do có cùng phương pháp làm
xét nghiệm, cũng như kỹ thuật xét nghiệm được cải thiện đáng kể trong những năm gần
đây. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu của tác giả nước
ngoài.
Đặc điểm xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA
Nghiên cứu của chúng tôi thấy 75,5% bệnh nhân dương tính với kháng thể
kháng dsDNA, phù hợp với báo cáo được ghi nhận trong y văn (kháng thể kháng
dsDNA dương tính từ 40-90% bệnh nhân viêm thận lupus). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn nhóm tác giả Lê Hữu Doanh và cộng sự (58,82%), sự khác biệt này
do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân viêm thận lupus, còn đối tượng
của tác giả Lê Hữu Doanh và cộng sự đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân SLE.
Đặc điểm xét nghiệm kháng thể Sm.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả dương tính với kháng thể Sm là
19,2%, kết quả này phủ hợp với báo cáo của y văn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn tác giả Stepen W. Olson và cộng sự (38%), tác giả Alba. P. và
cộng sự (25%), một số tác giả khác cũng cho tỷ lệ gặp tương tự .
Đặc điểm xét nghiệm kháng thể kháng đông
Nghiên cứu của chúng tôi gặp 37,9% bệnh nhân viêm thận lupus có kháng thể
kháng đông lưu hành, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tác giả
Rijnink. E. C. và cộng sự (51%), tác giả Alba. P. và cộng sự báo cáo gặp 38% dương
tính với LA, 31% dương tính với anticardiolipin IgG, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn nhóm tác giả Alba. P do chúng tôi xác định có kháng thể kháng động lưu hành
khi có 1 trong số 4 kháng thể lưu hành dương tính, và đánh giá chỉ trong 1 lần xét nghiệm
ban đầu.
Đặc điểm mô bệnh học sinh thiết thận
Phân loại sinh thiết thận bệnh nhân viêm thậnlupus:

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả phân loại theo ISN/PRS là nhóm I
(0%), nhóm II (5,3%), nhóm III (50%), nhóm IV (29%), nhóm V (10,5%), nhóm VI
(2,6%), nhóm phối hợp (2,6%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với
kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Ngọc Hoa và cộng sự về mức độ hay gặp
nhóm III, Vvà VI, cũng như mức độ ít gặp các nhóm khác của bệnh nhân viêm thận
lupus.
2.Hiệu quả điều trị tấn công bệnh nhân viêm thận Lupus
có sử dụng MMF
Tỷ lệ đáp ứng sau điều trị.


22
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy 83,3% bệnh nhân đáp ứng sau 3 tháng
điều trị, trong đó có 40,5% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, 42,9% bệnh nhân đáp ứng
một phần. Sau 6 tháng điều trị tỷ lệ đáp ứng điều trị tiếp tục tăng với tỷ lệ đáp ứng
điều trị là 89,5%, trong đó 57,9% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, 31,6% bệnh nhân
đáp ứng một phần. Đáp ứng điều trị được coi là mục tiêu quan trọng nhất trong việc
đánh giá hiệu quả điều trị, bên cạnh việc đánh giá các nguy cơ do thuốc gây ra.Trong
nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị viêm thận lupus bằng Methylprednisolon đường
tĩnh mạch liều cao của nhóm tác giả Phạm Huy Thông và cộng sự cho kết quả tỷ lệ đáp
ứng sau 3 tháng là 67,86%, thấp hơn tỷ lệ đáp ứng điều trị bằng MMF của chúng tôi sau
3 tháng (83,3%). Rất tiếc là nghiên cứu của nhóm tác giả này không báo cáo tỷ lệ đáp
ứng điều trị sau 6 tháng điều trị nên chúng tôi không có cơ sở dữ liệu để so sánh. So sánh
với các tác giả khác trên thế giới về đáp ứng điều trị viêm thận lupus bằng MMF được
hiển thị trong bảng 4.3. Chúng tôi thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với
nhóm tác giả Chan. T. M. và cộng sự, tác giả Kim. H. R. và cộng sự, cũng như nhóm tác
giả Lu. F. và cộng sự, nhưng cao hơn nhiều nhóm tác giả Ginzler. E. M. và cộng sự. Sự
khác biệt này có thể kể đến sự khác biệt về chủng tộc của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Bệnh nhân của chúng tôi và tác giả Chan và cộng sự, tác giả Kim. H. R. và cộng sự, tác
giả Lu. F. đều là nhóm chủng tộc người Châu Á (100%), còn nhóm tác giả Ginzler. E. M

là chủng tộc người da màu (61%), da trắng (17%), chủng tộc người Châu Á chỉ chiếm
14% là chủ yếu. Hiệu quả điều trị bằng MMF đối với chủng tộc người Á được cho là có
hiệu quả hơn nhóm chủng tốc Mỹ gốc Phi đã được báo cáo.
Bảng 4.3. So sánh hiệu quả điều trị viêm thận lupus bằng MMF
Đáp ứng Đáp ứng
Tổng
Không
Nghiên cứu và tác giả
điều trị
điều trị đáp ứng đáp ứng
hoàn toàn một phần điều trị
điều trị
Nghiên cứu của chúng tôi. (n=38), %,
57,9
31,6
89,5
10,5
đánh giá tại thời điểm 6 tháng điều trị
Chan. T. M. et al. (n=21), %, tại thời
81
14
95
5
điểm 12 tháng điều trị
Lu. F. et al. (n=213), %, tại thời điểm 6
34,3
48,4
82,6
17,4
tháng điều trị

Ginzler. E. M. et al. (n=56), %, tại thời
28,6
37,5
66,1
33,9
điểm 6 tháng điều trị
Kim. H. R. et al. (n=51), %, tại thời
52,9
25,5
88,4
21,6
điểm 12 tháng điều trị
Sự thay đổi chỉ số SLEDAI sau điều trị tấn công bằng MMF: Qua bảng 3.15
cho thấy sự thay đổi điếm số hoạt động SLEDAI trung bình trước và sau điều trị 6


23
tháng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tác giả Lu. F. và cộng sự
nghiên cứu 213 bệnh nhân viêm thậnlupus điều trị tấn công bằng MMF báo cáo kết
quả thay đổi chỉ số SLEDAI là 21,96 ± 7,4 trước điều trị giảm còn 7,67 ± 1,96 (p<
0,01) sau 6 tháng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cũng như của một số tác giả
trong nước và ngoài nước khác có thể khẳng định rằng MMF làm giảm chỉ số
SLEDAI.
Sự thay đổi chỉ số huyết học sau điều trị tấn công bằng MMF: Theo kết quả
biểu đồ 3.11 chúng tôi quan sát có sự thay đổi rõ về tỷ lệ thiếu máu, giảm bạch cầu và
tiểu cầu sau điều trị 3 tháng và 6 tháng. Sự cải thiện các chỉ số máu sau điều trị bằng
MMF cũng được báo cáo trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới như tác giả
F. Rivera và cộng sự nghiên cứu 153 bệnh nhân viêm thận lupus được điều trị tấn công
bằng MMF cho thấy tăng hemoglobin sau 3 tháng và 6 tháng với p< 0,05.
Sự thay đổi chức năng thận sau điều trị tấn công bằng MMF:

Chúng tôi thấy sau 24 tuần điều trị giá trị ure trung bình giảm còn 5,56 ± 2,92
(mmol/l), với p < 0,001. Cải thiện chức năng thận của bệnh nhân viêm thận lupus
trong nghiên cứu của chúng tôi thể hiện rõ hơn ở bảng 3.19 khi giá trị trung bình
nồng độ creatinine trong máu bệnh nhân cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 tại
thời điểm đánh giá sau 24 tuần. Điều này được củng cố và thuyết phục hơn khi
MLCT trung bình tăng lên 93,79 ± 26,26 (ml/phút) sau 24 tuần, với p< 0,001. Tác giả
Lu. F. và cộng sự nghiên cứu 213 bệnh nhân người Trung Quốc được chẩn đoán viêm
thận lupus điều trị tấn công bằng MMF thấy thay đổi chỉ số creatinine bắt đầu có ý
nghĩa thống kê (p< 0,001) từ tuần thứ 8 cho tới tuần thứ 24.
Sự thay đổi chỉ số albumin máu sau điều trị tấn công bằng MMF: Sự thay đổi
albumin máu trong nghiên cứu của chúng tôi là chỉ số albumin máu trung bình trước
điều trị là 27,74 ± 5,80 (g/l) sau điều trị 4 tuần là 33,91 ± 6,39 (g/l), với p< 0,001 và
kết quả tăng albumin được duy trì liên tục sau mỗi 4 tuần đánh giá cho tới tuần 24 với
p< 0,001 được trình bày tại bẳng 3.22. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với tác giả Lu. F. và cộng sự nghiên cứu 213 bệnh nhân người Trung Quốc
được chẩn đoán viêm thậnlupus điều trị tấn công bằng MMF báo cáo kết quả thay đổi
chỉ số albumin trước điều trị là 25,7 ± 7,5 (g/l) và sau điều trị 3 tháng là 34,3 ± 6,4
(g/l) (p<0,001), sau điều trị 6 tháng là 37,7 ± 5,9 (g/l), ( p<0,001). Tăng nồng độ
albumin máu cũng được quan sát và báo cáo bởi các tác giả khác trên thế giới.
Sự thay đổi chỉ số sinh hoá nước tiểu sau điều trị tấn công bằng MMF: Nghiên
cứu của chúng tôi thấy protein niệu 24 giờ trước điều trị là 4,40 ± 4,79 (g/24 giờ) sau
điều trị 4 tuần là 2,35 ± 3,14 (g/24) giờ với p< 0,05 và protein niệu 24 giờ tiếp tục
giảm sau mỗi 4 tuần đánh giá, đặc biệt từ tuần 12 sau điều trị MMF giá trị protein
niệu 24 giờ giảm có ý nghĩa mạnh mẽ với p<0,001 (bảng 3.25). Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi thấy bệnh nhân viêm thận lupus được điều trị bằng MMF giảm protein
niệu 24 giờ tại thời điểm 12 tuần nhiều hơn báo cáo của tác giả Lu. F. và cộng sự với


24
giá trị protein niệu 24 giờ trung bình trước điều trị là 4,7 ± 2,37 (g/24 giờ) và sau điều

trị 12 tuần là 2,08 ± 1,58 (g/24 giờ) với p< 0,001, tuy nhiên thời điểm 24 tuần sau
điều trị kết quả của chúng tôi cho thấy giảm tương đương với tác giả Lu. F. và cộng
sự với giá trị protein niệu 24 giờ sau điều trị MMF là 1,1 ± 0,63 (g/24 giờ) với
p<0,001.
Sự thay đổi bổ thể sau điều trị tấn công bằng MMF: Nghiên cứu của chúng tôi
thấy giá trị bổ thể C3, C4 sau điều trị tăng có ý nghĩa thống kê với p< 0,05, được
trình bày tại bảng 3.28. Tác giả Lu. F. và cộng sự nghiên cứu hiệu quả điều trị tấn
công 213 đối tượng bệnh nhân viêm thận lupus người Trung Quốc có sử dụng MMF
báo cáo nồng độ bổ thể C3 và C4 đều tăng sau điều trị MMF 12 tuần và 24 tuần với
p<0,001.
Sự thay đổi kháng thể ANA sau điều trị tấn công bằng MMF: Nghiên cứu của
chúng tôi thấy tỷ lệ % bệnh nhân dương tính với kháng thể ANA giảm sau điều trị
12 tuần và 24 tuần lần lượt là 92,7% và 82,9%. Kết quả của chúng tôi khác biệt lớn
so với một số tác giả khác như tác giả Lu. F. và cộng sự nghiên cứu trên 213 bệnh
nhân viêm thậnlupus được điều trị bằng MMF cho thấy trước điều trị có 94,8% bệnh
nhân có kháng thể ANA dương tính và sau 3 tháng điều trị còn 62,9% dương tính,
sau 6 tháng điều trị còn 52,6% dương tính với p< 0,001, chúng tôi chưa lý giải được
sự khác biệt này, tuy nhiên có thể thấy cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn cỡ mẫu của tác
giả Lu. F. và cộng sự, nên có thể đây cũng là nguyên nhân đóng góp cho sự khác biệt
này.
Sự thay đổi kháng thể kháng dsDNA sau điều trị tấn công bằng MMF: Nghiên
cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ % bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng dsDNA
giảm sau 3 tháng và 6 tháng điều trị lần lượt là 70,7% và 25,75%. Tác giả Lu. F. và
cộng sự nghiên cứu trên 213 bệnh nhân người Trung Quốc viêm thậnlupus được điều
trị bằng MMF thấy trước điều trị có 73,2% bệnh nhân có kháng thể kháng dsDNA
dương tính và sau điều trị 3 tháng giảm còn 42,7% kháng thể kháng dsDNA dương
tính với p< 0,001, sau 6 tháng giảm còn 38,4%kháng thể kháng dsDNA dương tính
với p< 0,001.
3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biến đổi
miễn dịch với đáp ứng điều trị

Chúng tôi không quan sát thấy có mối tương quan giữa mức độ hoạt động của
bệnh cũng như một số chỉ số miễn dịch như kháng thể ANA, kháng thể kháng
dsDNA, C3, C4 với đáp ứng điều trị viêm thận lupus bằng MMF một cách có ý nghĩa
thống kê.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 56 bệnh nhân được chọn vào
nghiên cứu, trong đó có 3 bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu sau sinh thiết thận, 42


25
bệnh nhân tuân thủ điều trị sau 12 tuần và 38 bệnh nhân tuân thủ điều trị sau 24 tuần.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8. 2015 tới tháng 6.2018 tại Trung tâm Dị ứng –
MDLS bệnh viện Bạch Mai.
1. Sự biến đổi lâm sàng, cân lâm sàng và một số chỉ số miễn dịch ở bệnh nhân viêm
thận lupus sau điều trị tấn công có sử dụng MMF.
● Biến đổi chỉ số SLEDAI:
o Chỉ số SLEDAI sau điều trị 3 tháng giảm còn 11,43 ± 4,04(điểm), thấp hơn trước
điều trị, (p< 0,001). Chỉ số SLEDAI sau điều trị 6 tháng giảm còn 8,05 ± 3,82(điểm),
thấp hơn trước điều trị, (p< 0,001).
● Biến đổi các chỉ số huyết học:
o Nồng độ hemoglobin tăng lên sau điều trị 3 tháng là 119, 33 ± 16,50 (g/l), (p<0,001),
sau 6 tháng là 122,44 ± 15,37 (g/l), (p< 0,001). Tỷ lệ % giảm bạch cầu trung tính sau 3
tháng là 0%, sau 6 tháng là 3%. Tỷ lệ % giảm bạch cầu lympho sau 3 tháng là 31%, sau
6 tháng là 40,5%. Tỷ lệ % giảm tiểu cầu sau 3 tháng là 2,4%, sau 6 tháng là 0%.
● Biến đổi chỉ số chức năng thận.
o Mức lọc cầu thận sau 3 tháng điều trị tăng từ 73,48 ± 31,42 (ml/phút) lên 87,89 ±
30,58 (ml/phút), (p<0,05).Mức lọc cầu thận sau 3 tháng điều trị tăng từ 78,77± 29,62
(ml/phút) lên 93,79 ± 26,26 (ml/phút), (p<0,001).
● Biến đổi chỉ số protein niệu 24 giờ giảm sau điều trị.
o Protein niệu 24 giờ sau điều trị 3 tháng giảm từ 4,40 ± 4, 79 (g/24 giờ) xuống 1,05 ±

1,28 (g/24giờ), p < 0,001. Protein niệu 24 giờ sau điều trị 6 tháng giảm từ 4,40 ± 4,
79 (g/24 giờ) xuống 1,04 ± 1,68 (g/24giờ), p < 0,001.
● Biến đổi chỉ số miễn dịch:
o Nồng độ C3 tăng lên sau 3 tháng và 6 tháng điều trị lần lượt là 0,824 ± 0,237 (g/l) và
0,844 ± 0,299 (g/l), với P< 0,001.Nồng độ C4 tăng lên sau 3 tháng và 6 tháng điều trị
lần lượt là 0,187 ± 0,123 (g/l) và 0,276 ± 0,389 (g/l), với P< 0,05.
o Tỷ lệ % bệnh nhân dương tính với kháng thể ANA giảm sau 3 tháng và 6 tháng điều
trị lần lượt là 92,7% và 82,9%. Tỷ lệ % bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng
dsDNA giảm sau 3 tháng và 6 tháng điều trị lần lượt là 70,7% và 25,7%.
2. Hiệu quả điều trị tấn công viêm thận lupus có sử dụng MMF và mối liên quan
giữa các biến đổi miễn dịch với đáp ứng điều trị.
● Tỷ lệ bệnh nhân viêm thận lupus sau điều trị tấn công có sử dụng MMF đáp ứng điều
trị sau 3 tháng và 6 tháng lần lượt là là 83,4% và 89,5%, trong đó đáp ứng điều trị
hoàn toàn là 40,5% và 57,9%, đáp ứng điều trị một phần là 42,9% và 31,6%, không
đáp ứng điều trị là 16,6% và 10,5%.
● Chúng tôi không quan sát thấy có mối tương quan giữa một số chỉ số miễn dịch như
kháng thể ANA, kháng thể kháng dsDNA, C3, C4 với đáp ứng điều trị viêm thận
lupus bằng MMF một cách có ý nghĩa thống kê.


×