Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phong cách lãnh đạo độc đoán của Trần Thủ Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.54 KB, 26 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bài tiểu luận:
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN
CỦA THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
TRONG VIỆC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC
TỪ NHÀ LÝ SANG NHÀ TRẦN

Môn học : Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo.
GVHD:
Lớp:
Thực hiện đề tài:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bài tiểu luận:
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN
CỦA THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
TRONG VIỆC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC
TỪ NHÀ LÝ SANG NHÀ TRẦN

Môn học : Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo.
GVHD:
Lớp:
Thực hiện đề tài:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 1
Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO......................... 2

1.1. Các khái niệm ................................................................................................... 2
1.1.1.

Phong cách .............................................................................................. 2

1.1.2.

Lãnh đạo.................................................................................................. 2

1.1.3.

Phong cách lãnh đạo .............................................................................. 2

1.2. Phân loại phong cách lãnh đạo ....................................................................... 3
1.3. Phong cách lãnh đạo độc đoán ....................................................................... 3
1.3.1.

Khái niệm ................................................................................................ 3

1.3.2.

Phân loại phong cách độc đoán ............................................................. 3

1.3.2.1. Độc đoán - áp chế ................................................................................ 3
1.3.2.2. Độc đoán - nhân từ .............................................................................. 4

1.3.3.

Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán........................ 4

1.3.3.1. Ưu điểm ................................................................................................ 4
1.3.3.2. Nhược điểm .......................................................................................... 4
1.3.4.

Các trường hợp áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán ..................... 4

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng ...................................................................................... 4
1.4.1.

Môi trường .............................................................................................. 5

1.4.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 5
1.4.1.2. Các yếu tố hình thành nên môi trường ................................................ 5
1.4.2.

Cá tính ..................................................................................................... 5

1.4.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 5
1.4.2.2. Yếu tố hình thành nên cá tính............................................................... 5
1.4.3.
Tác động của cá tính và môi trường đến việc hình thành phong cách
lãnh đạo ................................................................................................................. 6
Chương 2. PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA THÁI
SƯ TRẦN THỦ ĐỘ TRONG VIỆC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC TỪ
NHÀ LÝ SANG NHÀ TRẦN ......................................................................... 7
2.1. Khái quát về cuộc đời của thái sư Trần Thủ Độ và bối cảnh lịch sử cuối

nhà Lý ......................................................................................................................... 7


2.1.1.

Cuộc đời và sự nghiệp ............................................................................ 7

2.1.2.

Bối cảnh lịch sử ...................................................................................... 7

2.2. Thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của thái sư Trần Thủ Độ
trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần ................................. 8
2.3. Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán của thái sư Trần Thủ Độ trong
việc chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần ........................................... 9
2.3.1.

Yếu tố môi trường ................................................................................... 9

2.3.1.1. Môi trường tự nhiên ............................................................................. 9
2.3.1.2. Môi trường xã hội .............................................................................. 10
2.3.2.

Yếu tố tính cách .................................................................................... 11

2.3.2.1. Mưu lược, quyết đoán ........................................................................ 11
2.3.2.2. Cương quyết, đặt lợi ích quốc gia lên trên mọi thứ ........................... 12
2.3.2.3. Tàn nhẫn............................................................................................. 12
2.4. Đánh giá thực trạng ....................................................................................... 13
2.4.1.


Ưu điểm ................................................................................................. 13

2.4.1.1. Môi trường ......................................................................................... 13
2.4.1.2. Cá tính ................................................................................................ 13
2.4.2.

Nhược điểm ........................................................................................... 14

2.4.2.1. Môi trường ......................................................................................... 14
2.4.2.2. Cá tính ................................................................................................ 14
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC
ĐOÁN CỦA TRẦN THỦ ĐỘ ....................................................................... 15
3.1. Mục tiêu của giải pháp .................................................................................. 15
3.2. Giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo độc đoán của trần thủ độ ..... 15
3.2.1.

Phát huy ưu ........................................................................................... 15

3.2.1.1. Môi trường ......................................................................................... 15
3.2.1.2. Cá tính ................................................................................................ 16
3.2.2.

Khắc phục nhược .................................................................................. 16

3.2.2.1. Môi trường ......................................................................................... 16
3.2.2.2. Cá tính ................................................................................................ 17
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 20



1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“ Người lãnh đạo là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập
bến an toàn hay không đều hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó”. Thật vậy,
người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong thành công của một tập thể, một tổ chức,
một xã hội và rộng hơn cả là một đất nước. Họ chính là linh hồn, là sợi dây vô hình liên
kết mọi người và đảm bảo công việc được hoàn thành tốt nhất. Nhà lãnh đạo tài ba là
người biết vận dụng khéo léo khoa học quản trị vào việc ban hành các quyết định trong
từng tình huống cụ thể. Điều này làm nên nghệ thuật lãnh đạo hay phong cách lãnh đạo
của mỗi người.
Trong mỗi môi trường cụ thể người lãnh đạo cần phải có phong cách lãnh đạo
phù hợp, nhưng như thế nào là phù hợp? Làm sao để sử dụng phong cách lãnh đạo một
cách hiệu quả? Làm sao để tạo nên môi trường làm việc thích hợp? Đó là những câu hỏi
cần quan tâm khi tìm hiểu về vấn đề này.
Đi tìm đáp án cho những câu hỏi trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Phong cách
lãnh đạo độc đoán của Thái sư Trần Thủ Độ trong việc chuyển giao quyền lực từ Nhà
Lý sang Nhà Trần”. Với đề tài này, nhóm chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ hơn về
những vấn đề liên quan đến phong cách lãnh đạo, cụ thể ở đây là phong cách lãnh đạo
độc đoán. Từ đó, giúp các sinh viên đang theo học Khoa Quản trị Kinh doanh nói riêng
và tất cả sinh viên nói chung hiểu thêm về phong cách của một nhà lãnh đạo tài năng,
đồng thời đưa ra bài học để áp dụng và xử lý các tình huống thực tế trong công việc và
cuộc sống.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: phong cách lãnh đạo của Thái sư Trần Thủ Độ.
Phạm vi nghiên cứu: phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán của Thái sư Trần Thủ Độ
trong việc chuyển giao quyền lựu từ nhà Lý sang nhà Trần.



2
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Phong cách
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Lân, phong cách được
định nghĩa là cách thức làm việc hoặc cư xử có những nét riêng biệt của mỗi người.
1.1.2. Lãnh đạo
Theo Rauch và Behlin (1984) , “Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng tới hoạt
động của nhóm, tập thể một cách có tổ chức để đạt mục tiêu đề ra”. Mrianne (2004) thì
cho rằng : “Lãnh đạo là sự tác động, là quá trình tự nguyện, nhiệt tình có động lực phấn
đấu để hoàn thành mục tiêu đề ra”(1)
Trong cuốn sách Tâm lý và Nghệ thuật Lãnh đạo, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú định
nghĩa “Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội mà trong đó, lãnh đạo tìm
kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức”.
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ
chức - nhân sự. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối tượng này
càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức. Lãnh
đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo không chính thức, hay
còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do có thiên phú với phong cách lôi cuốn
người khác.(2)
1.1.3. Phong cách lãnh đạo
Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú thì “Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng
hành vi người đó thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác
theo nhận thức của đối tượng.” Bên cạnh đó, “ Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối
quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức:
Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường.”(3)
Nguồn: PGS.TS. Vũ Thành Hưng, Kỹ năng Lãnh đạo trong Doanh nghiệp (Leadership Skills in Enterprises),
năm 2009.
(1) :


(2), (3):

Nguồn: TS.Huỳnh Thanh Tú, Tâm lý và Nghệ thuật Lãnh đạo, năm 2010.


3
Mỗi người đều có phong cách lãnh đạo riêng. Không có phong cách nào hoàn
hảo cũng như không có phong cách nào hoàn toàn sai trái. Điều quan trọng là bạn biết
cách kiểm soát tùy thuộc vào tình huống cụ thể và thời điểm sử dụng chúng cho hiệu
quả nhất.
1.2. Phân loại phong cách lãnh đạo
Một số phong cách lãnh đạo thường được thể hiện trong quá trình lãnh đạo ở các
doanh nghiệp:


Phong cách lãnh đạo độc đoán.(1)



Phong cách lãnh đạo dân chủ.(2)



Phong cách lãnh đạo tự do.(3)

1.3. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Vì giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về phong cách
lãnh đạo độc đoán.
1.3.1. Khái niệm

Độc đoán có nghĩa là (lối làm việc, xử sự) dùng quyền của mình mà định đoạt
công việc theo ý riêng của mình, bất chấp ý kiến của người khác.
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên
quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị,
phong cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân
viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay
của mình. Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi
quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của
mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
1.3.2. Phân loại phong cách độc đoán
1.3.2.1. Độc đoán - áp chế

(1), (2), (3):

Nguồn: TS.Huỳnh Thanh Tú, Tâm lý và Nghệ thuật Lãnh đạo, năm 2010.


4
Các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới. Họ
thúc đẩy nhân viên bằng đe doạ. Quá trình quản lý thông tin tiến hành từ trên xuống và
giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất, không cho phép nhân viên trực tiếp tham
gia vào quá trình ra quyết định.
1.3.2.2. Độc đoán - nhân từ
Các nhà lãnh đạo có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân
viên bằng khen thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt. Họ có tiếp thu ý kiến từ cấp
dưới, và có giao quyền, có cho phép cấp dưới ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về
mặt chính sách.
1.3.3. Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
1.3.3.1. Ưu điểm
• Làm nhân viên thực hiện đúng theo ý của nhà lãnh đạo.

• Quyết định được đưa ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh được sự đối đầu
trong nhóm.
• Tránh được trường hợp nhân viên quá ỷ lại vào quyền lực riêng của mình.
1.3.3.2. Nhược điểm
• Nhân viên ít thích lãnh đạo.
• Hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt lãnh đạo.
• Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân.
1.3.4. Các trường hợp áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán
Các nhân viên mới, những người còn đang trong giai đoạn học việc, người có
tính khí trầm tư – nhút nhát, người ưa chống đối, người không có tính tự chủ, người
thiếu nghị lực, và người kém tính sáng tạo.
Giai đoạn bắt đầu hình thành, là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên
thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, một số tình huống đòi hỏi
người ta phải hành động khẩn trương và kịp thời, chẳng hạn như hỏa hoạn hay khi có sự
bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, chia rẻ nội bộ.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng


5
1.4.1. Môi trường
1.4.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân, môi trường được định
nghĩa như sau:


Chất có khả năng chuyển tác dụng của một hiện tượng.



Hoàn cảnh trong đó sinh vật sống và phát triển.




Hoàn cảnh xã hội.

Tuy nhiên do phạm vi của đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng hai định nghĩa sau cùng.
1.4.1.2. Các yếu tố hình thành nên môi trường
Do phạm vi của đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng hai định nghĩa sau cùng.


Hoàn cảnh trong đó sinh vật sống và phát triển: chi phối và giúp hình thành nên

tính cách và phong cách lãnh đạo của một cá nhân.


Hoàn cảnh xã hội: khi ra ngoài xã hội, con người chịu tác động trong mối quan

hệ với đồng nghiệp, làng xóm, đối tác... Ứng với những hoàn cảnh sống và các mối quan
hệ khác nhau sẽ hình thành nên những cách nhìn nhận vấn đề và phong cách lãnh đạo
khác nhau.
1.4.2. Cá tính
1.4.2.1. Khái niệm
Cá tính là tính cách riêng biệt của từng người.
Đối với nhà lãnh đạo, cá tính được thể hiện ở những điểm sau: luôn điềm tĩnh
làm chủ mọi tình huống, trung thực với các cộng sự, cởi mở song kiên quyết khi cần
thiết, giản dị nhưng không xuề xòa, nhiệt tình và gương mẫu, và trung tâm đoàn kết của
tổ chức.
1.4.2.2. Yếu tố hình thành nên cá tính



Yếu tố hoàn cảnh sống.
▪ Hoàn cảnh tự nhiên: Để hình thành nên cá tính của một con người thì trước tiên
vẫn phải trải qua các yếu tố của hoàn cảnh tự nhiên, nó như là cái nền vốn có quy


6
định ít nhiều nhân cách của con người. Cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý như núi
cao, thung sâu, cảnh sắc hùng vĩ hay mềm mại sẽ có sự tác động nhất định đến
cá tính con người.
▪ Hoàn cảnh xã hội: Con người hình thành những tư chất trong xã hội và thuộc tính
của người đó cũng chỉ phát triển được trong xã hội. Nếu không sống trong xã hội
thì con người không có những thuộc tính người.


Môi trường giáo dục.
▪ Môi trường giáo dục trường học: không những giúp chúng ta tích lũy được kiến
thức mà còn hình thành được khả năng sáng tạo, suy xét vấn đề.
▪ Môi trường giáo dục gia đình: Giáo dục gia đình có tác động quan trọng đến việc
hình thành nhân cách cho trẻ vì đứa trẻ thường gần gũi với gia đình nhất.

1.4.3. Tác động của cá tính và môi trường đến việc hình thành phong cách lãnh đạo
Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng tới việc hình thành, sử dụng, thể hiện phong cách
lãnh đạo đó là cá tính. Cá tính của mỗi vị lãnh đạo là nguyên nhân góp phần làm người
lãnh đạo định hướng cho mình một phong cách lãnh đạo riêng biệt. Ví dụ như người tự
tin quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu, trách nhiệm với tập thể, họ sẽ chọn phong
cách độc đoán, ra mệnh lệnh.
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo của một nhà
lãnh đạo chính là môi trường. Ví dụ, khi tổ chức trong tình trạng khủng hoảng và cần có
những biện pháp tức thời thì việc dùng phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ giúp nhà lãnh
đạo nhanh chóng đạt được sự đồng thuận từ nhân viên.

Cá tính và môi trường là hai nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ. Cá tính của một
người chịu nhiều tác động của môi trường mà họ sinh sống. Ngược lại môi trường sống
của một người cũng vì cá tính của họ mà thay đổi.
Do vậy, khi nghiên cứu về phong cách lãnh đạo của một người, ta không chỉ nên
chú ý đến hai yếu tố cá tính và môi trường mà còn phải đào sâu tìm hiểu mối quan hệ
giữa hai yếu tố đó và sự tác động của nó đến phong cách lãnh đạo của nhân vật.


7
Chương 2. PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA THÁI
SƯ TRẦN THỦ ĐỘ TRONG VIỆC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC TỪ NHÀ
LÝ SANG NHÀ TRẦN
2.1. Khái quát về cuộc đời của thái sư Trần Thủ Độ và bối cảnh lịch sử cuối nhà

2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Trần Thủ Độ (1194-1264), sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Thời trai trẻ, Trần Thủ Độ kiếm sống bằng nghề chài lưới. Ông cùng với những người
con ưu tú khác của họ Trần sớm tham gia lập các đội hương binh đi đánh dẹp các thế
lực cát cứ khác, lúc đầu nhằm khôi phục cơ nghiệp cho nhà Lý. Năm 1224, ông được
nhà Lý phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, quản lý các đạo quân bảo vệ kinh thành. Cuối
triều Lý, chính quyền trung ương bất lực trước cuộc suy thoái về kinh tế và hỗn loạn về
chính trị. Trần Thủ Độ đạo diễn cuộc chính biến tháng Chạp năm Ất Dậu (tức tháng 11226), ngôi vua chuyển từ dòng họ Lý sang tay của dòng họ Trần, ông làm cuộc đảo
chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước.
Ngay sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng
phụ nắm giữ mọi việc cai trị thiên hạ. Năm sau lại phong Trần Thủ Độ làm thái sư giữ
tất cả việc hành quân, đánh dẹp trong nước. Sử chép: “Thái Tôn lấy được thiên hạ đều
là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua”.(1)
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (tháng 12
năm Đinh Tỵ, tức tháng 1-1258), Trần Thủ Độ có vai trò hết sức quan trọng.
2.1.2. Bối cảnh lịch sử

Từ giữa thế kỉ 12, triều Lý trở nên thoái hóa và lao nhanh vào con đương suy
vong. Vua và quý tộc, quan lại chỉ vơ vét của dân và ăn chơi sa đọa. Nông dân bị quan
lại đục khoét, phải đóng tô thuế nặng nề và quanh năm đi lao dịch vất vả. Nhà nước
không còn chăm lo đến sức dân, không có những chính sách bảo vệ đê điều và phát
triển kinh tế. Khởi nghĩa chống triều đình kế tiếp nhau bùng nổ.

(1 )

: Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thái Bình.


8
Trong khoảng 20 năm đầu thế kỷ 13, đất nước bị lâm vào cảnh loạn lạc do những
cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái phong kiến gây ra. Triều đình nhà Lý bỏ
ra bất lực, hết dựa vào phe phái phong kiến này, lại dựa vào thế lực phong kiến kia để
duy trì sự tồn tại leo lắt của mình. Trong cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến
đó, thế lực của dòng họ Trần dần dần phát triển và trở thành lực lượng mạnh nhất.
Trong cuộc tránh loạn Quách Bốc, Thái tử Sảm của nhà Lý đã chạy về Thái Bình, lúc
này Trần Lý gả con gái là Trần Thị Dung cho Thái tử và dựa vào danh nghĩa đó để mộ
quân tiến đánh các thế lực phong kiến khác. Sau khi dẹp tan hầu hết các thế lực chống
đối, chiếm lại được kinh thành và đưa Vua Lý trở về lên ngôi ở Thăng Long. (1)
2.2. Thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của thái sư Trần Thủ Độ trong
việc chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần
Trần Thủ Độ được đánh giá là người có bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử
lý việc gì cũng thẳng thắn, độc đoán theo ý chí của mình, ít chịu để cho tình cảm cũng
như để người khác sai khiến. Chính Trần Thủ Độ đã đạo diễn cuộc Chính biến tháng
chạp năm Ất Dậu (tức tháng 1 năm 1226) chấm dứt 215 năm trị vì của vương triều Lý
để chuyển ngôi vị sang một triều đại mới do họ Trần nắm giữ _ cuộc đảo chính triều đại
mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn trong nước.
Trước bối cảnh quốc phong nhiều phần trễ nãi và mệt mỏi, Trần Thủ Độ đã nhận

định thẳng rằng nếu cứ để nhà Lý yếu hèn trị vì, đất nước Đại Việt chắc chắn không
tránh khỏi diệt vong. Nhận thấy sự tình hình hiện nay ông đã nói thẳng với Trần Thừa:
“Thời thế lúc này chỉ có họ Trần thay ngôi nhà Lý mới cứu được vận nước suy vi.”.
Bằng sự đa mưu, quyết đoán của mình, vào tháng mười năm Giáp Thân(1224), Trần
Thủ Độ ép Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái mới lên 7 tuổi là Chiêu Thánh Công
Chúa, tức Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông thành thái thượng hoàng, xuất gia đi tu ở chùa
Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang. Trần Thủ Độ quan niệm “ chết cả họ hoặc được
cả thiên hạ”, nên bất cứ việc gì có lợi cho dòng tộc nhà Trần thì ông đều quyết làm bằng
được. Trần Thủ Độ đạo diễn cuộc chính biến tháng Chạp năm Ất Dậu (tức tháng 1 năm
1226) xếp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

(1 ):

Nguồn: Lịch sử Việt Nam cổ trung đại- Huỳnh Công Bá- Tiến sỹ sử học.


9
Sau khi đã hạ chiếu trước triều đình nhà Lý để “nhường” ngôi cho chồng là Trần
Cảnh, việc đăng quang phải được chính thức hóa cho vị hoàng đế mới. Chiêu Hoàng mở
hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới
sân. Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế. Trần Cảnh lên
điện rồng, đầu đội mũ bình thiên, mình khoác áo long cổn làm lễ đăng quang, xưng là
Thiên Hoàng, đặt niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, đại xá thiên hạ, xưng là Thiện
Hoàng (tức là vị Hoàng Đế được nhường ngôi - NKT) sau lại đổi là Văn Hoàng. Bầy tôi
dâng tôn hiệu là Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế. Trần Thủ Độ
được phong làm Quốc Thượng Phụ, nắm giữ mọi việc cai trị trong nước".
Sau khi, Trần Cảnh được tôn lên ngôi vua, Trân Thủ Độ đã áp dụng nhiều biện
pháp rất kiên quyết và độc đoán nhằm củng cố quần thần, nâng cao quyền lực của họ
Trần, triệt để chấm dứt mọi mầm mống của hỏa loạn và nhanh chống ổn định tình hình
chính trị của nước nhà. Để có cơ sở thực hiện những công việc phức tạp này, đầu năm

Bính Ngọ(1226), Trần Thủ Độ tự phong cho mình hàm Thái Sư. Ngay sau khi nhận hàm
Thái Sư, Trần Thủ Độ đã buộc Lý Huệ Tông (lúc này đã đi tu) phải ra ở hẳn trong chùa
Chân Giáo. Tháng 8 năm 1226, Trần Thủ Độ bức tử thượng hoàng Lý Huệ Tông. Một
hôm ngang qua chùa Chân Giáo gặp thiền sư Huệ Quang đang nhổ cỏ trong vườn, Trần
Thủ Độ nói rằng: "Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ cái". Nghe thế thầy Huệ Quang trả lời: "Lời
nhà ngươi nói ta hiểu rồi". Sau đó, Trần Thủ Độ cho người mời thầy Huệ Quang vào
triều bàn việc. Huệ Quang biết ý, vào sau chùa thắt cổ tự vận. Việc làm này của Trần
Thủ Độ khiến ông bị các sử thần phong kiến chê trách nhiều.
2.3. Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán của thái sư Trần Thủ Độ trong việc
chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần
2.3.1. Yếu tố môi trường
2.3.1.1. Môi trường tự nhiên
Trần Thủ Độ mồ côi từ nhỏ ông sớm tham gia lập các đội hương binh đi đánh
dẹp các thế lực cát cứ khác. Chính hoàn cảnh như trên đã góp phần hình thành nên Thái
sư Trần Thủ Độ mạnh mẽ, cương quyết và đầy mưu lược.


10
Ngoài ra, hành động của Đàm Thái hậu cũng góp phần hình thành nên phong
cách lãnh đạo độc đoán của ông. “Thái Hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của phu
nhân(1)… Thái Hậu lại sai người cầm chén thuốc độc bắt phu nhân phải chết”(2).
Môi trường áp lực trong triều đình, sự áp chế của Đàm Thái hậu đối với Trần Thị
Dung và Trần Tự Khánh nói riêng và dòng họ nhà Trần nói chung đã tạo bước đệm cho
phong cách lãnh đạo độc đoán cho Trần Thủ Độ sau này. Nhà lãnh đạo trong môi trường
này độc đoán để áp chế những người chống đối.
Từ đầu thế kỷ 13, dòng họ Trần nắm quyền thao túng chính trường nhà Lý. Chính
quyền lực ông thừa hưởng lại từ Trần Tự Khánh khiến ông có thể thiết lập hệ thống quản
lý kiểm soát mọi hoạt động từ trên xuống trong triều đình, áp chế các thế lực và tự mình
ra các quyết định quan trọng đã góp phần hình thành nên phong cách độc đoán của ông.
2.3.1.2. Môi trường xã hội

• Xét trong mối quan hệ Quân – Thần:
Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, cuối triều Lý, vua Lý Cao Tông vẫn mải mê rong
chơi, không thiết gì đến chính sự. Vua Lý Huệ Tông thì nhu nhược, bệnh hoạn.Tuy họ
Lý nắm ngôi vua nhưng mọi quyền lực thực sự đều nằm trong tay nhà họ Trần.
Khổng Tử cho rằng “thiên hạ bị rối loạn vì vua không ra vua, tôi không ra tôi,
cha không ra cha, con không ra con.”. Trong triều đình nhà Lý lúc bấy giờ vua thì gần
như điên loạn, quan không giữ tròn nhiệm vụ, bổn phận của mình, người dân khốn cùng.
Trần Thủ Độ nhận ra rằng, Danh và Phận của vua Lý Huệ Tông ngày càng không phù
hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Do đó, ông độc đoán lựa chọn việc thay ngôi vua,
tức mở ra một triều đại mới với các chức Danh và Phận phù hợp với các mối quan hệ xã
hội quy định. Nếu ông không độc đoán thì đất nước có thể sẽ bước vào thời kỳ đen tối
với nguy cơ từ nhiều phía: giặc ngoại xâm, quân phản loạn, nhân dân nổi loạn,...
• Xét trong mối quan hệ Thần – Thần :

(1)
(2)

Thuận Trinh phu nhân.
Nguồn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Tập 1 - 1998


11
Tháng giêng năm 1211, Thái tử Sảm lên ngôi, đem việc nước giao cho Đàm Dĩ
Mông – người nhu nhược, không có học thức.
. Triều đình ngày càng thối nát, trước bất đồng trong tập thể, chia rẻ nội bộ, Trần
Thủ Độ - người trong coi triều chính - cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng
tối đa quyền lực của mình, tạo ra cái uy của nhà lãnh đạo nhằm giữ vững triều chính lúc
bấy giờ. Độc đoán ở đây là độc đoán – áp chế với những viên quan chống đối, không có
năng lực, không có tính tự chủ, độc đoán nhằm quản lý thông tin đưa ra các quyết định
quan trọng ổn định lại tổ chức triều đình.

• Xét trong mối quan hệ Thần-Dân :
Mùa xuân tháng 2 -1212, nhân dân cùng khốn, nhiều năm đói to, các cuộc khởi
nghĩa bùng lên ở nhiêu nơi. Tuy cuối cùng đều bị dập tắt, nhưng nó đã làm lay chuyển
toàn bộ nền thống trị của nhà Lý.
Nước Đại Việt lúc bấy giờ cướp bóc hoành hoành, vua quan triều đình không thể
chăm lo đời sống cho nhân dân. Chính vì vậy, mà cần có một sự thay đổi nhằm đưa nhân
dân ra khỏi cuộc sống khốn khó, sự thay đổiđó là thay đổi chính quyền. Trong môi
trường khó khăn bấy giờ đòi hỏi cần phải có phong cách lãnh đạo độc đoán của Trần
Thủ Độ.
• Xét các thế lực bên ngoài :
Chiêm Thành và Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An , Lý Bất Nhiễm đánh tan
được, thăng tước hầu. Nguy cơ quân Nguyên – Mông.
Ông cũng thấy được nguy cơ nổi loạn trong nước (Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn),
nguy cơ giặc ngoại xâm (Chiêm Thành, Chân Lạp, quân Nguyên Mông). Trước sự thù
địch, chia rẽ nội bộ nhà lãnh đạo cần phải độc đoán nhằm đưa tổ chức ra khỏi khó khăn,
tránh bị xâm chiếm bởi các tổ chức khác. Để chống thù trong giặc ngoài khiến ông phải
độc đoán nhằm giữ vững triều chính lúc bấy giờ.
2.3.2. Yếu tố tính cách
2.3.2.1. Mưu lược, quyết đoán


12
Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn
người...". Phải khẳng định rằng ông là người có bản lĩnh chính trị và cá tính đặc biệt
trong lịch sử Việt Nam. Ông làm việc gì cũng dứt khoát, xử lý quyết đoán theo ý chí của
mình, ít để cho người khác sai khiến. Ông là người đa mưu túc trí, khi đánh dẹp các thế
lực chống đối, ông thấy thắng thì đánh, thấy cần hòa hoãn để đợi thời cơ thì tiến hành
đàm phán. Chính ông cùng Trần Thừa, Trần Tự Khánh mộ quân đánh dẹp các thế lực
cát cứ khôi phục lại cơ đồ nhà Lý, giúp Thái tử Sảm lên ngôi hoàng đế.
2.3.2.2. Cương quyết, đặt lợi ích quốc gia lên trên mọi thứ

Tháng 3 năm Đinh Sửu (1217), vua phát điên. Chứng điên khùng của Lý Huệ
Tông thực ra xuất phát từ sự phẫn uất, ức chế và bất lực của ông trước thời cuộc khi
chứng kiến cơ nghiệp dòng họ dần dần bị thôn tính mà không làm gì được ngoài ra còn
do phe cánh họ Trần nói vu ra cho nặng thêm để người ngoài nghĩ rằng vua không còn
đủ "năng lực hành vi" để trị quốc. Vin vào cớ đó, Trần Thủ Độ đã “giẫm” lên đạo vua
tôi mà ép Lý Huệ Tông phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.
Để quyền lực thuộc về nhà Trần một cách đường đường chính chính, Trần Thủ
Độ đã dàn xếp để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng. Đây là
một trong những cuộc đảo chính lớn nhất trong lịch sử mà lại không tốn giọt máu nào.
Tất cả là nhờ mưu kế của Trần Thủ Độ, và quyền lực đều nằm cả trong tay ông.
Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phần chính biên có ghi: "Nhưng
bấy giờ Thái Tông hãy còn ấu thơ, mà Thủ Độ là người rất ngoan cố, phàm việc gì cũng
do hắn chỉ sự, Thái Tông không nghe theo cũng không được. Thế mà sử thần cứ chỉ
trích riêng Thái Tông như thế chưa phải là lời phê phán công bình. Vả lại lúc mới khai
quốc; vua còn thơ ấu lòng người còn nghi ngờ, Thủ Độ lại vốn là người không biết chữ,
thế mà một mình kinh doanh, dựng lên được nghiệp lớn, thì thực là cương quyết hiểm
giảo xưa nay ít có mấy người. Có lẽ vì lòng trời giúp ngầm nhà Trần mà được thế
chăng?"
2.3.2.3. Tàn nhẫn
Vào năm 1224, sau khi trao quyền bính cho con gái, Lý Huệ Tông lánh mình khỏi
việc đời. Thỉnh thoảng cũng ra khỏi cung, dạo chơi các chốn của Thăng Long cho khuây
khỏa nỗi lòng, dân gặp vua cũ thì xót thương, đi theo ông mà khóc lóc. Thái sư Trần


13
Thủ Độ của nhà Trần biết việc này, sợ lòng người còn hướng về nhà Lý, liền cho Lý
Huệ Tông vào sống trong chùa Chân Giáo, một mặt cách ly ông với dân, mặt khác để
dễ bề theo dõi, chế ngự ông. Dù cho Lý Huệ Tông đã an phận tu ở chùa, không màng
thế sự nhưng Trần Thủ Độ vẫn không an tâm mà quyết “nhổ cỏ tận gốc”. Cuối cùng Lý
Huệ Tông đã tự vẫn ngày mồng 10 tháng 8 năm Bính Tuất (tức 3 tháng 9 năm 1226).

2.4. Đánh giá thực trạng
2.4.1. Ưu điểm
2.4.1.1. Môi trường
Lớn lên bằng nghề chài lưới, nhưng sớm tham gia lập các đội hương binh đi đánh
dẹp các thế lực cát cứ khác, Trần Thủ Độ sớm được rèn luyện, mài giũa những cá tính
mạnh mẽ, cương quyết của một vị tướng, một nhà lãnh đạo.
Triều đình nhà Lý thời bấy giờ, gặp nhiều bất ổn, vua quan nhu nhược, bệnh
hoạn. Quyền lực gần như tập trung vào trong tay Trần Thủ Độ. Trước tình hình thù trong
ngoài lăm le nổi dậy cộng với việc Trần Thị Dung ngày ngày bị hành hạ chốn hậu cung,
Trần Thủ Độ bắt buộc phải sử dụng tối đa quyền lực của mình, tạo ra cái uy của nhà
lãnh đạo, độc đoán – áp chế các thế lực khác, nhằm kiểm soát mọi hoạt động từ trên
xuống dưới trong triều đình, ổn định tình hình lúc bấy giờ.
2.4.1.2. Cá tính
Vốn là một con người cương quyết, luôn đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu,
ông luôn xử lý mọi việc một cách thẳng thắn, quyết đoán theo ý chí của mình, ít chịu để
cho tình cảm hay ai khác sai khiến và không ai có thể thay đổi được quyết định này.
Cùng với sự mưu lược hơn người và cá tính quyết đoán của mình, Trần Thủ Độ đã đạo
diễn vở kịch đảo chính, chèo lái mọi việc đi theo đúng kế hoạch do chính ông vạch ra.
Cuộc chuyển giao quyền lực tích cực này đã thay đổi toàn bộ toàn bộ cục diện, mang lại
những tác động tích cực cho nước Đại Việt lúc bấy giờ. Chính vì thế mà ông được xem
là một vị anh hùng của cả dân tộc và ông hoàn toàn xứng đáng với với hai câu đối mà
nhân dân đã trang trọng đặt trong đền thờ ông trên đồi Lim (Tiên Sơn, Hà Bắc):
Công đáo vu kim, bất đán Trần gia nhị bách tải.
Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu.


14
2.4.2. Nhược điểm
2.4.2.1. Môi trường
Nước Đại Việt thời bấy giờ chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến. Xã

hội tồn tại nhiều đạo lý mang tính trung thần, vua tôi. Chính vì vậy, những việc làm của
Trần Thủ Độ tuy được xem là hợp ý trời, hợp quy luật nhưng lại “giẫm đạp” lên những
luân thường đạo lý. Chính điều này đã khiến Trần Thủ Độ bị các sử gia phong kiến chê
trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có
tài mà không có đức, có công với nhà Trần nhưng có tội với nhà Lý. Không chỉ riêng
các sử gia mà người dân Đại Việt lúc bấy giờ cũng không đồng thuận với việc làm của
ông. Điều này được thể hiện khá rõ qua lời khẩu chiến của quần chúng:
Trống kia ai đánh thùng thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng(1)
Cũng phải kể đến tư tưởng trọng trưởng nam thời bấy giờ, thế nhưng Trần Thủ
Độ lại ưu ái chọn Trần Cảnh hơn người anh cả là Trần Liễu. Chính điều này đã thổi
bùng lên một ngọn lửa khác cũng đã âm ỷ từ lâu: Trần Liễu vốn đã luôn xem việc Trần
Cảnh lên ngôi là bất công, vì theo ông ngai vàng phải thuộc về chi cả. Và đây chính là
một mối họa cho triều đại nhà Trần ở bước đầu xây dựng đất nước.
2.4.2.2. Cá tính
Xuất phát từ cá tính của mình, Trần Thủ Độ đã có những hành động táo bạo làm
thay đổi toàn bộ cục diện nước Đại Việt lúc bấy giờ. Tuy nhiên, chính điều này đã phần
nào làm mất đi sự tôn vinh của mọi người đối với vị thái sư tài giỏi này. Ông chỉ xử lý
mọi việc theo ý chí của bản thân, điều này gây ra nhiều sự bất đồng trong hệ thống quan
lại nhà Lý tuy nhiên không ai dám lên tiếng. Điển hình ta có thể thấy, cuộc chính biến
của ông đã không nhận được sự đồng thuận của vua quan triều Lý, có lẽ họ chỉ coi sự
kiện đó là kết quả của thủ đoạn “buôn vua, bán chúa” của họ Trần.

(1 )

: Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên, quyển 1, trang 412, nhà xuất bản Đại Nam.


15
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC

ĐOÁN CỦA TRẦN THỦ ĐỘ
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Những quyết định độc đoán của Trần Thủ Độ đã giúp nước ta thoát khỏi tình
trạng loạc lạc lúc bấy giờ, đánh dấu mốc đầu tiên trong lịch sử nhà Trần. Tuy công và
tội của Trần Thủ Độ vẫn còn gây nhiều tranh cãi cho các nhà nghiên cứu, nhưng tài năng
lãnh đạo của ông là không thể phủ nhận và sẽ là bài học quý báu cho các thế hệ sau.
Trên những phân tích, đánh giá về thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của
Trần Thủ Độ trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần được đã trình
bày, nhóm chúng tôi mong muốn đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện phong
cách lãnh đạo của Trần Thủ Độ. Đây sẽ là bài học quý báu dành cho các bạn sinh viên
đang theo học Khoa Quản Trị Kinh Doanh để áp dụng cho công việc sau này, nhằm trở
thành một nhà lãnh đạo tài giỏi.
3.2. Giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo độc đoán của trần thủ độ
3.2.1. Phát huy ưu
3.2.1.1. Môi trường
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của môi trường sinh sống trong việc hình
thành cá tính cũng như phong cách lãnh đạo của mỗi người. Trần Thủ Độ đã lớn lên
trong một môi trường hội tụ gần như các điều kiện thuận lợi để phát triển và hình thành
phong cách của mình. Tuy nhiên, môi trường ấy lại thiếu đi một yếu tố quan trọng là
học vấn. Thiết nghĩ nếu như được học hành đầy đủ, hiểu hơn về các luân thường đạo lý,
cộng với sự rèn luyện vốn có ắt hẳn Trần Thủ Độ sẽ thể hiện phong cách lãnh đạo của
mình một cách nghệ thuât, một cách hợp lòng người hơn.
Phong cách lãnh đạo= Cá tính x Môi trường, một nhà lãnh đạo tài ba với những
cá tính của bản thân sẽ không thể nào gây dựng thành công một cơ đồ vững chắt nếu
thiếu đi yếu tố môi trường, đối với Trần Thủ Độ, ông không dừng lại ở việc vận dụng
thành công những cá tính trời cho của mình vào đúng hoàn cảnh lịch sử của đất nước
trong Giai đoạn Lý –Trần đổi ngôi mà còn đạt được thành công rực rỡ trong những giai
đoạn của nhà Trần sau khi Trần Cảnh lên nắm quyền. Với chức danh Thái sư đương



16
triều , ông đã tự đề ra cũng như thi hành một số chính sách cải cách nhiều mặt của đời
sống kinh tế -xã hội trong giai đoạn đầu thành lập nhà Trần như việc ông đề ra khung
bậc, thể thức của luật hình. Tạo đường đi cho bộ "Quốc triều hình luật" ra đời để tiện
việc nắm tình hình đất nước, quản lý chặt chẽ hơn, hay ông cũng đề nghị vua "xuống
chiếu cho các ty xét án được lấy tiền bình bạc" hoặc "duyệt sổ đinh" để thu thuế và cũng
là để điều động xây dựng kinh tế, thành lập ra 61 phường ở kinh thành để quản lý việc
giao thương. Từ những sự việc nêu trên, một phần nào đã vẽ ra một cái nhìn cụ thể cho
các nhà lãnh đạo về việc khéo léo nhằm nhận ra đúng hoàn cảnh môi trường để từ đó có
thể chọn lựa được một phong cách lãnh đạo phù hợp.
3.2.1.2. Cá tính
Trần Thủ Độ đã tiến hành một cuộc đảo chính tích cực, đưa Đại Việt bước sang
một thời kì mới thoát khỏi vũng bùn u tối của nhà họ Lý mục nát, suy tàn. Thiết nghĩ
với tính cách như vậy Trần Thủ Độ hoàn toàn có thể gây dựng nên một hình ảnh một vị
Thái sư đương triều đức cao vọng trọng, một con người mẫu mực trong lãnh đạo cũng
như giao tiếp hằng ngày, chính vì sự mưu lược, quyết đoán trong suy nghĩ cùng với lòng
cương quyết đặt lợi ích quốc gia lên làm đầu đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển
thịnh vượng của nhà Trần hơn 200 năm sau này. Vì vậy với cương vị một nhà lãnh đạo
cần thiết phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo tính cách ấy của Trần Thủ
Độ trong những thời điểm môi trường đúng lúc để tạo ra một hiệu ứng công việc hiệu
quả nhất cụ thể như: định hình và ban bố một quyết định nhanh chóng, tinh thần dám
nghĩ-dám làm- dám chịu trách nhiệm của một nhà lãnh đạo.
3.2.2. Khắc phục nhược
3.2.2.1. Môi trường
Ở một môi trường cụ thể và một cá tính cụ thể sẽ tạo nên một phong cách lãnh
đạo riêng biệt. Môi trường xung quanh sẽ thay đổi khi chính bản thân ta thay đổi, dưới
góc nhìn của triều Lý, Trần Thủ Độ hiển nhiên trở thành kẻ tội đồ- người đã đặt dấu
chấm hết cho nhà Lý cũng như nhìn nhận cuộc chính biến trên là loạn luân “ tuyệt tình”
nhưng dưới góc nhìn của con dân triều Trần và thế hệ sau này cuộc chính biến trên mặt
dù loạn luân nhưng nó là cánh của mở ra một tương lai mới cho đất nước vào giai đoạn

lúc bấy giờ, bỏ qua những định kiến xã hội ta có thể nhận thấy nếu thay đổi cách thức


17
nhìn nhận vấn đề của người đời sau thì việc làm của Trần Thủ Độ là hợp với thời đại và
những yêu cầu cấp thiết của đất nước trong giai đoạn bấy giờ.
Nói về Trần Liễu, người là trưởng nam của Trần gia mà lại không được làm hoàng
đế dưới bàn tay sắp đặt của Trần Thủ Độ. Chắc hẳn trong hoàn cảnh đó ông không thể
hình dung được việc ưu ái Trần Cảnh từ nhỏ đã gieo rắc trong lòng Trần Liễu mầm
mống của sự ghen ghét, đố kị và tình huynh đệ ruột thịt cũng từ đó rạng nức không
ngừng đến nỗi trước khi chết Trần Liễu còn trăn trối lại với con mình là Trần Quốc
Tuấn- tức Trần Hưng Đạo: “Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới
suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo phải
biết dung hòa các mối quan hệ, tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng
để mọi cá nhân cùng nhau đóng góp cùng nhau phát triển và hoàn thiện. Vì thế, có thể
nói nếu đứng trên cương vị của Trần Thủ Độ, ông nên tạo môi trường cạnh tranh công
bằng cho hai anh em Trần Liễu và Trần Cảnh chứ không phải là “ bên trọng, bên khinh”
để làm cho Trần Liễu có thể nhận ra bản chất và năng lực thật sự của mình để rồi tự
Trần Liễu chính tay dập tắt đi ngọn lửa thù hận đang âm ĩ trong lòng mình suốt bao năm
qua.
3.2.2.2. Cá tính
Có thể nói, chính tính cách độc đoán trong suy nghĩ mà ông đã tạo nên cơ đồ
vững chắc cho nhà Trần nhưng quả thật nó cũng là một con dao hai lưỡi mà điển hình
là sự bất đồng quan điểm của các vua quan trong triều và sự lên án của một bộ phận
quần chúng. Có lẽ, những thế hệ con dân nước Việt sau này mới có thể lý giải cho những
bất đồng trên một cách khách quan nhất, bằng việc quản lý bằng ý chí của mình và trấn
áp ý chí của những người khác của Trần Thủ Độ đã tạo ra sự bất đồng này, vì thế thay
cho việc trấn áp đó, thiết nghĩ Trần Thủ Độ nên lắng nghe suy nghĩ và ý kiến của mọi
người, đặc biệt là những người tỏ ra bất đồng quan điểm với ông, để tạo cho họ thêm
niềm tin vào nhà lãnh đạo và địa vị của mình, hay nói một cách khác để tránh sự bất

đồng trên, Trần Thủ Độ nên nói rõ suy nghĩ và mong muốn của mình trước khi quyết
định hành động để đạt được sự đồng thuận nhất trí của mọi người, một quyết định mang
tính chất chủ quan sai lầm có thể dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng mà có thể không
tài nào khắc phục được, một nhà lãnh đạo tài giỏi không chỉ là vì sử dụng thuần thục
một phong cách lãnh đão nhất định mà là sự khéo léo và sáng tạo trong việc phối hợp


18
nhiều phong cách khác nhau song song với việc đó người lãnh đạo phải sáng suốt nhận
ra và phát triển những cá tính thiên bẩm để có thể tạo nên hiệu ứng cộng hưởng trong
công tác quản lý của mình sau này.


19
KẾT LUẬN
Thái sư Trần Thủ Độ có công lớn trong việc đưa đất nước bước sang một thời kỳ
mới – thời đại Đông A rực rỡ. Tuy nhiên, cũng vì quá độc đoán, chuyên quyền, ông đã
không nhận được sự đồng tình của nhiều người. Ta thấy rằng phong cách lãnh đạo độc
đoán nói riêng và mỗi phong cách lãnh đạo nói chung đều có mặt tốt và chưa tốt. Mỗi
nhà lãnh đạo cần hiểu rõ hai mặt này và vận dụng vào đúng tình huống thì mới có thể
tạo nên kết quả cao nhất.
“Một con tàu tốt cần một đầu tàu tốt”. Một tổ chức muốn vận hành tốt, nhà lãnh
đạo không chỉ biết lắng nghe, quan tâm đến người khác mà còn phải có đủ bản lĩnh, dám
đương đầu với những thử thách và khó khăn. Nhà lãnh đạo cần phải vận dụng phong
cách lãnh đạo thích hợp để dung hòa các mối quan hệ nhằm tối đa hóa nguồn lực mình
đang có và hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Như thế nào là thích hợp? Tất cả
thích hợp với một chữ “tùy”. Tùy ở đây là tùy nơi, tùy người, tùy không gian, thời
gian,… và quan trọng nhất là tùy thích nghi, hòa đồng các yếu tố môi trường tác động
vào hoàn cảnh sự việc. Đồng thời nhà lãnh đạo cần tích cực trau dồi kiến thức cả trên
sách vở và thực tế cuộc sống để không ngừng nâng cao khả năng của bản thân, đưa tổ

chức phát triển vững vàng và mạnh mẽ.
Qua việc phân tích “Phong cách lãnh đạo độc đoán của Thái sư Trần Thủ Độ
trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần”, chúng tôi đúc kết được
nhiều bài học vô cùng bổ ích. Dưới góc nhìn đa diện đa chiều, nhóm chúng tôi thấy được
những ưu và nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của ông. Từ đó đề ra giải pháp và
áp dụng chúng vào thực tế cuộc sống bản thân.


×