Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CÁC yếu tố TÁC ĐỘNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP RAU QUẢ TẠI VIỆT NAM tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.93 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

NGUYỄN ĐỨC THUẬN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP RAU QUẢ TẠI VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đồng Nai, năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Lạc Hồng
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Minh
TS. Nguyễn Văn Nam
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
tại Trường Đại học Lạc Hồng vào hồi: ….. giờ ngày ….. tháng …
năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Trường Đại học lạc Hồng.


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU


Chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về luận án nghiên cứu bao gồm:
bối cảnh nghiên cứu thực tiễn, bối cảnh lý thuyết; mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng, đóng góp về học thuật và đóng góp về thực tiễn
của luận án và kết cấu của luận án.
1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu về thực tiễn
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế, đó vừa là cơ hội mà
cũng là một thách thức đối với nước ta, nhiều vấn đề kinh tế chịu ảnh hưởng trực
tiếp như xuất - nhập khẩu của Việt Nam. Là nước đang phát triển nên Việt Nam vẫn
là nước nhập siêu. Việc gia nhập tổ chức thương mại, ký kết các hiệp định thương
mại song phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát huy
những thế mạnh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu và tạo lập môi trường
thương mại mới. Sự tăng trưởng xuất khẩu và đóng góp của nó vào sự phát triển
kinh tế trong thời gian qua như một minh chứng cho thấy Việt Nam đã biết tận dụng
các cơ hội này một cách hiệu quả.
Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn
2010 – 2017 ở mức cao. Nếu như năm 2010 quy mô xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt
72,23 tỷ USD xếp thứ 6/10 các quốc gia ASEAN (sau Thailand, Malaysia,
Singapore, Indonesia, Brunei, Myanmar) với trị giá xuất khẩu đạt khoảng 62,31%
của GDP thì đến hết năm 2017 quy mô này đã đạt 214,32 tỷ USD năm 2017 (tăng
gấp 2,97 lần) và trở thành quốc gia có giá trị xuất khẩu hàng hóa đứng thứ4 của
ASEAN (sau Thailand, Maylaysia, và Singapore) với trị giá xuất khẩu hàng hóa đạt
khoảng 95,77% của GDP.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu hiện nay thì Cà phê, Điều và Rau quả là một trong
những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2017 là một bước
ngoặt của ngành rau quả Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD và vượt


2

qua mặt hàng gạo, cà phê để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ 2 trong
nhómnơng lâm thủy sản của Việt Nam (sau mặt hàng nhân điều).
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu về kim ngạch xuất khẩu đạt được như hiện
nay thì doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu rau
quả nói riêng cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong khi vai trò của Hiệp
hội rau quả Việt Nam hiện nay cịn mờ nhạt, nguồn vốn và quy mơ doanh nghiệp
còn hạn chế, năng lực quản trị của các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp còn yếu,
chưa am hiểu nhiều về thị trường nước ngồi, chưa có chiến lược marketing xuất
khẩu phù hợp. Thêm vào đó, rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các nước
nhập khẩu gia tăng, áp lực cạnh tranh mạnh mẽ do mở cửa thị trường (nhất là khi
Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership – CPTPP) sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp nói dung và doanh nghiệp rau quả nói riêng.Đặc biệt là trong q
trình tồn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp muốn thành
cơng thì cần phải xác định được các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu để có
hướng đi phù hợp (Ayan & Percin, 2005). Trong khi đó, lại có rất ít nghiên cứu về
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi (Leonidou &
cộng sự, 2002). Chính vì vậy, rất cần một nghiên cứu giúp các nhà quản lý doanh
nghiệp, các nhà hoạch định chính sách có được bức tranh tổng thể về kết quả xuất
khẩu rau quả thông qua: (1) Tổng quan lý thuyết về kết quả xuất khẩu; và (2) Lượng
hóa các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả trong
giai đoạn hiện nay; và (3) Hàm ý cần thiết để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho
doanh nghiệp.
1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu về lý thuyết
Khi thực hiện nghiên cứu về kết quả xuất khẩu thì các nhà khoa học tiếp cận
theo 02 hướng: (i) góc độ vi mơ, góc độ doanh nghiệp bằng phương pháp định
lượng thông qua khảo sát doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dữ liêu sơ cấp (Peter và
Ramadhani, 1998; Katsikeas và cộng sự, 1995; Craig, 2003; Tuba và Selcuk, 2005;
Miltiadis và cộng sự, 2008; Seyed, 2012; Salem, 2014; Trần Thanh Long và cộng

sự, 2014; Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu, 2015), hoặc (ii) tiếp cận ở góc độ vĩ mơ,
góc độ nền kinh tế, bằng phương pháp định lượng sử dụng mơ hình trọng lực


3
(Gravity model) thông qua các chỉ tiêu của nền kinh tế sử dụng dữ liệu thứ cấp
(Nguyễn Quỳnh Huy, 2018; Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ, 2015; Drama và
cộng sự, 2014; Hatab và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được
thực hiện tại những quốc gia phát triển có nhiều khác biệt về mức độ phát triển kinh
tế và văn hóa so với Việt Nam.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn và lý thuyết nêu trên, nên rất cần một nghiên
cứu thực nghiệm để xác định và lượng hóa các yếu tố tác động đến kết quả hoạt
động xuất khẩu của các công ty xuất khẩu rau quả tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số hàm ý nghiên cứu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất rau quả nói riêng và
nơng sản của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, tác giả đã chọn luận án: “Các yếu
tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh.
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu của luận án:
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của luận án là xác định và lượng hóa các yếu tố tác động
kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trên cơ sở
đó đề xuất một số gợi ý quản trị nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu rau quả của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quát ở trên thì luận án có 03 mục tiêu cụ thể bao gồm:
1. Xác định các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp
xuất khẩu rau quả của Việt Nam;
2. Đo lường mối quan hệ giữa kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết
quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả;

3. Đề xuất một số gợi ý quản trị nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu của các
doanh nghiệp rau quả.
1.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu:
Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời được những câu hỏi sau:
1.

Các yếu tố nào tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất

khẩu rau quả của Việt Nam?


4
2.

Mối quan hệ giữa kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả

xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả như thế nào?
3.

Những hàm ý quản trị nào là cơ bản và cần thiết nhằm nâng cao kết quả

xuấtkhẩu của các doanh nghiệp rau quả Việt Nam?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau
quả Việt Nam.
Đối tượng khảo sát: trưởng/phó phịng trở lên tại các doanh nghiệp xuất khẩu
rau quả ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sơng Cửu Long.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu của luận án được thực hiện trong phạm vi sau đây:

Góc tiếp cận về mặt lý thuyết:
Kết quả xuất khẩu có thể được tiếp cận theo 03 cách (Katsikeas & cộng sự,
2000; Altıntas & cộng sự, 2007): (1) Theo góc độ tài chính (Economic/Financial),
(2) Góc độ phi tài chính (Nonfinancial/Noneconomic), và (3) góc độ khái quát
(Generic). Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện đo lường kết quả xuất khẩu theo
cách tiếp cận dưới góc độ khái quát.
Góc tiếp cận về mặt không gian:
Luận án thực hiện thảo khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại
Tp.HCM và các doanh nghiệp ĐBSCL.
Góc tiếp cận về mặt thời gian:
Luận án thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng trong giai đoạn từ
04/2016 đến 04/2017.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Về phương pháp luận (Methodology):
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua 02 cuộc thảo luận nhóm tập
trung với doanh nghiệp xuất khẩu rau quả để hình thành mơ hình và điều chỉnh các
biến quan sát.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối
tượng khảo sát để thực hiện việc kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.
1.4.2 Về phương pháp và công cụ xử lý thông tin (Method/Tools):


5
(1) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các Niên giám thống kê của Tổng
cục thống kê, World Bank qua các năm 2017, 2016, 2015, 2014, 2013, 2012, 2011,
2010.
(2) Phương pháp thu thập thơng tin sơ cấp:
Thảo luận nhóm: tác giả thực hiện thảo luận nhóm tập trung các đối
tượng khảo sát để xác định lại các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả

của doanh nghiệp; và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm
nghiên cứu;
Điều tra khảo sát: tác giả thực hiện điều tra khảo sát 02 lần: (i) lần 1: thực
hiện phỏng vấn trực tiếp 100 đáp viên là các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu
hỏi chi tiết theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để điều chỉnh và xác định lại cấu
trúc thang đo; (ii) lần 2: thực hiện phỏng vấn trực tiếp 300 đáp viên là các đối tượng
khảo sát để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.
(3)

Công cụ xử lý thông tin và kiểm định mơ hình nghiên cứu:

Dữ liệu được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá
thang đo bằng cơng cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thơng qua hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis),
phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) và mơ hình cấu
trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) được sử dụng để kiểm định
mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu thơng qua phần mềm SPSS 20.0
1.5 ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN ÁN
Luận án có một số điểm đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn như sau:
1.5.1 Đóng góp về học thuật:
Một là, kết quả nghiên cứu của luận án đã chứng minh được: kết quả xuất
khẩu của các doanh nghiệp rau quả chịu tác động trực tiếp bởi:(1) Chiến lược
marketing xuất khẩu; (2) Đặc điểm ngành rau quả; (3) Đặc điểm và năng lực của
công ty; (4) Đặc điểm thị trường nước ngoài; (5) Đặc điểm quản lý; (6) Đặc điểm
thị trường trong nước.
Hai là, kết quả nghiên cứu của luận án giúp bổ sung vào hệ thống thang đo
kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh
nghiệp xuất khẩu rau quả vào hệ thống thang đo lý thuyết.



6
1.5.2 Đóng góp về thực tiễn:
Một là, kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xuất khẩu rau
quả, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu có được bức tranh tổng thể về các
yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả. Trên cơ sở đó có
các chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Hai là, luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu, nhà hoạch
định chính sách, nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực xuất khẩu nói
chung, xuất khẩu rau quả nói riêng về cách tiếp cận khái quát.
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án nghiên cứu bao gồm 05 chương được trình bày theo thứ tự như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan, tức phác họa một bức tranh tổng thể, về
luận án nghiên cứu của tác giả từ bối cảnh nghiên cứu, xác định mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử
dụng cho đến đóng góp của luận án.


7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU
Chương này, tác giả trình bày lý thuyết về xuất khẩu. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu của cho trường hợp xuất khẩu rau quả

tại thị trường Việt Nam.
2.1 LÝ THUYẾT NỀN VỀ XUẤT KHẨU
2.1.1 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
2.1.2 Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
2.1.3 Lý thuyết Heckscher – Ohlin
2.1.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter
2.1.5. Lý thuyết thể chế mới
2.1.6 Lý thuyết nguồn lực
2.1.7 Lý thuyết tổ chức ngành.
2.1.8 Lý thuyết mạng lưới xã hội (social network theory)
2.2 LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ XUẤT KHẨU
2.2.1 Khái niệm về kết quả xuất khẩu
Một doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi cần tiến hành hàng
loạt hoạt động: nghiên cứu thị trường, đánh giá năng lực xuất khẩu doanh nghiệp,
xác định sản phẩm, nhu cầu, thị hiếu khách hàng ở thị trường mục tiêu, tìm kiếm
nguồn vốn tài trợ, tổ chức các hoạt động xuất khẩu, v.v. Sau một thương vụ, hoặc
thời gian nhất định điều mà doanh nghiệp đạt được sẽ phản ánh thông qua kết quả
kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, có thể nói kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh
nghiệp là bức tranh đa chiều về những thành công và thất bại của doanh nghiệp khi
xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
2.2.2 Phương pháp đo lường
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện đo lường kết quả xuất khẩu theo
cách tiếp cận dưới góc độ khái quát (phù hợp với nghiên cứu của Katsikeas & cộng
sự, 2000; Altintas & cộng sự, 2007; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017).


8
2.2.3 Mơ hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu
Mơ hình của tác giả Madsen (1987)
Mơ hình của Aaby và Slater (1989)

Mơ hình của Gemünden (1991)
Mơ hình của Zou và Stan (1998)
Mơ hình của Katsikeas và cộng sự (2000)
Mơ hình của Leonidou và cộng sự (2002)
Mơ hình của Sousa và cộng sự (2008)
Mơ hình của Moghaddam và cộng sự (2012)
Mơ hình của Chen và cộng sự (2016)


9

2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ KẾT QUẢ
XUẤT KHẨU
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của tác giả Peter và Ramadhani (1998).
Nghiên cứu của tác giả Katsikeas và cộng sự (1995)
Nghiên cứu của Craig (2003)
Nghiên cứu của Tuba và Selcuk (2005)
Nghiên cứu của tác giả Boughanmi và cộng sự (2007)
Nghiên cứu của Miltiadis và cộng sự (2008)
Nghiên cứu của Seyed (2012)
Nghiên cứu của tác giả Adu-Gyamfi và Korneliussen (2013)
Nghiên cứu của Drama và cộng sự (2014)
Nghiên cứu của Salem (2014)
Nghiên cứu của tác giả Edril và Özdemir (2016)
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Thanh Long và cộng sự (2014)
Nghiên cứu của Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015)
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017)
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quỳnh Huy (2018)

Đánh giá chung:
Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về kết quả xuất khẩu của các nhà
khoa học trong và ngoài nước cho thấy: các nhà khoa học chủ yếu sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp thơng qua khảo sát xuất
khẩu. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện tại những quốc gia phát
triển có nhiều khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và văn hóa so với Việt Nam,
cũng như thực hiện trên các sản phẩm cơng nghiệp, thủy sản, cà phê nên có nhiều
khác biệt so với sản phẩm rau quả tại Việt Nam. Chính vì vậy, rất cần một nghiên
cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh
nghiệp rau quả Việt Nam vì Việt Nam là một nước nông nghiệp và nông sản là một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
2.4 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT


10
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên mơ hình của Chen và cộng sự (2016) vì
mơ hình này được được tổng quan trong khoảng thời gian mới nhất.
H1: Chiến lược marketing có tác động đến kết quả xuất khẩu (kỳ vọng dương)
H2: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất
khẩu (kỳ vọng dương)
H3: Đặc điểm ngành có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ
vọng dương)
H4: Đặc điểm quản lý có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ
vọng dương)
H5: Đặc điểm của thị trường nước ngồi có tác động đến kết quả xuất khẩu
của doanh nghiệp (kỳ vọng dương)
H6: Đặc điểm thị trường trong nước có tác động đến kết quả xuất khẩu của
doanh nghiệp (kỳ vọng dương)
H7: Hiệp hội ngành hàng có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
(kỳ vọng dương)

H8: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược
marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương).
H9: Đặc điểm ngành có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của
doanh nghiệp (kỳ vọng dương).
H10: Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược
marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương).
H11: Đặc điểm thị trường trong nước có tác động đến Chiến lược marketing
xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương).
H12: Đặc điểm thị trường nước ngồi có tác động đến Chiến lược marketing
xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương)`
Toàn bộ mơ hình và giả thuyết nghiên cứu được trình bày như hình 2.10.


11

Hình 2.10 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về xuất khẩu. Bao gồm: lý thuyết nền về
xuất khẩu, lược khảo các mơ hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến kết quả xuất
khẩu, tổng quan các nghiên cứu liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước
về kết quả xuất khẩu. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất mơ hình và các giả thuyết
nghiên cứu cho trường hợp kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt
Nam.


12
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU
Trong chương 3 này, tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu được tác giả sử

dụng để đánh giá thang đo, kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Bao
gồm: toàn bộ quy trình, tiến độ thực hiện nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính
và định lượng sơ bộ.
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1.1 Giới thiệu về chương trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện qua 03 bước bao gồm:
(1)Nghiên cứu định tính- Nghiên cứu lý thuyết thiết kế sơ bộ thang đo
(2) Nghiên cứu định lượng – nghiên cứu sơ bộ
(3) Nghiên cứu định lượng – nghiên cứu chính thức. Dữ liệu thu thập được xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.0.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Qua những lập luận về yếu tố tác động đến kết quả của doanh nghiệp rau
quả, nghiên cứu được diễn giải tiến trình nghiên cứu qua 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nghiên cứu định tính
Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Bước 3: Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông
qua phỏng vấn trực tiếp 300 đáp viên là các đối tượng khảo sát thơng qua bảng câu
hỏi chính thức (thang đo chính thức) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện vào giai
đoạn từ tháng 1/2017 đến tháng 04/2017.


13
Bước 1:
Vấn đề ngun cứu

Bước 2:

Cơ sở lý thuyết


Mơ hình và
thang đo nháp

Thảo luận nhóm

1

tập trung 2 lần

Mơ hình
điều chỉnh

Thang đo nháp 2
Định lượng sơ bộ

Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha;

Cronbach’s

(n=100)

Kiểm tra tương quan biến và tổng.

Alpha

Kiểm tra hệ số KMO; tính tương quan của các

EFA

biến quan sát; trọng số EFA và phương sai trích.


Thang đo chính thức

Bước 3:
Định lượng chính
thức (n=300)

Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha;

Cronbach’s

Kiểm tra tương quan biến và tổng.

Alpha

Kiểm tra hệ số KMO; tính tương quan của các

EFA

biến quan sát; trọng số EFA và phương sai trích.

Kiểm tra độ tin cậy tổng hợp, tính đơn hướng, giá

CFA

trị hội tụ, giá trị phân biệt và phương sai trích.
Kiểm tra độ tích hợp của mơ hình;

SEM


Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Kết luận và đề xuất các ứng dụng kết quả nghiên cứu.

(Nguồn: xây dựng của tác giả)
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu


14
3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm tập trung với
các đối tượng khảo sát.
3.2.1 Nghiên cứu định tính lần 1
3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính lần 1
3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính lần 1:
 10/10 các nhà quản lý doanh nghiệp đều thống nhất cho rằng: kết quả xuất khẩu
chịu tác động bởi: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực của
công ty, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường
nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước như mơ hình của Chen và cộng sự
(2016).
 8/10 các nhà quả lý doanh nghiệp cho rằng: kết quả xuất khẩu chịu tác độngbởi
01 yếu tố ngồi mơ hình của Chen và cộng sự (2016) đó là vai trị của Hiệp Hội
và cũng thống nhất cho rằng Vai trị Hiệp hội có tác động thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp.
3.2.2 Nghiên cứu định tính lần 2.
3.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính lần 2
3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính lần 2:
Kết quả thảo luận cũng cho thấy: các nhà quản lý thống nhất điều chỉnh câu chữ
cho phù hợp với thực tiễn ngành rau quả tại Việt Nam. Cụ thể: 36 biến quan sát (các
phát biểu) dùng để đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến

kết quả xuất khẩu đã được hình thành.
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ:
3.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ:
3.3.2.1 Thang đo Kết quả xuất khẩu
3.3.3.2
3.3.3.3
3.3.3.4

Thang
Thang

đo

đo
đặc

Thang

Chiến
điểm
đo



lược
năng

lực
Đặc


marketing

xuất

quản

doanh


điểm

khẩu
nghiệp
ngành


15
3.3.3.5

Thang

đo

Đặc

điểm

quản




3.3.3.6

Thang

đo

Thị

trường

trong

nước

3.3.3.7

Thang

đo

Thị

trường

nước

ngồi


3.3.3.8 Thang đo Vai trị của hiệp hội
3.3.3.9 Về kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exploratary Factor Analysis)
3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng và được
thiết kế như sau:
3.4.1Đối tượng khảo sát
Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát doanh nghiệp
xuất khẩu rau quả tại Tp.HCM và vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
3.4.2Mẫu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu
Do giới hạn về thời gian và ngân sách khi thực hiện luận án nghiên cứu nên
tác giả thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua phỏng vấn trực
tiếp các đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi chính thức.
3.4.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập từ các đối tượng khảo sát được đánh giá bằng phương pháp
phân tích độ tin cậy thơng qua hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích
EFA, phương pháp phân tích CFA và mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử
dụng để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương này trình bày về thiết kế nghiên cứu sử dụng để đánh giá thang đo,
kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thực
hiện qua 03 bước bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng.


16
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU
Trong chương 4 này tác giả trình bày kết quả đánh giá thang đo; kết quả kiểm
định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Trước tiên, tác giả thực hiện đánh giá
thang đo bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thơng qua hệ số Cronbach’s Alpha

và phương pháp phân tích EFA. Các thang đo đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được đánh giá
bằng phương pháp phân tích CFA. Cuối cùng, mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM
được sử dụng để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.
4.1 MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Mẫu nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp thuận tiện bằng kỹ
thuật phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Cụ
thể:
4.1.1 Đối tượng khảo sát:
Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát là doanh nghiệp
xuất khẩu rau quả tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
4.1.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu:
Tác giả thực hiệnlấy mẫu thuận tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông
qua bảng câu hỏi chi tiết đối với 300 doanh nghiệp.
4.2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Về loại hình doanh nghiệp: Trong 287 phiếu trả lời hợp lệ có 143 phiếu là
cơng ty TNHH (chiếm 49,8%), 75 phiếu là doanh nghiệp tư nhân (chiếm 26,1%) và
69 phiếu là doanh nghiệp khác (chiếm 24%).
Về quy mô doanh nghiệp: Trong 287 phiếu trả lời hợp lệ có 114 phiếu là doanh
nghiệp nhỏ (chiếm 39,7%), 130 phiếu là doanh nghiệp vừa (chiếm 45,3%) và 43
phiếu là doanh nghiệp khác (chiếm 15%).
4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO
4.3.1 Thang đo Kết quả xuất khẩu
4.3.2 Thang đo Chiến lược marketing xuất khẩu
4.3.3 Thang đo đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp
4.3.4 Thang đo Đặc điểm ngành


17
4.3.5 Thang đo Đặc điểm quản lý
4.3.6 Thang đo Thị trường trong nước

4.3.7 Thang đo Thị trường nước ngoài
4.3.8 Thang đo Vai trò của hiệp hội
Kết luận: Trong 34 biến quan sát dùng để đo lường 08 khái niệm nghiên cứu chỉ có
biến HH5 bị loại (vì có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3).Do vậy, tất cả 33
biến quan sát này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá ở mục tiếp
theo.
4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
Kết luận: 33 biến quan sát dùng để đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu
tố tác động đến kết quả xuất khẩu đều thỏa mãn các điều kiện trong phân tích EFA,
4.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH
Về kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích
Về kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa, tính đơn hướng, giá trị hội tụ các
khái niệm nghiên cứu
Kết quả kiểm định được trình bày trong hình 4.9; cho thấy: mơ hình có giá trị
Chi2 = 532,469; df = 467; Cmin/df = 1,140 với giá trị p = 0,01 (< 0,05) thì chưa đạt
yêu cầu do quy mô mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, các chỉ số phù hợp khác như: TLI =
0,986; CFI = 0,988 và RMSEA = 0,022 đều phù hợp. Do vậy, vẫn có thể kết luận
ằng mơ hình này phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Hình 4.9: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu


18
4.6 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Về kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu
Kết quả kiểm định được trình bày như hình 4.10 cho thấy: mơ hình có giá trị
Chi2 = 811,412; df = 483; Cmin/df = 1,680 với giá trị p – value = 0,000 (< 0,05) thì
chưa thỏa mãn như mong đợi là do quy mô mẫu nghiên cứu, Tuy nhiên, các chỉ tiêu
khác cho thấy mơ hình này phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường: TLI = 0,932;
CFI = 0,938; RMSEA = 0,049. Kết quả kiểm định mô hình được trình bày trong

bảng 4.11 và hình 4.10

Hình 4.10Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
Về kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định cho thấy 10 giả thuyết đều được chấp nhận.
Kết quả kiểm định 12 giả thuyết từ H1 đến H12 cho thấy:
H1: Chiến lược marketing xuất khẩu có tác động đến kết quả xuất khẩu
(β=0,211; S.E=0,142; C.R=2,975; p=0,003)


19
H2: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất khẩu
(β=0,453; S.E=0,062; C.R=6,285; p=0,000)
H3: Đặc điểm ngành có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
(β=0,194; S.E=0,039; C.R=3,452; p=0,000)
H4: Đặc điểm quản lý có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
(β=0,130; S.E=0,037; C.R=2,349; p=0,019)
H5: Đặc điểm của thị trường nước ngồi có tác động đến kết quả xuất khẩu của
doanh nghiệp (β=0,127; S.E=0,049; C.R=2,139; p=0,032)
H6: Đặc điểm thị trường trong nước có tác động đến kết quả xuất khẩu của
doanh nghiệp (β=0,117; S.E=0,041; C.R=2,147; p=0,032)
H7: Hiệp hội ngành hàng có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
(β=0,323; S.E=0,112; C.R=5,047; p=0,000)
H8: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược
marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,413; S.E=0,030; C.R=5,919; p=0,000)
H9: Bác bỏ H9vì (β=0,080; S.E=0,022; C.R=1,277; p=0,202). Vì vậy:Đặc điểm
ngànhkhơng có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp.
H10: Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược marketing
xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,107; S.E=0,021; C.R=1,714; p=0,087)

H11: Bác bỏ H11vì (β=0,022; S.E=0,023; C.R=0,347; p=0,728). Vì vậy: Đặc
điểm thị trường trong nước khơng có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu
của doanh nghiệp.
H12: Đặc điểm thị trường nước ngồi có tác động đến Chiến lược marketing
xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,236; S.E=0,028; C.R=3,543; p=0,000)
Kết luận:
Một là, kết quả xuất khẩu chịu tác động Chiến lược marketing xuất khẩu;
Đặc điểm ngành rau quả; Đặc điểm và năng lực của cơng ty; Đặc điểm thị trường
nước ngồi; đặc điểm thị trường nước ngoài; Đặc điểm quản lý; Vai trò của Hiệp hội
với mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thuyết H 1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 được
chấp nhận).
Hai là, chiến lược marketing của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi
Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp; và đặc điểm thị trường nước ngoài với
mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thuyết H 8, H12 được chấp nhận), đặc điểm
quản lý với mức ý nghĩa 10%, độ tin cậy 90% (giả thuyết H10được chấp nhận).


20
4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả xuất khẩu chịu tác động chiến lược marketing xuất khẩu đặc điểm
ngành rau, đặc điểm và năng lực của công ty, đặc điểm thị trường nước ngoài, Đặc
điểm quản, đặc điểm thị trường nước ngồi, vai trị của Hiệp hội.
TĨM TẮT CHƯƠNG 4
Kết quả đánh giá các thang đo nghiên cứu cho thấy: 34 biến quan sát dùng để
đo lường 08 khái niệm nghiên cứu (kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến
kết quả xuất khẩu) đều thỏa mãn điều kiện trong đánh giá thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA. Vì vậy, tất cả các thang đo đều
được sử dụng để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu cho thấy: mơ hình nghiên cứu phù
hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy: (i) kết quả xuất khẩu chịu tác
động Chiến lược marketing xuất khẩu, Đặc điểm ngành rau quả, Đặc điểm và năng
lực của cơng ty, Đặc điểm thị trường nước ngồi, Đặc điểm quản lý, Đặc điểm thị
trường trong nước; và (ii) Chiến lược Marketing chịu tác động trực tiếp bởi Đặc
điểm và năng lực của công ty.


21

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU
Chương 5 trình bày các hàm ý nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu và thảo
luận kết quả nghiên cứu có được ở chương 4 (mục tiêu thứ 3 của luận án). Ngoài ra,
kết luận, hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được thực hiện
trong chương này.
5.1 KẾT LUẬN
Mục đích của nghiên cứu này là xác định và đo lường các yếu tố tác động đến
kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận
án gợi ý các hàm ý quản trị nhằm gia kết quả xuất khẩu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động Chiến lược
marketing xuất khẩu; Đặc điểm ngành rau quả; Đặc điểm và năng lực của công ty;
Đặc điểm thị trường nước ngoài; Đặc điểm quản lý; Đặc điểm thị trường trong
nước; thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu; Ngoài ra, chiến lược marketing cũng
chịu tác động bởi đặc điểm và năng lực của cơng ty.
Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định mơ hình và các giả
thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy: mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ
liệu thu thập từ thị trường; kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 07 yếu tố:



Chiến lược marketing xuất khẩu có tác động đến kết quả xuất khẩu (β=0,211;
S.E=0,142; C.R=2,975; p=0,003)

Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất khẩu
(β=0,453; S.E=0,062; C.R=6,285; p=0,000)
Đặc điểm ngành có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
(β=0,194; S.E=0,039; C.R=3,452; p=0,000)
Đặc điểm quản lý có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
(β=0,130; S.E=0,037; C.R=2,349; p=0,019)
Đặc điểm của thị trường nước ngoài có tác động đến kết quả xuất khẩu của
doanh nghiệp (β=0,127; S.E=0,049; C.R=2,139; p=0,032)
Đặc điểm thị trường trong nước có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh
nghiệp (β=0,117; S.E=0,041; C.R=2,147; p=0,032)


22
Hiệp hội ngành hàng có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp
(β=0,323; S.E=0,112; C.R=5,047; p=0,000)
Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược marketing
xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,413; S.E=0,030; C.R=5,919; p=0,000)
Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược marketing
xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,107; S.E=0,021; C.R=1,714; p=0,087)
Đặc điểm thị trường nước ngồi có tác động đến Chiến lược marketing xuất
khẩu của doanh nghiệp (β=0,236; S.E=0,028; C.R=3,543; p=0,000)
Tuy nhiên, luận án cũng có một số hạn chế nhất định: một là, luận án thực hiện theo
phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên sẽ làm hạn chế độ tin cậy của các thang đo
nghiên cứu; hai là, luận án chỉ thực hiện khảo sát với 287 doanh nghiệp rau quả
xuất khẩu nên chưa thể đại diện hết cho đám đông nghiên cứu.
5.2 Ý NGHĨA KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2.1 Ý nghĩa kết quả thống kê mô tả các biến quan sát

5.2.1.1 Ý nghĩa thang đo Kết quả xuất khẩu
5.2.1.2 Ý nghĩa thang đo Chiến lược marketing xuất khẩu
5.2.1.3 Ý nghĩa đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp
5.2.1.4 Ý nghĩa Đặc điểm ngành
5.2.1.5 Ý nghĩa Đặc điểm quản lý
5.2.1.6 Ý nghĩa Đặc điểm thị trường nước ngoài
5.2.1.7 Ý nghĩa Đặc điểm thị trường trong nước
5.2.1.8 Ý nghĩa Hiệp hội ngành hàng
5.2.2 Hàm ý quản trị
Dựa vào kết quả nghiên cứu tại chương 4 và kết quả thống kê mô tả biến quan
sát tại chương 5. Một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh
nghiệp:
5.2.2.1 Về chiến lược marketing xuất khẩu:
5.2.2.2 Hàm ý quản trị về Chiến lược sản phẩm
5.2.2.3 Hàm ý quản trị về chiến lược giá
5.2.2.4 Hàm ý quản trị về chiến lược promotion
5.2.2.5 Hàm ý quản trị về chiến lược phân phối
5.2.2.6 Hàm ý quản trị về đặc điểm quản lý
5.2.2.7 Nâng cao vai trò của Hiệp hội


23
5.2.2.8 Hàm ý quản trị về đặc điểm thị trường trong nước
5.2.2.9Hàm ý quản trị về đặc điểm ngành
5.3 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
5.3.1 Về ý nghĩa khoa học:
Một là, luận án xác định và lượng hóa các yếu tố tác động đến kết quả xuất
khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại Việt Nam;
Hai là, luận án bổ sung vào hệ thống thang đo kết quả xuất khẩu và các yếu
tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vào hệ

thống thang đo lý thuyết.
5.3.2 Về ý nghĩa thực tiễn
Một là, luận án giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, nhà
quản trị xác định và lượng hóa được các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của
doanh nghiệp rau quả, Từ đó đề xuất các gợi ý chính sách, hàm ý quản trị nhằm
nâng cao kết quả xuất khẩu rau quả;
Hai là, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng.
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Luận án nghiên cứu có một số hạn chế nhất định:
Một là, do bị giới hạn về mặt thời gian và ngân sách trong thực hiện nghiên
cứu nên luận án chỉ thực hiện phỏng vấn 300 đáp viên (trong đó 287 phiếu trả lời
hợp lệ) là doanh nghiệp kinh doanh rau quả xuất khẩu tại vùng đồng bằng Sông Cửu
Long nên chưa đại diện hết cho đám đông nghiên cứu;
Hai là, nghiên cứu này thực hiện kỹ thuật chọn mẫu theo phương pháp thuận
tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát. Điều này làm hạn chế
trong việc kiểm định độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu. Vì vậy, độ tin cậy
của các thang đo nghiên cứu sẽ cao hơn nếu được chọn mẫu ngẫu nhiên.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


×