Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Xây dựng mô hình tính khả năng chịu uốn của cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.25 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN ĐÌNH MẠNH LINH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH
KHẢ NĂNG CHỊU UỐN CỦA CẤU KIỆN
BÊ TÔNG CỐT THÉP BỊ ĂN MÒN

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng – Năm 2015


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Ngọc Thế Lực

Phản biện 1: PGS.TS. Trương Hoài Chính
Phản biện 2: TS. Lê Anh Tuấn

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại Học Đà Nẵng vào
ngày 22 tháng 08 năm 2015.

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hiện tượng giảm cường độ các công trình bằng bê tông cốt thép
do sự xâm thực của các tác nhân ăn mòn ngày càng mang tính cấp
thiết.
Hiện tại, có rất nhiều đề tài nghiên cứu các khía cạnh của sự ăn
mòn như: tốc độ ăn mòn, sự hình thành và phát triển vết nứt, sự suy
giảm lực dính giữa bê tông và cốt thép. Tuy nhiên, vẫn ít các đề tài
nghiên cứu đến sự suy giảm khả năng chịu uốn của cấu kiện bê tông
cốt thép bị ăn mòn (Mn). Vì vậy, trong luận văn này tác giả sẽ đi sâu
nghiên cứu khía cạnh này.
Trong các bài toán kiểm tra khả năng chịu lực thông thường thì
các yếu tố đầu vào như đặc trưng vật liệu, đặc trưng hình học, tải trọng,
độ ăn mòn,….là các số xác định. Tuy nhiên, trong bài toán thực tế các
yếu tố đầu vào không phải là các số xác định mà là các biến ngẫu
nhiên. Vì thế bài toán xác định độ tin cậy được sử dụng sẽ phù hợp
hơn với thực tiễn.
Từ trước đến nay, để tính toán các bài toán độ tin cậy trong
trường hợp khó xác định được hàm phá hủy thì người ta thường dùng
phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Nhược điểm của phương pháp
này là để kết quả có độ tin cậy cao thì không gian mẫu của dữ liệu đầu
vào phải lớn. Điều này dẫn đến khối lượng tính toán cực kỳ lớn và
không khả thi đối với cả máy tính có cấu hình mạnh nhất. Sử dụng kết
hợp phương pháp Neural Network và Monte Carlo có thể giải quyết
được vấn đề nan giải đó.



2
Với các lý do trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng mô hình tính khả
năng chịu uốn của cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan các mô hình tính khả năng chịu uốn của dầm bê tông
cốt thép hiện tại (Mn), nổi bật các vấn đề cần được giải quyết
Tổng quan các phương pháp tính độ tin cậy của kết cấu bê tông
cốt thép. Chỉ ra ưu nhược điểm của từng phương pháp
Xây dựng mô hình tính khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt
thép bị ăn mòn (Mn). So sánh kết quả tính toán của mô hình so với kết
quả của thí nghiệm cùng với kết quả của các mô hình hiện tại.
Tính độ tin cậy kết cấu bê tông cốt thép bằng phương pháp
Neutral Network kết hợp mô phỏng Monte Carlo.
Xây dựng chương trình Matlab tính toán Mn trong bài toán biến
xác định và bài toán biến ngẫu nhiên (độ tin cậy)
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn
 Phạm vi nghiên cứu
Khả năng chịu uốn của cấu kiện dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu, tài liệu, bài báo khoa học và các kết
quả thí nghiệm đã được công bố trước đây, lập mô hình tính toán khả
năng chịu uốn của cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn (Mn), so sánh
kết quả với thực nghiệm
Sử dụng công cụ Neural Network cùng với một số công cụ khác
của phần mềm Matlab để xây dựng chương trình tính toán độ tin cậy
của cấu kiện dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn.



3

5. Kết quả dự kiến
Xây dựng được một mô hình khả năng chịu uốn dầm bê tông
cốt thép bị ăn mòn có kết quả phù hợp hơn với thực nghiệm
Tính toán độ tin cậy kết cấu bê tông cốt thép bị ăn mòn bằng
phương pháp Neutral Network kết hợp mô phỏng Monte Carlo
Xây dựng được chương trình Matlab tính toán Mn trong bài toán
biến xác định và bài toán biến ngẫu nhiên (độ tin cậy).
6. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài. Trong chương này, luận văn sẽ đề
cập sơ lược những vấn đề về ăn mòn cũng như các đề tài đã và đang
nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Chương 2: Xây dựng mô hình tính toán khả năng chịu uốn của
dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn. Chương này sẽ đề cập chi tiết việc
xây dựng mô hình tính khả năng chịu uốn trong trường hợp biến ngẫu
nhiên và biến xác định. Ngoài ra, tác giả sẽ giới thiệu sơ đồ thuật toán
của những mô hình này.
Chương 3: Xác thực mô hình và khảo sát tham số. Trong
chương này, mô hình sẽ được xác thực với một số kết quả thí nghiệm
để chứng minh độ tin cậy. Ngoài ra , một số tham số sẽ được khảo sát
để làm rõ sự ảnh hưởng của chúng đến khả năng chịu uốn của cấu kiện.


4

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1.1. TỔNG QUAN VỀ ĂN MÒN
1.1.1. Cơ chế ăn mòn
1.1.2. Cơ chế nứt trong kết cấu bê tông cốt thép do ăn mòn
1.1.3. Sự suy giảm lực dính giữa bê tông và cốt thép do ăn mòn
1.1.4. Sự suy giảm khả năng chịu uốn của cấu kiện bê tông cốt
thép bị ăn mòn
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĂN MÒN
KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP
1.2.1. Nghiên cứu bằng thí nghiệm
a. Thí nghiệm của Liu Y, Weyers RE [9]
b. Thí nghiệm của Oh BH, Kim KH, Jang BS [11]
c. Thí nghiệm của Al-Sulaimani và các cộng sự [2]
d. Thí nghiệm của Amleh L, Mirza L [3] .
e. Đặc điểm nghiên cứu bằng thí nghiệm
1.2.2. Mô hình phần tử hữu hạn
a. Mô hình của Bong Seok Jang , Byung Hwan Oh [4]
b. Đặc điểm của các mô hình phần tử hữu hạn
1.2.3. Mô hình giải tích
a. Mô hình Bazant [13]
b. Mô hình Liu – Weyers [9]
c. Mô hình Coronelli D [6].
d. Đặc điểm của mô hình giải tích


5
1.3. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TIN
CẬY CỦA KẾT CẤU
1.3.1. Mô phỏng Monte Carlo
1.3.2. Phương pháp Neural Network kết hợp mô phỏng Monte
Carlo

a. Giới thiệu mạng Neural Network
b. Cấu trúc mạng ANN
c. Kết hợp phương pháp Neural Network và mô phỏng Monte
Carlo để tính độ tin cậy
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trong chương này, tác giả luận văn đã đề cập một số vấn đề
sau:
Nguyên nhân gây nên sự ăn mòn kết cấu bê tông cốt thép là sự
xâm thực của các tác nhân gây ăn mòn như ion Cl-. Khi hội tụ đủ hàm
lượng clorua trên bề mặt cốt thép, đồng thời nước và oxi cũng có sẵn
ở xung quanh cốt thép thì sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Sản
phẩm ăn mòn sinh ra có thể là FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3,
Fe(OH)3.3H2O.
Các sản phẩm ăn mòn sinh ra có thể tích lớn hơn thép ban đầu
nên sẽ gây ra áp lực ăn mòn ở mặt tiếp xúc cốt thép và bê tông. Áp lực
này là nguyên nhân gây ra sự hình thành và phát triển vết nứt trong
lòng kết cấu bê tông. Bê tông nứt dẫn đến khả năng kìm hãm của bê
tông và cốt thép giảm, mặt khác hệ số ma sát giữa bê tông và cốt thép
bị ăn mòn giảm do sản phẩm ăn mòn bao quanh cốt thép. Những điều
này dẫn đến lực dính suy giảm và kết cấu bị phá hoại.
Hiện nay, sự nghiên cứu về ứng xử của kết cấu đối với các tác
nhân ăn mòn chủ yếu trong 3 nhóm chính: nghiên cứu bằng thí nghiệm,


6
mô hình hóa kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn, mô hình hóa
kết cấu bằng các phương trình giải tích.
Phương pháp thí nghiệm có ưu điểm là phản ánh sự làm việc
thực tế của kết cấu, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, phương pháp có
nhiều nhược điểm là: không khái quát mối liên quan giữa các tham số,

kết quả chỉ đúng trong phạm vi điều kiện của thí nghiệm và chi phí
cao. Bởi vậy, để khái quát sử dụng cho nhiều trường hợp cần có
phương pháp phân tích bằng các mô hình,
Phương pháp mô hình hóa kết cấu bằng phương pháp phần tử
hữu hạn có ưu điểm là giải quyết được nhiều vấn đề ăn mòn phức tạp.
Tuy thế, việc thực hiện phương pháp này rất khó khăn, nhất là khi các
yếu tố đầu vào là phức tạp như bài toán ăn mòn. Vì vậy, phương pháp
này chỉ phù hợp với những người nghiên cứu chuyên sâu, không thích
hợp cho các kỹ sư thực hành.
Phương pháp mô hình hóa bằng các phương trình giải tích đưa
ra được các công thức tường minh, đơn giản hóa các vấn đề phức tạp
nên phù hợp cho những người nghiên cứu chuyên sâu lẫn các kỹ sư
thực hành.
Trong chương này, tác giả cũng đã giới thiệu 2 phương pháp
tính toán độ tin cậy của kết cấu. Phương pháp Monte Carlo có ưu điểm
là giải quyết được những bài toán trong trường hợp không tìm được
hàm phá hủy tường minh. Tuy vậy, phương pháp này là không khả thi
nếu số lượng biến đầu vào lớn. Để khắc phục nhược điểm phương
pháp này, trong luận văn sử dụng mô phỏng Monte Carlo kết hợp
mạng ANN để tính toán độ tin cậy của kết cấu BTCT bị ăn mòn.
Trong chương tiếp theo của luận văn, tác giả sẽ trình bày chi tiết
hơn về việc xây dựng mô hình tính khả năng chịu uốn của cấu kiện bê


7
tông cốt thép bị ăn mòn cũng như việc giải quyết bài toán trong trường
hợp biến đầu vào là ngẫu nhiên.


8


XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG CHỊU
UỐN CỦA DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP BỊ ĂN MÒN

2.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH KHẢ NĂNG CHỊU UỐN CỦA
DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP BỊ ĂN MÒN
2.1.1. Mô hình nứt
Mô hình nứt được xây dựng dựa trên mô hình hình trụ thành
dày xem sự hình thành và phát triển vết nứt chỉ giới hạn trong một
vùng bê tông có bán kính tính từ tâm cốt thép là Rc . Giả thiết sự ăn
mòn là đều xung quanh bề mặt cốt thép, tỉ số giữa thể tích sản phẩm
ăn mòn sinh ra và thể tích thép bị mất đi được gọi là hệ số ăn mòn, ký
hiệu n. Tùy theo từng sản phẩm ăn mòn mà hệ số ăn mòn là khác nhau.
Bởi hệ số ăn mòn lớn hơn 1 nên sẽ sinh ra áp lực ăn mòn pcor, từ đó
gây ra sự phát triển vết nứt với bán kính Ri.

Ro

tr
x

Ri
C
Rc

Hình 2.1. Mô hình hình trụ thành dày
Áp lực ăn mòn ứng với trường hợp x  xcr
Ri

pcor .R0  pi Ri     (r )dr

R0

Trong đó:


9
pi  ft .

Rc 2  Ri 2
Rc 2  Ri 2

Áp lực ăn mòn ứng với trường hợp x  xcr
Rc

pcor .R0     (r )dr
R0

2.1.2. Mô hình lực dính bê tông và cốt thép không kể đến áp
lực ăn mòn
Các thông số hình học của thanh cốt thép có gờ và sự tương tác
cơ học của nó đối với bê tông ở trạng thái bị phá hủy được thể hiện ở
Hình 2.11.


45o

Các thông số được giả thiết trong mô hình lực dính
d0
lr
hx

α
f
0,96db

0,6db

0,07dx

25o

0,398  0,618

Hình 2.2. Các thông số hình học và sự tương tác cơ học giữa thanh
cốt thép có gờ và bê tông ở trạng thái bị phá hủy.
Mô hình trong luận văn dựa trên các giả thiết sau:
Tại thời điểm lực P gây phá hoại lực dính giữa bê tông và cốt
thép thì phân tố bê tông tại điểm đạt giới hạn phá hủy; trong đó điểm
A là điểm cách mặt cốt thép một khoảng 3hx.


10
Ứng suất là phân bố đều ở điểm A.
Điều kiện phá hủy Ottosen (xem Hình 10) được ứng dụng để
tính toán sự phá hủy của phân tố bê tông dưới tác dụng của ứng suất
đa trục. Phân tố A bắt đầu bị phá hủy nếu biểu thức (21) đúng. Các hệ
số A, B,  ( ) được lấy theo.
A.

J
J2

I
  ( ). 2  B. 1  1  0
2
Fck
Fck
Fck

Lực dính giữa bê tông và cốt thép không kể đến ảnh hưởng của
cốt thép đai.
 bu   crx   ( x). pcor

Lực dính giữa bê tông và cốt thép kể đến ảnh hưởng của cốt
thép đai. Trong đó Ksv được tính theo.
 total   bu .Ksv

2.1.3. Mô hình tính khả năng chịu uốn
d'
c
h

Cc

Cc

Cs

Cs

h0


Tc

Tc

Ts

Ts

b

Hình 2.3. Mặt cắt tiết diện cấu kiện được phân tích trong mô hình
Nếu tổng lực dính trên chiều dài đoạn neo của cốt thép bị ăn
mòn lớn hơn lực gây chảy dẻo cốt thép thì cấu kiện bị phá hoại do cốt
thép đạt tới cường độ chịu kéo. Ngược lại cấu kiện sẽ bị phá hoại do
sự tụt neo cốt thép. Giả thiết rằng lực dính phân bố đều trên suốt bề


11
mặt của chiều dài đoạn neo cốt thép, lực kéo lớn nhất tác dụng lên cốt
thép có thể được tính bằng công thức (2-1) hoặc (2-2) [17].
 Nếu  total . d x .Ld 

 dx2
4

. fy

Ts   total . d x .Ld

 Nếu  total . d x .Ld 

Ts 

 dx2

 dx2
4

. fy

. fy

4

Theo Hình 2.3, biến dạng kéo của cốt thép tại thời điểm phá
hủy cấu kiện được tính bằng (2-3) hoặc (2-4) [17].
 Nếu  total . d x .Ld 
s 

4

. fy

4Ts

 d x 2 .Es

 Nếu  total . d x .Ld 
s 

 dx2


 dx2

 t (c  d )
c

4

. fy

 y

Biến dạng của cốt thép trong vùng kéo được tính theo công thức
(2-5) [17].
 's 

 t (c  d ')
c

Sự phân bố phi tuyến của ứng suất bê tông trong vùng nén được
quy về phân bố đều. Trong trường hợp  total . d x .Ld 

 dx2
4

. fy

, vì  t   co

nên các hệ số quy đổi 1 , 1 được tính theo (2-6) và (2-7).



12
11 
1 

t 1  t 
 

 co 3   co 

2

4   t /  co
6  2 t /  co

Trong trường hợp  total . d x .Ld 

 dx2
4

. fy ,

vì không xác định được

 s nên không thể tính được  t từ công thức (2-4). Vì thế giả thiết rằng

trường hợp này  t   co và các hệ số quy đổi 1 , 1 được tính theo công
thức từ (2-8) đến (2-11) [10].
1  0,85


 Nếu Fck  28MPa
1  0,85

 Nếu 28MPa  Fck  56MPa
1  0,85  0,05.

Fck  28MPa
7 MPa

 Nếu Fck  56MPa
1  0,65

Tổng lực tác dụng lên bê tông vùng nén ở thời điểm phá hủy
được tính theo (2-12)
Cc  11Fck cb

Tổng lực tác dụng lên cốt thép vùng nén ở thời điểm phá hủy
được tính theo (2-13).
Cs  A 's .Es . 's

Tổng lực tác dụng lên bê tông vùng kéo ở thời điểm phá hủy
được tính theo (2-14).


13

  
Cs  0,5 f r b h  c 1  r  


  t  

Phương trình cân bằng lực trên tiết diện bê tông:
Cc  Ct  Tc  Ts

Ở trường hợp  total . d x .Ld 

 dx2
4

. fy

,  t là đại lượng chưa biết. Vì

thế để tính được  t ta sử dụng vòng lặp chọn chiều cao vùng nén c,
tính các đại lượng liên quan. Kiểm tra điều kiện thỏa mãn theo (2-15).
Nếu thỏa mãn thì c chọn là đại lượng cần tìm. Từ đó tính được  t theo
(2-4).
Ở trường hợp  total . d x .Ld 

 dx2
4

. fy , s

là đại lượng chưa biết,  t

được giả thiết bằng  co . Để tính được  s , ta sử dụng vòng lặp chọn giá
trị chiều cao vùng nén c, tính các đại lượng liên quan. Kiểm tra điều
kiện, nếu thỏa mãn thì c chọn là đại lượng cần tìm. Từ đó ta tính được

 s theo (2-4).

Vậy khả năng chịu uốn của cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn
được tính bởi công thức (2-16).

  
c

M n  Cc  c  1   Cs  c  d '  0,5Tc h  c 1  r    Ts  d  c 
2 


  t  

2.2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH
2.2.1. Quy đổi ký hiệu tương đương giữa lý thuyết và chương
trình tính
2.2.2. Bài toán xác định
a. Sơ đồ thuật toán chương trình chính
b. Sơ đồ thuật toán chương trình con tính lực dính
c. Sơ đồ thuật toán chương trình con tính Mn


14
2.2.3. Bài toán độ tin cậy
a. Tạo và train mạng Neural Network
b. Sơ đồ thuật toán tính độ tin cậy
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trong chương này, luận văn đã đề cập đến một số vấn đề sau:
 Xây dựng mô hình tính áp lực ăn mòn ở tương ứng với mỗi

cấp độ ăn mòn dựa trên mô hình hình trụ thành dày (thick wall
cylinder) theo mục 2.1.1 (mô hình 1).
 Xây dựng mô hình tính lực dính giữa bê tông và cốt thép
không kể đến áp lực ăn mòn ở mục 2.1.2 (mô hình 2)
 Từ mô hình 1 và mô hình 2 tính được lực dính giữa bê tông
và cốt thép không kể đến ảnh hưởng của cốt đai ứng với mỗi cấp độ
ăn mòn (mục 2.1.2).
 Ảnh hưởng của cốt đai đối với lực dính được kể đến trong
mục 2.1.2.
 Xây dựng mô hình tính Mn ở cả hai trường hợp : cấu kiện bị
phá hủy bởi sự suy giảm lực dính và do sự chảy dẻo cốt thép chịu lực
theo mục 2.1.3(mô hình 3).
 Lập lưu đồ thuật toán tính lực dính và Mn để từ đó lập trình
chương trình tính toán trên phần mềm Matlab. Chương trình được lập
để tính cho cả 2 loại: bài toán xác định và bài toán độ tin cậy.


15

XÁC THỰC MÔ HÌNH VÀ KHẢO SÁT THAM SỐ

3.1. XÁC THỰC MÔ HÌNH
3.1.1. Xác thực kết quả của mô hình nứt và lực dính với thí
nghiệm
a. Mô tả thí nghiệm
Các mẫu bê tông được thí nghiệm có hình lập phương, kích
thước 150x150x150 (mm). Bên trong lòng mỗi mẫu bê tông đặt một
thanh cốt thép có gờ đường kính 10, 14 hoặc 20 (mm). Các thanh thép
được đặt tại tâm của tiết diện bê tông. Tỉ số C/db lần lượt là 7,5; 5,36;
3,75; Với C là chiều dày lớp bê tông bảo vệ, db là đường kính thanh

cốt thép. Chiều dài của thanh thép tiếp xúc với bê tông một đoạn
L=4db. Thép dùng trong thí nghiệm có cường độ chịu kéo là 450 Mpa,
bê tông có cường độ chịu nén trung bình là 30Mpa.
Trong quá trình thí nghiệm, phần bê tông được cố định, thanh
cốt thép được tác dụng một lực kéo dọc trục cho đến khi lực dính giữa
bê tông và cốt thép bị phá hoại. Lực đo được tại thời điểm phá hủy
chia cho diện tích xung quanh bề mặt tiếp xúc bê tông của cốt thép
chính là lực dính đơn vị mẫu thí nghiệm.
Thí nghiệm được tiến hành với các mẫu có đường kính thép
khác nhau và các cấp độ ăn mòn khác nhau.


16
Nguån ®iÖn mét chiÒu

ChiÒu dßng ®iÖn

Thanh cèt thÐp
BÓ chøa n-íc
Bª t«ng

TÊm thÐp
kh«ng gØ

Nót bÞt kÝn

Hình 3.1. Sơ đồ thiết bị gây ăn mòn cho cốt thép
b. So sánh kết quả mô hình và thí nghiệm
25


ThÝ nghiÖm
M« h×nh

Lùc dÝnh (MPa)

20

15

10

5

0
0

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

CÊp ®é ¨n mßn (%)

Hình 3.2. Kết quả mô hình và thí nghiệm trên nhóm mẫu 1


17
22

ThÝ nghiÖm
M« h×nh

20
18

Lùc dÝnh (MPa)

16
14
12
10
8
6
4
2

0

1

2

3

4

5

6

7

CÊp ®é ¨n mßn (%)

Hình 3.3. Kết quả mô hình và thí nghiệm trên nhóm mẫu 2
22

ThÝ nghiÖm
M« h×nh

20
18

Lùc dÝnh (MPa)

16

14
12
10
8
6
4
2
0

1

2

3

4

5

CÊp ®é ¨n mßn (%)

Hình 3.4. Kết quả mô hình và thí nghiệm trên nhóm mẫu 3


18
Từ kết quả trên, ta thấy rằng kết quả lực dính tính từ mô hình có
kết quả rất gần với kết quả thí nghiệm.
3.1.2. Xác thực kết quả của mô hình tính Mn với thí nghiệm
a. Mô tả thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên mẫu là dầm bê tông cốt thép có

kích thước tiết diện 150x150 (mm), chiều dài dầm L=1000 mm. Bê
tông của dầm thí nghiệm có cường độ chịu nén là 40 MPa. Vùng chịu
kéo của tiết diện dầm đặt một thanh thép có đường kính db = 12 mm,
vùng chịu nén đặt 2 thanh thép có đường kính mỗi thanh db=10 mm.
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu kéo là C = 29 mm. Cốt
thép đai của dầm có đường kính dsv = 6 mm, cách khoảng asv = 50 mm
Các dầm bê tông trong thí nghiệm trên bị cho ăn mòn ở cấp độ
khác nhau và đưa vào thí nghiệm uốn ngang phẳng. Tải trọng tác dụng
tại thời điểm dầm bê tông bị phá hoại được ghi nhận để từ đó tính được
khả năng chịu uốn của mẫu thí nghiệm (Mn).
b. So sánh kết quả mô hình và thí nghiệm
Mô hình trong luận văn sử dụng phương pháp tính toán khả
năng chịu uốn của tiêu chuẩn ACI – 318 nên giá trị Mn từ mô hình sẽ
nhỏ hơn kết quả của thí nghiệm do trong tiêu chuẩn có tính đến hệ số
an toàn khi thiết kế kết cấu bê tông cốt thép. Vì thế, để xét sự đúng
đắn của mô hình, ta sử dụng giá trị mô men chuẩn hóa (Mnormal) để so
sánh kết quả với thí nghiệm.


19

1.4

ThÝ nghiÖm
M« h×nh

M« men chuÈn hãa

1.2


1.0

0.8

0.6

0

1

2

3

4

CÊp ®é ¨n mßn (%)

Hình 3.5. So sánh kết quả Mn chuẩn hóa
3.2. KHẢO SÁT CÁC THAM SỐ
3.2.1. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ C
3.2.2. Cường độ chịu nén của bê tông
3.2.3. Ảnh hưởng của chiều cao tiết diện đến Mn
3.2.4. Ảnh hưởng của chiều dài neo cốt thép đến Mn
3.2.5. Ví dụ bài toán độ tin cậy.
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trong chương này, tác giả đã thực hiện những công việc sau:
Mô hình xác định lực dính và khả năng chịu uốn của cấu kiện
BTCT bị ăn mòn được xác thực với các kết quả thí nghiệm. Kết quả
cho thấy mô hình có độ tin cậy cao.

Thông qua mô hình, một số thông số chính của cấu kiện BTCT
như chiều dày lớp bê tông bảo vệ, cường độ chịu nén của bê tông,
chiều cao của tiết diện, chiều dài đoạn neo của cốt thép được khảo sát.


20
Kết quả cho thấy rằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ, chiều cao tiết diện
và chiều dài đoạn neo cốt thép có sự ảnh hưởng rất lớn đến Mn.
Bài toán ví dụ về độ tin cậy được xét đến trong chương này với
các tham số đầu vào là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. Kết quả
cho thấy khi tăng giá trị kỳ vọng của mô men lớn nhất do tải trọng thì
xác suất phá hủy của cấu kiện tăng. Điều phù hợp với điều kiện làm
việc thực tế của cấu kiện.


21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong luận văn đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đề ra là:
Tổng quan tình hình nghiên cứu về ăn mòn kết cấu bê tông cốt
thép. Chỉ ra ưu nhược điểm của các phương pháp nghiên cứu hiện
hành.
Tổng quan được những mô hình về ăn mòn hiện có, làm rõ
những điểm cần khắc phục để xây dựng mô hình cải tiến có độ tin cậy
cao hơn.
Luận văn đã xây dựng được mô hình tính khả năng chịu uốn của
cấu kiện bê tông cốt thép bị ăn mòn ở bài toán biến xác định. Mô hình
đề cập tới sự ảnh hưởng của tác nhân ăn mòn đến sự hình thành phát
triển vết nứt cũng sự suy giảm lực dính của cấu kiện bê tông cốt thép.
Mô hình được xác thực với các thí nghiệm hiện có. Kết quả cho thấy

mô hình có độ tin cậy cao, có thể ứng dụng để đánh giá các cấu kiện
với điều kiện làm việc thực tế.
Mô hình Mn biến xác định được kết hợp với Neural Network và
mô phỏng Monte Carlo để đánh giá độ tin cậy của kết cấu khi các yếu
tố đầu vào là các đại lượng ngẫu nhiên.
Thông qua mô hình, một số thông số chính của cấu kiện BTCT
như chiều dày lớp bê tông bảo vệ, cường độ chịu nén của bê tông,
chiều cao của tiết diện, chiều dài đoạn neo của cốt thép được khảo sát.
Kết quả cho thấy rằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ, chiều cao tiết diện
và chiều dài đoạn neo cốt thép có sự ảnh hưởng rất lớn đến Mn. Vì
vậy tác giả khuyến nghị cần chú trọng các thông số này khi thiết kế và
thi công các công trình ở môi trường có tính ăn mòn cao.
2. Kiến nghị


22
Trong luận văn này, chỉ xem xét lớp bê tông bảo vệ bị nứt là do
sự giản nở thể tích của sản phẩm ăn mòn, các nguyên nhân khác gây
nứt như tải trọng, nhiệt độ,… không được xét đến trong quá trình nứt
trong kết cấu bê tông cốt thép do ăn mòn.
Mô hình trong luận văn dựa trên giả thuyết lớp bê tông bảo vệ
xung quanh cốt thép là không đổi.
Quá trình ăn mòn sử dụng trong mô hình là quá trình đồng đều
trên bề mặt cốt thép. Nhưng trong thực tế, quá trình ăn mòn là quá
trình tập trung do sự xâm thực của ion Cl  đi từ bề mặt lớp bê tông
bảo vệ vào bên trong, nên bề mặt cốt thép gần lớp bê tông bảo vệ hơn
(mặt ngoài) sẽ bị ăn mòn trước, bề mặt cốt thép bên trong (mặt trong)
bị ăn mòn sau, lớp sản phẩm ăn mòn ở mặt ngoài cốt thép sẽ dày hơn
so với mặt bên trong của cốt thép.




×