Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.19 KB, 9 trang )

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nguồn nhân lực là yếu tố quyết
định tốc độ phát triển và sự phồn vinh của đất nước. Đại hội lần thứ XII của Đảng
khẳng định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào
tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, phấn đấu đến
năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Trong nền Giáo dục Việt Nam, giáo dục THPT đóng một vai trò quan trọng,
đóng vai trò “bản lề” cho các bước phát triển tiếp theo của học sinh, là cơ sở để các
em có những lựa chọn mang tính bước ngoặt. Để làm tốt việc đổi mới giáo dục hiện
nay thì phương pháp dạy học định hướng năng lực tự học (NLTH) của người học
được chú ý thực hiện giúp cho người học có khả năng học tập được suốt đời. Điều
này được thể hiện trong Nghị quyết số 29- NQ/TW hội nghị lần thứ tám BCH trung
ương Đảng khóa XI đã đề ra mục tiêu đối với giáo dục phổ thông “Nâng cao chất
lượng
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, ... năng lực và kĩ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Trong kỉ nguyên bùng nổ thông tin hiện nay thì xu hướng dạy học
cung cấp nội dung cho người học trở nên lỗi thời. Vì vậy, phương pháp
dạy học cần phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Để làm tốt
vai trò, nhiệm vụ của người Thầy thì việc lựa chọn phương pháp dạy
học định hướng phát triển năng lực của người học trong đó có NLTH là
rất quan trọng.
Học sinh THPT nói chung và đặc biệt là học sinh THPT tại các trường vùng
cao như tại huyện Xín Mần, kỹ năng tự học, khả năng tự tin, linh hoạt còn rất yếu.
Phần lớn các em thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức cũng như trong việc giải
quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy việc rèn luyện cho các em các kỹ năng chủ
động là vô cùng cần thiết.
Các nhà nghiên cứu về phương phương pháp dạy học dự án đã khẳng


định: Dạy học dự án có thể thiết lập được những kĩ năng cơ bản mới cho
người học, đạt được một trình độ nhận thức xác định, nuôi dưỡng động cơ
học tập, tạo cơ hội cho người học bày tỏ quan điểm của mình. Dạy học dự án
ảnh hưởng tích cực đến năng lực của người học, đều làm tăng năng lực của
người học cho dù người học có năng lực cao hay thấp.
Chương trình Sinh học nói chung và sinh học lớp 10 nói riêng có nhiều nội
dung thực tiễn, rất phù hợp để các em làm dự án, rèn luyện kỹ năng tự học, chủ động,
là co sở để các em phát triển ở các lớp tiếp theo. Chính vì vậy tôi chọn sáng kiến “


Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học theo dự án môn Sinh học
10”
Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Khái niệm dạy học theo dự án (DHTDA)
Khái niệm dự án từ lĩnh vực kinh tế đi vào lĩnh vực GD-ĐT không chỉ với ý
nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp
hay hình thức dạy học Đầu thế kỷ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận
cho phương pháp dự án và coi đó là một phương pháp dạy học quan trọng để thực
hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm. Khái niệm
DHTDA là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một
nhiệm vụ học tập để giải quyết một vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội
dung học tập trong chương trình giáo dục, chủ động lập kế hoạch và vận
dụng kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra sản phẩm có
ý nghĩa thực tiễn thông qua đó người học chiếm lĩnh được kiến thức và
phát triển kĩ năng.
2.1.2. Mục tiêu dạy học theo dự án
- Giúp cho người học có được nền tảng kiến thức rộng phù hợp với
thực tiễn.
- Phối hợp hiệu quả với người khác

- Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
- Tạo cho người học có được động cơ học tập thực sự
- Phát triển năng lực tự học
2.1.3. Đặc điểm dạy học dự án
+ DHTDA là hương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm có sự
giao tiếp thường xuyên qua lại giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học
sinh, bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua
các hoạt động học tập do giáo viên định hướng.
+ Có chủ đề học tập rõ ràng gắn nội dung bài học với thực tế cuộc
sống của học sinh. Chính vì vậy chủ đề phải được thiết kế là tập trung vào
những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hiện tại, có ý nghĩa và quan trọng,
đặt ra những thách thức vừa sức với học sinh bằng hệ thống câu hỏi có giá
trị đòi hỏi học sinh phải trăn trở để giải quyết.
+ Học sinh cần sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện
các hoạt động học tập.


+ DHTDA được thiết kế trong một môn học hoặc liên môn nhưng
khi thực hiện các hoạt động học tập thì học sinh phải phối hợp tri thức của
nhiều môn học và kinh nghiệm của bản thân.
+ Học sinh thực hiện các hoạt động trong DHTDA để tìm kiếm nội
dung tri thức, rèn luyện kĩ năng học tập, kĩ năng xã hộivà chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố như : giới tính, sức khỏe, môi trường sống, môi trường
học tập, tâm lý lứa tuổi, khả năng nhận thức của bản thân.
+ Học sinh được kiểm tra, đánh giá căn cứ vào quá trình hoạt động
học tập chủ động để hoàn thành dự án và những sản phẩm có thực.
2.1.4. Phân loại dạy học dự án
Phân loại theo chuyên môn: dự án trong một môn học, dự án liên môn, dự án
ngoài chuyên môn
Phân loại theo sự tham gia của người học

Phân loại theo sự tham gia của GV
Phân loại theo quỹ thời gian: Dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn
Phân loại theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án thực hành và
dự án hỗn hợp
2.1.5. Tiêu chuẩn của một dự án học tập
Dự án học tập là dự án mà H sẽ tiếp nhận kiến thức của bài học, rèn
luyện và phát triển kĩ năng thông qua quá trình thực hiện hàng loạt các
hoạt động học tập trong một dự án.
Một dự án học tập cần phải có: Mục tiêu, nội dung, phương pháp
thực hiện, hình thức tổ chức.
2.1.6. Các bước DHTDA
Bước
1. Chuẩn bị


Xây
dựng ý
tưởng,



Lựa
chọn chủ

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Xây dựng bộ câu hỏi


Làm việc nhóm để lựa chọn
định hướng: xuất phát từ nội
chủ đề dự án.
dung học và mục tiêu cần

Xây dựng kế hoạch dự án:
đạt được.
xác định những công việc cần

Thiết kế dự án: xác định
làm, thời gian dự kiến, vật liệu,
lĩnh vực thực tiễn ứng dụng
kinh phí, phương pháp tiến hành
nội dung học, ai cần, ý
và phân công công việc trong



đề, tiểu
chủ đề


tưởng và tên dự án.


Thiết kế các nhiệm vụ

Chuẩn bị các nguồn thông tin
cho HS: làm thế nào để HS
đáng tin cậy để chuẩn bị thực

thực hiện xong thì bộ câu
hiện dự án.
hỏi được giải quyết và các
Cùng GV thống nhất các tiêu
mục tiêu đồng thời cũng đạt 
chí đánh giá dự án.
được.



Chuẩn bị các tài liệu hỗ
trợ GV và HS cũng như các
điều kiện thực hiện dự án
trong thực tế.

Lập kế
hoạch các
nhiệm vụ
học tập

2. Thực hiện

dự án









Thu
thập thông

tin
Thực
hiện điều
tra
Thảo
luận với
các thành
viên khác

nhóm.





Theo dõi, hướng dẫn,

Phân công nhiệm vụ các
đánh giá HS trong quá trình
thành viên trong nhóm thực hiện
thực hiện dự án
dự án theo đúng kế hoạch.
Liên hệ các cơ sở, khách 
Tiến hành thu thập, xử lý
mời cần thiết cho HS.
thông tin thu được.

Chuẩn bị cơ sở vật chất,
tạo điều kiện thuận lợi cho
các em thực hiện dự án.
Bước đầu thông qua sản
phẩm cuối của các nhóm
HS.



Xây dựng sản phẩm hoặc bản
báo cáo.



Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ
khi cần.



Thường xuyên phản hồi,
thông báo thông tin cho GV và
các nhóm khác.

Tham
vấn giáo
viên
hướng dẫn

3. Kết thúc
dự án






Tổng
hợp các
kết quả

Chuẩn bị cơ sở vật chất
cho buổi báo cáo dự án.

Chuẩn bị tiến hành giới thiệu
sản phẩm.



Theo dõi, đánh giá sản
phẩm dự án của các nhóm.



Tiến hành giới thiệu sản
phẩm.







Xây
dựng sản
phẩm



Trình
bày kết
quả



Phản
ánh lại quá
trình học
tập



Tự đánh giá sản phẩm dự án
của nhóm.



Đánh giá sản phẩm dự án của
các nhóm khác theo tiêu chí đã
đưa ra.

2.2. Thực trạng của vấn đề
- Đối với học sinh: Phần lớn các em khi được hướng dẫn cách làm dự án đều

rất hứng thú. Tuy nhiên đa số các em đều trả lời chưa được làm quen nhiều với cách
học này ở các bộ môn, chỉ số ít bộ môn áp dụng phương pháp này.
- Đối với giáo viên phần lớn các GV đang công tác tại các trường vùng cao
hiện nay rất ít sử dụng phương pháp dạy học dự án, đa số các giáo viên chưa nắm rõ
về quy trình, cách thức để xây dựng một giáo án dạy học theo dự án.
- Một số giáo viên giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học dự án tuy nhiên
chưa thực hiện đúng quy trình
- Kết quả tìm hiểu các mối tương quan trong quá trình khảo sát thực tế cho thấy
việc DHTDA dường như được áp dụng một cách ngẫu nhiên, phụ thuộc vào nhiệt
huyết của cá nhân GV, hơn là dựa vào kinh nghiệm và trình độ của GV, đặc biệt trong
bối cảnh chưa có môi trường và chính sách hỗ trợ phù hợp.
- Các bộ môn chưa xây dựng được kế hoạch dự án, chưa đánh giá kết quả thực
nghiệm để thấy được hiệu quả của dự án.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phân tích cấu trúc chương trình môn Sinh học 10
Môn Sinh học 10 gồm 3 phần:
+ Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống
+ Phần II: Sinh học tế bào
+ Phần III: Sinh học Vi sinh vật


Bố cục nội dung đảm bảo tính kế thừa, khoa học, tính thực tiễn, rất phù hợp để
áp dụng phương pháp DHTDA
2.3.2. Xây dựng các dự án trong môn Sinh học 10
Căn cứ vào cấu trúc chương trình Sinh học 10, tôi xây dựng một số dự án như
sau
Dự án 1: Ứng dụng ADN trong cuộc sống
Dự án 2: Vai trò của nước đối với sự sống
Dự án 3: Sản xuất sản phẩm lên men (sữa chua, dưa chua, nước mắm…)
Dự án 4: Virut và bệnh truyền nhiễm (dự án liên môn)

Trong giới hạn của sáng kiến kinh nghiệm tôi đã dạy thử nghiệm dự án 4:
Phòng tránh bệnh truyền nhiễm – HIV - AIDS (dự án liên môn)
2.3.3. Dạy thử nghiệm dự án
- Đối tượng: Lớp thực nghiệm (TN): 10A5 và lớp đối chứng (ĐC): 10A1
- Thời gian: Tháng 12/2017
- Cách tiến hành:
+ Dạy học theo dự án tại lớp 10A5, dạy học theo phương pháp thông thường
tại lớp 10A1.
+ Làm bài tập kiểm tra kết quả tại cả 2 lớp
+ Phân tích kết quả bài kiểm tra, rút ra kết luận
+ Khảo sát hứng thú học tập của học sinh khi học tập theo phương pháp này
2.3.4. Phân tích kết quả sau khi thực hiện dự án
Kết quả sau khi dạy thử nghiệm phương pháp DHTDA “ Virut và bệnh truyền
nhiễm” được thể hiện ở bảng sau:
Lớp

Điểm bài kiểm tra
≤5
6
7
8
9
10
10A1 (ĐC)
12
10
5
2
0
0

10A5 (TN)
0
0
2
8
10
9
Bảng: Kết quả bài kiểm tra sau khi thực nghiệm

Tổng
29
29


14
12
10
8
6
4
2
0

<=5

6

7

8

10A1

9

10

10A5

Biểu đồ thể hiện kết quả bài kiểm tra
Qua phân tích kết quả bài kiểm tra nhận thấy, lớp thực nghiệm không có học
sinh đạt điểm 5, dưới 5 hoặc 6, trong khi lớp đối chứng số học sinh đạt mức điểm này
chiếm đa số (41,38%). Ngược lại ở mức điểm 9, 10 tại lớp thực nghiệm chiếm đa số
trong khi lớp đối chứng không có học sinh nào đạt điểm 9, 10.
Kết quả khảo sát học sinh về hứng thú học với phương pháp DHDA: 98% các
em trong lớp thực nghiệm thích học phương pháp này và mong muốn được áp dụng
trong nhiều môn học.
2.4. Hiệu quả của SKKN
Từ kết quả sau bài kiểm tra có thể thấy, hiệu quả của việc áp dụng phương
pháp DHTDA là rất cao, đặc biệt sau dự án, đa số học sinh lớp thực nghiệm có thể tự
tin trình bày ý kiến, trình bày kết quả của bản thân ngay tại lớp, trong khi tại lớp đối
chứng, các em còn rất rụt rè khi thể hiện ý kiến của bản thân.
Kết quả khảo sát hứng thú của các em sau khi học tập theo phương pháp này có
thể thấy: 98% các em học sinh trong lớp thực nghiệm đều mong muốn được học tập
theo phương pháp này trong giờ Sinh học và ở các môn học khác
Sau dự án, lớp thực nghiệm đã có sản phẩm của nhóm, của cá nhân là tranh vẽ
về phòng chống HIV/AIDS, thể hiện sự sáng tạo của các em, đồng thời giáo viên có
thể sử dụng sản phẩm của các em để dạy học tại các lớp khác. Biện pháp này mang
lại hiệu quả rất lớn, đây sẽ là động lực để các lớp khác học tập theo sự sáng tạo này,
Sáng kiến mở ra triển vọng rất lớn nhằm thực hiện các dự án tiếp theo trong
môn Sinh học 11, 12 cũng như các môn học khác.



Phần III. KẾT LUẬN
Sau khi đã xây dựng thành công giáo án DHTDA, tôi đã nhận thấy trong các
tiết dạy của tôi học sinh không còn rụt rè, nặng nề mà rất gây được hứng thú cho học
sinh và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Qua thực nghiệm, tôi
nhận thấy rằng muốn xây dựng được dự án thành công thì trước hết giáo viên phải là
người hướng dẫn, chỉ đạo học sinh trong lớp, đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá
trình hướng dẫn đó.
Muốn vậy người giáo viên phải luôn giám sát, giúp đỡ, giải đáp những khó
khăn thắc mắc khi các em thực hiện dự án. Trong đó, việc xây dựng các dự án vừa
sức, tạo hứng thú cho học sinh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để làm được điều đó,
đòi hỏi người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, lựa chọn dự án cho
các em học sinh thật phù hợp, để các em không cảm thấy nặng nề. Đối với chương
trình sinh học 10, phần Sinh học Vi sinh vật có rất nhiều ứng dụng thực tiễn, rất thích
hợp để xâu dựng dự án dạy học.
Trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học này tôi nhận thấy: nếu được
đầu tư hơn nữa về trang thiết bị, cơ sở vật chất (mạng, máy tính…) để cung cấp thêm


cho các em nguồn khai thác thông tin thì kết quả dự án sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa,
gây hứng thú mạnh mẽ cho các em học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong quá trình dạy học bằng
phương pháp DHTDA và đã có những thành công nhất định. Tất nhiên trong quá
trình trình bày không tránh khỏi những sai sót, rất mong được góp ý chân thành của
các đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Xín Mần, ngày 20 tháng 03 năm 2018
Người viết


Nguyễn Thị Thu Hiền



×