Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TS247 DT thi online van de phat trien nong nghiep 9631 1517370681

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.03 KB, 7 trang )

THI ONLINE – VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 12
Mục tiêu
- Nắm được đặc điểm phát triển của ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi
- Nắm được phân bố chủ yếu của từng ngành, phân ngành trong nhóm ngành nông nghiệp theo nghĩa
hẹp
- Biết khai thác Atlat và giải một số bài tập cơ bản về ngành trồng trọt và chăn nuôi
PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời
gian qua là :
A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 2. Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở các vùng nào của nước ta?
A. Trung du Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu 3. Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở
A. Một số nông trường Tây Bắc

B. Một số nơi ở Lâm Đồng

C. Ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

D. Các tỉnh ở Tây Nguyên

Câu 4. Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là:
A. Chè.



B. Cà phê.

C. Hồ tiêu.

D. Cao su.

Câu 5. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nào sau đây được lấy từ ngành trồng trọt?
A. Đồng cỏ tự nhiên

B. Hoa màu lương thực

C. Thức ăn chế biến công nghiệp.

D. Phụ phẩm ngành thủy sản

Câu 6. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu:
A. Hồ tiêu, chè, mía

B. Cà phê, ô-liu, dừa

C.Cao su, cà phê, mía

D. Cà phê, điều, hồ tiêu

PHẦN II. THÔNG HIỂU
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 1


Câu 7. Muốn đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp bền vững thì nước ta cần phải

A. chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

B. đẩy mạnh thâm canh

C. an ninh lương thực được đảm bảo

D. mở rộng công nghiệp chế biến

Câu 8. Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là :
A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước

B. Hệ thống cây trồng và vật nuôi.

C. Lực lượng lao động.

D. Hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.

Câu 9. Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là:
A. Chè.

B. Hồ tiêu.

C. Cà phê.

D. Cao su.

Câu 10. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất lương thực luôn ổn định thì nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu là:
A. Chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn.
B. Sử dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu.

C.Phát triển hệ thống nhà máy chế biến gắn với sản xuất
D. Phòng chống thiên tai, dịch bệnh
Câu 11. Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của cây công nghiệp của nước ta trong những năm gần
đây là:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

C. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

D.Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Câu 12: Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt.
B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
C. tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực
D. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.
PHẦN III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 13. Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải :
A. Tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa
B. Khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
D. Cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển.
Câu 14. Căn cứ Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, cho biết năng suất lúa năm 2007 ở nước ta là:
A. 50,9 tạ/ha

B. 49,9 tạ/ha

C. 60,1 tạ/ha


D. 55,1 tạ/ha

Câu 15. Căn cứ Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây
lương thực trên 90% là:
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 2


B. Bình Định

A. Ninh Bình

C. Cà Mau

D. Hà Nam

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu
người lớn nhất ở Tây Nguyên?
B. Lâm Đồng.

A. Gia Lai.

C. Đắk Lắk.

D. Kon Tum

Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, cho biết tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta là:
A. Đắk Lắk

B. Bình Phước


D. Lâm Đồng

C. Kon Tum

Câu 18. Dựa vào bảng:
Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2000 – 2013
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2000
2005
2009
2010
2013
Cây cao su
412,0
482,7
677,7
748,7
958,8
Cây chè
87,7
122,5
127,1
129,9
129,8
Cây Cà phê
561,9
497,4
538,5
554,8

637,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích các cây công nghiệp thì biểu đồ thích hợp là:
A. Biểu đồ miền

B. Biểu đồ đường

C. Biểu đồ nhóm cột

D. Biểu đồ kết hợp

PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 19. Việc trồng thử nghiệm cao su, cà phê ở Trung du miền núi Bắc Bộ đã không mang lại hiệu quả chủ
yếu do
A. đất trồng không thích hợp

B. có mùa đông lạnh

C. người dân thiếu kinh nghiệm

D. thiếu nước tưới

Câu 20.Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
1975

210,1
172,8
1985
600,7
470,3
1995
716,7
902,3
2000
778,1
1451,3
2005
861,5
1633,6
2014
711,1
2133,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
A. Giai đoạn 1995-2014, diện tích cây công nghiệp lâu năm ít hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm.
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 3


B. Giai đoạn 1975-1985, diện tích cây công nghiệp hàng năm ít hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm.
C. Giai đoạn 1975-2014, diện tích cây công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích cây công
nghiệp lâu năm.
D. Giai đoạn 1975-2014, diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng 7,4 lần.

BẢNG ĐÁP ÁN


1.C

2.C

3.C

4.B

5.B

6.D

7.C

8.B

9.C

10.D

11.B

12.B

13.C

14.B

15.C


16.B

17.B

18.B

19.B

20.D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1
Đối với ngành chăn nuôi, cơ sở thức ăn và thị trường là 2 yếu tố hàng đầu góp phần thúc đẩy ngành phát triển,
theo sgk trang 96, điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển là cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn nhiều,
từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp...
=> Chọn đáp án C
Câu 2
Chăn nuôi lợn và gia cầm đòi hỏi có cơ sở thức ăn là lương thực, hoa màu đảm bảo, vì thế Chăn nuôi lợn và gia
cầm tập trung nhiều nhất ở các vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm như Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long (sgk trang 96)
=> Chọn đáp án C
Câu 3.
Chăn nuôi bò sữa cung cấp sữa đòi hỏi có thị trường tiêu thụ rộng lớn, vì thế chăn nuôi bò sữa thường phát
triển ven các đô thị lớn
=> Chọn đáp án C
Câu 4

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 4



Tây Nguyên là vùng trồng cà phê số 1 cả nước và cũng là cây trồng quan trọng nhất của Tây Nguyên, tạo ra
những chuyển biến, thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng
=> Chọn đáp án B
Câu 5
Chỉ có hoa màu lương thực là sản phẩm của ngành trồng trọt, còn đồng cỏ tự nhiên, thức ăn chế biến công
nghiệp hay phụ phẩm ngành thủy sản đều không phải là sản phẩm của ngành trồng trọt
=> Chọn đáp án B
Câu 6
Việt Nam là nước có vị trí hàng đầu trong xuất khẩu cà phê, điều, hồ tiêu (sgk trang 95)
=> Chọn đáp án D
Câu 7
Ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm đảm bảo lương thực cho trên
80 triệu dân… Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp (sgk trang
93) => muốn đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp bền vững thì nước ta cần phải đảm bảo an ninh lương thực
=> Chọn đáp án C
Câu 8
Đối lượng lao động của nông nghiệp chính là hệ thống cây trồng, vật nuôi, con người tác động lên chúng để tạo
ra của cải, vật chất ( nông sản)
=> Chọn đáp án B
Câu 9
Tây Nguyên là vùng trồng cà phê số 1 cả nước và cũng là cây trồng quan trọng nhất của Tây Nguyên, tạo ra
những chuyển biến, thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng
=> Chọn đáp án C
Câu 10
Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương
thực (sgk trang 93) vì vậy nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là Phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo năng
suất cây trồng, vật nuôi
=> Chọn đáp án D
Câu 11

Nhờ thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế mở rộng mà ngành trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu,
điều, chè….) có nơi tiêu thụ, nhu cầu tiêu thụ cao => sản xuất phát triển
=> Chọn đáp án B
Câu 12
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 5


Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 19, bản đồ Chăn nuôi ( năm 2007), biểu đồ Giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có thể nhận xét tỉ trọng ngành trồng trọt
giảm ( từ 78,2% năm 2000 xuống 73,9% năm 2007), tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng ( từ 19,3% năm 2000 lên
24,4% năm 2007)
=> Chọn đáp án B
Câu 13
Trong điều kiện nước ta là nước đông dân, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, cần đẩy mạnh
thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn trên 1 đơn vị diện tích nhỏ mới đáp ứng
được nhu cầu lương thực cho trên 80 triệu dân ( thực tế hiện nay là > 90 triệu dân)
=> Chọn đáp án C
Câu 14
Căn cứ Atlat Địa lý Việt Nam trang 19 biểu đồ Diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm, áp dụng công
thức : Năng suất = sản lượng / diện tích => năng suất lúa năm 2007 ở nước ta là: 359420/7207 = 49,9 tạ/ha
( chú ý đổi đơn vị sản lượng khi tính toán)
=> Chọn đáp án B
Câu 15
Căn cứ Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, bản đồ Lúa ( năm 2007), tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích
trồng cây lương thực trên 90% là Cà Mau ( xác định dựa vào màu nền của các tỉnh ứng với bảng chú giải)
=> Chọn đáp án C
Câu 16
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, bản đồ Chăn nuôi ( năm 2007) tỉnh có sản lượng thịt hơi xuất
chuồng tính theo đầu người lớn nhất ở Tây Nguyên là Lâm Đồng ( trên 50kg/ người)
=> Chọn đáp án B

Câu 17
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, bản đồ Cây công nghiệp ( năm 2007), tỉnh có diện tích trồng cây
công nghiệp lớn nhất nước ta là Bình Phước (310 nghìn ha)
=> Chọn đáp án B
Câu 18
Sử dụng kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường
=> đáp án B
Câu 19

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 6


Cây cao su và cây chè là cây công nghiệp nhiệt đới, đặc biệt cây cao su không chịu được gió rét như Gió mùa
Đông Bắc vì vậy việc trồng thử nghiệm cao su, cà phê ở Trung du miền núi Bắc Bộ đã không mang lại hiệu quả
( phân bố cây trồng, vật nuôi phải phù hợp với điều kiện sinh thái và khả năng thích nghi của cây trồng vật nuôi)
=>đáp án B
Câu 20
Nhận xét bảng số liệu dễ dàng thấy
- Nhận xét A-> sai vì từ 1995-2014 diện tích cây công nghiệp lâu năm nhiều hơn diện tích cây công
nghiệp hàng năm.
- Nhận xét B->sai vì từ 1975-1985 diện tích cây công nghiệp hàng năm nhiều hơn diện tích cây công
nghiệp lâu năm
- Áp dụng 2 công thức
Tổng diện tích cây công nghiệp = diện tích Cây công nghiệp hàng năm + diện tích Cây công nghiệp lâu năm
Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm sau/ giá trị năm gốc (đơn vị: lần)
Ta có:
1.Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 1975-2014:
diện tích cây công nghiệp lâu năm = 2133,5/172,8 = 12,35 lần
diện tích cây công nghiệp hàng năm = 711,1/210,1 = 3,38 lần
=> Giai đoạn 1975-2014, diện tích cây công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng chậm hơn diện tích cây

công nghiệp lâu năm.
=> Nhận xét C sai
2.Bảng tổng diện tích cây công nghiệp và tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp từ 1975-2014
Năm

Tổng diện tích cây công

Tốc độ tăng trường

nghiệp

(lần)

(nghìn ha)
1975

382,9

2014

2844,6

7,4

=> Giai đoạn 1975-2014, diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng 7, 4 lần
=> Chọn đáp án D

--- HẾT---

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 7




×