Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá khả năng kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne spp. gây sung rễ hồ tiêu của cấy mè (Sesame indicum) và cúc vạn thọ (Tagetes spp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.64 KB, 6 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

in Hylocereus undatus. Acta Phytopathologica Sinica,
45(2): pp. 220-224.
6. Liou M.R., Hung C.L., Liou R.F, 2001. First
report of Cactus virus X on Hylocereus undatus
(Cactaceae) in Taiwan. Plant Disease. pp. 85: 229.
7. Liou M.R., Chen Y.R., Liou R.F, 2004.
Complete nucleotide sequence and genome
organization of a Cactus virus X strain from Hylocereus

undatus (Cactaceae). Achieve of Virology. 149(5):
pp.1037-43.
8. Saitou N. and Nei M, 1987. The neighborjoining method: A new method for reconstructing
phylogenetic trees. Molecular Biology and Evolution
4:406-425.

Phản biện: TS. Lê Mai Nhất

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG Meloidogyne spp.
GÂY SƢNG RỄ HỒ TIÊU CỦA CẤY MÈ (Sesame indicum)
VÀ CÖC VẠN THỌ (Tagetes spp)
Efficacy of Marigold (Tagetes spp.) and Sesame (Sesame indicum)
Against Root-knot of Back Pepper Plant
1

Đinh Đức Huy và Lê Đình Đôn
Ngày nhận bài: 25.10.2018


2

Ngày chấp nhận: 01.3.2019
Asbtract

Greenhouse trials were conducted to investigate the intercropping of black pepper with marigold
(Tagetes spp.) and/or sesame (Sesame indicum) for controlling of Meloidogyne spp. on root system.
Results indicated that Sesame or marigold planted nearby blackpepper reduced gall number and egg
mass on blackpepper roots as compared with Abamectin treatment. Another test conducted in a field,
Sesame or marigold planted into rows nearby or around of blackpepper tree could reduced the
Meloidogyne in the roots and effected on vermiform motility in the field. It is concluded that use of
Sesame may be beneficial for reducing root-knot nematode population in blackpepper field, the farmers
could have an extra income.
Keywords: Sesame, Marigold, Blackpepper, Meloidogyne spp.
*

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kỹ thuật trồng xen được áp dụng từ rất lâu
trong nông nghiệp Việt Nam đem lại nhiều lợi ích
về dinh dưỡng đất, năng suất cây trồng tăng, hạn
chế sâu bệnh hại và tăng thu nhập cho người
trồng trọt trên đơn vị canh tác. Phương thức
canh tác trồng xen loại cây trồng “không là ký
chủ” của một hoặc nhiều tác nhân gây hại, được
xem hữu hiệu nhằm làm giảm “ngưỡng gây hại”
và hạn chế thuốc hóa học sử dụng. Chủng loại
1. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Thuận
2. Trường Đại hoc Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh


44

cây trồng xen làm giảm mật số tuyến trùng gây hại
đã được nghiên cứu và xác định điển hình là cúc
vạn thọ (Tagetes spp.), neem (Azadirachta indica),
và cây mè (Sesamum indicum). Mè và cúc vạn thọ
là những cây ngắn ngày thich hợp cho trồng xen
vào vườn cây nhằm làm giảm mật số
Meloidogyne spp. với cơ chế nhờ vào các hoạt
chất sinh học tiết ra từ hệ rễ (Tanda và cs, 1989;
David, 2002). Nhiều kết quả nghiên cứu xác định
Meloidogyne spp. là tác nhân gây hư rễ cây hồ
tiêu dẫn đến suy giảm sức khỏe cây tiêu và tạo
điều kiện cho nấm xâm nhiễm gây chết cây nhanh
chóng (Phạm Thanh Sơn, 2004). Cây cúc vạn thọ


Kết quả nghiên cứu Khoa học
và cây mè được trồng thí nghiệm và thử nghiệm
cùng với cây hồ tiêu nhằm đánh giá khả năng làm
giảm Meloidogyne spp. trong vườn tiêu bị nhiễm
bệnh, và làm cơ sở cho các nghiên cứu sử dụng
cây “không phải ký chủ” hạn chế ký sinh gây bùng
phát dịch hại trên vườn hồ tiêu hiện nay.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Ảnh hƣởng của cây mè và cúc vạn thọ
đến Meloidogyne spp. trong điều iện nhà lƣới
Thí nghiệm được bố trí tại nhà lưới Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Thuận, gồm 7
nghiệm thức; trồng cây mè (NT1), cúc vạn thọ

(NT2), cây hồ tiêu (NT3), trồng cây hồ tiêu và xử
lý đất với Tervigo 020 SC (abamectin) (NT4),
trồng cây hồ tiêu và cây mè (NT5), cây hồ tiêu và
cúc vạn thọ (NT6), không trồng cây và không xử lý
với Tervigo 020 SC (NT7). Mỗi công thức lặp lại
10 lần, mỗi lần là 1 chậu, Chậu có kích thước 30 ×
22 × 22 cm, chứa 3 kg chất trồng (đất : tro trấu :
cát với tỉ lệ 1:1:1) đã khử trùng, Hom tiêu giống
Vỉnh Linh có 4 - 5 lá được trồng ở giữa chậu và thí
nghiệm khi cây đạt 13 - 15 lá. Hạt mè giống địa
phương và cúc vạn thọ lùn F1-TN301 được gieo
vào khay ươm, khi cây đạt 4 - 5 lá, được trồng
vào chậu thí nghiệm với 4 cây mè hoặc 4 cây cúc
vạn thọ, cây cách nhau 10 cm và cách cây tiêu 5
cm. Mỗi chậu được lây nhiễm 2.500 tuyến trùng
tuổi 2 (J2) sau 3 ngày trồng vạn thọ và cây mè.
Sau chủng 15 ngày, 500 ml/chậu abamectin (0,1
g/l) được xử lý cho 10 chậu nghiêm thức 4. Thu từ
rễ cây cà chua chủng nhiễm với túi trứng
Meloidogyne spp. thu từ rễ cây hồ tiêu Vĩnh Linh

BVTV – Số 1/2019
trồng tại Đức Linh, Bình Thuận.
2.2 Ảnh hƣởng của cây mè và cúc vạn thọ
đến Meloidogyne spp. trong vƣờn hồ tiêu 2
n m tuổi
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hai yếu tố gồm
loại cây trồng phủ đất (A) và cách trồng (B); 3 lần
lặp lại, mỗi ô thí nghiệm trên diện tích tương ứng
09 trụ tiêu Vĩnh Linh 2 năm tuổi. Vườn hồ tiêu có

hệ thống tưới bổ sung vào tháng 01 đến 03 năm
2017. Cây mè được gieo hạt trực tiếp theo băng
rộng 40 cm và cúc vạn thọ 6-8 lá được trồng với
khoảng cách 30 cm, dài theo hàng tiêu (B1), hoặc
thành vòng tròn quanh vùng rễ cây hồ tiêu, với
khoảng cách 40 cm (B2). Đối chứng là khu vực cây
hồ tiêu không được trồng xen cây mè hoặc cúc vạn
thọ, và không dùng thuốc kiểm soát tuyến trùng.
2.3 Phƣơng pháp đánh giá
Mẫu đất, mẫu rễ được thu tại khu vực trồng
cây mè, cúc vạn thọ và dưới tán cây hồ tiêu ở độ
sâu từ 5 - 15 cm. Xác định mật số Meloidogyne
spp. trong 1 gram rễ và 50 gram đất, đối với thí
nghiệm trong chậu tính số nốt sưng, số túi trứng
của Meloidogyne spp trong rễ cây tiêu, cúc vạn
thọ, và cây mè. Tuyến trùng trong đất và rễ sau
khi được cắt nhỏ (0,5 cm) được tách lọc qua rây
cố định và được đếm xác định mật số dưới kính
soi nổi (Phan Thanh Sơn, 2004). Quan sát nốt
sưng và tính số túi trứng dưới kính soi nổi,
nhuộm rễ cho quan sát và ghi nhận hình ảnh. Số
liệu được được phân tích ANOVA và so sánh
Duncan dựa vào phần mềm SAS 9.1.

A
B
Hình 1. Phƣơng cách trồng cây mè trong vƣờn hồ tiêu
A. cây mè trồng quanh gốc tiêu, B. cây mè trồng thành hàng
45



Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mức độ nhiễm Meloidogyne spp. của cây hồ tiêu, cây mè và cúc vạn thọ ở thí nghiệm
trong chậu trong điều iện nhà lƣới
Bảng 1. Mức độ ý sinh của Meloidogyne spp. trong rễ cây hồ tiêu, mè,
và cúc vạn thọ ở thí nghiệm trong chậu và điều iện nhà lƣới
(Đơn vị tính: số nốt sưng, số túi trứng/ 1 gram rễ
30 ngày sau nhiễm J2

60 ngày sau nhiễm J2

Cây mè
Cây cúc vạn thọ
Cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu
Cây mè
Cây hồ tiêu
Cây cúc vạn thọ

Nốtsưng
4 ± 0,4
0
5 ± 1,5
1 ± 0,8
2 ± 0,6

4 ± 0,4
2 ± 0,8
0

Túi trứng
1 ± 0,2
0
3 ± 0,6
0
1 ± 0,6
1 ± 0,4
1 ± 0,7
0

Nốt sưng
20 ± 4,9
0
22 ± 4,8
5 ± 1,1
6 ± 1,2
21 ± 4,6
3 ± 0,8
0

Túi trứng
8 ± 1,6
0
12 ± 3,4
3 ± 0,8
3±1

10 ± 2,1
2 ± 0,6
0

-

-

-

-

-

Nghiệm thức

Bộ rễ

Cây mè
Cây cúc vạn thọ
Cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu + xử lý Abamectin
Cây hồ tiêu + Cây mè
Cây hồ tiêu + Cúc vạn thọ
Không trồng cây, không xử lý
thuốc kiểm soát tuyến trùng

Tại 30 ngày sau lây nhiễm tuyến trùng tuổi 2,
nốt sưng và túi trứng đã hình thành trên rễ của
cây hồ tiêu và cây mè, không ghi nhận trên rễ

cây cúc vạn thọ (bảng 1). Cây hồ tiêu trồng với
cúc vạn thọ, cây mè vẫn bị Meloidogyne spp. tấn
công nhưng thấp hơn so với cây hồ tiêu trồng
thuần và tương đương với xử lý Abamectin.
Meloidogyne spp. vẫn tấn công cây mè hình
thành nốt sưng và túi trứng (hình 2), nhưng số túi
trứng ít hơn so với cây hồ tiêu. Kết quả cho

thấy, trồng xen cây mè hoặc cúc vạn thọ có ảnh
hưởng nhất định đến Meloidogyne spp. trong rễ
hồ tiêu, làm giảm số túi trứng dẫn đến làm giảm
mật số ấu trùng.
Số liệu trình bày ở bảng 2 cho thấy số lượng
Meloidogyne spp. trong đất giảm mạnh khi trồng
cúc vạn thọ, trong khi Abamectin không có khả
năng kiểm soát tuyến trùng sau xử lý 45 ngày. Đất
trồng hồ tiêu với cúc vạn thọ có mật số J2 thấp có
ý nghĩa khi so với trồng thuần hồ tiêu.

Bảng 2. Mật số Meloidogyne spp. trong đất (con/50g đất)
Nghiệm thức
Cây mè
Cây cúc vạn thọ
Cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu + xử lý Abamectin
Cây hồ tiêu + Cây mè
Cây hồ tiêu + Cây cúc vạn thọ
Không trồng cây, không xử lý
thuốc kiểm soát tuyến trùng
Mức ý nghĩa

CV (%)

30 ngày sau khi lây nhiễm
183 ± 35 a
175 ± 33 a
189 ± 40 a
47 ± 13 b
183 ± 36 a
173 ± 29 a

**: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01
46

60 ngày sau khi lây nhiễm
140 ± 19 bc
95 ± 24 c
401 ± 51 a
149 ± 31 b
158 ± 17 b
108 ± 16 bc

177 ± 35 a

135 ± 25 bc

**
20.36

**
16.74



Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

B

A
Hình 2. Tuyến trùng Meloidogyne spp. trong rễ cây mè (A) và rễ hồ tiêu (B).
3.2 Mức độ nhiễm Meloidogyne spp. của
cây mè và cúc vạn thọ trong vƣờn hồ tiêu 2
n m tuổi
Khi thực nghiệm trồng cây mè và cúc vạn thọ
vào (1) quanh vùng rễ cây hồ tiêu và (2) thành
hàng song song với hàng hồ tiêu, kết quả trong
bảng 3 cho thấy sau 60 ngày, mật số Meloidogyne
spp. trong đất trồng mè hoặc cúc vạn thọ giảm

thấp so với đất không trồng cây mè và cúc vạn
thọ, trồng mè làm giảm 196 ấu trùng và cúc vạn
thọ làm giảm 270 ấu trùng Meloidogyne trong 50
gram đất so với đối chứng. Phương thức trồng
mè, cúc vạn thọ theo hàng hay quanh vùng rễ cây
hồ tiêu đều cho kết quả không khác biệt qua
thống kê so sánh.

Bảng 3. Mật số Meloidogyne spp. trong đất trồng cây mè, cúc vạn thọ
hi trồng theo hàng hoặc quanh vùng rễ hồ tiêu (con/50 g đất)
Nghiệm thức (A)


Cách trồng (B)
Trồng theo hàng
Trồng quanh gốc
Trước khi trồng cây
322 ± 45
315 ± 35
313 ± 51
311 ± 40

Cây mè
Cây cúc vạn thọ
Đối chứng
315 ± 48
310 ± 34
(không trồng mè, cúc vạn thọ)
Trung bình B
316
312
ns
ns
ns
ns
CV (%) = 16.26; F(A) ; F(B) ; F(A*B) ; F(AB)
30 ngày sau khi trồng cây
Cây mè
332 ± 50
337 ± 82
Cây cúc vạn thọ
312 ± 47

308 ± 51
Đối chứng
375 ± 74
357 ± 91
(không trồng cây)
Trung bình B
339
334
ns
ns
ns
ns
CV (%) = 25.79; F(A) ; F(B) ; F(A*B) ; F(AB)

Trung bình A
318
312
312

334
310
366

47


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019
Cách trồng (B)

Trồng theo hàng
Trồng quanh gốc
60 ngày sau hi trồng cây
224 ± 50 b
247 ± 37 b
157 ± 44 b
167 ± 45 b

Nghiệm thức (A)

Cây mè
Cây cúc vạn thọ
Đối chứng
441 ± 69 a
(không trồng mè, cúc vạn thọ)
Trung bình B
274
**
ns
ns
**
CV (%) = 25.96; F(A) ; F(B) ; F(A*B) ; F(AB)

424 ± 96 a

Trung bình A

236 b
162 b
432 a


279

ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01
Bảng 4. Mật số Meloidogyne spp. trong rễ tiêu hi trồng mè hoặc cúc vạn thọ theo hàng
hay quanh vùng rễ (con/1 gram rễ hồ tiêu)
Cách trồng (B)

Nghiệm thức (A)

Trồng theo hàng

Trồng quanh gốc

Trung bình A

Trước khi trồng cây
Cây mè

84 ± 22

91 ± 19

88

Cây cúc vạn thọ

112 ± 14

78 ± 29


95

86 ± 32

102 ± 22

94

Đối chứng
(không trồng mè, cúc vạn thọ)
Trung bình B

93
ns

ns

ns

CV (%) = 22.11; F(A) ; F(B) ; F(A*B) ; F(AB)

90
ns

30 ngày sau khi trồng cây
Cây mè

107 ± 29


109 ± 38

107

Cây cúc vạn thọ

136 ± 28

101 ± 23

119

116 ± 30

130 ± 39

123

Đối chứng
(không trồng mè, cúc vạn thọ)
Trung bình B

120
ns

ns

CV (%) = 23.07; F(A) ; F(B) ; F(A*B)

ns


; F(AB)

113
ns

60 ngày sau khi trồng cây
Cây mè

117 ± 24

116 ± 14

117

Cây cúc vạn thọ

127 ± 31

109 ± 20

118

128 ± 18

131 ± 32

130

Đối chứng

(không trồng mè, cúc vạn thọ)
Trung bình B

124
ns

ns

ns

CV (%) = 25.22; F(A) ; F(B) ; F(A*B) ; F(AB)
ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê

48

119
ns


Kết quả nghiên cứu Khoa học
Meloidogyne spp. trong rễ hồ tiêu không bị
ảnh hưởng cách trồng cây mè, cúc vạn thọ (bảng
4). Mật số Meloidogyne tăng theo thời gian,
nhưng không có sự khác biệt qua thống kê so
sánh với đối chứng là rễ cây hồ tiêu không trồng
xen mè hay cúc vạn thọ. Cùng với kết quả thí
nghiệm trong nhà lưới, cho thấy trồng cây mè
hoặc cây cúc vạn thọ vào vùng rễ hồ tiêu chỉ làm
giảm Meloidogyne spp. trong đất có ý nghĩa,
nhưng không ảnh hưởng đến Meloidogyne trong

rễ hồ tiêu. Atungwu và cs. (2008) xác nhận
Sesamum indicum kháng lại M. incognita mạnh
từ giai đoạn thành thục đến thu hoạch, và giống
mè có ảnh hưởng đến mức độ ký sinh nhờ vào
các độc tố tiết ra từ rễ. Walker và cs. (1998) xác
định cây mè có tiềm năng sử dụng như cây trồng
luân canh làm giảm M. incognita. Nhiều nghiên
cứu đều kết luận, Polythienyl tiết ra từ một số loài
cúc vạn thọ (Tagetes spp.) được cho là có khả
năng kiểm soát một số loài tuyến trùng ký sinh,
trong đó có M. incognita (David J.C., 2002 ) và có
hiệu quả ức chế cao đối ấu trùng tuổi 2
(Sharadchandra và cs, 2012) .
4. KẾT LUẬN
Sử dụng cây mè như cây trồng xen vào giữa
hàng trong 2 năm đầu trồng hồ tiêu hoặc dùng
trồng phủ vườn tiêu đã bị bệnh nhằm làm giảm
Meloidogyne spp. trong đất, vừa khôi phục sức
khỏe của đất vừa có thu nhập cho nhà vườn.
Riêng cúc vạn thọ cần nghiên cứu trồng quanh
gốc hồ tiêu giúp hạn chế sự xâm nhiễm của J2
vào rễ hồ tiêu. Biện pháp sử dụng thực vật “đề
kháng hoặc không phải là ký chủ” trồng xen trong
vườn hồ tiêu cần được nghiên cứu nhằm giảm
mật số Meloidogyne giúp giảm áp lực nguồn bệnh
và thuốc hóa học sử dụng.
Lời cảm ơn
Các tác giả cảm ơn Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Bình Thuận hỗ trợ nguồn kinh phí và Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận

đ tạo điều kiện cho thực hiện một phần nghiên
cứu này.

BVTV – Số 1/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Araya, M. and E.P. Caswell-Chen, 1994.
Penetration of Crotalaria juncea, Dolichos lablab
and Sesamum indicum roots by Meloidogyne
javanica. Journal of Nematology 26: 238-240.
2. Atungwu, J.J., Afolami, S., Egunjobi, O.A.,
and O.A. Kadri, 2008. Pathogenicity of
Meloidogyne incognita on Sesamum indicum and
the efficacy of yield based scheme in resistance
designation. J. Plant Protection Research 48:
74-80.
3. David, J. Chitwood, 2002. Phytochemical
based strategies nematode control. Annu. Rev.
Phytopathol 40: 221–49
4. Phạm Thanh Sơn, Lê Đình Đôn, Bùi Cách
Tuyến, 2004. Kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne spp.
gây hại hồ tiêu bằng phân hữu cơ. Tạp chí bảo
vệ thực vật 6: 22-26.
5. Sharadchandra, P.M., Koon-Hui,
W.,
Brent, S.S., and R.R.H. Cerruti. 2012. Effects of
Tagetes patula on active and inactive stages of
Root-Knot nematodes. Journal of Nematology 44:
26–30.
6. Starr, J. L. and M.C. Black. 1995.
Reproduction of Meloidogyne arenaria, M.

incognita, and M. javanica on Sesame.
Supplement to the Journal of Nematology 27(4S):
624-627.
7. Tanda, A. S., A. S. Atwal, and Y. P. S.
Bajaj, 1989. In vitro inhibition of root-knot
nematode, Meloidogyneincognita, by sesame
root exudate and its amino acids. Nematologica
35: 115-124.
8. Walker, J.T., Melin , J.G., and J. Davis,
1998. Response of Sesamum indicum and S.
radiatum accessions to Root-knot nematode,
Meloidogyne incognita. Supplement to the
Journal of Nematology 30(4S): 611-615.
Phản biện: TS. Đào Thị Hằng

49



×