Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị dự phòng hen phế quản bằng seretide ở trẻ em tại phòng khám chuyên khoa nhi bệnh viện thanh nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.01 KB, 22 trang )

1
S Y T H NI
BNH VIN THANH NHN
CNG NGHIấN CU
CP C S NM 2013
NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và HIệU QUả
ĐIềU TRị Dự PHòNG HEN PHế QUảN BằNG SERETIDE
ở TRẻ EM TạI PHòNG KHáM CHUYÊN KHOA NHI
BệNH VIệN THANH NHàN
H NI 2013
2
S Y T H NI
BNH VIN THANH NHN
CNG NGHIấN CU
CP C S NM 2013
NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và HIệU QUả
ĐIềU TRị Dự PHòNG HEN PHế QUảN BằNG SERETIDE
ở TRẻ EM TạI PHòNG KHáM CHUYÊN KHOA NHI
BệNH VIệN THANH NHàN
C quan qun lý ti:
BNH VIN THANH NHN - H NI
CH NHIM TI:
BC S CKII: NGUYN THU HNG
H NI 2013
3
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ 2013
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị dự phòng hen
phế quản bằng Seretide ở trẻ em tại phòng khám chuyên khoa Nhi bệnh
viên Thanh Nhàn
2. Thời gian thực hiện:


Từ tháng: 2 năm 2013
Đến tháng: 9 năm 2013
3. Cấp quản lý: Bệnh viện Thanh
Nhàn
4. Họ tên chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thu Hương
Học vị: Bác sĩ chuyên khoa II
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa nhi
Chức vụ: Trưởng khoa nhi
Địa chỉ: Khoa Nhi - Bệnh viện Thanh Nhàn
Điện thoại: cố định: 0438219320 Di động: 0912907110
Email:
5. Các cán bộ tham gia nghiên cứu:
1. BS Lê Thu Hà: Bác sĩ khoa nhi – Bệnh viên Thanh Nhàn
2. BS Trần Ngọc Anh: Bác sĩ khoa nhi – Bệnh viên Thanh Nhàn
3. BS Nguyễn Văn Toàn: Bác sĩ khoa nhi – Bệnh viên Thanh Nhàn
4. BS Nghiêm Thị Mai Sang: Bác sĩ khoa nhi – Bệnh viên Thanh Nhàn
5. BS Nguyễn Thị Hiền: Bác sĩ khoa nhi – Bệnh viên Thanh Nhàn
6. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Hen phế quản (HPQ) gọi tắt là hen, là tình trạng viêm mạn tính
đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí. Hen gặp ở mọi lứa
tuổi, diễn biến lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động cũng như
chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hen trở thành gánh nặng bệnh tật cho
bệnh nhân, gia đình, y tế và xã hội.[1], [2]
4
Ở Việt nam, theo nghiên cứu mới nhất của Trần Thúy Hạnh tỷ lệ hen
phế quản ở nước ta là 3,9% trong đó hen trẻ em là 3,2%[6]. Hiện nay chưa có
thống kê đầy đủ về số ca tử vong do hen trong cả nước, nhưng ngày càng có
nhiều người tử vong do hen. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là 85% các trường
hợp tử vong có thể phòng ngừa được nếu gia đình, xã hội, thầy thuốc và bệnh
nhân quan tâm hơn tới điều trị dự phòng HPQ [1].

Tuy nhiên, do trình độ dân trí nên người bệnh và gia đình chưa có những
hiểu biết đúng về bệnh và điều trị hen, đặc biệt là điều trị dự phòng. Người bệnh
HPQ chưa được quan tâm, theo dõi, tư vấn đúng mức nên chưa ý thức được tầm
quan trọng của việc điều trị dự phòng do vậy việc kiểm soát hen còn nhiều hạn
chế, khiến bệnh ngày càng nặng, chi phí cho điều trị tốn kém, tăng tỷ lệ nhập
viện cấp cứu.[7], [11]
Trước thực trạng này chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và hiệu quả điều trị dự phòng hen phế quản bằng Seretide ở trẻ em
tại phòng khám chuyên khoa Nhi bệnh viện Thanh Nhàn” với mục tiêu:
1. Đặc điểm lâm sàng trẻ HPQ điều trị ngoại trú tại phòng khám
chuyên khoa nhi Bệnh viện Thanh Nhàn
2. Đánh giá hiệu quả lâm sàng của Seretide trong điều trị dự phòng
HPQ ở trẻ em.
7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Theo khuyến cáo GINA điều trị dự phòng hen phế quản bằng Seretide
đúng phác đồ thì cứ 3 tháng thì giảm bậc 1 lần khi tình hình hen được kiểm
soát. Các triệu chứng giảm dần sau điều trị dự phòng 2 tuần, 4 tuần [14].
Nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai 4292 học sinh trường tiểu học,
trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên trong đó có 68 bệnh nhân hen phế
quản được can thiệp điều trị bằng Seretide trong 12 tuần được kết quả như
sau: Trước điều trị có 100% bệnh nhân có các triệu chứng ban ngày ở hen bậc
2, và hen bậc 3 sau 2 tuần điều trị các triệu chứng giảm 39,7%, sau 4 tuần các
5
triệu chứng giảm 91,2%. Trước điều trị có 69,1% bệnh nhân hen có triệu
chứng ban đêm sau 2 tuần điều trị còn 27,9%, sau 4 tuần điều trị không còn
bệnh nhân nào có triệu chứng ban đêm.[8]
Nghiên cứu của Nguyên Văn Đoàn và cộng sự diều trị dự phòng 163
bệnh nhân hen phế quản bằng Seretide. 0% bệnh nhân hen kiểm soát hoàn
toàn 12 tháng điều trị thì có 79,7% hen được kiểm soát hoàn toàn. Và nhu cầu
sử dụng thuốc cắt cơn giảm từ 56,4% xuống còn 6,7%.[5]

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Thụy 62 bệnh nhân hen phế quản ở
phường Lạch Tray thành phố Hải Phòng điều trị dự phòng bằng Seretide 12
tháng có 12,9% hen bậc 3 xuống bậc 1, 40,32% hen bậc 2 không có triệu
chứng.[12]
8. Đối tượng phương pháp nghiên cứu.
8.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân HPQ không được kiểm soát đang điều trị ngoại trú tại
phòng khám chuyên khoa nhi Bệnh viện Thanh Nhàn.
8.2. Mẫu và phương pháp chon mẫu
8.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân từ 4 tuổi đến 15 tuổi
Tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ theo GINA 2011:
Triệu chứng lâm sàng HPQ[10]
- Triệu chứng lâm sàng đa dạng, tuỳ thuộc lứa tuổi của bệnh nhân và
từng thời điểm của bệnh. Thường khởi phát với những triệu chứng sau: ho,
khó thở, thở ngắn hơi, nặng ngực, trẻ nhỏ thường có khò khè. Ho nhất là vào
đêm về sáng, phải thức giấc ban đêm.
- Các triệu chứng này thường lặp đi lặp lại, có thể hết tự nhiên hoặc do
điều trị nhưng có khi nặng lên với các biểu hiện:
+ Khó thở liên tục, thường xuyên, chủ yếu khó thở ra, khò khè, cò cử.
+ Mạch nhanh.
6
+ Co kéo cơ hô hấp: rút lõm lồng ngực, rút lõi hõm ức.
+ Nghe phổi có ran rít, ran ngáy cuối thì thở ra, có thể có ran ẩm cả 2
thì thở vào và thở ra.
- Trong cơn khó thở nặng còn có các dấu hiệu ho liên tục, tím tái, vã
mồ hôi, đầu gật gù theo nhịp thở, khóc yếu, mạch đảo… Trường hợp nặng
hơn do các biến chứng: tràn màng phổi, tràn khí trung thất…
+ Trẻ có cơn hen kéo dài có những hậu quả lồng ngực hình “ ức gà”,
ngón tay dùi trống, chậm phát triển thể chất….

+ Ngoài ra có thể thấy triệu chứng: viêm mũi dị ứng ( hắt hơi, ngứa
mũi, chảy nước mũi), chàm, mày đay
+ Cơn hen thường xuất hiện nửa đêm về sáng, sau tiếp xúc với dị
nguyên hoặc thay đổi thời tiết, sau gắng sức, tiếp xúc khói bụi hoặc dùng
thuốc: aspirin…
- Triệu chứng lâm sàng của hen phế quản phản ánh mức độ tắc nghẽn
phế quản và tiểu phế quản làm thay đổi thông khí.
- Khai thác tiền sử cá nhân và gia đình phát hiện bệnh dị ứng kèm theo:
chàm, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, viêm da… hoặc thành viên khác trong
gia đình cũng bị hen và các bệnh dị ứng ( đặc biệt là mẹ).
Cận lâm sàng [10], [14]
- Thăm dò chức năng hô hấp bằng phế dung kế: Phương pháp này đòi
hỏi trẻ phối hợp hít vào và thở ra gắng sức. Hen thường biểu hiện bằng rối
loạn thông khí tắc nghẽn, được đánh giá bằng các thông số sau:
+ FEV
1
<80% so với giá trị dự đoán
+ Chỉ số Tiffeneau (FEV
1
/VC) <80% so với giá trị dự đoán
- Các test trong thăm dò chức năng hô hấp
+ Test phục hồi phế quản với Salbutamol
7
Đo chức năng thông khí trước và sau khi khí dung salbutamol 10 phút
với liều lượng 200µg. Nếu FEV1 tăng lên 12% (hoặc trên 200 ml) thì test
phục hồi phế quản dương tính, điều đó chứng tỏ rối loạn thông khí tắc nghẽn
có đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
+ Test kích thích phế quản:
Sử dụng test methacolin, test gắng sức hoặc liều tăng dần nồng độ dị
nguyên nghi ngờ. Test dương tính khi giảm FEV1 > 20% so với trước khi thử test

- Đo lưu lượng đỉnh (PEF):
Đo lưu lượng đỉnh nhằm dự đoán cơn hen cấp. Trẻ có khả năng lên cơn hen
khi giá trị đo buổi sáng giảm hơn 20% so với giá trị đo buổi chiều hôm trước.
- X-Quang tim phổi:
Trong cơn hen cấp lồng ngực căng, phổi sáng do ứ khí, nếu hen lâu
ngày có thể thấy hình ảnh khí phế thũng do giãn phế nang, trẻ nhỏ có thể thấy
hình ảnh xẹp phổi.
- Công thức máu: bạch cầu ái toan thường tăng trên 5% .
- Tăng IgE toàn phần trong máu: gặp ở khoảng 80% trẻ em bị hen.
- Các xét nghiệm khác:
+ Đờm: Có nhiều bạch cầu ái toan, vòng xoắn Cushman và tinh thể
Charcot-Leyden
+ Test lẩy da: Thường dương tính với các dị nguyên đường hô hấp.
- Khí máu: Trong cơn hen cấp có thể giảm SaO2 và PaO2, có thể có toan
hô hấp (pH giảm, pCO2 tăng, BE âm). Ngoài cơn hen cấp khí máu bình thường.
Điều trị dự phòng hen bằng Seretide
8
Seretide: Trong thành phần gồm Salmeterol (thuộc nhóm LABA) và
Fluticasone propionate (thuộc nhóm ICS). Hai chất này có tác dụng trên các
mặt khác nhau của cơ chế bệnh sinh trong HPQ. Salmeterol có tác dụng kiểm
soát triệu chứng, Fluticasone propionate phòng ngừa các cơn hen cấp do kiểm
soát tình trạng viêm. Thuốc được chỉ định dùng đơn độc hoặc phối hợp với
các thuốc dự phòng khác tùy theo bậc của hen.
* Salmeterol: là thuốc chủ vận thụ thể bêta 2 chọn lọc tác dụng kéo dài
(12 giờ), với 1 chuỗi dài gắn kết với vị trí bên ngoài thụ thể. Các đặc tính
dược lý của salmeterol làm chop việc phòng ngừa triệu chứng co thắt phế
quản do histamine kéo dài 12 giờ. Hiệu quả hơn khi dùng liều khuyến cáo
bêta 2 tác dụng ngắn. Các thử nghiệm invitro cho thấy salmeterol có tác động
ức chế mạnh và kéo dài việc phóng thích từ phổi người các chất chuyển hóa
trung gian từ dưỡng bào như: histamine, leukotrien, prostaglandin D2…

Salmeterol ức chế đáp ứng với dị nguyên hít cả ở pha sớm và pha chậm. việc
tác động này duy trì sau 30 giờ liều duy nhất khi tác dụng giãn phế quản
không còn nữa.
* Fluticasone propionate: dùng đường hít với liều khuyến cáo có tác
dụng kháng viêm của glucocorticoid trong phổi giúp cải thiện triệu chứng và
cơn hen cấp, không tác dụng phụ nào như dùng corticoid đường toàn thân.
Lượng hormone thượng thận được tiết ra hàng ngày vẫn duy trì trong giới hạn
bình thường khi dùng Fluticasone propionate kéo dài ngay cả khi dùng liều
khuyến cáo cao nhất ở trẻ em và người lớn. .
8.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân hen phế quản được kiểm soát hoàn toàn
Bệnh nhân và gia đình không đồng ý
8.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu
9
8.4. Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn bệnh nhân theo mẫu bệnh án thống nhất.
8.4.1. Khai thác tiền sử bản thân: trẻ tiền sử bị bệnh viêm mũi dị ứng, mề
đay, dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng.
8.4.2. Khai thác tiền sử gia đình: gia đình có bố, mẹ, ông, bà, anh chị em
ruột bị bệnh viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mề đay, dị ứng thời tiết, viêm da
cơ địa, viêm kết mạc dị ứng.
8.4.3. Môi trường sống:
Đun bếp than, nuôi chó mèo, tiếp xúc khói thuốc lá (Gia đình có người
hút thuốc lá không?)
8.4.4. Yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp
Thay đổi thời tiết, nhiễm virus, hoạt động gắng sức , Thức ăn, stress,
khói thuốc lá
8.4.5. Đánh giá bậc của hen [14]
Bậc

Triệu
chứng
Hạn chế hoạt
động
Triệu
chứng về
đêm
FEV1 hoặc
PEF (% theo
dự tính)
Dao động
FEV1 hoặc
PEF
1. Nhẹ từng
cơn
<1lần/tuần Nhẹ
≤2
lần/tháng
≥80% <20%
2. Nhẹ dai
dẳng
>1 lần/tuần
<1 lần/ngày
Có thể ảnh
hưởng đến hoạt
động và giấc ngủ
>2
lần/tháng
≥80% 20-30%
3. Vừa dai

dẳng
Hàng ngày
Có thể ảnh
hưởng đến hoạt
động và giấc ngủ
> 1lần/tuần 60-80% >30%
4. Nặng dai
dẳng
Hàng ngày Thường xuyên
Thường
xuyên
<60% >30%
8.4.6. Đánh giá mức độ kiểm soát hen [14]
Kiểm soát
Kiểm soát
một phần
Không kiểm soát
10
Triệu chứng ban ngày
≤ 2lần/
tuần
> 2lần/ tuần
Có 3 hoặc nhiều hơn triệu chứng của
kiểm soát hen 1 phần trong một tuần
Hạn chế hoạt động Không Một phần
Triệu chứng về đêm/
thức giấc
Không Một phần
Đòi hỏi điều trị
≤ 2lần/

tuần
>2 lần/ tuần
Chức năng phổi
(FEV1)
bình
thường
< 80% giá trị
lý thuyết
Cơn hen cấp Không ≥ 1 lần/năm 1 lần/tuần
8.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám nhi – Bệnh viên Thanh Nhàn
Thời gian nghiên cứu: thời gian từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 9 năm 2013.
8.6. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hóa và nhập thông tin vào
máy tính sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
Số liệu được trình bày theo số lượng và tỷ lệ phần trăm được kiểm định
bằng test χ2
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
8.7. Khía cạnh đạo đức của đề tài
Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được giải thích trao đổi để họ tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
Các thông tin do đối tượng tham gia nghiên cứu được giữ bí mật
Nghiên cứu mô tả có can thiệp nhằm mục đích tăng cường sức khỏe,
giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân hen
phế quản.
8.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số, các biên pháp khắc phục
- Thời gian nghiên cứu ngắn.
- Cỡ mẫu còn nhỏ.
11
9. Dự kiến kết quả.

9.1. Đặc điểm lâm sàng trẻ hen phế quản
9.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi
Giới
Tuổi
Nam Nữ p
4 - 10 tuổi
11 - 15 tuổi
9.1.2. Tiền sử bản thân dị ứng
Bảng 3.2. Tiền sử bản thân có bệnh dị ứng kèm theo
Yếu tố dị ứng n Tỷ lệ %
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thời tiết
Chàm
Dị ứng thuốc
Viêm mũi dị ứng
Mề đay
Dị ứng khác
9.1.3. Tiền sử dị ứng của gia đình bệnh nhân HPQ
Bảng 3.3. Tiền sử dị ứng của gia đình bệnh nhân HPQ
Thành viên n %

Không
9.1.4. Các yếu tố nghi ngờ xuất hiện triệu chứng hen:
Bảng 3.4. Các yếu tố nghi ngờ xuất hiện triệu chứng hen
12
n (%)
Nhiễm Virus
Tiếp xúc dị nguyên
Hoạt động gắng sức

Khói thuốc
Thay đổi thời tiết
9.1.5. Các thuốc điều trị khi bị cơn hen cấp
Bảng 3.5. Các thuốc điều trị khi bị cơn hen cấp
Thuốc n %
Thuốc giản phế quản
Kháng sinh
Corticoide hít
Corticoide uống
Đông Y
9.1.6. Công thức bạch cầu trong hen phế quản
Bảng 3.6: Công thức bạch cầu
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Số lượng bạch cầu Tăng
Bình thường
Bạch cầu trung tính Tăng
Bình thường
Bạch cầu ưa ái toan Tăng
Bình thường
9.2. Hiệu quả của Seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản
9.2.1. Những thay đổi triệu chứng hen trước và sau điều trị
13
Bảng 3.7. Những thay đổi triệu chứng hen ban ngày trước và sau điều trị
Thời điểm
Triệu chứng
Trước điều trị
n (%)
1 tháng
n(%)
2 tháng

n (%)
3 tháng
n (%)
p
Ho
Khò khè
Khó thở
Nặng ngực
14
Bảng 3.8. Những thay đổi triệu chứng hen ban đêm trước và sau điều trị
Thời điểm
Triệu chứng
Trước điều
trị n (%)
1 tháng
n (%)
2 tháng
n (%)
3 tháng
n (%)
p
Ho
Khò khè
Khó thở
Nặng ngực
Bảng 3.9. Số cơn hen kịch phát trong thời gian điều trị
Thời điểm
1 tháng 2 tháng 3 tháng p
n % n % n %
Không cơn

Một cơn
Nhiều cơn
9.2.2. Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn trước và sau điều trị
Bảng 3.10. Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn trước và sau điều trị
Thời điểm 1 tháng 2 tháng 3 tháng p
n % n % n %
Không

Tổng
15
9.2.3. Đánh giá bậc hen trước và sau điều trị dự phòng bằng seretide
Bảng 3.11. Đánh giá bậc hen trước và sau điều trị dự phòng bằng seretide
Thời gian Trước
điều trị
Sau điều trị N(%) p
1
th
á
n
g
2
th
á
n
g
3
th
á
n
g

Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
9.2.4. Mức độ kiểm soát theo thời gian dự phòng.
Bảng 3.12. Mức độ KSH sau điều trị
Thời gian
Mức độ KS
Trước điều
trị
Sau 1 tháng
n (%)
Sau 2 tháng
n (%)
Sau 3 tháng
n (%)
p
KS tốt
KS 1 phần
Không KS
Tổng
16
10. Tài liệu tham khảo.
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Năng An (1998), “Hen phế quản”, Chuyên đề dị ứng học, Nhà
xuất bản Y học, tập 1, tr 50-67
2. Nguyễn Năng An (2000), “Mấy thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu cơ
chế và điều trị Hen phế quản”, Công trình NCKH Bệnh Viện Bạch Mai
1999-2000, tập I, tr. 466-470.
3. Nguyễn Năng An (2001), “Chương trình khởi động toàn cầu về hen và
một số hiểu biết mới về bệnh này”, Thông tin Y học lâm sàng Bệnh

viện Bạch Mai, số 4, tr.27-34.
4. Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2005), “Một số đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng hen phế quản trẻ em” Tạp chí Y học số 6, tập 311 tr.6.
5. Nguyễn Văn Đoàn (2010) “Bước đầu đánh giá hiệu quả lâm sàng và
kinh tế của điều trị dự phòng hen phế quản bằng Seretide
(Salmeterol/Fluticasone)” Đề tài cơ sở trung tâm miễn dịch dị ứng -
lâm sàng bệnh viện Bạch Mai.
6. Trần Thúy Hạnh (2011) “Nghiên cứu thực trạng HPQ ở Việt Nam
năm 2010-2011” Báo cáo tại hội nghị khoa học hưởng ứng ngày Hen
phế quản toàn cầu tháng 5/201.
7. Lê Thị Minh Hương (2007) “Đánh giá bước đầu tình hình quản lý hen
trẻ em tại bệnh viện Nhi trung Ương” Tạp chí Y học Việt Nam, tập 332,
tr.157-163
8. Khổng Thị Ngọc Mai (2010) “ Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở học
sinh tiểu học – trung học cơ sở thành phố thái nguyên và hiệu quả kiểm
soát hen bằng ICS + LABA” Luận án tiến sĩ, Đại học Y Thái Nguyên.
9. Trần Quỵ (1999), “Dịch tễ học hen phế quản”, Tài liệu Hội hen dị ứng
MDLS, Bộ Y tế, tập 1, tr. 5-7.
10. Trần Quỵ (2009), "Hen phế quản", Bài giảng Nhi khoa, Tập 1, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, Tr 403-415.
17
11. Vũ Lê Thủy, Nguyễn Thị Diệu Thúy (2012) “Đặc điểm trẻ hen phế quản
chưa được dự phòng đến khám tại phòng tư vấn hen- Bệnh viện Nhi Trung
ương”. Tạp chí nghiên cứu Y học - Tập 80, số 3A, trang 114 -118
12. Nguyễn Minh Thụy, Phùng Chí Thiện (2009) “ Nghiên cứu sự thay đổi
về lâm sàng, thông khí phổi trong điều trị dự phòng Hen phế quản bằng
Seretide” Tạp chí y học thực hành số 12/2009.
TIẾNG ANH
13. British Guideline on the Management of Asthama. (2008) Thorax.
Vol 63 (suppl 4): 1-121

14. GINA (2009), “Pocket guide for asthma management and prevention in
children”.
15. GINA (2011), “Pocket guide for asthma management and prevention in
children”.
18
11. Phụ lục
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
1. HÀNH CHÍNH Mã số bệnh án:
Họ và tên BN: Nam, Nữ Tuổi
Họ và tên bố mẹ.
Nghề nghiệp Trình độ văn hóa
Địa chỉ Điện thoại
2. TIỀN SỬ
2.1. Bản thân
* Tiền sử về hen:
- Được chẩn đoán xác định hen từ khi nào? Tuổi Tháng
- Trẻ có được điều trị dự phòng hen không? Có □ Không □
- Thuốc điều trị dự phòng:
- Thời gian điều trị dự phòng hen
* Tiền sử bệnh dị ứng khác:
Viêm mũi dị ứng □ Mề đay □ Viêm da cơ địa □
Viêm kết mạc dị ứng □ Bệnh dị ứng khác □
2.2. Tiền sử gia đình: (bố, mẹ, anh chị em, ông bà)
Viêm mũi dị ứng □ Mề đay □ Viêm da cơ địa □
Viêm kết mạc dị ứng □ Bệnh dị ứng khác □
2.3. Môi trường sống:
Đun bếp than Có □ Không □
Nuôi chó mèo Có □ Không □
Tiếp xúc khói thuốc lá ( Gia đình có người hút thuốc lá không? )
Có □ Không □

2.4. yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp
Thay đổi thời tiết □ nhiễm virus □ hoạt động gắng sức □
Thức ăn □ stress □ khói thuốc lá □
19
3. LÂM SÀNG
Triệu chứng
lâm sàng
Trước thời
điểm NC
Sau 1 tháng
dự phòng
Sau 2 tháng
dự phòng
Sau 3 tháng
dự phòng
Ho
Khò khè
Khó thở
Nặng ngực
Thở rid
3.1. Đánh giá bậc của hen
Bậc
Triệu
chứng
Hạn chế hoạt
động
Triệu
chứng về
đêm
FEV1 hoặc

PEF (% theo
dự tính)
Dao động
FEV1 hoặc
PEF
1. Nhẹ
từng cơn
<1lần/tuần Nhẹ
≤2
lần/tháng
≥80% <20%
2. Nhẹ dai
dẳng
>1 lần/tuần
<1
lần/ngày
Có thể ảnh hưởng
đến hoạt động và
giấc ngủ
>2
lần/tháng
≥80% 20-30%
3. Vừa dai
dẳng
Hàng ngày
Có thể ảnh hưởng
đến hoạt động và
giấc ngủ
> 1lần/tuần 60-80% >30%
4. Nặng

dai dẳng
Hàng ngày Thường xuyên
Thường
xuyên
<60% >30%
Bậc
Tại thời
điểm NC
Sau 1 tháng
dự phòng
Sau 2 tháng
dự phòng
Sau 3 tháng
dự phòng
I
20
II
II
IV
3.2. Đánh giá mức độ kiểm soát hen
Kiểm soát Kiểm soát một phần Không kiểm soát
Triệu chứng ban
ngày
≤ 2lần/ tuần > 2lần/ tuần
Có 3 hoặc nhiều hơn
triệu chứng của
kiểm soát hen 1
phần trong một tuần
Hạn chế hoạt
động

Không Một phần
Triệu chứng về
đêm/ thức giấc
Không Một phần
Đòi hỏi điều trị ≤ 2lần/ tuần >2 lần/ tuần
Chức năng phổi
(FEV1)
bình thường
< 80% giá trị lý
thuyết
Cơn hen cấp Không ≥ 1 lần/năm 1 lần/tuần
Kiểm soát hen
Tại thời
điểm NC
Sau 1
tháng dự
phòng
Sau 2
tháng dự
phòng
Sau 3
tháng dự
phòng
Kiểm soát tốt
Kiểm soát 1 phần
Chưa kiểm soát
4. CẬN LÂM SÀNG
+ Số lượng bạch cầu Bình thường<12 □ Tăng □
+ Bạch cầu trung tính Bình thường □ Tăng □
+ Bạch cầu ái toan Bình thường<5% □ Tăng □

12. Tiến độ thực hiện đề tài
21
TT Nội dung các bước
tiến hành
Mục tiêu
Cần đạt
Thời gian Nơi, người
thực hiện
1 Xây dựng , góp ý và duyệt
đề cương nghiên cứu
Hoàn thành
đề cương
2 / 2013 BV, Ban
chủ nhiệm
2 Xây dựng quy trình thực
hiện
Có quy trình
thực hiện
2/ 2013 Ban chủ
nhiệm
3 Nghiên cứu lý thuyết khoa
học
Tìm tài liệu
tham khảo
2/ 2013 Ban chủ
nhiệm
4 Soạn thảo, in phiếu điều tra,
biểu mẫu thống kê
Có đủ phiếu
biểu mẫu

2/ 2013 BV, Ban
chủ nhiệm
5 Thực hiện nghiên cứu
- Tập hợp hồ sơ bệnh án
- Thu thập các thông tin
nghiên cứu
Hoàn thành
thống kê
3/2013-
8/2013
Nhóm
nghiên cứu
và cộng tác
viên
6 Thống kê, xử lý số liệu Xử lý xong số
liệu
9/ 2013 Nhóm
nghiên cứu
7 Tổng hợp, sưu tầm tài liệu,
viết báo cáo
Xong dự thảo
báo cáo
9/ 2013 Chủ nhiệm
Thư ký đề
tài
8 Xin góp ý của chuyên gia,
cộng tác viên
Tổng hợp góp
ý
9 / 2013 BV, Nhóm

nghiên cứu
9 Sửa chữa, bổ xung, in, phô
tô đóng quyển báo cáo
Đóng quyển
báo cáo lần I
9/ 2013 Chủ nhiệm,
thư ký
10 Nghiệm thu đề tài Được nghiệm
thu
9/ 2013 Hội đồng
nghiệm thu
11 Sửa in báo cáo lần II
Hoàn chỉnh quyển báo cáo
Nộp báo cáo 10/ 2013 Chủ nhiệm.
thư ký
13. Kinh phí thực hiện đề tài: ……………. (triệu đồng)
Trong đó: + kinh phí đơn vị … (triệu đồng)
Kinh phí từ nguồn khác: ……… (triệu đồng)
Các khoản chi phí
Dự toán kinh phí
Triệu
đồng
Trong đó
khoán chi
%
A Chi phí trực tiếp
22
1
Nhân công lao động
khoa học

2 Nguyên vật liệu
3 Thiết bị, dụng cụ
4 Đi lại, công tác phí
5 Phí dịch vụ thuê ngoài
6 Chi phí trực tiếp khác
B Chi phí gián tiếp
7
Chi phí quản lý và các
hoạt động hỗ trợ của tổ
chức chủ trì
Cộng 100%
Hà nội ngày 12 tháng 05 năm 2013
Ý kiến của lãnh đạo đơn vị Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thu Hương

×