Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TS247 DT thi online van de phat trien kinh te xa hoi o bac trung bo 18707 1530937511

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.09 KB, 5 trang )

THI ONLINE – BẮC TRUNG BỘ
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 12
Mục tiêu
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, đặc điểm kinh tế - xã hội của
Bắc Trung Bộ
- Nắm được vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu
kinh tế của vùng, phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
- Biết khai thác Atlat để xác định ranh giới tự nhiên, hành chính, và thực trạng phát triển KT – XH của
Bắc Trung Bộ
PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Hà Tĩnh.
B. Thanh Hóa.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Trị
Câu 2. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Dãy núi Hoành Sơn.
B. Dãy núi Bạch Mã.
C. Dãy núi Trường Sơn Bắc
D. Dãy núi Trường Sơn Nam.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc
vùng Bắc Trung Bộ
A. Chu Lai
B. Vũng Áng
C. Hòn La
D. Nghi Sơn
Câu 4 Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ là
A. Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An
B. Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế
C. Di tích cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng


D. Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế
Câu 5. Tỉnh/ thành phố nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Nghệ An.
B. Thừa Thiên Huế.
C. Thanh Hóa
D. Hà Tĩnh
Câu 6. Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển:
A. Cây lúa nước
B. Cây công nghiệp lâu năm
C. Cây công nghiệp hàng năm.
D. Các cây rau đậu
PHẦN II. THÔNG HIỂU
Câu 7. Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của:
A. Dải đồng bằng hẹp ven biển.
B. Dãy núi Trường Sơn Bắc.
C. Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.
D. Dãy núi Bạch Mã.
Câu 8. Các đồng bằng có diện tích lớn hơn cả của vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Bình-Trị-Thiên.
B. Thanh-Nghệ-Tĩnh.
C. Nam – Ngãi - Định.
D. Phú-Khánh.
Câu 9. Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng:
A. Chắn gió, bão, và ngăn nạn cát bay.
B. Điều hòa thủy chế của sông ngòi.
C. Khai thác thế mạnh tài nguyên biển.
D. Phát triển các du lịch sinh thái.
Câu 10. Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng sau
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 1


Câu 11. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của Bắc Trung Bộ là
A. Rét đậm, rét hại.
B. Bão, nắng nóng
C. Động đất.
D. Lũ quét
Câu 12. Diện tích rừng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là;
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng tự nhiên
PHẦN III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 13. Các hệ thống sông nào của vùng Bắc Trung Bộ có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy ( ở hạ lưu) và
tiềm năng thủy điện?
A. Hệ thống sông Gianh, sông Chu.
B. Hệ thống sông Mã, sông Cả.
C. Hệ thống sông Đà, Sông Hồng.
D. Hệ thống sông Gianh, sông Cả.
Câu 14. Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Bắc Trung Bộ là
A. Thanh Hóa - Bỉm Sơn , Huế, Đông Hà
B. Huế, Vinh, Thanh Hóa - Bỉm Sơn
C. Huế, Vinh, Dung Quất
D. Đồng Hới, Vinh, Đà Nẵng
Câu 15. Đặc trưng phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ so với các vùng trên cả nước là:
A. Phát triển cơ cấu kinh tế liên hoàn từ đồi núi - đồng bằng – ven biển.
B. Có vùng đồi núi thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc

C. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh
D. Tài nguyên nước phong phú
Câu 16. Nhà máy thủy điện Bản Vẽ (320 MW) được xây dựng trên sông
A. Sông Cả.
B. Sông Chu.
C. Sông Rào Quán.
D. Sông Gianh
Câu 17. Các tuyến đường Bắc – Nam chạy qua vùng Bắc Trung Bộ là
A. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường 14
B. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường số 8
C. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường số 9
D. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh
Câu 18: Cho biểu đồ sau

9.8
27.9
Nuôi trồng

Khai thác
72.1
90.2

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2012 ( đơn vị:%)
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 2



Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thể hiện của biểu đồ trên?
A. Tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng của mỗi vùng nhỏ hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác .
B. Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác của mỗi vùng lớn hơn tỷ trọng sản lượng thủy nuôi trồng.
D. Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 19. Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
B. Tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển
C. Làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư.
D. Giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ.
Câu 20. Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phát triển các tuyến giao thông theo hướng Đông - Tây ở Bắc
Trung Bộ là
A. thúc đẩy phân bố lại dân cư, lao động.
B. hình thành một mạng lưới đô thị mới.
C. tăng cường giao thương với các nước
D. làm tăng nhanh khối lượng vận chuyển.

BẢNG ĐÁP ÁN
1.C
11.B

2.B
12.B

3.A
13.B

4.B

14.B

5.B
15.A

6.C
16.A

7.B
17.D

8.B
18.D

9.A
19.C

10.A
20.C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1
Dựa vào Atlat trang 4-5 và trang 27, tỉnh Quảng Ngãi không thuộc Bắc Trung Bộ mà thuộc Duyên hải Nam
Trung Bộ
=> Chọn đáp án C
Câu 2.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 27,28 dễ nhận thấy Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ
và duyên hải Nam Trung Bộ là Dãy núi Bạch Mã.
=> Chọn đáp án B

Câu 3
Khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ
=> Chọn đáp án A
Câu 4
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 25 – Du lịch và sgk tran 155, Di sản văn hóa thế giới ở
Bắc Trung Bộ là Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế
=> Chọn đáp án B
Câu 5
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 3


Dựa vào Atlat trang 30 – Các vùng kinh tế trọng điểm sẽ dễ dàng thấy ngay Thừa Thiên Huế nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung
=> Chọn đáp án B
Câu 6
Theo sgk trang 157, Ở Bắc Trung Bộ, phần lớn diện tích đồng bằng là đất cát pha, thích hợp cho phát triển các
cây công nghiệp hằng năm
=> Chọn đáp án C
Câu 7
Vào mùa hạ, gió Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương có tính chất nóng ẩm, gió gặp sườn Tây dãy Trường
Sơn Bắc, trút hết mưa và trở thành khối không khí khô tràn xuống sườn Đông của Trường Sơn Bắc ( Bắc Trung
Bộ), xuống núi 100m nhiệt độ tăng 10C, vì thế gây hiện tượng phơn cho Bắc Trung Bộ
=> Chọn đáp án B
Câu 8
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13 có thể nhận thấy đồng bằng có diện tích lớn nhất ở
Bắc Trung Bộ là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh.
=> Chọn đáp án B
Câu 9.
Theo sgk trang 157, Việc trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy
lấn ruộng đồng, làng mạc

=> Chọn đáp án A
Câu 10
Theo sgk trang 156,157, Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ khoảng 47,8% ( 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên
=> Chọn đáp án A
Câu 11
Bắc Trung Bộ là vùng hứng chịu ảnh hưởng của bão lớn nhất cả nước, đồng thời Bắc Trung Bộ cũng chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của hiện tượng phơn, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của người dân,để lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng mỗi năm
=> Chọn đáp án B
Câu 12
Ở Bắc Trung Bộ rừng sản xuất chỉ chiếm khoảng 34% diện tích, còn khoảng 50% diện tích là rừng phòng hộ và
16% diện tích rừng đặc dụng
=> Chọn đáp án B
Câu 13
Hệ thống sông Mã, sông Cả là các hệ thống sông có diện tích lưu vực và chiều dài tương đối lớn so với các hệ
thống sông ở Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng, thượng lưu chảy qua vùng có địa hình đồi núi
dốc -> thuận lợi phát triển thủy điện, hạ lưu chảy qua vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An thích lợp
để phát triển thủy lợi, giao thông
=> Chọn đáp án B
Câu 14
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 21 có thể kể tên ngay các trung tâm công nghiệp có quy
mô lớn nhất của Bắc Trung Bộ là Huế, Vinh, Thanh Hóa - Bỉm Sơn
=> Chọn đáp án B
Câu 15
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 4


Theo sgk trang 156, Ở Duyên hải miền Trung nói chung, Bắc Trung Bộ nói riêng, vấn đề hình thành cơ cấu
nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế nói chung của vùng vì nó không
chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian

=> Chọn đáp án A
Câu 16
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 22 - bản đồ Công nghiệp năng lượng, nhà máy thủy điện
Bản Vẽ (320 MW) được xây dựng trên sông Cả
=> Chọn đáp án A
Câu 17
Dựa vào Atlat trang 23, trang Giao thông để xác định các tuyến bắc – nam chạy qua vùng là Quốc lộ 1A, đường
sắt Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh
=> đáp án D
Câu 18
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu => biểu đồ có bán kính đường tròn lớn hơn thì có giá trị lớn hơn
Vậy, Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
Nhận xét không đúng là D
=> Chọn: đáp án D
Câu 19
Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ tức là đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa
chủ yếu là làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư vào các khu kinh tế ven biển, thu hút đầu tư vào phát
triển các ngành công nghiệp - dịch vụ ven biển
=> Chọn đáp án C
Câu 20
Các tuyến giao thông theo hướng Đông - Tây ở Bắc Trung Bộ là đường 7, đường 8, 9; đây đều là những tuyến
đường nối cảng biển ở BTB với các cửa khẩu và chạy sang Lào, kết nối với các tuyến đường trong khu vực; là
con đường ra biển của Lào
=> Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phát triển các tuyến giao thông theo hướng Đông - Tây ở Bắc Trung Bộ
là tăng cường giao thương với các nướC.
=> Chọn đáp án C
Chú ý: để xác định ý nghĩa, trước tiên cần xác định các tuyến giao thông Đông Tây là tuyến nào, từ đâu đến đâu

--- HẾT---


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 5



×