Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.43 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HOÀNG LINH

PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 8.31.01.05

Đà Nẵng – 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến

Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 2: TS. TRẦN TỰ LỰC

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 2 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Trạch là địa phương thuộc tỉnh Quảng Bình, kinh tế của
huyện khá phát triển, nhất là lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, trong đó
có sự đóng góp lớn của TTCN. Trong những năm qua, huyện luôn
quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là phát triển ngành nghề
truyền thống tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện có
các làng nghề và làng có nghề truyền thống, với 3.186 hộ tham gia,
số lao động tham gia làm nghề 4.703 người (tính đến năm 2018).
Do vậy, phân tích rõ những điểm mạnh, yếu sát đúng thực trạng
và đề xuất những giải pháp phù hợp, nhằm phát triển tiểu thủ công
nghiệp huyện Quảng Trạch nhanh và bền vững là yêu cầu cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:
“Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình” cho Luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp
huyện Quảng Trạch từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tiểu
thủ công nghiệp huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến phát triển tiểu thủ
công nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát trển tiểu thủ công nghiệptrên địa
bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tiểu thủ công nghiệp

nghiệptrên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.


2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến
phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên
quan phát triển tiểu thủ công nghiệp.
- Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển tiểu thủ công
nghiệp trong giai đoạn 2014 - 2018. Các giải pháp được đề xuất có
ý nghĩa trong những năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đã sử dụng
kết hợp cácphương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập tài
liệu thứ cấp, Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu như:
Xử lý, tổng hợp số liệu, phương pháp thống kê mô tả dùng để phân
tích, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp suy luận và phân
tích tổng hợp, khái quát
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của Luận văn được gồm 3 chương như sau:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển TTCN.
- Chương 2. Thực trạng phát triển TTCN trên địa bàn huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển TTCN
trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


3
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, PHÁT
TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
- Công nghiệp là một bộ phận của nền kinhtế, là lĩnh vực sản
xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho
nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây
làhoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy
mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực sản xuất có quan hệ với sản
xuất công nghiệp, được coi là một lĩnh vực vừa độc lập, vừa phụ
thuộc với công nghiệp. Xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức
sản xuất thì TTCN chính là hình thức phát triển sơ khai của công
nghiệp
Phát triển tiểu thủ công nghiệp là một hoạt động thu hút nhiều
người dân tham gia vào sản xuất TTCN, nhằm mục tiêu nâng cao
chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đảm bảo công bằng
xã hội. Đồng thời, phát triển TTCN cũng là quá trình thực hiện CNH
– HĐH nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhưng vẫn gìn giữ, bảo tồn được những giá trị truyền thống thông
qua việc ứng dụng khoa hoc và công nghệ.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất tiểu thủ công nghiệp

- TTCN được thể hiện đơn giản về kỹ thuật sản xuất.
- TTCN có tính linh hoạt và mềm dẻo trong quá trình sản
xuất.
- Hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể, hộ gia đình, tổ hợp


4
tác, hợp tác xã nên công tác quản lý rất đơn giản và gọn nhẹ.
- Đáp ứng được nhu cầu của xã hội ở các địa phương và trong
cả nước nên giá trị và giá trị sử dụng cao.
- Sản phẩm TTCN khác hàng hóa thông thường.
1.1.3. Vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp trong phát
triển kinh tế
- Góp phần phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông
thôn mới.
- Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn.
- Góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa
phương và phát triển du lịch.
1.2.NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP
1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất TTCN
- Gia tăng số lượng cơ sở sản xuất TTCN là làm cho số cơ sở
trong nền kinh tế ngày càng nhiều lên. Nói cách khác, là làm tăng số
lượng tuyệt đối các cơ sở sản xuất TTCN; nhân rộng số lượng các cơ
sở hiện tại.
- Gia tăng số lượng cơ sở sản xuất TTCN phải được tiến hành
cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở đó.

- Để gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất Nhà nước cần phải
việc tạo dựng môi trường pháp lý nhằm khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất TTCN ra đời và hoạt động
đúng với vai trò của họ.
- Tiêu chí để đánh giá sự gia tăng số lượng cơ sở sản xuất TTCN:


5
+ Số lượng cơ sở TTCN qua các năm
+ Số lượng gia tăng cơ sở TTCN qua các năm
+ Tốc độ tăng cơ sở TTCN qua các năm
1.2.2. Gia tăng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển
TTCN
- Nguồn lực là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá
trình tồn tại và phát triển của cơ sở. Các nguồn lực chính của cơ sở
bao gồm vốn, lao động và trình độ công nghệ sản xuất.
- Gia tăng nguồn lực là sự bổ sung thêm cho nguồn lực hiện có,
thay thế cho các nguồn lực cũ bằng nguồn lực mới hoặc chỉ bổ sung
thêm nguồn lực mới bên cạnh nguồn lực cũ đang có.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là các nguồn lực sẵn có
các cơ sở tìm cách khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn.
- Phải gia tăng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển
TTCN vì khi yếu tố đầu vào gia tăng sẽ làm cho sản lượng đầu ra
cũng tăng theo và tăng doanh thu cho các cơ sở sản xuất TTCN, đáp
ứng nhu cầu phục vụ cho con người.
- Để gia tăng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển
TTCN cần phải gia tăng yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất kinh
doanh của các cơ sở sản xuất TTCN, cụ thể:
+ Gia tăng nguồn tài chính
+ Gia tăng nguồn nhân lực

+ Gia tăng khoa học công nghệ
- Một số tiêu chí sau:
+ Tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng vốn đầu tư hàng năm
+ Số lượng lao động và mức tăng lao động ngành TTCN hàng
năm, cơ cấu lao động, quy mô, năng suất lao động hàng năm
+Trình độ kỷ thuật công nghệ trên địa bàn huyện


6
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng
hợp lý
- Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu
(hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng sản xuất
xã hội.
- Cơ cấu TTCN luôn là cơ cấu động, nó luôn thay đổi theo
từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố
định.
- Cơ cấu TTCN theo hướng hợp lý là cơ cấu phản ánh được xu
thế phát triển chung của ngành. Là một cơ cấu đa dạng, thống nhất,
các bộ phận hợp thành của cơ cấu có khả năng hỗ trợ cho nhau, tạo
ra giá trị gia tăng lớn nhất, phù hợp với các điều kiện cấu thành và
những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm đảm
bảo sự phát triển tốt nhất của ngành đồng thời có sự thích ứng cao
với những thay đổi bên ngoài.
- Để đánh giá trình độ phát triển của khu vực TTCN, ngoài việc
xem xét sự chuyển dịch cơ cấu TTCN theo ngành nghề hoạt động và
theo loại hình cơ sở thì cần phải xem xét sự chuyển cơ cấu của khu
vực TTCN theo thành phần kinh tế.
1.2.4. Phát triển các hình thức sản xuất TTCN
- Hình thức sản xuất là cách thức tổ chức hạt động kinh doanh,

thể hiện hương hướng và mục đích của các cơ sở sản xuất.
- Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở cơ sở sản xuất
CNTTCN đa số là dưới hình thức hộ gia đình cá thể. Hình thức sản
xuất kinh doanh này đã hình thành từ khi xuất hiện tiểu thủ công
nghiệp bởi một trong các nguyên nhân vì gia đình là đơn vị của làng
xã, mọi hoạt động đều bó gọn trong gia đình, và thực tế cho thấy nó
có những ưu thế khá rõ ràng ở tính linh động nên nó còn tồn tại cho


7
đến ngày nay.
- Để TTCN có sự tăng trưởng và phát triển ổn định, khuyến
khích phát triển các loại hình doanh nghiệp TTCN là giải pháp cần
quan tâm. Bởi vì, các hình thức hoạt động này có lợi thế là tính linh
hoạt trong việc giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu thống kê:
+ Số lượng, tỷ trọng của các loại hình sản xuất TTCN.
+ Tốc độ tăng trưởng của các loại hình sản xuất TTCN.
1.2.5. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ
Thị trường là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch cụ
giữa vô số người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau,
bất kể là địa điểm nào, thời gian nào.
Phát triển thị trường tiêu thụ là cơ sở tìm cách đưa sản phẩm
hàng hóa vào thị trường mới nhằm làm tăng doanh số bán hàng.
Phát triển thị trường tiêu thụ phải hiểu rõ về thị trường, để biết
được nên sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và tiêu thụ ở đâu.
Để phát triển thị trường tiêu thụ cần phải khai thác tốt thị
trường mới và thị thị trường hiện có bằng cách tạo ra những sản
phẩm mới. Hay mở rộng quy mô lớn hơn bằng chính sản phẩm hiện
tại của các cơ sở TTCN.

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình mở rộng thị trường:
+ Sản phẩm chủ yếu của ngành TTCN
+ Các thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN
1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất TTCN
Kết quả sản xuất TTCN là những gì mà TTCN đã đạt được sau
một quá trình sản xuất nhất định, thể hiện qua số sản phẩm tiêu thụ,
doanh thu, lợi nhuận, thị phần… hay uy tín, giá trị thương hiệu…
Gia tăng kết quả sản xuất là nâng cao khả năng thu hút và sử


8
dụng các nguồn lực để tạo ra kết quả sản xuất cao nhất với chi phí
tối thiếu nhất.
Phải gia tăng kết quả sản xuất để tăng lợi nhuận cho các cơ sở
sản xuất và góp phần nâng cao giải quyết việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao đời sống chất lượng cho người lao động và đóng góp cho
xã hội.
Để gia tăng kết quả sản xuất các cơ sở sản xuất TTCN phải luôn
luôn tìm kiếm các nguồn lực mới, các quy trình công nghệ mới để sử
dụng tiết kiệm hơn yếu tố đầu vào cũng như những mô hình tổ chức
sản xuất kinh doanh khác nhau. Một số chỉ tiêu phản ánh gia tăng kết
quả sản xuất
+ Giá trị sản xuất ngành TTCN
+ Tốc độ tăng GTSX qua các năm
+ Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2014-2018
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TIỂU
THỦ CÔNG NGHIỆP
1.3.1. Nhân tố tự nhiên
Những nhân tố điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên,là những nguồn lực và là cơ sở của lợi

thế so sánh của mỗi vùng và của đất nước.
1.3.2 Nhân tố xã hội bao gồm nhân tố dân cư và dân số, nguồn
lao động nhân tố truyền thống văn hóa xã hội
1.3.2. Nhân tố kinh tế: bao gồm các yếu tố như tình hình phát
triển kinh tế, kết cấu hạ tầng, chính sách về TTCN …ảnh hưởng lớn
sự phát triển TTCN. Nhân tố kinh tế là một trong những nhân tố
quan trọng có tính quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của phát triển
TTCN.


9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP HUYỆN QUẢNG TRẠCH
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Quảng Trạch là một huyện thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình.
Diện tích khoảng 451 km², dân số hơn 95 ngàn người, mật độ trung
bình là 212 người/km². Quảng Trạch có sông Gianh, có chiều dài bờ
biển khoảng 35 km với môi trường sạch đẹp dọc theo các xã Quảng
Đông, Cảnh Dương, Quảng Phú, Quảng Xuân. Địa hình huyện
Quảng trạch khá đa dạng, bao gồm đồng bằng, đồi núi cùng với biển
rộng.
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội
a. Đặc điểm về dân số
Dân số trung bình của toàn huyện giai đoạn từ năm 2014 - 2018
tăng liên tục, năm 2018 dân số tăng lên là 107.842 người. tăng gấp
1,02 lần so với năm 2014. Trong cơ cấu dân số phân theo độ tuổi,

năm 2018 dân số trong độ tuổi lao động khoảng 61.587 người tăng
1.663 người so với năm 2014, chiếm 57,11 % so với tổng dân số toàn
huyện .Trong cơ cấu dân số theo giới tính, thì dân số nam chiếm
50,1% so với tổng dân số toàn huyện. Số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế của huyện năm 2014 là 59.060 người, đến
năm 2018 là 61.150 người, tăng 2.090 người. Cơ cấu lao động trong
các ngành có xu hướng dịch chuyển từ ngành nông, lâm và thủy sản
sang ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Trong đó,
năm 2018 lao động trong ngành công nghiệp xây dựng


10
chiếm 16,05%. Ngành thương mại dịch vụ chiếm 27,3 %. Ngành
nông, lâm và thủy sản đến năm 2018 giảm còn 56,65%. Điều này thể
hiện một xu hướng tốt trong phân công lao động của Quảng Trạch.
2.1.3. Đặc điểm về điều kiện kinh tế
a. Đặc điểm phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2019 là 4.466.518 triệu
đồng Trong đó: Ngành Nông, Lâm và Thủy sản 1.065.364 triệu
đồng, Công nghiệp và xây dựng 2.068.496 triệu đồng, Dịch vụ là
1.332.658 triệu đồng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn từ năm 2014 - 2018 có
sự biến động, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện cả giai đoạn
2014 - 2018 là tương đối cao đạt 10,29%, tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng kinh tế không đồng đều và có biến động.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN TẠI HUYỆN QUẢNG
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN
QUA
2.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất TTCN
Các ngành nghề TTCN tồn tại ở tất cả các loại ngành công

nghiệp trên địa bàn huyện. Các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện khá
nhiều và chiều hướng tăng từ 2014 có 3.198 cơ sở tăng lên 3.261 cơ
sở (tăng thêm 63 cơ sở), tăng bình quân giai đoạn 2014- 2018 là
0,49%.
Các cơ sở chế biến chế tạo tăng từ 2.907 cơ sở năm 2014 lên
3.045 cơ sở (tăng bình quân 1,17%), trong khi các cơ sở công nghiệp
khai thác giảm từ 273 cơ sở năm 2014 xuống còn 194 cơ sở trong
năm 2018, giảm 8,19%. Đây là sự thay đổi phù hợp với xu hướng
phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền
vững, đó là: giảm các cơ sở TTCN chủ yếu khai thác, sử


11
dụng tài nguyên và đi vào phát triển các cơ sở đầu tư máy móc thiết
bị để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn và bảo vệ môi trường.
Nhóm ngành sản xuất chế biến: như chế biến thực phẩm, may
mặc, sản xuất bàn chế biến gỗ, tre nứa chiếm tỷ trọng cao năm 2014
là 90,9 % còn năm 2018 chiếm 93,38%. Trong khi đó, lĩnh vực khai
thác có xu hướng giảm từ 8,54 % xuống còn 5,95 %. Số cơ sở TTCN
hoạt động trong các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng còn rất khiêm
tốn, song đã có xu hướng gia tăng, tập trung vào các ngành chế biến,
gia công cơ khí.
Quy mô lao động trên một cơ sở TTCN trên địa bàn tỉnh rất nhỏ
và siêu nhỏ. Trung bình 1,69 lao động/cơ sở . Việc sản xuất chủ yếu
theo hộ cá thể, do vậy sẽ chậm đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao
năng suất lao động, cũng như khó có các sản phẩm mang tính hàng
hóa tập trung để phục vụ xuất khẩu, cũng như tiêu thụ thị trường các
tỉnh.
2.2.2. Gia tăng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển
TTCN

a. Nguồn vốn:
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản
xuất –kinh doanh của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Nhu
cầu về vốn cho sản xuất - kinh doanh ở đâu cũng là một đòi hỏi lớn
bởi có quá nhiều việc cần đầu tư như: đổi mới công nghệ, thiết bị,
mua nguyên vật liệu và kể cả cho nghiên cứu đào tạo...Nguồn vốn
của các cơ sở TTCN trên địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014
– 2018 tăng, năm 2014 có nguồn vốn là 46.653 triệu đồng, đến năm
2018 tăng 69.809 triệu . Năm 2018 tổng số vốn sản xuất-kinh doanh
của ngành tiểu thủ công nghiệp là 69.809 triệu đồng; chia ra: vốn sản
xuất-kinh doanh của tập thể là 201 triệu đồng; DN tư nhân


12
là 51.331 triệu đồng, hộ cá thể là 18.277 triệu đồng. Tốc độ tăng bình
quân hàng năm giai đoạn 2014 – 2018 là 10,60%; trong đó hộ cá thể
là 9,4%, doanh nghiệp là 11,04% và tập thể là 6,89 %.
b. Nguồn nhân lực
Năm 2018 toàn thị xã có 6.070 lao động tiểu thủ công nghiệp,
giảm 810 lao động so với năm 2014; bình quân thời kỳ 2014 – 2018
giảm 0,03%. Lao động giảm ở thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư
nhân. Bình quân thời kỳ 2014 - 2018, lao động kinh tế cá thể giảm
0,02%, kinh tế tư nhân giảm 0,06 %; trong khi đó lao động của thành
phần kinh tế tập thể tăng 0,04%. Phân theo ngành kinh tế: Ngành
công nghiệp chế biến có số lao động lớn nhất, với 5.728 lao động
năm 2018, chiếm 94,37% trong tổng số lao động tiểu thủ công
nghiệp; bình quân thời kỳ 2014 - 2018 lao động ngành này giảm
0,02%. Tương ứng ngành công nghiệp khai thác có 255 lao động,
chiếm 4,2% và giảm 0,19%; công nghiệp điện, khí đốt, nước đá 87
lao động, chiếm 1,43%, tăng 0,12 %. Nhìn chung, lao động năm

2018 của tất cả các ngành công nghiệp đều giảm so với năm 2014.
c.

Khoa học công nghệ

Trình độ kỹ thuật, công nghệ phụ thuộc vào yếu tố vốn và lao
động, tỷ lệ Vốn/Lao động càng cao thể hiện trình độ kỹ thuật, công
nghệ càng cao. Tỷ lệ Vốn/Lao động trong các ngành ngày càng tăng:
Lĩnh vực khai thác tăng từ 4,03 triệu đồng năm 2014 tăng lên qua
các năm đến 2018 là 12,31 triệu đồng cho thấy trình độ kỹ thuật công
nghệ trong khu vực này đã có phát triển để phục vụ khai thác, chế
biến gắn với bảo vệ môi trường; lĩnh vực chế biến, chế tạo tăng, từ
7,03 triệu đồng năm 2014 tăng 11,51 triệu đồng năm 2018. Điều này
cho thấy các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực đã từng bước


13
quan tâm đầu tư thiết bị máy móc vào sản xuất để đảm bảo nâng cao
chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ nhu cầu
khách hàng.
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu TTCN theo hƣớng hợp lý
Trong giai đoạn 2014- 2018, ngành công nghiệp chế biến là
ngành đóng góp chủ yếu trong GTSX của nền kinh tế chiếm 93%
GTSX và ngày càng tăng trong tỷ trọng sản xuất TTCN của huyện
Quảng Trạch được thê hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1. Cơ cấu sản xuất TTCN theo ngành sản xuất trên
địa bàn huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014 – 2018
Năm
Chỉ tiêu


ĐVT

2014

2015

2016

2017

2018

1. GTSX

Tỷ.đồng

1.694

1.877

2.078 2.196

2.318

CN khaithác

Tỷ.đồng

88


95

CN chế biến

Tỷ.đồng

1.588

1.764

Điện, khí đốt
nước đá

Tỷ.đồng

18

18

21

23

25

2. Cơ cấu theo
ngành

%


100

100

100

100

100

CN khaithác
CN chế biến

%
%

5,23
93,75

5,04
93,98

4,69
4,56
94,31 94,43

4,50
94,44

Điện, khí đốt

nước đá

%

1,02

0,98

1,00

1,06

97

100

1.960 2.074

1,01

104
2.189

(Nguồn: Niên giám Chi cục Thống kê huyện Quảng Trạch năm 2018)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2014 ngành công nghiệp


14
chế biến có GTSX là 1.588 tỷ đồng chiếm 93,75% đến năm 2018
GTSX của ngành là 2.189 tỷ đồng chiếm 94,44% trong tổng GTSX.

Còn lại các ngành khác như công nghiệp khai thác, điện khí đốt và
nước đá đóng góp rất ít vào GTSX của ngành với tỷ trọng luôn nhỏ
hơn 10%. Trong đó, ngành công nghiệp khai thác chỉ chiếm
4,5%(2018) giá trị sản xuất, Ngành điện, khí đốt nước đá đóng góp ít
nhất trong giá trị sản xuất TTCN của huyện với tỷ trọng nhỏ 1,06
% và có sự biến động không đáng kể qua các năm. Mức độ đóng góp
vào giá trị sản xuất ngành TTCN của các thành phần kinh tế ta thấy:
Mức độ đóng góp vào GTSX ngành TTCN của thành phần tư nhân
chiếm phần lớn và tăng qua các năm từ năm 2014 là 72,36 % đến
năm 2018 là 73,53%. Mức độ đóng góp vào GTSX của thành phần
cá thể giảm từ 27,31% năm 2014 xuống chỉ còn 26,18% năm 2018.
Mức độ đóng góp vào GTSX của thành phần tập thể giảm từ 0,33%
năm 2014 xuống chỉ còn 0,29 % năm 2018.
2.2.4. Phát triển các hình thức sản xuất TTCN
Các ngành nghề TTCN tồn tại ở loại hình cơ sở kinh tế trong
nước gồm doanh nghiệp và tập thể, xét về quy mô thì tập thể và tư
nhân và quy mô nhỏ, tiếp đến là hộ cá thể. Trên địa bàn huyện có
3.198 cơ sở đến năm 2018 số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp là
3.261 cơ sở; trong khi tư nhân tăng từ 25 cơ sở lên 33 cơ sở, tập thể
tăng từ 4 cơ sở lên 5 cơ sở. Đối với hộ sản xuất năm 2014 có 3.169
hộ đến năm 2018 có 3.223 hộ, tăng bình quân 1,7 %.
Đối với công ty TNHH, công ty cổ phẩn, DNTN, hợp tác xã chiếm
tỷ trọng nhỏ 35 cơ sở ( chiếm 1,16%) trong tổng số cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghiệp nhưng trong những năm đến với chủ trương khuyến
khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, địa phương đang quy hoạch
các cụm công nghiệp tập trung. Do đó, số lượng doanh nghiệp sẽ tăng


15
hơn. Đây là lực lượng đầu tàu làm động lực quan trọng thúc đẩy,

khuyến khích sự phát triển tiểu thủ công nghiêp ở địa phương.
2.2.5. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ
Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện rất đa dạng, phong
phú. Tuy nhiên, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, có giá trị
không lớn, như: Nón lá, rổ rá, bún bánh, rượu trắng, mây tre đan,
gạch, nước mắm, dăm giấy…. Bình quân thời kỳ 2014 - 2018, sản
phẩm bún, bánh phở tươi tăng 4,63%, rượu trắng tăng 3,28%, quần
áo tăng 3,44%, nón lá tăng 4,25%, mây tre đan tăng 3,06%, giường
bằng gỗ tăng 3,57%, tủ các loại tăng 3,14%, dăm giấy tăng 5,86%...
Bên cạnh đó, có một số sản phẩm tăng chậm như khai gạo ngô xay
xát bình quân thời kỳ 2014 – 2018 tăng 2,65% , khai thác cát tăng
4,47%.
2.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất TTCN
Trong giai đoạn 2014-2018, TTCN huyện Quảng Trạch đã đóng
góp một phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho nền kinh tế
cũng như góp phần nâng cao và ổn định cuộc sống cho người dân.
Sản xuất TTCN huyện Quảng Trạch có sự tăng trưởng khá cao, mặc
dù số lượng cơ sở tăng không đáng kể nhưng ngờ mở rộng quy mô,
ứng dụng trang thiết bị, nên GTSX không ngừng tăng lên. Giá trị sản
xuất TTCN tăng lên qua từng năm ở mức độ khá, từ năm 2014 là
1.034.370 triệu đồng và đến năm 2018 giá trị sản xuất đạt 1.333.456
triệu đồng tăng gấp 1,29 lần và có tốc độ phát triển bình quân trong
giai đoạn 2014-2018 là 6,56 %. Giá trị sản xuất tăng đều qua các
năm và mang tính xu thế.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TTCN
TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI
GIAN QUA


16

2.3.1. Thành công và hạn chế
a. Thành công:
Các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn không ngừng gia tăng về
số lượng nên đã huy động được tiềm năng về vốn.
Ngành nghề TTCN huyện Quảng Trạch đã thu hút được nhiều
lao động tham gia
Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này là tương
đối phù hợp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương
mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản đang được
thực hiện.
Hình thức tổ chức kinh doanh TTCN phổ biến hiện nay là kinh
tế hộ gia đình, chiếm khoảng 98%; Hộ kinh tế gia đình có ưu điểm
tận dụng được thời gian và các loại lao động vào sản xuất, huy động
được vốn nhàn rỗi trong dân, tạo động lực phát triển, nhưng lại có
nhiều hạn chế về quy mô, vốn đổi mới công nghệ, thiết bị và mở
rộng sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường....
Sản phẩm TTCN đa dạng có tiến bộ trong việc cải tiến chủng
loại, mẫu mã mang bản sắc văn hóa địa phương, từng bước được thị
trường chấp nhận.
Tăng trưởng giá trị sản xuất của TTCN huyện đang hoạt động ở
thời điểm này có hiệu quả kinh tế khá tốt.
b. Hạn chế:
Số lượng các sở sản xuất TTCN có xu hướng tăng nhưng quy
mô sản xuất nhỏ, chưa được mở rộng; hoạt động tự phát.
Đại bộ phận lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu biết nghề dựa
vào tính truyền thống “ cha truyền con nối” trong gia đình, hàng xóm
do đó có những hạn chế nhất định về mặt kiến thức, giao dịch với
khách hàng, kỹ năng tiếp cận cái mới…..



17
Cơ cấu ngành TTCN tuy có chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng
công nghiệp chế biến nhưng nhìn chung TTCN còn thiếu ính chủ
động trong quá trình sản xuất.
Với loại hình sản xuất chủ yếu hộ gia đình nên mặt bằng sản
xuất chật hẹp, các hộ sản xuất sử dụng phần đất ở để làm mặt bằng
sản xuất.
Sản phẩm còn ít phần lớn làm bằng thủ công, chưa bắt kịp thị
hiếu tiêu dung, hầu như chưa có sản phẩm tạo được thương hiệu thực
sự, sức cạnh tranh hạn chế;
Công tác xúc tiến thương mại có thực hiện còn mang tính tự
phát, dàn trải, thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất TTCN tuy tăng nhưng xu
thế tăng giảm không ổn định.
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế
Cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư còn nhiều bất cập, công
tác tuyên truyền vận động và ý thức của một số người dân trong việc
giải phóng mặt bằng còn hạn chế.
Phần lớn các cơ sở sản xuất TTCN đều có quy mô sản xuất nhỏ,
yếu về năng lực tài chính, thiếu vốn sản xuất kinh doanh; các cơ sở
sản xuất chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất.
Thị trường lao động trong các làng nghề tuy đã hình thành
những hoạt động của nó còn mang tính tự phát, thiếu sự tổ chức và
quản lý chặt chẽ.
Sức mua của thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giảm sút, đơn đặt
hàng ít, giá trị thấp; mặt khác sự thiếu năng động, nhạy bén và thiếu
chiến lược kinh doanh hợp lý của các cơ sở.


18

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN QUẢNG QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. CĂN CỨ CHUNG XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CHO PHÁT
TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
3.1.1. Căn cứ vào xu hƣớng phát triển TTCN hiện nay.
3.1.2. Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển KT-XH của huyện
Quảng Trạch trong thời gian tới
Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
Chỉ tiêu phát triển: Tốc độ tăng Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn
(theo giá so sánh 2010) bình quân hàng năm đạt 11 - 12%/năm, Giá
trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân
hàng năm 9,5- 10%;
Cơ cấu kinh tế giá trị sản xuất đến năm 2025 công nghiệp TTCN: 36%.
3.1.3. Một số quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng
giải pháp
- Phát triển TTCN phải gắn với quá trình sản xuất hàng hóa
phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
- Phát triển ngành nghề TTCN là tiền đề để thực hiện mục tiêu
xây dựng các vùng ven đô thị,
- Phát triển TTCN phải đi đôi với phát triển sản xuất nông
nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn lao động, tài nguyên đất,
nguyên liệu sẵn có tại địa phương, gắn liền với du lịch làng nghề…
- Quy hoạch phát triển TTCN gắn liền với quy hoạch kinh tế
xã hội, quy hoạch ngành, kết hợp hài hòa nhiều loại hình kinh tế
tham gia trong đó cần ưu tiên phát triển khu vực kinh tế tư nhân,


19

phải đặt trong mối quan hệ tương hỗ với quy hoạch phát triển các
ngành.
- Đẩy mạnh ứng dụng KHCN nhằm nâng cao trình độ kỹ
thuật và công nghệ vào trong sản xuất TTCN.
- Phát triển TTCN phải coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, khôi phục ngành
nghề truyền thống và du nhập thêm ngành nghề mới trong quá trình
hội nhập.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Giải pháp gia tăng các cơ sở sản xuất TTCN
- Tạo ra môi trường kinh tế chính trị - xã hội ổn định.
- Quy hoạch và xây dựng các Cụm làng nghề để tạo ra mặt
bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi, tập trung để xây dựng nên một
môi trường để các cơ sở sản xuất phát triển mối quan hệ hợp tác, liên
kết phát triển.
- Cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm giảm
thiểu chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh,
gia nhập thị trường và kể cả rút khỏi thị trường.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cơ sở ra đời và phát triển.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các loại hình
TTCN.
- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh để
cho cơ sở TTCN có khả năng mở rộng quy mô.
3.2.2 Giải pháp gia tăng nguồn lực phát triển TTCN
a.Về nguồn vốn
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các nguồn vốn như
vốn tự có trong dân, từ hệ thống ngân hàng, từ ngân sách nhà nước
Trung ương và địa phương, từ thị trường tài chính phi chính thức…



20
- Có chính sách khuyến khích đầu tư đúng hướng, thực tế, cởi
mở và thiết thực; từng bước cải cách thủ tục hành chính theo hướng
tích cực.
- Tăng cường nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng
thông qua việc phát triển thị trường vốn tín dụng ở nông thôn.
- Tích cực quảng bá kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản phẩm
trong lĩnh vực TTCN để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhà
kinh doanh.
- Cần khai thác có hiệu quả các nguồn vốn của chủ doanh
nghiệp, tiền lãi tái đầu tư, vốn vay bà con, bạn bè, tiết kiệm tiêu dùng
để làm vốn đầu tư.
- Tận dụng nguồn vốn khác, chủ cơ sở và người lao động cùng
góp vốn sản xuất hoặc chủ cơ sở vay vốn của người lao động theo lãi
suất thỏa thuận..
- Dành vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
b. Về nguồn nhân lực
- Tăng cường đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng, số lượng cho nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về lĩnh vực
chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tổ chức lại hệ thống dạy nghề phù hợp với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của thị xã.
- Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề theo nhiều ngành nhiều
cấp khác nhau, trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu lao động cần được
đào tạo trong từng ngành nghề.
- Phát triển các trung tâm dạy nghề của của nhiều thành phần
kinh tế để tăng nhanh số lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu phát
triển các nghề TTCN.
- Thông qua các hiệp hội, các quỹ phát triển như quỹ khuyến



21
công để mở lớp và tạo nguồn kinh phí đào tạo.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo để nâng cao
hiệu quả đào tạo cho Trung tâm đào tạo nghề của huyện.
- Nhà nước cần duy trì việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân
dân, nghệ nhân ưu tú để ghi nhận sự đóng góp của nghệ nhân trong
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tri thức.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đào tạo
nghề thuộc lĩnh vực TTCN. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho
các nghệ nhân truyền nghề cho lực lượng lao động có nhu cầu.
- Đi kèm với việc đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật sản xuất là
tuyên truyền, tập huấn kiến thức kinh doanh cơ bản cho các chủ cơ
sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực TTCN.
c.Về khoa học công nghệ
- Phát triển TTCN với quy mô và trình độ thích hợp, phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và quy mô của thị trường,
hướng tới thị trường mà sản phẩm TTCN có lợi thế cạnh tranh.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, máy móc thiết bị công
nghệ trong từng khâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao
năng suất lao động
- Đẩy mạnh công tác hướng dẫn và chuyễn giao khoa học kỹ
thuật và công nghệ.
- Có cơ chế khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nghiên
cứu khoa học và phát triển, chuyển giao công nghệ dưới nhiều hình
thức khác nhau để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ
khoa học, công nghệ vào sản xuất.
- Phát triển khoa học công nghệ phải đi đôi với bảo vệ môi
trường.



22
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng hợp lý
- Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, đặc biệt các quy
hoạch ngành, chuyên ngành mà địa phương có lợi thế phát triển để
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu TTCN.
- Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình cơ sở, nhất là các loại
hình cơ sở có khả năng huy động tốt nguồn lực vào sản xuất kinh
doanh.
- Tập trung phát triển hạ tầng khu vực nông thôn nhằm thúc đẩy
phát triển cơ sở TTCN ở khu vực nông thôn phát triển.
- Gắn chiến lược phát triển ngành TTCN với chiến lược sản
phảm và chiến lược thị trường của các cơ sở TTCN. Chú trọng công
tác nghiên cứu thị trường và dự đoán sự thay đổi của thị trường.
- Tăng cường đổi mới phát triển công nghệ. Tập trung đổi mới
cho các ngành kinh tế mũi nhọn.
3.2.3. Giải pháp phát triển hình thức sản xuất TTCN
- Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cần hướng
dẫn, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh,hình thành các đơn vị chức năng để
tác động, thúc đẩy nhóm sản phẩm này phát triển bền vững.
- Cần phải tách khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư, xây dựng
nhà xưởng cho sản xuất , kết cấu hạ tầng cơ sở đảm bảo các tiêu
chuẩn nhà nước về môi trường.
- Việc hình thành các cụm, khu sản xuất tập trung của làng
nghề là một giải pháp quan trọng để tổ chức lại các làng nghề theo
hướng hiện đại hoá từng bước, nhằm khai thác triệt để tiềm năng và
thế mạnh của nghề truyền thống …
- Trước mắt những làng nghề cần thành lập khu sản xuất tập
trung là những làng nghề sản phẩm có nhu cầu lớn, ổn định trên thị



23
trường, có tốc độ tăng trưởng nhanh, có nhu cầu đổi mới công nghệ,
cần kiểm soát và xử lý phát thải độc hại ra môi trường…
- Xây dựng tốt và đồng bộ kết cấu hạ tầng là một trong những
điều kiện quan trọng nhất để các khu sản xuất tập trung của làng
nghề phát trỉên có hiệu quả.
3.2.4. Giải pháp mở rộng thị trƣờng
- Hỗ trợ cho các hoạt động khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến
thương mại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực TTCN.
- Cần duy trì những thị trường sẵn có và tranh thủ mọi điều
kiện để tiếp xúc với thị trường mới, khách hàng mới.
- Thay đổi về mẫu mã, kích thước sản phẩm nhằm tạo tính thẩm
mĩ cao kíchthích thị hiếu người tiêu dùng. Coi trọng công tác phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong huyện, trong tỉnh.
- Cần có các biện pháp kích cầu làm tăng sức mua, khuyến
khích tiêu dùng hàng nội địa mà các cơ sở trong nước có thể sản xuất
được; Áp dụng các biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn hàng nhập
lậu.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thông tin thị
trường .
- Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất và các nghệ nhân tham
quan khảo sát tiếp cận thị trường các nước để tìm hiểu thị trường và
nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
- Có kế hoạch xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
sở hữu công nghiệp cho sản phẩm CN - TTCN, và ngành nghề nông
thôn tiêu biểu, có tiềm năng phát triển trong hiện tại và tương lai.

3.2.5. Gia tăng kết quả sản xuất

- Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của lãnh đạo, chủ


×