Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số dẫn liệu khoa học về các loài ngài chích hút quả trên cây cam ở Hòa Bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.76 KB, 6 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 6/2019

MỘT SỐ DẪN LIỆU KHOA HỌC VỀ CÁC LOÀI NGÀI CHÍCH HÚT QUẢ
TRÊN CÂY CAM Ở HÒA BÌNH NĂM 2019
Preliminary Findings on Fruit Piercing Moths Attacking
Orange Fruit in Hoa Binh in 2019
1

1

1

2

Đào Thị Hằng , Phạm Văn Lầm , Lê Mai Nhất , Lê Đắc Thủy ,
1
3
Nguyễn Văn Liêm , Nguyễn Thị Kim Ngần
Ngày nhận bài: 10.12.2019

Ngày chấp nhận: 16.12.2019
Abstract

Fruit piercing moths are destructive pests of various fruit trees worldwide. The adult (moth) uses feeding tube
to penetrate rind of fruit and to suck the juices. The damaged fruits eventually drop. The preliminary surveys were
conducted in early ripening orange orchards in Luong Son district, Hoa Binh province in November 2019. Among
four fruit piercing moth species recorded, three species of fruit piercing moths (Eudocima fullonia, Artena dotata,
Anomis combinans) were collected while they were feeding on the fruit in Luong Son (Hoa Binh) in 2019 and
Arcte coerula was collected by traps in Kim Boi, Hoa Binh in 2018. Anomis combinans was first recored as fruit


piercing moth on orange and Arcte coerula was first recorded in a citrus orchard in Viet Nam. The total species of
fruit piercing moths in Viet Nam recorded in Viet Nam, including this study, are 27 species. In 2019, fruit piercing
moths have caused severe damage in orange growing areas in Luong Son (Hoa Binh). In heavily infested
orchards, percentage of the fallen premature fruit was high (up to 80%). In some trees, there is no fruit left. The
control of fruit piercing moth is difficult, citrus growers have applied several methods; however, the result was not
satisfactory.
Keywords: fruit piercing moth, species, citrus,
*

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngài chích hút quả (Lepidoptera: Noctuidae) là
sâu hại quan trọng đối với cây ăn quả ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Phi, Đông
Nam Á, Australia và vùng Thái Bình Dương (Leong
and Kueh, 2011). Ngài chích hút quả gây hại khi
các loại quả ở giai đoạn chín hoặc đang trong quá
trình chín. Ngài chích hút quả gây hại trên nhiều
loại quả như quả có múi, khế, ổi, xoài, đu đủ, chuối,
sung, hồng, nhãn, kiwi, cà tím và dưa chuột. Đến
nay, các tài liệu đã ghi nhận nhóm ngài chích hút
quả tấn công quả của trên 40 loài cây ăn quả khác
nhau (Fay, 2010; Leong and Kueh, 2011). Banziger
(1982) đã xác định được 86 loài ngài chích hút quả
ở nhiều vùng khác trên thế giới, trong đó có 26 loài
mới ghi nhận ở Thái Lan. Bốn loài ngài chích hút
quả gồm Othreis fullonia, Eudocima salaminia,
Rhytia hypermnestra và Oraesia emarginata có thể
gây hại đến 60-95% đối với quả nhãn và quả của
nhóm cây ăn quả có múi ở Thái Lan.


Ở Việt Nam, ngài chích hút quả đã được ghi
nhận trong thành phần sâu hại trên một số cây
ăn quả (cây ăn quả có múi, nhãn vải, xoài) từ các
đợt điều tra cơ bản côn trùng hại cây trồng năm
1977-1979 và 1997-1998 (Viện Bảo vệ thực vật,
1999a, 199b). Từ cuối thập niên 1980 trở lại đây,
đã ghi nhận ngài chích hút quả gây hại nặng cho
một số loại quả ở nhiều vùng trồng cây ăn quả ở
phía Bắc như Hòa Bình, Tuyên Quang, Nghệ An,
Bắc Giang. Năm 2018-2019, ở xã Trường Sơn
(huyện Lương Sơn) và thị trấn Cao Phong thuộc
tỉnh Hòa Bình, ngài chích hút quả đã gây hại rất
nặng cho các vườn trồng cam, vườn cam bị rụng
quả thiệt hại nặng nhất tới trên 80% và nhiều
vườn cam bị giảm năng suất 40 - 60%. Trước
tình hình như vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
khảo sát, thu mẫu ngài chích hút quả trong vườn
cam tại Lương Sơn (Hòa Bình). Bài báo này
cung cấp kết quả khảo sát về ngài chích hút quả
và cung cấp một số thông tin hiện có liên quan
đến ngài chích hút quả ở Việt Nam.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Viện Bảo vệ thực vật,
2. Công ty Bayer Việt Nam,
3. Trạm Bảo vệ thực vật Cao Phong, Hòa Bình

Tiến hành khảo sát, thu thập mẫu ngài chích
hút quả trong vườn cam tại xã Trường Sơn

3


Kết quả nghiên cứu Khoa học
(huyện Lương Sơn, Hòa Bình) vào buổi tối. Mẫu
ngài chích hút quả được thu trực tiếp bằng cách
chiếu đèn pin để phát hiện ngài đang đậu và
chích hút trên quả cam, sau đó dùng vợt côn
trùng/túi ni lông để chụp bắt.
Mẫu vật ngài chích hút quả đã thu thập được
làm mẫu tiêu bản cắm kim côn trùng và sấy khô
theo phương pháp nghiên cứu cơ bản của Viện
Bảo vệ thực vật (1997).
Tên khoa học của các loài ngài hút quả được
xác định bằng tài liệu của Nguyễn Thị Thu Cúc
(2000), Park et al. (2007) và so mẫu với bộ mẫu
gốc của Viện Bảo vệ thực vật.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần loài ngài chích hút quả
Đã tiến hành trực tiếp thu mẫu ngài chích hút
quả trong vườn cam tại xã Trường Sơn (Lương
Sơn, Hòa Bình) từ 19 giờ đến 21 giờ ngày 5
tháng 11 năm 2019. Xã Trường Sơn thuộc vùng

4

BVTV - Số 6/2019
bán sơn địa, các vườn cây ăn quả có múi được
trồng ở chu kỳ 1, vườn cam trồng được khoảng
5-6 năm và đang cho thu hoạch rộ. Vườn cam bị

hại chủ yếu là những vườn được trồng bằng các
giống cam chín sớm.
Với sự hỗ trợ của các chủ vườn cam, đã
thu thập được một số mẫu ngài chích hút quả
khi chúng đang trực tiếp chích vào quả cam.
Các mẫu ngài chích hút quả thu thập được
đều thuộc họ ngài đêm (Noctuidae) bộ cánh
vảy (Lepidoptera). Dựa vào đặc điểm hình
thái, những mẫu ngài chích hút quả thu thập
tại Lương Sơn (Hòa Bình) đã xác định thuộc
các loài Eudocima fullonia (Clerck) (hình 1),
Artena dotata (Fabricius) (hình 2), Anomis
combinans (Walker) (hình 3). Riêng loài Arcte
coerula (Guenée) (hình 4) thu được từ bẫy
chua ngọt đặt trong vườn cam tại Kim Bôi
(Hòa Bình) năm 2018 (mẫu do TS Nguyễn
Hồng Yến cung cấp).

Hình 1. Loài Eudocima fullonia
(Lương Sơn, Hòa Bình, tháng 11/2019)

Hình 2. Loài Artena dotata
(Lương Sơn, Hòa Bình, tháng 11/2019)

Hình 3. Loài Anomis combinans
(Lương Sơn, Hòa Bình, tháng 11/2019)

Hình 4. Loài Arcte coerula
(Kim Bôi, Hòa Bình, tháng 10/2018)



Kết quả nghiên cứu Khoa học
So với các kết quả đã công bố ở Việt Nam về
các loài ngài chích hút quả, hai trong bốn loài
ngài chích hút quả (E. fullonia và A. dotata) được
ghi nhận trong nghiên cứu này cũng đã được
công bố vào thập niên 1990 ở Việt Nam (Hà
Quang Hùng, 1991; Hoàng Văn Thông và Giáng
Vân, 1991). Trong đó, loài Eudocima fullonia là
loài gây hại quan trọng nhất, phân bố rộng rãi ở
các khu vực thuộc châu Phi, châu Á, Australia và
vùng Thái Bình Dương (Leong and Kueh, 2011).
Ở Việt Nam, loài Eudocima fullonia cũng được
ghi nhận là loài phổ biến (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000; Cục Bảo vệ thực vật, 2007; Nicetic và nnk.,
2008). Hai loài khác còn lại (Anomis combinans,
Arcte coerula) đã được ghi nhận trong khu hệ
ngài đêm (Noctuidae) của Việt Nam. Cụ thể,
trưởng thành loài A. combinans đã được ghi
nhận lần đầu ở Việt Nam bởi Joannis năm 1928
và gần đây thu thập ở vườn quốc gia Cúc
Phương (Ninh Bình), trưởng thành loài A.
coerula đã thu thập tại vườn quốc gia Cúc
Phương, Ninh Bình và Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà
Nội (Park et al., 2007). Như vậy, hai loài này
chưa được khẳng định là ngài chích hút quả nói
chung và quả của cây ăn quả có múi nói riêng.
Do đó, ở Việt Nam đây là lần đầu tiên phát hiện
loài A. combinans chích hút quả của cây ăn quả
có múi và loài A. coerula lần đầu tiên ghi nhận

xuất hiện trong hệ sinh thái vườn cam. Tại đồng
bằng sông Cửu Long cũng đã ghi nhận được loài
Anomis flava chích hút quả của cây ăn quả có
múi (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Một số loài
thuộc giống Anomis cũng được ghi nhận chích
hút quả trên cây ăn quả có múi ở Thái Lan
(Ngampongsai et al., 2005).
Tương tự, cũng so với các công trình đã công
bố ở Việt Nam, có nhiều loài ngài chích hút quả đã
ghi nhận được trước đây nhưng lại không được
ghi nhận trong nghiên cứu này. Số lượng loài ngài
chích hút quả ở nghiên cứu này ít hơn đáng kể so
với các nghiên cứu trước. Điều này có thể lý giải
là do mẫu ngài chích hút quả lần này chỉ được thu
thập vào một thời điểm và tại một địa điểm. Tuy
nhiên, những loài ngài chích hút quả thu thập
được ở nghiên cứu này đều được thu trực tiếp khi
chúng đang hoạt động chích hút quả cam (trừ loài
Arcte coerula là thu bằng bẫy).
Ở Việt Nam, kết quả điều tra cơ bản côn trùng
hại cây trồng vào các năm 1967-1968, 19771979 và 1997-1998 đã thu thập và xác định

BVTV - Số 6/2019
(tương ứng) được 8, 7 và 5 loài thuộc nhóm ngài
chích hút quả. Tuy nhiên, trong danh lục côn
trùng hại các cây ăn quả của đợt điều tra năm
1967-1968 không có loài nào được ghi nhận là
ngài chích hút quả; còn trong danh lục côn trùng
hại các cây ăn quả của đợt điều tra năm 19771979, 1997-1998 đã ghi nhận (tương ứng) có 3
và 5 loài là ngài chích hút quả (Viện Bảo vệ thực

vật, 1976, 1999a, 1999b). Trong thời gian 19871990 tại các nông trường trồng cam thuộc Hà
Sơn Bình (Hà Tây cũ và Hòa Bình), Thanh Hóa,
Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) đã thu thập và
giám định được 36 loài thuộc nhóm ngài chích
hút (Noctuidae). Trong đó, có 13 loài được xác
định là gây hại chính trên quả cam. Chỉ riêng trên
quả quýt tiều (tại Đồng Tháp) đã ghi nhận được
13 loài ngài chích hút quả. Cho cả vùng đồng
bằng sông Cửu Long đã ghi nhận được ít nhất có
15 loài ngài chích hút quả (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000). Như vậy, đến nay (kể cả kết quả của
nghiên cứu này) đã ghi nhận được 27 loài ngài
1
chích hút quả. Đó là các loài Achaea janata,
Achaea melicerta, Adris tyrannus, Anomis flava,
Anomis combinans, Anua tirhaca, Anua
2
triphaenoides , Arcte coerula, Artena dotata,
Dermaleipa juno, Erebus caprimulgus, Erebus
3
sp., Eudocima dividend , Eudocima salaminia,
Ischyja manlia, Mocis undata, Ophideres fullonica
(Othreis fullonia), Ophideres sp., Ophiusa
coronata, Ophiusa olista, Parallelia crameri,
Parallelia
fuvotaenia,
Parallelia
similima,
4
Phyllodes eyndhovii Platyja umminia, Rhytia

hypermnestra, Thyas honesta (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2000; Hoàng Văn Thông và Giáng Vân,
1991; Viện Bảo vệ thực vật, 1999a, 1999b và
nghiên cứu này). Tuy nhiên, những loài ngài
chích hút quả phổ biến ở các vùng khác nhau
trong cả nước chỉ gồm các loài Eudocima
salaminia, Othreis fullonia, Ophiusa coronata,
Rhytia hypermnestra, Anua tirhaca, Artena dotata
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000; Cục BVTV, 2007;
Hà Quang Hùng, 1991; Nicetic và nnk., 2008)
1
2
3
(nguyên bản ghi: = Achae, = triphaennoides,
4
= dividens, = eyndhovu).
3.2 Tập tính hoạt động, triệu chứng gây
hại, cây thức ăn của pha sâu non, thời gian
phát sinh
Ngài chích hút quả có vòi dài, khỏe, cứng để
chích qua lớp vỏ quả và hút dịch quả (hình 5).
5


Kết quả nghiên cứu Khoa học
Ngài chích hút quả có tập tính hoạt động dinh
dưỡng vào ban đêm, từ vài giờ sau khi mặt trời
lặn đến 5 giờ sáng, nhưng hoạt động mạnh vào
khoảng thời gian 20 - 22 giờ.
Sau khi bị chích, tại vết chích trên bề mặt quả

xuất hiện giọt dịch trong suốt, 3-5 ngày sau phần
vỏ quả xung quanh vết chích bị thâm lại (hình 6).
Quả bị hại trở nên mềm dần, thối và rụng. Quả bị
ngài chích hút quả gây hại sau khoảng 1 tuần sẽ
rụng. Ngài chích hút quả xuất hiện với mật độ
cao như năm 2019 thì quả trong vườn bị rụng
hàng loạt.
Theo Leong và Kueh (2011), sâu non của các
loài ngài chích hút quả chỉ ăn các loài thực vật
thuộc họ Menispermaceae và Fabaceae. Những
khu vực trồng cây ăn quả ở các vùng gần rừng
thường bị hại nặng bởi nhóm ngài hút quả. Đến
nay, chưa có nghiên cứu về cây thức ăn của sâu

BVTV - Số 6/2019
non cũng như quy luật phát sinh phát triển của
ngài chích hút quả ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo
Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), sâu non một số loài
ngài chích hút quả sống trên cây dây lá mối
Stephania japonica, dây thần thông Tinospora
cordifolia,
dây
cốc
T.
crispa
(họ
Menispermaceae), cây thầu dầu Ricinus
communis (họ Euphorbiaceae), cây trâm bầu
Combrelum quadrangulaire (họ Combretaceae),
cây đay Hibiscus cannabinus (họ Malvaceae).

Trưởng thành loài Anomis flava, Mocis undata
đã được ghi nhận thuộc nhóm ngài chích hút
quả (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000; Hoàng Văn
Thông và Giáng Vân, 1991). Sâu non của các
loài A. flava và M. undata là sâu hại một số loài
cây trồng nông nghiệp như bông vải, đay, đậu
tương, cà chua, lạc,... (Viện Bảo vệ thực vật,
1976, 1999a).

Hình 5. Ngài hút quả dùng vòi chích vào quả cam
(Lương Sơn, Hòa Bình, tháng 11/2019)

Hình 6. V t hại do ngài hút quả gây ra trên quả cam
(Lương Sơn, Hòa Bình)
6


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 6/2019
không đạt hiệu quả cao vì chưa có nghiên cứu
chuyên sâu về nhóm côn trùng hại này.
Để đối phó với tình trạng gây hại nghiêm
trọng của ngài chích hút quả, đã có một số biện
pháp được khuyến cao áp dụng. Cụ thể, để hạn
chế tác hại của ngài chích hút quả các
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hình 7. V t hại do ngài hút quả gây ra trên
quả cam

(Lục Ngạn, Bắc Giang, 2018)
Vào những năm 1987-1990, ở phía Bắc ghi
nhận ngài chích hút quả xuất hiện từ cuối tháng 5
đầu tháng 6, phát sinh mạnh vào tháng 7-9, từ
giữ tháng 10 bắt đầu giảm dần (Hà Quang Hùng,
1991; Hoàng Văn Thông và Giáng Vân, 1991).
Tại đồng bằng sông Cửu Long, trên cây ăn quả
có múi ngài chích hút quả thường xuất hiện trong
tháng 10-11 và kéo dài đến thu hoạch quả
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Tại vùng trồng cây cam ở huyện Lương
Sơn (Hòa Bình) ngài chích hút quả xuất hiện,
gây hại trên cây ăn quả có múi từ năm 2018
(khi vườn cam bắt đầu cho quả). Trong năm
2019, ngài chích hút quả bắt đầu xuất hiện từ
tháng 8 và gây hại rất nặng nhất là trên giống
cam chín sớm, hàng trăm ha trồng cây ăn quả
có múi bị hại. Những quan sát tại thực địa đã
ghi nhận có rất nhiều cây cam chín sớm đã bị
hại nặng và rụng hết quả. Các chủ vườn cây
có múi bị hại nặng do ngài hút quả gây ra cho
biết các nhà vườn đã áp dụng các biện pháp
như dùng bẫy thức ăn (chuối chín, mít chín, ổi
chín) để dẫn dụ, dùng bả có tẩm thuốc trừ sâu,
tiêu diêt bằng biện pháp đập trực tiếp các con
ngài chích hút quả đang đậu trên quả cam vào
ban đêm (19-22 giờ), phun thuốc xua đuổi,...
Các biện pháp này đều không mang lại hiệu
quả như mong muốn. Biện pháp làm lưới trùm
cây ăn quả và cho cả vườn cũng đã được áp

dụng, nhưng cần phải đầu tư kinh phí cao
(Nguyễn Hồng Yến pers. comm.). Các biện
pháp hạn chế ngài chích hút quả nêu trên

Đã xác định được 4 loài ngài chích hút quả
thuộc tổng họ ngài đêm (Noctuoidea). Trong đó,
các loài Eudocima fullonia, Artena dotata,
Anomis combinans được thu thập khi đang chích
hút trên quả cam tại Lương Sơn (Hòa Bình) năm
2019 và loài Arcte coerula thu được bằng bẫy
chua ngọt đặt ở vườn cây ăn quả có múi tại Kim
Bôi (Hòa Bình) năm 2018. Loài Anomis
combinans lần đầu được ghi nhận là ngài chích
hút quả cam và loài Arcte coerula lần đầu ghi
nhận xuất hiện trong sinh cảnh vườn cam. Kết
quả nghiên cứu này đưa tổng số loài ngài chích
hút quả đã ghi nhận được ở Việt Nam lên 27 loài.
Năm 2019, ngài chích hút hút quả gây hại
khá nặng tại các vùng trồng cam ở huyện
Lương Sơn (Hòa Bình). Có những vườn bị hại
nặng, không được phòng chống tại kịp thời,
cam bị rụng hàng loạt, có những cây rụng hết
quả. Ngài chích hút quả là một trong những
nhóm sâu hại khó phòng chống và các biện
pháp phòng chống được khuyến cáo hiện nay
cho hiệu quả không cao.
Cần sớm được nghiên cứu về đặc điểm sinh
học, sinh thái của các loài ngài chích hút quả chủ
yếu và các biện phòng chống hiệu quả nhằm hạn
chế tối đa thiệt hại năng suất trước thu hoạch.

Lời cảm ơn: Các tác gỉả xin chân thành cảm
ơn sự hỗ trợ của các ông Dương Văn Thành,
ông Vương Văn Thanh, ông Bùi Ngọc Sơn là chủ
các vườn cây ăn quả có múi ở xã Trường Sơn
(huyện Lương Sơn, Hòa Bình), TS. Nguyễn
Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và
BVTV tỉnh Hòa Bình, chủ trang trại sản xuất hữu
cơ tại huyện Kim Bôi đã tạo điều kiện và hỗ trợ
thu thập mẫu ngài hút quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aran Ngampongsai, Bruce Barrett, Surakrai
Permkam, Niramon Suthapradit4 and Ratchanee Nilla,
2005. A preliminary study on some ecological aspects

7


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 6/2019

of the fruit piercing moths in Songkhla Province of
Southern Thailand. Songklanakarin J. Sci. Technol.,
2005, 27(6): 1135-1145
2. Banziger H., 1982. Fruit-piercing moths (Lep.,
Noctuidae) in Thailand: a general survey and some
new perspectives. Mitteilungen der Schweizerischen
Entomologischen Gesellschaft. 55: 213–240.
3. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000. Côn trùng và nhện
gây hại cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long và

biện pháp phòng trị. Nxb Nông nghiệp, tp. Hồ Chí
Minh, 23-34.
4. Cục Bảo vệ thực vật, 2007. Nhận dạng sâu,
bệnh & thiên địch trong vườn cây có múi. Nxb Nông
nghiệp, tp. Hồ Chí Minh.
5. Hà Quang Hùng, 1991. Kết quả nghiên cứu
bước đầu về đặc tính sinh học sinh thái học một số
ngài chích hút cam chủ yếu. Thông tin Bảo vệ thực
vật, 3: 12-14.
6. Nicetic O., Phạm Văn Lầm, Ngô Tiến Dũng,
Đinh Văn Đức, 2008. Sâu bệnh hại phổ biến và thiên
địch trên cây ăn quả có múi. Cục Bảo vệ thực vật. Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Hoàng Văn Thông, Giáng Vân, 1991. Ngài

chích hút hại cam. Thông tin Bảo vệ thực vật, 2: 21-22.
8. Park K.T., Bae Y.S., Nguyen Nhu Cuong, Pham
Van Nha, Pham Thi Vuong, 2007. Moths of North Viet
Nam. Center for Insect Systematics, Korea.
9. Stephen Chan Teck Leong and Roland Jui
Heng Kueh, 2011. Seasonal Abundance and
Suppression of Fruit-Piercing Moth Eudocima phalonia
(L.) in a Citrus Orchard in Sarawak. The Scientific
World Journal, 11: 2330–2338.
10. Viện Bảo vệ thực vật, 1976. Kết quả điều tra
côn trùng 1967-1968. Nxb Nông thôn, Hà Nội.
11. Viện Bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp
nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập I. Phương pháp điều
tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của
chúng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 99 trang

12. Viện Bảo vệ thực vật, 1999a. Kết quả điều tra
côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 19771978. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 351 trang
13. Viện Bảo vệ thực vật, 1999b. Kết quả điều tra
côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 19971998. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 200 trang

Phản biện: PGS.TS. Lê Văn Trịnh

THÀNH PHẦN SÂU HẠI CÂY GẤC (Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng)
TẠI HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ VÙNG PHỤ CẬN
Species Composition of Insect Pests on Momordica (Momordica
cochinchinensis (Lour) Spreng) in Hanoi and Surrounding Areas
Hoàng Diệu Linh, Lê Thị Thu, Đặng Thị Hà, Chu Thị Mỹ, Phan Thúy Hiền & Phạm Hồng Minh
Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu
Email:
Ngày nhận bài: 21.11.2019

Ngày chấp nhận: 11.12.2019
Abstract

Momordica (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng) is a widely cultivated plant in Viet Nam. Currently, the
growing areas of momordica (Gấc) are being expanded in Hanoi and surrounding areas. When it is grown on
large areas, pests and diseases are an important constraint to the production of momordica. In 2018 and 2019,
the species composition of insect pests associated of momordica cultivated in Hanoi and some surrounding
areas were investigated and identified. A total of 13insect pest species and 1 species of snail belonging to 6
orders and 10 families were recorded. Among the insects, the aphids, leaf-rollers and oriental fruit fly are the main
pests, which have a high prevalence and cause major losses in momordica fruit yield and quality.
Keywords: Aphids, leaf-rollers, Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng, pests, oriental fruit fly.

8




×