Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh học phân tử của sâu keo mùa thu hại cây ngô ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.59 KB, 7 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Tiến Viện, 2012. Nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái của nhện gié Steneotarsonemus
spinki Smiley hại lúa và biện pháp phòng chống chúng
ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ
Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tr.
102 - 129.
2. Nguyễn Văn Đĩnh, 2004. Giáo trình nhện nhỏ hại
cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Thu Phương,
2006. Kết quả nghiên cứu bước đầu về nhện gié. Tạp
chí Bảo vệ thực vật 4. Tr. 9 - 14.
4. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2017. Côn
trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp
TP. Hồ Chí Minh.

5. Phạm Văn Kim, 2016. Các bệnh hại lúa quan
trọng ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
6. Chandrasena, G.D.S.N., J.D.K.M. Jayawardane,
S.D. Umange and A.D.B.U. Gunawardana (2016).
Host Range of Panicle Rice Mite Steneotarsonemus
spinki Smiley (Acari: Tarsonemidae) in Sri Lanka.
Univers. J. Agric. Res 4(1): 21-24.
7. Eric McDonald and Ron Ochoa, 2008. Panicle
rice mite plant wash collection procedure. United
States Department of Agriculture.



Phản biện: TS. Nguyễn Thị Nhung

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
CỦA SÂU KEO MÙA THU HẠI CÂY NGÔ Ở VIỆT NAM
Morphology and Molecular Characterisation of Fall Armyworm
on Maize in Viet Nam
Đào Thị Hằng, Nguyễn Văn Liêm, Phạm Văn Lầm, Nguyễn Thị Thủy,
Trần Thị Thúy Hằng, Phạm Duy Trọng và Nguyễn Đức Việt
Viện Bảo vệ thực vật
Ngày nhận bài: 08.5.2019

Ngày chấp nhận: 27.5.2019
Abstract

Fall armyworm (FAW), Spodoptera frugiperda, native to Americas, has become destructive pest on maize in a
number of provinces in northern Viet Nam in 2019. During initial surveys from March to April 2019 conducted by
Plant Protection Research Institute, available stages of FAW on maize have been collected in four provinces for
examining morphology, adult male and female genitalia, and studying molecular level of mitochondrial
cytochrome oxidase subunit 1 (COI). The results indicated that morphology of all stages and adult male and
female genitalia conform the published studies. The COI sequences of FAW collected in different provinces in
Viet Nam and those from India and Costa Ricawere identical.
Keywords: fall armyworm, molecular, morphology, Spodoptera frugiperda

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu keo mùa thu (SKMT) Spodoptera
frigiperda (Smith) [Lepidoptera: Noctuidae] được
Smith và Abbot mô tả đầu tiên vào năm 1797 với
tên gọi là Phalaena frugiperda (Luginbill, 1928).
SKMT là loài côn trùng đa thực, gây hại 186 loài

thực vật thuộc 42 họ, trong đó họ hòa thảo chiếm
35,5% (Casmuz, 2017). SKMT có nguồn gốc từ
50

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, hiện
nay đã được ghi nhận là loài ngoại lai xâm lấn tại
nhiều quốc gia ở hầu hết các châu lục (CABI,
2019; Early et al., 2018; Goergen et al., 2016).
Theo CABI (2019), SKMT có mặt ở hầu hết các
vùng khí hậu ấm thuộc châu Mỹ. Năm 2016,
SKMT xâm nhập và bùng phát số lượng trên cây
ngô ở miền Tây và Trung châu Phi (Goergen et


Kết quả nghiên cứu Khoa học
al., 2016). Loài sâu hại này được ghi nhận lần
đầu hại cây ngô ở Thái Lan vào năm 2018
(FAO, 2018). Ở Ấn Độ, SKMT được ghi nhận
gây hại nghiêm trọng trên cây ngô vào năm
2018, thiệt hại dao động từ 9 đến 62,5%
(Shylesha et al., 2018). Nghiên cứu ở mức độ
sinh học phân tử sử dụng trình từ đoạn gen ty
thể COI cũng đã được ứng dụng đối với SKMT
(Dumas, 2014, 2015).
Trên cây ngô, ở giai đoạn cây con sâu non
cắn ngang thân cây, ở giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng SKMT ăn lá ngô làm trơ phần gân lá hoặc
tạo ra các lỗ thủng lớn trên phiến lá, ở giai đoạn
sinh trưởng sinh thực sâu non hại cờ và bắp ngô
(Goergen et al., 2015, Shylesha et al., 2018).

Thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra trên cây
ngô ước tính 20-50% (Early et al., 2018). Có
thể do là sâu hại nghiêm trọng và có nguy cơ
xâm lấn cao, SKMT đã được nghiên cứu rất
nhiều, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Đặc
điểm hình thái SKMT đã được nhiều bài báo
nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn đề cập tới
(Passoa, 1991; Sharanabasappa et al., 2018).
Đặc điểm hình thái bộ phân sinh dục cũng đã
được mô tả chi tiết và so sánh với các loài
khác thuộc giống Spodoptera như Spodoptera
littoralis,
Spodoptera
litura,
Spodoptera
eridania (EPPO, 2015).
Ở Việt Nam, sâu keo mùa thu là loài sâu hại
ngoại lai xâm lấn, mặc dù đã được ghi nhận từ
năm 2008 trên cỏ thảm ở vùng Hà Nội (Nguyễn
Thị Kim Oanh, Vũ Thị Phượng, 2009). Gần đây,
SKMT đã bùng phát số lượng ở nhiều vùng trồng
ngô tập trung tại phía Bắc. Kết quả điều tra trong
tháng 3 và 4 năm 2019 cho thấy SKMT đã xuất
hiện và gây hại ở hầu hết các tỉnh sản xuất ngô
tập trung thuộc đồng bằng sông Hồng, miền núi
phía Bắc, Bắc Trung bộ. Trên đồng ngô, sâu non
SKMT gây hại từ giai đoạn cây con (sâu non ăn
lá ngô, đục vào nõn, ăn lá xoắn nõn) đến giai
đoạn cây lớn (sâu non hại hại bẹ lá và thân, đục
vào bắp). Cây ngô non bị hại nặng có thể bị chết

hoặc không phát triển được và không trỗ cờ, ra
bắp nếu không được phòng chống kịp thời. Để
phục vụ việc giám định, nhận dạng và các nghiên
cứu chuyên sâu làm cơ sở cho việc phòng chống
SKMT, bài báo này cung cấp những thông tin về
đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh học phân tử
của loài sâu hại này thu trên cây ngô ở miền Bắc
Việt Nam.

BVTV - Số 2/2019
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm thu thập mẫu
Mẫu các pha phát dục của SKMT được thu
thập ở các vùng trồng ngô tập trung của 4 tỉnh
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An.
2.2 Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu
Tại các địa điểm nghiên cứu, tiến hành quan
sát, ngắt lá ngô có ổ trứng và thu các bộ phận
cây ngô bị hại có sâu nonSKMT. Mẫu đã thu
được cho vào hộp nhựa có lỗ thoáng, chuyển về
phòng thí nghiệm tiếp tục nuôi để mô tả đặc điểm
hình thái các pha phát dục.
Mẫu sâu non ngâm trong dung dịch ngâm
mẫu tổng hợp. Mẫu trưởng thành đực và cái
được căng cánh, cắm kim và sấy theo phương
pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997).
2.3 Giải phẫu và làm mẫu tiêu bản bộ phận
sinh dục của trưởng thành đực và cái
Bộ phận sinh dục của trưởng thành đực và
cái SKMTđã thu thập tại các điểm nghiên cứu

(bảng 1) được làm sạch bằng dung dịch KOH
10%, sau đó được cố định và gắn bằng keo đào
(Canada balsam) trên lam kính. Mẫu lam của bộ
phận sinh dục được quan sát dưới kính hiển vi
Nikon eclipse E400.
2.4 Tách chiết DNA, phân tích trình tự gen
Tách chiết DNA: Tiến hành tách chiết DNA
của 4 mẫu SKMT được thu từ 3 tỉnh Nghệ An,
Ninh Bình, Hà Nội (bảng 1). DNA của SKMT
được tách chiết từ chân của trưởng thành các
mẫu SKMT nhờ sử dụng bộ kít tách chiết DNA
QIAamp DNA Micro Kit (QIAGEN Pty Ltd,
Australia, Doncaster, VIC) theo hướng dẫn của
hãng sản xuất.
Khuyếch đại DNA: Đoạn gen ty thể
cytochrome oxidase subunit I (COI) của
SKMTđược khuếch đại nhờ sử dụng cặp mồi
COIf
(LCO1490)
GGTCAACAAAT
CATAAAGATATTGG và COIr (HCO2198)
TAAACTTCAGGGTGACCAAAAAATCA (Folmer
et al., 1994). Thành phần hỗn hợp PCR: Mỗi
phản ứng PCR có dung tích là 25 µL, gồm có các
thành phần sau: 0.05 U/mL Taq polymerase
®
(GoTaq
Flexi DNA Polymerase, Promega
Corporation); 1 × manufacturer’s buffer; 2 mM
MgCl2, 0.2 mM dNTPs; and 0.4-0.8 mM each

51


Kết quả nghiên cứu Khoa học
primer. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR gồm
các bước: biến tính ban đầu 5 phút ở 95 °C; 33
chu trình trong đó 45 giây ở 95 °C; 90 giây ở
50°C, và 120 giây ở 72°C, kéo dài 5 phút ở 72°C,
sử dụng thiết bị nhân gen Eppendorf Master EP
thermal cycler (Eppendorf, Hamburg, Germany).
Sản phẩm PCR sau khi chạy điện di, được
tinh sạch nhờ sử dụng EXoSAP (Exonuclease I
®
(New
England
Biolabs
Inc.,
Ipswich,
Massachusetts, USA) và shrimp alkaline
phosphatase (Promega)) theo quy trình của hãng
sản xuất.
Giải trình tự DNA: Sản phẩm PCR tinh

BVTV - Số 2/2019
sạch được đọc trình tự bởi AITbiotech Pte
Ltd, the Rutherford Science Park 1, 89
Science Park Drive, #01-08, Singapore. Trình
tự gen thu được được phân tích và thiết lập
cây phả hệ sử dụng phần mềm MEGA 6
(Tamura et al., 2013).

Trình tự đoạn gen ty thể COI của các mẫu
SKMT trong nghiên cứu này và đoạn gen tương
ứng của một số loài khác cùng giống Spodoptera
trên ngân hàng gen đã được phân tích, so sánh
và kết hợp lại để xây dựng cây phả hệ (maximum
likelihood analysis) dựa trên Kimura 2-parameter
model sử dụng phần mềm MEGA6.

Bảng 1. Thông tin về mã số ngân hàng gen, địa điểm và thời gian thu thập mẫu SKMT
TT

Mã số ngân
Thời gian
Địa điểm thu thập
hàng gen
thu thập
frugiperdaVIE4 MK913648 Xã Diễn Tân, huyện 9/3/2019
Diễn Châu, Nghệ An
frugiperdaVIE3 MK913647 Xã Diễn Tân, huyện 9/3/2019
Diễn Châu, Nghệ An
frugiperdaVIE1 MK913645 Xã Văn Phương,
26/3/2019
huyện Nho Quan,
Ninh Bình
frugiperdaVIE2 MK913646 Xã Thọ An, huyện
28/3/2019
Đan Phượng, Hà Nội
Tên mẫu

1


S.

2

S.

3

S.

4

S.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm hình thái sâu keo mùa thu
Pha trứng
Quan sát trên đồng ruộng và trong phòng thí
nghiệm cho thấy, trứng SKMT được đẻ thành ổ.
Ngoài tự nhiên, trứng được đẻ ở cả mặt trên và

Kinh độ
o

18 56’ 57”B

o

105 35’ 09”

Đ
o
o
18 56’ 57”B 105 35’ 09”
Đ
o
o
20 16’ 51”B 105 44’ 3” Đ

o

o

21 07’ 56”B 105 38’ 4” Đ

mặt dưới của lá ngô. Mỗi ổ trứng có 150 - 300
trứng. Bề mặt ổ trứng được phủ một lớp lông tơ
mỏng (các lông cứng ở phần bụng trưởng thành
cái) để bảo vệ. Trứng hình cầu, khi mới đẻ có
màu trắng hơi xanh nhạt, khi chuẩn bị nở trứng
chuyển sang màu đen (hình 1).

Hình 1. Trứng sâu keo mùa thu: trứng mới đẻ (A), trứng chuẩn bị nở (B)

52

Vĩ độ


Kết quả nghiên cứu Khoa học


BVTV - Số 2/2019

Sâu non
Sâu non SKMT mới nở có màu trắng với các
đốm đen, sau chuyển sang màu xanh nhạt đến
nâu, nâu tối, đen nhạt, có các sọc chạy dọc cơ
thể. Đặc điểm nổi bật là vân hình chữ Y ngược ở
.

đầu rất rõ và ở mặt lưng đốt bụng cuối có 4 u
màu đen, xếp thành hình vuông, nổi rõ, đặc biệt
đối với sâu non tuổi lớn. Đặc điểm này rất dễ
nhận biết khi điều tra trên đồng ruộng (hình 2)

Hình 2. Sâu non sâu keo mùa thu: (A) sâu non tuổi nhỏ, (B) sâu non tuổi lớn, (C) đầu sâu non
Nhộng
Nhộng SKMTcó màu nâu bóng, đốt cuối bụng có một đôi gai nhọn (hình 3).

Hình 3. Nhộng sâu keo mùa thu
Trưởng thành
Trưởng thành SKMT có màu xám tro đến nâu
xám. Trưởng thành đực có sải cánh rộng 1015mm, cánh trước màu xám tro với vân sáng
màu hình dạng không quy củ ở phần giữa cánh;
mép ngoài cánh trước có các đường vân sáng

màu, gợn hình sóng lượn theo mép ngoài cánh.
Trưởng thành cái có sải cánh là 11-17mm, các
vân không rõ ràng và nổi bật như ở trưởng thành
đực (hình 4). Cánh sau của cả trưởng thành đực

và cái đều có màu vàng nhạt với mép trước và
mép ngoài của cánh tối màu hơn.

Hình 4. Trưởng thành đực (A) và trưởng thành cái (B)
53


Kết quả nghiên cứu Khoa học
Đặc điểm hình thái các pha phát dục của
SKMT thu trên cây ngô ở miền Bắc Việt Nam
trong nghiên cứu này được mô tả ở trên tương
đồng với các mô tả ở ngoài nước (CABI 2019,
EPPO, 2015).
3.2 Đặc điểm giải phẫu bộ phận sinh dục
của sâu keo mùa thu
Bộ phận sinh dục đực: có van sinh dục rộng,
hình gần hình vuông, xương đòn ngắn, gai ở
mép ngoài của van sinh dục hẹp, dài, thẳng, túi

BVTV - Số 2/2019
nang hơi cong (hình 5). Bộ phận sinh dục cái: bìu
ở mặt lưng có lỗ nhỏ, chiều cao dài hơn chiều
rộng, mép phía ngoài thẳng; ống dẫn tinh ngắn,
chiều dài ngắn hơn nửa chiều rộng; túi tinh dạng
củ, chiều dài ngắn hơn hai lần chiều rộng, có lỗ
nhỏ ở phía gốc của túi tinh (hình 6). Đặc điểm
giải phẫu bộ phận sinh dục đực và cái của SKMT
được thu thập tại Việt Nam trong nghiên cứu này
trùng khớp với đặc điểm mô tả trong các tài liệu
đã công bố trên thế giới (EPPO, 2015).


Hình 5. Bộ phận sinh dục đực của sâu keo mùa thu

Hình 6. Bộ phận sinh dục cái của sâu keo mùa thu
Những đặc điểm giải phẫu bộ phận sinh dục
này rất dặc trưng đủ để kết luận mẫu sâu keo hại
ngô thu được ở các điểm nghiên cứu là sâu keo
mùa thu S. frugiperda.
3.3 Đặc điểm trình tự gen của các mẫu sâu
keo mùa thu
Trong nghiên cứu này, DNA của SKMT đã
được tách chiết và đoạn gen ty thể (COI) của 4
mẫu sâu keo mùa thu được thu thập tại 3 địa
điểm thuộc 3 tỉnh ở miền Bắc (Nghệ An, Ninh
Bình và Hà Nội) (bảng 1) đã được khuếch đại
thành công. Kích thước đoạn gen ty thể (COI)
của các mẫu SKMT trong nghiên cứu này bao
54

gồm 658 cặp nucleotide.
Kết quả cho thấy trình tự đoạn gen ty thể COI
của các mẫu SKMT S. frugiperda nằm trong một
nhóm tách biệt với các loài sâu khoang S. litura,
S. littoralis và sâu keo da láng S. exigua. Trình tự
đoạn gen ty thể COI của các mẫu SKMT được
thu thập trên cây ngô ở các tỉnh miền Bắc trong
nghiên cứu này tương đồng 100% với nhau và
với đoạn gen tương ứng của các mẫu SKMT
được thu thập trên cây ngô tại Ấn Độ, Costa Rica
(GenBank data) (hình 7). Sự tương đồng của các

mẫu SKMT ở các tỉnh Hà Nội, Nghệ An và Ninh
Bình có thể liên quan tới việc chúng có cùng
nguồn du nhập vào Việt Nam.


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

Hình 7. Cây phát sinh chủng loại Maximum Likelihood (ML) vùng gen ty thể (COI)
của sâu keo mùa thu hại cây ngô tại Việt Nam
(Các mẫu SKMT thu thập tại Việt Nam: MK913648, MK913647, MK913645 MK913646).
4. KẾT LUẬN
Mẫu SKMT thu thập tại một số vùng trồng ngô
ở miền Bắc Việt Nam trong các tháng 3 và 4 năm
2019 là loài Spodoptera frugiperda. Đặc điểm
hình thái các pha phát dục cũng như đặc điểm
giải phẫu bộ phận sinh dục của trưởng thành đực
và cái của mẫu loài SKMT đã thu được trên cây
ngô trong nghiên cứu này trùng khớp với các tài
liệu đã công bố trên thế giới. Trình tự DNA của
đoạn gen ty thể COI của các mẫu SKMT được
thu trên cây ngô tại Việt Nam tương đồng với
nhau và với các trình tự gen của đoạn gen tương
ứng của các mẫu SKMT đã công bố trên ngân
hàng gen. Các đặc điểm hình thái của sâu non,
cánh trước của trưởng thành đực và đặc điểm
giải phẫu bộ phận sinh dục cũng đủ để nhận
dạng được loài SKMT mà không cần tới trình tự
DNA của đoạn gen ty thể COI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CABI. Datasheet. Spodoptera frugiperda (fall
armyworm) />
2. Casmuz A., M. Laura Juárez, M. Guillermina
Socías, M. Gabriela Murúa, Silvina Prieto, Santiago
Medina, Eduardo Willink, Gerardo Gastaminza, 2010.
Review of the host plants of fall armyworm,
Spodoptera frugiperda (Lepidoptera: Noctuidae), Rev.
Soc. Entomol. Argent. 69 (3-4): 209-231.
3. Early R., Murphy S.T. and Day R., 2018.
Forecasting the global extent of invasive of the cereal
pest Spodoptera frugiperda, the fall armyworm.
NeoBiota doi: 10.3897/neobiota.40.28165
4. EPPO (European and Mediterranean Plant
Protection Organization), 2015. PM 7/124 (1)
Spodoptera littoralis, Spodoptera litura, Spodoptera
frugiperda, Spodoptera eridania. Bulletin OEPP/EPPO
Bulletin, 45 (3): 410-444.
5. Folmer O., Black M., Hoeh W., Lutz R.,
Vrijenhoek R., 1994. DNA primers for amplification of
mitochondrial cytochrome c oxidase subunit I from
diverse metazoan invertebrates. Molecular Marine
Biology and Biotechnology,3, 294–299.
6. Goergen G., P. Lava Kumar, Sagnia B.
Sankung, Abou Togola, Manuele Tamò, 2016. First
Report of Outbreaks of the Fall Armyworm Spodoptera

55



Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

frugiperda (J E Smith) (Lepidoptera, Noctuidae), a New
Alien Invasive Pest in West and Central Africa. PLOS
ONE
11(10):
e0165632.
doi:10.1371/
journal.pone.0165632.
7. Passoa S., 1991. Color identification of
economically important Spodoptera larvae in Honduras
(Lepidoptera: Noctuidae). Insecta Mundi. Vol. 5 (3-4):
185-195.
8. Nguyễn Thị Kim Oanh, Vũ Thị Phượng, 2009.
Thành phần sâu hại cỏ thảm, đặc điểm hình thái, sinh
học và diễn biến mật độ của sâu xanh hại cỏ thảm
(Herpetograma phaeopteralis (Guenee) (Lepidoptera:
Pyralidae) tại Hà Nội vụ xuân hè 2008. Báo cáo Khoa
học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Hội nghị Khoa
học toàn quốc lần thứ 3, Hà Nội, 22/10/2009. Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội: 1490-1498.
9. Sharanabasappa C. M. Kalleshwaraswamy,

Maruthi M.S, and Pavithra H. B., 2018. Biology of
invasive fall army worm Spodoptera frugiperda (J.E.
Smith) (Lepidoptera: Noctuidae) on maize. Indian
Journal of Entomology, 80(3): 540-543.
10. Shylesha A. N., Jalali S. K, Ankita Gupta,

Richa Varshney, Venkatesan T, Pradeeksha Shetty,
Rakshit ojha, Prabhu C. Ganiger, Omprakash Navik,
Subaharan K, Bakthavatsalam and Chandish Ballal,
2018. Studies on new invasive pest Spodoptera
frugiperda (J. E. Smith) (Lepidoptera: Noctuidae) and
its natural enemies. Journal of Biological Control,
32(3): 1-7
11. Viện Bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp
điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp
tập 1. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Phản biện: PGS.TS. Khuất Đăng Long

XÁC ĐỊNH LOÀI XÂM LẤN SÂU KEO MÙA THU Spodoptera frugiperda
(J.E. Smith) (Lepidoptera: Noctuidae) TRÊN CÂY NGÔ TẠI HÀ NỘI
VỤ XUÂN NĂM 2019
Identification of Invasive Species Fall Armyworm Spodoptera frugiperda
(Lepidoptera: Noctuidae) on Maize in Ha Noi in Spring 2019
1

1

1

2

Trần Thị Thu Phương , Đỗ Nguyên Hạnh , Hồ Thị Thu Giang , Hà Viết Cường
Ngày nhận bài: 22/4/2019

Ngày chấp nhận: 31/5/2019

Abstract

The major aim of this study is to identify the identity of an invasive insect observed recently on maize in Viet
Nam. The larvae individuals were collected on maize plants grown in Gia Lam - Hanoi in spring 2019 and then
reared in laboratory. The identification was done by analyses of the symptoms, the morphological characteristics
of developmental phases and adults of 10 male/female pairs and the sequence of the mitochondria cytochrome
oxidase subunit I (COI) gene of 2 pupae samples. The symptoms and morphological characteristics of this
species were matched perfectly with those of Fall armyworm (FAW) Spodoptera frugiperda J.E. Smith
(Lepidoptera: Noctuidae). The BLAST search indicated the COI sequences of the 2 samples were 100% identical
with that of FAW available in the GenBank. The COI sequences of the 2 samples were 99.8 -100 % and 98.3 98.6 % sequence identical with those of the R (Rice) C (corn) strains of FAW, respectively. Similarly, the COI
sequences of the 2 samples contained SacI and AciI sites typical to R (Rice). In the COI tree, the 2 samples were
grouped tightly within the R strain cluster of FAW. The COI gene analyses and in comparison with the published
information of the genetic structure of FAW suggested
that the FAW samples collected in Hanoi would be
1. Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông interstrain hybrids with RC genotype between R mother
nghiệp Việt Nam
and C father similar to that in Africa.
2. Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông
Keywords: Spodoptera frugiperda, R strain, COI,
nghiệp Việt Nam
maize, Viet Nam

56



×