Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TS247 DT thi online to chuc lanh tho nong nghiep 9635 1517453191

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.82 KB, 7 trang )

THI ONLINE – TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 12
Mục tiêu
- Nắm được các nhân tố tác động tứi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
- Nắm được đặc điểm các vùng nông nghiệp: điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội,
trình độ thâm canh và chuyên môn hóa sản xuất
- Nắm được những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Trong điều kiện của nền kinh tế tự cung, tự cấp thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ
yếu bởi nhân tố nào
A. Điều kiện tự nhiên

B. Kỹ thuật

C. Lịch sử

D. Thị trường

Câu 2. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là:
A. Thủy sản

B. Cây công nghiệp ngắn ngày

C. Gia cầm

D. Cây công nghiệp dài ngày.

Câu 3. Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng :
A. Đồng bằng sông Hồng.


B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4 Đây là đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
A. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa
B. Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.
C. Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.
D. Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.
Câu 5: Vùng có diện tích chè lớn nhất nước ta là
A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6: Hướng chuyên môn hóa cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả là của vùng nông
nghiệp
A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.


PHẦN II. THÔNG HIỂU
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 1


Câu 7. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ,
Tây Nguyên là :
A. Trình độ thâm canh.

B. Điều kiện về địa hình.

C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.

D. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 8. Đây là điểm khác nhau chủ yếu trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long :
A. Địa hình.

B. Đất đai.

C. Khí hậu.

D. Nguồn nước

Câu 9. Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ không có tác động :
A. Khai thác hợp lý hơn các sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên.
B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động
C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
D. Tạo điều kiện xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực
D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm.
Câu 11. Đây là điểm giống nhau trong sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam
Bộ.
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp.
B. Cả hai đều là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước
C. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có xu hướng tăng mạnh trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm.
D. Đông Nam Bộ mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi Trung du và miền núi có xu hướng suy
giảm
Câu 12. Biện pháp chủ yếu nhất góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là:
A. đầu tư thâm canh, luân canh, tăng vụ

B. phát triển nền công nghiệp cổ truyền

C. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất

D. đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp

PHẦN III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 13. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động :
A. Giảm thiểu rủi do của biến động thị trường.
B. Khai thác hợp lí sự đa dạng và phong phú của tự nhiên
C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
D. Tăng cường phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 2


Câu 14. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
Câu 15. Dựa vào Atlat địa lí hãy cho biết cây bông phân bố nhiều ở những tỉnh nào sau đây
A. Ninh Thuận, Khánh Hoà

B. Đồng Nai, Tây Ninh

C. Kon Tum, Hoà Bình

D. Bình Thuận, Gia Lai

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết sản phẩm chuyên môn hóa chè, cây ăn quả,
chăn nuôi trâu bò là đặc trưng của vùng nông nghiệp nào?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết: Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều

nhất ở vùng:
A. Đông Nam Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 18: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY, HẢI SẢN
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 3


CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO CÁC VÙNG NĂM 1995 VÀ 2001
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải
sản của nước ta phân theo các vùng năm 1995 và 2001?
A. Tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Cửu Long tăng, các vùng khác giảm.
B.Tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Hồng tăng, các vùng khác giảm.
C. Tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Hồng tăng, ĐB Sông Cửu Long giảm.
D. Tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của DHMT tăng, ĐB Sông Hồng giảm.
PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 19. Nhân tố quyết định và chi phối sự chuyển biến của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là
A. Khí hậu

B. Điều kiện tự nhiên

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ


D. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Câu 20. Cho bảng số liệu
Diện tích và sản lượng lúa cả năm 2000 và 2014
Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Năm 2000

Năm 2014

Năm 2000

Năm 2014

ĐB. Sông Hồng

1212,6

1079,6

6586,6

6548,5

ĐB. Sông Cửu Long

3945,8


4249,5

16702,7

25245,6

Cả nước

7666,3

7816,2

32529,5

44974,6

Vùng

Căn cứ vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000-2014, tỉ trọng về diện tích lúa cả năm của 2
vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long so với cả nước thay đổi theo xu hướng
A. tỉ trọng của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều giảm
B. tỉ trọng của vùng đồng bằng sông Hồng tăng, đồng bằng sông Cửu Long giảm
C. tỉ trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng, đồng bằng sông Hồng giảm
D. tỉ trọng của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều tăng

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 4


BẢNG ĐÁP ÁN
1.A

11.B

2.D
12.D

3.D
13.C

4.B
14.D

5.C
15.D

6.A
16.A

7.C
17.C

8.C
18.A

9.D
19.D

10.A
20.C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1
Trong điều kiện của nền kinh tế tự cung, tự cấp thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi
nhân tố điều kiện tự nhiên (sgk trang 106)
=> Chọn đáp án A
Câu 2.
Theo bảng 25.1 sgk trang 106, Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là Cây công nghiệp
dài ngày.
=> Chọn đáp án D
Câu 3
Dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108, Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn
hoá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
=> Chọn đáp án D
Câu 4
Dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí, đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ là Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản, dễ bị hạn hán vào
mùa khô
=> Chọn đáp án B
Câu 5
Dựa vào bảng 25.2 sgk trang 109 và Atlat trang 18-19, vùng tập trung sản xuất chè lớn nhất nước ta là Trung du
và miền núi Bắc Bộ
=> Chọn đáp án C
Câu 6
Hướng chuyên môn hóa cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả là của vùng nông nghiệp
Đồng bằng sông Hồng ( sgk trang 107)
=> Chọn đáp án A
Câu 7
TDMNBB có đất feralit trên đá vôi và khí hậu có mùa đông lạnh + phân hóa độ cao nên thích hợp trồng cây có
nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như chè, trẩu, sở, hồi…
Tây Nguyên có diện tích lớn đất badan và khí hậu mang tính cận xích đạo gió mùa nên thích hợp trồng các cây

có nguồn gốc nhiệt đới như cà phê, hồ tiêu, cao su, …
=> Chọn đáp án C
Câu 8
ĐBSH và ĐBSCL đều có địa hình đồng bằng tương đối thấp và bằng bẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi
dào … điểm khác nhau chủ yếu trong điều kiện sinh thái nông nghiệp của 2 vùng này chính là khí hậu, ĐBSH
có 1 mùa đông lạnh, ĐBSCL nóng quanh năm -> hướng chuyên môn hóa khác nhau
=> Chọn đáp án C
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 5


Câu 9.
Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp làm tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chứ không tạo
điều kiện xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn
=> Chọn đáp án D
Câu 10
Đồng bằng sông Hồng đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp => vì thế phải
tăng cường thâm canh, tăng năng suất mới đáp ứng nhu cầu lương thực
=> Chọn đáp án A
Câu 11
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng
chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba cả nước
=> Cả hai đều là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nướC.
=> Chọn đáp án B
Câu 12
Biện pháp chủ yếu nhất góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khi thị trường có
biến động bất lợi là đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp
=> Chọn đáp án D
Câu 13.
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động nâng cao
chất lượng, giá thành sản phẩm hạ thấp hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

=> Chọn đáp án C
Câu 14
Từ 2005 - 2014:
Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,11 lần
Sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,32 lần
=> Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng là không đúng
=> Chọn đáp án D
Câu 15.
Dựa vào Atlat địa lí trang 19, cây bông phân bố nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Điện Biên,
Sơn La
=> Chọn đáp án D
Câu 16
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, sản phẩm chuyên môn hóa chè, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò là
đặc trưng của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ
=> Chọn đáp án A
Câu 17:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long
=> Chọn đáp án C
Câu 18
Quan sát biểu đồ nhận thấy tỷ trọng diện tích nuôi trồng thủy, hải sản của ĐB Sông Cửu Long
tăng trong giai đoạn 1995-2001 (tăng từ 64% lên 73%) còn tỷ trọng các vùng khác đều giảm
=> Chọn đáp án A
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 6


Câu 19.
Nhân tố quyết định và chi phối sự chuyển biến của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là Trình độ phát triển kinh tế xã hội; trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao thì hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ngày càng hiện đại. Ví
dụ ở Hoa Kì, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trang trại, sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, vật
tư nông nghiệp hiện đại

=> Chọn đáp án D
Câu 20
Áp dụng công thức tính tỉ trọng trong tổng
Tỉ trọng thành phần = Giá trị thành phần / Tổng
Ta có Bảng Tỉ trọng Diện tích và sản lượng lúa cả năm 2000 và 2014
Đơn vị: %
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Vùng
Năm 2000
Năm 2014
Năm 2000
Năm 2014
ĐB. Sông Hồng
ĐB. Sông Cửu Long
Cả nước

15,8
51,5
100

13,8
54,4
100

20,2
51,3
100

14,6

56,1
100

Nhận xét:
Trong giai đoạn 2000-2014, tỉ trọng về diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long tăng (từ 51,5% lên 54,4%) ,
đồng bằng sông Hồng giảm (từ 15,8% xuống 13,8%)
=> Chọn đáp án C

--- HẾT---

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 7



×