Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa việt nam trung quốc giai đoạn từ 1950 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 247 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

VŨ MINH HẢI

QUAN HỆ GIAO LƢU VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC
GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN TỪ 1950 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

VŨ MINH HẢI

QUAN HỆ GIAO LƢU VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC
GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN TỪ 1950 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Trung Quốc học
Mã số: 62 31 06 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

GS. NGND. VŨ DƢƠNG NINH

GS.TS. NGUYỄN VĂN KIM

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Văn Kim. Các số liệu trong luận
án là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan khoa học và có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày…. tháng …. năm 2019
Tác giả luận án

Vũ Minh Hải


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Văn Kim, thầy giáo
hướng dẫn, người đã tận tình chỉ bảo, đóng góp những ý kiến khoa học và khách
quan để tôi có thể hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Đông phương
học, Bộ môn Trung Quốc học là nơi đã đào tạo và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi
trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III,
Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Quảng Tây, Trường Đại

học Sư phạm Quảng Tây… đã tạo điều kiện để tôi có đủ tư liệu cho luận án
này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thiện được luận án này.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................. 9
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quan hệ hai nước trên các lĩnh vực ....... 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách giáo dục của
Việt Nam và Trung Quốc ............................................................................... 16
1.1.3. Các công trình khảo cứu chuyên sâu về quan hệ hợp tác giáo dục Việt
Nam – Trung Quốc ........................................................................................ 18
1.1.4. Các công trình tổng kết, nhận định, đánh giá về quan hệ hợp tác giáo
dục Việt Nam – Trung Quốc .......................................................................... 22
1.2. Kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu và những vấn đề cần
giải quyết .................................................................................................. 26
1.3. Cơ sở lý luận về quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và
Trung Quốc ............................................................................................... 28
1.3.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin ......................................................................... 29
1.3.2 Chủ nghĩa hiện thực ............................................................................. 31
1.3.3. Chủ nghĩa tự do ................................................................................... 34
1.3.4. Chủ nghĩa kiến tạo .............................................................................. 36
1.3.5. Khái niệm về hợp tác giáo dục quốc tế ............................................... 37
CHƢƠNG 2: QUAN HỆ HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM – TRUNG
QUỐC TỪ 1950 ĐẾN 1979 ............................................................................... 42
2.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và

Trung Quốc ............................................................................................... 42
2.1.1. Nhân tố lịch sử .................................................................................... 42
2.1.2. Nhân tố bên ngoài ............................................................................... 47
2.1.3. Nhân tố bên trong ................................................................................ 51
2.2. Nền tảng hợp tác giữa hai nước .......................................................... 52
2.3. Nhận thức và quan điểm của hai nước về giáo dục ............................. 56
2.3.1 Nhận thức và quan điểm của Việt Nam về giáo dục từ 1950 - 1979 .......... 56


2.3.2. Nhận thức và quan điểm về giáo dục của Trung Quốc trong thời kỳ
1950 – 1979 ................................................................................................... 58
2.4. Chủ trương của Việt Nam và tình hình gửi sinh viên sang Trung Quốc ........... 63
2.4.1. Chủ trương của Việt Nam.................................................................... 63
2.4.2. Tình hình gửi học sinh. sinh viên sang Trung Quốc lưu học .............. 66
2.5. Chủ trương của Trung Quốc và tình hình gửi sinh viên sang Việt Nam .......... 85
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 94
CHƢƠNG 3: QUAN HỆ GIAO LƢU VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ 1980 ĐẾN NAY ....................................... 96
3.1. Những nhân tố thúc đẩy phát triển trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt
Nam - Trung Quốc giai đoạn từ 1980 đến nay ........................................... 96
3.1.1. Những nhận thức mới trong phát triển giáo dục................................. 97
3.1.2. Yêu cầu khách quan của việc hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và
Trung Quốc.................................................................................................... 98
3.1.3. Nhân tố bên ngoài ............................................................................... 99
3.2. Nhận thức của hai nước về vai trò của hợp tác giáo dục trong giai đoạn
1980 đến nay ........................................................................................... 104
3.2.1.Nhận thức của Trung Quốc về vai trò của hợp tác giáo dục ............. 104
3.2.2. Nhận thức của Việt Nam về vai trò của hợp tác giáo dục ................ 116
3.3. Quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1980 đến nay 123
3.4. Giao lưu trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước ................................ 134

3.5. Kết quả của quá trình hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc giai
đoạn từ 1980 đến nay .............................................................................. 136
3.6. Các loại hình hợp tác giáo dục giữa hai nước ................................... 143
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 153
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ GIAO LƢU VÀ HỢP TÁC
GIÁO DỤC VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1950 ĐẾN NAY ................155
4.1 Vai trò của hợp tác giáo dục trong tổng thể quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và Trung Quốc ................................................................................ 155
4.2. Đặc điểm của quá trình giao lưu và hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung
Quốc ....................................................................................................... 156


4.2.1. Những điểm mạnh ............................................................................. 158
4.2.2. Những điểm yếu ................................................................................. 160
4.2.3. Cơ hội ................................................................................................ 166
4.2.4. Thách thức ......................................................................................... 166
4.3. Triển vọng giao lưu và hợp tác giáo dục ........................................... 168
4.4. Đề xuất một số giải pháp .................................................................. 170
Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................................. 179
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...... 187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 188
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 206


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AUV American University Vietnam
BUV Bristish University Vietnam
FUV


Fulbright University Vietnam

MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc
RMIT Royal Melbourne Institute of Technology
TCN Trước Công nguyên
WTO World Trade Organization
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
VGU

Vietnam – German University

VJU

Vietnam – Japan University


DANH MỤC BẢNG DIỂU
Bảng 1: Số lượng sinh viên đi học đại học ở Trung Quốc từ trước năm 1953 – 1960 .... 72
Bảng 2: Số lượng sinh viên đại học từ Trung Quốc trở về từ 1955 – 1959 ......... 72
Bảng 3: Số lượng thực tập sinh Việt Nam phân bố tại các địa phương của Trung
Quốc từ 1965 – 1971 ............................................................................................ 82
Bảng 4: Phân bố thực tập sinh Việt Nam tại các địa phương từ 1975 – 1978 ..... 83
Bảng 5: So sánh số lượng thực tập sinh có từ 1965 – 1971 và 1975 – 1978 học ở
các địa phương Trung Quốc ................................................................................. 83
Bảng 6: So sánh các chính sách quốc gia về giáo dục trước và sau đổi mới ..... 118
Bảng 7: So sánh một số khía cạnh cơ bản trong chính sách giáo dục Việt Nam và
Trung Quốc ........................................................................................................ 121
Bảng 8:Các trường đại học/học viện Trung Quốc có mở chương trình đào tạo
tiếng Việt ............................................................................................................ 137
Bảng 9: Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo tiếng Trung Quốc ............ 139

tại Việt Nam ....................................................................................................... 139
Bảng 10: Số lượng lưu học sinh Việt Nam du học tại Trung Quốc từ 2004 – 2016
( Đơn vị: Nghìn người) ...................................................................................... 141
Bảng 11: Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam Trung Quốc từ 2004 – 2016 142
Bảng 12. Tổng số lưu học sinh Trung Quốc theo học chương trình 3+1 Trường
ĐH KHXH&NV theo từng năm ........................................................................ 145
DANH MỤC DIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số lượng thực tập sinh đào tạo nghề Việt Nam tại Trung Quốc từ
1966 - 1978 .......................................................................................................... 81
Biểu đồ 2: Tình hình du học Trung Quốc từ năm 2004 - 2017......................... 112
Biểu đồ 3: Số lượng học bổng của Chính phủ Trung Quốc theo từng năm ................. 114
Biểu đồ 4: Thống kê số lượng lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc so với tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc ......................................... 142
Biểu đồ 5: Số lượng lưu học sinh Trung Quốc tại Khoa Ngôn ngữ học (mô hình
3+1), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ 2003 – 2018 .............. 146


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có quan hệ từ lâu đời.
Do đặc điểm về địa lý và lịch sử nên nền giáo dục hai nước có nhiều ảnh hưởng,
giao lưu qua lại. Theo một số tài liệu, từ đời nhà Tần (221 – 207 TCN), nước ta
đã có người sang du học tại kinh đô Lạc Dương và làm quan nhà Tần. Lý Ông
Trọng được ghi nhận là người Việt đầu tiên thi đỗ và làm quan ở triều đại này
[Nguyễn Đăng Tiến, 1996, tr. 8]. Trải qua hơn 2000 năm lịch sử, mối bang giao
giữa hai quốc gia vẫn được duy trì đến ngày nay. Mối quan hệ này được tăng
cường ở mức độ cao hơn từ sau ngày 18/01/1950 khi Nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao. Trong thập niên 50-70 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã giúp đỡ và ủng
hộ xây dựng một số trường học dành riêng cho Việt Nam trên lãnh thổ Trung

Quốc để đào tạo cán bộ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, điển hình là Khu
học xá Trung ương mà Trung Quốc gọi là ―Quảng Tây Nam Ninh Dục tài Học
hiệu‖. Đồng thời, các trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học
Nhân dân Trung Quốc, Đại học Vũ Hán, Đại học Giao thông Thượng Hải,… đã
bồi dưỡng một số lượng khá lớn nhân tài cho Việt Nam. Học sinh và sinh viên
Việt Nam sau khi tốt nghiệp ở Trung Quốc về nước nhiều người đã trở thành cán
bộ lãnh đạo, chuyên gia ưu tú trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước và phát triển
kinh tế - xã hội đất nước sau này. Nhiều người đã trở thành những cán bộ lãnh
đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Cũng trong thời gian này, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng
đã bồi dưỡng nhiều lưu học sinh chuyên ngành tiếng Việt, lịch sử và văn học
Việt Nam cho Trung Quốc. Hầu hết những sinh viên này đã trở thành những cán
bộ giảng dạy tiếng Việt ở nhiều địa phương Trung Quốc và một số đã thành
những nhà ngoại giao, nhà khoa học ưu tú, góp phần vào sự nghiệp xây dựng
quan hệ hữu nghị Trung – Việt. Đây chính là những nội dung hợp tác giáo dục
trong giai đoạn hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao rất cần được nghiên
cứu sâu hơn nữa.

1


Ngày nay, công cuộc Đổi mới ở Việt Nam và công cuộc cải cách mở cửa
ở Trung Quốc đang cùng được tiến hành với nhiều nét tương đồng về mục tiêu
nhằm hướng tới xây dựng một nền kinh tế phát triển, một xã hội tiên tiến cũng
như phương thức và lộ trình thực hiện. Do vậy, định hướng giáo dục hai nước
cũng không nằm ngoài dòng chảy chung tương đồng đó. Trong sự nghiệp Đổi
mới hiện nay, Việt Nam xác định giáo dục và đào tạo là ―quốc sách hàng đầu‖.
Cũng thời gian này, ở Trung Quốc đang thực hiện chiến lược ―Khoa giáo hưng
quốc‖ (Khoa học giáo dục chấn hưng đất nước). Từ sau khi bình thường hóa

quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 11/1991) đến nay, các hình thức hợp tác
giáo dục ngày càng đa dạng, nội dung ngày một phong phú, thành tích thu được
từng bước rõ rệt. Hợp tác giáo dục hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã được
triển khai trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất vẫn là
quan hệ hợp tác giáo dục đại học. Chính vì thế luận án tập trung tìm hiểu về hợp
tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 đến nay, trong đó ưu
tiên nghiên cứu kỹ hơn về hợp tác đào tạo cán bộ, thực tập sinh, lưu học sinh đại
học trong giai đoạn từ 1950 – 1979, giai đoạn từ 1980 đến nay (2018), đặc biệt là
từ 1991 đến nay tập trung nhiều hơn vào hợp tác đào tạo giáo dục đại học giữa
hai nước.
Đi sâu vào nghiên cứu hợp tác giáo dục hai nước thông qua tổng kết hiện
trạng giáo dục từ đó tìm ra ý nghĩa quan trọng của việc hợp tác giáo dục; những
phương châm và quyết sách đã đưa ra trên phương diện giáo dục. Luận án cũng
tổng kết những thành tựu trong hợp tác giáo dục mà Việt Nam và Trung Quốc đã
đạt được từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến năm 2018; phân tích
những thiếu sót còn tồn tại, những vấn đề cần cải thiện và định hướng tương lai
trong hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó, hy vọng tìm được
những ý nghĩa quan trọng để phát triển toàn diện hơn nữa quan hệ hữu nghị tốt
đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với tinh thần đó chúng tôi chọn Quan hệ
giao lƣu và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 đến
nay làm đề tài của luận án.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên việc tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1950
đến nay, đặt trong bối cảnh quan hệ khu vực và thế giới, đề tài tập trung nghiên
cứu, làm rõ quá trình vận động cũng như những đặc điểm của quan hệ hợp tác

giáo dục giữa Việt Nam - Trung Quốc, các giai đoạn phát triển căn bản, sự biến
đổi trong quan hệ giáo dục giữa hai nước, vai trò, nhiệm vụ, kết quả, thành tựu,
điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn và triển vọng trong quan hệ hợp tác giáo
dục Việt - Trung.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu bối cảnh lịch sử dẫn tới sự hình thành, phát triển của quan hệ
hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Phân tích có hệ thống về quá trình vận động của quan hệ hợp tác giáo dục
giữa hai nước qua từng giai đoạn.
- Phân tích chủ trương, chính sách phát triển giáo dục song phương, đa
phương của hai nước để xác định xu hướng phát triển quan hệ giáo dục
Việt – Trung.
- Đánh giá hoạt động hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc trong giai
đoạn từ 1950 đến nay (2018).
- Thông qua phương pháp SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức đặt ra trong việc phát triển quan hệ giao lưu và hợp tác giáo
dục Việt Nam – Trung Quốc hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của giáo dục trong
việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và
Trung Quốc từ năm 1950 đến nay (2018).

3


3.2 Phạm vi và nội dung nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Ngày 18 tháng 1 năm 1950, hai nước chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao, từ đó đến nay quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước có

nhiều thay đổi. Đặc biệt là sau năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách
cải cách mở cửa, đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và giáo dục.
Năm 2018, đúng 40 năm sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, chiến
lược và phạm vi hợp tác trong lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc với quốc tế
trong đó có Việt Nam cũng bắt đầu có sự thay đổi. Luận án muốn tập trung
nghiên cứu sự vận động của quá trình hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong hai giai đoạn từ 1950 – 1979 và từ 1980 – 2018.
Phạm vi không gian:
Nghiên cứu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc (không bao
gồm Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao).
Về nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam
và Trung Quốc từ năm 1950 đến năm 2018 nhưng chú trọng hơn đến hợp tác
giáo dục đào tạo cán bộ, thực tập sinh và lưu học sinh đại học, nghiên cứu sinh.
Phần giao lưu trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước, do nội dung này mới
xuất hiện từ đầu những năm 2000, hai bên chưa thực sự triển khai nhiều nội dung,
nên sẽ được đề cập đến trong Chương 3 của luận án. Nội dung này được đưa ra
nhằm mục tiêu minh chứng cho quan hệ hợp tác giáo dục đa dạng giữa hai nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lôgic, lựa chọn
nghiên cứu từ thực tiễn giao lưu hợp tác, vận dụng phương pháp so sánh, phân
tích với các cứ liệu cụ thể, tiến hành phỏng vấn sâu các nhân chứng là cán bộ Bộ
Giáo dục và đào tạo, cán bộ phụ trách quản lý lưu học sinh, cựu lưu học sinh, cựu
thực tập sinh.
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng những phương pháp cụ thể khác trong Khoa
học xã hội và nhân văn hiện nay, nhất là phương pháp thống kê, phương pháp đối
chiếu, so sánh để xác định các cứ liệu lịch sử và các vấn đề chính trị, văn hóa, xã
hội. Luận án sử dụng phương pháp thống kê trong phân tích các số liệu liên quan

4



đến số lượng sinh viên, trường, lớp,… để thấy rõ tình hình và xu thế hợp tác giáo
dục Việt Nam – Trung Quốc từ 1950 đến nay.
Qua việc nghiên cứu về bối cảnh quan hệ giữa hai nước, hiện trạng, các vấn
đề của hợp tác và giao lưu giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc luận
án mong muốn đi sâu tìm hiểu phạm vi, mức độ, nhân tố, thành tựu, kết quả tác
động đến hợp tác giáo dục giữa hai nước nhằm tìm ra những vấn đề còn tồn tại,
từ đó đề xuất những kiến nghị cho sự phát triển trong hợp tác giao lưu giáo dục
Việt Nam – Trung Quốc.
5. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành quả nghiên cứu từ nhiều công
trình khoa học tiêu biểu trong nước và ngoài nước, luận án có những đóng góp
chủ yếu như sau:
Trước hết, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về quá
trình vận động và phát triển của quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung
Quốc, thông qua việc phân tích và đánh giá các sự kiện diễn ra trong quan hệ hai
nước một cách khách quan, luận án mong muốn khắc họa một bức tranh chân
thực, toàn diện về quan hệ hai nước trên các lĩnh vực giáo dục từ năm 1950 đến
năm 2018.
Thứ hai, về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm cơ sở lí luận cho việc phân
tích lịch sử quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai
nước. Bên cạnh đó, thông qua cách tiếp cận lịch sử và liên ngành, luận án tập
trung phân tích chuyên sâu các lĩnh vực hợp tác giáo dục đặc biệt là hợp tác giáo
dục đại học Việt Nam – Trung Quốc.
Thứ ba, luận án cũng góp phần hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp và
quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, hiệu quả và tác động đa diện của
quan hệ hợp tác giáo dục của hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ 1950 đến nay.
Cuối cùng, về mặt tư liệu, luận án tập hợp và xử lý các nguồn tài liệu trong
nước và quốc tế viết về giáo dục Việt Nam, giáo dục Trung Quốc và quan hệ hợp
tác giáo dục giữa hai nước để nghiên cứu, phân tích quan hệ giáo dục hai nước.

Nguồn tài liệu này không chỉ phục vụ cho hoàn thành luận án mà còn là cơ sở để
những người quan tâm tiếp tục khai thác nghiên cứu phục vụ cho các nghiên cứu

5


về quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt trong lĩnh
vực giáo dục.
6. Nguồn tài liệu tham khảo
Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án bao gồm hai nhóm chính:
gồm tư liệu gốc và các nguồn tư liệu khác
Nhóm thứ nhất, Các văn kiện của Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung
Quốc: các Hiệp định, tuyên bố chung, thỏa thuận hợp tác, phát biểu của lãnh đạo
hai Nhà nước, hai Chính phủ…được đăng tải chính thức trên báo Nhân dân,
website của Bộ Giáo dục, Bộ Ngoại giao hai nước. Đây là nguồn tài liệu quan
trọng, cung cấp những thông tin cơ bản, các sự kiện lớn diễn ra giữa Việt Nam Trung Quốc một cách chính thống.
Nguồn tư liệu gốc quan trọng và sử dụng chủ yếu trong luận án là các tư liệu
được khai thác từ các Phông Lưu trữ hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III gồm: Phông Phủ Thủ tướng, Phông Bộ Giáo dục, Phông Bộ Đại học
và Trung học Chuyên nghiệp, Phông Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngoài ra,
nghiên cứu sinh cũng khai thác thêm nguồn tư liệu gốc (khoảng 800 trang) từ
Trung tâm Lưu trữ thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) về thực tập sinh Việt
Nam trong giai đoạn từ 1960 – 1975.
Nguồn tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ trong nước và nước ngoài
liên quan trực tiếp tới đề tài, đây là nguồn tài liệu mà dựa vào đó tác giả luận án
có cơ sở để tái hiện phần nào bức tranh về mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa
Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 đến nay.
Nhóm thứ hai gồm:
- Các báo cáo tổng hợp, tài liệu đánh giá của các Bộ, ngành của Việt Nam và
Trung Quốc.

- Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan tới giáo
dụcViệt Nam, Trung Quốc được viết hoặc dịch ra bằng tiếng Việt, tiếng Trung
Quốc và tiếng Anh.
- Các công trình chuyên khảo, sách, bài viết nghiên cứu, kỉ yếu hội thảo đã được
công bố của các học giả Việt Nam, Trung Quốc và quốc tế có liên quan tới đề tài.
Nguồn tài liệu ở nhóm thứ hai cung cấp các số liệu thống kê giúp nhận ra
được sự vận động trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc.

6


Những quan điểm, đánh giá của các học giả nghiên cứu về quan hệ hợp tác giáo
dục Việt Nam - Trung Quốc cung cấp thông tin và luận điểm tham khảo quan
trọng, giúp Nghiên cứu sinh có cơ hội tiếp thu các phương pháp nghiên cứu, cách
tiếp cận vấn đề để bổ sung vào nội dung của luận án.
7. Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của Luận án được chia làm 4 chương.
 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài
Trong chương này, luận án điểm lại những công trình nghiên cứu bằng tiếng
Việt, tiếng Trung và tiếng Anh của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài
nước viết về quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc. Trên cơ sở khái
quát những nội dung chính của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
giá trị, phù hợp với đề tài nghiên cứu, luận án rút ra một số nhận xét, xác định
những vấn đề, lĩnh vực có giá trị cho nghiên cứu để bổ sung vào luận án; đồng
thời chỉ ra những ―khoảng trống‖ trong nghiên cứu mà luận án có thể góp phần
làm sáng tỏ. Ngoài ra, ở phần này sẽ trình bày các cơ sở lý luận và những nhân tố
tác động tới quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc. Cơ sở lý luận sẽ
đề cập đến những luận điểm của lý thuyết quan hệ quốc tế luận giải những yếu tố
ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác giáo dục hai nước.

 Chương 2: Quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc từ 1950 – 1979
Phần này sẽ tập trung phân tích quá trình triển khai quan hệ hợp tác giáo dục
Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn 1950 – 1979. Các nhân tố lịch sử, chính
trị, nhân tố bên ngoài và bên trong tác động như thế nào đến chủ trương hợp tác
của hai nước. Bên cạnh đó, luận án cũng tập trung trình bày các chủ trương chính
sách và tình hình gửi lưu học sinh qua lại giữa hai nước và một số nhận xét về
quan hệ giáo dục Việt Nam – Trung Quốc.
 Chương 3: Quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam – Trung
Quốc từ 1980 đến nay
Trong Chương 3, luận án tiếp tục trình bày những nhân tố mới thúc đẩy quan
hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn từ 1980 đến nay, nêu lên
những thay đổi trong nhận thức về vai trò của hợp tác giáo dục cũng như chỉ ra
những kết quả đạt được trong hợp tác giáo dục hai nước.

7


 Chương 4: Một số nhận xét về quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục Việt Nam –
Trung Quốc 1950 đến nay
Trên cơ sở các nội dung đã được trình bày ở ba chương trước, Chương thứ tư
tập trung nhận xét, đánh giá quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam và Trung Quốc,
vai trò của hợp tác giáo dục trong tổng thể quan hệ giữa hai nước. Thông qua
phương pháp SWOT, luận án chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức trong việc triển khai quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục giữa hai nước.
Trên cơ sở những đánh giá về quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc,
chương này đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển quan hệ giao
lưu và giáo dục giữa hai nước trong giai đoạn tới.

8



CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu, việc tham khảo nhiều nguồn tư liệu
hay nhiều kênh thông tin khác nhau là hoạt động cần thiết và quan trọng. Chính
vì vậy, trong phần tổng quan về tình hình nghiên cứu, tập trung vào phân tích hai
mảng nội dung có mối liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau: đó là tình hình
nghiên cứu về quan hệ giao lưu và hợp tác giáo dục Việt - Trung trong nước và
tình hình nghiên cứu tại nước ngoài.
Chủ đề nghiên cứu của luận án đã được phản ánh trực tiếp và gián tiếp trong
nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam, Trung Quốc và nước ngoài, được thực
hiện bởi các nhà nghiên cứu nổi tiếng ở các Viện nghiên cứu, các trường đại học.
Trong đó, các nguồn tài liệu được phân loại thành hai nội dung: (1) các công trình
nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Trung Quốc - ASEAN có đề cập tới
quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc; (2) Các công trình nghiên cứu
trực tiếp về quan hệ hợp tác giáo dụcViệt Nam - Trung Quốc.
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quan hệ hai nƣớc trên các lĩnh vực
Trung Quốc là quốc gia có lịch sử trải dài hàng ngàn năm, là một trong
những quốc gia có nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới, tổng diện tích lãnh thổ
chỉ sau Nga và Canada. Dân số Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới (sau Ấn Độ), nền
kinh tế lớn chỉ sau Mỹ. Việt Nam là quốc gia láng giềng lại có nhiều điểm tương
đồng về văn hóa, lịch sử, hai nước có mối quan hệ mật thiết qua hàng ngàn năm.
Cho đến nay, nghiên cứu về Trung Quốc và quan hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc vẫn được các học giả, các nhà nghiên cứu của Việt Nam quan tâm. Có thể
nói, việc nghiên cứu quan hệ hai nước gần như được triển khai trên tất cả các lĩnh
vực: quan hệ đối ngoại, kinh tế, an ninh, chính trị, lịch sử, du lịch, hợp tác đầu tư
thương mại,...
Cuốn kỷ yếu hội thảo mang tên ―Việt Nam – Trung Quốc: tăng cường hợp

tác cùng nhau phát triển – hướng tới tương lai‖ của Viện Nghiên cứu Trung
Quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do NXB Khoa học Xã hội xuất bản năm
2005, đã tập hợp 39 bài viết của các chuyên gia của cả Việt Nam và Trung Quốc

9


chuyên nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Trong cuốn kỷ yếu này
tập hợp các bài viết liên quan đến nhiều vấn đề như quan hệ chính trị - ngoại
giao, quan hệ kinh tế, quan hệ khoa học – văn hóa – giáo dục. Các chuyên gia
nghiên cứu về quan hệ hai nước như Nguyễn Huy Quý, Đỗ Tiến Sâm, Lê Văn
Mỹ, Trần Khánh, Lê Văn Sang, Nông Lập Phu, Cổ Tiểu Tùng, Vi Thụ Tiên,
Chương Thâu,… đều đóng góp những bài viết mang tính xây dựng và phát triển
quan hệ hai nước.
Trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại:
Cuốn sách “Quan hệ Việt – Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc” do
Nguyễn Đình Liêm chủ biên (NXB Từ điển Bách khoa, 2013) đã có những đánh giá
tổng quát quá trình phát triển của quan hệ Việt – Trung trước tác động của một
Trung Quốc trỗi dậy; phân tích thực trạng những vấn đề đặt ra và đề xuất đối sách
xử lý quan hệ Việt – Trung trong mười năm tiếp theo của thế kỷ XXI đặt trong bối
cảnh Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh.
Cuốn sách “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ
XXI” do Lê Văn Mỹ chủ biên (NXB Từ điển Bách khoa, 2011), cuốn sách đề cập đến
những vấn đề nổi bật trong chính sách đối ngoại và quan hệ ngoại giao của Trung Quốc
10 năm đầu thế kỷ XXI, trong đó cũng có nói đến quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc
và Việt Nam, và cũng đề cập đến những nhân tố có thể tác động đến sự điều chỉnh chiến
lược và chính sách đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn 2011 – 2020. Cuốn sách “Quan
hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thời kỳ mở cửa” do Đỗ Tiến Sâm đồng tác giả (NXB
Khoa học Xã hội, 1996) cũng đề cập đến quan hệ đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ
Trung Quốc đi vào cải cách mở cửa.

Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Trung, Đại
sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc
xuất bản cuốn sách “Kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung
Quốc (1950 – 2015) (NXB Hồng Đức, 2015), trong đó có tổng hợp nhiều bài viết của các
vị Đại sứ, nguyên Đại sứ Trung Quốc (Đại sứ Hồng Tiểu Dũng, các nguyên Đại sứ Tề
Kiến Quốc, Lý Gia Trung,…) và Việt Nam (nguyên Đại sứ Nguyễn Văn Thơ, nguyên
Đại sứ Bùi Hồng Phúc,…) viết về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Các bài viết được
chọn lọc để đăng trong quyển sách nàyđã nêu bật những ―thăng trầm‖ trong quan hệ Việt

10


Nam – Trung Quốc trong 65 năm qua, nhưng nổi bật hơn là những thành tựu to lớn,
những đóng góp của các cá nhân, tập thể vào việc duy trì quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Ngoài ra, trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc rất nhiều tác giả đã đóng góp các
bài viết liên quan đến quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc. Tác giả Trần Khánh có
bài viết “ Tư duy và quan niệm truyền thống của Trung Quốc về quan hệ đối ngoại trong
lịch sử cổ trung đại” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2014; Vũ Cao
Phan với bài “ Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cần được xây dựng trên cơ sở nào”, Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2 năm 2014; Bài viết của Nguyên Đại sứ Trung Quốc
Khổng Huyễn Hựu nhận định “Trong năm tới quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện giữa hai nước sẽ đạt được bước phát triển mới và lớn hơn” và bài
“Quan hệ hai nước sẽ không ngừng củng cố, đi vào chiều sâu và có những bước
phát triển mới” của tác giả Nguyễn Quân trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
số 1 năm 2014;… Cùng với rất nhiều sách và bài viết của học giả nghiên cứu về
quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc ở Việt Nam đã cho ta thấy được sự
quan tâm của chuyên gia tới nghiên cứu quan hệ Việt – Trung không chỉ trong
một giai đoạn và trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.
Trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ ngoại giao hai nước, chúng tôi đã thử tìm trên
google cụm từ ―Studies on Vietnam – China relations‖ thì chỉ cần 0,7 giây đã có khoảng

hơn 9 triệu kết quả liên quan đến lĩnh vực này. Còn trên trang baidu.com, trang web tìm
kiếm lớn nhất Trung Quốc chúng tôi cũng thử tra tìm kết quả của ―中越外交关系‖(quan
hệ ngoại giao Trung Việt) thì cũng cho ra 104.000 nghìn kết quả. Có thể thấy được rằng,
nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đều đã có rất nhiều học giả Trung Quốc
cũng như trên thế giới nghiên cứu. Điểm qua các bài nghiên cứu tìm được chúng tôi thấy
đa phần là nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Việt – Trung, quan hệ kinh tế, … nhưng
quan hệ hợp tác giáo dục thì vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu.
Năm 2013 tác giả Văn Trang (Wen Zhuang) giáo sư của Đại học Ngoại ngữ Bắc
Kinh đã xuất bản cuốn sách 中越关系两千年 (tạm dịch: Lịch sử hai nghìn năm quan hệ
Trung – Việt) đã phác họa một bức tranh tương đối khách quan và sinh động về quan hệ
lịch sử quan hệ hai nước trải dài qua hai nghìn năm lịch sử cho đến năm 1975. Điểm đặc
biệt của cuốn sách này là tác giả là một chuyên gia về tiếng Việt, người được Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi là người phiên dịch được Bác tin tưởng nhất. Tác giả Văn Trang đã rất
nhiều lần gặp Bác Hồ và làm phiên dịch trong các cuộc gặp cấp cao nhất của hai nước

11


trong những năm 1950 – 1970. Chính vì vậy, trong những phần cuối của cuốn sách, khi
viết về lịch sử quan hệ hai nước trong giai đoạn 1950 – 1975, tác giả đã giới thiệu hết sức
sinh động về quan hệ của hai nước trong khoảng thời gian này.
Tác giả Cổ Tiểu Tùng chủ biên cuốn ―越南国情与中越关系‖(tạm dịch: Tình
hình Việt Nam và quan hệ Trung Việt) do Nhà xuất bản Tri thức Thế giới (Trung Quốc)
xuất bản năm 2007 đã giới thiệu một cách chi tiết tình hình đất nước Việt Nam và quan
hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Cuốn sách gồm 7 chương thì có 6 chương giới thiệu
chi tiết về 6 khía cạnh của tình hình Việt Nam như: Địa lý, lịch sử đất nước, nền chính trị,
kinh tế, văn hóa (trong đó có giới thiệu về nền giáo dục Việt Nam), ngoại giao. Và
chương 7 tác giả viết về mối quan hệ giữa hai nước Trung – Việt. Dưới góc độ của một
nhà nghiên cứu Trung Quốc viết về Việt Nam, tác giả Cổ Tiểu Tùng đã giới thiệu cho
người đọc một cái nhìn tổng quan về tình hình Việt Nam và mối quan hệ giữa Trung

Quốc và Việt Nam từ thời cổ đại, cận đại đến hiện đại.
Cuốn ―中越关系史简编‖(tạm dịch: Lịch sử quan hệ Trung Việt giản biên) của
nhóm tác giả Hoàng Quốc An, Dương Vạn Tú, Dương Lập Băng, Hoàng Tranh (Huang
Guo An, Yang Wan Xiu, Yang Li Bing, Huang Zheng) chủ biên do Nhà xuất bản Nhân
dân Quảng Tây xuất bản năm 1986 là cuốn sách viết về lịch sử bang giao giữa Trung
Quốc và Việt Nam từ thời nhà Tần (Trung Quốc) đến tận những năm 1980 của thế kỷ
XX. Chúng tôi cho rằng đây là một cuốn sách viết về quan hệ Trung Quốc và Việt Nam
một cách chi tiết và đầy đủ nhất về lịch sử hai nước. Rất nhiều nội dung và cứ liệu lịch sử
đã được nhóm tác giả sưu tầm và đưa vào cuốn sách để giới thiệu cho người đọc một cái
nhìn toàn cảnh của quan hệ hai nước từ thời nhà Tần đến những năm 1980. Tuy nhiên,
dưới góc độ của một người Việt Nam đọc cuốn sách này, một số luận điểm được nêu ra
trong cuốn sách vẫn chưa thực sự khách quan. Tuy nhiên, đây cũng là một tài liệu tham
khảo có giá trị đối với nghiên cứu sinh khi viết về quan hệ giáo dục Việt Nam, Trung
Quốc trong tổng thể quan hệ bang giao giữa hai nước.
Tháng 3/1980, Trung tâm Nghiên cứu Indochina của Viện Khoa học Xã hội tỉnh
Quảng Tây đã tổng hợp các sự kiện trọng đại trong quan hệ Việt Trung thành một quyển
đại sự ký ― 中越关系史大事记‖(tạm dịch: Lịch sử quan hệ Trung Việt đại sự ký), Trung
tâm Nghiên cứu Indochina, Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây. Trong tập đại sự ký này
có ghi lại ngày, tháng, năm và các nội dung của tất cả các sự kiện liên quan đến quan hệ
giữa Trung Quốc và Việt Nam chia làm ba thời kỳ từ thời cổ đại (năm 257 trước công

12


nguyên – 6/1885), cận đại (7/1885 – 9/1949), hiện đại (1/10/1949 – 1979). Cuốn ―Lịch sử
quan hệ Trung Việt đại sự ký‖ này là một tư liệu rất hữu ích cho những ai quan tâm
nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong lĩnh vực kinh tế thương mại:
Nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế và quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Việt Nam –
Trung Quốc cũng được rất nhiều học giả Việt Nam quan tâm, đã có rất nhiều cuốn sách

viết về lĩnh vực này như: Cuốn sách “Buôn bán qua biên giới Việt – Trung: Lịch sử - hiện
trạng – triển vọng” do tác giả Đỗ Tiến Sâm đồng tác giả (NXB Khoa học Xã hội, 2001)
đã miêu tả một cách rõ nét một khía cạnh trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc
là quan hệ mậu dịch xuyên biên giới hai nước, cuốn sách cũng tóm tắt lịch sử, hiện trạng
và triển vọng hợp tác kinh tế giữa biên giới hai nước. Cuốn sách “Trung Quốc gia nhập
WTO – Kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Sâm (NXB Khoa học Xã hội,
2005) thì đề cập đến vấn đề nổi bật nhất trong phát triển kinh tế Việt Nam thời bấy giờ là
việc gia nhập WTO, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc trong những năm đầu khi
mới gia giập WTO kể từ năm 2001. Cuốn ―Thương mại Việt Nam – Trung Quốc‖ do
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương xuất bản năm 2008,
NXB Lao Động đã phác họa một cách sinh động và đầy đủ nội dung hợp tác thương mại
giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1991 đến 2008, với những số liệu thống kê chính xác
của Bộ Công thương, Cục xúc tiến thương mại, Tổng cụ thống kê, Ủy ban Quốc gia về
Hợp tác kinh tế quốc tế, cuốn sách phân tích thực trạng tình hình hợp tác thương mại Việt
– Trung, và chỉ ra những triển vọng hợp tác, những vấn đề trong hợp tác và giải pháp để
thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuốn sách “Kinh tế Trung
Quốc: Những rủi ro trung hạn” do Phạm Sỹ Thành (Cb) (NXB Thế giới, 2013) đề cập
đến những khía cạnh khác nhau trong tiến trình phát triển của kinh tế Trung Quốc, đặc
biệt là một số rủi ro lớn mà nền kinh tế này có thể phải đối mặt trong năm hoặc mười năm
tới. Các chuyên gia đã thảo luận những vấn đề đa dạng từ lĩnh vực tài chính ngân hàng,
chính sách công, đến quá trình đô thị hóa và thị trường bất động sản, hay cấu trúc dân số
và sự chuyển đổi của thị trường lao động. Đặc biệt, cuốn sách “Trung Quốc sau khủng
hoảng: Dưới con mắt của các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế” của nhóm tác
giả Fareed Zakaria, Paul Krugman, Zbigniew Brezinski… do NXB Tri thức dịch và xuất
bản năm 2011 đã khắc họa xoay quanh sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc sau khủng
hoảng, cuốn sách tập trung vào việc nhận định tình hình kinh tế của Trung Quốc và

13



những vấn đề riêng của quốc gia này về dân tộc, môi sinh, giáo dục, ngoại giao, chính
sách phát triển xã hội. Cuốn sách này cũng cho ta biết thêm về những quan điểm và góc
nhìn của các chuyên gia kinh tế và nhà báo nước ngoài về sự phát triển của Trung Quốc.
Năm 2009, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công Thương
Việt Nam xuất bản cuốn “Thương mại Việt Nam – Trung Quốc”, NXB Lao Động, 2009
đã giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về quan hệ thương mại Trung Quốc từ 1991
đến năm 2009, trong đó có chỉ ra những nguyên nhân tác động đến quan hệ thương mại
Việt Trung, những tác động từ việc Trung Quốc gia nhập WTO (2001) ảnh hưởng đến
hợp tác thương mại với Việt Nam và ASEAN như thế nào, cuốn sách cũng chỉ ra những
thuận lợi, khó khăn cũng như những giải pháp để phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam – Trung Quốc. Trong cuốn sách này cũng nhắc đến quan hệ hợp tác
giáo dục Việt Nam – Trung Quốc (trang 19) nhưng vì đây là cuốn sách chuyên
khảo về thương mại Việt Nam – Trung Quốc nên vấn đề hợp tác giáo dục không
được nhắc đến nhiều.
Nhóm tác giả Lê Thanh Tùng – Lê Huyền Trang có bài viết “Quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp” đăng trên tạp chí nghiên cứu
Trung Quốc số 9 năm 2014; Doãn Công Khanh với bài: “Quan hệ kinh tế Việt Nam và
Trung Quốc: Thực tiễn, vấn đề và giải pháp” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
số 8 năm 2014; Hải Yến với bài: “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc năm 2013” trên tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc số 4 năm 2014; Nguyễn Quốc Trường với bài viết “Hợp tác
kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng: Chặng đường đã qua, thuận lợi mới, khó khăn mới” đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2014; Tóm lại, trong lĩnh vực nghiên cứu
về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, các tác giả đều cho thấy được tầm
quan trọng của việc nghiên cứu quan hệ hai nước, và những chính sách của hai bên ảnh
hưởng lớn tới quan hệ kinh tế như thế nào, rất nhiều khía cạnh hợp tác kinh tế hai nước
đều đã được nghiên cứu.
Nghiên cứu trong lĩnh vực an ninh, chính trị cũng là một lĩnh vực được rất nhiều học
giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu: Cuốn sách “Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung
Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Phương chủ biên
(NXB Từ điển Bách khoa, 2013) đã đi sâu tìm hiểu, nhận diện vai trò, mục tiêu, phương

thức gia tăng sức mạnh mềm đầy ―thực dụng‖ của Trung Quốc đối với các khu vực nói
chung, Việt Nam nói riêng, và tác giả cũng chỉ ra những đối sách phù hợp về xây dựng

14


sức mạnh mềm Việt nam. Tác giả Nguyễn Nhâm với bài viết “Biển Đông: Điều ẩn sâu
trong chiến lược của Trung Quốc” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 9 năm
2014; Nhóm tác giả Đỗ Tiến Sâm – Hoàng Thế Anh với bài “Cải cách thể chế của Trung
Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số
8 năm 2014; Nguyễn Thị Phương Hoa với bài “Tác động của nhân tố Mỹ đối với quan
hệ Việt – Trung” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 7 năm 2013;
Trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa, cuốn sách 越南语言文化探究 (tạm dịch:
Thám cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam) của nhóm tác giả Phạm Hồng Quý, Lưu Chí
Cường (Fan HongGui, Liu ZhiQiang) chủ biên, do Nhà xuất bản Dân tộc, Bắc Kinh xuất
bản năm 2007. Đây cũng là một cuốn sách rất hay viết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
văn hóa của Trung Quốc với Việt Nam, cũng là một tài liệu tốt dành cho những người
chuyên nghiên cứu về mối tương quan giữa ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc với ngôn
ngôn và văn hóa của Việt Nam. Có thể nói, nhóm tác giả Phạm Hồng Quý, Lưu Chí
Cường, và các đồng nghiệp của họ đã dày công sưu tầm rất nhiều tài liệu tiếng Việt liên
quan đến ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Cuốn sách gồm 12 chương, mỗi chương viết
về một khía cạnh của văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam có những mối liên quan đến văn hóa
và ngôn ngữ Trung Quốc.
Cuốn sách “Giao lưu văn hóa góp phần tăng cường nền tảng quan hệ Việt – Trung”
của tác giả Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (NXB Hồng Đức, 2014) đã tổng hợp nhiều bài viết
hay giới thiệu cho người đọc về giao lưu văn hóa hai nước Việt – Trung từ thời xa xưa
cho tới ngày nay. Tác giả Hoài Nam – Hồng Yến với bài viết “ Lý luận sức mạnh mềm
văn hóa và nhận thức của Trung Quốc về sức mạnh mềm văn hóa”; Nguyễn Phương
Liên với bài viết “Hiện trạng du lịch từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc sang Việt Nam
những năm gần đây” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2014;

Ngoài ra, còn có nhiều khía cạnh khác của quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cũng
được học giả Việt Nam nghiên cứu, sưu tầm như tác giả Nguyễn Văn Căn với bài viết
“Vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường của Trung Quốc – kinh nghiệm cho Việt Nam”;
Nhóm tác giả Minh Cao – Hoài Nam với bài “Vấn đề sử dụng than đá và phát triển
ngành năm lượng tái tạo mới ở Trung Quốc – Kinh nghiệm cho Việt Nam” đều trong tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2014; Nguyễn Thanh Giang với bài ―Biến đổi cơ
cấu dân số của Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI và một vài so sánh với Việt Nam”
trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 11 năm 2013;

15


Nhìn chung, thông qua quá trình sưu tầm và khảo cứu các tài liệu, có thể thấy có rất
nhiều học giả Việt Nam và Trung Quốc đã nghiên cứu về quan hệ giữa song phương Việt
Nam – Trung Quốc trên rất nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực nghiên cứu nhiều nhất là quan hệ
chính trị, ngoại giao, kinh tế, tiếp đến là những lĩnh vực như văn hóa, du lịch, bảo vệ môi
trường,… Những nghiên cứu này đã góp phần làm rõ nhiều vấn đề trong quan hệ hai
nước, cũng như gợi mở nhiều nội dung và vấn đề trong quan hệ hai nước cần tiếp tục
được nghiên cứu.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chủ trƣơng, chính sách giáo dục của Việt
Nam và Trung Quốc
Rất nhiều tài liệu tham khảo viết về chính sách giáo dục Việt Nam, Trung
Quốc nhưng tất cả điều nghiên cứu về chính sách của một nước chứ không phải
so sánh chính sách giáo dục giữa hai quốc gia.
Cuốn ―教育国际交流与合作史‖(tạm dịch: Lịch sử giao lưu và hợp tác
giáo dục quốc tế của Trung Quốc) do Dư Phú Tăng, Giang Ba, Châu Tiểu Ngọc
(Yu FuZeng, Jiang Bo, Zhu XiaoYu) chủ biên, đây là một cuốn trong seri bộ
sách Chuyên đề Lịch sử Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do NXB
Hải Nam xuất bản năm 2001 là một cuốn sách giới thiệu một cách tổng quan nhất
từ trước đến nay về lịch sử giao lưu và hợp tác giáo dục quốc tế của Trung Quốc

từ trước đến nay. Trong cuốn sách đã giới thiệu một cách tổng quan chủ trương,
chính sách gửi sinh viên đi nước ngoài du học, tình hình hợp tác giáo dục quốc tế
của Trung Quốc từ đầu thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XXI (năm 2001), trong đó
có nhiều nội dung nhắc tới tình hình trao đổi và giao lưu lưu học sinh giữa Trung
Quốc và Việt Nam, nhất là trong những năm 1950 – 1975. Tuy nhiên, do cuốn
sách tập trung viết về lịch sử hợp tác giáo dục quốc tế của Trung Quốc, hợp
tác giáo dục với Việt Nam chỉ là một phần trong chủ trương tổng thể của quan
hệ hợp tác giáo dục quốc tế, nên vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu quan hệ hợp
tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng đây cũng là một tài liệu
rất có giá trị để nghiên cứu sinh có thể tham khảo và bổ sung vào phần nghiên
cứu của mình.
Tác giả Nguyễn Văn Căn đã đăng bài viết về “Cải cách giáo dục Trung Quốc
trong những năm thực hiện “Khoa giáo hưng quốc” trong Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc số 1(65) năm 2006. Bài viết nói về những cải cách trong hệ thống

16


×