Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 224 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

Đào Minh Quân

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

Đào Minh Quân

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)
Chuyên ngành:

Quản lý Khoa học và Công nghệ

Mã số:



Thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS. Nguyễn Văn Kim
2. PGS.TS. Đào Thanh Trường
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Vũ Cao Đàm

GS.TS. Nguyễn Văn Kim

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đào Minh Quân, nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý Khoa học và
Công nghệ, khóa QH-2014-X, Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS.
Nguyễn Văn Kim và PGS.TS. Đào Thanh Trƣờng.
Các thông tin thu đƣợc từ các kết quả nghiên cứu tài liệu, điều tra, phỏng vấn
do tôi trực tiếp thực hiện.

Nghiên cứu trong Luận án không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trƣớc đây
của các tác giả trong và ngoài nƣớc.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Đào Minh Quân

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Luận án với đề tài “Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học”
(Nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN) là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong
giai đoạn 2014 - 2019, chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, tại Trƣờng
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tác giả đƣợc GS.TS. Nguyễn
Văn Kim, PGS.TS. Đào Thanh Trƣờng trực tiếp hƣớng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của
hai thầy hƣớng dẫn cùng với sự định hƣớng chuyên môn, gợi mở những hƣớng nghiên
cứu của các nhà khoa học trong ngành đã giúp cho tác giả có điều kiện hoàn thành
luận án của mình. Tác giả xin đƣợc bày tỏ sự biết ơn chân thành đến GS.TS Nguyễn
Văn Kim và PGS.TS Đào Thanh Trƣờng và đội ngũ các nhà khoa học chuyên ngành
Quản lý Khoa học và Công nghệ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban KHCN, Ban Tổ chức-Cán bộ, Ban Đào tạo,
Trung tâm TT-TV của ĐHQGHN; phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học, phòng Đào
tạo, phòng Tổ chức - Cán bộ, phòng Kế hoạch - Tài vụ của các trƣờng thành viên của
ĐHQGHN và đặc biệt là các nhà khoa học, các nhà quản lý của ĐHQGHN đã tạo điều

kiện giúp đỡ để tác giả tiếp cận đƣợc với thực tế nghiên cứu của mình qua nhiều nội
dung từ điều tra số liệu, thu thập dữ liệu, trao đổi ý kiến, phỏng vấn sâu …
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hết lòng
giúp đỡ, động viên tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành
luận án.
Xin trân trọng cảm ơn
NCS. Đào Minh Quân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ................................................................ 5
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8
1. Lý do nghiên cứu..................................................................................................... 8
2. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................... 10
3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................ 11
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 11
5. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 12
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 12
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 12
8. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 13
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ....................... 19
1.1. Dẫn nhập ..................................................................................................................... 19
1.2. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, đặc điểm, vai trò của NNCM
trong trƣờng đại học ........................................................................................................... 20

1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học .. 33
1.4. Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...................................................... 39
1.5. Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 40
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH
VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............. 41
2.1. Dẫn nhập ................................................................................................................. 41
2.2. Cơ sở lý luận về NNCM trong trƣờng đại học ....................................................... 41
2.2.1. Khái niệm NNC ............................................................................................... 41
2.2.2. Khái niệm và tiêu chí NNCM .......................................................................... 42
2.2.3. Khái niệm và vai trò của hoạt động KH&CN trong trường đại học .............. 45
1


2.2.4. Phân loại NNCM trong trường đại học ............................................................. 48
2.2.5. Vai trò và các mối quan hệ của NNCM trong việc nâng cao hiệu quả
hoạt động KH&CN của trường đại học ............................................................................ 49
2.2.6. Phát triển NNCM và hiệu quả hoạt động của NNCM trong trường đại học .... 54
2.3. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học ..................... 54
2.3.1. Khái niệm và vai trò của chính sách ............................................................... 54
2.3.2. Khái niệm chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ...................... 56
2.3.3. Cấu trúc chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ......................... 56
2.3.4. Chu trình chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ....................... 58
2.3.5. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển NNCM trong trường đại học ........... 60
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 62
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU
MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI ..................................................................................................... 63
3.1. Dẫn nhập ................................................................................................................. 63
3.2. Cơ sở hình thành và phát triển NNCM ở ĐHQGHN ............................................. 64

3.2.1. Tầm nhìn và chiến lược của ĐHQGHN .......................................................... 64
3.2.2. Cơ sở hình thành và cách tiếp cận xây dựng NNCM ở ĐHQGHN ................ 66
3.2.3. Bàn về tiêu chí NNCM của ĐHQGHN............................................................ 67
3.2.4. Những đặc điểm của NNCM ở ĐHQGHN ...................................................... 71
3.2.5. Những đóng góp của NNCM trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động
KH&CN ở ĐHQGHN .................................................................................................... 79
3.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNCM ........................................ 85
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 93
Chƣơng 4. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU
MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ................................................. 95
4.1. Dẫn nhập ................................................................................................................. 95
4.2. Tổng quan về chính sách của Nhà nƣớc có tác động đến sự hình thành
và phát triển NNCM trong các trƣờng đại học .............................................................. 95
4.3. Những ƣu điểm trong chính sách phát triển NNCM của ĐHQGHN ................... 106
4.3.1. Nhóm chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực .................................... 107
4.3.2. Nhóm chính sách cải thiện môi trường và điều kiện nghiên cứu .................. 111
4.3.3. Nhóm chính sách hợp tác và phát triển ........................................................ 116
2


4.4. Những hạn chế của chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN .......................... 120
4.5. Đánh giá tác động của chính sách phát triển NNCM đến hoạt động KH&CN
ở ĐHQGHN ................................................................................................................. 129
4.5.1. Chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực ............................................. 129
4.5.2. Chính sách cải thiện môi trường và điều kiện nghiên cứu ........................... 133
4.5.3. Chính sách hợp tác và phát triển .................................................................. 135
4.6. Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................. 136
Chƣơng 5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÓM
NGHIÊN CỨU MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI .................. 138
5.1. Dẫn nhập ............................................................................................................... 138
5.2. Bối cảnh, quan điểm định hƣớng, mục tiêu, nguyên tắc đề xuất giải pháp
hoàn thiện chính sách phát triển NNCM ..................................................................... 138
5.2.1. Bối cảnh bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM ........................ 138
5.2.2. Quan điểm định hướng đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách
phát triển NNCM ......................................................................................................... 142
5.2.3. Mục tiêu đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn hiện chính sách phát triển
NNCM .......................................................................................................................... 145
5.2.4. Nguyên tắc đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển
NNCM .......................................................................................................................... 145
5.3. Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển NNCM ................................. 146
5.4. Giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN ......... 156
5.4.1. Biện pháp bổ sung, hoàn thiện về chiến lược ............................................... 158
5.4.2. Các biện pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách............................................. 159
5.4.3. Các biện pháp bổ sung, hoàn thiện quy định về quản lý .............................. 165
5.5. Điều kiện cần và đủ để các giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển
NNCM có tính khả thi ................................................................................................ 167
5.6. Tiểu kết chƣơng 5 ................................................................................................. 169
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 171
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 178
PHỤ LỤC
3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NNC:


Nhóm nghiên cứu

NNCM:

Nhóm nghiên cứu mạnh

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

ĐHQGHN:

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHKHXH&NV:

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHNC:

Đại học nghiên cứu

KQNC:

Kết quả nghiên cứu


NCS:

Nghiên cứu sinh

NLNC:

Năng lực nghiên cứu

XH&NV:

Xã hội và Nhân văn

KT&CN:

Kỹ thuật và Công nghệ

ĐTB:

Điểm trung bình

PTN:

Phòng thí nghiệm

PTNTĐ:

Phòng thí nghiệm trọng điểm

NC&TK:


Nghiên cứu và triển khai

KH&CN:

Khoa học và công nghệ

HVCH:

Học viên cao học

CTĐT:

Chƣơng trình đào tạo

NSNN:

Ngân sách nhà nƣớc

CBKH:

Cán bộ khoa học

R&D:

Research and Development (Nghiên cứu và triển khai)

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

1. Danh mục biểu đồ, hình, hộp
Biểu đồ 3.1: Sự phát triển của NNCM ở ĐHQGHN .................................................... 65
Biểu đồ 3.2: Cấu trúc nhân lực NNCM theo lĩnh vực nghiên cứu ............................... 72
Biểu đồ 3.3: Cấu trúc NNCM theo lĩnh vực nghiên cứu .............................................. 72
Biểu đồ 3.4: Cấu trúc NNCM theo quy mô thành viên ................................................ 73
Biểu đồ 3.5: Cấu trúc trình độ của các Trƣởng NNCM................................................ 73
Biểu đồ 3.6: Cấu trúc trình độ của các thành viên NNCM ........................................... 74
Biểu đồ 3.7: Cấu trúc độ tuổi của Trƣởng NNCM ....................................................... 75
Biểu đồ 3.8: So sánh năng suất khoa học trung bình trong vòng 5 năm của NNCM
theo các lĩnh vực nghiên cứu ......................................................................................... 81
Biểu đồ 3.9: Những yếu tố thuộc về năng lực ảnh hƣởng đến sự phát triển của
NNCM ........................................................................................................................... 86
Biểu đồ 3.10: Những yếu tố thuộc về mối quan hệ và lợi ích ảnh hƣởng đến
sự phát triển của NNCM ................................................................................................ 87
Biểu đồ 3.11: Những yếu tố thuộc về môi trƣờng, chính sách có ảnh hƣởng đến
sự phát triển của NNCM ................................................................................................ 89
Biểu đồ 3.12: Đánh giá mức độ đảm bảo yêu cầu trong tuyển chọn nội dung,
cá nhân/đơn vị thực hiện đề tài ...................................................................................... 90
Biểu đồ 3.13: Đánh giá mức độ nghiêm túc, chính xác trong kiểm tra, đánh giá,
nghiệm thu đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 92
Hình 2.1: Khung phân tích chính sách phát triển NNCM ............................................ 61
Hình 3.1: Cấu trúc của NNCM ..................................................................................... 72
Hình 5.1: Sơ đồ khung chính sách cấu trúc nghiên cứu của RMIT ........................... 151
Hình 5.2: Khung định hƣớng chiến lƣợc cho ĐHQGHN ........................................... 157
Hộp 2.1: Tiêu chí đánh giá NNCM............................................................................... 43
Hộp 3.1: Tiêu chí đánh giá NNCM của Trƣờng Đại học KHTN, ĐHQGHN .............. 70
Hộp 3.2: Việc xem xét nhân lực khi xét duyệt đề tài còn mang tính hình thức ........... 91
Hộp 3.3: Tiêu cực phí trong tuyển chọn, nghiệm thu và thanh quyết toán đề tài ......... 92
5



Hộp 4.1: Ý kiến của lãnh đạo Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN về chính sách
đào tạo đối với NNCM .................................................................................................. 99
Hộp 4.2: Chính sách ban hành không đi kèm với nguồn lực thực hiện ...................... 120
Hộp 4.3: Ý kiến của lãnh đạo ĐHQGHN về thành lập NNCM ................................. 121
Hộp 4.4: Hiện tƣợng mƣợn tên nhà khoa học khi thành lập NNCM .......................... 122
Hộp 4.5: Ý kiến của lãnh đạo ĐHQGHN về hoạt động đánh giá ............................... 124
Hộp 4.6: Thực tế triển khai chính sách ƣu đãi giờ giảng đối với thành viên NNCM ... 125
Hộp 4.7: Ý kiến của nhà khoa học về chính sách thành lập NNCM .......................... 126
Hộp 4.8: Nghịch lý trong triển khai dự án tăng cƣờng NLNC, ngƣời cần thì không
đƣợc giao, ngƣời đƣợc giao thì không cần .................................................................. 127
Hộp 5.1: Tiêu chí thành viên và thành viên nòng cốt của NNC, TTNC, Viện NC .... 153
2. Danh mục các bảng
Bảng 3.1: Đánh giá mức độ đạt đƣợc các tiêu chí quốc tế của NNCM thuộc
ĐHQGHN ...................................................................................................................... 68
Bảng 3.2: Tƣơng quan giữa độ tuổi với số lƣợng bài báo ISI/Scopus.......................... 76
Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa độ tuổi với số lƣợng đề tài chủ trì .................................... 76
Bảng 3.4: So sánh giữa chức danh, học vị với số lƣợng bài báo ISI/Scopus ............... 77
Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa nhóm chức danh, học vị với số lƣợngđề tài chủ trì ......... 78
Bảng 3.6: Số lƣợng công trình khoa học đƣợc công bố bởi thành viên NNCM .......... 79
Bảng 3.7: So sánh năng suất nghiên cứu trung bình 5 năm của thành viên NNCM
theo lĩnh vực nghiên cứu ............................................................................................... 80
Bảng 3.8: So sánh kết quả nghiên cứu của thành viên NNCM so với mặt bằng chung
của ĐHQGHN ............................................................................................................... 81
Bảng 3.9: Số lƣợng đề tài do thành viên NNCM chủ trì và tham gia........................... 83
Bảng 3.10: Đánh giá mức độ đóng góp của NNCM đối với việc nâng cao
hiệu quả hoạt động KH&CN ......................................................................................... 84
Bảng 3.11: Những yếu tố thuộc về năng lực ảnh hƣởng đến sự phát triển của
NNCM ........................................................................................................................... 85
Bảng 3.12: Những yếu tố thuộc về mối quan hệ và lợi ích ảnh hƣởng đến sự

phát triển của NNCM .................................................................................................... 87
Bảng 3.13: Những yếu tố thuộc về môi trƣờng, chính sách có ảnh hƣởng đến sự
phát triển của NNCM .................................................................................................... 88
6


Bảng 3.14: Đánh giá mức độ đảm bảo yêu cầu trong tuyển chọn nội dung,
cá nhân/đơn vị thực hiện đề tài ...................................................................................... 89
Bảng 3.15: Đánh giá mức độ nghiêm túc, chính xác trong kiểm tra, đánh giá,
nghiệm thu đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 91
Bảng 4.1: Số liệu thống kế nhân lực theo chức danh và trình độ đào tạo .................. 110
Bảng 4.2: Hiện trạng các PTN tính đến năm 1/3/2016 ............................................... 112
Bảng 4.3: Đối chiếu hiệu quả sau đầu tƣ khai thác hệ thống trang thiết bị ở một số
đơn vị giai đoạn 2005-2015 ......................................................................................... 115
Bảng 4.4: Những nguyên nhân cản trở việc giải thể NNCM ..................................... 123
Bảng 4.5: Nguyên nhân chính sách đƣợc ban hành chƣa phù hợp với thực tế ........... 128
Bảng 4.6: Tỉ lệ cán bộ khoa học năm 2018 so với chỉ tiêu năm 2015 và 2020 .......... 130
Bảng 4.7: Đánh giá tác động của nhóm chính sách đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực
đến sự phát triển NNCM ............................................................................................. 130
Bảng 4.8: Đánh giá tác động của nhóm chính sách cải thiện môi trƣờng và điều kiện
nghiên cứu đến sự phát triển NNCM........................................................................... 134
Bảng 4.9: Đánh giá tác động của nhóm chính sách hợp tác và phát triển đến sự
phát triển NNCM ......................................................................................................... 135
Bảng 5.1: Tƣơng quan nhân lực và kinh phí đƣợc cấp giữa các viện, trung tâm
NC&TK và các trƣờng đại học .................................................................................... 140
Bảng 5.2: Đánh giá mức độ cần thiết của các chính sách đối với sự phát triển
của NNCM ở ĐHQGHN ............................................................................................. 160

7



MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Sự quan tâm, đầu tƣ xây dựng và phát triển các NNCM ở các trƣờng đại học
của Việt Nam trong thời gian gần đây phản ánh nhận thức chung rằng các NNCM
trong trƣờng đại học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng
đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Trong bối cảnh khoa học đang phát
triển theo xu hƣớng liên ngành, các chuyên ngành khoa học liên kết, thâm nhập, hòa
quyện vào nhau đòi hỏi các nhà khoa học cần có cái nhìn, góc tiếp cận liên ngành
trong nghiên cứu và do đó nhu cầu về việc xây dựng mô hình tổ chức mang tính hợp
tác, liên thông giữa các nhà khoa học ở ngay chính chuyên ngành và ở nhiều chuyên
ngành khác nhau nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau là một vấn đề cấp thiết và thực tiễn.
Có một thực tế khá phổ biến diễn ra trong các trƣờng đại học ở Việt Nam hiện
nay, xét ở góc độ tổ chức dƣờng nhƣ là rào cản bởi xu hƣớng chia cắt và có phần hành
chính hóa trong cả hoạt động nghiên cứu và đào tạo ở các bộ môn chuyên môn. Điều
này đƣợc xem là bình thƣờng của khoa học, nếu nhƣ đồng thời với sự chuyên sâu về
chuyên môn là cơ chế gắn kết, liên kết, hợp tác hay tổ hợp trở lại giữa các bộ môn
nhằm tận dụng thế mạnh của nhau. Nhƣng, thực tế các bộ môn chuyên môn hiện nay
đang cho thấy mỗi bộ môn là một “ốc đảo”, dẫn tới sự chia cắt, phân lập thiếu tinh
thần hợp tác. Xuất phát từ thực tế này, giải pháp mà các trƣờng đại học lựa chọn là xây
dựng các NNC khoa học, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng các NNCM nhằm quy
tụ các nhà khoa có trình độ cao, lấy hợp tác là phƣơng thức hoạt động chủ yếu để nâng
cao hiệu quả cả trong đào tạo và NCKH, đồng thời qua đó góp phần nâng cao hiệu quả
gắn kết giữa các bộ môn chuyên môn.
Với việc xác định NNC, đặc biệt là NNCM nhƣ là các tế bào sống của hoạt động
khoa học, và thậm chí của cả hoạt động đào tạo trong các trƣờng đại học, nhà khoa học
muốn phát triển đƣợc ý tƣởng khoa học, xây dựng trƣờng phái học thuật của mình hoặc
giải quyết một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập đƣợc nhóm cộng sự và học trò,
tức là phải xây dựng đƣợc NNC. Chính NNC là môi trƣờng khoa học thuận lợi nhất để
các nhà khoa học trao đổi học thuật, tập hợp lực lƣợng và cùng nhau tiếp cận, giải quyết

các vấn đề mới của khoa học, và thƣờng thông qua các hoạt động của nhóm nhƣ xemina
khoa học, hƣớng dẫn NCS. NNC có thể thu hút các nhà khoa học có chuyên môn gần để
phát triển môi trƣờng học thuật chuyên sâu, hoặc thu hút các nhà khoa học của nhiều
8


ngành khác nhau để tập trung tâm sức giải quyết một vấn đề có tính liên ngành. Đồng
thời tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có thể chuyển giao và ứng dựng vào thực tiễn[13].
Điều đó phần nào lý giải tại sao, NNCM đƣợc xem là một trong những trụ cột trong việc
giúp các trƣờng đại học xây dựng nền tảng khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng
cao và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Có nhiều vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra khi các trƣờng đại học Việt Nam xây
dựng và phát triển các NNCM cụ thể nhƣ sau: Tại sao các trƣờng đại học cần có các
NNCM? Những lợi ích mà các trƣờng đại học mong muốn đạt đƣợc khi thành lập các
NNCM so với các mô hình nghiên cứu hiện tại là gì? Nguồn lực nào để xây dựng và
phát triển NNCM? Công tác quản trị phù hợp sẽ đƣợc triển khai nhƣ thế nào để thúc
đẩy các NNCM phát triển? Chuẩn mực đối với NNCM là gì? Mức độ tự chủ và các
hình thức chịu trách nhiệm trong quá trình này ra sao? Vai trò của Nhà nƣớc và trƣờng
đại học trong xây dựng và phát triển NNCM là gì? Làm thế nào để quy tụ đƣợc các
nhà khoa học tốt nhất? Những lĩnh vực nào cần đƣợc đầu tƣ để tập trung phát triển?
Nhà nƣớc và các trƣờng đại học cần có chính sách nào để thúc đẩy phát triển NNCM
nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động KH&CN? Những câu hỏi này sẽ phần nào đƣợc
phân tích, luận giải qua việc triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án.
Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải vấn đề phức tạp nêu trên, tác giả luận
án lựa chọn chủ đề “Chính sách phát triển NNCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
KH&CN trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN)”
là nội dung nghiên cứu của mình. Lý do tác giả luận án chọn chủ để nghiên cứu này
bởi đây là một chủ đề mới, khảo sát thực tế, ngƣời viết nhận thấy hiện nay chƣa có
một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chính sách phát triển các NNCM và đúc
kết thành những đề xuất chính sách một cách cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển các

NNCM trong các trƣờng đại học. Bên cạnh đó, việc lựa chọn ĐHQGHN là khách thể
nghiên cứu bởi, ĐHQGHN có thể xem là trƣờng hợp điểm hình trong việc xây dựng
và phát triển NNCM ở thời điểm hiện tại. Với chiến lƣợc phát triển của mình đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030[42], ĐHQGHN đã khẳng định đang từng bƣớc xây
dựng, phát triển theo định hƣớng một ĐHNC, nâng cao chất lƣợng đào tạo và phục vụ
các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Đối với một ĐHNC thì chức năng
nghiên cứu chiếm ƣu thế trong sứ mạng của Nhà trƣờng, nghĩa là nghiên cứu quyết
định bản chất và nội dung của các hoạt động khác nhƣ giảng dạy, học tập, phục vụ xã
hội. Thực tế cho thấy, những đề tài NCKH có quy mô lớn, có tính liên ngành cao nhƣ
9


đề tài cấp nhà nƣớc, đề tài trọng điểm cấp bộ/cấp đại học quốc gia đều đƣợc thực hiện
bởi các NNC, thay vì cá nhân nghiên cứu độc lập. Chính vì vậy, để ĐHQGHN phát
triển thành ĐHNC thì việc xây dựng và phát triển NNC có tính cấp bách và có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là một trong những
giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cả trong đào tạo và nghiên cứu. Ngoài ra,
ĐHQGHN là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực
lớn nhất của cả nƣớc, với nhiều trƣờng đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu
trực thuộc. KQNC của các nhà khoa học ở ĐHQGHN đã từng bƣớc khẳng định đƣợc
mức độ ảnh hƣởng ở tầm quốc gia và quốc tế. Theo bảng xếp hạng mới nhất của QS
University Ranking Asia 2019 thì ĐHQGHN đứng thứ 124 trong danh sách 150 đại
học hàng đầu châu Á[68] và là 1 trong 2 trƣờng đại học của Việt Nam lọt top 1000
trƣờng đại học xuất sắc nhất thế giới[69]. Vì vậy, ĐHQHGH có thể đƣợc coi là đơn vị
điển hình và có nhiều ý nghĩa cũng nhƣ khả năng suy rộng KQNC đến các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu trong cả nƣớc.
Tóm lại, từ những phân tích kể trên, rõ ràng việc nghiên cứu, đánh giá và đề
xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển NNCM trong các trƣờng đại
học là cần thiết nhằm kiến tạo môi trƣờng thuận lợi để các nhà khoa học, các NCS, học
viên, sinh viên có thể phát huy khả năng và ý tƣởng sáng tạo trong NCKH nhằm

hƣớng đến mục tiêu: a) Thúc đẩy các sáng kiến mới đặc biệt là trong những lĩnh vực
nghiên cứu đa ngành đang đƣợc quan tâm; b) Huy động và khai thác các nguồn lực
bên trong và bên ngoài để phát triển các chƣơng trình nghiên cứu của nhóm; c) Cung
cấp các chƣơng trình giáo dục và rèn luyện trong hoạt động nghiên cứu và các kỹ năng
liên quan, đặc biệt là đối với sinh viên đại học và sau đại học; d) Phổ biến, truyền bá
tri thức khoa học qua các ấn phẩm, hội thảo, bài giảng,…; đ) Tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động hợp tác đa ngành giữa các học giả và đối tác thông qua mạng Internet và
quá trình trao đổi thông tin; e) Cung cấp, chuyển giao các kết quả nghiên cứu, khóa
đào tạo, huấn luyện, bồi dƣỡng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn; f) Tăng cƣờng
NLNC; g) Liên kết tri thức, tận dụng đƣợc các ƣu điểm về tính liên ngành.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
Trên phương diện lý thuyết, luận án góp thêm một góc nhìn mới về các khái
niệm NNC, NNCM, hoạt động KH&CN, chính sách phát triển NNCM và tiêu chí
NNCM. Luận án cũng giúp mở rộng sự hiểu biết về vai trò và các mối quan hệ của
NNCM trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong trƣờng đại học; tiêu chí
10


đánh giá hiệu quả hoạt động KH&CN của NNCM trong trƣờng đại học; cấu trúc chính
sách phát triển NNCM trong trƣờng đại học; chu trình chính sách phát triển NNCM
trong trƣờng đại học; tiêu chí đánh giá tác động của chính sách phát triển NNCM trong
trƣờng đại học.
Về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra thực trạng và vai trò của NNCM ở ĐHQGHN
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN qua các chiều cạnh cụ thể, bao gồm
quy mô, cơ cấu, tổ chức, hoạt động, đóng góp của NNCM cũng nhƣ những nhân tố tác
động đến sự hình thành và phát triển NNCM. Luận án cũng làm rõ thực trạng chính
sách phát triển NNCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN
trên cơ sở phân tích những ƣu điểm, hạn chế và tác động của 3 nhóm chính sách, bao
gồm: Nhóm chính sách đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực; nhóm chính sách cải thiện
môi trƣờng và điều kiện nghiên cứu; nhóm chính sách hợp tác và phát triển. Ngoài ra,

luận án còn góp phần quan trọng trong việc chỉ ra những điểm cần bổ sung, hoàn thiện
đối với chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN nhằm không chỉ gia tăng số lƣợng
nhóm mà quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của NNCM. Điểm
cần nói thêm là kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo tốt cho các
trƣờng đại học, các viện nghiên cứu trong việc đề ra những chính sách nhằm thúc đẩy
sự hình thành và phát triển NNCM trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Chính sách phát triển NNCM nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt KH&CN trong trƣờng đại học
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phạm vi nội dung của luận án đƣợc giới hạn cụ thể nhƣ sau:
- Nội dung thứ nhất là thực trạng và tác động của các NNCM trong hoạt động
KH&CN của trƣờng đại học
- Nội dung thứ hai là thực trạng và tác động của chính sách phát triển NNCM
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN trong trƣờng đại học
- Nội dung thứ ba là đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển NNCM
trong trƣờng đại học
4.2. Phạm vi không gian và thời gian
Giới hạn phạm vi không gian: Luận án chỉ nghiên cứu NNCM ở ĐHQGHN
Giới hạn phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các nội dung đƣợc đề cập đến
ở trên trong khoảng thời gian chủ yếu từ 2013 đến nay. Việc giới hạn phạm vi thời
11


gian này là vì từ 2013, ĐHQGHN chính thức ban hành chính sách phát triển NNCM.
Ngoài ra, một số văn bản khác liên quan đƣợc ban hành trƣớc năm 2013 cũng đƣợc
xem xét, phân tích.
5. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng và những tác động của NNCM đối với hoạt động KH&CN

của các trƣờng đại học cụ thể là trƣờng hợp ĐHQGHN.
- Làm rõ thực trạng và tác động của các chính sách phát triển NNCM đối với
việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN.
- Đề xuất những điểm cần bổ sung, hoàn thiện đối với chính sách phát triển
NNCM ở ĐHQGHN nhằm không chỉ gia tăng số lƣợng nhóm mà quan trọng hơn là
nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của NNCM.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng các NNCM nhƣ thế nào và các NNCM đã có
những tác động ra sao đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của
ĐHQGHN?
Câu hỏi thứ hai: Thực trạng và tác động của chính sách phát triển NNCM đối
với việc nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN nhƣ thế nào?
Câu hỏi thứ ba: Chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN hiện nay cần đƣợc
bổ sung, hoàn thiện nhƣ thế nào để không chỉ gia tăng về số lƣợng nhóm mà quan
trọng hơn là tạo ra chất lƣợng từ hiệu quả đạt đƣợc của nhóm trong hoạt động
KH&CN?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất: NNCM ở ĐHQGHN giúp gia tăng số lƣợng ấn phẩm khoa
học, số lƣợng đề tài, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và mở rộng hợp tác trong
nghiên cứu.
Giả thuyết thứ hai: Bên cạnh những tác động tích cực, chính sách phát triển
NNCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của ĐHQGHN vẫn còn những
hạn chế nhất định liên quan đến mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện chính sách.
Giả thuyết thứ ba: Chính sách phát triển NNCM ở ĐHQGHN hiện nay cần
đƣợc bổ sung, hoàn thiện trên một số phƣơng diện, cụ thể là xác lập lĩnh vực nghiên
cứu thế mạnh, tự chủ tài chính, và đánh giá hiệu quả hoạt động.
12


8. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Các cách tiếp cận
- Tiếp cận chính sách trong hệ thống thiết chế quản lý: Theo Vũ Cao Đàm hệ
thống thiết chế quản lý bao gồm chiến lƣợc (sự lựa chọn), chính sách (sự đối xử), luật
hay các quy định (sự điều chỉnh)[5, tr.55-56]. Nhƣ vậy, theo cách tiếp cận này, tác giả
luận án tiến hành xem xét chính sách phát triển NNCM trong chiến lƣợc phát triển, các
chính sách đãi ngộ và các quy định cụ thể đối với NNCM của ĐHQGHN.
- Cách tiếp cận đánh giá hậu nghiệm: Xây dựng NNCM ở ĐHQGHN đƣợc
định hƣớng trong chiến lƣợc phát triển của Nhà trƣờng từ năm 2000, và đƣợc đầu tƣ
kể từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, các chính sách trong nghiên cứu này chủ yếu
đƣợc ban hành trong giai đoạn 2013 trở lại đây và đã triển khai thực hiện khi nghiên
cứu này tiến hành. Do chính sách đã triển khai trong thực tế, nên cách tiếp cận đánh
giá tiên nghiệm không phù hợp và vì vậy cách tiếp cận đánh giá hậu nghiệm đƣợc áp
dụng. Cách tiếp cận này cho phép sử dụng các phƣơng pháp định tính và định lƣợng
trong đánh giá thông qua lấy ý kiến của đối tƣợng hƣởng lợi và các tác nhân liên quan.
Cách tiếp cận này cho phép đánh giá kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu đặt ra của chính
sách, cũng nhƣ xác định đƣợc nguyên nhân của các kết quả đạt đƣợc. Nói cách khác,
đánh giá hậu nghiệm cho phép chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa kết quả và quá trình
triển khai thực hiện chính sách.
- Tiếp cận đánh giá tác động thông qua so sánh trước và sau khi thực hiện
chính sách: Trong nghiên cứu này tác giả luận án kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và
định tính để đánh giá tác động của các chính sách phát triển NNCM. Các phƣơng pháp
thống kê mô tả, so sánh và ý kiến chuyên gia đƣợc sử dụng. Việc so sánh trƣớc và sau
khi thực hiện chính sách cho biết sự thay đổi của các chỉ số phản ánh tác động. Trong
trƣờng hợp so sánh này, không thể định lƣợng đƣợc tác động chính xác của chính sách
lên đối tƣợng hƣởng lợi hoặc tác nhân liên quan. Ở đây, tác giả luận án giả định rằng
sự thay đổi kết quả có sự đóng góp (tích cực hoặc tiêu cực) của chính sách. Cách tiếp
cận so sánh này cho phép dựa vào số liệu thực tế có thể kiểm chứng đƣợc. Phƣơng
pháp lấy ý kiến chuyên gia cũng cho phép phản ánh tác động của chính sách. Mặc dù
không định lƣợng đƣợc tác động của chính sách, nhƣng cho phép xác định đƣợc hƣớng
tác động (dương tính, âm tính, ngoại biên) của chính sách và nguyên nhân.

- Tiếp cận theo nội dung chính sách, kênh tác động và tác nhân hưởng lợi trực
tiếp từ chính sách: Nghiên cứu này liên quan đến nhiều nhóm chính sách và các chính
13


sách có sự khác nhau về tác nhân tham gia thực hiện, đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp,
kênh truyền dẫn tác động,... Trong mỗi văn bản chính sách có nhiều nội dung khác
nhau, trong khi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một số nội dung nhất định đối với mỗi chính
sách. Mỗi chính sách có kênh tác động và đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp, gián tiếp khác
nhau. Vì vậy, căn cứ theo kênh thực hiện và tác động mà mỗi chính sách sẽ có đối
tƣợng khảo sát, chỉ tiêu đánh giá riêng biệt.
- Tiếp cận theo lĩnh vực nghiên cứu và theo cấp quản lý: Định mức tiêu chí xây
dựng NNCM có sự khác nhau về đơn vị triển khai và lĩnh vực nghiên cứu. Các đơn vị
khác nhau có những điểm mạnh, điểm yếu của lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nên việc
áp dụng các chính sách ở các đơn vị và lĩnh vực nghiên cứu sẽ khác nhau, tác động
chính sách khác nhau.
Hơn nữa, ngay trong cùng một đơn vị nghiên cứu, các loại hình nghiên cứu cơ
bản, ứng dụng, định hƣớng ứng dụng, triển khai khác nhau, nên tác động của chính
sách xây dựng NNC cũng khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu đã chọn mỗi đơn vị, mỗi lĩnh
vực một số NNCM đại diện, trong đó, NNCM sẽ đƣợc đặt trong các tổ chức KH&CN
nói chung để xem xét. Việc khảo sát, đánh giá chỉ tập trung vào các trƣờng đại
học/tƣơng đƣơng đã triển khai xây dựng NNCM. Vì ở các đơn vị này đƣợc ƣu tiên đầu
tƣ phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ và
đó là cơ sở để đánh giá tác động. Các cơ quan quản lý từ cấp ĐHQGHN đến cấp đơn
vị trực thuộc có vai trò khác nhau trong triển khai chính sách, vì vậy, các cấp này đƣợc
khảo sát và lấy ý kiến đánh giá.
8.2. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án tiến hành xem xét các văn bản chính
sách của ĐHQGHN và văn bản chính sách của nhà nƣớc có liên quan, đồng thời kế

thừa và sử dụng phân tích các nguồn tài liệu khác nhƣ: các bài báo, tạp chí chuyên
ngành, các bài báo cáo trong kỷ yếu hội thảo, các công trình nghiên cứu trƣớc, các tài
liệu của những ngành khoa học khác, các báo cáo hoạt động KH&CN của ĐHQGHN,
các báo cáo tổng kết hoạt động của các NNCM ở ĐHQGHN... Các văn bản, tài liệu,
các thông tin lý thuyết đƣợc tác giả luận án nghiên cứu, sắp xếp để tạo ra một hệ thống
lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu; các tài liệu cũng chia thành từng bộ
phận, từng mặt để có thể hiểu một cách toàn diện. Điều này giúp tác giả luận án phát
hiện ra những xu hƣớng, những lĩnh vực, hƣớng nghiên cứu của từng tác giả đã nghiên
14


cứu trƣớc đó để lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Những thông tin thu thập đƣợc kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc trong luận án.
- Phương pháp điều tra với bảng hỏi
Tác giả luận án tiến hành điều tra với bảng hỏi 141 đối tƣợng. Trong đó, có 113
cán bộ khoa học làm việc trong các NNC, NNCM và 28 cán bộ quản lý ở ĐHQGHN
bao gồm cả các đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ chính sách và các đối tƣợng không đƣợc
hƣởng lợi từ chính sách. Việc khảo sát bằng bảng hỏi đƣợc tiến hành theo hai cách:
thứ nhất gửi phiếu hỏi qua email đến đối tƣợng đƣợc hỏi để xin ý kiến và thứ hai là
liên hệ trƣớc và trực tiếp phát phiếu xin ý kiến ngƣời đƣợc hỏi. Thông tin khảo sát đảm
bảo nguyên tắc khuyết danh của ngƣời trả lời theo đúng quy định. Mẫu khảo sát cụ thể
nhƣ sau:
Số lƣợng

Tỷ lệ

Nam

100


70.9%

Nữ

41

29,1%

Độ tuổi

Dƣới 41

68

48.2%

(độ tuổi trung bình

Từ 41- 55

50

35.5%

là 44)

Trên 55

23


16.3%

ThS

27

19.1%

TS/TSKH

58

41.1%

PGS.TS

45

31.9%

GS.TS

11

7.8%

Lĩnh vực nghiên cứu

Khoa học tự nhiên


52

46%

(Không xem xét đến

Khoa học XH&NV

38

33.6%

28 đối tượng là cán

Khoa học KT&CN

13

11.5%

bộ quản lý)

Khác (Y dƣợc, nông nghiệp...)

10

8.8%

Thành viên của NNCM


74

52.5%

Thành viên của NNC khác

39

27.7%

Cán bộ quản lý

28

19.9%

Các tiêu chí
Giới tính

Chức danh, học vị

Vai trò

- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu 16 đối tƣợng là các trƣởng NNCM, cán
bộ lãnh đạo quản lý ở các bộ phận có liên quan trực tiếp nhƣ Tổ chức – Cán bộ, Quản
lý Nghiên cứu Khoa học, Quản lý đào tạo từ cấp ĐHQGHN đến cấp trƣờng thành viên
15



nhằm phát hiện các vấn đề của chính sách cũng nhƣ làm rõ những vấn đề chính sách
đã đƣợc phát hiện. Mẫu đối tƣợng đƣợc lựa chọn phỏng vấn đảm bảo tính đại diện về
lĩnh vực, độ tuổi, thâm niên chuyên môn khác nhau. Bên cạnh đó tác giả luận án tiến
hành phỏng vấn sâu thêm 01 chuyên gia nƣớc ngoài và 02 lãnh đạo thuộc Bộ KH&CN
nhằm làm rõ hơn những vấn đề của chính sách phát triển NNCM nói chung. Việc
phỏng vấn sâu đƣợc tiến hành bằng cách gửi trƣớc yêu cầu phỏng vấn bằng văn bản,
tác giả luận án trực tiếp nghe và trao đổi với các chuyên gia. Thông tin phỏng vấn đảm
bảo nguyên tắc khuyết danh của ngƣời trả lời theo đúng quy định.
- Phương pháp thống kê toán học:
Phƣơng pháp thống kê toán học đƣợc sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá các
kết quả thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp điều tra với bảng hỏi nêu trên. Cụ thể là:
- Tính tần suất, phần trăm kết quả thu đƣợc
- Sử dụng một số các đại lƣợng thống kê: Giá trị trung bình, Độ lệch chuẩn và
Hệ số tƣơng quan Pearson (r) nhằm chỉ rõ mức độ có liên hệ hay không liên hệ của 2
hay nhóm đại lƣợng nào đó theo kiểu tuyến tính.
Việc tính điểm cho mỗi phƣơng án trả lời đƣợc quy ƣớc nhƣ sau:
Sử dụng thang điểm từ 1 - 5 cho các mức độ lựa chọn. Để phân ra 05 mức độ
tác giả luận án đã lấy điểm cao nhất (5) trừ đi điểm thấp nhất (1) và chia cho 5 mức.
Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.8 tính theo công thức n=(n-1)/n trong đó n là số
thứ bậc của thang đo. Mức thang đo trên có giá trị nghiên cứu cho trƣờng hợp
ĐHQGHN:
+Mức độ quan trọng:
Rất quan trọng

5 điểm

Mức độ 1

Rất quan trọng


4.2≤ĐTB≤5

Quan trọng

4 điểm

Mức độ 2

Quan trọng

3.4≤ĐTB≤4.2

Bình thƣờng

3 điểm

Mức độ 3

Bình thƣờng

2.6≤ĐTB≤3.4

Ít quan trọng

2 điểm

Mức độ 4

Ít quan trọng


1.8≤ĐTB≤2.6

Không quan trọng

1 điểm

Mức độ 5

Không quan trọng

1≤ĐTB≤1.8

Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Mức độ 5

Rất cần thiết
Cần thiết
Khá cần thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết

4.2≤ĐTB≤5
3.4≤ĐTB≤4.2
2.6≤ĐTB≤3.4
1.8≤ĐTB≤2.6
1≤ĐTB≤1.8


+Mức độ cần thiết:
Rất cần thiết
Cần thiết
Khá cần thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết

5 điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm

16


+Mức độ tác động
Rất tích cực

5 điểm

Mức độ 1

Rất tích cực

4.2≤ĐTB≤5

Tích cực

4 điểm


Mức độ 2

Tích cực

3.4≤ĐTB≤4.2

Bình thƣờng
Hạn chế

3 điểm
2 điểm

Mức độ 3
Mức độ 4

Bình thƣờng
Hạn chế

2.6≤ĐTB≤3.4
1.8≤ĐTB≤2.6

Rất hạn chế
1 điểm
+Mức độ ảnh hưởng

Mức độ 5

Rất hạn chế


1≤ĐTB≤1.8

Ảnh hƣởng rất nhiều
Ảnh hƣởng nhiều
Bình thƣờng

5 điểm
4 điểm
3 điểm

Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3

Ảnh hƣởng rất nhiều
Ảnh hƣởng nhiều
Bình thƣờng

4.2≤ĐTB≤5
3.4≤ĐTB≤4.2
2.6≤ĐTB≤3.4

Ảnh hƣởng ít
Không ảnh hƣởng

2 điểm
1 điểm

Mức độ 4
Mức độ 5


Ảnh hƣởng ít
Không ảnh hƣởng

1.8≤ĐTB≤2.6
1≤ĐTB≤1.8

+ Mức độ đồng thuận:
Trường hợp 1:
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân

5 điểm
4 điểm
3 điểm

Mức độ 1 Hoàn toàn đồng ý
Mức độ 2 Đồng ý
Mức độ 3 Phân vân

4.2≤ĐTB≤5
3.4≤ĐTB≤4.2
2.6≤ĐTB≤3.4

Không đồng ý

2 điểm

Mức độ 4 Không đồng ý


1.8≤ĐTB≤2.6

Hoàn toàn không
đồng ý

1 điểm

Mức độ 5

Hoàn toàn không
đồng ý

1≤ĐTB≤1.8

Trường hợp 2:
Hoàn toàn đúng
Cơ bản là đúng
Nửa đúng, nửa sai
Cơ bản là sai

5 điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm

Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4


Hoàn toàn đúng
Cơ bản là đúng
Nửa đúng, nửa sai
Cơ bản là sai

4.2≤ĐTB≤5
3.4≤ĐTB≤4.2
2.6≤ĐTB≤3.4
1.8≤ĐTB≤2.6

Hoàn toàn sai

1 điểm

Mức độ 5

Hoàn toàn sai

1≤ĐTB≤1.8

+ Mức độ đảm bảo yêu cầu
Đảm bảo yêu cầu
Đa phần đảm bảo
yêu cầu
Cơ bản đảm bảo
yêu cầu
Đảm bảo một phần
yêu cầu
Không đảm bảo

yêu cầu

5 điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm

Mức độ 1 Đảm bảo yêu cầu
Đa phần đảm bảo
Mức độ 2
yêu cầu
Cơ bản đảm bảo
Mức độ 3
yêu cầu
Đảm bảo một phần
Mức độ 4
yêu cầu
Không đảm bảo
Mức độ 5
yêu cầu
17

4.2≤ĐTB≤5
3.4≤ĐTB≤4.2
2.6≤ĐTB≤3.4
1.8≤ĐTB≤2.6
1≤ĐTB≤1.8



+ Mức độ đạt được các tiêu chí
Hoàn toàn đạt đƣợc

5 điểm

Mức độ 1

Hoàn toàn đạt đƣợc

4.2≤ĐTB≤5

Đạt mức cao

4 điểm

Mức độ 2

Đạt mức cao

3.4≤ĐTB≤4.2

Đạt mức trung bình

3 điểm

Mức độ 3

Đạt mức trung bình

2.6≤ĐTB≤3.4


Đạt mức thấp

2 điểm

Mức độ 4

Đạt mức thấp

1.8≤ĐTB≤2.6

Không đạt

1 điểm

Mức độ 5

Không đạt

1≤ĐTB≤1.8

+ Mức độ phù hợp
Hoàn toàn phù hợp

5 điểm

Mức độ 1

Hoàn toàn phù hợp


4.2≤ĐTB≤5

Phù hợp

4 điểm

Mức độ 2

Phù hợp

3.4≤ĐTB≤4.2

Khá phù hợp

3 điểm

Mức độ 3

Khá phù hợp

2.6≤ĐTB≤3.4

Chƣa phù hợp

2 điểm

Mức độ 4

Chƣa phù hợp


1.8≤ĐTB≤2.6

Không phù hợp

1 điểm

Mức độ 5

Không phù hợp

1≤ĐTB≤1.8

+ Mức độ thực hiện
Thực hiện ngay và

Thực hiện ngay và

5 điểm

Mức độ 1

Thực hiện ngay

4 điểm

Mức độ 2 Thực hiện ngay

3.4≤ĐTB≤4.2

Làm chiếu lệ


3 điểm

Mức độ 3 Làm chiếu lệ

2.6≤ĐTB≤3.4

Hiếm khi thực hiện

2 điểm

Mức độ 4 Hiếm khi thực hiện

1.8≤ĐTB≤2.6

Không thực hiện

1 điểm

Mức độ 5 Không thực hiện

1≤ĐTB≤1.8

cƣơng quyết

cƣơng quyết

4.2≤ĐTB≤5

- Kỹ thuật xử lý thông tin:

Các phiếu điều tra đƣợc tiến hành nhập và xử lý, phân tích kết quả trên máy
tính, bằng phần mềm chuyên dụng SPSS (20.0).

18


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Dẫn nhập
Trên thế giới, NNC đƣợc biết đến kể từ năm 1990, khi PTN khoa học pháp y
của Mỹ và quốc tế đã hợp tác trong các NNC khoa học (Scientific Working Group) để
cải thiện thực hành kỷ luật và xây dựng tiêu chuẩn thống nhất. Mỗi NNC bao gồm các
nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu riêng và hoạt động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, họ vừa làm việc độc lập, vừa liên kết với nhau trên cơ sở là phần
tử của một hệ thống pháp y phát triển của Hoa Kỳ, bất cứ hoạt động phân tích pháp y
liên quan đến các vấn đề quốc tế đều có sự tham gia cộng tác của các NNC. Mỗi NNC
đều có website riêng với các nguồn tài nguyên phong phú, các chƣơng trình/dự án
nghiên cứu đƣợc thực hiện, các KQNC đƣợc ứng dụng đã chứng tỏ NLNC và các
thành tựu mà nhóm đạt đƣợc [73].
Ngày nay, trong các trƣờng đại học trên thế giới, các NNC là hình thức tổ chức
phổ biến để tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Có thể kể đến mô hình
NNC của Đại học Lomonoxop, Nga; các trƣờng đại học của Hà Lan; Trƣờng đại học
Ruhr, Bochum, CHLB Đức[55]; hay các NNCM đã khẳng định đƣợc những thành
công trong hoạt động của mình nhƣ Nano Research Group, School of Materials and
Engineering, Georgia Institute of Technology[72]; The Abruña group, Department of
Chemistry and Chemical Biology, Cornell University, United State [76]; The Group
Semiconductor Components, University of Twente[77]; Max Planck Research group
[71]…. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các NNC đã cho thấy, trong môi
trƣờng hợp tác của NNC, các nhà khoa học thƣờng dễ dàng tìm thấy ý tƣởng và sự

đồng thuận trong mục tiêu và quan điểm khoa học, sự gắn kết này không chỉ đơn thuần
là công việc mà còn là sự đam mê cống hiến khoa học. Chính vì vậy, sự gắn kết của
các NNC thƣờng bền vững hơn so với bất cứ sự gắn bó hành chính nào.
Cũng nhƣ trên thế giới, môi trƣờng đại học ở Việt Nam là nơi giao thoa của ba
chức năng đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội, cũng là nơi hội tụ của đại đa số các nhà
khoa học (Theo số liệu điều tra NC&TK 2014 và điều tra doanh nghiệp 2014, ở khu
vực đại học, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trong tổng số cán bộ nghiên cứu của cả nước là
cao nhất, chiếm gần một nửa (48%), tiếp đó là khu vực viện nghiên cứu/trung tâm
19


nghiên cứu (23%), khu vực doanh nghiệp cũng có tỷ lệ tương đối cao (16%))[56] rõ
ràng sẽ là môi trƣờng lý tƣởng để các NNC phát triển. Nhằm làm rõ tính mới, tính
khoa học cho đề tài nghiên cứu, trong chƣơng này tác giả luận án sẽ tìm hiểu những
kết quả mà các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã thực hiện và nhận định những nội
dung còn chƣa đƣợc đặt vấn đề nghiên cứu, để qua đó, xác định những nhiệm vụ đặt ra
cho đề tài luận án cần tập trung giải quyết. Theo đó, tác giả luận án sẽ tập trung vào 3
nội dung chính gồm (1) Cơ sở hình thành, đặc điểm, vai trò của nhóm nghiên cứu
mạnh trong trường đại học; (2) Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong
trường đại học; (3) Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.2. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, đặc điểm, vai trò của NNCM
trong trƣờng đại học
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình
ở trong và ngoài nƣớc tác giả luận án nhận thấy, các bài viết của các nhà khoa học đã
đề cập đến vấn đề hợp tác trong nghiên cứu, nhận diện NNC và NNCM, sự hình thành,
đặc điểm, cấu trúc, vai trò, quy trình hoạt động và những yếu tố cốt lõi đối với NNC
và NNCM. Sau đây là những nội dung cụ thể:
Khái niệm NNC đã đƣợc Joseph S. Fruton đề cập trong cuốn tài liệu “Constracts
in scientific Style: Research Groups in the Chemical and Biochemocal Researchs”
(1990). Trong đó, tác giả đƣa ra định nghĩa: NNC là một tập thể nghiên cứu định

hướng trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định tại một đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên
cứu, được dẫn dắt bởi một nhà khoa học có uy tín khoa học, đủ để có thể tiến hành
một chương trình nghiên cứu độc lập. Thông qua tương tác với lãnh đạo chuyên môn
của nhóm (trưởng nhóm) và với các thành viên khác, các thành viên trong nhóm có cơ
hội học hỏi các kỹ thuật thực nghiệm, nắm bắt kiến thức lý thuyết và tham gia tích cực
vào chương trình nghiên cứu của nhóm để tạo ra những thành tựu khoa học mới,
những ý tưởng mới, những sản phẩm KH&CN mới [31].
Đề cập đến khái niệm NNCM trong “Handbook: Work Group Learning” (2008),
Valerie I. Sessa cho rằng, NNCM được hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp các nhà khoa
học hay các trung tâm, PTN liên kết với nhau trên một hay một số lĩnh vực nhằm
nghiên cứu và triển khai những hoạt động KH&CN ở trình độ cao trong những lĩnh
vực khoa học khác nhau. Các NNC sẽ đóng vai trò trung gian trong hệ thống tổ chức
trung tâm, viện, trường. Các nhóm sẽ liên kết các cá nhân lại với nhau trong khoảng
thời gian cố định và liên kết với nhau dưới dạng hệ thống hoàn chỉnh. Nói cách khác,
20


các NNC đóng vai trò là tổ chức nhỏ tập hợp các cá nhân hoạt động NCKH và phát
triển công nghệ và các trung tâm, viện, trường là nơi tổ chức tập hợp các NNC lại
theo hướng tương hỗ hoặc song song với nhau [40].
Hay quan điểm của David L. Morgan - Porland State University, đề cập trong
Focus as Qualitative Research - Second Edition - Sage Publications Inc (1997) khi
cho rằng “NNCM là một NNC được hoạt động trên cơ sở kết hợp tự nguyện những cá
thể có NLNC tốt. Thay vì các mối quan hệ trên cơ sở uy tín là những quan hệ tương
tác giữa các thành viên trong nhóm với sự điều hành của người chủ trì đề tài. Dấu
hiệu phân biệt của NNCM là sự trao đổi thảo luận để phát triển công tác nghiên cứu,
điều này có thể ít được sử dụng trong các NNC thông thường”[34].
Trong khi đó, công trình nghiên cứu “Studies in Scientific Collaboration Part III.
Professionalization and The Natural History of Modern Scientific Co-authorship”
(1979) của D. Deb. Beaver và R. Rosen cho thấy, xu hƣớng hợp tác giữa các nhà khoa

học đã gia tăng một cách nhanh chóng kể từ thế kỷ XX. Sự hợp tác đƣợc tăng cƣờng
gắn liền với những đổi mới trong tổ chức khoa học và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học. Các tác giả cũng khẳng định, cả sự hợp tác và những thay đổi trong tổ chức
khoa học đều bắt nguồn từ sự chuyên nghiệp hóa khoa học, chính sự gia tăng các hoạt
động nghiên cứu liên ngành, cũng nhƣ yêu cầu cao về chi phí nghiên cứu đã có tác
động lớn buộc các nhà nghiên cứu phải hợp tác trong nghiên cứu, hình thành nên các
NNC và mạng lƣới nghiên cứu giúp mở rộng khả năng truyền bá tri thức, nâng cao
chất lƣợng nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn[32].
Nghiên cứu của Sharon Mickan và Sylvia Rodger về những đặc điểm của nhóm
hiệu quả (Characteristics of effective teams: a literature review (2000)) đã chỉ ra 18
đặc điểm quan trọng của một nhóm làm việc hiệu quả, trong đó 12 đặc điểm thuộc về
cấu trúc tổ chức và 6 đặc điểm thuộc về quy trình, cụ thể:
Về mặt cấu trúc tổ chức, nhóm tác giả cho rằng các nhóm hiệu quả cần có:
1) Mục đích rõ ràng (Clear purpose) - xác định các mục tiêu phù hợp và liên kết các
mục tiêu chuyên môn của cá nhân song song với mục tiêu của nhóm; 2) Văn hóa phù
hợp (Appropriate culture) - Văn hóa nhóm thể hiện cách chuyển đổi các giá trị đƣợc
chia sẻ thành các chuẩn mực hành vi; 3) Xác định rõ nhiệm vụ (Specified task) - các
nhiệm vụ đóng góp hữu hình cho nhóm và phù hợp với mục đích, khả năng và thái độ
của nhóm; 4) Phân định rõ vai trò (Distinct roles) - vai trò cá nhân cần đƣợc làm rõ và
hiểu rõ; 5) Lãnh đạo phù hợp (Suitable leadership) - Nhiệm vụ của nhóm càng phức tạp
21


×