Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hiệu quả của tinh dầu sả và dầu tỏi trong làm giảm sự gây hại của sâu đục quả cây có múi Citripestis sagittiferella (Lepidoptera: Pyralidae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.36 KB, 7 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chauhan M and Singh P, 2013.
Production, optimization and characterization of
chitinase enzym by Bacillus suBt ilis. Res educ
dev soc 1, 5-11
2. De la Fuente-Salcido NM, CasadosVázquez LE, García-Pérez AP, Barboza-Pérez
UE, Bideshi DK, Salcedo-Hernández R,
Garcia-Almendarez BE, Barboza-Corona JE,
2016 The endochitinase ChiA Bt t of Bacillus
thuringiensis subsp. tenebrionis DSM-2803
and its potential use to control the
phytopathogen
Colletotrichum
gloeosporioides. Microbiology Open 5(5),
819–829.
3. George Z and Crickmore N, 2012. Bacillus
thuringiensis Applications in Agriculture-Bacillus
thuringiensis
Biotechnology,
Springer
Science+Business Media, DOI 10.1007/978-94007-3021-2_2.
4. Gomaa EZ, 2012. Chitinase production by
Bacillus thuringiensis and Bacillus licheniformis:
their potential in antifungal biocontrol. J
Microbiol 50, 103-11

5. Ni H, Zeng S, Qin X, Sun X, Zhang S, Zhao


X, Yu Z, Li L, 2015. Molecular docking and sitedirected
mutagenesis
of
a
Bacillus
thuringiensischitinase to improve chitinolytic,
synergistic
Lepidopteran-larvicidal
and
Nematicidal activities. Int J Biol Sci 11(3), 304-315
6. Saleem F, Younas A, Bashir R, Naz S,
Munir N and Shakoori AR (2014) Molecular
cloning and characterization of exochitinase
agene of indigenous Bacillus thuringiensis
isolates. Pakistan J Zool 46(6), 1491-1501.
7. Shivalee A, Divatar M, Sandhya G, Ahmed
S, Lingappa K, 2016. Isolation and screening of
soil microbes for extracellular chitinase activity. J
Adv Sci Res 7(2), 10-14
8. V Thị Thanh, V Văn Hạnh, Nghiêm
Ngọc Minh, Quyền Đình Thi, 2013. Tối ưu hóa
các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến khả
năng sinh tổng hợp chitinase của chủng nấm
Penicillium sp. M4 phân lập từ ruộng mía. Kỷ
yếu Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc
2013. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ 1,
484-488.
Phản biện: PGS.TS. Lê V n Trịnh

HIỆU QUẢ CỦA TINH DẦU SẢ VÀ DẦU TỎI TRONG LÀM GIẢM SỰ GÂY HẠI

CỦA SÂU ĐỤC QUẢ CÂY CÓ MÖI Citripestis sagittiferella
(Lepidoptera: Pyralidae)
Effectiveness of Lemon Grass Essential and Garlic Oil in Reducing
The Damage of The Citrus Fruit Borer Citripestis sagittiferella
(Lepidoptera: Pyralidae)
Trần Trọng Dũng, Phạm V n Sol, Dƣơng Kiều Hạnh,
Châu Nguyễn Quốc Khánh và Lê V n Vàng
Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
Ngày nhận bài: 10.1.2019

Ngày chấp nhận: 15.2.2019
Abstract

The citrus fruit borer (Citripestis sagittiferella) is an important insect pest of citrus fruits in the Mekong delta of
Viet Nam. In order to utilization of semiochemical as tool for a sustainable management program, effects of lemon
grass essential and garlic oils on the damage of C. sagittiferella was evaluated at a “Nam roi” pomelo orchard in
Soc Trang province. Results shown that, when used as disruptants, lemon grass essential and garlic oils gave
effectiveness in decreasing the damage of C. sagittiferella from 37% to 66.7%, dependently on the kinds of

17


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

dispensers and volatile speed (g/day). Among materials of dispensers, zipper nylon bag (0.055 g/day for garlic oil
and 0.077 g/day for lemon grass essential oil) was more effective than those of conventional nylon bag (0.051
g/day for garlic oil and 0.072 g/day for lemon grass essential oil) and Eppendorf tube (0.008 g/day for garlic oil
and 0.011 g/day for lemon grass essential oil). Volatile speeds of lemon grass essential and garlic oils on the

pomelo orchard tightly correlated with fruit damaged ratio with the correlation coefficient r = 0.81.
Keywords: Citripestis sagittiferella, citrus fruit borer, lemon grass essential oil, garlic oil disruptant,
semiochemical

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây có múi là loại cây được trồng từ rất lâu
đời ở nước ta, có phân bố rộng khắp từ Bắc
đến Nam và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
so với nhiều loại cây trồng khác (Huỳnh Trí Đức
và ctv., 2006).
Trong những năm gần đây, quả cây có múi,
đặc biệt là quả bưởi, ở ĐBSCL bị gây hại nghiêm
trọng bởi sâu đục quả Citripestis sagittiferella
(Lepidoptera: Pyralidae). Từ ghi nhận xuất hiện
rãi rác trên bưởi Năm roi ở tỉnh Sóc Trăng vào
năm 2011, đến năm 2013, C. sagittifrella đã
được xem là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên
bưởi ở ĐBSCL. Nguy hiểm hơn, bên cạnh quả
bưởi, C. sagittiferella còn tấn công hầu hết các
loại quả cây có múi khác như cam sành, cam
xoàn, cam mật, quít đường, chanh núm, chanh
giấy, chanh không hạt, hạnh và chúc (Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2015). Do ấu trùng của sâu đục quả
sống bên trong quả nên biện pháp phòng trừ
bằng cách phun thuốc bảo vệ thực vật với chúng
cho hiệu quả không cao. Nông dân thường phải
phun thuốc trừ sâu 7 - 10 ngày/lần trong suốt
thời gian phát triển của quả để phòng trị sâu đục
quả bưởi (Trần Trọng D ng và ctv., 2017). Ngăn
chặn trưởng thành sinh sản để từ đó ngăn chặn

sự gây hại của ấu trùng được xem là biện pháp
hiệu quả, cả về mặt kỹ thuật và môi trường, đối
với những loài côn trùng gây hại bên trong mô ký
chủ (Ando et al., 2004; Huỳnh Thị Ngọc Linh và
ctv, 2012; Nguyễn Hồng Lĩnh và ctv., 2016). Hiện
nay, biện pháp bao quả được áp dụng rộng rãi
để quản lý sự gây hại của sâu đục quả trên bưởi.
Tuy nhiên, biện pháp bao quả đòi hỏi nhiều công
lao động, đồng thời gặp khó khăn đối với những
loại quả cây có múi có kích thước nhỏ. Ứng dụng
hóa chất tín hiệu để điều chỉnh hành vi của côn
trùng trưởng thành, từ đó bảo vệ cây trồng chống
lại sự gây hại đang được được xem là một trong
những công cụ hiệu quả để thay thế cho thuốc
bảo vệ thực vật hóa học (Lê Văn Vàng, 2016).
Cây sả (Cymbopogon spp.) thuộc họ hòa thảo
18

Poaceae (Gramineae), có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới và ôn đới ẩm. Bên cạnh được dùng
như một loại thảo dược, tinh dầu chiết xuất từ
cây sả c ng được sử dụng trong bảo vệ thực vật
làm thuốc phòng trừ côn trùng gây hại cây trồng
(Pinheiro, 2013; Tripathi et al., 2009). Kết quả
nghiên cứu của Shivankar và Singh (2005) cho
thấy, phun dầu sả có hiệu quả trong quản lý sâu
đục quả bắp Helicoverpa armigera. Tinh dầu
chiết xuất từ Cymbopogon winterianus có khả
năng ức chế sự sinh trưởng của sợi nấm, làm
thay đổi hình dạng tế bào và ảnh hưởng sự nẩy

mầm của bào tử nấm Mentagrophytes
trichophyton gây bệnh nấm da trên người (Fillipe
et al., 2011). Theo Aakanksha et al. (2013), tinh
dầu của Cymbopogon winterianus như một tác
nhân trừ nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn và xua đuổi
muỗi. Kết quả đánh giá trong điều kiện nhà lưới
và ngoài đồng cho thấy tinh dầu sả cho hiệu quả
cao trong quấy rối sự tìm ký chủ và đẻ trứng của
các loài ngài sâu đục củ khoai lang (Nacoleiae
sp.) và ngài sâu kéo màng hại cải (Hellula
undalis) (Nguyễn Thị Hồng Lĩnh và ctv., 2016;
Trần Thanh Thy và ctv., 2016). Kết quả khảo sát
của Douangvilavanh (2018) cả tinh dầu sả và
dầu tỏi đều cho hiệu quả gây nhiễu sự tìm ký chủ
của sùng khoai lang (Cylas formicarius) cái, qua
đó làm giảm có ý nghĩa số lượng trứng đẻ.
Bài báo này cung cấp dẫn liệu về đánh giá sự
ảnh hưởng của tinh dầu sả và dầu tỏi lên sự gây
hại của sâu đục quả cây có múi (C. sagittiferella)
trên vườn bưởi tại tỉnh Sóc Trăng.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Chất gây nhiễu
Tinh dầu sả công nghiệp (98%) được mua từ
công ty Vật tư Hóa chất Nông nghiệp Cần Thơ.
Dầu tỏi tía nguyên chất (99%) của công ty
TNHH Tuệ Linh sản xuất.
Các hợp chất gây nhiễu: Tinh dầu sả (1,4 g)
và dầu tỏi (1,4 g) được cho vào ba kiểu vật liệu
chứa gồm tuýp eppendorf (thể tích 1,5 ml), túi



Kết quả nghiên cứu Khoa học
nilon zipper bên trong đặt miếng bông gòn (~2
cm), túi nilon thông thường bên trong đặt miếng
bông gòn (~2 cm) để làm chất gây nhiễu. Nắp

BVTV – Số 1/2019
của tuýp Eppendorf và miệng túi nilon được đậy
kín lại, đối với túi nilon thông thường dùng lửa hơ
để hàn miệng túi (hình 1).

Hình 1. Tinh dầu sả và dầu tỏi đƣ c chứa trong tuýp eppendorf
(A), túi nilon zipper (B) và túi nilon thƣơng (C) để làm chất quấy rối
2.2 Khảo sát ảnh hƣởng của tinh dầu sả
và dầu tỏi lên sự gây hại của sâu đục quả
cây có múi
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn
ngẫu nhiên với 7 công thức (bảng 1) và 3 lần lặp
lại trên một vườn trồng chuyên canh bưởi Năm
2
roi (cây 15 năm tuổi, mật số 25 cây/1.000 m ) có
2
diện tích 15.000 m tại xã Xuân Hòa, huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng. Mỗi lần lặp lại của một
công thức là một cây bưởi Năm roi đang cho quả
được treo một loại chất gây nhiễu. Công thức đối

chứng không treo chất gây nhiễu. Tất cả các
công thức xử lý và đối chứng đều không phun
thuốc trừ sâu.

Trên các cây bưởi thí nghiệm, trước khi treo
chất gây nhiễu, tiến hành kiểm tra, ghi nhận và loại
bỏ toàn bộ những quả có trứng sâu và quả bị sâu
đục. Treo chất gây nhiễu và tiến hành quan sát khi
trái được 4 tuần tuổi (R> 5 cm). Chất gây nhiễu
được cân và ghi nhận khối lượng ngay trước khi
được treo ở giữa tán lá của cây bưởi vào buổi
chiều mát và được thay mới 14 ngày/lần.

Bảng 1. Các công thức trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả của chất gây nhiễu
đối với sâu đục quả cây có múi C. Sagittiferella
.
NT-1
NT-2
NT-3
NT-4
NT-5
NT-6
NT-7

Mô tả công thức
Ống eppendorf (dung tích 1,5 ml) chứa 1,4 g tinh dầu sả
Túi nilon zipper chứa bông gòn tẩm 1,4 g tinh dầu sả
Túi nilon thường chứa bông gòn tẩm 1,4 g tinh dầu sả
Ống eppendorf (dung tích 1,5 ml) chứa 1,4 g dầu tỏi
Túi nilon zipper chứa bông gòn tẩm 1,4 g dầu tỏi
Túi nilon thường chứa bông gòn tẩm 1,4 g dầu tỏi
Đối chứng (không treo chất gây nhiễu)

19



Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

Chỉ tiêu theo d i: Tỷ lệ quả bị hại trên cây ở
các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35, 42 ngày sau khi
treo chất gây nhiễu. Quả có trứng ngài và quả bị
sâu đục trên cây bưởi thí nghiệm được loại bỏ,

HQ (%) =

ngay sau khi ghi nhận chỉ tiêu
Hiệu quả làm giảm tỷ lệ quả bị hại được tính
theo công thức:

Tỷ lệ quả bị hại ở NT đối chứng – Tỷ lệ quả bị hại ở NT xử lý
-------------------------------------------------------------------------------Tỷ lệ quả bị hại ở NT đối chứng

2.3 Khảo sát tốc độ bay hơi của tinh dầu sả
và dầu tỏi ở điều iện vƣờn bƣởi thí nghiệm
Để xác định tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và
dầu tỏi ở các vật liệu chứa, thí nghiệm được thực
hiện tương tự như mô tả ở Mục 2.2, bố trí trên
cùng vườn bưởi, nhưng ở vị trí khác, theo khối
hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 công thức và 3 lần
lặp lại. Khối lượng của chất gây nhiễu được cân
mỗi ngày cho đến 16 ngày sau khi treo.
2.4 Xử lý số liệu

Số liệu thu thập trong các thí nghiệm được xử
lý bằng Microsoft Office Excel và thống kê bằng
phần mềm thống kê MSTAT-C.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiệu quả của chất gây nhiễu làm giảm
sự gây hại của C. sagittiferella

x 100

Tỷ lệ quả bị hại ở các công thức xử lý dầu tỏi
và tinh dầu sả (từ 0,7-3,5%) là thấp hơn có ý
nghĩa so với công thức đối chứng không xử lý
(trung bình 5,4%), chứng tỏ mùi từ dầu tỏi và tinh
dầu sả đã ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của ngài
C. sagittiferella trên quả bưởi và đã cho hiệu quả
làm giảm sự gây hại của chúng. Ở thời điểm 2
tuần sau khi treo, công thức dầu tỏi đựng trong
bọc nilon thường có tỷ lệ quả bị hại (0,7%) là
thấp nhất trong các côngthức. Tuy nhiên, từ các
thời điểm 4 và 6 tuần sau khi treo, tỷ lệ quả bị hại
giữa các công thức dầu tỏi và dầu sả là không
khác biệt ý nghĩa (bảng 2).
Giữa các loại vật liệu chứa thì công thức tuýp
eppendoft có tỷ lệ quả bị hại tương đương với túi
nilon thường, nhưng thấp hơn có ý nghĩa so với
túi nilon zipper, trong khi tỷ lệ quả bị hại ở công
thức túi nilon zipper và túi nilon thường là không
có sự khác biệt có ý nghĩa.

Bảng 2. Ảnh hƣởng của tinh dầu sả và dầu tỏi lên sự gây hại

của sâu đục quả bƣởi C. sagittiferela

Công thức

Tổng số

Tỷ lệ (%) quả bị hại ở các thời

quả quan

điểm sau khi treo

sát

2 tuần

- Dầu tỏi (Tuýp Eppendorf)

269

3,3±0,6

b

3,1±1,5

- Dầu tỏi (Túi nilon thường)

256


0,7±0,6

d

4 tuần
b

3,5±0,6

b

38,9

b

2,9±0,9

bc

3,0±1,4

b

59,3

bc

c

1,8±1,0


bc

2,4±1,1

b

61,1

bc

b

3,1±0,6

b

bc

3,4±0,3

b

48,2

c

1,9±0,3

b


66,7

a

5,4±1,1

a

0

239

2,0±0,6

- Tinh dầu sả (Tuýp eppendorf)

311

4,0±0,3

b

3,1±0,4

- Tinh dầu sả (Túi nilon thường)

229

3,4±0,7


b

1,7±1,7

- Tinh dầu sả (Túi nilon zipper)

286

2,1±0,6

c

1,3±1,1

- Đối chứng

258

5,3±0,5

a

5,5±0,4

Mức ý nghĩa

bình (%)

6 tuần


- Dầu tỏi (Túi nilon zipper)

CV (%)

Hiệu quả Trung

b

37,0

bc
c

a

19,60

53,19

26,94

23,08

**

ns

*


**

Giá trị trong cột có cùng một ký tự theo sau thì không khác biệt ý nghĩa theo phép thử DUNCAN.*
Khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %; ** Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Số trong ngoặc đơn thể hiện hiệu quả
(% làm giảm tỷ lệ quả bị hại.
20


Kết quả nghiên cứu Khoa học
Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của tinh dầu
sả và dầu tỏi lên sự gây hại của sâu đục quả cây
cam có múi trên vườn bưởi Năm roi tại tại xã
Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho
thấy tinh dầu sả và dầu tỏi có hiệu quả trong việc
làm giảm tỷ lệ quả bị đục với hiệu quả tương
đương nhau (bảng 2). Do tinh dầu sả và dầu tỏi
được áp dụng theo hình tác động bằng mùi
(đựng trong các vật liệu chứa) và quả bưởi được
kiểm tra hoàn toàn không bị sâu đục quả xâm
nhiễm (những quả có mang trứng sâu và bị đục
là bị loại bỏ) trước khi xử lý, nên ảnh hưởng của
tinh dầu sả và dầu tỏi là trên hoạt động sinh sản
của thành trùng C. sagittiferella. Hiệu quả ảnh
hưởng của tinh dầu sả lên sự tìm ký chủ và đẻ
trứng của ngài cái đã được ghi nhận trên các loài
sâu hại cây trồng phổ biến ở ĐBSCL như đục củ
khoai lang Nacoleia sp. (Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

BVTV – Số 1/2019
và ctv., 2016) và sâu kéo màng hại cải Hellular

undalis (Trần Thanh Thy và ctv., 2016). Các loài
ghi nhận trên, bao gồm C. sagittiferella, đều
thuộc tổng họ Pyraloidea, bộ cánh vảy
(Lepidoptera).
3.2 Tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và dầu
tỏi ở các vật liệu chứa trên vƣờn
Tốc độ bay hơi (g/ngày) của tinh dầu sả và
dầu tỏi ở 3 loại vật liệu chứa khác nhau là khác
nhau. Tốc độ bay hơi ở công thức eppendort
(0,008 g/ ngày đối với dầu tỏi và 0,011 g/ngày dối
với tinh dầu sả) là thấp hơn có ý nghĩa so với
công thức túi nilon zipper (0,051 g/ ngày đối với
dầu tỏi và 0,072 g/ngày đối với tinh dầu sả) và túi
nilon thường (0,055 g/ ngày đối với dầu tỏi và
0,077 g/ngày đối với tinh dầu sả).

Bảng 3: Khối lƣ ng bay hơi của tinh dầu sả và dầu tỏi ở các vật liệu chứa hác nhau
Vật liệu chứa
- Túi nilon thường
- Túi nilon zipper
- Ống eppendorf
CV (%)

Khối lượng mất đi (g/ngày)
Dầu tỏi
Tinh dầu sả
0,051 a
0,072 a
0,055 a
0,077 a

0,008 b
0,011 b
4,84
3,44

Giá trị trong cột có cùng một ký tự theo sau thì không khác biệt ý nghĩa 1% theo phép thử
DUNCAN.
Diễn biến tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và
dầu tỏi được trình bày trong hình 3. Đường biểu
diễn khối lượng còn lại của chất quấy rối có xu
hướng tương tự nhau ở cả ba loại vật liệu chứa,
giảm dần đều theo thời gian. Trong đó, túi nilon
zipper có khối lượng suy giảm nhiều nhất, tiếp

đến là túi nilon thường và sau cùng là tuýp
eppendoft. Mặt khác, đường biểu diễn thể hiện
gần như là đường thẳng qua các thời gian ghi
nhận chỉ tiêu cho thấy tốc độ bay hơi (g/ngày)
của tinh dầu sả và dầu tỏi ở các loại vật liệu
chứa là tương đối ổn định.

Hình 2. Khối lƣ ng của dầu tỏi và tinh dầu sả trong các vật liệu chứa ở các thời điểm (ngày)
sau hi treo trên vƣờn bƣởi N m roi thí nghiệm
21


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019


Hình 3. Tƣơng quan giữa tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và dầu tỏi
với tỷ lệ quả bị C. sagittiferella gây hại trên vƣờn bƣởi N m roi
Hiệu quả làm giảm tỷ lệ quả bị đục dao động
trung bình từ 37% đến 67% trong điều kiện ngoài
đồng, tùy thuộc vào vật liệu chứa để phóng thích
mùi của tinh dầu sả và dầu tỏi (bảng 2). Mặc dù
tỷ lệ quả bị hại ở công thức thức dùng tuýp
ependorf là không khác biệt với công thức túi
nilon thường và nghiệm thức túi nilon thường
không khác biệt với công thức túi nilon zipper.
Tuy nhiên, tỷ lệ quả bị hại ở công thức dùng tuýp
eppendorf là cao hơn có ý nghĩa so với công
thức túi nilon zipper cho thấy xu hướng hiệu quả
giảm dần từ túi nilon zipper > túi nilon thường >
tuýp eppendorf. Điều này có thể do ảnh hưởng
bởi tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và dầu tỏi ở
các vật liệu chứa. Tốc độ bay hơi ở công thức
Eppendorf là thấp hơn so với các công thức bọc
nilon zipper và bọc nilon thường (bảng 3). Thêm
vào đó, xu hướng tỷ lệ quả bị hại giảm dần từ
công thức túi nilon zipper đến tuýp eppendorf cho
thấy khi tốc độ bay hơi của tinh dầu sả và dầu tỏi
tăng thì tỷ lệ quả bị hại giảm, hay hiệu quả phòng
trừ tăng. Phân tích tương quan giữa tốc độ bay
hơi và tỷ lệ quả bị hại cho hệ số tương quan chặt
với r = 0,81 (hình 3) chứng tỏ tiềm năng gia tăng
hiệu quả phòng trừ bằng cách cải tiến vật liệu
chứa để làm gia tăng tốc độ bay hơi của tinh dầu
sả và dầu tỏi.
4. KẾT LUẬN

Cả dầu tỏi và tinh dầu sả điều có hiệu quả
làm giảm tỷ lệ gây hại của sâu đục quả ở điều
kiện ngoài đồng dao động trung bình từ 37% đến
22

67%. Trong đó, kiểu vật liệu chứa bằng túi nilon
cho hiệu quả cao hơn so với tuýp eppendoft.
Tốc độ bay hơi của tinh dầu sả là cao hơn
dầu tỏi ở cùng vật liệu chứa. Trong đó, ở vật liệu
chứa là túi nilon zipper và túi nilon thường có tốc
độ bay hơi tương tự nhau, tuýp Eppendoft có tốc
độ bay hơi thấp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thị Ngọc Linh, Châu Nguyễn Quốc
Khánh, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Kim Sơn và
Lê Văn Vàng, 2012. Nghiên cứu điều kiện thích hợp
cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng khoai
lang, Cylas formicarius Fab., trên đồng ruộng. Tạp Chí
Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ, 21b: 54-61.
2. Huỳnh Trí Đức, Nguyễn Hữu Thoại và Nguyễn
Bảo Toàn, 2006. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có
múi. Trong: Quản lý dịch hại tổng hợp cây có múi,
hướng dẫn về sinh thái. Nhà Xuất bản Nông nghiệp,
trang: 17-80.
3. Lê Văn Vàng, 2016. Nghiên cứu và ứng dụng
hóa chất tín hiệu của côn trùng trong bảo vệ thực vật ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Trong: Quản lý dịch hại
cây trồng thân thiện môi trường. Nhà xuất bản Trường
Đại học Cần Thơ, trang 73-102.
4. Nguyễn Thị Hồng Lĩnh và Nguyễn Minh Luân , Lê

Vĩnh Thúc và Lê Văn Vàng, 2016. Hiệu quả của một số
chất xua đuổi đối với trưởng thành sâu đục của khoai
lang Nacoleia sp. (Lepidoptera: Crambidae) trong điều
kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề (3): 107-110.


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 1/2019

5. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015. Côn trùng, nhện gây
hại cây ăn quả tại Việt Nam và thiên địch. Nhà Xuất
bản Đại học Cần Thơ, 623 trang.
6. Trần Thanh Thy , Lê Văn Vàng, Nguyễn Lộc
Hiền và Nguyễn Hữu Minh Tiến, 2016. Nghiên cứu
ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý ngài Hellula
undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae) hại rau cải
tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề (3): 200-209.
7. Trần Trọng D ng, Phạm Văn Sol, Châu Nguyễn
Quốc Khánh, Trần V Phến và Lê Văn Vàng, 2017.
Tình hình gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của
sâu đục quả Citripestis sagittiferalis gây hại bưởi ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp Chí Khoa học Trường
Đại học Cần Thơ, 52b: 64-69.
8. Ando, T., S. Inomata and M. Yamamoto, 2004.
Lepidopteran sex pheromones. Topics Current
Chemistry. 239:51-96.
9. Douangvilavanh Keomanivone, 2018. “Khảo sát


ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đối với sùng
khoai
lang,
Cylas
formicarius
(Coleoptera:
Curculionidae)”. Luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên
ngành Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, 36 trang.
10. Pinheiro, P.F., Queiroz, V.T., Rondelli, V. M.,
Costa, A. V., Marcelino, T. P. and Pratissoli, D., 2013.
Insecticidal activity of citronella grass essential oil on
Frankliniella schultzei and Myzus persicae. Agricultural
Sciences, 37(2): 413-454.
11. Shivankar, V.J. and Singh, S. , 2005. Insect
pests of citrus and magagement. Kalyani Publishers,
New Delhi: 122-123.
12. Tripathi, A.K., Upadhyay, S., Bhuiyan, M. and
Bhattacharya, B. R., 2009. A review on prospect of
essential oils as biopesticide in insect-pest
managenment. Academic, 1(5): 052-063.

Phản biện: TS. Nguyễn V n Liêm

TƢƠNG QUAN GIƢA MẬT ĐỘ TRƢỞNG THÀNH ĐỰC VÀO BẪY PHEROMONE
GIỚI TÍNH VÀ TỶ LỆ GÂY HẠI CỦA SÂU TƠ (Plutella xylostella)
TRÊN RUỘNG RAU CẢI
Correlation between Numbers of Captured Males by Sex Pheromone Trap
and Damage Ratio of the Diamond Back moth (Plutella xylostella)

in Cruciferous Vegetable Fields
2

1

1

Đinh Thị Chi , Châu Nguyễn Quốc Khánh , Hồ Trọng Nghĩa và Lê V n Vàng
Ngày nhận bài: 18.02.2019

1

Ngày chấp nhận: 05.3.2019
Abstract

The Diamond back moth (Plutella xylostella) is one of the destructive insect pests of cruciferous vegetables. In
order to supply basic information for establishment of effective management program, dynamics of population and
damage of P. xylostella were monitored at brassica vegetable fields in Vinh Long and Soc Trang provinces by use
of sex pheromone traps and field survey. P. xylostella presented and damaged at surveyed fields through out the
crop season with the dynamics of population and damage kept at low level at the early crop season and then
gradually increased until before harvest (exception at broccoli field). Furthermore, the numbers of captured males
tightly correlated with damage ratios (correlation coefficient r = 0.74- 0.98) indicating that sex pheromone trap is
able to be utilize as tool for monitoring the popualtion dynamics and supplying action threshold for timing control
of P. xylostella in field.
1. Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
Keywords. Action threshold, diamond back moth,
2. Khoa Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Cộng đồng
monitoring,
Plutella xylostella, sex pheromone
Sóc Trăng


23



×