Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN CHI DAO VA QUAN LI UNG DUNG CNTT QUAN LI GIAO DUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.51 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
- Tên người viết sáng kiến: ……………………………
- Chức vụ: ………………………………..
- Đơn vị công tác:Trường Tiểu học .
- Tên Sáng kiến: Chỉ đạo và quản lí ứng dụng Hệ thống thông tin trong
trường Tiểu học
I. Đặt vấn đề (Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến, lý do viết
sáng kiến):
Trong xã hội ngày nay, công nghệ thông tin(CNTT) chi phối hầu hết các
công việc của mọi người, từ người công chức, viên chức, doanh nhân đến người
nông dân, nội trợ... Trong nhà trường, mọi họat động của người quản lí, giáo viên
và nhân viên cũng không ngoại trừ sự chi phối đó.
Tôi thường xuyên phải thống kê, báo cáo qua mạng, nắm bắt tin tức, số liệu
một cách nhanh nhất …. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải biết về CNTT. Không
những biết sử dụng về Word, Excel, Internet, email mà còn phải biết sử dụng các
phần mềm phức tạp hơn như Pmis, Emis,Smas và hiện nay có thêm phần mềm trực
tuyến Hệ thống thông tin quản lý giáo dục.
Trước đây, khi chưa ứng dụng CNTT thì tất cả phải viết tay nên mất nhiều
thời gian, công sức, nắm bắt thông tin, số liệu chậm.Ý thức được tầm quan trọng
đó, từ những năm học trước, nhà trường đã chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào quản
lí và giảng dạy. Đặc biệt là năm 2015-2016 trường ứng dụng Hệ thống thông tin
giáo dục trực tuyến để giảm bớt gánh nặng về sổ sách cho giáo viên. Từ đó đến nay,
việc ứng dụng CNTT trong nhà trường đều có kế họach phát triển hàng năm.
1


Vì thế , tôi quyết định chọn đề tài: “Chỉ đạo và quản lí ứng dụng Hệ thống
thông tin quản lí giáo dục trong trường Tiểu học” nhằm góp nhặt lại những


thành công cũng như hạn chế làm tiền đề cho những năm về sau.
II. Nội dung cơ bản của sáng kiến, giải pháp truyền thống đã, đang áp
dụng: (Mô tả các giải pháp truyền thống đã biết; Ưu, khuyết điểm của giải pháp
đã, đang áp dụng tại cơ quan đơn vị).
- Trước đây, Hiệu trưởng muốn gửi các văn bản mới, thông báo, hình ảnh hoạt
động của nhà trường, … đến giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh thì phải
photo các văn bản, phải ghi chép. Để thực hiện được điều này thì phải mất nhiều
thời gian, công sức, tiền bạc mà thông tin tới người nhận vẫn chậm.
- Đối với giáo viên, khi thực hiện thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Ban hành
quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc ghi chép sổ sách là một khó khăn lớn đối
với họ. Giáo viên phải mất nhiều thời gian trong việc ghi chép sổ sách, họ không
còn thời gian để nghiên cứu sáng tạo, nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia các hoạt động
xã hội khác….
- Khi cần thống kê số liệu thì giáo viên phải đếm rồi báo cáo nên sẽ dễ bị sai
sót, báo cáo chậm.
- Phụ huynh muốn nhận thông tin về tình hình học tập, sức khỏe của học sinh
thì phải chờ đợi hàng tháng giáo viên ghi sổ liên lạc gửi về hoặc liên hệ trao đổi
qua điện thoại.
- Khi cần liên lạc gấp với phụ huynh, thì nhà trường phải liên hệ với GVCN
xin số điện thoại của PHHS rồi gọi điện thoại mất thời gian.
Để thực hiện có hiệu quả việc “Chỉ đạo và quản lí ứng dụng Hệ thống thông
tin quản lí giáo dục trong trường Tiểu học.”, tôi đã tiến hành thực hiện các giải
pháp sau:
Giải pháp thứ nhất: Nghiên cứu các văn bản và chỉ đạo
2


- Nghiên cứu kĩ và quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về “Thực hiện
sổ điểm điện tử”
- Hưởng ứng phong trào “Ứng dụng CNTT- đổi mới và nâng cao chất lượng

giáo dục”
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch “Thực hiện sổ điểm
điện tử” tại đơn vị.
- Triển khai việc ứng dụng Hệ thống thông tin giáo dục tới tất cả GV, NV, HS
và PHHS toàn trường.
Giải pháp thứ hai: Kí hợp đồng duy trì cổng thông tin điện tử, Hệ thống
thông tin giáo dục và Sổ liên lạc điện tử.
- Kí hợp đồng duy trì cổng thông tin điện tử với Trung tâm thông tin và
chương trình giáo dục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp Hồ Chí Minh
- Kí hợp đồng với Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích để cung cấp phần
mềm Hệ thống thông tin giáo dục và Sổ liên lạc điện tử.
- Thường xuyên cập nhật thông tin lên trang Web của trường.
- Tập huấn cho BGH, giáo viên, nhân viên trong trường sử dụng phần mềm
để nhận xét, đánh giá HS.
Giải pháp thứ ba: Kết nối Wi-Fi để hỗ trợ GV trong việc nhận xét, nhập
điểm của học sinh.
Để có 1 máy tính và nối mạng Internet thì không phải giáo viên, nhân viên
nào cũng có máy. Để khắc phục khó khăn trên, nhà trường lắp Wi-Fi để giáo viên
có thể đăng nhập ngay trên điện thoại di động của mình để nhập điểm, nhận xét.
Đồng thời vận động mạnh thường quân tặng 8 máy tính (đã qua sử dụng), có nối
mạng Internet để hỗ trợ cho các thầy cô đăng nhập vào hệ thống quản lí thông tin.
Giải pháp thứ tư: Vận động PHHS tham gia sổ liên lạc điện tử.
3


Thấy được hạn chế trên, từ năm học 2015-2016, nhà trường vận động PHHS
tham gia sổ liên lạc điện tử để PHHS nắm bắt thông tin của con em mình một cách
chính xác và nhanh nhất.
III. Mô tả sáng kiến, giải pháp
1. Tính mới, tính sáng tạo

- Khi thực hiện, trường đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ quý phụ huynh
và sự hợp tác của tập thể sư phạm nhà trường.
- Các giải pháp trên đã tạo sự chuyển biến rõ rệt, thầy cô tích cực hưởng ứng.
2. Khả năng áp dụng, nhân rộng
Áp dụng tại trường tiểu học, có thể áp dụng đối với các trường khác trong
quận ………….. và quận khác.
3. Hiệu quả
a. Hiệu quả kinh tế
- Giảm thời gian trong việc ghi chép sổ sách, thông tin nhanh chóng. Khi cần
dữ liệu không phải mất công tìm kiếm. Người quản lí nhanh chóng nắm bắt thông
tin của GV, HS.
- Không phải tốn tiền bạc để sao chép văn bản, thông báo, mua tủ để chứa hồ
sơ, sổ sách.
b. Hiệu quả về mặt xã hội, môi trường
- Giảm bớt số lượng sổ sách cho giáo viên.
- Thông tin giữa nhà trường và gia đình nhanh hơn.
- Phụ huynh có thể truy cập vào trang Web của trường để nắm thông tin dễ
dàng và nhanh chóng.
- Giáo viên, nhân viên được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
mình.
4


IV. Kết quả áp dụng thử hoặc/và áp dụng Sáng kiến:
Từ khi ứng dụng Hệ thống thông tin giáo dục, đã đem lại kết quả như sau:
- Nhà trường đã phủ sóng Wi-Fi toàn trường, có hỗ trợ máy tính nối mạng
Internet cho GV đăng nhập trên hệ thống.
-100% CB-GV-NV của trường có thể truy cập trên trang Web của trường để
theo dõi tin tức, tải các văn bản, tài liệu xuống tham khảo. Phụ huynh cũng được
nhà trường cung cấp tên trang Web của trường để nắm tin tức, tình hình hoạt động

của trường, quận cũng như của thành phố. Theo thống kê, tính đến thời điểm này
có 66.863 lượt người truy cập vào trang Web của trường.
- 100% CBQL và GV sử dụng thành thạo Hệ thống thông tin giáo dục
- Giáo viên đã giảm được gánh nặng về hồ sơ sổ sách, họ có thời gian để
nghiên cứu sáng tạo, nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia các hoạt động xã hội khác….
- Thống kê và báo cáo nhanh hơn.
- Thông tin 2 chiều giữa GV với GV, GV với PH nhanh hơn.
- Khi cần liên lạc gấp với phụ huynh, nhà trường đã có số điện thoại lưu trên
hệ thống gửi trực tiếp cho PHHS.
- Tỉ lệ HS tham gia sổ liên lạc điện tử ngày càng tăng: Năm học 2015-2016 tỉ
lệ tham gia là 75%, năm học 2016-2017 tỉ lệ là 80%, năm học này tỉ lệ tham gia là
95%. Tất cả HS tham gia tin nhắn điện tử được nhận tin nhắn tối thiểu 1 tin/tuần.
PH kịp thời nắm tính hình học tập của con em mình để cùng GVCN có biện pháp
giáo dục học sinh tốt hơn.
V. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến:
Áp dụng tại trường TH, các trường trong và ngoài quận.
VI. Các chứng cứ, tài liệu đính kèm để minh họa
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cho sáng kiến kinh nghiệm

5


Đơn vị áp dụng SKKN
xác nhận

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2018
Người viết sáng kiến

6




×