Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.69 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KQHT

Kết quả học tập

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

NXB

Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông



TN

Thực nghiệm

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu
Đánh giá quá trình là một hình thức đánh giá nhằm đánh giá sự tiến bộ của HS trong
học tập, thông qua đánh giá quá trình giúp cho việc thu nhận thông tin phản hồi từ người
học, nhờ đó người học có thể tự điều chỉnh quá trình học tập, người dạy có thể điều chỉnh
quá trình dạy nhằm giúp cho HS thu nhận kiến thức tốt hơn. Ngoài ra, thông qua đánh giá
quá trình HS có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập.
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, việc đánh giá trình độ, khả năng của
HS không chỉ nên dừng ở mức đánh giá về mặt kiến thức mà quan trọng phải tiến tới đánh
giá các kỹ năng khác như khả năng thực nghiệm, khả năng quan sát, khả năng tìm tòi, khả
năng tự học...Trong bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học 11 nói riêng việc HS đánh giá
lẫn nhau và HS tự đánh giá được các khả năng của HS là vô cùng thiết yếu bởi trong quá
trình làm thí nghiệm HS phải tự mình tiến hành các bước, quy trình thí nghiệm một cách
độc lập, nếu HS tự biết được khả năng của mình đến đâu thì việc làm độc lập trở nên đơn
giản hơn bởi các em đã có kế hoạch cụ thể cho mình để phát huy điểm mạnh hạn chế mặt
còn yếu.
Vì vậy để đánh giá năng lực của người học, cần đặc biệt nhấn mạnh đến đánh giá
quá trình học. Việc đánh giá quá trình học kết hợp với đánh giá kết quả học sẽ đem đến
cho giáo viên những thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy học. Để góp phần
nâng cao hiệu quả của KTĐG cùng như bài giảng của GV và giúp học sinh THPT tự khám
phá và phát triển năng lực bản thân, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng

một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát
triển năng lực học sinh”
II. Tên sáng kiến
Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản – Sinh học 11
theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
III. Tác giả sáng kiến
2


Họ và tên: Lê Thị Thúy Nga
Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường THPT Nguyễn Viết Xuân, Xã Đại Đồng, Huyện
Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0868961789
E-mail:
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Quá trình giảng dạy cho học sinh lớp 11
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Tháng 4,5 năm 2018
VII. Mô tả bản chất sáng kiến
1. Các bước thực hiện sáng kiến
Bước 1: Xây dựng nội dung sáng kiến
Bước 2: Áp dụng sáng kiến trong hoạt động dạy học
Bước 3: Chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm
Bước 4: Nhân rộng sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Nội dung

Dựa vào quy trình đưa ra, tôi đã xây dựng các bài kiểm tra đánh giá quá trình theo hướng
phát triển năng lực HS trong dạy học chương Sinh sản- Sinh học 11 với cấu trúc như sau:


3


Mục tiêu kiểm tra đánh giá

Phân tích nội dung bài học

Bài kiểm tra

Bảng hướng dẫn chấm

2.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành
a. Kiến thức
- Khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật.

- Cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với
đời sống thực vật và con người.
- Khái niệm về sinh sản hữu tính. Sự hình thnh hạt phấn, ti phơi, sự thụ tinh kp v kết quả của sự thụ tinh.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Ưu điểm , nhược điểm của sing sản vô tính ở động vật.

- Các giai đoạn của quá trình sin sản hữu tính. Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong. Ưu và
nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con.
- Cơ chế diều hoà sinh tinh trùng và cơ điều hoà sản sinh trứng.

4


b. Kỹ năng
- Giải thích được cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm cành, ghép

chồi (ghép mắt), ghép cành.
- Thực hiện được các phương pháp nhân giống : Chiết, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép
cành.
- Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng

NỘI DUNG LÝ THUYẾT
1. Kỹ thuật đánh giá quá trình
Mục tiêu của đánh giá quá trình là xác định những gì người học biết (và không biết)
nhằm tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy và học. Các kỹ thuật đánh giá thường được
sử dụng như cho đánh giá quá trình bao gồm: Đánh giá kết quả học tập, thành tích thông
qua thi cử (đánh giá cấp quốc gia, cấp tỉnh - thành phố, cấp trường), đánh giá lớp học (bài
kiểm tra trên lớp, vấn đáp, thảo luận, quan sát trong quá trình học, tự đánh giá), đánh giá
qua hồ sơ học tập và đánh giá qua sản phẩm, tài liệu viết (bài tập về nhà, báo cáo, bài
luận).
1.1. Đánh giá quá trình thông qua các bài kiểm tra trong lớp học
Đây là hình thức đánh giá thông dụng hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổ
thông ở Việt Nam.
Người dạy có thể sử dụng các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút, 30 phút hay 45 phút.
Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả
hai để đánh giá về mặt kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ của người học đồng thời xem xét
người học đang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho người học để
học tập tốt hơn hoặc người dạy có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với trình độ lĩnh
hội của HS.
Các công cụ đánh giá qua bài kiểm tra là câu hỏi, bài tập, phiếu học tập. Trong quá
trình thiết kế câu hỏi, bài tập cho bài kiểm tra có thể sử dụng theo các bước sau [1;tr 21]:
Bước 1: Xác định rõ và đúng của việc cần hỏi

5



Bước hai: Liệt kê những cái cần hỏi và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự
phù hợp
Bước ba: Diễn đạt cái cần hỏi thành câu hỏi, bài tập
Bước tư: Xác định nội dung trả lời cho câu hỏi, bài tập
Bước năm: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi, bài tập để đưa vào
sử dụng.
Đối với bài kiểm tra GV có thể đặt câu hỏi theo thang phân loại Bloom (6 mức: nhớ,
hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá) [2]:
Các mức độ trên là các thứ bậc mà HS cần đạt được theo mức độ nhận thức. Bài
KTĐG cần phải phụ thuộc vào mục tiêu giáo dục của cấp học, đặc điểm sinh lí và năng lực
trí tuệ để phù hợp với việc đánh giá phân loại từng mức độ, khả năng của từng đối tượng
HS cụ thể. Tuy nhiên chúng tối căn cứ vào thực tiễn tình hình dạy học Sinh học ở trường
THPT,chúng tôi dự kiến sẽ vận dụng thành thạo thang đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào
tạo để đặt câu hỏi, với 3 mức: Nhớ; Thông hiểu và Vận dụng (cơ bản, nâng cao). Trong đó,
vận dụng nâng cao ứng với 3 mức sau của thang phân loại Bloom là: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng [2]. Khi chuẩn bị câu hỏi, giáo viên cần nghiên cứu kĩ những mục tiêu
kiến thức của bài, nắm vững yêu cầu của chương trình, xác định rõ các kiến thức cần kiểm
tra và mục đích kiểm tra để đưa ra các câu hỏi phù hợp với từng mức độ. Ngoài ra, dung
lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh ở các lớp và cần dự
kiến trước thời gian trả lời của học sinh.
1.2. Đánh giá quá trình thông qua vấn đáp, thảo luận
GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HS hoặc có
thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời trong quá trình dạy bài mới.Theo Black và Wiliam
(1998a)1, khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận lớp học và
xem đây là cơ hội để làm tăng thêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của HS. Tuy nhiên,
cần lưu ý đến việc giáo viên cần đảm bảo rằng họ phải hỏi HS những câu hỏi mang tính tư
duy và đòi hỏi phải hiểu bài sâu sắc hơn là hỏi những câu đơn giản, mang tính sự kiện và
sau đó phải cho HS đủ thời gian để trả lời câu hỏi. Để thu hút mọi HS tham gia trả lời câu
hỏi, giáo viên nên đưa ra các chiến lược như sau:


1 Black, P. & Wiliam, and D. (1998a) Inside the Black Box: raising standards through classroom assessment London UK:
nferNelson.

6


-

Mời người học trao đổi những suy nghĩ của mình về một câu hỏi hay một chủ
đề theo nhóm 2 người hay theo các nhóm nhỏ, sau đó yêu cầu đại diện nhóm chia sẻ suy
nghĩ với nhóm lớn hơn.

-

Trình bày nhiều câu trả lời cho một câu hỏi và yêu cầu người học lựa chọn.

-

Yêu cầu tất cả người học viết ra câu trả lời, sau đó đọc to các câu trả lời được
chọn.
Người dạy cũng có thể đánh giá mức độ hiểu biết của người học theo các cách sau:
Cho người học viết ra những hiểu biết về nội dung bài học trước và sau khi

-

dạy.
-

Yêu cầu người học tóm tắt các ý chính mà họ vừa thu được từ bài giảng, cuộc
thảo luận hay bài tập được giao.


-

Cho người học làm một số bài tập hay trả lời các câu hỏi sau khi người dạy
hướng dẫn bài học xong.

-

Hỏi người học về những suy nghĩ của họ khi họ giải quyết các vấn đề đặt ra
trong bài học.

Người dạy nên sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy hiệu quả khả
năng cá nhân kết hợp hoạt động nhóm như: Kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật lược đồ tư
duy, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật động não....
1.3. Đánh giá quá trình thông qua quan sát trong quá trình dạy học
Đánh giá thông qua quan sát trong giờ học có thể sử dụng bảng quan sát hoặc không
sử dụng bảng quan sát mà chỉ quan sát tự do và ghi chép lại như nhật ký dạy học.
 Bảng quan sát

Bảng quan sát là công cụ thu thập thông tin về đối tượng quan sát bằng cách tri giác
trực tiếp đối tượng về các tiêu chí định sẵn. Các tiêu chí quan sát là các hành vi tham gia

7


vào quá trình học tập của người học: chuẩn bị bài ở nhà, tham gia phát biểu xây dựng bài,
chuẩn bị giáo án, tham gia tập giảng, ...
Bảng quan sát được người dạy trực tiếp quan sát, ghi chép hoặc giao cho người học tự
theo dõi và quan sát, ghi chép lại các hành vi, thái độ của các thành viên trong nhóm.
Những thông tin phản hồi này cho thấy mức độ tiến triển hoặc có những biểu hiện sai

lệnh về thái độ của người học. Qua đó người dạy có các biện pháp tác động nhằm điều
khiển việc hình thành thái độ đúng đắn cho họ. Đồng thời, người dạy thường xuyên thông
báo kết quả quan sát cho người học, để họ tự điều chỉnh thái độ học tập của mình.
 Quan sát không sử dụng bảng

GV có thể viết nhật ký giảng dạy theo từng ngày và theo từng lớp, ghi chép các hoạt
động xảy ra trong mỗi giờ học, sau đó lưu ý với HS GV đã ghi chép những gì sau mỗi giờ
học và mục đích của việc ghi chép để làm gì nhằm giúp cho HS có ý thức hơn trong các
giờ học sau.
1.4. Đánh giá quá trình thông qua sản phẩm, tài liệu viết (bài tập về nhà, báo cáo, bài
luận)
Bên cạnh các kỹ thuật áp dụng trong lớp học, các sản phẩm, báo cáo, bài kiểm tra và
bài tập về nhà có thể được sử dụng thường xuyên nếu người dạy phân tích được trình độ
năng lực từng cá nhân người học; cung cấp các phản hồi cụ thể liên quan đến khả năng và
cách thức để nâng cao thành tích học tập.
- Sản phẩm của dạy học dự án: GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện một dự án ở nhà,
HS phải tự lập kế hoạch, phân vai, tìm kiếm tài liệu, làm các thực nghiệm để tạo được sản
phẩm và sau một thời gian các nhóm phải báo cáo kết quả quá trình thực hiện cùng với sản
phẩm. GV sẽ đánh giá HS dựa theo báo cáo và các sản phẩm có được của mỗi nhóm.
- Các báo cáo tiểu luận: GV yêu cầu cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn cho mình/nhóm
mình một đề tài và về nhà viết tiểu luận: HS sẽ phải thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin,
thực nghiệm....để cuối cùng viết được bài tiểu luận và nộp cho GV. GV sẽ đánh giá kết quả
làm việc thông qua bài tiểu luận.

8


- Các báo cáo seminar: GV yêu cầu các nhóm hoặc cá nhân HS chuẩn bị một đề
tài/nội dung và lên báo cáo trước lớp, các HS khác sẽ nhận xét và đặt câu hỏi. HS sẽ phải
tự thu thập tài liệu, nghiên cứu nội dung, chuẩn bị các phương tiện trực quan và thiết kế

bài báo cáo. GV sẽ đánh giá HS thông qua việc chuẩn bị bài báo cáo, kỹ năng thuyết trình,
kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng trả lời các câu hỏi của các nhóm hoặc HS khác.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá tiểu luận và seminar:
Tiêu chí
Hình thức trình

Yêu cầu
- Đúng theo quy định của GV

bày

- Rõ ràng, mạch lạc, ít sai sót lỗi chính tả
- Chính xác, khoa học, đầy đủ

Nội dung
Báo cáo, thảo

- Cập nhật các thông tin
- Báo cáo lưu loát

luận

- Xử lí tốt các vấn đề thảo luận

Trọng số
0,2
0,5
0,3

- Các bài tập tự học ở nhà hoặc các bài thực hành thí nghiệm: GV có thể yêu cầu HS

thực hiện các bài tập ở nhà hoặc các thí nghiệm, sau khi HS thực hiện ở nhà GV sẽ tổ chức
cho HS báo cáo kết quả, cùng nhau thảo luận và đánh giá.
Black và Wiliam (1998a) đã đưa ra những gợi ý như sau: Các bài kiểm tra ngắn
thường xuyên sẽ tốt hơn các bài kiểm tra dài không thuờng xuyên; Các bài vừa mới học
nên được kiểm tra trong vòng một tuần sau khi bài học được bắt đầu.
1.5. Đánh giá quá trình thông qua hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập là một cặp/tập hồ sơ trong đó học sinh lưu giữ các bài làm, sản phẩm của
mình cùng với những lời nhận xét. Học sinh lưu giữ hồ sơ học tập của mình như một bằng
chứng về những điều mà các em đã tiếp thu được.
Hồ sơ học tập có thể được sử dụng để xác định và điều chỉnh quá trình học tập của
học sinh cũng như để đánh giá hoạt động và mức độ đạt được của học sinh. Tuỳ thuộc vào
mục tiêu dạy học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện các loại Hồ sơ học tập khác
nhau.
Ví dụ: Hồ sơ tiến bộ: hồ sơ bao gồm những bài tập học sinh thực hiện trong quá
trình học và thể hiện quá trình tiến bộ mà học sinh đạt được.
9


Với hồ sơ này, giáo viên phải giải thích rõ các phương diện khác nhau của khái niệm
”tiến bộ” như: học sinh mắc ít lỗi hơn, hoàn thành các bài tập nhanh hơn, cần ít bước hơn
để hoàn thành nhiệm vụ, ... Học sinh cần chọn một số phần trong các bài tập của mình để
bổ sung các nhận xét của bản thân về các phần đó, đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh tự
đánh giá việc học của mình:
- Liệu em có thể làm tốt hơn được không?
- Em có hài lòng về việc học của mình không?
Hồ sơ như một cuốn phim về cuộc sống của các hoạt động học tập của HS ở trường
học. Với cách đánh giá này phụ huynh sẽ phấn khởi vì có được hồ sơ, bằng chứng về sự
phát triển và tiến bộ của con mình, từ đó tham gia tích cực vào việc thúc đẩy sự học tập
của con. Thông qua hồ sơ đánh giá cá nhân học sinh, giáo viên lập nội dung, kế hoạch
hoạt động phù hợp nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Qua đó, giáo viên định hướng sự

phát triển tiếp cho trẻ .
1.6. Đánh giá quá trình qua học sinh tự đánh giá
GV có thể yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ và mục tiêu học tập của
chính mình trước, trong hoặc sau các giờ học. Cũng có thể các HS đánh giá lẫn nhau trong
học tập.
Quy trình tự đánh giá của người học gồm các bước:
-

Xác định mục tiêu, nội dung tự đánh giá

-

Lựa chọn công cụ tự đánh giá: bảng hỏi, bài tập tự đánh giá

-

Tổ chức cho người học tự đánh giá

Công cụ sử dụng cho HS tự đánh giá:
Bảng hỏi : là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai thác, thu thập
thông tin về thái độ của người học trên cơ sở các giả thiết và mục đích của người dạy.
Bảng hỏi được sử dụng trước hoặc sau khi học xong kiến thức, kĩ năng của bài học.
Người học có thể hoàn thành bảng hỏi ở nhà hoặc ở trên lớp. Người dạy xử lí kết quả bảng
hỏi, phân loại, xác định mức độ đạt được về thái độ của mỗi người học. Phân tích nguyên
nhân dẫn đến thái độ lệch lạc của người học.
10


GV có thể thiết kế bảng hỏi như sau:



Xác định các mục tiêu thiết kế bảng hỏi



Thiết kế các câu hỏi cần thiết cho bảng hỏi



Sắp xếp các câu hỏi theo một trật tự logic

Bài tập tự đánh giá mục tiêu về thái độ: Dựa vào mục tiêu bài học, bảng tiêu chí
đánh giá các mục tiêu và khả năng nhận thức hiện tại, người học tự đánh giá mức độ đạt
được mục tiêu bài học trước và sau khi học bài mới.
Dựa vào kết quả tự đánh giá mục tiêu, người học vẽ biểu đồ thể hiện mức độ đạt được
mục tiêu trước và sau khi học.
Qua việc tự đánh giá mục tiêu thái độ, người học tự nhận thức được thái độ học tập
của mình. Đồng thời người dạy cũng thu nhận được thông tin phản hồi về thái độ học tập
của người học.
GV có thể sử dụng kỹ thuật dạy học KWL (Know, Want, Learn) để HS tự đánh giá
kiến thức của mình trước và sau khi học xong một nội dung bài học.
Bảng kiểm: áp dụng cho bài KTĐG là một công cụ đánh giá thể hiện các yêu cầu về
chất lượng. Bảng kiểm giúp cho người học tự định hướng và tự đánh giá cũng như làm
công cụ giao tiếp cho người học và GV [3]
Bảng kiểm (Rubrics) là một bảng đánh giá tổng hợp dựa trên một loạt tiêu chí thay
vì chỉ dựa vào điểm số. Rubrics nêu rõ người chấm đánh giá bài làm theo những kỳ vọng
nào và mô tả các cấp độ của các tiêu chuẩn cần được đánh giá.
Có thể nói bảng kiểm đánh giá năng lực của người học mô tả các mức độ năng lực
khác nhau và trở thành một cẩm nang cho hoạt động học tập giúp người học trở thành
những người đánh giá sâu sắc công việc của bản thân và của người khác, giúp cho HS suy

nghĩ xem nên học cái gì và học như thế nào. Nó khuyến khích HS tự định hướng học tập.
Đồng thời, bảng kiểm giảm thiểu được lượng thời gian mà GV cần có để đánh giá năng
lực của người học, là công cụ giúp cho GV quan sát thái độ học tập của HS, đánh giá kỹ
11


năng trình bày, đánh giá chất lượng trả lời câu hỏi, bài tập, dựa án, bài kiểm tra. Bảng kiểm
được đưa ra trước khi tiến hành bài kiểm tra, HS có thể tham gia xây dựng bảng kiểm để
tự đánh giá.
Trong phạm vi nghiên cứu của tôi, tôi thiết kế các bài kiểm tra đánh giá quá trình để
dạy chương Sinh sản- Sinh học 11 THPT. Và để giúp cải thiện việc học của HS tôi đồng
thời sử dụng đánh giá thông qua bài kiểm tra ngắn, quan sát, thảo luận nhóm, HS tự đánh
giá và đánh giá lẫn nhau.
2. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
2.1. Quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá quá trình
Để thực hiện kiểm tra đánh giá được sâu sắc và đúng năng lực của HS, sau khi đã thiết kế
được bài kiểm tra đánh giá phù hợp, GV có thể áp dụng quy trình sử dụng bài KTĐG quá trình
trong dạy học như sau:
Bước 1

Lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá

Bước 2

Phát bài kiểm tra

Bước 3

HS làm bài kiểm tra


Bước 4

HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau

2.1.1.
Lựa 5chọn hình thứcGV
kiểm
tragiá
đánh giá
Bước
đánh
Để lựa chọn hình thức kiểm tra GV cần căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học, đồng
thời phụ thuộc vào quỹ thời gian của từng tiết học. Cụ thể nếu nội dung bài dài GV có thể cho HS
làm bài kiểm tra đánh giá dưới hình thức làm việc cá nhân: GV vấn đáp một số nội dung bài học,
12


HS làm việc cá nhân với SGK, quan sát phương tiện trực quan hay làm thí nghiệm hoặc cũng có
thể làm việc cá nhân với bài kiểm tra viết ngắn 5 hay 10 hay 15 phút.
Ví dụ: Khi dạy phần “Thụ tinh" bài Sinh sản hữu tính ở thực vật GV sử dụng bài kiểm tra
vấn đáp với các câu hỏi:
 Chứng minh thụ tinh ở thực vật là thụ tinh kép?
 Thụ tinh kép có ý nghĩa như thế nào với đời sống thực vật?
HS phải đọc nội dung và quan sát kênh hình trong SGK để phân tích quá trình thụ tinh ở thực vật
có những thành phần nào tham gia, kết quả của quá trình đó như thế nào. Qua đó khái quát thành
câu trả lời Thụ tinh ở thực vật xảy ra đồng thời 2 quá trình hợp nhất: tinh tử 1 kết hợp với trứng
tạo ra hợp tử lưỡng bội và tinh tử 2 kết hợp với nhân thứ cấp tạo nhân tam bội.
Tiếp đó, so sánh với thụ tinh đơn, thấy rằng thụ tinh kép ngoài tạo ra hợp tử còn tạo ra nhân tam
bội – khởi đầu của nội nhũ, do đó thụ tinh kép có ý nghĩa quan trọng là tạo nguồn dinh dưỡng
cho phôi phát triển

Với các bài kiểm tra đánh giá quá trình chương Sinh sản- sinh học 11 THPT chúng tôi
cũng thường sử dụng hình thức tổ chức công tác làm việc theo nhóm 4 – 8 HS ( cùng một bạn
hoặc hai bàn liền kề) để dễ dàng trong việc di chuyển, thảo luận nhóm).
Ví dụ khi dạy bài Sinh sản hữu tính ở thực vật GV đưa ra câu hỏi: Hạt cây một là mầm là hạt có
nội nhũ, hạt cây hai lá mầm là hạt không có nội nhũ, vậy có xảy ra thụ tinh kép ở cây 2 lá mầm
không? Vì sao?
Sau khi nhận câu hỏi, HS tự do trao đổi ý kiến với nhau trong nhóm về vấn đề trên, thống
nhất ý kiến và trình bày trước lớp và GV.
2.1.2. Phát bài kiểm tra
Bài kiểm tra được đưa ra khi toàn bộ HS trong lớp đang ở trạng thái hoàn toàn tập trung và
chú ý tới GV.
Ví dụ nếu là bài kiểm tra với hình thức vấn đáp, GV cần thu hút sự chú ý sau đó đưa ra câu hỏi
một cách từ từ và rõ ràng. Dành một thời gian thích đáng cho HS suy nghĩ, chuẩn bị, thảo luận.
2.1.3. HS làm bài kiểm tra
Khi làm bài kiểm tra, phải đảm bảo rằng tất cả HS đều tham gia làm bài một cách hào
hứng đồng thời cũng phải trung thực, nghiêm túc.
Thái độ của GV khi HS làm bài cần tránh sự dễ dãi nhưng sự nghiêm khắc cũng không nên quá
mức, phải động viên, khuyến khích HS tự tin, khích lệ HS mạnh dạn trả lời song vẫn phải đánh
giá HS một cách khách quan, vô tư.
13


2.1.4. HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau
Sau khi HS chuẩn bị câu trả lời cho bài kiểm tra hoặc thảo luận câu hỏi với một bạn khác
sau đó có thể mời HS tự nguyện lên trình bày trước lớp câu trả lời của mình. Vai trò của GV là
lắng nghe và đưa đáp án cho câu trả lời hoặc GV và HS cùng nhau xây dựng bảng đánh giá cho câu
hỏi, bài kiểm tra, GV có thể coi đây là một đoạn đối thoại với HS . Sau cùng HS phải tự đánh giá phần
trả lời của mình đạt mức độ nào hoặc phần trả lời của người bạn cùng thảo luận đạt mức độ nào.
2.1.5. GV đánh giá
GV đưa ra các nhận xét khi quan sát HS làm bài kiểm tra, có thể về tinh thần, thái độ, nội

dung trả lời ....nhắm mục đích uốn nắn phương pháp học tập cho HS. GV cần có những nhận xét
cụ thể và rõ ràng về những sai sót mà HS mắc phải, về cách thức trình bày bài kiểm tra. Qua đó
GV có thể đi đến việc đưa ra những câu hỏi sâu hơn theo hướng suy nghĩ tích cực cho HS.
2.2. Tổ chức sử dụng bảng hướng dẫn chấm ( bảng kiểm)
Trong quá trình tổ chức sử dụng bài kiểm tra đánh giá quá trình dạy học việc sử dụng bảng
hướng dẫn chấm là một hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS. Sử dụng quy trình
thiết kế bảng hướng dẫn chấm bài kiểm tra đánh giá quá trình sau khi thực hiện quy trình tổ chức
KTĐG. Qua bảng kiểm, HS thấy được câu trả lời phải như thế nào để đạt được các mức độ nhất
định theo yêu cầu của bảng kiểm từ đó hiểu vì sao chất lượng câu trả lời của mình đạt hay không
đạt yêu cầu, các em sẽ bắt đầu so sánh năng lực thực hiện bản thân với những bản mẫu được đưa
ra. Với bảng kiểm hướng dẫn chấm theo tiêu chí và tiêu chí đánh giá người học, người học học
cách xác định GV mong đợi điều gì từ bản thân mình. Bằng cách này GV tạo điều kiện để người
học tham gia vào quy trình giám sát và đánh giá quá trình học tập của người học.
2.3. Vận dụng quy trình để thiết kế kế hoạch bài dạy
2.3.1. Bài kiểm tra đánh giá quá trình theo hướng phát triển năng lực số 1: Bài 42 – Sinh sản
hữu tính ở thực vật
Mục tiêu kiểm tra đánh giá:
- Giúp HS từ những kiến thức mang tính lý thuyết để xác định cơ quan sinh sản hữu tính ở
thực vật và đặc điểm riêng của thực vật có hoa.
Phân tích nội dung: Phần nội dung kiến thức này rất gần gũi với thực tế, bất kỳ một HS nào
cũng có thể mô tả được chi tiết cấu tạo của một hoa, tuy nhiên vai trò của từng bộ phận trên hoa
không phải HS nào cũng có thể nắm được, vì vậy chúng tôi chọn nội dung này giúp HS liên hệ

14


được với thực tế để có một lý giải khoa học cho cấu tạo của hoa đồng thời khắc sâu kiến thức đạt
được.
Bảng trọng số:
Nội dung


Mức độ nhận thức

Tổng
số
câu
hỏi

Nhớ

Hiểu

Vận

Vận dụng

dụng

(cao)

(thấp)
Vai trò của thụ tinh kép

1

1

Sự hình thành hạt không
nội nhũ
Tổng số câu hỏi


1
1

1

Bài kiểm tra:
Công cụ kiểm tra: Phân tích vai trò của thụ tinh kép ở thực vật?
Giải thích sự hình thành hạt không có nội nhũ?
Hình thức bài kiểm tra: bài kiểm tra tự luận trong 10 phút
Bảng hướng dẫn chấm:

15

1


Mức 1

Mức 2

Mức 3

Câu
1
Mức độ

+ Thụ tinh kép

+ Quá trình thụ tinh


+ Định nghĩa thụ tinh

hình thành nhân

kép hình thành hợp

kép: là sự hợp nhất của

tam bội.

tử và nhân tam bội.

2 tinh trùng đồng thời

+ Nhân tam bội

+ Nhân tam bội phát

với nhân của tế bào

phát triển thành nội triển thành nội nhũ

trứng tạp hợp tử 2n và

nhũ nuôi phôi.

dự trữ chất dinh

với nhân lưỡng bội tạo


dưỡng nuôi phôi

nhân tam bội

phát triển.

+ Nhân tam bội phân
chia hình thành nội
nhũ, dự trữ chất dinh
dưỡng nuôi phôi phát
triển cho đến khi hình
thành cây non tự
dưỡng.
+ Đảm bảo cho thế hệ
sau thích nghi cao với
điều kiện biến đổi của
môi trường sống giúp
duy trì nòi giống

2

2.3.2.
kiểm
đánh
quá
theo

+ Sự thụ tinh ở


+ Sự thụ tinh kép

+ Sự thụ tinh kép vẫn

thực vật không tạo

vẫn tạo thành phôi

tạo thành phôi và tế bào

ra nhân tam bội.

và nhân tam bội.

tam bội.

+ Phôi có 2 lá mầm

+ Tế bào tam bội tăng

và dự trữ chất dinh

trưởng chậm hơn nhiều

dưỡng.

so với tăng trưởng của

+ Ví dụ: hạt lạc, hạt


phôi. Phôi đè bẹp và

đỗ, …

tiêu hóa nội nhũ.
+ Phôi có 2 lá mầm và
dự trữ chất dinh dưỡng.
+ Ví dụ: hạt lạc, hạt đỗ,

16



Bài
tra
giá
trình


hướng phát triển năng lực số 2: Bài 43- Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng
giâm, chiết, ghép.
Mục tiêu kiểm tra đánh giá
- Đánh giá kỹ năng thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính.
- Kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong việc giải thích một số thao tác
thực hành.
Phân tích nội dung kiến thức kiểm tra: Các kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép
đơn giản và dễ thực hiện đối với HS THPT. Nắm vững kỹ thuật và thao tác thành thạo giúp HS
có thể tiến hành tại nhà với các mục đích khác nhau có ý nghĩa.
Bảng trọng số:
Tổng số

câu hỏi

Nội dung

Kỹ thuật ghép chồi và ghép

1

cành
Ý nghĩa của thao tác cắt bỏ

1

Nhớ

Mức độ nhận thức
Hiểu
Vận

vận

dụng

dụng

(thấp)
x

(cao)


x

hết lá ở cành ghép
Bài kiểm tra
Công cụ kiểm tra: (1) Thực hiện kỹ thuật ghép chồi và ghép cành?
( 2) Phân tích ý nghĩa của thao tác cắt bỏ hết lá ở cành ghép
buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghép) vào gốc ghép?
Hình thức kiểm tra đánh giá: Thực hành theo cá nhân

17

và thao tác


Bảng hướng dẫn chấm

Câu

Mức 1
1

Mức 2

Mức 3

+ Các thao tác sai

+ Đa số các thao tác

Tất cả các thao tác chính


kỹ thuật, sử dụng

chưa đúng kỹ thuật,

xác, đúng kỹ thuật, sử

dụng cụ không

sử dụng dụng cụ

dụng dụng cụ an toàn

đảm bảo an toàn.

không đảm bảo an

+ Không hoàn

toàn.

thành được sản

+ Mấu ghép lỏng

+ Mấu ghép đẹp, gọn,

phẩm

lẻo, chưa khớp với


đạt yêu cầu

nhau, không đạt yêu
cầu
2

+ Để cành ghép

+ Để giảm sự mất

+ Để giảm mất nước qua

gọn gàng, khó bị

nước qua lá nhằm

con đường thoát hơi

đổ.

tập trung nước nuôi

nước nhằm tập trung

cành ghép.

nước nuôi các tế bào
cành ghép, nhất là các tế
bào mô phân sinh, được

đảm bảo.

+ Buộc chặt cành

+ Buộc chặt cành

+ Buộc chặt cành ghép

ghép (hoặc mắt

ghép (hoặc mắt

(hoặc mắt ghép) vào gốc

ghép) vào gốc

ghép) vào gốc ghép

ghép để mô dẫn (mạch

ghép để các phần

để để các mạch dẫn

gỗ và mạch libe) nhanh

ghép nhanh chóng

nối lại được với


chóng nối liền nhau bảo

nối liên với nhau.

nhau giúp vận

đảm thông suốt cho

chuyển các chất dinh dòng nước và các chất
dưỡng lên cành ghép dinh dưỡng từ gốc ghép
hoặc mắt ghép.

đến được tế bào của
cành ghép hoặc mắt

18


ghép được dễ dàng.
2.3.3. Bài kiểm tra đánh giá quá trình theo hướng phát triển năng lực số 3: Bài 44- Sinh sản
hữu tính ở động vật
Mục tiêu kiểm tra đánh giá: So sánh được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hình
thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Phân tích nội dung kiểm tra đánh giá: Bài kiểm tra tiến hành sau khi học xong bài sinh sản hữu
tính ở động vật, với câu hỏi so sánh này HS có thể khái quát lại kiến thức đã học, từ đó khắc sâu
nhớ lâu được.
Bảng trọng số:
Mức độ nhận thức

Tổng

số

Nội dung

câu
hỏi
Nhớ

Hiểu

Vận dụng Vận dụng
(thấp)

Sinh sản hữu tính ở động vật
Tổng số câu hỏi

(cao)
1

1

1

Bài kiểm tra: Hình thức kiểm tra: Thảo luận theo nhóm
Công cụ kiểm tra: Vì sao Rùa đẻ 100 trứng/mùa sinh sản trong khi đó Bò chỉ đẻ vài
con/mùa sinh sản?
Bảng hướng dẫn chấm
Mức 1

Mức 2


Mức 3

-Rùa: đẻ trứng ra ngoài + Hình thức thụ tinh của + Hình thức thụ tinh của
môi trường nên chịu tác Rùa và Bò: thụ tinh trong

Rùa và Bò: thụ tinh trong-

động của ngoại cảnh như: + Hình thức đẻ:

trứng và tinh trùng gặp

nhiệt độ, độ ẩm, động vật -Rùa: đẻ trứng ra ngoài nhau và thụ tinh bên trong
săn mồi
môi trường nên hợp tử lấy cơ quan sinh dục của con
Bò: đẻ con – Hợp tử phát dinh

dưỡng

từ

noãn cái.

triển bên trong cơ thể mẹ
19


nên được bảo vệ.

hoàng và chịu tác động + Hình thức đẻ:

của ngoại cảnh như: nhiệt -Rùa: đẻ trứng – Hợp tử
độ, độ ẩm, động vật săn phát triển nhờ chất dinh
mồi

dưỡng của noãn hoàng

Bò: đẻ con – Hợp tử phát bên trong trứng, chịu ảnh
triển bên trong cơ thể mẹ hưởng của các nhân tố
nên được bảo vệ và lấy ngoài môi trường như: độ
dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.

ẩm, nhiệt độ, động vật ăn
thịt…
Con non sau khi nở ra
không được con mẹ chăm
sóc và bảo vệ.
-Bò: đẻ con- Hợp tử phát
triển nhờ chất dinh dưỡng
lấy từ mẹ qua nhau thai
và ở bên trong cơ quan
sinh dục của cơ thể mẹ
nên được bảo vệ tránh các
tác nhân từ môi trường.
Con non sau khi đẻ ra
được con mẹ chăm sóc,
bảo vệ.

2.3.4. Bài kiểm tra đánh giá quá trình theo hướng phát triển năng lực số 4: Bài 46 – Cơ chế
điều hòa sinh sản
Mục tiêu kiểm tra đánh giá:

-

HS phân tích được cơ chế điều khiển sinh tinh và sinh trứng.

-

HS biết lên kế hoạch sinh hoạt đều đặn để giữ gìn sữ khỏe và phát triển giới tính
bình thường.

20


Phân tích nội dung kiểm tra đánh giá: Khi học đến bài liên quan đến giới tính này HS có thể
ngại ngùng do đang ở lứa tuổi dậy thì, vì vậy GV cần khéo léo lồng ghép kiến thức vào thực tế để
giáo dục giới tính cho HS đang ở lứa tuổi tò mò khám phá giới tính, từ đó mà HS có được một
nếp sống lành mạnh, trong sáng.
Bảng trọng số:
Mức độ nhận thức

Tổng số
câu hỏi

Nội dung
Nhớ

Hiểu

Điều hòa sinh tinh

Vận dụng


Vận dụng

(thấp)

(cao)

1

Điều hòa sinh trứng

2
1

Tổng số câu hỏi

1

1

1
1

3

Bài kiểm tra:
Hình thức kiểm tra: Làm bài kiểm tra theo nhóm 4 HS.
Nội dung kiểm tra:
(1) Tại sao rối loạn quá trình sản xuất hoocmon FSH, LH, testoteron lại ảnh hưởng đến quá trình
sinh tinh?

(2) Vì sao ở phụ nữ kinh nguyệt theo chu kỳ?
Bảng hướng dẫn chấm
Câu

1

Mức 1
+ FSH, LH và

Mức 2
+ FSH, LH và

Mức 3
+ FSH kích thích ống sinh

testoteron liên

testoteron kích thích

tinh sản sinh tinh trùng.

quan đến quá trình

ống sinh tinh sản sinh

+ LH kích thích tế bào kẽ

sinh tinh trùng vì

tinh trùng, vì vậy rối


(tế bào Lêiđich) sản suất ra

vậy rối loạn quá

loạn quá trình sản

testoteron.

trình sản xuất

xuất hoocmon FSH,

+Testoteron kích thích ống

hoocmon FSH,

LH, testoteron lại ảnh

sinh tinh phát triển và sinh

LH, testoteron lại

hưởng đến quá trình

tinh trùng.

ảnh hưởng đến quá

sinh tinh


Vì vậy rối loạn quá trình

trình sinh tinh

sản xuất hoocmon FSH,
21


LH, testoteron lại ảnh
hưởng đến quá trình sinh
tinh

2

+ Quá trình phát

+ Kinh nguyệt ở phụ

+ Kinh nguyệt ở phụ nữ là

triển, chín và rụng

nữ là do trứng chín và do trứng chín và rụng

của trứng chịu ảnh

rụng nhưng không

nhưng không được thụ tinh


hưởng của các

được thụ tinh và làm

và làm tổ trong dạ con làm

hoocmon như FSH, tổ trong dạ con làm

các niêm mạc trên thành dạ

LH, ơstrogen và

các niêm mạc trên

con bong ra, xuất hiện hiện

progesteron.

thành dạ con bong ra,

tượng kinh nguyệt.

+ Nồng độ các

xuất hiện hiện tượng

+ Quá trình phát triển, chín

hoocmon sinh dục


kinh nguyệt.

và rụng của trứng chịu ảnh

biến động theo chu

+ Quá trình phát triển, hưởng của các hoocmon

kỳ nên quá trình

chín và rụng của

như FSH, LH, ơstrogen và

phát triển, chín và

trứng chịu ảnh hưởng

progesteron.

rụng của trứng

của các hoocmon như

+ LH: làm trứng chín và

cũng theo chu kì

FSH, LH, ơstrogen và rụng, tạo thể vàng. Thể

progesteron.

vàng tiết ơstrogen và

+ Nồng độ các

progesteron.

hoocmon sinh dục

+ FSH: kích thích nang

biến động theo chu kỳ trứng phát triển. Nang
nên quá trình phát

trứng tiết ơstrogen.

triển, chín và rụng

+ Nồng độ các hoocmon

của trứng cũng theo

sinh dục biến động theo

chu kì

chu kỳ nên quá trình phát

Ví dụ: Người trung


triển, chín và rụng của

bình chu kỳ là 28

trứng cũng theo chu kì

ngày.

Ví dụ: Người trung bình
chu kỳ là 28 ngày.
22


2.3.5. Bài kiểm tra đánh giá quá trình theo hướng phát triển năng lực số 5: Bài 47 – Điều
khiển sinh sản và sinh đẻ có kế hoạch
ở người
Mục tiêu kiểm tra đánh giá: Kiểm tra sự hiểu biết cũng như thái độ của HS trong việc bảo vệ
sức khỏe giới tính bản thân.
Phân tích nội dung kiểm tra đánh giá: Đây là nội dung về sự hiểu biết liên quan đến giáo dục
giới tính, cần phải tích hợp những nội dung này vào bài học qua bài kiểm tra để HS có những
hiểu biết rõ ràng và cụ thể tránh những sai lầm không đáng có ở lứa tuổi dậy thì.
Mức độ nhận thức

Tổng số
câu hỏi

Nội dung
Nhớ


Hiểu

Điều hòa sinh tinh

Vận dụng

Vận dụng

(thấp)

(cao)

1

2

Điều hòa sinh

1

trứng
Tổng số câu hỏi

1

1

1
1


3

Bài kiểm tra:
Nội dung kiểm tra: Thảo luận theo nhóm 8 HS .
Công cụ kiểm tra: 1. Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử
dụng các biện pháp tránh thai khác?
2. Phân tích việc lạm dụng biện pháp nạo hút thai?
Bảng hướng dẫn chấm về kỹ năng và thái độ
Mức độ
Tiêu chí
Thảo luận

Mức 1

Mức 2

Mức 3

-Hoạt động rời rạc

- Hầu hết thành

-Tất cả thành viên

và không thống nhất

viên tham gia vào

trong nhóm tham gia


ý kiến.

thảo luận.

đầy đủ vào quá trình

-Cách thức hoạt

- Ý kiến đóng góp

thảo luận. – Cùng

động không rõ ràng

ít.

đóng góp ý kiến.

và phù hợp với yêu

- Hoạt động mang
23


cầu

- Cách thức hoạt

tính sáng tạo


động tương đối rõ

Báo cáo

- Hạn chế về ngôn

ràng.
- Chưa lưu loát

-Lưu loát.

ngữ trình bày, tỏ ra

- Lúng túng trước

- Xử lý tốt tình huống

thiếu tự tin.

tình huống GV đưa

GV tạo ra.

- Không xử lý được

ra.

tình huống GV đưa
ra.
Bảng hướng dẫn chấm về kiến thức

Câu
1

Mức 1
+ Yêu cầu những
người đi triệt sản trên
35 tuổi, nữ vị thành
niên chưa đủ tuổi

Mức 2
+ Việc nối lại ống dẫn
trứng để trở lại như
ban đầu là khó khăn,
chi phí rất cao

Mức 3
+ Đình sản( triệt sản):
là biện pháp cắt và thắt
2 đầu của ống dẫn
trứng ngăn không cho
tinh trùng gặp trứng ở
ống dẫn trứng
+ Việc nối lại ống dẫn
trứng để trở lại như
ban đầu là khó khăn,
chi phí rất cao

2

+ Gây ra suy giảm + Gây hậu quả

về sức khỏe hoặc vô nghiêm trọng cho sức
sinh.
khỏe phụ nữ như
viêm nhiễm đường
sinh dục dẫn đến vô
sinh thậm chí tử vong.

+ Phá thai không phải
là biện pháp tránh thai
+ Gây hậu quả nghiêm
trọng cho sức khỏe phụ
nữ như viêm nhiễm
đường sinh dục dẫn
đến vô sinh thậm chí
tử vong
+ Ảnh hưởng không
tốt tới tâm lý và tổn
thương về tinh thần.

VIII. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến đã được áp dụng thành công cho đối tượng học sinh lớp 11 khi học chương Sinh sản –
Sinh học 11.
24


- Trên cơ sở khung chương trình tôi đã thiết kế sẵn một số bài kiểm tra đánh giá quá trình thuộc
chương IV- chương Sinh sản- Sinh học 11.

IX. Những thông tin cần được bảo mật
Không

X. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Giảng dạy hoặc tự học môn Sinh học cho học sinh lớp 11 THPT
XI. Đánh giá lợi ích thu được hoặc lợi ích có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tác giả
 Phân tích định lượng các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Kết quả phân loại trình độ HS ở 2 lớp TN cho thấy tỉ lệ số HS đạt mức Khá và Giỏi
có xu hướng tăng dần. Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng tỉ lệ số HS đạt mức TB và mức yếu
có xu hướng giảm dần qua các lần KT. Cụ thể ở cả 2 lớp TN sau lần KT thứ 5 không còn
HS nào đạt mức 1, số HS đạt mức 3 tăng dần qua 5 lần kiểm tra. Số HS đạt mức độ Khá
biến động không rõ ràng, điều này có thể giải thích do một số HS đạt mức độ Trung bình
và yếu trước đó có sự tiến bộ lên mức độ Khá, đồng thời các HS đạt mức độ Khá đạt được
mức độ tốt hơn. Số lượng HS thuộc hai nhóm mức 1 và mức 2 biến động độc lập vì vậy
làm cho số lượng HS đạt mức 2 thay đổi không theo chu kỳ rõ ràng. Tuy nhiên nhìn chung
có sự tăng lên về chất lượng bài kiểm tra.
Qua việc áp dụng sáng kiến “ “Thiết kế và sử dụng một số bài kiểm tra đánh giá quá

trình chương Sinh sản – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực của học sinh” ” đối
chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã thu được những kết luận sau:

25


×