Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Giáo án BDHSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.11 KB, 40 trang )

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I. Mục tiêu
– Củng cố khắc sâu cho học sinh kiến thức lý thuyết phần quy luật di
truyền.
– Hưỡng dẫn học sinh cách giải bài tập tự luận về lai một cặp tính trạng.
Làm cơ sở cho các em làm bài tập trắc nghiệm khách quan.
– Phân dạng bài tập trong lai một cặp tính trạng.
II. Nội dung
A. Lý thuyết
Giáo viên hệ thống lại kiến thức lý thuyết của chương quy luật di truyền.
Nhấn mạnh một số nội dung cơ bản:
1. Kiểu gen
Là toàn bộ tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường khi nói tới
kiểu gen của một cơ thể gười ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các cặp
tính trạng đang được quan tâm.
2. Kiểu hình
Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
3. Tính trạng trội - lặn
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính
trạng tương phản thì tính trạng được biểu hiện ngay ở đời lai F
1
– là tính trạng
trội còn tính trạng đến F
2
mới được biểu hiện là tính trạng lặn.
4. Định luật phân ly
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng
tưong phản thì F
1
đồng tính mang tính trạng một bên hoặc của bố ( hoặc mẹ )
còn F


2
có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : một lặn.
5. Trội không hoàn toàn
Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình của cơ thể F
1
biểu hiện tính
trạng trung gian giữa bố và mẹ còn ở F
2
có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội : 2 trung gian :
1 lặn.
6. Lai phân tích
Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá
thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu
gen đồng hợp.
Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu
gen dị hợp.
7. Quy luật phân ly độc lập
Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng thuần
chủng tương phản độc lập với nhau thì F
2
có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ
phân li của các tính trạng hợp thành nó.
GV đưa ra một số câu hỏi hưỡng dẫn học sinh trả lời.
Câu 1. Phương pháp nghiên cứu quy luật di truyền của Men đen ?
Hưỡng dẫn:
Men đen đã dùng phương pháp lai giống và lai phân tích sự di truyền các
tính trạng của bố mẹ ở cá thể lai gọi tắt là phương pháp phân tích cơ thể lai.
Nội dung của phương pháp:
– Men đen chọn đúng đối tượng …

– Tiến hành chọn lọc và tạo ra dòng thuần …
– Phân tích sự di truyền phức tạp thành di truyền đơn giản …
– Mỗi tính trạng được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần …
– Dùng phương pháp thống kê toán học cân đo đếm để rút ra kết luận
định lượng.
Từ đó Men đen rút ra các quy luật di truyền.
Câu 2. Để kiểm tra độ thuần chủng của một giống chúng ta có cách nào ?
Hưỡng dẫn:
Để kiểm tra độ thuần chủng của một giống ta có hai cách sau:
1. Cho lai phân tích …
2. Cho giống đó tự thụ phấn …
– Nếu đời lai đồng tính thì chứng tỏ giống đó thuần chủng
AA x AA → AA
– Nếu đời lai phân tính thì chứng tỏ giống đó không thuần chủng
Aa x Aa → 1AA : 2Aa : 1aa
Câu 3. So sánh hiện tượng trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn ?
Hưỡng dẫn:
Học sinh lấy ví dụ trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn, viết 2 sơ đồ lai.
1. Giống nhau:
– Kiểu gen F
1
đều dị hợp về một cặp gen.
– Kiểu gen ở F
2
đều có 3 kiểu gen Phân ly theo tỉ lệ 1 kiểu gen đồng
hợp : 2 kiểu gen dị hợp : 1 kiểu gen đồng hợp lặn.
– F
1
đều đồng tính, F
2

đều phân tính.
2. Khác nhau
Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F
1
đều đồng tính 1 bên F
2

phân tính, hai kiểu hình tỉ lệ là 3 trội :
một lặn.
Kiểu hình F
1
đồng tính trội trung gian
F
2
phân tính, ba kiểu hình tỉ lệ là 1
trội : 2 trung gian : 1 lặn.
B. Bài tập về lai một cặp tính trạng
Dạng 1. Bài toán thuận
Bước 1: quy ước gen
Bước 2: Xác định kiểu gen của p
Bước 3: Viết sơ đồ lai
Chú ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội lặn thì phải xác định
tương quan trội lặn trước khi quy ước gen.
Bài 1
Ở đậu Hà Lan tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
Hãy lập sơ đồ lai cho phép lai sau:
– Bố thân cao, mẹ tân thấp.
– Bố mẹ đều thân cao.
Hưỡng dẫn:

Quy ước: Gen A thân cao, a thân thấp.
a.
– Bố thân cao kiểu gen là: AA hoặc Aa
– Mẹ thân thấp có kiểu gen là aa
Sơ đồ lai 1: p: AA (thân cao) x aa (thân thấp)
G
p
: A a
F
1
: Aa (100% thân cao)
b.
Bố mẹ đều thân cao có kiểu gen là AA hoặc Aa.
So đồ lai: TH
1
: Aa x Aa
TH
2
: Aa x AA
TH
3
: AA x AA
Bài 2
Ở loài thực vật, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa vàng. Cho
cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng thu được F
1
rồi tiếp tục cho F
1
giao phấn
với nhau.

a. Lập sơ đồ lai từ p đến F
2

b. Làm thế nào để biết được hoa đỏ ở F
2
là thuần chủng hay không thuần
chủng ? Giải thích và lập sơ đồ lai minh họa.
Bài 3
Ở bí tính trạng quả tròn là trội so với tính trạng quả dài khi cho giao phối
giữa cây p có quả tròn với cây p có quả dài F
1
thu được đều có quả dẹt.
a. Những kết luận có thể rút ra được từ phép lai là gì ? Lập sơ đồ minh hoạ.
b. Nếu cho F
1
tiếp tục giao phấn với nhau. Hãy lập sơ đồ lai.
c. Có cần kiểm tra tính thuần chủng hay không thuần chủng của một cá thể
nào đó không ? Vì sao
Dạng 2. Bài toán ngược
Căn cứ vào tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con hãy xác địng kiểu gen của
đời p
F : 3 : 1 → p : Aa x Aa
F : 1 : 1 → p : Aa x aa
F : 1 :1 : 1 → p :
aA

x
aA

(Trội không hoàn toàn)

Bài 1
Khi cho các cây F
1
giao phấn với nhau, người ta thu được các cây F
2
có 450
cây hạt đen : 150 cây hạt nâu.
a. Hãy dựa vào một định luật di truyền nào đó của Men đen để xác định
tính trội, tính lặn và quy ước gen.
b. Lập sơ đồ lai.
c. Suy ra cặp p đã lai tạo ra các cây F
1
nói trên.
Hưỡng dẫn:
a. Xác định tính trội lặn
Xét kết quả F
2
: 450 hạt đen : 150 hạt nâu = 3 :1
Đây là kết quả của định luật phân li. Như vậy tính trạng hạt đen là trội hoàn
toàn so với tính trạng hạt nâu.
Quy ước : gen A – hạt đen, gen a – hạt nâu.
b. Sơ đồ lai của F
1

F
2
có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn → F
1
dị hợp về một cặp gen Aa (Aa)
So đồ lai: p : Aa (hạt đen) x Aa (hạt đen)

G
p
: A,a A,a
F
1
: 1AA : 2Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu hình : 3hạt đen : 1hạt nâu.
c. Kiểu gen, kiểu hình của p
F
1
có kiểu gen Aa → p thuần chủng khác nhau về một cặp tính tương phản.
Kiểu gen của p : AA x aa.
Sơ đồ lai: p : AA (hạt đen) x aa (hạt nâu)
G
p
: A a
F
1
: Aa (100% hạt đen)
Bài 2
Cho bảng thống kê cá phép lai được tiến hành trên cùng một giống cà chua.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho các phép lai
Kiểu hình p
Kết quả lai F
1
Qủa đỏ Qủa vàng
Qủa đỏ x quả vàng 50% 50%
Qủa đỏ x quả vàng 100% 0%
Qủa đỏ x quả đỏ 75% 25%
Qủa đỏ x quả đỏ 100% 0%

Bài 3
Ở ruồi giấm, tính trạng màu thân do gen nằm trên NST thường. Giao phối
giữa 2 ruồi giấm p thu được các cá thể F
1
. Tiếp tục cho các cá thể F
1
giao phối
với nhau thấy F
2
xuất hiện 4 trường hợp sau:
Th1. F
1
: Ruồi thân xám x Ruồi thân xám
F
2
: 122 ruồi thân xám : 40 ruồi thân đen
Th2. F
1
: Ruồi thân xám x Ruồi thân xám
F
2
: 210 ruồi toàn thân xám
Th3. F
1
: Ruồi thân xám x Ruồi thân đen
F
2
: 182 ruồi toàn thân xám
Th3. F
1

: Ruồi thân đen x Ruồi thân đen
F
2
: 168 ruồi thân đen.
a. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai F
1
nói trên
b. Qua đó hãy giải thích để kết luận về kiểu gen, kiểu hình của cặp ruồi p
và lập sơ đồ lai minh hoạ.
C. Bài tập trắc nghiệm
Gv đưa ra hệ thống bài tập trắc nghiệm (sách bài tập trắc nghiệm học sinh
9).
Yêu cầu học sinh đưa ra lựa chọn đáp án đúng nhất.
Giải thích vì sao lại lựa chọn như vậy.
D. Hưỡng dẫn về nhà
Học bài theo nội dung đã ôn tập.
Làm hoàn chỉnh các bài tập trên lớp.
BTVN
Bài 1
Ở cà chua, quả đỏ là trội hoàn toàn với quả vàng. Hãy lập sơ đồ lai để xác
định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai F
1
trong trường hợp sau
Th1. p : Qủa đỏ x Qủa đỏ
Th2. p : Qủa đỏ x Qủa vàng
Th3. p : Qủa vàng x Qủa vàng.
Bài 2
Ở một loài côn trùng, gen B – mắt lồi trội hoàn toàn, b – mắt dẹt. Cho giao
phối giữa con mắt lồi x mắt dẹt thu được F
1

: 50% mắt lồi : 50% mắt dẹt. Tiếp
tục cho F
1
giao phối với nhau.
a. Biện luận và lập sơ đồ lai
b. Lập sơ đồ lai có thể có của F
1
.
BÀI TẬP
I. Mục tiêu
Giúp hs nhận dạng và giải được các bài toán về lai 1cặp tính trạng và lai hai
cặp tính trạng.
Rèn cho hs kĩ năng làm bài tập quy luật truyền.
II. Nội dung
A. Bài tâp về lai một cặp tính trạng (tiếp)
Dạng 3. Đề bài không cho biết tỉ lệ kiểu hình của đời con
Cách giải:
Căn cứ vào kiểu gen của con để suy ra loại giao tử mà con có thể nhận từ
bố và mẹ. Từ đó xác định kiểu gen của bố mẹ.
Ví dụ: Ở người mầu mắt nâu là trội so với màu mắt xanh. Trong một gia đình
mẹ bố đều màu mắt nâu. Trong số các con sinh ra có đứa mắt xanh. Hãy xác
định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai.
Hưỡng dẫn:
Quy ước: Gen A – mắt nâu, gen a – mắt xanh.
Người con mắt xanh có kiểu gen là aa → nhận từ bố và mẹ giao tử a.
Bố mẹ mắt nâu đều cho con giao tử a có kiểu gen là Aa.
Sơ đồ lai: p : Aa (mắt nâu) x Aa(mắt nâu)
G
p
: A,a A,a

F
1
: 1AA : 2Aa: 1aa
Kiểu hình: 3mắt nâu : 1 mắt xanh.
Bài 1
Ở người thuận tay phải là tính trạng trội hoàn toàn so với thuận tay trái.
a.Nếu bố mẹ đều thuận tay phải thì các con sinh ra sẽ như thế nào.
b. Bố mẹ đều thuận tay trái có thể sinh con, thuận tay phải không ? Giải thích
Đáp số : a. p : AA x AA ; Aa x Aa ; AA x Aa
b. Không
Baì 2 (Đề thi học sinh giỏi năm 98 – 99)
Ở người tính trạng mắt nâu do gen trội N quy định, mắt xanh do gen n quy
định. Ở một gia đình bố mẹ đều mắt nâu sinh ra con toàn mắt nâu. Có thể xác
định được kiểu gen của bố mẹ hay không ? Bằng cách nào ?
B. Lai 2 cặp tính trạng
Dạng 1. Bài toán thuận
Tương tự cách giải bài toán thuận của lai một cặp tính trạng
Bước 1. Quy ước gen
Bước 2. Xác định kiểu gen của bố mẹ
Bước 3. Lập sơ đồ lai.
Ví dụ. Cho lai 2 giống bò thuần chủng: bò đen, không sừng và bò vàng có sừng.
Thế hệ lai F
1
nhận dược toàn bò đen không sừng. Cho bò F
1
giao phối với nhau.
Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình ở bò con F
2
. Biết rằng hai tính trạng nói trên di
truyền phân li độc lập và mỗi gen quy định một tính trạng.

Hưỡng dẫn:
a. Xác định tương quan trội lặn ở từng cặp tính trạng
Theo gt P
t/c
P
1
đồng tính bò đen không sừng→ Tính trạng bò den là trội
hoàn toàn so với tính trạng bò vàng.
Tính trạng không sừng là trội so với tính trạng có sừng.
Quy ước : gen A – tính trạng bò đen, a – bò vàng
B – bò không sừng, b – bò có sừng
Bò đen, không sừng thuần chủng có kiểu gen :AABB
Bò vàng, có sừng thuần chủng có kiểu gen :aabb.
b. Sơ đồ lai
Sơ đồ lai: p
t/c’
: AABB (đen không sừng) x aabb (vàng có sừng)
G
p
: AB ab
F
1
: AaBb (bò đen, không sừng)
F
1
xF
1
:AaBb (đen, không sừng) x AaBb (đen, không
sừng)
G

p1
: AB,Ab,aB,ab AB,Ab,Ab,ab
F
2
: 9A-B_ : 3A-bb : 3aaB_ : 1aabb
9 bò đen, không sừng : 3 đen, có sừng : 3 vàng, không sừng : 1vàng có
sừng.
Bài1
Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Qủa tròn là trội so với quả
dài. Hai tính trạng màu quả và hình dạng quả di truyền độc lập với nhau. Hãy
xác định kết quả lai ở F
1
trong một số trường hợp sau:
Th1. p
t/c
Qủa đỏ tròn x Qủa vàng dài
Th2. p Qủa đỏ tròn không thuần chủng x Qủa vàng dài
Th3. p Qủa vàng tròn x Qủa vàng dài
Th4. p Qủa đỏ dài x Qủa vàng dài.
Bài 2
Ở bắp hạt đỏ (A) trội hoàn toàn so với bắp hạt trắng (a). Cây cao (B) trội so
với cây thấp (b). Biết rằng 2 cặp gen nói trên nằm trên 2 NST thường khác nhau.
Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định kết quả lai F
1
trong các trường hợp sau:
Th1. p: AABb x AaBB
Th2. p: AaBb x Aabb
Th3. p: AaBb x aabb
Th4. p: Aabb x aaBb.
Dạng 2. Bài toán ngược

Đơn giản tỉ lệ F
2
.
Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng.
Xét sự di truyền chung từ đó suy ra kiểu gen của F
1
, kiểu gen của p.
Lập sơ đồ lai minh họa.
Bài 1
Xác định kiểu gen của p và lập sơ đồ lai khi bố mẹ đều lá chẻ, quả đỏ. Đời
lai có tỉ lệ:
64 lá chẻ, quả đỏ
21 lá chẻ, quả vàng
21 lá nguyên, quả đỏ
7 lá nguyên, quả vàng.
Biết mồi gen quy định một tính tính trạng và các gen nằm trên các NST
khác nhau.
Hưỡng dẫn:
a. Xét sự di truyền riêng của từng cặp tính trạng
– Tính trạng hình dạng lá:
Lá chẻ / lá nguyên = (64 + 21)/(23 +7) = 3 / 1
Theo quy luật phân li tính trạng lá chẻ là trội so với lá nguyên.
Quy ước: gen A – lá chẻ, gen a – lá nguyên.
F
1
: 3:1 → p dị hợp Aa x Aa
– Tính trạng màu sắc quả:
Qủa đỏ / quả vàng = (64 + 21)/(23 +7) = 3 / 1
Theo quy luật phân li tính trạng quả đỏ là trội so với qu¶ vàng.
Quy ước: gen B – quả đỏ, gen b – quả vàng.

F
1
: 3:1 → p dị hợp Bb x Bb
b. Xét di truyền chung
Ta có: (Aa x Aa).(Bb x Bb) → p: AaBb x AaBb
Sơ đồ lai: p : AaBb (chẻ, đỏ) x AaBb (chẻ, đỏ)
G
p
: AB,Ab,Ab,ab AB,Ab,Ab,ab
F
1
: 9A_B_ 3A_bb 3aaB 1aabb.
9 chẻ, đỏ : 3 chẻ, vàng : 3 nguyên, đỏ : 1 nguyên, vàng.
Bài 2
Giao phấn giữa 2 cây thuần chủng thu được F
1
đồng tính giống nhau. Tiếp
tục cho cây F
1
giao phấn với nhau có tỉ lệ kiểu hình như sau:
176 cây thân cao, hạt tròn
59 cây thân cao, hạt dài
60 cây thân thấp, hạt tròn
20 cây thân thấp, hạt dài.
a. Xác định tính trạng trội lặn và quy ước gen cho các tính trạng trên.
b. Lập sơ đò lai từ p đến F
2
Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và các gen nằm trên các
nhiễm sắc thể khác nhau
III. Hướng dẫn về nhà

Làm bài tập vào vở bài tập.
Giáo viên phôtô bài tập cho học sinh.
NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu
– Củng cố hệ thống hoá kiến thức về nhiễm sắc thể:
+ Cấu trúc, tính đặc trưng và chức năng của NST
+ Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân, giảm
phân.
+ Cơ chế xác định giới tính.
+ Mỗi quan hệ, ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
– Rèn luyện cho hs kỹ năng trả lời câu hỏi lý thuyết và trắc nghiệm khách
quan.
– Rèn cho hs kỹ năng làm bài tập về NST giới tính.
II. Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ
– Gv đánh giá bài làm và chữa một số bài tập khó .
– Gv kiểm tra kiến thức lý thuyết chương I.
B. Giáo viên hệ thống kiến thức chương II: NST
Gv viên đưa ra câu hỏi tự luận → HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời
các câu hỏi.
Gv nhận xét đưa ra kiến thức chuẩn.
Câu 1. Nhiễm sắc thể là gì ? Giải thích cấu tạo và chức năng của NST
Câu 2. Trình bày những biến đổi và hoạt động của NST trong từng kì nguyên
phân, giảm phân.
Câu 3. So sánh hoạt động, biến đổi của NST trong giảm phân và thụ tinh.
Câu 4. Nêu ý nghĩa của hoạt động NST trong nguyên phân.
Gợi ý : Các hoạt động của NST trong nguyên phân là : Tự nhân đôi, co xoắn ,
duỗi xoắn, dàn hàng trên mặt phẳng xích đạo, phân li về hai cực của tế bào.
Câu 5. Giao tử là gì ? So sánh sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động
vật ?

Câu 6. Giải thích cơ chế sinh con trai, con gái ở người? Viết sơ đồ minh hoạ.
Vì sao ở người có tỉ lệ nam : nữ trong cấu trúc dân số quy mô lớn là : 1 :1
Câu 7. Vì sao nói NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào ?
Gợi ý:
– NST là cấu trúc mang gen
+ NST chứa AND, AND mang thông tin di truyền, gen phân bố trên mồi
NST, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định, gọi là locút.
+ Những biến đổi về số lượng, cấu trúc NST sẽ gây ra những biến đổi về
các tính trạng. Đại bộ phận các tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST.
– NST có khả năng tự nhân đôi
Thực chất của sự nhân đôi NST là nhân đôi AND vào kỳ trung gian giữa 2
lần phân bào đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
– Sự tự nhân đôi của NST kết hợp với sự phân li và tổ hợp của NST trong
giảm phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp đọ tế bào đối với các loài giao
phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi, phân chia đồng đều
các NST về hai cực tế bào là cơ chế ổn định vật chất di truyền trong một đời cá
thể ở cấp độ tế bào.
Với những đặc tính trên của NST người ta đã xem chúng là cơ sở vật chất
của di truyền ở cấp độ tế bào.
Câu 8. Ý nghĩa và mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Gợi ý:
1. Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
a. Nguyên phân
– Ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể.
– Tăng nhanh sinh khối tế bào, đảm bảo sự phân hoá mô, cơ quan tạo lập
lên cơ thể hoàn chỉnh.
– Tạo điều kiện cho các đột biến tế bào sinh dưỡng cơ thể nhân lên qua các
thế hệ tế bào tạo lên thể khảm.
b. Giảm phân
– Giảm bộ NST trong giao tử, nhờ vậy khi thụ tinh khôi phục lại được

trạng thái lưỡng bội của loài đã bị mất đi trong quá trình tạo giao tử.
– Trong giảm phân có sự phân li độc lập tổ hợp tự do của NST, sự trao đổi
đoạn tại kì trước I của giảm phân đã tạo lên nhiều loại giao tử khác nahu về
nguồn gốc và chất lượng. Dây là cơ sở tạo lên các biến dị tổ hợp cung cấp
nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá tạo lên tính đa dạng của sinh giới.
– Nhờ giảm phân các đột biến được nhân lên dần trong quần thể trong loài
để biểu hiện ra kiểu hình đột biến.
c. Thụ tinh
Phục hồi lại bộ NST lưỡng bội do sự kết hợp giữa giao tử đực (n) với giao
tử cái (n). Mặt khác trong thụ tinh do sự phối hợp ngẫu nhiên của các loại giao
tử khác giới tạo lên nhiều tổ hợp giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng
bộ NST làm tăng tần số các loại biến dị tổ hợp.
2. Mối quan hệ gữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá trình truyền đạt
thông tin di truyền
Nhờ nguyên phân mà các thế hệ tế bào khác nhau vẫn chứa đựng các thông
tin di truyền giống nhau đặc trưng cho loài.
Nhờ giảm phân tạo lên các giao tử đơn bội khi thụ tinh sẽ khôi phục lại
trạng thái lưỡng bội.
Nhờ thụ tinh đã kết hợp bộ NST đơn bội trong tinh trùng với bộ NST đơn
bội trong trứng để hình thành bộ NST 2n, đảm bảo việc truyền đạt thông tin di
truyền từ bố mẹ cho con cái ổn định tương đối.
Nhờ sự kết hợp 3 quá trình trên mà tạo điều kiện cho các đột biến có thể lan
rộng chậm chạp trong loài để có dịp biểu hiện thành kiểu hình.
C. Bài tập di truyền giới tính
Bài 1
Ở duồi giấm gen A quy định mắt đỏ, gen a mắt trắng. Các gen nằm ttrên
NST giới tính X.
a. Hãy viết kiểu gen, kiểu hình của con lai F
1
khi:

– Bố mắt đỏ, mẹ mắt trắng.
– Bố mắt trắng, mẹ mắt đỏ.
b. Nếu con lai F
1
có mắt đỏ được sinh ra từ ruồi mẹ mắt trănmgs thì có kiểu
hình của ruồi bố như thế nào ?
Hưỡng dẫn:
Quy ước: gen X
A
quy định mắt đỏ, X
a
mắt trắng.
a. Ruồi đực có bộ NST giới tính là XY
X
A
Y (mắt đỏ) X
a
Y (mắt trắng)
Ruồi cái có bộ NST giới tính là XX
X
A
X
A
, X
A
X
a
(mắt đỏ) X
a
X

a
(mắt trắng)
b.
Bố mắt đỏ kg là: X
A
Y
Mẹ mắt trắng kg là: X
a
X
a

P: X
A
Y x X
a
X
a

Bố mắt trắng kg là: X
a
Y
Mẹ mắt đỏ kg là: X
A
X
A
hoặc X
A
X
a


Sơ đồ lai: Th1: p: X
A
X
A
x X
a
Y
Th2: p: X
A
X
a
x X
a
Y
Bài 2
Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn a quy định, gen A bình thường.
Các gen này nằm trên NST giới tính.
a. Bố mẹ sinh con gái bị bệnh máu khó đông thì kiểu gen, kiểu hình của họ
sẽ như thế nào?
b. Bố mẹ sinh ra con trai bình thường thì kiểu gen, kiểu hình của họ sẽ như
thế nào?
Bài 3
Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen, F
1
đồng loạt lông
vằn. Cho gà F
1
tạp giao được F
2
có 150 gà lông vằn : 50 gà mái lông đen.

a. Biện luận, viết sơ đồ lai từ p đến F
2
.
b. Tỉ lệ phân tính ở F
3
.
Hưỡng dẫn: F
2
: 3 lông vằn : 1 lông đen
Vậy tính trạng lông vằn là trội so với lông đen.
Tính trạng gà lông đen chỉ xuất hiện ở gà mái → Tính trạng màu sắc lông
liên kết với giới tính (gen nằm trên NST giới tính X).
F
1
đồng tính → p thuần chủng.
Gà trống lông vằn thuần chủng có kg là : X
A
Y
A
Gà mái lông đen có kiểu gen là : X
a
Y
C. Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần NST, hs đưa ra lựa
chọn và giải thích
D. Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lòng những phần kiến thức đã học.
Hoàn thiện các bài tập vào vở.
BTVN ( Đề thi học sinh giỏi 99 - 2000)
Ở người bệnh mù màu do gen lặn a nằm trên NST giới tính X, gen A quy
định bình thường.

a. Bố bị mù màu mẹ không mang gen gây bệnh đó thì con trai con gái của
họ có bị bệnh không?
b. Người con gái của họ lớn lên lấy chồng mù màu. Hỏi con trai con gái
của họ có bị bệnh không?
BÀI TẬP NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu
Học sinh nắm được các dạng bài tập, cách giải bài tập trong nguyên phân,
giảm phân và thụ tinh.
Rèn cho hs kĩ năng làm bài tập NST.
II. Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ
Gv hỏi hs theo các câu hỏi nội dung về phần NST.
Gv kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
Gv nhận xét đánh giá.
B. Một số công thức (nguyên phân)
Có a tế bào thực hiện liên tiếp k lần thì :
– Số tế bào con tạo ra là : a.2
k
– Số NST trong các tế bào con tạo ra là : a.2
k
.2n
– Số tâm động có trong các tế bào con là : a.2
k
.2n
– Tổng số NST đơn môi trường nội bào cung cấp : a.2n(2
k
- 1)
– Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào cung cấp : a.2n(2
k
-

2).
C. Bài tập áp dụng
Dạng 1. Tính số tế bào con tạo ra và số lần nguyên phân
Bài 1
Có 10 tế bào sinh dưỡng thuộc cùng một loài phân bào nguyên nhiễm.
a. Nếu mỗi tế bào đều nguyên phân liên tiếp thì tổng số tế bào con được tạo
ra từ 10 tế bào trên là bao nhiêu ?
b. Nếu tổng số tế bào con được tạo ra từ 10 tế bào là 1280 tế bào con và số
lần phân bào của tế bào đều bằng nhau thì mỗi tế bào đã nguyên phân mấy lần ?
Hưỡng dẫn:
a. tổng số tế bào con được tạo ra là : 10.2
k
= 10.2
3
= 80 (tb con)
b. Số lần phân bào của mỗi Tb sinh dưỡng ban đầu:
Số tb con được tạo ra từ 1 tb là : 1280/10 = 128 (tế bào)
Số lần phân bào của mỗi Tb sinh dưỡng ban đầu là k
Ta có: 2
k
= 128 → k = 7.
Bài 2
Ba hợp tử của cùng một loài có bộ NST là 2n = 8. Hợp tử 1 nguyên phân
một số lần tạo ra số tb con bằng 1/4 số tb con do hợp tử 2 nguyên phân tạo ra.
Tổng số NST trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử 3 là 512 NST đơn. Qúa trình
nguyên phân của cả 3 hợp tử đã tạo ra số tb con có tổng số NST đơn là 832.
a. Tính số tế bào con tạo thành từ mỗi hợp tử.
b. Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
Giải:
a. Số tế bào do mỗi hợp tử tạo ra:

Gọi x là số tb con do hợp tử 1 tạo ra → 4x là số tb con do hợp tử 2 tạo ra.
Số tế bào con được tạo ra từ hợp tử 3 là : 512/8 = 64
Tổng số NST trong các tb con tạo thành là 832 NST.
Σ số tế bào con tạo ra từ 3 hợp tử là : 832/8 = 104.
Ta có phương trình : x + 4x + 64 = 104 ⇔ x = 8.
Vậy số tb con được tạo ra từ : Hợp tử 1 là 8 (tế bào con)
Hợp tử 2 là 4.8 = 32 (tế bào con)
Hợp tử 3 là 64 (tế bào con).
b. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử :

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×