Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn dạng bài so sánh văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.33 KB, 46 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO 2
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên sáng kiến: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc
gia môn Ngữ văn dạng bài so sánh văn học
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Thiết
Mã sáng kiến: 11.51.03


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Thế kỉ XXI là thế kỉ của văn hóa tri thức. Tuy nhiên, để xóa bỏ dần khoảng
cách về văn hóa tri thức giữa các vùng miền thì học sinh ở nông thôn khó khăn cần
phải nỗ lực hơn rất nhiều, trong đó nhân tố không thể thiếu là người giáo viên.
Môn Ngữ văn là một môn học có vai trò rất quan trọng trong chương trình
THPT, bởi nó có nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong
các môn học, có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách,
đồng thời góp phần tạo nên trình độ văn hoá cơ bản cho học sinh.
Hiện nay chất lượng bộ môn trong nhà trường đang rất được quan tâm. Đây là
vấn đề đang được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội. Do vậy,
trong nhiều năm trở lại đây phương pháp dạy và học môn Ngữ văn được nói và bàn
luận rất nhiều trong nhiều bản tham luận, sáng kiến kinh nghiệm và các cuộc hội thảo
chuyên đề. Đến nay, có rất nhiều phương pháp hữu hiệu mà chúng tôi cho rằng nó
mang lại hiệu quả cao như việc cải cách sách giáo khoa đến việc thay đổi phương pháp
giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh, dạy chuyên đề, ôn thi THPT
quốc gia nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong xu thế mới. Như vậy, thách


thức đặt ra với giáo viên và học sinh các trường THPT trên toàn quốc nói chung, đặc
biệt với trường THPT Tam Đảo 2 nói riêng là làm thế nào để học sinh tự tin trong kì
thi THPT quốc gia và học sinh đạt được kết quả cao trong kì thi quan trọng này.
Gần đây, trong các đề thi THPT quốc gia, ở câu 5 điểm thường chú trọng vào
các chi tiết, giá trị đặc sắc của văn bản, nhiều đề chọn ra hai ngữ liệu trong cùng một
văn bản hoặc trong hai văn bản. Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành
một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó đã ảnh
hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn
tập cho học sinh từ phía giáo viên. Thực tế, mỗi giáo viên khi bồi dưỡng học sinh ôn
thi THPT quốc gia đều có một phương pháp và cách thức riêng rất hay của mình. Bản
thân tôi cũng đã lắng nghe, suy ngẫm và trao đổi với một số đồng nghiệp về công tác
này. Vì vậy, ở sáng kiến này tôi muốn đưa ra Một số phương pháp hướng dẫn học sinh
ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn dạng bài so sánh văn học.
2. Tên sáng kiến: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia
môn Ngữ văn dạng bài so sánh văn học.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Trần Thị Thiết
2


- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Bồ Lý – Tam Đảo – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0974255078
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Thiết
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng cho lĩnh vực môn Ngữ văn. Sáng kiến đưa ra một số
phương pháp cho giáo viên trong việc ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn dạng bài so
sánh văn học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Sáng kiến này chính thức được áp dụng lần đầu vào ngày 12/04/2018.

7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Khái quát chung về dạng bài so sánh văn học
Các chuyên gia về văn học cho rằng: Khái niệm so sánh văn học cần phải được
hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ
để tạo hình ảnh cho câu văn”. Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh
các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa
Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi
viết bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về
một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi… ở sách
giáo khoa Ngữ văn 12. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học
lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái
niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này là rất cần
thiết.
Dạng đề so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình
diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ
thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác
giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không
cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của
một nền văn học. Mục đích của dạng đề này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống
và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những
điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác
phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn.

3


Bố cục một bài viết dạng đề so sánh văn học có 3 phần: mở bài, thân bài và kết
bài. Nhưng có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn
trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
7.2. Các dạng đề cụ thể của so sánh văn học

Các đề thi trong những năm vừa qua, có những dạng và cấp bậc so sánh sau:
- So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm: So sánh chi tiết ấm nước đầy và còn
ấm mà Từ dành chăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo.
- So sánh hai đoạn thơ (diễn tả nỗi nhớ) trong hai bài:Tây Tiến của Quang Dũng
và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
- So sánh hai đoạn văn (khắc họa vẻ đẹp hai dòng sông) trong hai bài kí: Người
lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
- So sánh hai nhân vật (vẻ đẹp khuất lấp) của: người vợ nhặt trong Vợ nhặt của
Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu.
7.3. Cách làm dạng bài so sánh văn học
* Mở bài:
Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này).
Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
*Thân bài:
Làm rõ đối tượng thứ nhất (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích).
Làm rõ đối tượng thứ 2 (vận kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác
lập luận phân tích).
So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
Lý giải sự khác biệt: dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng
đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( vận
nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
*Kết bài:
Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
Nêu những cảm nghĩ của bản thân.
4



7.4. Hệ thống một số dạng đề so sánh văn học
A. DẠNG SO SÁNH HAI ĐOẠN THƠ TRONG HAI BÀI THƠ
I. CÁCH LÀM
1. Mở bài
- Giới thiệu hai tác giả và hai bài thơ.
- Giới thiệu hai đoạn thơ.
2. Thân bài
a. Phân tích
* Phân tích đoạn thơ thứ nhất:
+ Nội dung: Phân tích theo từng câu hoặc theo nội dung.
+ Nghệ thuật: thể thơ, nhịp thơ, biện pháp tu từ, từ láy,….
(Có thể phân tích nội dung và nghệ thuật cùng một lúc trong từng câu hoặc từng đoạn
thơ)
*Phân tích đoạn thơ thứ hai: (như đoạn thơ thứ nhất)
b. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt
- Tương đồng và khác biệt về nội dung:
+ Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về nội dung.
- Tương đồng và khác biệt về nghệ thuật
+ Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về nghệ thuật: thể thơ, biện pháp tu từ, từ ngữ,
nhịp thơ, phong cách nghệ thuật….
- Lí giải sự khác biệt: Thời điểm sáng tác, Cách nhìn nhận của tác giả, trào lưu sáng
tác…. ảnh hưởng như thế nào đến sự khác biệt đó;
3. Kết bài:
- Đánh gia sự thành công của mỗi đoạn thơ và tác giả.
II. MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

(Tây Tiến, Quang Dũng, ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88)
"Mình về rừng núi nhớ ai
5


Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son "
(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 110)
Hướng dẫn các ý chính
1. Mở bài

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn.
Còn Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính
dân tộc.

- Tây Tiến (1948), Việt Bắc (1954) đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng
chiến chống Pháp, đều là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà
hào hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.
- Hai đoạn thơ trên đều viết về nỗi nhớ nhưng ở mỗi bài có những nét đặc sắc riêng.
2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
*Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”

• Nội dung:
Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về mảnh đất miền Tây và đoàn quân
Tây Tiến. Mỗi địa danh được nhắc đến "Sông Mã" "Sài Khao" "Mường Lát" - là một
chặng đường hành quân, cũng là một chặng đường đời của nhà thơ nói riêng và
những người lính Tây Tiến nói chung. Đó là "chứng nhân" lịch sử cho những gian
khổ và hào hùng mà họ đã trải qua. Bởi thế mà tiếc nuối bâng khuâng "Sông Mã xa

rồi Tây Tiến ơi", mà tha thiết "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi".



Nghệ thuật:
Nhạc điệu có sự hài hòa giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như
một tiếng gọi vang vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (ri, ơi, chơi
vơi) với điệp từ "nhớ".
* Đoạn thơ trong bài Việt Bắc:

• Nội dung:
- Đoạn thơ là lời bộc lộ nỗi nhớ của người Việt Bắc với những người cán bộ miền
xuôi.
6


Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Trám và măng - lương thực chủ yếu của bộ đội ta khi còn ở Việt Bắc. Nay người đi rồi,
trám để rụng, măng để già không người thu hái nên buồn nhớ mênh mông. Thiên
nhiên mang nỗi buồn thiếu vắng. Qua đó để thấy, không chỉ con người nhớ nhung mà
cảnh cũng mang nỗi bùi ngùi bức bối như thúc vào lòng kẻ ở người đi.
-Thiên nhiên như cũng nặng tình, nặng nghĩa với con người.
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Câu hỏi thứ hai gợi nhớ đến con người Việt Bắc “Hắt hiu lau xám / đậm đà lòng son”.
Câu thơ có hai hình ảnh tương phản: những ngôi nhà lá đơn sơ, mộc mạc, nghèo khổ
trong dáng vẻ “hắt hiu lau xám” gợi nỗi buồn hiu quạnh. Bên trong “những nhà” ấy
lại chứa đựng tấm lòng son sắc thủy chung, nghĩa tình của nhân dân Việt Bắc đối với
cách mạng. Đó là nghĩa tình sâu nặng của những con người đã góp phần làm nên

Điện Biên “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu ".

• Nghệ thuật:
- Lối đối đáp, xưng hô "mình - ta" và thể thơ lục bát mang đậm tính dân tộc, có sức
gợi và sức truyền cảm cao.
- Các hình ảnh hoán dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ được sử dụng hài
hòa, đắt giá.
b. So sánh
*Điểm tương đồng:
+ Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng
với thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu thương trong kháng chiến.
+ Đều thể hiện phong cách thơ độc đáo, tấm lòng thủy chung son sắt của những người
trong cuộc đối với những điều thân thuộc, một thời gắn bó.
- Điểm khác biệt:
+ Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ trực tiếp, cụ thể: nỗi nhớ đơn vị cũ
trào dâng, không kìm nén nổi bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi. Đó là nỗi nhớ của
người đi với cảnh cũ, người xưa còn trong thơ Tố Hữu là nỗi nhớ của người ở lại với
người ra đi, thể hiện một cách gián tiếp qua các hình ảnh hoán dụ.
+ Hai đoạn thơ (cũng như toàn bài thơ) sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ
7


cảm xúc: Tây Tiến sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên. Việt Bắc sử dụng thể thơ
lục bát.
- Lí giải:
+ Hai bài thơ đều được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Quang Dũng và Tố Hữu là hai nhà thơ, hai chiến sĩ, viết về nỗi nhớ của người trong
cuộc. Mỗi nhà thơ có phong cách sáng tạo nghệ thuật riêng.
3. Kết bài
Mỗi đoạn thơ dù có cách thể hiện khác nhau song vẫn làm nổi bật lên lối sống

ân tình, thủy chung, đáng tự hào của con người Việt Nam.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa vê trong đêm hơi.
(Trích Tâv Tiến - Quang Dũng)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đì về.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

Hướng dẫn các ý chính
1. Mở bài

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn.
Còn Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ cách mạng Việt Nam với hồn thơ đậm đà tính
dân tộc.

- Tây Tiến (1948), Việt Bắc (1954) đều là những thành tựu đặc sắc của thơ ca kháng
chiến chống Pháp, đều là những bài ca không thể nào quên về một thời gian khổ mà
hào hùng, hào hoa của lịch sử dân tộc.
8


- Hai đoạn thơ trên đều viết về nỗi nhớ nhưng ở mỗi bài có những nét đặc sắc riêng.
2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
* Đoạn thơ trong bài Tây Tiến:

* Vị trí đoạn thơ: nằm ngay phần mở đầu của bài thơ.
* Nội dung:
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về mảnh đất miền Tây và đoàn quân Tây
Tiến. Mồi địa danh đuợc nhắc đến "Sông Mã" "Sài Khao" "Muờng Lát" - là một chặng
đường hành quân, cũng là một chặng đường đời của nhà thơ nói riêng và những
người lính Tây Tiến nói chung. Đó là "chứng nhân" lịch sử cho những gian khổ và hào
hùng mà họ đã trải qua. Bởi thế mà tiếc nuối bâng khuâng "Sông Mã xa rồi Tây Tiến
ơi”, mà tha thiêt "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi".
- Thiên nhiên miền Tây trong nỗi nhớ vừa hoang vu, khắc nghiệt, dữ dội lại vừa thơ
mộng, trừ tình:
+ Gọi tên địa danh: gợi sự xa xôi, hoang văng. "Sương lấp": khắc nghiệt, dữ dội.
+ Cũng có khi sương lại mềm mại như những chùm hoa "hoa về trong đêm hơi"
- Qua miêu tả thiên nhiên, tác giả gián tiếp gợi lên những vất vả, gian khổ của đời
lính Tây Tiến.
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ có sự hài hòa giữa nét thực và ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh
và người (bút pháp lãng mạn).
- Nhạc điệu có sự hài hòa giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một
tiếng gọi vang vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi. chơi vơi,
mỏi, hơi) với điệp từ nhớ và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một âm
hưởng tha thiết, ngậm ngùi.
* Đoạn thơ trong bài Việt Bắc:
* Vị trí: đoạn thơ nằm ở phần đầu của bài thơ Việt Bắc
* Nội dung:
- Đây là lời của người đi (những cán bộ kháng chiến đã từng gắn bó và công tác ở
Việt Bắc, trong đó có Tố Hữu), khẳng định với người ở lại rằng: dù về xuôi, dù xa
cách nhau về không gian địa lí nhưng vẫn nhớ Việt Bắc như nhớ người yêu. Từ đó,
muốn nói nỗi nhớ của tình yêu là nỗi nhớ cháy bòng, nỗi da diết nhất, thường trực
9



nhất, để từ đó khẳng định nỗi nhớ và tấm lòng thủy chung của mình với Việt Bắc - suối
nguồn nuôi dưỡng của cách mạng.
- Sau lời khẳng định là những hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc đẹp như
khúc hát đồng quê. Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương,
…là hình ảnh rât đặc trưng cho khung cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng ở Việt Bắc.
Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó.
Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ người về xuôi.
* Nghệ thuật:
- Các hình ảnh trong hoài niệm nhưng hiện lên thật cụ thể, rõ nét, chứng tỏ sự gắn bó
sâu sắc và nỗi nhớ tha thiết.
- Thể thơ lục bát, nhịp điệu thơ linh hoạt, uyển chuyển, âm hưởng ngọt ngào, tha thiết.
- Hình ảnh thơ giản dị, cách ví von đậm chất dân gian, phép đối, phép điệp hài hòa,
cân xứng.
=> Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: phong cách trữ tình đầy cảm xúc,
thể thơ lục bát giàu nhạc điệu và đậm sắc màu dân tộc, kết hợp với cách lựa chọn từ
ngữ, hình ảnh giàu chất gợi cảm.
b. So sánh
* Điểm tương đồng:
+ Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng
về thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu thương trong kháng chiến.
+ Đều thể hiện phong cách thơ độc đáo, tấm lòng thủy chung son sắt của những người
trong cuộc đối với những mảnh đất một thời gắn bó.
* Điểm khác biệt:
+ Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ trực tiếp, cụ thế: nỗi nhớ đơn vị cũ
trào dâng, không kìm nén nổi bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi. Hai chừ chơi vơi vẽ
ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ và nỗi nhớ da diết, thường
trực, ám ảnh, mênh mông bao trùm cả không gian, thời gian. Nỗi nhớ của Tố Hữu
trong đoạn thơ dùng nỗi nhớ tình yêu để khẳng định nỗi nhớ với quê hương cách
mạng.

+ Hai đoạn thơ (cũng như toàn bài thơ) sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ
cảm xúc: Tây Tiến sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên. Việt Bắc sử dụng thể thơ
lục bát.
- Lí giải:
10


+ Hai bài thơ đều được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Quang Dũng và Tố Hữu là hai nhà thơ, hai chiến sĩ, viết về nỗi nhớ của người trong
cuộc. Mỗi nhà thơ có phong cách sáng tạo nghệ thuật riêng.
3. Kết bài
Với hồn thơ đậm đà tính dân tộc, lãng mạn, hào hoa, phóng khoáng, Tố Hữu và
Quang Dũng đã làm nổi bật nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng về quê hương cách mạng và
đơn vị cũ.

Đề 3: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Tây Tiến - Quang Dũng, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88)

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
(Việt Bắc, Tố Hữu, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 112)

Hướng dẫn ý chính
1. Mở bài (xem đề 2)

2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
* Đoạn thơ trong bài Tây Tiến: (xem đề 2)
* Đoạn thơ trong bài Việt Bắc:

11


* Nội dung:
Đoạn thơ là nỗi nhớ của người chiến sĩ cách mạng về chiến khu nơi từng gắn bó trong
cuộc kháng chiến đầy gian khổ.

- Tình thế của quân ta: "giặc đến giặc lùng": nguy biến, tan tác, loạn lạc.
- Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng cùng đều vùng
lên, chung sức đánh Tây. Với cuộc kháng chiến đầy gian lao của quân và dân Việt Bắc, núi
rừng cũng trở nên có chí, có tình người, đã trở thành những người bạn, những người đồng
đội, những chiến sĩ anh hùng của toàn quân. "Rừng", " núi" được lặp đi lặp lại đến năm lần,
nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo nên thế hiểm của trường thành, của lũy thép vây
bọc quân thù. Như một người mẹ che chở cho con mình, rừng bao bọc cho bộ đội trước mặt
kẻ thù cướp nước.
=> Qua bốn câu thơ càng làm sáng tỏ thêm nhận định: Việt Bắc là cái nôi của cách
mạng dân tộc ta.
* Nghệ thuật: Thể thơ lục bát thân thuộc, điệp từ "rừng" "núi" và phép nhân hóa [câu
2,4] đã cùng tái hiện thành công hình ảnh đất nước đứng lên.
b. So sánh
*Điểm tương đồng
- Đều là những tác phẩm sáng tác thuộc mảng văn học cách mạng với cảm hứng chủ đạo
là ngợi ca, đề cao ân nghĩa thủy chung.
- Cả hai đoạn thơ đều bộc lộ về nỗi nhớ về mảnh đất nơi từng là địa bàn sinh sống và
chiến đấu của những người lính.

* Điểm khác biệt:
- Đoạn thơ trong "Việt Bắc" tập trung tái hiện hình ảnh đất nước đứng lên.
- Đoạn thơ trong "Tây Tiến" chủ yếu tái hiện bức tranh thiên Tây Bắc.
* Lí giải:
- Hai bài thơ đều được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Quang Dũng và Tố Hữu là hai nhà thơ, hai chiến sĩ, viết về nỗi nhớ của người trong
cuộc. Mỗi nhà thơ có phong cách sáng tạo nghệ thuật riêng.
3. Kết bài

- Cả hai đều là những đoạn thơ hay nhất nói về nỗi nhớ và tình nghĩa thủy chung của
các nhà thơ.
12


- Khẳng định sức hấp dẫn của 2 bài "Tây Tiến", "Việt Bắc" và của cả 2 cây bút Quang
Dũng, Tố Hữu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Đề 4: Cảm nhận anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. "
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
"Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan,"
(Trích Việt Bắc-Tố Hữu)
1. Mở bài
- Tác giả, tác phẩm (xem đề 2)
- Cả 2 đoạn thơ trên đã khắc họa thành công hình ảnh những tập thể anh hùng trong

kháng chiến chống Pháp.
2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
* Đoạn thơ trong bài Tây Tiến:
*Nội dung:
- Vẻ đẹp vừa bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến:
+ Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc,
da dẻ xanh như màu lá:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”
+) Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc, da xanh là do hậu quả của những tháng ngày
hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính.
+) Những con sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu
ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung.
13


+ Cái hào hùng:
+) Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm
nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc ” là cách nói ngang tàng rất
lính, hóm hỉnh vui đùa với khó khăn gian khổ của mình.
+) Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh ”chứ không phải
là “đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ
oai hùm ” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai phong của chúa sơn lâm. Qua đó, ta
thấy người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự
mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “Mắt trừng” là đôi mắt dữ tơn,
căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù khiếp sợ.
- Họ cũng là những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

+) “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức nhớ về quê hương Hà
Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng.
Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non
sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về
vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,... hay chính xác hơn là nhớ về
bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực
tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ
Tổ quốc.
*Nghệ thuật:
Bút pháp hiện thực hài hoà với cảm hứng lãng mạn, nhiều biện pháp tu từ đặc
sắc: tả thực, đối lập, ẩn dụ làm nổi bật chân dung người lính Tây Tiến vừa lẫm liệt oai
hùng vừa lãng mạn, hào hoa.
* Đoạn thơ trong bài Việt Bắc:
* Nội dung:
* Vẻ đẹp hào hùng cùa đoàn quân:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng”
- Các từ láy “rầm rập”, “điệp điệp" và “trùng trùng" và hình ảnh so sánh "... như là đất
14


rung” vừa gợi lên sự đông đảo, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của đoàn quân
ra trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí
tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.
* Vẻ đẹp lãng mạn:
“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.”
Đây có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính
trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ
nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ

là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì sự nhiệp
chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hìnn ảnh “Đầu súng trăng treo” trong
thơ Chính Hữu.
* Nghệ thuật:
Chất lãng mạn hài hòa chất hiện thực (ánh sao, đầu súng bạn cùng mũ nan), thể
thơ lục bát đậm đà tính dân tộc, âm hưởng thơ hào hùng.
b. So sánh
*Điểm tương đồng:
- Cả hai đoạn đều tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến, góp phần hoàn thiện chân dung
nguời lính Việt Nam, quân đội Việt Nam buổi đầu kháng chiến chống Pháp: gian khổ
nhưng anh dũng, hiên ngang, chiến đấu dũng cảm, quên mình vì Tổ quốc nhưng tinh
thần vẫn lạc quan, tâm hồn vẫn lãng mạn, hào hoa.
- Hai đoạn thơ đã khắc sâu tình cảm của hai tác giả đối với thiên nhiên và con người
trong kháng chiến ở Tây Bắc, Việt Bắc.
- Điểm khác biệt:
- “Tây Tiến” (1948) mở đầu - Việt Bắc (1954) kết thúc cuộc kháng chiến chống
Pháp. Hình ảnh người lính trong “Tây Tiến” được tô đậm ở vẻ đẹptâm hồn vừa đậm
chất tráng sĩ kiêu hùng, lãng mạn hào hoa vừa đậm chất hiện thực của buổi đầu cuộc
kháng chiến còn nhiều thiếu thốn, gian khổ, thể hiện qua thể thơ thất ngôn mang âm
hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Hình ảnh đoàn quân trong “Việt Bắc” được nhấn mạnh ở sức mạnh vật chất và tinh
thần, biểu tượng cho sức mạnh tổng hợp quân dân trong cuộc chiến toàn dân, toàn
diện, dốc toàn lực lượng cho trận chiến, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối
cùng, qua thể thơ lục bát đậm chất hùng ca.
- Lí giải:
15


+Tương đồng: Cả hai bài thơ đều ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đều là
đỉnh cao thơ ca giai đoạn này. Quang Dũng và Tố Hữu đều là những nhà thơ lớn.

+Khác biệt: Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng trong sáng tác; môi tác phẩm văn
học là sự khám phá về nội dung và hình thức nghệ thuật; Văn học lặp lại người khác
là cái chết cho nên hai đoạn thơ có sự khác biệt là đương nhiên.
3. Kết bài
- Xây dựng hình tượng tập thể anh hùng, hai đoạn thơ góp phần thể hiện đặc điểm của
thơ ca cách mạng là khuynh hướng sử thi và vẻ đẹp lãng mạn.
- Cùng thể hiện lòng yêu nuớc, đề cao lí tưởng sống cao đẹp của con người.
- Hai đoạn thơ góp phần khẳng định giá trị là bản anh hùng ca cuộc kháng chiến
chống Pháp của dân tộc.
Đề 5: Cảm nhận hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh)
Gợi ý các ý chính:

1. Mở bài

- Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài song ông được biết đến nhiều nhất với
tư cách là một nhà thơ. Ông cũng là một trong những tác giả tiêu biểu cho nền
thơ ca kháng chiến Việt Nam.


- “Tây Tiến” (1948) là một trong những bài thơ xuất sắc, làm nên tên tuổi của
16


Quang Dũng.

- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời
chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn
người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong
khát vọng đời thường.

- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển
Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- Hai bài thơ đều có những đoạn thơ diễn tả thành công nỗi nhớ của người trong cuộc.
2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
* Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”: (Xem đề 2)
* Đoạn thơ trong bài “Sóng”:
* Nội dung:

- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa, một nỗi nhớ bao trùm cả không
gian, trải dài theo thời gian, ám ảnh cả vào cõi vô thức.

- Nỗi nhớ cồn cào da diết của em được gửi gắm qua hai hình ảnh: sóng và em. Sóng
nhớ bờ không ngủ được còn em nhớ anh cả trong mơ vẫn còn thao thức. Sóng hướng
vào bờ, em hướng về anh: niềm khát khao gắn bó và ước nguyện thủy chung

- Nỗi nhớ được bộc lộ trực tiếp, bạo dạn, chân thành gợi mở vẻ đẹp tâm hồn người
phụ nữ.


* Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ, với hình tượng sóng vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ, hình ảnh
thơ giàu sức gợi, đoạn thơ sâu sắc, nữ tính.

- Sự so sánh cộng hưởng, khổ thơ dôi hẳn hai câu đủ sức ôm chứa những cảm xúc vô
bờ trong nỗi nhớ tình yêu.
=> Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh hồn hậu, chân thành, đằm
thắm, luôn trăn trở, khát khao một tình yêu thủy chung, bất diệt
b. So sánh
-Điểm tương đồng:
+ Cả 2 đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, sâu lắng của người trong cuộc.
+ Nỗi nhớ được diễn tả bằng một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với một bút pháp nghệ
17


thuật điêu luyện, tài hoa.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong bài ”Tây Tiến ” của Quang Dũng là nỗi nhớ về thiên nhiên,con
người Tây Tiến gắn với đơn vị cũ, với tình cảm cách mạng ân tình. Đoạn thơ viết theo
thể thơ 7 chữ truyền thống.
+ Đoạn thơ trong bài "Sóng” của Xuân Quỳnh lại là nỗi nhớ của người con gái đang
yêu gửi vào hình tượng sóng, gắn với không gian rộng lớn của biển cả. Thể thơ 5 chữ,
xây dựng thành công hai hình tượng sóng và em, mang màu sắc hiện đại.
- Lí giải: Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng trong sáng tác; môi tác phẩm văn học
là sự khám phá về nội dung và hình thức nghệ thuật; Văn học lặp lại người khác là cái
chết cho nên hai đoạn thơ có sự khác biệt là đương nhiên.
3. Kết bài
- Nét tương đồng thể hiện sự gặp gỡ của những tài năng, tấm lòng với con người, quê
hương. Nét khác biệt cho thấy sự phong phú, đa dạng của thơ ca Việt Nam hiện đại.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 6: Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn l2, tập l, NXB Giáo dục, tr. llO)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn l2, tập l, NXB Giáo dục, tr.l55)
Gợi ý các ý chính:
1. Mở bài

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình, chính trị. "Việt
Bắc" là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm
cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc.
18


- Xuân Quỳnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân
Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn
da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. "Sóng" là thi phẩm tiêu biểu
cho hồn thơ ấy.
2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
* Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”: (Xem đề 2)
* Đoạn thơ trong bài “Sóng”: (Xem đề 5)
b. So sánh

- Điểm tương đồng: Cả 2 đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, sâu lắng của
người trong cuộc. Nỗi nhớ được diễn tả bằng một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với một
bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tài hoa.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu là nỗi nhớ về thiên nhiên,con người Việt
Bắc gắn với tình cảm cách mạng ân tình, thủy chung. Đoạn thơ mang màu sắc dân
tộc, truyền thống.
+ Đoạn thơ trong bài "Sóng" của Xuân Quỳnh lại là nỗi nhớ của người con gái đang
yêu gửi vào hình tượng sóng, gắn với không gian rộng lớn của biển cả. Thể thơ 5 chữ,
xây dựng thành công hai hình tượng sóng và em, mang màu sắc hiện đại.
- Lí giải: Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng trong sáng tác; môi tác phẩm văn học
là sự khám phá về nội dung và hình thức nghệ thuật; Văn học lặp lại người khác là cái
chết cho nên hai đoạn thơ có sự khác biệt là đương nhiên.
3. Kết bài
Nét tương đồng thể hiện sự gặp gỡ của những tài năng, tấm lòng với con
người, quê hương. Nét khác biệt cho thấy sự phong phú, đa dạng của thơ ca Việt Nam
hiện đại.
Đề 7: Cảm nhân hao đoạn thơ sau:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
19


Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh)
Gợi ý các ý chính:
1. Mở bài
- Xuân Diệu - một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới 1932 - 1945. Ông được
đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới" bởi những cách tân cả về tư
tưởng và bút pháp nghệ thuật.
"Vội vàng" là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, được coi
là tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.

- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống
Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường.
- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm
Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- Cả 2 đoạn thơ trên đều là đoạn kết của hai tác phẩm, thể hiện những khát vọng mãnh
liệt.
2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
* Đoạn thơ trong bài “Vội vàng”:
*Nội dung:
+ Đoạn thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ, sống vội vàng, cuống quýt như chạy đua

20


với thời gian để tận hưởng mọi sắc màu, hương vị, vẻ đẹp của cõi trần gian.
+ Thể hiện một cái tôi ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời một cách mãnh liệt, trực
tiếp (ôm, say, thâu, cắn...)
Ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, dã đầy, no
nê...) với những gì tươi đẹp nhất của trần gian (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi...)
*Nghệ thuật:
+ Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, các tính từ mạnh cộng hưởng với nghệ thuật liệt kê
để thể hiện nhịp sống hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt gấp gáp, cuống quýt của tác giả.
+ Thể thơ tự do, ngôn từ hết sức táo bạo và đầy sáng tạo là một thành công đặc sắc của
Xuân Diệu.
* Đoạn thơ trong bài “Sóng”:
* Nội dung:
+ Tâm trạng đầy lo âu, trăn trở của nhà thơ khi nhìn thấy sự đối lập ghê gớm giữa
con người và vũ trụ. Từ đó, Xuân Quỳnh đã tìm ra một con đường để có thể trở nên
bất tử cùng vũ trụ là nhờ tình yêu: trong tình yêu con người sẽ sống mãi với thời gian.
+ Đoạn thơ thể hiện khát vọng cao cả đầy nữ tính của người phụ nữ đang yêu, muốn
hòa cái tôi nhỏ bé vào cái chung rộng lớn, muốn tình yêu của mình trở lên bất tử (mơ
ước được “tan ra ” như trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình,
hi sinh cho người mình yêu và tình yêu của mình)
* Nghệ thuật:
+Thể thơ 5 chữ với câu thơ ngắn gọn ,sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ.
+Tạo nên 2 hình tượng tuy hai mà một, nhà thơ sử dụng hình ảnh con sóng nhẹ nhàng
nhưng đầy nữ tính để thể hiện khát vọng mãnh liệt trong tình yêu của mình.
b. So sánh
*Điểm tương đồng:
+ Hai nhà thơ cùng chung một khát vọng được hòa “cái tôi” của mình vào cuộc đời ,
vào “cái ta” chung rộng lớn.

+ Đều bộc lộ những suy ngẫm, trăn trở trước cuộc đời, cả 2 đoạn thơ đều có sự kết
hợp giữa cảm xúc và chất triết lí.
*Điểm khác biệt:
+ Xuân Diệu quan niệm thời gian chảy trôi, không tuần hoàn nên đề xuất lối sống gấp
gáp, cuống quýt, vội vàng, tận hiến, tận hưởng; Xuân Quỳnh trước những đổ vỡ trong
21


cuộc sống và bằng những dự cảm đầy nữ tính, luôn khát vọng muốn hòa tình yêu nhỏ
bé của mình vào tình yêu chung của cuộc đời để tình yêu đó luôn còn mãi.
+ Mỗi nhà thơ có một phong cách nghệ thuật riêng để lại ấn tượng khác nhau trong
lòng độc giả (cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật và thể thơ)
- Lí giải: Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng trong sáng tác; môi tác phẩm văn học
là sự khám phá về nội dung và hình thức nghệ thuật; Văn học lặp lại người khác là cái
chết cho nên hai đoạn thơ có sự khác biệt là đương nhiên.
3. Kết bài
Với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc như trên hai đoạn thơ nói riêng và cả
hai bài thơ nói chung đã góp phần bồi đắp khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc trong
mỗi con người. Qua đó, nó cũng làm nổi bật phong cách độc đáo của hai nhà thơ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 8: Cảm nhận hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Gợi ý các ý chính:
1. Mở bài

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài song ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là
một nhà thơ. Ông cũng là một trong những tác giả tiêu biếu cho nền thơ ca kháng
chiến Việt Nam. “Tây Tiến ” (1948) là một trong những bài thơ xuất sắc, làm nên tên
tuổi của Quang Dũng.

- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biếu trong nền thơ ca Việt Nam
thời chống Mĩ. “Đất Nước” là chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” được
22


sáng tác vào cuối năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này).
Có thế nói đây là chương hay nhất, thế hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản
nhất của bản trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.

- Trích dẫn hai đoạn thơ.
2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
* Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:
*Về nội dung: Đoạn thơ đã thể hiện tinh thần yêu nước, anh dũng và sự hi sinh bi
tráng của người lính Tây Tiến. Những nấm mồ rải rác thầm lặng, lẻ loi nơi xa xôi,
hoang vắng... Tinh thần dũng cảm, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ cho đất nước. Cái chết
đơn sơ nhẹ nhàng, thanh thản. Lời ai điếu dữ dội của thiên nhiên tiễn đưa linh hồn tử
sĩ.
*Về nghệ thuật: Ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, giọng điệu vừa bi thương vừa
hùng tráng, nói giảm nói tránh, thể thơ thất ngôn với ngôn ngữ trang trọng, cổ kính qua

hệ thống từ Hán Việt.

- * Đoạn thơ trong bài “Đất Nước”:
*Về nội dung: Đoạn thơ là sự khám phá đất nước dưới góc nhìn lịch sử. Trong đó nhà
thơ bộc lộ lòng trân trọng ngợi ca, biết ơn với nhân dân - những người anh hùng vô
danh đã cống hiến, hi sinh một cách tự nguyện, thầm lặng để làm nên đất nước. Từ đó,
khẳng định đất nước của nhân dân.
*Về nghệ thuật: Thể thơ tự do với những câu dài ngắn linh hoạt, ngôn ngữ bình
dị...Giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng, sâu lắng...
b. So sánh

- *Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ cùng ngợi ca tinh thần yêu nước của những người
đã ngã xuống trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Họ hi sinh một cách tự
nguyện, thanh thản, nhẹ nhàng mà thầm lặng. Họ là những người bình thường nhưng
công lao lại vô cùng to lớn.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong bài "Tây Tiến", ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp, khắc họa vẻ đẹp rất hào hùng, bi tráng của người lính Tây Tiến, họ là những
con người cụ thể - những chàng trai xuất thân từ Hà Nội, lần đầu lên miền Tây hoang
vu, xa xôi để chiến đấu với lí tưởng cao đẹp.
Giọng điệu vừa bi thương vừa hùng tráng, biện pháp nói giảm. nói tránh, thể
thơ thất ngôn với ngôn ngữ trang trọng, cổ kính, thể hiện rõ hồn thơ Quang Dũng tinh
23


tế, hào hoa, đậm chất lãng mạn.
- Đọan thơ trong đoạn trích "Đất Nước" ra đời trong kháng chiến chống Mĩ, khắc họa
hình ảnh tập thể (nhân dân) dưới góc nhìn lịch sử, trân trọng những người bình dị, vô
danh nhưng đã làm ra đất nước.
Thể thơ tự do, bộc lộ rõ phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: giàu chất suy tư,

cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức đứng về nhân dân.
- Lí giải: do hoàn cảnh sáng tác và mục đích nghệ thuật khác nhau. “Tây Tiến” hướng
về đồng đội cũ - những người cụ thể. “Đất Nước” viết về truyền thống mấy ngàn năm
của dân tộc.
3. Kết bài
Với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc như trên hai đoạn thơ nói riêng và cả
hai bài thơ nói chung đã góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước trong mỗi con người
Việt Nam. Qua đó, nó cũng làm nổi bật phong cách độc đáo của hai nhà thơ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề 9: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
Ta với mình, mình với ta,
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
Mình đi mình lại nhớ mình,
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Gợi ý các ý chính:
1. Mở bài

- Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông luôn theo sát những chặng đường lịch
sử cách mạng dân tộc. Dù viết về đề tài gì thì đều mang đậm tính dân tộc cả trong nội
dung lẫn hình thức. Bài thơ “Việt Bắc ” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố
Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay lịch sử giữa người về xuôi với
Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954.

- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam
24



thời chống Mĩ. “Đất Nước” là chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” được
sáng tác vào cuối năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này).
Có thể nói đây là chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản
nhất của bản trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.
- Trích dẫn 2 đoạn thơ.
2. Thân bài
a. Cảm nhân 2 đoạn thơ
* Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:
*Nội dung: Đoạn thơ diễn tả tình cảm sâu nặng của Cán bộ cách mạng với người dân
Việt Bắc biểu hiện qua:
+ Cách ngắt nhịp 3/3 “ta với mình, mình với ta” làm cho người đọc cảm nhận được
nghĩa tình cách mạng: ta với mình tuy hai mà một gắn bó không thể tách rời. Cấu trúc
so sánh và tăng tiến “lòng ta.. ..đinh ninh” nhấn mạnh tình cảm sâu nặng của người
cán bộ.
+ Câu “Mình đi mình lại nhớ mình” không chỉ là câu hỏi mà còn là lời tâm tình tự
nhủ, nhớ Việt Bắc cũng là nhớ về cuộc sống của bản thân mình.
+ Cách so sánh đặc biệt “bao nhiêu. bấy nhiêu” vừa cụ thể hóa tình cảm của người cán
bộ, vừa làm câu thơ mang đậm phong vị ca dao.
*Nghệ thuật:
- Lối đối đáp, xưng hô "mình - ta" và thể thơ lục bát mang đậm tính dân tộc, có sức
gợi và sức truyền cảm cao.
- Biện pháp so sánh, câu hỏi tu từ, điệp từ, điệp ngữ được sử dụng hài hòa, đắt giá.
* Đoạn thơ trong bài “Đất Nước”:
* Nội dung: Cần làm nổi bật được Đất Nước là những không gian thân quen, gần gũi
gắn bó với cuộc sống của mỗi người: là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi gieo
mầm cho hạt giống tình yêu, là nơi mang nỗi tâm tư của người con gái.
*Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật chiết tự, điệp cấu trúc, chất liệu văn học dân gian.
b. So sánh

*Điểm tương đồng:

- Thể hiện tình cảm gắn bó quê hương đất nước.
- Vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian (ca dao) để thể hiện ý nghĩa sâu sắc.
25


×