¸
LÊ THỊ QUỲNH YÊN
TĂNG CƯỜNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC
CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 60.31.12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN NGỌC ẢNH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LỜI CAM ĐOAN
{
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các thông tin
và số liệu sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được phép
công bố.
Tác giả luận văn
Lê Thị Quỳnh Yên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC CÔNG THỨC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. CỔ TỨC 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc chi trả cổ tức 5
1.1.3. Giá trị của cổ tức 5
1.1.4. Lãi suất hay cổ tức 5
1.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 6
1.2.1. Khái niệm 6
1.2.2. Đo lường chính sách cổ tức 6
1.2.1.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức 6
1.2.1.2. Tỷ suất cổ tức 7
1.2.3. Quá trình trả cổ tức 9
1.2.4. Các chính sách chi trả cổ tức 11
1.2.5. Các phương thức trả cổ tức 13
1.2.5.1. Trả cổ tức bằng tiền mặt 13
1.2.5.2. Trả cổ tức bằng cổ phiếu 14
1.2.5.3. Cổ tức trả bằng tài sản 14
1.2.5.4. Mua lại cổ phần 14
1.3. PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU 15
1.3.1. Cơ sở đánh giá quy mô của một đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 15
1.3.2. Những thuận lợi và bất lợi của phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu 15
1.3.2.1. Những điểm thuận lợi của phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu 16
1.3.2.2. Những điểm bất lợi của phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu . 18
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chi trả cổ tức
bằng cổ phiếu của Doanh nghiệp 19
1.4. THỜI KỲ CỦA TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÍNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC CHI
TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 34
2.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TỪ 2005 – NAY 34
2.1.1. Về môi trường pháp lý 34
2.1.2. Về thể chế 36
2.1.3. Về quy mô thị trường 37
2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI
GIAN VỪA QUA 41
2.2.1. Tổng quan chung về tình hình chi trả cổ tức toàn thị trường 41
2.2.2. Thống kê tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức 44
2.2.3. Thống kê tỷ suất chi trả cổ tức 47
2.3. PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU 50
2.3.1. Thực trạng việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của các Công ty niêm yết tại
Việt Nam 51
2.3.1.1. Sự gia tăng của phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 51
2.3.1.2. Có sự tập trung trong việc lựa chọn phương thức chi trả cổ tức bằng
cổ phiếu của các Công ty niêm yết 53
2.3.1.3. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cao hơn nhiều so với tỷ lệ chi trả cổ
tức bằng tiền mặt 55
2.3.1.4. Phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ cao khá phổ biến và được nhà
đầu tư đánh đồng như một hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu 56
2.3.2. Tính hiệu quả của phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tại các Công
ty niêm yết giai đoạn 2005 – 2010 59
2.3.2.1. Tác động đến giá cổ phiếu 59
2.3.2.2. Tác động đến hiệu quả sử dụng vốn 62
2.3.2.3. Tác động đến khả năng thanh toán 63
2.3.2.4. Tác động đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 65
2.3.2.5. Tác động đến hiệu quả hoạt động đầu tư dự án 67
2.3.2.6. Tác động đến các chỉ tiêu sinh lời 69
2.3.3. Những tồn tại rút ra từ thực trạng trả cổ tức bằng cổ phiếu tại các Công
ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 73
2.3.3.1. Chưa quan tâm tới các yếu tố tác động khi ra quyết định trả cổ tức
bằng cổ phiếu 73
2.3.3.2. Chưa có kế hoạch dài hạn đối với các quyết định trả cổ tức bằng cổ
phiếu tại các Công ty niêm yết 73
2.3.3.3. Chưa có sự cân bằng giữa lợi ích cổ đông và lợi ích Công ty trong các
đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 75
2.3.3.4. Những quan điểm lệch lạc về việc sử dụng phương thức trả cổ tức
bằng cổ phiếu 76
2.3.3.5. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu quá cao 77
2.3.3.6. Chưa minh bạch thông tin dẫn đến làm lợi cho một nhóm cổ đông . 77
2.3.3.7. Phương thức chi trả cổ tức chưa đặt trong mối liên hệ với thuế TNCN
phải nộp 78
CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC CHI
TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 81
3.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU 81
3.2. CÂN NHẮC MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH
SÁCH CỔ TỨC HỢP LÝ TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI PHƯƠNG
THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU 83
3.3. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH HIỆU QUẢ
CỦA PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU TẠI CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM 87
3.3.1. Lập kế hoạch tài chính dài hạn bao gồm trả cổ tức bằng cổ phiếu tại các
Công ty niêm yết 87
3.3.2. Phát hành cổ phiếu trả cổ tức theo đặc điểm chu kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp 91
3.3.3. Lựa chọn tỷ lệ chi trả hợp lý 94
3.3.4. Hạn chế những quan điểm lệch lạc về trả cổ tức bằng cổ phiếu 98
3.3.5. Lựa chọn phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trên cơ sở xem xét
mối quan hệ với thuế thu nhập 99
3.3.5.1. Thực tiễn việc đánh thuế thu nhập lên cổ tức tại Việt Nam 100
3.3.5.2. Lựa chọn phương thức chi trả cổ tức trong mối liên hệ với thuế
TNCN 103
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
{
CP : Cổ phần
CSH : Chủ sở hữu
DN : Doanh nghiệp
DY : Dividend Yeild
EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phần
HNX : Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE : Sở Giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh
KT : Kỹ thuật
SGDCK : Sở Giao dịch Chứng khoán
TMCP : Thương mại cổ phần
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TNCN : Thu nhập cá nhân
TPCP : Trái phiếu Chính phủ
Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK : Thị trường Chứng khoán
TTLKCK : Trung tâm lưu ký Chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Upcom : Thị trường Giao dịch cổ phiếu của Công ty đại chúng chưa niêm yết
VSD : Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
{
Bảng 1 – 1. Top 10 Công ty có tỷ suất cổ tức cao nhất hiện nay của S&P 500 tính
đến thời điểm 28/08/2011 9
Bảng 1 – 2. Danh sách các Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao
trong năm 2010 25
Bảng 1 – 3. Danh sách các REITs trả cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao
trong năm 2010 27
Bảng 1 – 4. Danh sách các Công ty nhỏ trả cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ suất cổ
tức cao trong năm 2010 28
Bảng 2 – 1. Top các Công ty có mức chi trả cổ tức cao nhất từ năm 2005 – 2010
44
Bảng 2 – 2. Top các Công ty niêm yết trả cổ tức cao, ổn định 46
Bảng 2 – 3. So sánh tỷ suất cổ tức của TTCK Việt Nam và S&P 500 49
Bảng 2 – 4. Top 10 các Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu giai đoạn 2005 – 2010
52
Bảng 2 – 5. Danh sách các Công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ 3 năm trở lên 54
Bảng 2 – 6. Tóm tắt diễn biến giá cổ phiếu S99 sau các đợt trả cổ tức bằng cổ phiếu
60
Bảng 3 – 1. Tình hình thuế suất bình quân toàn cầu 98
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
{
Biểu đồ 1 – 1. Tình hình biến động của tỷ suất cổ tức các Công ty S&P 500
giai đoạn 1881 – nay 8
Biểu đồ 2 – 1. Số lượng Công ty niêm yết trên 2 sàn HOSE, HNX giai đoạn 2005 –
nay 38
Biểu đồ 2 – 2. Tình hình chi trả cổ tức của các Công ty niêm yết từ năm 2005 – 2010
42
Biểu đồ 2-3. Tỷ trọng các Công ty niêm yết có chi trả cổ tức từ năm 2005 – 2010
43
Biểu đồ 2 – 4. Tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức của các Công ty Niêm yết 45
Biểu đồ 2 – 5. Cơ cấu tỷ lệ chi trả cổ tức của các Công ty niêm yết giai đoạn
2005 – 2010 46
Biểu đồ 2 – 6. Tỷ suất cổ tức của các Công ty niêm yết giai đoạn 2005 – 2010 47
Biểu đồ 2 – 7. Cơ cấu tỷ suất cổ tức của các Công ty niêm yết giai đoạn 2005 – 2010
48
Biểu đồ: 2 – 8. Tình hình biến động của tỷ suất cổ tức bình quân 50
Biểu đồ 2 – 9. Tỷ trọng các Công ty thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 51
Biểu đồ: 2 – 10: Cơ cấu tỷ lệ chi trả của các Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu
55
Biểu đồ 2- 11. Tình hình gia tăng phát hành cổ phiếu thưởng của các Công ty 57
Biểu đồ 2- 12. Cơ cấu tỷ lệ chi trả cổ phiếu thưởng của các Công ty Niêm yết 58
Biểu đồ 2 – 13. Diễn biến giá cổ phiếu ILC từ ngày 01/02/2007 – 29/03/2007 59
Biểu đồ 2 – 14. Diễn biến thị giá cổ phiếu S99 trước và sau các đợt chi trả cổ tức
bằng cổ phiếu năm 2006, 2007, 2008 và 2009 61
Biểu đồ 2 – 15. Hiệu quả sử dụng vốn của các Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu
62
Biểu đồ 2 – 16. Diễn biến tình hình lãi suất cơ bản giai đoạn 2005 – nay 65
Biểu đồ 2 – 17. Diễn biến tình hình lạm phát giai đoạn 2007 – nay 66
Biểu đồ 2 – 18. Tình hình biến động ROE – ROA bình quân các Công ty niêm yết
trả cổ tức bằng cổ phiếu giai đoạn 2005 – 2010 70
Biểu đồ 2 – 19. Tình hình biến động ROE – ROA bình quân toàn thị trường
giai đoạn 2005 – 2010 71
Biểu đồ 2 – 20. Diễn biến EPS bình quân từ năm 2005 – 2010 72
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
{
Sơ đồ 1-1.
Quy trình chi trả cổ tức 11
Sơ đồ 3-1. Quy trình ra quyết định trả cổ tức 90
DANH MỤC CÁC CÔNG THỨC
{
Công thức 1.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức 6
Công thức 1.2. Tỷ suất cổ tức 7
Công thức 1.3. Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng
quyền 10
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị trường Chứng khoán Việt Nam – với lịch sử hình thành còn quá non trẻ
so với sự phát triển lâu đời của các nền tài chính lớn trên thế giới – đã thực sự đối
mặt với không ít khó khăn khi liên tục đón nhận nhiều biến động, thử thách xuất
phát từ những nguyên nhân cả trong và ngoài nước những năm vừa qua.
Sau thời gian tăng trưởng quá nóng với các đợt phát hành chứng khoán liên
tục cùng số lượng Công ty đăng ký niêm yết ngày càng nhiều, nguồn cung sản
phẩm trên thị trường cũng theo đó gia tăng đột biến. Tính đến thời điểm
30/06/2011, tổng cộng đã có 288 Công ty niêm yết trên sàn HOSE, 384 Công ty
niêm yết trên sàn HNX và 127 Công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên sàn
UpCom, tăng hơn 19 lần so với năm 2005.
Với lượng cung dồi dào và phong phú, những năm vừa qua, nhà đầu tư càng
có thêm nhiều sự lựa chọn cho danh mục của mình nhưng đồng thời cũng đặt ra
nhiều thách thức cho các Công ty niêm yết. Để thu hút sự quan tâm của các nhà
đầu tư, chi trả cổ tức là một trong những chính sách được rất nhiều Công ty cổ
phần áp dụng. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, khi thị trường vốn trở nên khó
tính hơn với các đợt phát hành, các Công ty bắt đầu đẩy mạnh việc chi trả cổ tức
bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn mà vẫn đảm bảo mức cổ tức cho các cổ đông.
Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hiện nay tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực
gì? Tỷ lệ chi trả có hợp lý hay không? Nguồn vốn được sử dụng như thế nào?
Quyền lợi cổ đông sau mỗi đợt chi trả ra sao? Đang là vấn đề đáng được quan
tâm và nghiên cứu. Trong những năm TTCK bùng nổ, cũng đã có khá nhiều tác
giả viết về chính sách cổ tức của các Công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam,
nay, thông qua đề tài: “Tăng cường tính hiệu quả của Phương thức chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu tại các Công ty niêm yết trên Thị trường Chứng khoán
Việt Nam”, tôi xin được đi sâu phân tích thêm phương thức chi trả cổ tức bằng
cổ phiếu nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản nêu trên.
Trang 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Với những vấn đề đã đặt ra, có thể khái quát mục tiêu nghiên cứu của luận
văn bao gồm:
§ Đánh giá khái quát thực trạng chi trả cổ tức nói chung của các Công ty niêm
yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010;
§ Đánh giá các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các Công ty niêm yết;
§ Phân tích thực trạng việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của các Công ty niêm
yết trong khoảng thời gian từ năm 2005 – 2010;
§ Phân tích những ưu điểm và hạn chế trong việc lựa chọn phương thức chi trả
cổ tức bằng cổ phiếu của các Công ty niêm yết thời gian qua;
§ Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn của chính sách chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu của các Công ty niêm yết trên Thị trường Chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 để đưa ra những giải pháp gợi ý nhằm
nâng cao hiệu quả của các đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách cổ tức của các Công ty
niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam từ năm 2005 đến hết năm 2010
bởi trước năm 2005, số lượng các Công ty niêm yết ít ỏi, chính sách chi trả cổ tức
chưa phong phú và sự ảnh hưởng của những chính sách này lên giá cổ phiếu và
quyền lợi của nhà đầu tư là không đáng kể.
Giới hạn đối tượng nghiên cứu là các Công ty niêm yết vì hiện nay, ngoài
Ngân hàng thương mại, chỉ có các Công ty niêm yết mới bị bắt buộc công bố thông
tin về các đợt chi trả cổ tức; số liệu báo cáo tài chính cũng được cập nhật từng quý
và có tính minh bạch cao nhất trong hệ thống các doanh nghiệp tại Việt Nam.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
§ Các chính sách pháp luật hiện hành điều chỉnh đến cổ tức và các phương
pháp phân phối lợi nhuận của các Công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam.
Trang 3
§ Các số liệu, hình thức cổ tức đã công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng của Công ty niêm yết ở Việt Nam từ năm 2005 – 2010.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở lý thuyết về chính sách
cổ tức và những diễn biến thực tế trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam nhằm
đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát về tình hình chi trả cổ tức, đi sâu vào phương
thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Qua đó, đề xuất các phương án cũng như biện
pháp nâng cao tính hiệu quả của phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của các
Công ty niêm yết nói riêng và các Công ty cổ phần nói chung.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp như:
§ Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng.
§ Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những chính sách cổ
tức đang được áp dụng tại các Công ty niêm yết.
§ Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ
để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
Nguồn dữ liệu của luận văn bao gồm:
§ Số liệu sơ cấp: số liệu chi trả cổ tức của các Công ty niêm yết đã công bố
trong Bản cáo bạch cũng như trong các Bản tin Chứng khoán của Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (HNX) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)
qua các năm. Trong đó, số lượng Công ty niêm yết được chốt đến cuối tháng
06/2011: tương ứng 288 Công ty ở sàn HOSE và 384 Công ty ở sàn HNX.
§ Số liệu thứ cấp: các thống kê về lạm phát, lãi suất của Tổng cục Thống kê,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các số liệu thống kê cổ tức cũng như các
phân tích về chính sách cổ tức của các tác giả, các chuyên gia trong và ngoài
nước, và các phân tích, tổng hợp số liệu về thị trường chứng khoán Việt
Nam của các Công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.
Trang 4
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo kết cấu sau:
§ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
§ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÍNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC
CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
§ CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC
CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trang 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
e Ø f
1.1. CỔ TỨC
1.1.1. Khái niệm
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của
một Công ty cổ phần. Cổ tức còn được gọi là lợi tức cổ phần.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc chi trả cổ tức
Xét trên khía cạnh kinh tế, bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào đứng ra
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu quan trọng nhất của họ là
thu được lợi nhuận. Khi Công ty hoạt động hiệu quả và tạo ra lợi nhuận, một phần
lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng; phần lợi
nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức.
Việc thanh toán cổ tức làm giảm lượng tiền lưu thông phục vụ cho hoạt
động kinh doanh nhưng là cần thiết để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vì
cổ tức là một trong những cách thức cơ bản nhất để việc kinh doanh thực hiện
được nhiệm vụ chuyển lợi nhuận của Công ty trở thành thu nhập của cổ đông.
1.1.3. Giá trị của cổ tức
Giá trị của cổ tức được xác định theo từng năm tại Đại hội cổ đông thường
niên của Công ty, và nó được thông báo cho các cổ đông hoặc là bằng lượng tiền
mặt mà họ sẽ nhận được tính theo số cổ phiếu mà họ đang sở hữu hay số phần
trăm trong lợi nhuận của Công ty.
Đối với cùng một loại cổ phiếu (cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phổ thông)
thì cổ tức được chia là như nhau. Sau khi đã được thông báo, cổ tức trở thành
khoản phải trả của Công ty.
1.1.4. Lãi suất hay cổ tức
Tại Mỹ, các hiệp hội tín dụng nói chung sử dụng thuật ngữ "cổ tức" để nói
đến các thanh toán lãi suất mà họ thực hiện cho những người gửi tiền. Chúng
không thể được coi là cổ tức theo nghĩa thông thường của nó và không bị đánh
Trang 6
thuế như cổ tức; chúng chỉ là lãi suất tiền gửi. Các hiệp hội tín dụng gọi chúng là
cổ tức vì về mặt kỹ thuật thì các hiệp hội tín dụng được sở hữu bởi các thành viên
của nó, và lãi suất tiền gửi vì vậy là sự thanh toán cho chủ sở hữu.
Trên thực tế, các nhà đầu tư thường so sánh cổ tức với lãi suất tiền gửi
ngân hàng, coi như đó là một kênh đầu tư thay thế cho việc góp vốn vào Công ty.
Do vậy, để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư, tỷ lệ chi trả cổ tức thường phải cao hơn
lãi suất tiền gửi của ngân hàng.
1.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
1.2.1. Khái niệm
Chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận sau thuế của Công ty sẽ được
đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu
dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Trong khi lợi nhuận giữ lại có thể được dùng để kích thích tăng trưởng lợi
nhuận tương lai và do đó có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phần thì cổ tức cung cấp
cho các cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên.
Một chính sách cổ tức bao gồm 2 nội dung chính là mức cổ tức và thời
gian trả cổ tức.
1.2.2. Đo lường chính sách cổ tức
1.2.1.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức là phần trăm của thu nhập được dùng để chi trả cổ tức
cho các cổ đông. Nói cách khác, tỷ lệ chi trả cổ tức phản ánh mức cổ tức mà cổ
đông được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thu nhập trong kỳ do Công ty tạo ra.
Các Công ty đang ở trong giai đoạn phát triển sung mãn thường có một tỷ
lệ chi trả cổ tức cao hơn các giai đoạn khác.
Tỷ lệ chi trả cổ tức được tính như sau:
(1.1)
Trang 7
Hoặc tương đương với:
Ví dụ:
Cổ tức mỗi cổ phần năm 2010 của Công ty cổ phần
Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)
:
2.000 đồng/cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phần trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh năm 2010
:
4.499 đồng/cổ phần
Tỷ lệ chi trả cổ tức :
44,45%
Điều này cho thấy, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí đã sử
dụng 44,45% thu nhập để trả cổ tức cho các cổ đông và giữ lại hơn 55% thu nhập
phục vụ cho việc phát triển kinh doanh.
1.2.1.2. Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức là một chỉ số tài chính cho thấy mỗi năm Công ty chi trả cổ
tức bao nhiêu so với giá thị trường của cổ phiếu đó.
Trong trường hợp không nhận được bất kỳ khoản lợi từ vốn nào, tỷ suất cổ
tức được xem như là sự thu hồi cho khoản đã đầu tư vào cổ phiếu. Tỷ suất cổ tức
được tính như sau:
Tỷ suất cổ tức là một cách để đo lường dòng tiền thu được cho mỗi đồng
đầu tư vào một đơn vị vốn là bao nhiêu. Những nhà đầu tư mong muốn nhận
được một mức tối thiểu cho dòng tiền từ danh mục của mình có thể đầu tư vào
những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao và ổn định.
Để giải thích rõ hơn, ta có thể xem xét ví dụ sau:
Công ty
Cổ tức 2010
(đồng/cổ phần)
Giá thị trường
31/12/2010
T
ỷ suất
cổ tức
Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM)
5.000 86.000 đồng 5,81%
Công ty cổ phần FPT (FPT) 1.500 64.500 đồng 2,33%
(1.2)
Trang 8
Như vậy, nếu giả sử các yếu tố khác là như nhau, một nhà đầu tư tìm kiếm
khoản lợi nhuận tăng thêm từ cổ tức cho thu nhập của anh ta sẽ lựa chọn đầu tư
vào cổ phiếu VNM hơn là cổ phiếu FPT bởi vì: với mỗi đồng vốn bỏ ra, Vinamilk
sẽ mang lại cho nhà đầu tư một khoản thu nhập từ cổ tức nhiều hơn là FPT.
Biểu đồ 1 – 1. Tình hình biến động của tỷ suất cổ tức các Công ty S&P 500
giai đoạn 1881 – nay
1
Dễ dàng nhận thấy tỷ suất cổ tức của S&P 500 ngày càng biến động theo
chiều hướng giảm với mức thấp kỷ lục vào tháng 08/2000 (1,11%). Cùng với tình
hình biến động của nền kinh tế vĩ mô, sự né tránh các khoản thuế thu nhập đánh
vào cổ tức cũng như sự gia tăng đáng kể về thị giá cổ phiếu theo thời gian thì xu
thế suy giảm của tỷ suất cổ tức cũng là điều tất yếu. Tính từ đầu năm 2011 đến
nay, tỷ suất cổ tức bình quân của các Công ty S&P 500 chỉ duy trì xung quanh
mức 2% với top 10 Công ty có mức DY cao nhất cũng chỉ giao động trong
khoảng 5,80% - 10,39%. Chi tiết như bảng thống kê dưới đây:
1
Nguồn:
Trung bình : 4,34%
Thấp nhất : 1,11% (Tháng 08/2000)
Cao nhất : 13,84% (Tháng 08/1932)
Trang 9
Bảng 1 – 1. Top 10 Công ty có tỷ suất cổ tức cao nhất của S&P 500 tính đến
thời điểm 28/08/2011
2
STT Tên Công ty Mã cổ phiếu Tỷ suất cổ tức
1 Frontier Communications Corporation FTR 10,39%
2 CenturyLink, Inc. CTL 8,42%
3 Windstream Corporation WIN 8,29%
4 Pitney-Bowes, Inc. PBI 7,76%
5 R.R. Donnelley & Sons Company RRD 7,31%
6 Altria Group, Inc. MO 6,24%
7 Cincinnati Financial Corporation CINF 6,06%
8 AT&T Inc. T 5,92%
9 Health Care REIT Inc. HCN 5,88%
10 Reynolds American, Inc. RAI 5,80%
1.2.3. Quá trình trả cổ tức
Ở hầu hết các doanh nghiệp, Hội đồng quản trị thường triệu tập các cuộc
họp hàng quý hay hàng nửa năm để thẩm định thành quả vừa qua của doanh
nghiệp và quyết định mức cổ tức chi trả cho kỳ tới. Sau khi thống nhất được mức
cổ tức chi trả, Hội đồng quản trị sẽ đề xuất để Đại hội đồng cổ đông thông qua và
tiến hành thanh toán theo trình tự như dưới đây:
§ Ngày công bố cổ tức: Vào ngày này, đợt chi trả cổ tức tiếp theo sẽ được
thông báo bởi Hội đồng quản trị của Công ty. Nội dung thông báo sẽ bao
gồm các thông tin như mức chi trả cổ tức, ngày giao dịch không hưởng
quyền và ngày thanh toán cổ tức.
Một khi đã được công bố, cổ tức trở thành nghĩa vụ nợ hợp pháp mà Công
ty có trách nhiệm chi trả.
Ngày công bố cổ tức là ngày quan trọng bởi thông qua việc công bố cổ tức,
Công ty thông tin cho cổ đông mức cổ tức sắp tới là tăng, giảm, hay ổn
2
Nguồn:
Trang 10
định, từ đó dẫn đến những phản ứng của cổ đông bằng việc mua hay bán
cổ phiếu đó trên thị trường.
§ Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền: là ngày nếu nhà đầu tư
mua cổ phiếu sẽ được hưởng cổ tức.
Sau ngày này, nhà đầu tư mua cổ phiếu thì sẽ không được hưởng cổ tức
nhưng đổi lại, giá tham chiếu của cổ phiếu sẽ được điều chỉnh xuống tương
ứng với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa các cổ đông, tức là cổ đông
được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại.
Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền
được tính bằng giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên trước đó trừ đi giá
trị cổ tức.
P
tc
= P
t-1
– Div (1.3)
Trong đó:
P
tc
: là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền
P
t-1
: giá chứng khoán của phiên giao dịch trước
Div: giá trị cổ tức
§ Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng: là ngày
Công ty khóa sổ, chốt danh sách những cổ đông được hưởng cổ tức. Ở
Việt Nam, do quy chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt danh sách cổ đông
thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền.
§ Ngày thanh toán cổ tức: là ngày mà các cổ đông sẽ nhận được cổ tức
(thường là 3 - 4 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông).
Sơ đồ 1-1. Quy trình chi trả cổ tức
Ngày công bố
Ngày giao dịch
cuối cùng được
hưởng quyền
Ngày chốt
danh sách
Ngày thanh
toán c
ổ tức
1 tuần 2 – 3 ngày 3 – 4 tuần
Trang 11
1.2.4. Các chính sách chi trả cổ tức
1.2.4.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng: một doanh nghiệp
nên giữ lại lợi nhuận khi có các cơ hội đầu tư hứa hẹn mang lại tỷ suất sinh lợi
cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi.
Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ
tức của doanh nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào
các cơ hội đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng
duy trì một mức cổ tức ổn định theo thời gian. Điều này không có nghĩa là các
doanh nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, mà
bởi vì cổ tức có thể được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách:
§ Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong
những năm có nhu cầu vốn cao. Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám
đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm
cổ tức.
§ Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do
đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ
tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào
đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó,
trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số
nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp.
Ngoài ra, nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất là các Công ty
“tăng trưởng” thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các Công ty đang trong giai
đoạn sung mãn (bão hòa).
1.2.4.2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương
đối ổn định - được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền
mặt chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác.
Trang 12
Chính sách cổ tức ổn định được ưu tiên vì những lý do sau:
− Các nhà đầu tư cho rằng việc thay đổi chính sách cổ tức có nội dung hàm
chứa thông tin – họ đánh đồng các thay đổi trong mức cổ tức của doanh
nghiệp với mức sinh lợi. Cắt giảm cổ tức như một tín hiệu là tiềm năng lợi
nhuận về dài hạn của doanh nghiệp đã sụt giảm và ngược lại một sự gia tăng
trong lợi nhuận như một minh chứng rằng lợi nhuận tương lai sẽ gia tăng.
− Nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu
lợi nhuận của mình. Mặc dù họ có thể bán bớt cổ phần nhưng do chi phí
giao dịch và các lần bán với lô lẻ nên phương án này không thể thay thế
hoàn hảo cho lợi nhuận cổ tức đều đặn.
− Các Giám đốc Tài chính nhận thấy một chính sách cổ tức tăng trưởng và
ổn định thường có xu hướng làm giảm sự lo lắng của nhà đầu tư về các
dòng cổ tức tương lai. Họ tin rằng các nhà đầu tư sẽ trả một giá cao hơn
cho cổ phần Công ty chi trả cổ tức ổn định, do đó làm giảm chi phí sử
dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp.
− Cổ tức ổn định là một đòi hỏi mang tính pháp lý. Nhiều định chế điều phối
tài chính thường bị giới hạn về loại cổ phần thường mà họ được phép sở
hữu. Để đủ tiêu chuẩn liệt kê trong các danh sách hợp pháp này, một doanh
nghiệp phải có một thành tích cổ tức liên tục và ổn định.
1.2.4.3. Các chính sách chi trả cổ tức khác
Ngoài ra, các Công ty còn có thể sử dụng một số các chính sách cổ tức
khác như:
− Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi: Nếu lợi nhuận của doanh
nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể
dao động theo.
− Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm
vào cuối năm: Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có
lợi nhuận hoặc nhu cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc
Trang 13
cả hai. Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn
có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận
cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh
nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban
điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được
nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổ tức “bảo đảm”.
Tóm lại, hiện nay, có rất nhiều chính sách cổ tức để nhà quản trị lựa chọn
cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp trên cơ sở thỏa mãn
mức cổ tức yêu cầu của các cổ đông. Với vai trò là một trong ba quyết định tài
chính quan trọng, việc lựa chọn chính sách cổ tức cũng cần phải được xem xét kỹ
lưỡng bởi nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông mà còn tác
động sâu sắc tới sự phát triển của Công ty trong tương lai.
1.2.5. Các phương thức trả cổ tức
1.2.5.1. Trả cổ tức bằng tiền mặt
Cổ tức tiền mặt là số đơn vị tiền tệ mà Công ty thanh toán cho chủ sở hữu
tính trên một cổ phần.
Chính sách cổ tức bằng tiền mặt có những điểm cần lưu ý như:
− Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm
lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán, tức giảm nguồn vốn
chủ sở hữu.
− Chi trả cổ tức bằng tiền mặt gây ra sự sụt giảm của giá cổ phiếu tương ứng
với khoản cổ tức chi trả. Ví dụ, khi Công ty thông báo sẽ chi trả cổ tức
bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, các cổ đông có thể nhận thấy một sự sụt giảm
10% về giá trong cổ phiếu của Công ty – đây là kết quả của việc chuyển
giao giá trị kinh tế từ cổ tức nhận được sang thị giá cổ phần.
− Một hệ quả khác của chi cổ tức bằng tiền mặt là người nhận cổ tức phải chi
trả thuế cho phần cổ tức được nhận, làm giảm giá trị kinh tế của khoản cổ
tức đó.
Trang 14
1.2.5.2. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là Công ty chi trả thêm cổ phần cho các cổ đông
theo tỷ lệ nhất định và Công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ
phía cổ đông. Phương thức chi trả này mang một số đặc điểm chính như:
− Khi thực hiện giao dịch này không có sự thay đổi (tăng hay giảm) nào về
vốn cổ đông cũng như tài sản của Công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ
tăng lên và làm cho tỷ lệ vốn cổ phần tăng lên nhưng tỷ lệ nắm giữ của các
cổ đông hiện hữu không đổi.
− Cổ tức bằng cổ phiếu, nói cách khác, là một sự gia tăng khối lượng cổ phần
của Công ty bằng việc phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông. Giả sử, nếu
Công ty thông báo chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, điều này sẽ
làm gia tăng số lượng cổ phần thêm 10% (1 cổ phần mới cho 10 cổ phần
đang sở hữu); Nếu Công ty có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì sẽ có
100.000 cổ phiếu được tăng thêm.
1.2.5.3. Cổ tức trả bằng tài sản
Đây là hình thức Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm,
hàng bán, bất động sản hay cổ phiếu của Công ty khác do doanh nghiệp sở hữu.
Tuy nhiên, hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn.
1.2.5.4. Mua lại cổ phần
Theo chính sách cổ tức giữ lại thụ động, một doanh nghiệp có nhiều vốn hơn
số cần để đầu tư nên chi trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông. Thay vì chi trả cổ tức
tiền mặt, đôi khi một vài doanh nghiệp cũng mua lại các cổ phần đang lưu hành.
Cổ phần được mua lại được gọi là cổ phần ngân quỹ (cổ phiếu quỹ). Từ giác
độ của cổ đông, việc mua lại cổ phần làm tăng lợi nhuận mỗi cổ phần đang lưu
hành và cũng làm tăng giá cổ phần.
Việc mua lại này có thể thực hiện theo nhiều thể thức khác nhau như:
− Chào mua với giá cố định (hay còn gọi là giá đệm, là một mức giá thường
cao hơn giá thị trường);
Trang 15
− Mua lại cổ phần ở thị trường tự do;
− Mua lại cổ phần thông qua thương lượng riêng với những người nắm giữ
lượng lớn các cổ phần…
1.3. PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU
1.3.1. Cơ sở đánh giá quy mô của một đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu
Theo một số nghiên cứu mới đây, sau khi tiến hành chi trả cổ tức bằng cổ
phiếu, mặc dù tổng mức vốn chủ sở hữu của cổ đông được duy trì như cũ, nhưng
một chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đòi hỏi ghi nhận một khoản đầu vào để
chuyển giao nguồn tiền từ khoản mục lợi nhuận giữ lại sang khoản mục vốn góp cổ
đông trên Bảng cân đối kế toán. Khoản chuyển giao phụ thuộc vào việc liệu doanh
nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu là một chính sách nhỏ hay một chính sách lớn
.
Một chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức độ “nhỏ” khi mà số lượng
cổ phiếu mới được phát hành nhỏ hơn 20 – 25% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu
hành trước khi chi trả cổ tức, và ngược lại một chính sách cổ tức bằng cổ phiếu
được coi là ở mức độ “lớn” khi mà số lượng cổ phiếu mới được phát hành lớn
hơn 20 – 25% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành trước khi chi trả cổ tức.
Vào ngày công bố trả cổ tức bằng cổ phiếu ở cấp độ “nhỏ”, một khoản đầu
vào được tạo nên để chuyển giá trị thị trường của cổ phiếu sắp được phát hành
từ khoản mục lợi nhuận giữ lại sang khoản mục vốn góp cổ đông trong nguồn
vốn chủ sở hữu.
Còn vào ngày công bố trả cổ tức bằng cổ phiếu ở cấp độ “lớn”, một
khoản đầu vào được tạo nên để chuyển mệnh giá của cổ phiếu sắp được phát
hành từ khoản mục lợi nhuận giữ lại sang khoản mục vốn góp cổ đông trong
nguồn vốn chủ sở hữu.
1.3.2. Những thuận lợi và bất lợi của phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu
Với một tỷ lệ cổ tức được định sẵn, nhà quản trị có rất nhiều phương thức
chi trả cho cổ đông như đã trình bày ở mục 1.2.5 của Luận văn này. Nhìn chung,
trả cổ tức dưới hình thức nào cũng dẫn đến một sự sụt giảm trong thị giá cổ phiếu