Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------0o0-----------

NGUYỄN THỊ NGỌC CẦM

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------0o0-----------

NGUYỄN THỊ NGỌC CẦM

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu)
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KHÁNH LÂM



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến
chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn
khoa học của TS. Trần Khánh Lâm. Các thông tin, số liệu và kết quả trong luận văn là
hoàn toàn trung thực, khách quan và có trích dẫn rõ ràng về nguồn gốc.

Người cam đoan
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Ngọc Cầm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2

3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Những đóng góp của đề tài........................................................................................ 3
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.............................. 5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của
giới tính đến chất lượng kiểm toán .................................................................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 5
1.1.1.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán ..................................................... 5
1.1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính KTV tới chất lượng kiểm toán
................................................................................................................................. 12
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................... 19
1.1.2.1. Các nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân KTV ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán ................................................................................................................. 19


1.1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính ............................................... 21
1.2. Xác định khe hổng nghiên cứu................................................................................ 22
1.2.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu những nghiên cứu trước ................................ 22
1.2.2. Xác định khe hổng nghiên cứu ......................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 25
2.1. Các khái niệm căn bản ............................................................................................ 25
2.1.1. Định nghĩa chất lượng ...................................................................................... 25
2.1.2. Định nghĩa CLKT ............................................................................................. 26
2.1.3. Khuôn mẫu CLKT ............................................................................................ 26
2.2. Các lý thuyết nền tảng ............................................................................................. 30
2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm ........................................................................................... 30
2.2.2. Lý thuyết đồng cảm (Empathy theory) và lý thuyết xã hội hóa vai trò giới tính

(Socialization of gender roles theory) ......................................................................... 32
2.2.3. Lý thuyết tín hiệu .............................................................................................. 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 34
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 35
3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn ......................................................................... 35
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................ 36
3.2.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 36
3.2.1.1. Tại sao lại đo lường CLKT bằng chất lượng BCTC? ................................ 36
3.2.1.2. Mô hình định lượng chất lượng kiểm toán ................................................. 37
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 45
3.2.2.1. Sự khác biệt về giới tính trong một số đặc tính nghề nghiệp ..................... 45
3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ........................................... 47
3.2.2.3. Một số lý thuyết liên quan .......................................................................... 48
3.3. Mẫu.......................................................................................................................... 48
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu............................................................. 49
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................ 49


3.4.2. Phân tích tương quan ........................................................................................ 49
3.4.3. Kiểm định mô hình hồi quy .............................................................................. 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 51
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................ 52
4.1. Phân tích thống kê mô tả ......................................................................................... 52
4.2. Phân tích tương quan và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .................................. 54
4.3. Phân tích mô hình hồi quy ...................................................................................... 57
4.3.1. Kiểm định Hausman ......................................................................................... 57
4.3.2. Kiểm định F-test ............................................................................................... 58
4.3.3. Kiểm định phương sai thay đổi......................................................................... 58
4.3.4. Kiểm định tự tương quan .................................................................................. 59
4.3.5. Phân tích hồi quy .............................................................................................. 60

4.4. Nghiên cứu mở rộng ............................................................................................... 63
4.4.1. Nghiên cứu mở rộng thứ nhất: Sử dụng biến trình bày lại để đo lường CLKT 63
4.4.2. Nghiên cứu mở rộng thứ hai: Phân tích với một mẫu thay đổi ........................ 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 69
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 70
5.1. Bàn luận kết quả ...................................................................................................... 70
5.2. Gợi ý các chính sách ............................................................................................... 72
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

AO

Audit opinion – Ý kiến kiểm toán

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCKT

Báo cáo kiểm toán

BCTC


Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban Giám đốc

CEO

Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành

CFO

Cash flows from operating – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh

CLKT

Chất lượng kiểm toán

DA

Discretionary accruals: Các khoản dồn tích tự định

DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

GCO


Going concern opinion – Ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn
mạnh về khả năng hoạt động liên tục

GĐTC

Giám đốc tài chính

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

IAASB

International Auditing and Assurance Standards Board - Ủy
ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KSCL

Kiểm soát chất lượng

KTV

Kiểm toán viên

LCTT


Lưu chuyển tiền tệ

NDA

Non - Discretionary accruals: Các khoản dồn tích không tự
định

TA

Total accrual – Tổng các khoản dồn tích


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VACPA

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VAS


Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến ........................................................................................ 44
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả cho các biến trong mô hình (1) ....................................... 52
Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan của mô hình (1) ........................................................... 54
Bảng 4.3: Bảng hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình (1) ................................ 57
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman của mô hình (1) .................................................. 57
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định F - test của mô hình (1) ...................................................... 58
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Wald test - Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi ........ 58
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wooldridge – kiểm tra hiện tượng tự tương quan .............. 59
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình (1) ............................................................................. 60
Bảng 4.9: Bảng dấu của các biến kiểm soát trong mô hình (1) ......................................... 63
Bảng 4.10: Bảng thống kê mô tả cho biến trong mô hình (2) ........................................... 64
Bảng 4.11: Hệ số tương quan của các biến trong mô hình (2) .......................................... 65
Bảng 4.12: Hệ số phóng đại phương sai của mô hình (2) ................................................. 65
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy logistic cho mô hình nghiên cứu mở rộng thứ nhất ............. 66
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy nghiên cứu mở rộng thứ hai ................................................. 68


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 35
Hình 3.2 Sơ đồ tổng quan về mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân, đặc điểm của cá
nhân KTV, quá trình đánh giá và ra quyết định của KTV và CLKT ................................ 46


TÓM TẮT
Chúng ta có nên mong đợi một sự ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất
lượng dịch vụ kiểm toán? Các nghiên cứu trước đã đưa ra những kết quả khác nhau cho

câu hỏi này. Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ 2014 – 2018 với mẫu gồm 152
doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và sử dụng chất lượng báo cáo tài chính của khách
hàng được đo lường bằng các khoản dồn tích tự định (DA) làm thước đo chất lượng kiểm
toán cho thấy KTV nữ cung cấp chất lượng kiểm toán cao hơn KTV nam. Kết quả nghiên
cứu này giúp các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán lựa chọn KTV phù hợp, các doanh
nghiệp kiểm toán phân công nhân sự hợp lý và có các cách thức để kiểm soát chất lượng
hiệu quả.
Từ khóa: Chất lượng kiểm toán, giới tính, kiểm toán viên.


ABSTRACT
Should we expect an impact of the gender of the auditor on the quality of the audit
service? Previous studies have given different results for this question. This study was
conducted in the period of 2014 - 2018 in Vietnam using a sample of 152 listed
enterprises and taking the quality of the client's financial statements measured by
discretionary accruals as a measurement for audit quality shows that female auditor
provided higher audit quality than male auditor. This study’s enables companies using
auditing services select appropriate auditorsauditing firms assign personnel properly and
have effective ways to control quality.
Keywords: Audit quality, auditor, gender.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Kiểm toán đóng vai trò cơ bản trong kế hoạch quản trị doanh nghiệp để đảm bảo

chất lượng BCTC. CLKT cao hơn đảm bảo chất lượng BCTC cao hơn. Sau nhiều vụ bê

bối, đặc biệt là vụ Enron, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách đã đặc biệt
quan tâm đến chất lượng dịch vụ kiểm toán, thể hiện ở việc Đạo luật SOX được ban hành
năm 2002, hay gần đây là Khuôn mẫu về CLKT do IAASB ban hành năm 2014 và Chỉ
thị 2014/56/EU về CLKT. Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này được thực
hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là các nghiên cứu về cách định nghĩa, đo lường, và đặc
biệt là các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT.
Ban đầu, các nghiên cứu thường được thực hiện ở cấp độ công ty, ví dụ như
nghiên cứu về ảnh hưởng quy mô, danh tiếng của công ty, các hoạt động kiểm soát chất
lượng của công ty kiểm toán,… đến CLKT. Sau đó, DeFond và J. Francis (2005) chỉ ra
rằng các nghiên cứu về CLKT cần được đẩy xuống thấp hơn, từ cấp độ công ty xuống
cấp độ cá nhân KTV, bởi vì KTV riêng lẻ có thể khác nhau về cả hai yếu tố quyết định
chất lượng, tính độc lập và năng lực kiểm toán. Theo Mark Nelson và Hun Tong Tan
(2005) thì KTV cần thực hiện nhiều công việc khác nhau để có thể đưa ra ý kiến kiểm
toán thích hợp. Như vậy, các thuộc tính cá nhân khác nhau của KTV (ví dụ: giới tính, kỹ
năng và tính cách) sẽ có ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Cá nhân KTV cũng có thể
đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định trong quá trình kiểm toán. Các thuộc
tính cá nhân của các KTV riêng lẻ như phản ứng với rủi ro, kinh nghiệm và động cơ có
thể có ảnh hưởng đáng kể đến CLKT.
Dựa trên tài liệu tâm lý học, gần đây, một số nhà nghiên cứu (ví dụ Gold và cộng
sự, 2009) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giới tính trong đặc điểm cá nhân của KTV (ví dụ:
cách phản ứng với rủi ro), dẫn đến sự khác nhau trong cách đánh giá và quyết định của
KTV. Vì kiểm toán vốn dĩ là một quá trình đánh giá và ra quyết định, do đó CLKT phụ
thuộc vào chất lượng của đánh giá và quyết định của KTV (Knechel, 2000). Vì vậy mà
CLKT phụ thuộc vào sự thay đổi các đặc điểm của KTV thông qua khả năng phát hiện


2
và báo cáo sai sót trọng yếu phụ thuộc vào chuyên môn kỹ thuật, khả năng giải quyết vấn
đề, cách phản ứng và khẩu vị rủi ro và kinh nghiệm.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cá c đặc điểm của cá nhân KTV ảnh hưởng đến

CLKT chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm về tính độc
lập, năng lực chuyên môn, thái độ hoài nghi nghề nghiệp, nhiệm kỳ của cá nhân KTV mà
chưa thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nào liên quan đến các thuộc tính cá nhân
KTV như giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh sống,…. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị vì
kết luận của nghiên cứu sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự lựa chọn KTV bởi các doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán, việc phân công nhân sự cho các nhiệm vụ kiểm toán,
các hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán và đưa ra những ý kiến góp ý
chính sách cho các cơ quan quản lý nhằm nâng cao CLKT. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài
“Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu
thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để
thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét ảnh hưởng của giới tính KTV đến CLKT.

3.

Câu hỏi nghiên cứu
Liệu giới tính KTV có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán không?

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là giới tính KTV và CLKT.
Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn chỉ tập trung vào hoạt động kiểm toán độc

lập, không nghiên cứu đối với hoạt động kiểm toán nhà nước cũng như kiểm toán nội bộ.
Luận văn sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết tại sàn chứng khoán TP. HCM
(HOSE), sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn Upcom (Thị trường công ty đại chúng

chưa niêm yết) trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2018. Dữ liệu thu thập được lấy trên
Báo cáo thường niên, Báo cáo kiểm toán và BCTC đã được kiểm toán. Phạm vi dữ liệu
nghiên cứu không bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các ngân hàng và
công ty bảo hiểm vì các đối tượng này lập và trình bày BCTC theo chế độ kế toán khác
với chế độ kế toán dành cho các công ty.


3
CLKT được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau. Ở bài luận văn này, tác giả
đo lường CLKT thông qua chất lượng BCTC được đo lường bằng thước đo các biến dồn
tích bất thường và thước đo trình bày lại BCTC.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đưa ra, bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng, phân tích các dữ liệu thứ cấp, đó là các thông tin liên quan đến các KTV và các
khách hàng của họ. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể mà luận văn sử dụng là:

6.

-

Phân tích thống kê mô tả.

-

Phân tích tương quan.

-


Kiểm định mô hình hồi quy FEM, REM và Pool OLS.

-

Hồi quy Logistic.

Những đóng góp của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đã đóng góp một số điểm

mới về mặt khoa học. Khác với những nghiên cứu trước, nghiên cứu thực nghiệm này
trực tiếp kiểm tra các tác động khác nhau của giới tính của KTV tới CLKT bằng lý thuyết
đồng cảm và lý thuyết xã hội hóa vai trò giới tính. Bên cạnh các lý thuyết về việc phản
ứng với rủi ro dựa trên tài liệu chính thống, lý thuyết đồng cảm và lý thuyết xã hội hóa
vai trò giới tính có thể giúp hiểu sâu sắc hơn cơ chế bên trong của giới tính tác động đến
CLKT.
Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp một số điểm về mặt thực tiễn như:
Đối với các công ty kiểm toán, dựa trên kết quả nghiên cứu này mà lựa chọn, phân
công công việc phù hợp cho các KTV, có những hoạt động kiểm soát chất lượng phù
hợp.
Đối với các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán, kết quả của nghiên cứu này sẽ
giúp họ lựa chọn cũng như yêu cầu KTV thực hiện kiểm toán phù hợp với nhu cầu.
Đối với các cơ quan quản lý hoạt động kiểm toán độc lập sẽ có những chính sách
cũng như các chương trình hoạt động nhằm kiểm soát và nâng cao CLKT.
7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết cấu luận văn gồm 5 chương:



4
-

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước

Chương này sẽ trình bày về tổng quan và nhận xét nội dung của các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện có liên quan đến đề tài đồng thời xác định
những kết quả đạt được và xác định khe hỏng nghiên cứu.
-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương này sẽ trình bày về các khái niệm nền tảng như CLKT, giới tính.
Ngoài ra chương này còn trình bày các lý thuyết nền tảng giải thích sự ảnh hưởng
của giới tính KTV đến CLKT, ví dụ như lý thuyết đại diện giải thích tại sao phải yêu cầu
CLKT cao hay lý thuyết về đồng cảm để giải thích về các biểu hiện của giới tính của
KTV.
-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Từ phần tổng quan các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết, chương này sẽ trình
bày về: các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình
nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và mô tả các biến cũng như phương pháp kiểm định để giải
quyết cụ thể cho mục tiêu nghiên cứu đưa ra.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu thu được và bàn luận kết quả này.

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương này sẽ tóm tắt nghiên cứu, thảo luận các vấn đề xoay quanh kết quả đạt
được, cũng như so sánh kết quả nghiên cứu thực nghiệm này khi được thực hiện tại Việt
Nam với kết quả của nghiên cứu gốc, đề xuất một số kiến nghị và trình bày về hạn chế
của nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.


5
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của
giới tính đến chất lượng kiểm toán
Trong phần này, các nghiên cứu được phân ra thành nghiên cứu ở nước ngoài và
nghiên cứu trong nước. Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, trước tiên, chủ đề CLKT sẽ
được thảo luận, đây là các nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm, cách đo lường CLKT. Sau
đó, đi đến các nghiên cứu về giới tính của KTV ảnh hưởng đến CLKT như thế nào. Ở
phần nghiên cứu trong nước, do các nghiên cứu còn hạn chế nên bài nghiên cứu sẽ trình
bày một số nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của giới tính trong một số lĩnh vực như
tài chính ngân hàng hay kế toán.
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán
DeFond và Zhang (2014) đã tổng hợp các nghiên cứu về kiểm toán với trọng tâm
tập trung vào định nghĩa và cách đo lường CLKT với bốn câu hỏi chính là: CLKT là gì?
Điều gì thúc đẩy người sử dụng BCTC có nhu cầu về CLKT? Điều gì thúc đẩy KTV cung
cấp CLKT? Và các cơ quan quản lý có liên quan đến CLKT như thế nào?
CLKT là gì? Hầu hết các nghiên cứu sử dụng định nghĩa CLKT là khả năng KTV
phát hiện sai phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo sai phạm đó
(DeAngelo, 1981). Bài viết lập luận rằng CLKT cao hơn cung cấp sự đảm bảo cao hơn về

chất lượng BCTC. Tuy nhiên, ý kiến kiểm toán không có nghĩa là chỉ ra mức độ CLKT.
Thay vào đó, nó thông báo sự đảm bảo của KTV rằng BCTC tuân thủ GAAP. CLKT đề
cập đến chất lượng của ý kiến KTV (tức là mức độ đảm bảo), chứ không phải ý kiến.
Chất lượng ý kiến của KTV có thể khác nhau, với các KTV chất lượng cao cung cấp sự
đảm bảo cao hơn rằng BCTC phản ánh trung thực tình hình kinh tế cơ bản của công ty.
CLKT là một thành phần của chất lượng BCTC, bởi vì CLKT cao làm tăng độ tin
cậy của BCTC. Sự tín nhiệm tăng lên này phát sinh thông qua sự đảm bảo lớn hơn rằng
BCTC phản ánh trung thực tình hình của công ty. Tuy nhiên, CLKT không phải là thành
phần duy nhất của chất lượng BCTC. Chất lượng BCTC cũng bị ảnh hưởng bởi chất
lượng của BCTC trước kiểm toán, vốn là đầu vào của quy trình kiểm toán. Chất lượng


6
của báo cáo trước kiểm toán bị ảnh hưởng thêm bởi hệ thống BCTC của công ty, thể hiện
tình hình kinh tế vào BCTC cũng như là các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp. Do đó,
chất lượng BCTC (FRQ) là một hàm số của CLKT (AQ), chất lượng của hệ thống BCTC
(R) và các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp (I). Được thể hiện như sau: FRQ = f(AQ,
R, I).
CLKT rất khó để đo lường vì mức độ đảm bảo mà dịch vụ kiểm toán cung cấp
không thể quan sát được. Bài nghiên cứu đưa ra các cách đo lường CLKT như đo lường
dựa trên đầu ra như các sai sót trọng yếu (có dẫn đến trình bày lại BCTC), ý kiến kiểm
toán, chất lượng BCTC và đo lường dựa trên đầu vào như đặc điểm của công ty kiểm
toán, như quy mô của công ty kiểm toán (auditor size), có phải là thành viên của Big N
hay không? Đây có thể dùng làm một thước đo cho CLKT vì những công ty kiểm toán
càng lớn thì càng có động cơ và sự cạnh tranh để cung cấp CLKT cao hơn (DeAngelo,
1981). Đặc điểm của hợp đồng kiểm toán như phí kiểm toán cũng được dùng để đo
CLKT bởi họ muốn thông qua phí kiểm toán có thể đo lường được mức độ cố gắng của
KTV, một yếu tố đầu vào trong quá trình kiểm toán có liên quan một cách trực quan đến
CLKT. Bài nghiên cứu cũng dẫn ra mô hình thường được dùng để đo CLKT.
AQ = α + β x (Treatment variable) +∑𝒏𝒊=𝟏 𝜸 x (Control variablei) + ε

Như vậy thước đo nào là tốt nhất? Thước đo CLKT nào cũng có ưu và nhược điểm
riêng. Mục tiêu quan trọng nhất trong việc lựa chọn thước đo CLKT là sử dụng các thước
đo phù hợp nhất cho nghiên cứu. Các thước đo dựa trên đầu ra thường phù hợp nhất cho
các thử nghiệm kiểm tra việc cung cấp CLKT, trong khi các thước đo dựa trên đầu vào
thường phù hợp nhất với các thử nghiệm kiểm tra nhu cầu về CLKT. Tuy nhiên, dựa trên
đánh giá của tác giả, rõ ràng là không có thước đo duy nhất nào có khả năng vẽ nên một
bức tranh hoàn chỉnh về CLKT. Do đó, đối với các nghiên cứu về nguồn cung, tác giả
khuyên nên chọn kết hợp các thước đo đo lường đầu ra sẽ khả thi. Cuối cùng, tác giả
khuyến khích các nhà nghiên cứu đánh giá và đưa ra một cách cẩn thận những suy luận
có thể và không thể được suy ra từ các thước đo dựa trên các điểm mạnh và điểm yếu
riêng biệt của chúng vì các tài liệu thường thiếu thảo luận như vậy.


7
Điều gì thúc đẩy nhu cầu CLKT của khách hàng? Liệu kiểm toán có tạo ra thêm
giá trị? Bài nghiên cứu thống kê lại các nghiên cứu trước chứng minh rằng kiểm toán tạo
thêm giá trị, đó là khi so sánh giữa báo cáo đã được kiểm toán và báo cáo chưa được
kiểm toán, cho thấy rằng kiểm toán làm giảm chi phí sử dụng nợ, cải thiện xếp hạng tín
dụng và việc kiểm toán hàng quý giúp giảm các điều chỉnh kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm
toán khu vực công còn giúp cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực.
Các yếu tố nào thúc đẩy KTV cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng? Động cơ
thúc đẩy KTV cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng liên quan đến rủi ro hợp đồng
và năng lực của KTV. Tuy nhiên, tác giả lưu ý rằng năng lực của KTV không độc lập với
các động cơ của họ. Những động cơ lớn hơn để cung cấp CLKT cao cũng thúc đẩy các
KTV phát triển các năng lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp CLKT cao hơn.
Tương tự, năng lực cao hơn trong việc cung cấp CLKT cao dự kiến sẽ tăng vốn danh
tiếng của KTV, từ đó cung cấp các động cơ lớn hơn để cung cấp CLKT cao hơn.
Việc tổng hợp cho thấy một số đặc điểm cũng như đóng góp của các nghiên cứu
trước cũng như hướng nghiên cứu trong tương lai. Thứ nhất, xác định CLKT cao hơn là
đảm bảo chất lượng BCTC cao hơn. Định nghĩa này phản ánh bản chất của CLKT, bao

gồm các trách nhiệm rộng lớn của KTV và công nhận rõ ràng CLKT là một thành phần
của chất lượng BCTC. Thứ hai, họ xem xét các mô hình CLKT thường được sử dụng và
kết luận rằng nghiên cứu trong tương lai sẽ được hưởng lợi từ hướng dẫn cơ sở luận
(conceptual guidance) nhiều hơn trong việc giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa CLKT
và chất lượng BCTC. Thứ ba, họ nhận thấy rằng các nghiên cứu trước tập trung chủ yếu
vào khả năng cung cấp CLKT của KTV mà ít chú ý đến yếu tố nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, họ khuyến khích các nhà nghiên cứu trong tương lai tiếp tục mở rộng kiến thức
về các yếu tố phía cầu. Thứ tư, họ lưu ý rằng các nghiên cứu trước đây thường tập trung
vào các động cơ thúc đẩy CLKT mà ít chú ý đến năng lực. Các nghiên cứu về chuyên
môn của ủy ban kiểm toán khách hàng và chuyên môn ngành kiểm toán là ngoại lệ, và họ
kêu gọi các nhà nghiên cứu trong tương lai khám phá các yếu tố bổ sung liên quan đến
năng lực. Cuối cùng, họ quan sát thấy nguy cơ rất cao sự can thiệp pháp lý nhắm vào cả
động cơ và năng lực của KTV để cung cấp và đáp ứng nhu cầu yêu cầu CLKT của khách


8
hàng. Do đó, nghiên cứu trong tương lai tìm cách hiểu rõ hơn về quy trình quản lý là rất
quan trọng để hiểu được ảnh hưởng của nó đối với CLKT.
Hoa Pham, Pesi Amaria, Thanh Bui, Sang Tran (2014) đã thực hiện bài nghiên
cứu về CLKT tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra nhận thức của KTV
về CLKT và các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã cố gắng
nâng cao hiểu biết của KTV về CLKT, năng lực KTV và tính độc lập của KTV.
Với bảy câu hỏi nghiên cứu xoay quanh các vấn đề liên quan đến những ảnh
hưởng của quy mô công ty kiểm toán, các yếu tố thuộc về công ty kiểm toán (doanh thu),
làm việc cho khách hàng của công ty sau khi thực hiện kiểm toán (employment with
client of the audit firm), KTV là chuyên gia trong ngành/ lĩnh vực sẽ kiểm toán, chuyên
môn, năng lực của KTV, cạnh tranh, nhiệm kỳ, việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán
tới CLKT và phạm vi (dimension) ảnh hưởng của chúng?
Kết quả từ phân tích tương quan và mô tả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến
CLKT tại Việt Nam. Thứ nhất, đấu thầu cạnh tranh để tham gia kiểm toán ảnh hưởng đến

CLKT tại Việt Nam. Thứ hai, các hợp đồng kiểm toán dài hạn ảnh hưởng đến CLKT.
Thứ ba, quy định của các dịch vụ phi kiểm toán bổ sung ảnh hưởng đến CLKT. Kết quả
cho thấy có mối tương quan tích cực giữa (a) quy mô công ty kiểm toán và CLKT, (b)
KTV có chuyên môn về ngành sẽ kiểm toán và CLKT. Nghiên cứu cũng cho thấy doanh
thu của nhân viên và làm việc với khách hàng kiểm toán có tác động tiêu cực đến CLKT
tại Việt Nam.
Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng khảo sát là người quản lý, điều hành và
người sử dụng báo cáo, cũng như thêm biến tính cạnh tranh về năng lực của các công ty
kiểm toán để đánh giá toán diện hơn chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam.
Nghiên cứu này cũng có giới hạn khi chỉ tập trung vào nhận thức của KTV Việt
Nam về CLKT và các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam. Kết quả không dựa trên
chất lượng thực tế của các công ty kiểm toán tại Việt Nam hoặc dữ liệu dự đoán thực tế
tại Việt Nam. Những kết quả này không nên được khái quát thành nhận thức của những
người sử dụng BCTC được kiểm toán và cơ quan quản lý về CLKT và các yếu tố ảnh
hưởng đến CLKT tại Việt Nam.


9
Chadegani (2011) đã tổng hợp lại những nghiên cứu thực nghiệm trong vòng mười
năm trên thế giới, từ đó đánh giá được những gì mà các nhà nghiên cứu đã làm được và
xác định lỗ hỏng nghiên cứu cho các nghiên cứu trong tương lai. Bài viết gồm bảy phần
chính, đó là dùng thước đo trực tiếp hay gián tiếp để đo lường CLKT? Các nghiên cứu
dựa trên các nguồn lực khác nhau? Các nghiên cứu dựa trên đầu ra, quy trình và đầu vào?
Quan điểm về hành vi và CLKT. Nhận thức khác nhau về CLKT và những nghiên cứu
khác.
Công cụ đo lường CLKT trực tiếp chính là sự phù hợp của BCTC với các nguyên
tắc kế toán được thừa nhận – GAAP hay ý kiến về khả năng hoạt động liên tục, hoặc sự
phá sản. Công cụ đo gián tiếp chính là quy mô, danh tiếng, phí dịch vụ, nhiệm kỳ, khả
năng chuyên môn hóa.
Các nghiên cứu về nguồn gốc của các sự khác biệt giữa thể chế các quốc gia, sự

khác biệt về cách thực hiện kiểm toán giữa các cá nhân do chuyên môn hóa.
Các nghiên cứu dựa trên đầu ra là ý kiến kiểm toán, quá trình kiểm toán là môi
trường, quá trình thực hiện kiểm toán, dự đoán và quản trị doanh thu và đầu vào là nhận
thức của KTV.
Các khía cạnh của tổ chức bao gồm công ty và đội ngũ kiểm toán.
Quan điểm về hành vi và CLKT: giảm CLKT, đạo đức, mối quan hệ giữa hành vi
và đạo đức của KTV, chất lượng dịch vụ, chất lượng kỹ thuật, danh tiếng, kinh nghiệm,
năng lực và độc lập.
Các nhận thức của các bên khác về CLKT như nhận thức của cổ đông, nhà phân
tích, chủ tịch ủy ban kiểm toán, khách hàng,…
DeFond và Francis (2005) xác định một số lĩnh vực chủ chốt, thảo luận một số vấn
đề nghiên cứu, và cung cấp một số gợi ý cho các nhà nghiên cứu sau khi Đạo luật SOX
được ban hành. Trong lịch sử, nghề kiểm toán thường bị chỉ trích dữ dội sau các cuộc
khủng hoảng kinh tế, những lời chỉ trích thể hiện trong SOX rất dữ dội. Họ khuyến khích
các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp khoa học để mang lại sự nghiêm ngặt và kỷ
luật để giải quyết những chỉ trích ngầm trong SOX. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng các nhà


10
nghiên cứu kiểm toán phải hết sức cẩn thận để duy trì sự độc lập của họ với nghề kiểm
toán, tránh bị tổn hại về uy tín cũng như niềm tin.
SOX chuyển đổi kiểm toán từ một ngành tự điều chỉnh được giám sát bởi một cơ
quan chính phủ, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), sang một ngành mà hiện
được kiểm soát trực tiếp bởi một cơ quan chính phủ, Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty
đại chúng (PCAOB). Vì vậy, họ khuyến khích các nhà nghiên cứu tập trung vào các vấn
đề liên quan đến thay đổi cơ bản này, có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy việc thiếu tự
giám sát hoặc thiết lập tiêu chuẩn kém đã góp phần vào những thất bại kế toán và kiểm
toán gần đây không? Trong tương lai, có nên kỳ vọng những thay đổi về thể chế do SOX
ủy nhiệm để cải thiện chất lượng kiểm toán không, và vai trò và tầm quan trọng của kiện
tụng trong việc duy trì chất lượng kiểm toán như thế nào.

SOX đã thực hiện nhiều thay đổi với mục đích cuối cùng là cải thiện tính độc lập
của KTV như việc cấm KTV thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán, luân chuyển bắt buộc,
… Họ khuyến khích các nhà nghiên cứu giải quyết các câu hỏi như: liệu mối quan hệ
được tạo ra từ các dịch vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV không?
Phí của các dịch vụ phi kiểm toán có tạo ra sự phụ thuộc tài chính hay không? Và khuyến
khích nghiên cứu nhiều hơn ảnh hưởng của việc luân chuyển KTV bắt buộc.
Có nhiều vấn đề về chất lượng kiểm toán không được đề cập trực tiếp trong SOX.
Có một vài vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sâu hơn. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng
nhiều thước đo khác nhau để đo lường CLKT, bao gồm các khoản dồn tích bất thường,
trình bày lại và GCO. Mặc dù có những điểm yếu trong các thước đo này, nhưng chúng
đều là những thước đo hợp lý và có giá trị. Họ khuyến khích các nhà nghiên cứu trong
tương lai khám phá thêm những thước đo CLKT khác và khuyến khích sử dụng dữ liệu
xuyên quốc gia.
Bài nghiên cứu cũng đưa ra một câu hỏi chưa được trả lời, đó là “Mức độ tối ưu
của CLKT là gì?” Việc tăng phí có làm tăng CLKT không? Một thách thức thực sự đối
với các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu, là xử lý tốt hơn về giá
trị kinh tế của kiểm toán đối với nền kinh tế so với chi phí mà nó đặt ra.


11
Jere R. Francis (2004) đã tổng hợp những nghiên cứu về CLKT trong vòng hai
mươi lăm (25) năm trước, đặc biệt tập trung vào nghiên cứu thực nghiệm ở Hoa Kỳ, để
đánh giá những hiểu biết về CLKT đối với các công ty niêm yết. Bài nghiên cứu này
không nhằm đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ mà thay vào đó là một cuộc khảo sát
chọn lọc hơn với mục đích xác định và đánh giá một loạt bằng chứng về CLKT từ các
nghiên cứu học thuật.
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng rất khó để đánh giá CLKT vì kết quả duy nhất có thể
quan sát được của kiểm toán là BCKT là một mẫu chung và phần lớn các báo cáo là ý
kiến trung trực và hợp lý. Một sự phát triển quan trọng trong nghiên cứu CLKT dựa trên
tiền đề rằng ‘sự khác biệt’ về CLKT tồn tại và có thể được suy ra bằng cách so sánh các

công ty hoặc nhóm KTV khác nhau. Nghiên cứu này mặc nhiên giả định rằng tất cả các
cuộc kiểm toán đều đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý và chuyên môn tối thiểu (tất nhiên trừ
trường hợp thất bại kiểm toán hoàn toàn), và do đó nghiên cứu tập trung vào CLKT khác
biệt trên mức tối thiểu theo yêu cầu pháp lý.
Bài nghiên cứu này đã cho thấy rằng hóa ra chúng ta biết nhiều hơn về CLKT hơn
chúng ta tưởng:
+ Bằng chứng chỉ ra rằng tỷ lệ thất bại kiểm toán hoàn toàn không thường xuyên,
ít hơn 1% hàng năm và phí kiểm toán khá nhỏ, chưa đến 0,1% tổng doanh thu của khách
hàng. Điều này cho thấy có thể có một mức CLKT chấp nhận được với chi phí tương đối
thấp. Thất bại kiểm toán với hậu quả kinh tế nghiêm trọng là rất không thường xuyên.
+ Cũng có bằng chứng về CLKT khác biệt (trên mức tối thiểu theo yêu cầu pháp
lý) cùng với một số khía cạnh như quy mô doanh nghiệp, chuyên môn hóa ngành, đặc
điểm văn phòng và sự khác biệt giữa các quốc gia trong hệ thống pháp lý và trách nhiệm
của KTV. Tuy nhiên, không biết mức độ tối ưu của CLKT là bao nhiêu?
+ BCKT mang nhiều thông tin, có sự hiện diện của cả thông tin tích cực và tiêu
cực;
+ CLKT gắn liền với chất lượng thu nhập;
+ CLKT bị ảnh hưởng bởi các chế độ pháp lý và các ưu đãi, động cơ mà họ tạo ra;


12
+ Có bằng chứng về sự khác biệt trong CLKT của các công ty Big 4 và giữa các
văn phòng của các công ty Big 4 và qua các chế độ pháp lý khác nhau;
+ Nghiên cứu học thuật ít có tác động đến các quy định và hoạch định chính sách
ở Mỹ, mặc dù nó có thể có ảnh hưởng nhiều hơn ở các quốc gia khác như Anh;
+ Cuối cùng, trong khi các cải cách đã thu hẹp phạm vi của các dịch vụ phi kiểm
toán do lo ngại độc lập, một trường hợp có thể được đưa ra là CLKT sẽ luôn bị nghi ngờ
nếu các dịch vụ khác được cung cấp có khả năng ảnh hưởng đến tính khách quan và sự
hoài nghi của KTV.
Favere – Marchesi, M. (2000) đã nghiên cứu về CLKT tại các nước ASEAN. Đầu

tiên, bài nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về môi trường pháp lý từ luật pháp,
quy định, các chuẩn mực chuyên môn tại các quốc gia. Thứ hai, cung cấp một phân tích
kinh tế về sự khác biệt chính giữa các quốc gia và từ đó thấy được sự khác nhau trong
chức năng của thị trường kiểm toán, với tiềm năng về CLKT không đồng đều trong khu
vực. Phân tích dữ liệu cho thấy môi trường pháp lý đa dạng giữa các nước ASEAN có thể
tạo ra môi trường kiểm toán với chất lượng khác biệt. Nhiều sự khác biệt đã được quan
sát trong các yêu cầu về năng lực của KTV, các yêu cầu liên quan đến việc thực hiện
kiểm toán và nghĩa vụ báo cáo. Hơn nữa, CLKT ở một số quốc gia bị tổn hại nghiêm
trọng do thiếu các quy tắc đảm bảo tính độc lập của KTV. Cuối cùng, một số yêu cầu
pháp lý ở một số nước ASEAN không tạo áp lực cho các KTV cung cấp dịch vụ kiểm
toán chất lượng. Một số khuyến nghị được đưa ra để cải thiện môi trường pháp lý bằng
cách đưa luật pháp và quy định quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế sẽ
mang lại CLKT thống nhất hơn trong toàn ASEAN.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính KTV tới chất lượng kiểm toán
J. Garcia-Blandon và các cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu để kiểm định
liệu giới tính của KTV có ảnh hưởng đến CLKT hay không? Bằng nghiên cứu thực
nghiệm với mẫu là các công ty niêm yết ở Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2015 và sử dụng chất lượng BCTC của khách hàng (được đo lường bằng các khoản
dồn tích tự định) để đo lường CLKT, kết quả cho thấy rằng KTV nữ cung cấp hoạt động


13
kiểm toán có chất lượng cao hơn. Hơn nữa, hiệu ứng giới tính này còn xảy ra ngay ở năm
đầu tiên khi bổ nhiệm KTV nữ thay thế KTV nam.
Shixin Yang, Yunguo Liu, Qiongdan Mai (2018) đã nghiên cứu liệu KTV nữ
mang đến CLKT tốt hơn hay không và bằng cách nào. Nghiên cứu này lần đầu tiên giải
thích các hành vi, tâm lý khác nhau giữa nam và nữ bằng lý thuyết đồng cảm (empathy
theory) và lý thuyết về xã hội hóa vai trò của giới tính (gender role socialization theory).
Bài viết sử dụng kết hợp các khoản dồn tích bất thường theo mô hình Jones (1991) và ý
kiến kiểm toán để đo lường CLKT, đó là sự kết hợp giữa chất lượng BCTC và tính độc

lập của KTV. Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm với mẫu nghiên cứu lớn
gồm 9.861 quan sát là các BCKT và BCTC đã được kiểm toán đính kèm của các công ty
niêm yết của Trung Quốc trong giai đoạn 2011 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
CLKT của KTV nam vượt xa KTV nữ. Tác giả còn phân tích kỹ hơn khi phân tích khách
hàng điều chỉnh tăng thu nhập thì CLKT ngang bằng giữa KTV nam và nữ, nhưng khi
khách hàng điều chỉnh giảm thu nhập thì CLKT của KTV nữ thấp hơn đáng kể so với
KTV nam. Sau khi kiểm soát độ tuổi và vị trí của KTV, tác giả cũng thấy rằng sự khác
biệt về giới tính KTV ảnh hưởng đến CLKT giảm đáng kể hoặc thậm chí biến mất khi
KTV vượt 45 tuổi và / hoặc vị trí của họ là người quản lý trở lên.
Khlif, H., & Achek, I, (2017), đã tổng hợp các nghiên cứu về các vấn đề về giới
tính trong các nghiên cứu về kế toán trong giai đoạn 1994-2016. Trong 25 năm đã có 64
bài nghiên cứu được công bố. Có ba luồng nghiên cứu chính về giới tính trong lĩnh vực
kế toán liên quan đến BCTC (ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thu nhập, tính bảo
thủ và mức độ công bố thông tin tự nguyện), trong kiểm toán (ảnh hưởng của giới tính
đến phí kiểm toán, ý kiến kiểm toán, độ trễ BCKT) và các chủ đề hỗn hợp khác. Các
nghiên cứu về giới tính trong kế toán thường sử dụng phân tích thực nghiệm, dựa theo
kinh nghiệm và phỏng vấn. Phần lớn các nghiên cứu (92%) được thực hiện ở các nền
kinh tế phát triển, ảnh hưởng của giới tính đã được thể hiện thông qua đại diện nữ trong
các bộ máy quản trị nội bộ (BGĐ, ủy ban kiểm toán) (Gul và cộng sự, 2011; Kyaw và
cộng sự, 2015), quản lý cấp cao (CEO, GĐTC) (Harjoto và cộng sự, 2015; Francis và


×