Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị bong gân - đụng dập phần mềm do chấn thương của cao tiêu thũng chỉ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 125 trang )

Bộ y tế

Trờng đại học y Hà Nội


Nguyễn thanh cờng

Đánh giá tác dụng điều trị
bong gân - đụng dập phần mềm do
chấn thơng của cao tiêu thũng chỉ thống

Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II

Hà Nội - 2008


Bộ y tế

Trờng đại học y Hà Nội


Nguyễn thanh cờng

Đánh giá tác dụng điều trị
bong gân - đụng dập phần mềm do
chấn thơng của cao tiêu thũng chỉ thống

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số

: CK 62.72.60.01



Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. phạm văn trịnh
Ts. Tạ văn bình

Hà Nội - 2008

Đặt vấn đề


3

Chấn thơng kín phần mềm là tổn thơng khá phổ biến
và ngày càng gia tăng ở nớc ta cũng nh trên thế giới, đồng thời
cũng là bạn đồng hành của các nguyên nhân do hỏa khí, tai
nạn giao thông và tai nạn lao động ngày càng nhiều lên [2],
[4].
Theo tổng kết của quân y Xô Viết, chấn thơng phần
mềm chiếm tỷ lệ từ 50%- 60% tổng số thơng binh trong
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ tại miền nam Việt Nam (1965 - 1975) chấn thơng
phần mềm chiếm từ 61% - 87% [13].
Theo Nguyễn Mạnh Nhâm, trong tổng số 2882 trờng hợp
cấp cứu tai nạn giao thông tại bệnh viện Việt Đức từ 24/3/1998
đến 26/6/1998 có tới 1760 bệnh nhân (chiếm 77,1%) thuộc
loại chấn thơng phần mềm nhẹ, vì vậy sau khi khám, xử lý
đã cấp đơn về điều trị tại nhà [23].
Chấn thơng kín phần mềm có bong gân - tổn thơng

dây chằng bao khớp và đụng dập - tổn thơng dập nát cơ.
Các thơng tổn này thờng không riêng lẻ mà thờng phối hợp có
liên quan chặt chẽ với nhau và có thể ảnh hởng đến các cơ
quan khác không phải là phần mềm nh khớp, xơng, các tạng,
v.v... Bệnh lý của chấn thơng kín phần mềm vì thế tiến
triển rất phức tạp. Do vậy việc điều trị cũng không đơn giản
và có thể để lại các hậu quả và di chứng đáng tiếc nếu
không đợc xử trí và điều trị đúng đắn. Tuy nhiên trên thực
tế, tâm lý nói chung của cán bộ y tế cũng nh ngời dân thờng


4

coi nhẹ thơng tổn phần mềm hơn các thơng tổn khác. Việc
xử trí thơng tổn phần mềm còn khiếm khuyết ở nhiều trờng
hợp, nhiều cơ sở. Các biến chứng do thơng tổn phần mềm
nh nhiễm khuẩn, áp xe, thậm chí viêm xơng khớp, ảnh hởng
cơ năng hạn chế vận động của chi sau này đã gặp ở nhiều trờng hợp.
Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị chấn thơng kín phần
mềm chủ yếu kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm (no
steroid, steroid) hoặc băng ép nếu ở khớp và cho về. Song
các thuốc này còn có một số tác dụng không mong muốn nh
gây xuất huyết tiêu hóa, độc với gan ,thận, dị ứng, v.v
Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam cũng có những loại
thuốc phục vụ cho ngoại khoa chấn thơng [25]. Đại danh y Tuệ
Tĩnh (thế kỷ XIV), Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII), để lại cho đời
sau nhiều bài thuốc điều trị chấn thơng kín phần mềm.
Trong nhân dân, ở mỗi vùng dân c đều có rất nhiều bài
thuốc kinh nghiệm điều trị chấn thơng [5], nhng đợc nghiên
cứu ứng dụng còn ít.

Các y gia Trung Quốc cũng có nhiều nghiên cứu liên quan
đến vấn đề này, nhất là các nghiên cứu cơ bản về tác dụng
dợc lý của một số vị thuốc điều trị chấn thơng. Trên cơ sở
muốn vận dụng những nghiên cứu cơ bản của họ, tìm ra một
bài thuốc thích hợp ứng dụng vào điều kiện lâm sàng cụ thể
của Việt Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu phơng pháp
đắp cao tiêu thũng chỉ thống điều trị chấn thơng kín


5

phần mềm đợc giới thiệu trong sách Các phơng pháp dân
gian điều trị ngoài độc đáo của Trung Quốc, với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng lâm sàng của cao tiêu thũng chỉ
thống trên bệnh nhân bong gân - đụng dập phần
mềm do chấn thơng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của cao tiêu
thũng chỉ thống trên một số triệu chứng lâm
sàng và một số chỉ số cận lâm sàng.


6

Chơng 1

Tổng quan
1.1. Quan niệm của y học hiện đại về chấn thơng.
Chấn thơng là môn khoa học nghiên cứu và điều trị
những tổn thơng do ngoại lực tác động vào cơ thể. Mỗi
ngoại lực tác động vào cơ thể gây nên những tổn thơng có

đặc tính khác nhau. Đó là tác nhân cơ học, vật lý (điện,
phóng xạ), tinh thần, tâm lý. Tùy hoàn cảnh gây nên chấn thơng mà phân ra chấn thơng thời chiến hay thời bình. Trong
thời bình còn phân ra chấn thơng do lao động, do sinh
họat, do giao thông, do thể thao [39].
Chấn thơng phần mềm có thể gây nên tổn thơng đơn
lẻ nh đụng dập, rách nát da, cơ, tổn thơng thần kinh, tổn thơng mạch máu (phần mềm), tổn thơng xơng, khớp, tổn thơng tạng phủ, hoặc kết hợp các tổn thơng trên một nạn
nhân tạo nên đa chấn thơng [13].
1.1.1. Đặc điểm về giải phẫu, sinh bệnh học và điều
trị chấn thơng kín phần mềm.
1.1.1.1. Đặc điểm về giải phẫu sinh lý phần mềm.
a. Đặc điểm về giải phẫu và sinh lý da:
- Da bao phủ toàn bộ thân ngời và chuyển thành niêm
mạc ở hố tự nhiên, bề mặt da ngời trởng thành rộng khoảng
1,5 m2- 2m2. Da gồm 3 lớp từ ngoài vào trong là thợng bì,
trung bì, hạ bì [14], [22].


7

+ Thợng bì không có mạch máu, sự nuôi dỡng các tế bào
là do bạch mạch nằm trong khe giữa các tế bào.
+ Trung bì (hay da thực sự) gồm các lớp nhú và lớp võng,
trong lớp trung bì có các sợi của tổ chức liên kết, chất căn bản
trung gian tế bào và các tế bào, nó giúp cho da co giãn, chắc,
đàn hồi, đồng thời nó cũng dễ dàng bị lôi cuốn tích cực vào
quá trình viêm và dị ứng trên da.
+ Hạ bì là một lớp mô mỡ bao gồm các bó sợi liên kết cấu
tạo nh mạng lới. Da có hệ thống tuần hoàn, bạch mạch, các
đầu mút thần kinh, tuyến bã, tuyến mồ hôi, lông, cơ.
Da có hệ thống tuần hoàn và bạch mạch tạo thành mạng

lới nông và sâu, các mạng lới này liên kết với nhau. Trên da có
trên 3 triệu tuyến mồ hôi hình ống nằm từ hạ bì chạy qua
trung bì đổ ra bề mặt của da. Trong một ngày các tuyến
tiết ra trung bình từ 300ml đến 800ml mồ hôi. ở da còn có
tuyến bã, lông, cơ trơn và cơ vân, tùy vị trí trên cơ thể. Đặc
biệt trên da đợc phân bố nhiều sợi thần kinh cảm giác, nhiều
thụ cảm thể tiếp nhận cảm giác nóng, lạnh, đau, cảm giác
chèn ép và va đập.
b. Sinh lý chức năng da:
+ Chức năng bảo vệ: Da bảo vệ cơ thể tránh những tác
động cơ học (va đập, cọ sát, chèn ép), tác động vật lý, tác
động hóa học, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn [14], [22].
+ Chức năng cảm thụ: Nhờ hệ thống thần kinh và các
tận cùng thần kinh nằm trong da mà con ngời có thể tiếp


8

nhận, vận chuyển những kích thích từ môi trờng bên ngoài
tác động vào cơ thể, cùng với các giác quan giúp con ngời
định hớng đợc bản thân trong môi trờng.
+ Chức năng xuất tiết và bài tiết: Tuyến bã và tuyến mồ
hôi của da đào thải những chất cặn bã hữu cơ, vô cơ, các
sản phẩm chuyển hóa. Tuyến bã mỗi ngày đào thải gần 20g
chất cặn bã ra ngoài.
+ Chức năng hô hấp và khả năng hấp thụ: Da bổ sung
một phần chức năng hô hấp của phổi. Qua da, một lợng oxy
có thể xâm nhập (1/180 lợng oxy). Da đào thải acid các bon
níc (1/90) và hơi nớc ra ngoài.
+ Chức năng điều nhiệt: Đợc thực hiện nhờ hệ thống

thần kinh. Sự co giãn mạch máu và bài tiết mồ hôi là cơ chế
điều nhiệt của da. Khi mạch máu dới da giãn ra, đồng thời với
sự tăng tiết mồ hôi thì quá trình tỏa nhiệt sẽ tăng lên. Ngợc
lại, khi mạch máu dới da co lại, sự bài tiết mồ hôi giảm thì quá
trình tỏa nhiệt sẽ giảm.
c. Đặc điểm về giải phẫu và sinh lý của các cơ:
Cơ là một trong các mô quan trọng của cơ thể, tính
chất của cơ là sự co rút, nó tạo nên mọi hoạt động cho cơ thể
nh di chuyển, hoạt động của hệ thống cơ quan, biểu lộ tình
cảm, tiếng nói, v.v... Có 2 loại cơ là cơ trơn và cơ vân [26].
-

Cơ trơn do hệ thống thần kinh thực vật (tự động) chi
phối, hoạt động ngoài ý muốn, là cơ của các tạng, các
tuyến, cơ ở thành mạch máu.


9

-

Cơ vân (hay cơ bám xơng) hoạt động theo ý muốn của
con ngời, do thần kinh động vật chi phối, nó chiếm tới 2/5
trọng lợng của cơ thể. Đơn vị cấu tạo của cơ là sợi cơ. Sợi
cơ dài khoảng 12cm và đờng kính từ 10-1000 micron.
Mỗi sợi cơ gồm có nguyên sinh chất và một số nhân,
nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ, mỗi tơ cơ gồm có đĩa
sáng và đĩa tối xen kẽ nhau. Khi co cơ các đĩa tối thu
ngắn lại và phình ra. Khi cơ duỗi, các đĩa sáng kéo dài
ra và thu nhỏ lại. Tổ chức liên kết tha nối liền các sợi cơ với

nhau thành từng bó nhỏ tập hợp dần thành các bó lớn và
cuối cùng thành cơ. Mỗi cơ đợc vận động bởi một hay
nhiều nhánh thần kinh. Thần kinh vào cơ có các sợi cảm
giác và vận động theo tỷ lệ khoảng 40/60. Các nhánh
thần kinh vào cơ quan bao cơ theo 2 cách, nếu là cơ dài
thì thần kinh đi song song với thớ cơ, nếu là cơ rộng thì
thần kinh đi thẳng góc với thớ cơ. Độ lớn của thần kinh đi
vào cơ không phụ thuộc vào độ lớn của cơ mà phụ thuộc
vào chức năng hoạt động có phức tạp hay không phức tạp
của mỗi cơ. Mạch cấp máu cho cơ thờng đi với thần kinh
tạo thành bó mạch thần kinh. Gân gồm những thớ trắng,
chắc, ở đầu của cơ và thờng bám vào xơng. Với các gân
dẹt của các cơ rộng thờng đợc gọi là cân.

1.1.1.2. Sinh bệnh học và điều trị chấn thơng kín
phần mềm :


10

Chấn thơng phần mềm đợc chia làm 2 loại. Chấn thơng
kín phần mềm và chấn thơng hở phần mềm. Chấn thơng
kín phần mềm còn gọi là đụng dập phần mềm.
Sau khi bị chấn thơng, tại vùng đụng dập phần mềm xảy
ra 3 hiện tợng đó là [6]:
-

Làm giãn mạch do tăng lợng máu tới nơi chấn thơng.

-


Thay đổi cấu trúc trong mạch vi tuần hoàn làm cho

các prôtein và huyết tơng thoát ra khỏi lòng mạch.
-

Các bạch cầu, nhất là các đại thực bào xâm nhập

tổ chức viêm.
* Sinh bệnh học: Chấn thơng kín phần mềm không
gây rách da nhng làm bầm dập các cơ và tổ chức dới da
gây nên tình trạng viêm cấp với những biến đổi sau.
- Rối loạn tuần hoàn ở ổ viêm: Thờng xảy ra sớm, ngay sau
khi chấn thơng, bao gồm 4 hiện tợng:
+ Rối loạn vận mạch, lần lợt với các dấu hiệu:
Co mạch trong một thời gian rất ngắn, có tính phản xạ,
do thần kinh co mạch hng phấn làm các tiểu động
mạch co lại.
Xung huyết động mạch do cơ chế thần kinh và thể
dịch tạo ra. ở giai đoạn này các động mạch vi tuần
hoàn giãn rộng, tăng cả lu lợng lẫn áp lực máu làm cho
các mao mạch hoạt động trở lại, ổ viêm đợc tới một lợng


11

lớn máu phù hợp với yêu cầu năng lợng của tế bào thực
bào và sự chuyển hóa ái khí của chúng.
Xung huyết tĩnh mạch khi quá trình thực bào giảm đi,
đa đến giảm xung huyết động mạch rồi chuyển dần

sang xung huyết tĩnh mạch, làm tĩnh mạch giãn rộng. ở
giai đoạn này, ổ viêm bớt nóng đỏ, đau giảm, chuẩn
bị cho quá trình sửa chữa và cô lập ổ viêm, đồng thời
ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây bệnh.
ứ máu do các nguyên nhân sau:
Thần kinh vận mạch của huyết quản bị tê liệt.
Bạch cầu bám vào thành mạch cản trở lu thông dòng máu.
Tế bào nội mô hoạt hóa phì đại làm cho lòng các huyết
quản càng nhỏ đi.
Phù nề giữa các khoảng gian bào chèn ép vào thành
mạch
Hình thành các huyết khối trong lòng vi mạch.
- Hình thành dịch rỉ viêm do 3 cơ chế:
Tăng áp lực thủy tĩnh trong mạch máu tại ổ viêm.
Tăng áp lực keo
Tăng áp lực thẩm thấu tại ổ viêm
- Hiện tợng bạch cầu xuyên mạch.
- Hiện tợng bạch cầu thực bào.
- Rối loạn chuyển hóa:


12

Tại ổ viêm, có sự rối loạn chuyển hóa của protid, glucid,
lipid.
+ Rối loạn chuyển hóa glucid: Do rối loạn tuần hoàn tại ổ
viêm nên có tình trạng chuyển hóa yếm khí tạo ra acid lactic
làm cho pH tại ổ viêm giảm.
+ Rối loạn chuyển hóa protid: Tại ổ viêm, các sản phẩm
chuyển hóa protid dở dang nh polypetit, acid amin tăng lên và

đợc tích tụ tại đây.
+ Rối loạn chuyển hóa lipid: Tại ổ viêm lợng acid béo,
lipid và thể xetonic tăng cao, đó chính là hậu quả của rối
loạn chuyển hóa glucid, đồng thời các enzym chuyển hóa
lipid từ tế bào viêm đợc giải phóng ra.
- Tổn thơng mô: Ngoài những tổn thơng tiên phát của
mô do nguyên nhân chấn thơng tạo ra, tại đây còn có
những tổn thơng mô thứ phát. Loại tổn thơng này phụ thuộc
vào mức độ phản ứng và sự điều chỉnh của cơ thể đối với
nguyên nhân và độ lớn của lực chấn thơng.
- Tăng sinh tế bào và quá trình lành vết thơng: Quá
trình tăng sinh tế bào đợc xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu,
càng về sau, sự tăng sinh tế bào vợt mức các tế bào hoại tử, ổ
viêm đợc sửa chữa ngày càng hoàn thiện.
* Triệu chứng lâm sàng của chấn thơng kín phần
mềm: Sau khi chấn thơng, tại chỗ sng, nóng, đỏ, đau, hạn
chế vận động, có thể thấy vết bầm tím do máu tụ, [7], [39].
* Điều trị chấn thơng kín phần mềm.


13

- Chờm lạnh vào vùng chấn thơng bằng túi chờm đá ngay
sau chấn thơng trong 4 giờ đầu cách 20-30 phút 1 lần.
- Bằng ép nhẹ và bất động vùng chi bị chấn thơng.
- Không xoa bóp, không xoa rợu, không chờm nóng ngay
sau chấn thơng.
- Thuốc uống:



Giảm đau: Paracetamol 0,5g x 4 viên/ ngày, chia 2
lần, sáng uống 2 viên, chiều uống 2 viên.



Chống phù nề: Alphachymotrypsin 0,25g x 6 viên/ngày
chia 3 lần mỗi lần uống 2 viên vào sáng, tra, tối.
- Vận động sớm ngay sau khi hết đau.

1.1.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh bệnh học và điều trị
bong gân.
1.1.2.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của khớp.
ở những động vật cấp thấp, để di chuyển từ vị trí này
sang vị trí khác, các xơng liên kết với nhau nhờ mô liên kết
hoặc những mô sụn, nhng những hình thức nàỵ hạn chế
nhiều đến các hoạt động. ở con ngời, giữa các xơng hình
thành một khe, đó là ổ khớp. Nhờ ổ khớp mà các đoạn xơng
thực hiện đợc những động tác rộng hơn. Sự liên kết giữa các
xơng tạo thành khớp đợc phân làm 3 nhóm khớp [26], [32]:
- Khớp bất động: Là khớp không có ổ khớp. Loại khớp này
bất động hoặc ít động về mặt chức năng.


14

- Khớp bán động: Là khớp có bao khớp sợi nhng không có bao
hoạt dịch.
- Khớp động: Là khớp điển hình có đầy đủ các thành phần
của bao khớp gồm:
+ Sụn khớp: Dày 0.2mm - 0.5mm bao phủ trên bề mặt

của khớp. Nhờ tính đàn hồi và nhẵn của sụn khớp nên bề
mặt khớp dễ trơn trợt trên nhau và chịu đợc lực nén để thực
hiện chức năng vận động.
+ Bao khớp gồm 2 màng:
Màng sợi là một bao tổ chức liên kết sợi bám xung quanh
mặt khớp nối liền hai đầu xơng với nhau và liên tục với màng
xơng. Bao khớp có những chỗ dầy lên, se lại thành những dây
chằng gần, ngoài ra còn dây chằng xa ở ngoài bao khớp, dây
chằng chủ động do cân và gân cơ tạo nên, làm tăng khả
năng nối khớp.
Màng hoạt dịch (bao hoạt dịch): Đợc lót ở trong bao sợi
dính quanh viền sụn khớp ở hai đầu xơng để tạo thành một
ổ khớp. Thanh mạc đi từ sụn khớp tới bao khớp, có những nếp
gấp tạo nên túi cùng hoạt dịch.
+ ổ khớp: Là khoang kín đợc giới hạn bởi mặt khớp và bao
hoạt dịch, ổ khớp có áp lực âm tính, vì vậy các mặt
khớp luôn sát vào nhau. Trong ổ khớp chứa hoạt dịch làm
khớp cử động dễ dàng.
Khớp có 3 chức năng:
+ Hỗ trợ cho sự ổn định vị trí của cơ thể


15

+ Tham gia vào việc di động các phần cơ thể và tơng hỗ
lẫn nhau
+ Chuyển động cơ thể để di chuyển trong không gian.
1.1.2.3. Sinh bệnh học và điều trị bong gân.
a. Sinh bệnh học bong gân:
Bong gân là một lọai tổn thơng dây chằng bị kéo giãn

quá mức, bị rách hay đứt hoàn toàn, nguyên nhân của bong
gân là do chấn thơng gián tiếp theo chiều hớng gập góc
hoặc xoắn vặn vợt quá mức độ sinh lý [3],[4].
* Trong tổn thơng dây chằng khớp, dựa vào sức kéo
căng làm biến dạng chiều dài dây chằng, chia làm 3 độ [19],
[26], [41], [42].
+ Độ 1: Sức kéo căng làm biến dạng chiều dài chằng vợt
quá 4%, tức là có sự biến dạng chiều dài dây chằng giãn ra
không co trở về đợc nữa vì một ít sơị collagen bị đứt.
Khám lâm sàng thấy khớp còn vững chắc.
+ Độ 2: Sức kéo căng mạnh hơn làm đứt nhiều sợi
collagen, nhng không vợt quá 20% mức biến dạng. Khám lâm
sàng thấy khớp còn vững chắc.
+ Độ 3: Sức kéo căng vợt quá 20% mức biến dạng, toàn bộ
dây chằng bị đứt hoàn toàn. Khám lâm sàng thấy khớp
chênh vênh hay lỏng lẻo.
* Về lâm sàng- bong gân đợc chia làm 2 mức độ.


16

+ Bong gân nhẹ: Đau ít, vùng tổn thơng có đỏ, nóng ít,
sng quanh khớp, các hoạt động cơ năng bị hạn chế ít.
+ Bong gân nặng: Đau nhiều quanh khớp, da đỏ bầm
dập, nóng đỏ, sng to, có thể có máu trong khớp, cử động
đau, khớp không vững, hạn chế vận động.
* Theo bệnh học vi thể, diễn biến của bong gân trải qua
3 giai đoạn:
- Giai đoạn viêm tấy: Xuất hiện trong 72 giờ đầu sau
chấn thơng. Nớc, hoạt dịch và máu tụ ngấm vào các mô bị

tổn thơng, các bạch cầu đơn nhân và các đại thực bào đợc
huy động về nơi tổn thơng, đồng thời các chất trung gian
hóa học nh histamin, serotonin, prostaglandin đợc phóng
thích gây tình trạng thoát huyết quản làm quá trình phù nề
tăng lên.
- Giai đoạn phục hồi: Các đại thực bào tiêu hủy các mô
dập nát và máu tụ, cùng lúc xuất hiện các mạch máu tân tạo,
đồng thời các nguyên bào sợi đợc huy động đến vùng bong
gân tạo ra sợi Collagen non cha có định hớng.
- Giai đoạn tạo hình lại: Giai đoạn này diễn ra xen kẽ với
giai đoạn phục hồi, các sợi Collagen đợc định hớng với phơng
của lực đồng thời tăng độ bền để đạt tới mức độ chịu đợc
sức kéo căng sinh lý mà dây chằng không bị đứt.
b. Điều trị bong gân.
-

Điều trị bong gân nhẹ [19 ]:


17

+ Phải tiến hành điều trị kịp thời, ngay sau tai nạn. Về
nguyên tắc phải làm ngừng chảy máu , hạn chế sng nề vùng
bong gân. Có thể dùng băng chun để băng ép vùng bong
gân, giữ băng ít nhất 48 giỡ.
+ Chờm lạnh ngoài băng bằng nớc đá trong 4 giờ đầu,
cách 20-30 phút chờm một lần. Chờm nớc đá có tác dụng giảm
đau, co mạch làm ngừng chảy máu, hạn chế sng nề.
+ Bất động khớp ở t thế kê cao cuối chi.
+


Dùng

thuốc

giảm

đau

nh

Indometacine

họăc

Ibuprôfene.
+ Cấm

xoa rợu, cấm xoa bóp hoặc chờm nóng vùng

bong gân ít nhất 72 giờ đầu để tránh làm giãn mạch gây
nên chảy máu và tăng phù nề.
- Điều trị bong gân nặng:
Nên cố định bằng bột khoảng 6 tuần để bất động
vững chắc khớp bị bong gân, tránh các vận động đột ngột
quá mức. Tập co cơ bị bất động trong bột và tập vận động
các khớp không bị băng trong bột với nguyên tắc không gây
đau, từ nhẹ đến nặng. Nếu dây chằng bị đứt hoàn toàn
(bong gân độ 3) cần phải khâu áp khít chỗ bị đứt kết hợp
với bất động, bảo vệ vùng bị tổn thơng trong vòng 4- 6 tuần

sau đó cho vận động sớm có mức độ, có kiểm soát và tăng
dần.
1.2. Quan niệm của y học cổ truyền về chấn thơng.
1.2.1. Đại cơng.


18

Ngoại khoa theo Y học cổ truyền gọi là dơng khoa [5].
Phạm vi của ngoại khoa rất rộng, nó bao gồm những bệnh của
các tổ chức ở phần ngoài của cơ thể hoặc ở nội tạng phát
sinh ra chứng trạng cục bộ [15]. Khi điều trị dơng khoa, cùng
với việc dùng thuốc ở trong, còn có thuốc dùng ngoài nh bôi,
đắp, ngâm, xoa và các thủ thuật chích, thắt, đốt để chữa
ung nhọt, tràng nhạc [33], [38], [44], [45].
Chấn thơng đụng dập phần mềm và bong gân theo y
học cổ truyền thuộc phạm vi chứng thơng khoa. Thơng khoa
chữa về vấp ngã, bị đánh tổn thơng. Trong thơng khoa, tùy
theo loại tổ chức bị tổn thơng mà chia ra [47]:
- Sang thơng: Vết thơng phần mềm.
- Chiết thơng (củ thơng): Gãy xơng.
- Nữu thơng: Bong gân.
- Tọa thơng: Đụng dập phần mềm.
* Các dụng cụ cố định dùng trong thơng khoa nh [5]:
- Trúc liêm (cái mành mành để cố định chi).
- Lam ly (cái dát tha để cố định chi).
- Mộc thông (miếng gỗ đệm vào lng để cố định).
- Yên trụ (cái đệm lng để cố định).
- Bào tất (cái đệm vào đầu gối để cố định).
Từ thế kỷ XIV trong Nam dợc thần hiệu của Tuệ Tĩnh

đã ghi chép gồm cả thơng khoa và dợc vật ứng dụng. Trong
phần bị thơng vì đánh đập, ông đã nêu ra 13 chứng với
35 bài thuốc theo cách dùng ngâm, rửa, rịt, bôi và uống cho
bệnh nhân thuộc thơng khoa.


19

Thế kỷ XVIII trong Bách gia trân tàng thuộc y tôn tâm
lĩnh của Lê Hữu Trác đã nêu các phơng thuốc của 16 chứng
thuộc dơng khoa trong đó có thơng khoa.
Trong các phơng thuốc cổ truyền,

có nhiều phơng

thuốc đơn giản, thờng dùng trong nhân dân. Vấp ngã sng
đau thì bóp bã chè tơi và muối, dùng lá cúc tần và muối giã
nhỏ đắp vùng đụng đập, dùng nớc gỗ vang sắc với bã chè
ngâm vùng chấn thơng. Chảy máu thì dùng lông culi hoặc
mạng nhện để đắp. Bong gân thì rịt lá náng và bó mo
cau, v.v...
1.2.2. Biện chứng của YHCT - cơ chế bệnh sinh.
Nội thơng về thơng khoa không ngoài sự tổn thơng
khí huyết và tạng phủ [34], [42].
1.2.2.1. Tổn thơng khí huyết.
- Khí: Là thành phần trong cấu trúc của cơ thể, là chất
cơ bản duy trì sự sống của con ngời, khí có mặt khắp mọi
nơi của cơ thể. Khí có tác dụng thúc đẩy huyết, thúc đẩy
công năng tạng phủ và kinh lạc hoạt động. Trong thơng khoa,
khí phụ trách dễ thoát mủ, làm vết thơng sạch sẽ. Nếu khí

trệ thì đau chớng, khí cha h thì đau ít, mủ thoát dễ, vết
thơng tơi, sạch. Khí đã h vết thơng bẩn, khó thoát mủ, vết
thơng nhợt nhạt.
- Huyết: Đợc tạo thành do tinh hoa của thủy cốc, đợc tỳ
vận hóa, do tinh đợc tàng trữ ở thận sinh ra. Huyết đợc khí
thúc đẩy đi trong lòng mạch nuôi dỡng toàn thân, bên trong


20

là lục phủ ngũ tạng, bên ngoài là cơ nhục bì phu. Trong thơng khoa, huyết có nhiệm vụ nuôi dỡng cơ thể. Nếu huyết
đủ thì máu chảy dễ cầm, vết thơng khô, sạch miệng, chóng
liền.
1.2.2.2. Tổn thơng tạng phủ.
Bệnh càng để lâu càng ảnh hởng đến các tạng phủ,
đồng thời tình trạng thịnh suy của chức năng tạng phủ cũng
tác động đến liền các tổn thơng nhanh hay chậm:
-

Tạng can: Can tàng huyết, chủ sơ tiết, chủ cân, vinh
nhuận ra móng tay, móng chân và khai khiếu ra mắt.
Chấn thơng làm tổn thơng huyết, bầm dập cân, làm
ảnh hởng tới can. Khi chức năng của can tốt, các tổn thơng của cân sẽ nhanh chóng đợc phục hồi.

-

Tạng tỳ: Tỳ chủ về vận hóa đồ ăn thức uống và vận hóa
thủy thấp. Tỳ nhiếp huyết, chủ cơ nhục tứ chi. Tỳ khai
khiếu ra miệng vinh nhuận ra môi. Chấn thơng làm bầm
dập cơ nhục gây tổn hại đến tỳ. Khi chức năng của tỳ tốt,

các tổn thơng của cơ nhục sẽ nhanh chóng đợc phục hồi.

-

Tạng tâm: Tâm là tạng đứng đầu trong các tạng, có
tâm bào lạc bảo vệ ở bên ngoài. Tâm chủ huyết mạch.
Khi chức năng của tạng tâm tốt thì chảy máu trong chấn
thơng sẽ chóng đợc cầm lại, sự tăng sinh các mạch máu mới
để nuôi tổ chức tổn thơng sẽ nhanh hơn, tổn thơng sẽ
chóng hồi phục.

1.2.3. Chẩn đoán thơng khoa:


21

Chẩn đoán thơng khoa cũng tuân theo những nguyên
tắc nh trong chẩn đoán của YHCT bao gồm vọng, văn, vấn,
thiết [5], [34], [42].
+ Vọng chẩn:
Nếu thấy thần sắc cha suy, mồ hôi ra nhiều, đau nhức
không yên là bệnh tình còn thuận. Nếu sắc xanh, hai mắt
không có thần, rên rỉ tiếng nhỏ, mồ hôi lạnh, hơi thở gấp là
chính khí suy yếu, bệnh nghiêm trọng.
Về cục bộ, tọa thơng và nữu thơng thì xem sng lớn hay
nhỏ, sắc hồng, tím hay đen. Vị trí thuộc bộ vị, kinh lạc
nào. Khi xét quy về h thực, khí huyết.
+ Văn chẩn: Cần chú ý đến tiếng nói của bệnh nhân,
thông qua đó biết đợc sự thịnh suy của khí huyết, h thực
của bệnh.

+ Vấn chẩn: Cần phải lu ý đến nguyên nhân gây bệnh
và cảm giác nơi bị chấn thơng. Nguyên nhân có thể do vấp
ngã, va quệt mà sinh ra, có thể bị vật cứng từ ngoài đập
vào. Cảm giác ở nơi đau nhức mà không cho nắn là thực
chứng. Nếu đau nhiều nơi không nhất định ở chỗ nào và
thích xoa là h chứng.
+ Thiết chẩn: Bệnh tật của thơng khoa tuy không phải do
nội tạng phát ra, nhng khi phần ngoài của cơ thể bị tổn thơng đến mức nhất định thì sẽ ảnh hởng đến toàn bộ cơ
thể và sẽ biểu hiện ở sự biến hóa của mạch. Nếu mạch sác
hữu lực là thực nhiệt, nếu mạch tế nhợc là h chứng.


22

Xúc chẩn vùng chấn thơng thứ tự trớc nhẹ sau nặng, từ
nông đến sâu, từ xa đến gần để tìm mức độ nóng- lạnh ở
nơi đau, tính chất đau và sự thay đổi hình dạng của vùng
chấn thơng.
1.2.4. Chứng trạng và cách chữa:
1.2.4.1 Chứng trạng và cách chữa tọa thơng:
+ Chứng trạng: Tại vùng bị chấn thơng có biểu hiện sng, nóng, đỏ, đau do các nguyên nhân nh ngã, va đập [5],
[29], [33], [44], [47].
+ Cách chữa:
-

Nếu sng đau nhẹ có thể dùng bài Tán ứ hòa thơng
thang (y tông kim giám):
Phiên mộc miết 20g

Hồng hoa


20g

Sinh bán hạ

Cốt toái bổ

12g

Rễ hành

20g
50g

Cam thảo

12g

Sắc lên để ấm, hòa với dấm thanh ngâm nơi đau. Ngày
ngâm 1 lần.
Hoặc dùng bài thuốc sau [35]:
Ngu tất

15g

Bạch phụ tử

Hồng hoa

15g


Xuyên ô

Bán hạ chế

15g

Địa liền

Thơng truật

15g

15g
15g
15g

Nhục đậu khấu 15g

Cách dùng: Các vị thuốc trên sao lên, tán bột, cho vào dầu
ve, sáp ong đun nóng quấy đều, để nguội, cho vào lọ bảo


23

quản, khi dùng xoa hoặc đắp vào nơi chấn thơng. Ngày
đắp 1 lần.
-

Nếu vùng đụng dập sng, nóng, đỏ, đau nhiều, da

không bị rách thì dùng bài Đại thành thang (y tông kim
giám).
Đại hoàng
Chỉ xác
Đơng quy

12g

Trần bì

06g

Phác tiêu

04g

Hậu phác

Mộc thông

04g

Tô mộc

Hồng hoa

04g

Cam thảo


04g
08g
04g
04g
04g

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
1.2.4.2. Chứng trạng và cách chữa nữu thơng.
+ Chứng trạng: Khi bị bong gân, bệnh nhân thấy đau,
sng nề, nóng đỏ vùng khớp, giảm hoặc mất khả năng vận
động của khớp [5], [17].
+ Cách chữa: Dùng các thuốc hành khí hoạt huyết thông
kinh lạc để tiêu viêm, chống đau.
+ Thuốc đắp ngoài: Vòi voi (lá và hoa) 30g[ 35]
Muối ăn

10g

Tỏi

1củ

Các vị thuốc trên giã đắp vào nơi sng . Ngày 1 lần.
Nếu bong gân lâu ngày máu không tan, ấn vào đau,
thì dùng bài Tán ứ hòa thơng thang (y tông kim giám) [29],
[43]:
Phiên mộc miết
Sinh bán hạ

20g

20g

Rễ hành

50g

Hồng hoa

20g


24

Cam thảo

12g

Cốt toái bổ 12g

Sắc lên ngâm vào nơi đau. Ngày 1 lần.
+ Thuốc uống trong [35]:
Lá móng tay

12g

Ngải cứu

Huyết giác

12g


Tô mộc

Nghệ vàng

12g
10g

08g

Cách dùng : Nấu cao lỏng ngày uống 50ml chia 2 lần.
1.3. Tổng quan về cao tiêu thũng chỉ thống.
1.3.1. Xuất xứ:
- Bài thuốc này đợc giới thiệu trong sách Các phơng
pháp dân gian điều trị ngoài độc đáo của Trung Quốc do
Đờng Hán Điếu chủ biên, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Thợng Hải xuất bản tháng 8 năm 2004 với thành phần nh sau:
Khơng hoàng

50g

Chi tử

Khơng hoạt
60g

50g

Can khơng

30g

Nhũ hơng

30g

Một dợc

30g

Đại hoàng

50g

Hoàng bá

Hồng hoa

20g

Hồi h ơng

40g
30g
Đinh hơng

30g

Long não

50g


- Công dụng: Hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, chỉ thống.
- Chủ trị: Sang thơng, thơng cân.
1.3.2. Giới thiệu về những vị thuốc đợc sử dụng trong
bài thuốc.


25

1.3.2.1. Khơng hoàng (hình ảnh xem phụ lục 1):
- Tên khoa học Rhizoma Curcumae. Thuộc họ Gừng
(Zingiberacae)
- Bộ phận dùng: Khơng hoàng dùng làm thuốc đợc ghi
đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo là thân rễ cây
Nghệ (Rhizoma curcumae longae). Còn có tên trong sách
là Phiến khơng hoàng.
- Tính vị qui kinh: Vị cay đắng, tính ôn. Qui kinh Can,
Tỳ.
- Thành phần chủ yếu: Chất Khơng hoàng tố (chất màu
curcumin 0,3%), tinh dầu 1 - 5% là hoạt chất của Nghệ gồm
25% cacbua tecpenic, chủ yếu là zingiberen và 65%
cetonsesquitecpenic, các chất turmeron. Các chất màu vàng
gọi chung là curcumin gồm có curcumin I, II,.. . Ngoài ra còn
có tinh bột, canxi oxalat, chất béo.
- Tác dụng dợc lý:
+ Theo Y học cổ truyền:
Khơng hoàng có tác dụng phá huyết hành khí, thông kinh
chỉ thống. Chủ trị chứng sờn đau, kinh bế, bụng đau,
phong thấp, sang ung.
+ Kết quả nghiên cứu dợc lý hiện đại:
Chất Curcumin có tính thông mật (gây co bóp túi mật,

chất curcumen có tác dụng hạ cholesterol trong máu).
Tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm sát
khuẩn.
Khơng hoàng có tác dụng giảm mỡ tromg máu và chống
đau thắt tim, ức chế sự ngng tập tiểu cầu. Thuốc có tác


×