Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN BẢO CHÂU

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ
NỢ XẤU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ NỢ VÀ
KHAI THÁC TÀI SẢN - NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN BẢO CHÂU

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ
NỢ XẤU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ NỢ VÀ
KHAI THÁC TÀI SẢN - NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số
: 8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ MINH HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Ngô Minh Hải.
Các nội dung tham khảo trình bày trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ
theo đúng quy định. Kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện

Đoàn Bảo Châu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu đề tài .......................................................................................................... 1
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.1.3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và đối tượng, phạm vi nghiên cứu. .... 2
1.1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 3
1.1.5. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.1.6. Cấu trúc luận văn nghiên cứu .............................................................................. 4
1.2. Phương pháp nghiên cứu, tiếp cận .............................................................................. 4
1.2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.2.2. Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................. 5
1.2.3. Nghiên cứu chính thức ......................................................................................... 7
1.3. Các căn cứ pháp lý .................................................................................................... 10
1.3.1. Thông tư 14/2015/TT-NHNN ............................................................................ 10
1.3.2. Quyết định 618/QĐ-NHNN ............................................................................... 10
1.3.3. Thông tư số 09/TT-NHNN ................................................................................ 11
1.3.4. Quyết định thành lập công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. .......................................................... 11
1.3.5. Quy trình xử lý nợ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. ............ 11
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 13
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI EXIMBANK AMC VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ GẶP PHẢI.......................................................................................... 13
2.1. Tóm tắt lý thuyết liên quan ....................................................................................... 13
2.1.1. Định nghĩa về nợ xấu ......................................................................................... 13
2.1.2. Nợ nghi ngờ ....................................................................................................... 13
2.1.3. Hệ lụy của nợ xấu trong các tổ chức ngân hàng ................................................ 14
2.1.4. Xử lý nợ xấu ...................................................................................................... 14


2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước và một số kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại các nước

trên thế giới ...................................................................................................................... 17
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước........................................................................ 17
2.2.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước trên thế giới ................................... 20
2.3. Giới thiệu Eximbank AMC ....................................................................................... 26
2.4. Kết quả hoạt động xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC ............................................... 30
2.4.1. Tình hình nợ đã xử lý......................................................................................... 30
2.4.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh ........................................................... 31
2.5. Các vấn đề chủ yếu còn tồn tại. ................................................................................ 34
2.5.1. Khó khăn về cơ chế, chính sách......................................................................... 34
2.5.2. Khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo ....................................................... 37
2.5.3. Nội bộ công ty còn nhiều vướng mắc ................................................................ 39
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 42
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 43
NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG TRONG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ TẠI EXIMBANK
AMC .................................................................................................................................... 43
3.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 43
3.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................... 43
3.3. Kiểm định hồi quy tuyến tính bội ............................................................................. 44
3.3.1. Kiểm tra ma trận hệ số tương quan .................................................................... 44
3.3.2. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. ............................................ 45
3.4. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính ......................................................... 46
3.4.1. Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát có giới tính khác nhau. ........................................................................................... 46
3.4.2. Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát có độ tuổi khác nhau. .............................................................................................. 46
3.4.3. Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát có kinh nghiệm làm việc khác nhau. ...................................................................... 47
3.4.4. Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát có trình độ học vấn khác nhau. ............................................................................... 48
3.4.5. Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo

sát đang xử lý các nhóm nợ xấu khác nhau. ................................................................ 48
3.4.6. Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát thực hiện các biện pháp xử lý nợ khác nhau. ......................................................... 49
3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................... 50
3.5.1. Khó khăn về cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử lý nợ xấu
..................................................................................................................................... 50
3.5.2. Khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử
lý nợ xấu ...................................................................................................................... 51
3.5.3. Nội bộ công ty ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử lý nợ xấu ........................ 51
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 53


CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 54
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI EXIMBANK
AMC .................................................................................................................................... 54
4.1. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC đến năm
2020 ................................................................................................................................. 54
4.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa nghiệp vụ và tăng cường phối
hợp thực hiện. .............................................................................................................. 54
4.1.2. Cải thiện hoạt động của công ty......................................................................... 54
4.1.3. Khai thác tài sản ................................................................................................. 56
4.1.4. Giải pháp chính để hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC ..... 56
4.2. Kế hoạch thực hiện ................................................................................................... 58
4.2.1. Giải pháp xử lý nợ xấu và nguồn vốn xử lý: ..................................................... 58
4.2.2. Tổ chức thực hiện .............................................................................................. 59
4.2.3. Kế hoạch hoạt động. .......................................................................................... 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 61
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 62
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU .................................... 62
5.1. Kiến nghị với NHNN ................................................................................................ 62

5.1.1. Nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) ............................. 62
5.1.2. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát ......................................................... 62
5.1.3. Tăng cường hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ của VAMC .............. 62
5.2. Kiến nghị đối với Chính phủ .................................................................................... 63
5.2.1. Hỗ trợ các ngân hàng trong xử lý nợ xấu........................................................... 63
5.2.2. Miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt
động mua bán nợ .......................................................................................................... 63
5.2.3. Về định giá và lựa chọn phương thức xử lý TSĐB ........................................... 63
5.2.4. Về giải quyết tranh chấp tại Tòa án ................................................................... 64
5.2.5. Việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng TSĐB từ bên bảo đảm sang
người mua, người nhận chuyển nhượng TSĐB của khoản nợ xấu phụ thuộc nhiều vào
ý chí của chủ sở hữu .................................................................................................... 64
5.2.6. Về mua, bán nợ xấu theo giá thị trường ............................................................. 64
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Eximbank AMC Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

HĐQT

Hội đồng Quản trị


KK

Khó khăn về cơ chế, chính sách

NB

Nội bộ công ty

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại



Quyết định

QH

Quốc hội

TSĐB

Tài sản bảo đảm

TCTD


Tổ chức tín dụng

TSDB

Xử lý tài sản đảm bảo

TT

Thông tư

VAMC

Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................................ 8
Bảng 1.2 Chi nhánh với cỡ mẫu được chọn trong khu vực nghiên cứu ................................ 9
Bảng 2.1 Dư nợ của Eximbank phải xử lý tại Eximbank AMC .......................................... 30
Bảng 2.2 Kết quả thu hồi nợ hệ thống tại Eximbank AMC ................................................. 30
Bảng 2.3 Các pháp xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC ......................................................... 30
Bảng 2.4 Kết quả thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ
giai đoạn 2016 – 2018 .......................................................................................................... 31
Bảng 2.5 07 Khách hàng thu nợ lớn .................................................................................... 32
Bảng 2.6 Kết quả xử lý tài sản bảo đảm giai đoạn 2016 – 2018 ......................................... 33
Bảng 2.7 Khách hàng áp dụng hình thức thi hành án, kiện tụng ......................................... 34
Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................................ 43
Bảng 3.2 Kết quả đánh thang đo bằng Cronbach’s Alpha ................................................... 44

Bảng 3.3 Ma trận hệ số tương quan ..................................................................................... 45
Bảng 3.4 Tính phù hợp của mô hình nghiên cứu. ................................................................ 45
Bảng 3.5 Hệ số hồi quy ........................................................................................................ 45
Bảng 3.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 46
Bảng 3.7 Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát có giới tính khác nhau. ................................................................................................... 46
Bảng 3.8 Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát có độ tuổi khác nhau ....................................................................................................... 47
Bảng 3.9 Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát có kinh nghiệm làm việc khác nhau ............................................................................... 47
Bảng 3.10 Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát có trình độ học vấn khác nhau. ....................................................................................... 48
Bảng 3.11 Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát đang xử lý các nhóm nợ khác nhau ................................................................................ 48
Bảng 3.12 Kiểm định Bonferroni giữa nhóm khảo sát đang xử lý các nhóm nợ khác nhau49
Bảng 3.13 Kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động xử lý nợ xấu giữa các nhóm khảo
sát đang thực hiện các biện pháp xử lý nợ khác nhau.......................................................... 50
Bảng 3.14 Khó khăn về cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử lý nợ xấu
............................................................................................................................................. 50
Bảng 3.15 Khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử
lý nợ xấu .............................................................................................................................. 51
Bảng 3.16 Các yếu tố nội bộ công ty ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử lý nợ .............. 52
Bảng 4.1 Kế hoạch xử lý nợ ................................................................................................ 59


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 5
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 6
Hình 2.1 Mô hình bộ máy tổ chức của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng
Xuất Nhập khẩu Việt Nam................................................................................................... 29



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại Công ty TNHH MTV
Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam” có
mục tiêu để xác định nguyên nhân của nợ xấu qua đó đánh giá hoạt động xử lý nợ
xấu của Eximbank AMC và đề xuất các biện pháp phù hợp để xử lý nợ xấu tại
Eximbank AMC.
Quá trình nghiên cứu tiếp theo gồm giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ
thuật thảo luận nhóm tập trung để đề xuất xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng nhằm kiểm tra các giả
thuyết nghiên cứu. Kích thước mẫu nghiên cứu là 300 nhân viên được chọn bằng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại một số chi nhánh của Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập khẩu Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ những nguyên nhân làm cho hoạt động xử lý nợ chưa được
hiệu quả cần hoàn thiện đó là hoạt động nghiệp vụ của công ty còn gặp khó khăn do
cơ chế chính sách còn chưa đủ, chồng chéo, quá trình xử lý tài sản đảm bảo chưa
hiệu quả do nhiều tài sản còn thiếu pháp lý, nội bộ công ty bao gồm đội ngũ cán bộ
nhân viên còn thiếu kinh nghiệm.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động xử lý nợ xấu tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam.
Từ khóa: “giải pháp”, “hoàn thiện hoạt động”, “ xử lý nợ xấu”.


ABSTRACT
The topic "Solutions to improve bad debt handling activities at Asset
Management CompanyofVietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank"
has the aim to identify the cause of bad debts through which Eximbank AMC's debt

settlement activities and propose appropriate measures to handle bad debts at
Eximbank AMC.
The next research process consists of stages: preliminary research and formal
research. In which, the preliminary study is a qualitative research that uses the focus
group discussion technique to propose a research questionnaire.
Official research is a quantitative study that tests research hypotheses. The
sample size is 300 employees selected by convenient sampling method at some
branches of Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank.
The study pointed out the reasons that the ineffective debt handling activities
need to be completed, namely that the company's professional activities still face
difficulties due to insufficient, overlapping policies and mechanisms. Collaterals are
not effective because many assets are lacking legal, internal companies including
staff inexperienced.
From the research results, the author offers measures to complete the handling
of bad debts at Asset Management CompanyofVietnam Export Import Commercial
Joint Stock Bank.
Keywords: "solution", "improve activities", "handling bad debts".


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu đề tài
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế mở cửa của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam ngày càng
hội nhập sâu rộng theo lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Các
lĩnh vực, các ngành trong nước nói chung và ngành Tài chính ngân hàng nói riêng
sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của ngân hàng
phải ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng để hoạt động an toàn, hiện quả
và nâng cao sức cạnh tranh.
Mặc dù đang từng bước thay đổi cơ cấu thu nhập theo hướng tăng dần tỷ trọng

thu dịch vù, tuy nhiên hiện nay, doanh thu từ việc cho vay có tỷ lệ rất lớn trong tổng
doanh thu của NHTM. Do vậy, NHTM cần phải có một chính sách tín dụng tốt để
bảo toàn vốn và sinh lời. Một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt
động tín dụng của NHTM là xử lý nợ xấu, bởi một khi nợ xấu phát sinh không chỉ
ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nợ xấu ngày càng gia tăng, hoạt động của
hệ thống NHTM ngày càng khó khăn. Vấn đề trọng tâm đặt ra là làm sao để nợ xấu
được xử lý có hiệu quả nhất, bởi một khi nợ xấu được xử lý nó không chỉ cứu ngân
hàng mà còn giúp khơi thông dòng vốn tín dụng. Cần có các biện pháphiệu quả, phù
hợp để xứ lý nợ xấu, tăng cường hoạt động của hệ thống ngân hàng là vấn đề cấp
thiết đang được Chính phủ nói chung và ngân hàng nói riêng rất quan tâm.
Ảnh hưởng của bong bóng bất động sản, dòng vốn chạy vào nhà đất bị đóng
băng, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam theo
đó ngày càng gia tăng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng cũng như thu nhập của người lao động. Tất cả nợ xấu của toàn hệ thống
ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam đều được chuyển giao sang Công ty
TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu
Việt Nam để xử lý. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động
xử lý nợ xấu tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân

1


hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam” để xem xét, đánh giá tình hình xử lý nợ
xấu cũng như đề ra những giải pháp để xử lý hiệu quả nợ xấu.
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu
Các giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2016 2018.
1.1.3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và đối tượng, phạm vi nghiên
cứu.

1.1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử lý nợ xấu tại Công
ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xử lý nợ
xấu tại Công ty.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử lý nợ xấu tại Công
ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam.
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
xử lý nợ xấu tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấutại Công ty
TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam.
1.1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử lý nợ xấu tại Công ty
TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam?
- Mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả hoạt động xử lý nợ xấu tại Công
ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam được đo lường như thế nào?
2


- Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu?
1.1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả hoạt động xử lý nợ xấu và các yếu

tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xử lý nợ xấu tạiCông ty TNHH MTV Quản lý
nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Đối tượng khảo sát là các nhân viên của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam được chọn ra bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp định mức
theo số lượng nhân viên tại các chi nhánh/phòng giao dịch của Eximbank.
1.1.3.4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: bao gồm lý thuyết về xử lý nợ; các nghiên cứu về yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xử lý nợ; thực trạng hoạt động xử lý nợ tại Eximbank AMC.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 năm 2019 đến tháng 06 năm 2019.
Không gian nghiên cứu: Các chi nhánh, phòng giao dịch của Eximbank.
1.1.4. Ý nghĩa của đề tài
Việc xử lý nợ xấu nhằm mục đích làm cơ sở để cho ngân hàng có thể tăng
cường hoạt động tín dụng thông qua việc cung cấp lãi suất thích hợp nhằm đẩy
mạnh sự phát triển kinh tế, giúp ổn định môi trường vĩ mô, bên cạnh đó cũng giúp
cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất tháo được nút thắt khó khăn về vốn; Việc
này cũng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo tính thanh khoản trên thị
trường tiền tệ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Xử lý được cơ bản số nợ xấu
hiện tại, kiểm soát có hiệu quả tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của
ngân hàng trên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về vốn và dịch vụ ngân
hàng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung tập trung về việc xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả cho ngân hàng
cũng như góp phần phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Kết hợp phân tích
tình hình nợ xấu tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, đề ra những biện pháp để hoàn thiện hoạt
động xử lý nợ xấu nhằm mục tiêu tối đa lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
Nghiên cứu có thể là một nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương
tự khác trong tương lai.
3



1.1.5. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn. Quyền truy cập vào nhiều
thông tin bị hạn chế.
Các tổ chức ngân hàng sẽ ngại tiết lộ bất kỳ thông tin nào về tổ chức của họ vì
sợ vi phạm các chính sách bảo mật. Hạn chế này sẽ được xử lý bằng cách dựa vào
các báo cáo tài chính được công bố và cũng đảm bảo cho những người tham gia
phỏng vấn rằng thông tin chủ yếu được sử dụng cho mục đích học thuật và danh
tính của họ sẽ không được tiết lộ ở bất cứ đâu.
1.1.6. Cấu trúc luận văn nghiên cứu
Luận văn được thể hiện trong năm chương. Chương đầu tiên là nền tảng của
nghiên cứu, giới thiệu về vấn đề, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, tầm
quan trọng của nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
cấu trúc luận văn nghiên cứu.
Chương hai xem xét về bối cảnh tình hình xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC.
Chương ba tóm tắt kết quả nghiên cứu để chỉ ra nguyên ngân ảnh hưởng hoạt động
xử lý nợ xấu.
Chương bốn sẽ trình bày một số giải pháp, kế hoạch để thực hiện xử lý nợ xấu,
và chương năm đưa kết luận và khuyến nghị của nghiên cứu này.
1.2. Phương pháp nghiên cứu, tiếp cận
1.2.1. Quy trình nghiên cứu

4


Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu:
Lý thuyết và các nghiên cứu về xử lý nợ xấu

Phỏng vấn chuyên gia


Thiết kế bảng câu hỏi

Kiểm định thang
đo

Phỏng vấn diện rộng
(n=500)
Xử lý số liệu thống kê

1.2.2. Nghiên cứu sơ bộ
1.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật
phỏng vấn chuyên gia gồm 10 nhân viên đang làm việc tại Eximbank AMC.
Phương thức phỏng vấn chuyên gia được thực hiện, các thành viên tự do bày
tỏ các quan điểm của mình và phản biện lại các ý kiến trước đó. Các ý kiến này
được ghi nhận thành văn bản và thống nhất thông qua biểu quyết đa số. Cuộc
phỏng vấn này được thực hiện vào tháng 04 năm 2019.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện theo dàn bài cuộc phỏng vấn được tác giả
chuẩn bị trước từ thang đo sơ bộ. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC, cùng các

5


biến quan sát đo lường những thành phần này và khái niệm xử lý nợ xấu tại
Eximbank AMC. Với các bước nghiên cứu như sau:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng mời tham gia thảo luận. Kế đến tác giả thảo luận
với các thành viên. Thăm dò ý kiến của họ xem những thành phần nào ảnh hưởng
đến hoạt động xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC, qua đó đánh giá mức độ nhận
thức của các thành viên đối với từng thành phần này như thế nào.

Bước 2: Thảo luận về nội dung thang đo nhằm mục đích điều chỉnh lại từ ngữ
cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và văn hóa Việt Nam. Quan sát mức độ hiểu
đúng ý nghĩa của từng biến quan sát trong bảng câu hỏi phỏng vấn và điều chỉnh
cho phù hợp hơn.
Qua đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất:
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Đặc điểm nhân khẩu học
- Giới tính

- Độ tuổi

- Kinh nghiệm- Trình độ
Khó khăn về cơ chế, chính sách
Xử lý tài sản đảm bảo

Kết quả hoạt động
xử lý nợ xấu

Nội bộ công ty

1.2.2.2. Kết quả nghiên cứu
Kết quả của cuộc phỏng vấn này là cơ sở để tác giả khẳng định tính đúng đắn
của mô hình và phát triển các thang đo chính thức nhằm phục vụ cho cuộc phỏng
vấn chính thức. Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận, tổng hợp. Nội dung phỏng
vấn gồm:
Thảo luận thang đo của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nợ xấu tại
Eximbank AMC. Cuộc phỏng vấn dựa trên thang đo những nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC. Để xây dựng bảng quan sát sơ bộ, đánh
giá sự rõ nghĩa của các câu hỏi quan sát dùng để đo lường các yếu tố bằng một số
câu hỏi mang tính chất thăm dò và khám phá, theo họ những nhân tố nào ảnh hưởng

đến hoạt động xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC.

6


1.2.3. Nghiên cứu chính thức
1.2.3.1. Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu định lượng. Cỡ
mẫu cho nghiên cứu này bao gồm các chi nhánh Sài Gòn, Quận 11, Bà Rịa - Vũng
Tàu và Cần Thơ cho mục đích cắt giảm chi phí. Tổng kích thước mẫu là 1.200 và cỡ
mẫu là 300. Lấy mẫu phân tầng được sử dụng để các thành viên nhóm kinh doanh
các loại danh mục cho vay khác nhau, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản được sử
dụng để chọn đơn vị lấy mẫu từ các nhóm khác nhau. Với việc thu thập dữ liệu,
nguồn dữ liệu chính cho nghiên cứu này là các bảng câu hỏi được sử dụng và các
nguồn thứ cấp đã được xuất bản và chưa được công bố bao gồm báo cáo chính thức
hàng năm từ 2016 đến 2018 để hỗ trợ dữ liệu chính. Thống kê mô tả có liên quan
đến tỷ lệ phần trăm và phân phối tần suất. SPSS là công cụ chính để phân tích
truyền tải ý nghĩa vào dữ liệu được thu thập và làm cho các phân tích được tiến
thẳng. Những phát hiện được trình bày trong bảng và biểu đồ.
1.2.3.2. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cấu thành các nguồn thông tin cho nghiên cứu. Việc
quản lý các câu hỏi tạo thành cơ sở của dữ liệu chính. Dữ liệu được thu thập từ
nguồn này tập trung vào các đặc điểm cơ bản của người tham gia phỏng vấn và kiến
thức của họ về hoạt động của các tổ chức ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu.
Trong trường hợp nguồn thứ cấp, thông tin từ các nguồn được công bố bao
gồm báo cáo tài chính hàng năm chính thức của Eximbank AMC đã được sử dụng
để hỗ trợ dữ liệu chính.
a. Dữ liệu sơ cấp
Bảng câu hỏi có cấu trúc đã được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu. Điều
này đã được sử dụng để có được ý kiến khách quan từ người tham gia phỏng vấn.

Bảng câu hỏi được đính kèm trong phụ lục 2. Các công cụ thu thập dữ liệu giúp
người tham gia phỏng vấn rất thuận tiện trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho
phân tích. Bản chất linh hoạt của các công cụ thu thập dữ liệu này đã cho phép tác
giả có cơ hội thăm dò một số phản hồi thu được.
b. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo hàng năm và báo cáo tài chính của tổ
chức. Thông tin bao gồm một khoảng thời gian năm năm từ 2016 đến 2018. Loại dữ
7


liệu này chủ yếu được tìm thấy trong các phương tiện điện tử dành cho tiêu dùng
công cộng. Việc sử dụng loại thông tin này rất có lợi theo nhiều cách để nghiên cứu
và một số lợi ích bao gồm:
Thứ nhất, điều này ít tốn kém hơn để thu thập, về thời gian và tiền bạc. Nó tạo
điều kiện cho tác giả có cơ hội thu thập dữ liệu chất lượng cao, chất lượng không có
chất lượng tương tự nếu tác giả thu thập nó ở dạng chính. Dữ liệu thứ cấp có khả
năng có chất lượng cao hơn mức có thể thu được bằng cách thu thập dữ liệu thực
nghiệm. Dữ liệu thu thập có trong đó thông tin rất hữu ích cần thiết để trả lời các
câu hỏi nghiên cứu.
1.3.3.3. Cở mẫu nghiên cứu
Eximbank có 43 chi nhánh trên cả nước để phục vụ cho nhu cầu của các tổ
chức ngân hàng của nhiều khách hàng trên cả nước. Tác giả tập trung vào 8 chi
nhánh ở Eximbank bao gồm: Chi nhánh Sài Gòn, Quận 11, Bà Rịa - Vũng Tàu và
Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Quận 10, Chợ Lớn chiếm khoảng 10% tổng số
chi nhánh trên cả nước. Tổng nhân viên của 8 chi nhánh này lên tới 1.206 người. Do
đó, cỡ mẫu là 300 nhân viên, chiếm 25% dân số đã đăng ký được chọn ngẫu nhiên
để trả lời các câu hỏi.
Điều này được lập bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Cỡ mẫu nghiên cứu
Số người


Số lượng

Số lượng

nhân viên

quản lý

Sài Gòn

171

12

183

50

Quận 11

98

10

108

30

Bà Rịa - Vũng Tàu


91

8

99

30

Cần Thơ

136

8

144

40

Đồng Nai

178

9

187

50

Bình Dương


156

6

162

30

Quận 10

131

8

139

30

Chợ Lớn

175

9

184

40

1.136


70

1.206

300

Chi nhánh

Tổng cộng

Tổng cộng

tham gia
phỏng vấn

8


Nguồn: Tác giả, 2019
1.2.3.4. Kỹ thuật lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu phân tầng được sử dụng để nhóm tất cả các thành viên
của các nhân viên của các chi nhánh trong khu vực nghiên cứu, xử lý các loại danh
mục tín dụng khác nhau sau đó phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản được sử
dụng để chọn đơn vị lấy mẫu từ mỗi nhóm. Điều này đã được thực hiện sau khi số
lượng nhân viên ở mỗi chi nhánh đã được xác định. Công thức đơn giản hóa
Yamane (1967) được sửa theo tỷ lệ đã được sử dụng và nó được định nghĩa là:
𝑛=

𝑁

1 + 𝑁 (𝑒 )2

N = Tổng số mẫu
n = Cỡ mẫu
e = Độ chính xác (ta cho phép nghiên cứu chỉsai số 5% và độ tin cậy là 95%)
Có khoảng 1.200 nhân viên trong khu vực nghiên cứu, do đó, cỡ mẫu được
tính như sau;
𝑛 =

1206
1 + 1206(0.05)2

= 300
Bảng dưới đây phân tích dân số và các mẫu được chọn trong các nhánh khác
nhau của khu vực nghiên cứu.
Bảng 1.2 Chi nhánh với cỡ mẫu được chọn trong khu vực nghiên cứu
Tổng số nhân viên

Cỡ mẫu

Sài Gòn

183

50

Quận 11

108


30

Bà Rịa - Vũng Tàu

99

30

Cần Thơ

144

40

Đồng Nai

187

50

Bình Dương

162

30

Quận 10

139


30

Chợ Lớn

184

40

1.206

300

Chi nhánh

Tổng cộng

9


Nguồn: Tác giả, 2019
Cỡ mẫu là 300 bao gồm các nhân viên ngân hàng Eximbank. Điều này đã
được đưa ra bằng cách ước tính số lượng cán bộ ngân hàng phụ trách tín dụng.
Nghiên cứu đã sử dụng lấy mẫu cụm để chọn một số nhân viên ngân hàng trong khu
vực được lấy mẫu.
1.2.3.5. Dụng cụ thu thập dữ liệu
Các cuộc phỏng vấn đã được đưa ra cho một mẫu nhân viên ngân hàng được
chọn và bảng câu hỏi để có được thông tin về nguyên nhân của nợ xấu. Bảng câu
hỏi đảm bảo tỷ lệ trả lời tăng lên do sự rõ ràng và đơn giản của chúng. Nghiên cứu
thu thập dữ liệu từ một mặt cắt ngang của người tham gia phỏng vấn bằng cách sử
dụng kết hợp các công cụ nghiên cứu.

1.2.3.6. Bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi là một bộ câu hỏi được xác định trước được sử dụng để lấy dữ
liệu từ người tham gia phỏng vấn bằng cách trả lời bằng văn bản. Bảng câu hỏi
được dùng để thu thập dữ liệu định lượng từ người tham gia phỏng vấn. Bảng câu
hỏi được ưa thích trong nghiên cứu vì chúng là một phương pháp thuận tiện vì
người tham gia phỏng vấn đã trả lời một cách độc lập và bí mật.
1.2.3.7. Kỹ thuật phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu về bản chất là định lượng và liên quan đến việc
sử dụng số liệu thống kê mô tả về tỷ lệ phần trăm và phân phối tần số. SPSS được
sử dụng như một công cụ để phân tích dữ liệu. Những phát hiện được trình bày dưới
dạng bảng và biểu đồ.
1.3. Các căn cứ pháp lý
1.3.1. Thông tư 14/2015/TT-NHNN
Thông tư 14/2015/TT-NHNN ngày 28/08/2015 sửa đổi bổ sung một số điều
của Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC mà Ngân hàng Nhà
nước vừa ban hành. Đây được cho là Thông tư hoàn chỉnh nhất về mua bán nợ xấu
qua VAMC từ trước đến nay.
1.3.2. Quyết định 618/QĐ-NHNN
Ngày 12/4/2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định
618/QĐ-NHNN về việc xây dựng và triển khai Phương án mua nợ xấu theo giá trị
10


thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Quyết định này quy định cụ thể, chi tiết phạm vi, đối tượng, điều kiện đối với các
khoản nợ xấu mua theo giá thị trường; Nguyên tắc, trình tự thực hiện mua nợ xấu
theo giá thị trường; Nguyên tắc xác định giá mua nợ; Nguồn vốn sử dụng để mua
nợ theo giá thị trường; Xử lý các khoản nợ xấu đã mua.
1.3.3. Thông tư số 09/TT-NHNN

Thông tư số 09/TT-NHNN (Thông tư 09) được Ngân hàng Nhà nước ban hành
quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015, thay thế
Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN (QĐ 59) ngày 21/12/2006 về việc ban hành qui
chế mua, bán nợ của các TCTD. So với Quyết định 59, Thông tư 09 có nhiều điểm
mới với nội dung đầy đủ và chặt chẽ hơn, áp dụng chung cho tất cả các đang hoạt
động tại Việt Nam.
1.3.4. Quyết định thành lập công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài
sản - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản
trực thuộc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là Công ty có tư cách pháp
nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có, được thành lập theo Quyết định số
157/2010/EIB/QĐ-HĐQT ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chủ tịch Hội đồng quản
trị Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Công ty hoạt động trong các lĩnh
vực được quy định trong Điều lệ Công ty.
1.3.5. Quy trình xử lý nợ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Quy trình xử lý nợ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được ban
hành theo Quyết định số 1606/2013/EIB/QĐ-TGĐ ngày 01 tháng 06 năm 2013 của
Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Văn bản này hướng
dẫn việc quản lý, trình tự, thủ tục xử lý nợ đối với các khoản nợ của khách hàng tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

11


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này tác giả đã giới thiệu khái quát về đề tài, lý do hình thành đề tài.
Ngoài ra, tác giả giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa, phạm vi và kết cấu của luận văn.
Chương này cũng trình bày thiết kế nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích
thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Thiết kế nghiên cứu gồm

những phần chính sau:
Thảo luận nhóm để làm thang đo sơ bộ làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi chính
thức để tiến hành phỏng vấn trên 300 nhân viên tại Eximbank.
Sau khi thực hiện phỏng vấn gồm 10 thành viên đang làm việc tại Eximbank
AMC, tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi (phụ lục 2).
Thực hiện phân tích thông qua phương pháp định lượng với bảng quan sát; lấy
mẫu thuận tiện, cỡ mẫu cho nghiên cứu chính thức được thu thập trực tiếp từ 300
nhân viên. Dữ liệu sau khi thu thập tác giả đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS để xử
lý. Chương tiếp theo sẽ trình bày sơ lược về tình hình hoạt động xử lý nợ xấu tại
Eximbank AMC trong giai đoạn từ 2016 đến 2018.

12


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI EXIMBANK AMC VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ GẶP PHẢI
2.1. Tóm tắt lý thuyết liên quan
2.1.1. Định nghĩa về nợ xấu
Một khoản nợ xấu có thể được hiểu là một khoản vay mà chủ nợ thấy khó
khăn hoặc không thể thu hồi được. Đối với các ngân hàng, nợ xấu đề cập đến một
lượng tiền được trao cho người vay, thường là các công ty, rất khó thu hồi vì nhiều
lý do, bao gồm tổn thất kinh doanh hoặc phá sản.
Mặc dù không có định nghĩa cụ thể về nợ xấu, nhưng có thể khái quát như
sau: một khoản nợ xảy ra khi một công ty tin rằng con nợ không thể hoặc không
muốn trả và doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể lấy lại được số tiền đã nợ (John
và Aisling, 2005).
Nói về nợ xấu, chúng ta thực sự đang nói về các khoản nợ nghi ngờ, hoặc
những trường hợp trong đó một ngân hàng tin rằng khả năng con nợ trả nợ sẽ giảm,
vì nhiều lý do. Nó chủ yếu dựa trên hai nguyên tắc kế toán được chấp nhận. Đầu

tiên là nguyên tắc phù hợp, trong đó doanh thu được ghi nhận khi kiếm được và
không nhận được, và chi phí được ghi nhận khi phát sinh, không được thanh toán.
Phương pháp ghi này khớp với thu nhập với khoảng thời gian mà nó được tạo ra mà
không phụ thuộc vào thời gian thực tế của dòng tiền. Thứ hai là nguyên tắc khách
quan, nói rằng giá trị của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán như các khoản
phải thu sẽ phản ánh giá trị có thể thực hiện được của chúng (Prosser, 2003).
2.1.2. Nợ nghi ngờ
Như đã thấy trước đó, nợ xấu là tình huống mà một công ty tin rằng con nợ
không thể hoặc không muốn trả và doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể lấy lại
được số tiền còn nợ (John và Aisling, 2005). Do đó, đây là một khoản nợ không thể
thu được. Nợ xấu là mục tiêu khách quan, mặt khác Nợ nghi ngờ là chủ quan. Nợ
nghi ngờ là nơi mà trong suy đoán của một ngân hàng nghĩ rằng khách hàng có thể
không thể giải quyết được khoản nợ của mình.
Các khoản nợ xấu và nghi ngờ có chung nhiều đặc điểm, sự khác biệt thực sự
duy nhất là mức độ thu hồi của chúng. Theo Prosser (2003), quy tắc chung là mọi
khoản nợ lớn hơn 6 tháng phải được coi là một khoản nợ xấu, mặc dù khoản nợ có
13


thể trở thành nợ xấu bất cứ lúc nào trong vòng đời tùy thuộc vào hoàn cảnh, trong
khi các khoản nợ có thể được phân loại đáng ngờ khi một khoản nợ có độ tuổi từ 90
ngày trở lên. Ngoài ra, nợ xấu nói chung là kết quả của bằng chứng khách quan, tức
là khi có bằng chứng hoặc lời khuyên từ một bên thứ ba độc lập liên quan đến
khoản nợ khó kiểm soát, trong khi các khoản nợ nghi ngờ dựa trên các ước tính chủ
quan.
2.1.3. Hệ lụy của nợ xấu trong các tổ chức ngân hàng
Thu nhập lãi được tạo ra từ các cơ sở tín dụng (khoản vay) đóng góp đáng kể
vào lợi nhuận và hiệu suất của các tổ chức ngân hàng. Tuy nhiên, khi các cơ sở tín
dụng này trở nên chậm trễ, nó có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến hiệu quả và
hiệu suất của tổ chức ngân hàng.

Một trong những lý do là các tổ chức cho vay phải trích lập dự phòng và tính
phí tổn thất tín dụng (nợ xấu) cuối cùng làm giảm mức lợi nhuận.
Một lần nữa, xóa nợ xấu có xu hướng làm suy yếu khả năng của các ngân
hàng để cấp thêm tín dụng cho các khách hàng khác. Điều này là do các khoản tiền
cho vay có xu hướng cạn kiệt khi trả nợ chậm trễ hoặc thất bại.
Một hệ lụy quan trọng khác của nợ xấu là sự mất niềm tin từ phía người gửi
tiền và nhà đầu tư dẫn đến thách thức thanh khoản có xu hướng làm suy yếu sự tăng
trưởng khi lợi nhuận được đầu tư lại vào doanh nghiệp để tăng trưởng cơ sở vốn bị
giảm do dự phòng rủi ro tín dụng.
Cổ tức thanh toán cũng bị ảnh hưởng tiêu cực như nhau bởi vì các khoản dự
phòng cho nợ xấu được khấu trừ trước khi cổ tức được tuyên bố
2.1.4. Xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu được coi là phần trung tâm trong hoạt động quản lý nợ xấu.
Nợ xấu một khi đã phát sinh phải được chuyển ngay sang bộ phận xử lý thu
hồi nợ để xử lý. Các cách để xử lý nợ xấu được áp dụng cụ thể như sau:
Trách nhiệm của cán bộ tín dụng
Khi một khoản nợ phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ tín dụng thì
cán bộ tín dụng đó phải có trách nhiệm thực hiện công việc đòi nợ cho ngân hàng.
Nếu không thể đòi được nợ thì cán bộ tín dụng sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm với
khoản nợ đó. Ngân hàng phải có các biện pháp chế tài đối với các cán bộ tín dụng
gây ra nợ xấu như bồi thường thiệt hại, kỹ luật, khiển trách thậm chí nếu gây thiệt
14


×