Tải bản đầy đủ (.pdf) (358 trang)

So sánh truyện cổ tích thần kì việt nam và ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 358 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU TRANG

SO SÁNH TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU TRANG

SO SÁNH TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 62 22 01 25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Chí Quế

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết
quả nghiên cứu trính bày trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố dƣới
bất kí hính thức nào. Khi sử dụng các thông tin, tài liệu tham khảo của các nhà khoa
học khác, tôi đều thực hiện trìch dẫn một cách đầy đủ, rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về luận án của mính.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận án này, trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
GS.TS. Lê Chì Quế - ngƣời thầy đáng kình đã luôn chỉ bảo tận tính cho tôi trong
suốt quá trính thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với các thầy cô Khoa Văn học, các
chuyên gia thuộc Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐH QG Hà Nội và các thầy cô, các nhà
nghiên cứu trân quý thuộc các trƣờng Đại học, Viện nghiên cứu,… đã cho tôi những
góp ý đầy giá trị, chia sẻ cho tôi những thông tin quý báu đối với luận án của tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn những ngƣời bạn ở Mỹ, Ấn Độ luôn nhiệt tính tím kiếm
giúp tôi những tài liệu cần thiết, khó tiếp cận, phục vụ cho việc khảo sát và nghiên
cứu luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đính, ngƣời thân và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
động viên, chia sẻ, và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 11
5. Những đóng góp mới của luận án (Ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận án).... 12
6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...................... 14
1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận án ........................................................ 14
1.1.1. Khái niệm và bản chất truyện cổ tích ............................................................ 14
1.1.2. Phân loại truyện cổ tích ................................................................................. 18
1.1.3. Khái niệm và bản chất của truyện cổ tích thần kì ........................................ 21

1.1.4. Nhận diện những type truyện cổ tích thần kì tương đồng của Việt Nam và
Ấn Độ ........................................................................................................................ 24
1.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ......................... 29
1.2.1. Phương pháp loại hình học trong khoa nghiên cứu văn học dân gian ...... 29
1.2.2. Phương pháp so sánh trong văn học so sánh ............................................... 31
1.2.3. Nghiên cứu truyện kể dân gian theo type và motif truyện ........................... 34
1.2.4. Nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kì từ phương diện kết cấu và motif ....... 39
1.3. Tổng quan Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ .... 42
1.3.1. Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kì Việt Nam ............................... 42
1.3.2. Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kì Ấn Độ .................................... 51
1.3.3. Tình hình nghiên cứu type truyện Chàng trai khỏe và những người bạn
đồng hành có khả năng khác thường và nhóm type Người tốt bụng được ban
thưởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt ...................................................................... 56
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 62
1


CHƢƠNG 2. SO SÁNH TYPE TRUYỆN CHÀNG TRAI KHỎE VÀ NHỮNG
NGƢỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CÓ KHẢ NĂNG KHÁC THƢỜNG TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ ................................... 63
2.1. Nhận diện type truyện ..................................................................................... 63
2.2. So sánh kết cấu type truyện Chàng trai khỏe và những ngƣời bạn đồng
hành có khả năng khác thƣờng của Việt Nam và Ấn Độ .................................... 68
2.2.1. Kết cấu theo tuyến tính ................................................................................. 68
2.2.2. Kết cấu nhiều tầng bậc.................................................................................. 72
2.3. So sánh những motif chính xây dựng nên cốt truyện và nhân vật Chàng
trai khỏe ................................................................................................................... 76
2.3.1. Những motif tương đồng ............................................................................... 77
2.3.1.1. Motif sự xuất thân kì lạ (T550.2) ................................................................. 77
2.3.1.2. Motif tài năng vượt trội - sức khỏe phi thường và motif những người bạn

đồng hành khác thường[F610] ................................................................................. 80
2.3.1.3. Motif chiến công và sự ban thưởng .............................................................. 87
2.3.2. Một số motif khác góp phần xây dựng nhân vật Chàng trai khỏe trong
truyện của Ấn Độ ..................................................................................................... 91
2.3.2.1. Motif tình yêu qua sợi tóc của nàng công chúa chưa biết mặt (T11.4.1) .... 92
2.3.2.2. Motif linh hồn được cất giấu (E710) và motif dấu hiệu sinh tử (E761] ...... 93
2.3.2.3. Motif tái sinh (E1) ........................................................................................ 97
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 99
CHƢƠNG 3. SO SÁNH NHÓM TYPE TRUYỆN NGƢỜI TỐT BỤNG ĐƢỢC
BAN THƢỞNG VÀ KẺ XẤU BỤNG BỊ TRỪNG PHẠT TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH THẦN KÌ VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ ................................................... 100
3.1. Nhận diện và hệ thống nhóm type truyện Ngƣời tốt bụng đƣợc ban thƣởng và
kẻ xấu bụng bị trừng phạt trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ ........ 100
3.1.1. Nhận diện các type truyện ........................................................................... 100
3.1.2. Hệ thống nhóm type truyện Người tốt bụng được ban thưởng và kẻ xấu
bụng bị trừng phạt trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ .................. 103
3.1.2.1. Những type truyện tương đồng.................................................................. 103
3.1.2.2. Một số type truyện về Người tốt bụng được ban thưởng và kẻ xấu bụng bị
trừng phạt khác của Việt Nam ................................................................................ 108
2


3.1.2.3. Một số type truyện về Người tốt bụng được ban thưởng và kẻ xấu bụng bị
trừng phạt khác của Ấn Độ ..................................................................................... 111
3.2. So sánh kết cấu của các type truyện thuộc nhóm type Ngƣời tốt bụng đƣợc
ban thƣởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt .......................................................... 112
3.2.1. Kết cấu đồng quy .......................................................................................... 113
3.2.2. Kết cấu theo tuyến tính ................................................................................ 119
3.3. So sánh những motif chính xây dựng nên cốt truyện và nhân vật trong
nhóm type Ngƣời tốt bụng đƣợc ban thƣởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt .. 125

3.3.1. Motif sự trợ giúp thần kì (Sự trợ giúp của lực lượng thần kì) .................. 125
3.3.2. Motif cái thiện được ban thưởng ................................................................. 130
3.3.3. Motif cái ác bị trừng phạt ............................................................................ 135
3.3.4. Motif sự bắt chước thất bại .......................................................................... 141
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 145
CHƢƠNG 4. LÝ GIẢI SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ ................................. 146
4.1. Khái quát đặc trƣng truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ............... 146
4.2. Lý giải về sự tƣơng đồng trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ .... 149
4.2.1. Tương đồng về quan niệm thẩm mĩ và phương thức sáng tạo nghệ thuật do
đặc trưng loại hình, do thời đại ra đời của thể loại truyện cổ tích hai nước ...... 149
4.2.2. Tương đồng do quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa và tiếp thu những
nguồn ảnh hưởng ................................................................................................... 151
4.3. Lý giải về sự khác biệt trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ . 156
4.3.1. Khác biệt do khác nhau về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, lịch
sử, văn hóa tộc người ............................................................................................. 156
4.3.2. Khác biệt do phong tục tập quán hai nước khác nhau .............................. 162
4.3.2.1. Vài nét về văn hóa ẩm thực và phong tục trong một số bản kể ................. 162
4.3.2.2. Sự khác nhau về quan niệm hôn nhân ........................................................ 166
4.3.3. Khác biệt do ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng ...................................... 170
4.3.3.1. Sự khác biệt về nguồn gốc thần kì của nhân vật ........................................ 170
4.3.3.2. Sự khác biệt về lực lượng trợ giúp thần kì ................................................. 172
4.3.4. Khác biệt do cách tư duy .............................................................................. 177
4.3.4.1. Thiết chế làng xã và tính thực tiễn của tư duy Việt Nam ........................... 177
3


4.3.4.2. Tính siêu hình và giàu tưởng tượng của tư duy Ấn Độ .............................. 179
Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 182
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 183

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 187
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 188
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TTVHDGNV, VI

Tổng tập văn học dân gian ngƣời Việt, Tập 6

TCHM

Truyện cổ Hơ Mông

KTCTVN (NĐC)

Kho tàng truyện cổ tìch Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi)

TTVHDTTT, II

Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số, Tập 2

TCDTM

Truyện cổ dân tộc Mèo


KTDGXN

Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ, tập 2

TCDTINVN, I

Truyện cổ các dân tộc ìt ngƣời Việt Nam, Tập 1

TCHN

Truyện cổ Hà Nhí

TCLL

Truyện cổ Lô Lô

TCTN

Truyện cổ Tây Nguyên

TCTVN (NC)

Truyện cổ tìch Việt Nam (Nguyễn Cƣờng)

TCDTTH

Truyện cổ các dân tộc Thanh Hóa

TDGT, II


Truyện dân gian Thái, Tập 2

VHDGST

Văn học dân gian Sóc Trăng

TCM

Truyện cổ Mƣờng

TCTMN

Truyện cổ tìch miền núi

VHDGLC

Văn học dân gian Lào Cai

SBTHTC

Sơ bộ tím hiểu truyện Tấm Cám

TCCDTTSAD

Truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số Ấn Độ

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng thống kê các bản truyện của Việt Nam ........................................... 65
Bảng 2.2: Bảng thống kê các bản truyện của Ấn Độ ................................................ 66
Bảng 2.3: Bảng thống kê kết cấu type truyện Chàng trai khỏe và những ngƣời
bạn đồng hành có khả năng khác thƣờng của Việt Nam và Ấn Độ. ................ 68
Bảng 2.4. Dạng thức motif sự sinh nở thần kí/ sự xuất thân kí lạ............................. 79
Bảng 2.5. Các dạng chiến công của nhân vật Chàng trai khỏe ................................. 87
và những ngƣời bạn đồng hành ................................................................................. 87
Bảng 3.1: Bảng thống kê kết cấu nhóm type truyện Ngƣời tốt bụng đƣợc ban
thƣởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt của Việt Nam và Ấn Độ ...................... 113
Bảng 3.2. Các dạng motif sự trợ giúp thần kí ......................................................... 126
Bảng 3.3. Các dạng motif cái thiện đƣợc ban thƣởng ............................................. 130
Bảng 3.4. Các hính thức ban thƣởng ....................................................................... 134
Bảng 3.5. Các dạng motif cái ác bị trừng phạt ........................................................ 135
Bảng 3.6. Các hính thức trừng phạt ........................................................................ 140

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện cổ tìch là một thể loại lớn trong loại hính tự sự dân gian có một sức
hấp dẫn kí lạ và có một đời sống học thuật phong phú. Trong đó, tiểu loại chiếm ƣu
thế và tiêu biểu nhất là truyện cổ tìch thần kí. Nổi bật với những quan niệm nghệ
thuật độc đáo, những hính thức nghệ thuật riêng biệt, nội dung phản ánh hấp dẫn,
cho đến nay, truyện cổ tìch thần kí luôn là đối tƣợng thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của đông đảo giới folklore học.
Trong nhiều thập kỉ qua, việc sƣu tầm biên soạn, nghiên cứu truyện cổ tìch
thần kí ở Việt Nam và ở nhiều nƣớc trên thế giới vẫn luôn đƣợc coi trọng và thu
đƣợc nhiều thành tựu. Các nhà folklore học đã tiến hành nghiên cứu sự ra đời và
nhận diện truyện cổ tìch thần kí, xem xét đặc trƣng và tình chất, nội dung và hính

thức của chúng; tím hiểu mối quan hệ, ảnh hƣởng giữa truyện cổ tìch thần kí và các
thể loại khác, với các loại hính văn nghệ dân gian và văn hoá dân gian; tím hiểu giá
trị văn học và văn hoá học của truyện; nghiên cứu so sánh truyện cổ tìch thần kí các
dân tộc ở Việt Nam và Việt Nam với một số nƣớc Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc…, hay ứng dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu truyện cổ tìch của
các nƣớc trên thế giới vào việc nghiên cứu truyện cổ tìch thần kí ở Việt Nam…
Nhín chung, trong khoa nghiên cứu văn học dân gian nói chung, ngành cổ tìch học
nói riêng, những vấn đề của truyện cổ tìch thần kí đã đƣợc đặt ra, đã có một số công
trính nghiên cứu chuyên sâu, song vẫn còn nhiều vấn đề mới chỉ là những nghiên
cứu sơ bộ ban đầu hoặc có những lĩnh vực nghiên cứu còn bỏ ngỏ.
Truyện cổ tìch thần kí là tiểu loại vừa giàu tình dân tộc vừa mang tình quốc
tế. Khi đối chiếu so sánh Bảng mục lục tra cứu type và motif truyện kể dân gian của
Aarne – Thompson với bảng mục lục type và motif của một số nƣớc, chúng ta nhận
thấy rằng tiểu loại này của các quốc gia trên thế giới có mối tƣơng đồng về loại
hính, có những truyện giống nhau về đề tài, kết cấu, motif, nhân vật, cốt truyện...
Bởi vậy, nghiên cứu so sánh truyện cổ tìch thần kí tƣơng đồng của các dân tộc để

7


tím ra những nét giống và khác trong cùng một loại hính, chỉ ra mối quan hệ quốc tế
và lì giải chúng là việc làm có ý nghĩa khoa học và thiết thực. Đây cũng là hƣớng
nghiên cứu quan trọng, vừa có tình thời sự lâu dài, vừa có ý nghĩa chình trị sâu sắc
trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Ấn Độ là một quốc gia lớn ở Châu Á, là một trong những cái nôi của văn
minh nhân loại, có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rõ với nhiều thành tựu, có sức
lan tỏa và ảnh hƣởng tới nhiều nền văn hóa khác trong đó có Việt Nam. Nhiều nhà
nghiên cứu văn học Ấn Độ ở Việt Nam đã chú ý giới thiệu, biên dịch, nghiên cứu văn
học Ấn Độ, nghiên cứu ảnh hƣởng của văn học Ấn Độ tới Đông Nam Á và Việt Nam.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu truyện cổ tìch Ấn Độ ở Việt Nam cho đến nay hầu nhƣ vẫn

chƣa đƣợc quan tâm. Còn đối với mảng đề tài nghiên cứu văn học so sánh thí hoàn
toàn vắng bóng những đề tài so sánh truyện cổ tìch Việt Nam và Ấn Độ.
Nhận rõ vị trì, tầm quan trọng của việc tím hiểu những nền văn học, văn hóa
khác nhau trên thế giới, góp phần vào việc thúc đẩy tiến trính hội nhập và phát triển,
chúng tôi qua nhiều năm nghiên cứu khoa học đã lựa chọn đề tài: So sánh truyện cổ
tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đìch nghiên cứu của luận án là nghiên cứu so sánh một số type truyện
cổ tìch thần kí của Việt Nam và Ấn Độ từ phƣơng diện kết cấu và motif để tím ra
những nét tƣơng đồng, khác biệt trong truyện cổ tìch thần kí hai nƣớc, tím ra những
mối quan hệ ảnh hƣởng do quá trính giao lƣu, tiếp xúc văn hóa. Trên cơ sở đó thấy
đƣợc những nét giống và khác nhau của văn hóa hai dân tộc và văn hóa quốc tế. Ở
mức độ cao hơn, luận án muốn hƣớng tới việc nhận thức rõ hơn về bản chất và đặc
trƣng của truyện cổ tìch thần kí Việt Nam và Ấn Độ.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án mà chúng tôi thực hiện là: sƣu tầm, tập
hợp, dịch thuật, hệ thống các văn bản truyện thuộc type truyện Chàng trai khỏe và
những ngƣời bạn đồng hành có khả năng khác thƣờng, nhóm type truyện Ngƣời tốt
bụng đƣợc ban thƣởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt của Việt Nam và Ấn Độ; khảo
sát, so sánh về kết cấu và những motif chình xây dựng nên cốt truyện và nhân vật.
8


Trên cơ sở khảo sát, so sánh, tím ra những nét tƣơng đồng và khác biệt, đồng thời lì
giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tiểu loại truyện cổ tìch thần kí của Việt
Nam và Ấn Độ. Trong đó, phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung thống kê và
khảo sát so sánh những bản truyện thuộc type Chàng trai khỏe và những ngƣời bạn
đồng hành có khả năng khác thƣờng và nhóm type Ngƣời tốt bụng đƣợc ban thƣởng
và kẻ xấu bụng bị trừng phạt. Cùng với việc nghiên cứu văn bản học, luận án cũng

hƣớng tới tím hiểu một số hính thức sinh hoạt văn hóa, tìn ngƣỡng, phong tục trong
đời sống có liên quan đến những tính tiết, motif trong các type truyện.
Chúng tôi nhận thấy type Chàng trai khỏe và những ngƣời bạn đồng hành có
khả năng khác thƣờng và nhóm type Ngƣời tốt bụng đƣợc ban thƣởng và kẻ xấu
bụng bị trừng phạt là hai nhóm type phong phú về số lƣợng bản truyện, đa dạng về
nội dung phản ánh, có tình khái quát và tình xã hội cao, có những loại nhân vật tiêu
biểu cho nhân vật truyện cổ tìch thần kí. Những type truyện này thể hiện đƣợc
những đặc trƣng cơ bản và là những nhóm truyện cổ tìch thần kí phổ biến. Trong
đó, loại truyện về Chàng trai khỏe là ―loại truyện có tình chất kế tiếp, gần gũi với
thần thoại, chủ yếu nói về những nhân vật tham gia vào công cuộc đấu tranh thiên
nhiên rộng lớn của mỗi dân tộc‖ [Đinh Gia Khánh, 2005, tr. 617]. Các nhân vật
Chàng trai khỏe cũng gần gũi với các nhân vật vũ trụ trong thần thoại. Nhóm truyện
về Ngƣời tốt bụng đƣợc ban thƣởng và kẻ xấu bụng bị trừng phạt ra đời sau, khi gia
đính mẫu quyền của thị tộc mẫu hệ tan rã nhƣờng chỗ cho gia đính phụ quyền với
uy quyền tập trung vào ngƣời đàn ông trong gia đính. Trên cơ sở xã hội và cơ sở
kinh tế sâu xa ấy đã xuất hiện loại truyện về các nhân vật tốt bụng là những con
ngƣời bất hạnh, mồ côi, ngƣời em… trong nhóm truyện này.
Việc lựa chọn hai nhóm type ra đời ở hai giai đoạn khác nhau, phản ánh về
những chủ đề và loại nhân vật khác nhau phần nào giúp chúng tôi có cái nhín đầy
đủ và bao quát hơn về tiểu loại truyện cổ tìch thần kí để từ đó đƣa ra những nhận
định thật sự khoa học.
9


Về phạm vi tƣ liệu của luận án, chúng tôi đã khảo sát 131 bản truyện cổ tìch
thần kí thuộc hai nhóm type truyện nêu trên, trong đó có 96 truyện của Việt Nam và
35 truyện của Ấn Độ từ các tập và tuyển tập truyện cổ dân gian của hai nƣớc đã
đƣợc xuất bản. Với tài liệu của Việt Nam, chúng tôi khảo sát văn bản trong một số
cuốn: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 5 tập của Nguyễn Đổng Chi (1978, 2013),
Truyện cổ tích Việt Nam do Nguyễn Cừ tuyển chọn và giới thiệu (2006); Tập VI về

Truyện cổ tích thần kỳ và tập VII về Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt
trong bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt (2004, 2005). Ngoài ra chúng tôi
còn sử dụng khá nhiều cuốn sách sƣu tầm, biên soạn truyện kể dân gian các tỉnh
hoặc của một số dân tộc nhƣ: Truyện cổ Việt Bắc; Truyện cổ Tây Nguyên; Truyện
cổ các dân tộc thiểu số Việt Nam; Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số
Việt Nam, phần Truyện cổ tích thần kỳ, tập 15; Truyện dân gian Lai Châu; Truyện
dân gian Thái; Truyện cổ H’mông; Truyện cổ Mường; Truyện cổ Tày – Nùng…
Với tài liệu truyện Ấn Độ, chúng tôi chủ yếu thống kê trong các tuyển tập
bằng tiếng Anh: Tuyển tập truyện kể dân gian và văn vần Kachari (A Collection of
Kachari Folktales and Rhymes); Truyện kể dân gian Santal (Santal Folk Tales);
Hòn ngọc phương Đông: Văn hóa dân gian Ấn Độ (The Orient Pearls: Indian
Folklore); Người Baiga (The Baiga); Ngôn ngữ Pashai, Ngôn ngữ biên giới ẤnIran, tập III (The Pashai Language, Indo-Iranian Frontier Languages, vol III);
Truyện kể dân gian Ceylon (Village Folk-Tales of Ceylon); Truyện cổ Punjab
(Tales of the Punjab); Truyện cổ tích Bengal (Bengal Fairy Tales); Truyện kể dân
gian Bengal (Folk-Tales of Bengal); Văn hóa dân gian Salsette (Folklore in
Salsette); Những người Shan ở nhà (The Shans at Home); Văn hóa dân gian miền
Tây Ấn Độ (Folklore in Western India); Ngôn ngữ Pashai (The Pashai Language);
Văn hóa dân gian Telegus (Folklore of the Telegus); Truyện cổ Deccan (Deccan
Nursery Tales); Câu chuyện về mặt trời hay Văn hóa dân gian miền Nam Ấn Độ
(Tale of the Sun or Folklore of Southern India); Truyện kể dân gian Tây Tạng (Folk
Tales from Tibet); Truyện kể dân gian Himalaya (Folk Tales from Himalayas);
Truyện kể dân gian Kashmir (Folk Tales of Kashmir); Truyện cổ tích Ấn Độ (Indian

10


Fairy Tales)…Trong số 35 truyện của Ấn Độ chỉ có 5 truyện đã đƣợc dịch sang
tiếng Việt là Hoàng tử Serđin, Hãy chập vào, Các chàng trai dũng cảm làng
Kônmen, Chàng Đhur Xing tốt bụng, Người em chột mắt. 30 truyện còn lại, chúng
tôi dịch mới từ tiếng Anh sang tiếng Việt (xem phụ lục 3 và 7)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp sau:
4.1. Phương pháp so sánh loại hình
Đây là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng để nghiên cứu đề tài này. Chúng
tôi sử dụng phƣơng pháp này để so sánh, đối chiếu loại hính một số type truyện cổ
tìch thần kí của Việt Nam và Ấn Độ về mặt kết cấu và các motif truyện. Chúng tôi
cũng so sánh cả về mặt nội dung và hính thức nghệ thuật nhằm tím hiểu mối quan
hệ giữa các yếu tố đó, đồng thời chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa các truyện
và văn hóa giữa các dân tộc trong sự vận động của thời gian và không gian văn hóa
của hai nƣớc. Từ những bảng mục lục tra cứu type và motif truyện kể dân gian,
chúng tôi tập hợp những bản truyện theo các type truyện. Những bản truyện không
có trong bảng mục lục tra cứu type mà chúng tôi khảo sát đƣợc cũng sẽ đƣợc bổ sung
vào type tƣơng ứng. Thực chất của việc nghiên cứu này là nghiên cứu kết cấu, hính
thức của tác phẩm truyện cổ tìch nhằm mô tả mô hính kết cấu của type truyện và các
motif truyện. Việc so sánh những motif chình của type truyện cũng đồng thời với việc
so sánh những motif cấu thành cốt truyện và xây dựng nên hính tƣợng nhân vật.
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong quá trính khảo sát, thống kê các type
truyện, các dị bản truyện, các motif tiêu biểu về cả ý nghĩa và những dạng thức cơ
bản trong một số type truyện cổ tìch thần kí của Việt Nam và Ấn Độ để có những số
liệu, tỉ lệ làm cơ sở triển khai các nội dung của luận án và đƣa ra những lì giải, kết
luận khoa học.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sau khi hoàn thành bƣớc thống kê tƣ liệu, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
phân tìch nội dung các bản truyện, phân tìch dạng thức, đặc điểm của kết cấu
11


truyện, phân tìch những motif chình cấu thành cốt truyện và xây dựng nên hính
tƣợng nhân vật, từ đó tổng hợp, khái quát về đặc điểm nhân vật và cốt truyện, đặc

điểm thẩm mĩ và phƣơng thức sáng tạo nghệ thuật của truyện cổ tìch thần kí.
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp liên ngành để xem xét các cốt truyện cổ tìch
thần kí dƣới nhiều góc độ, tạo nên cái nhín tổng thể và toàn diện về thể loại truyện
cổ tìch của Việt Nam và Ấn Độ. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành đƣợc sử dụng
để tiếp cận văn bản, tiếp cận nhân vật và các motif truyện dƣới góc độ lịch sử, địa lì,
văn học, văn hóa, dân tộc học, xã hội học…từ đó lì giải nguồn gốc lịch sử xã hội
của motif truyện cổ tìch và lì giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt
trong truyện cổ tìch thần kí và trong văn hóa hai nƣớc.
5. Những đóng góp mới của luận án (Ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận án)
- Về kết quả nghiên cứu: Luận án là công trính khoa học đầu tiên nghiên cứu
so sánh một cách chuyên sâu và hệ thống về truyện cổ tìch thần kí Việt Nam và Ấn
Độ. Luận án đã khảo sát, phân tìch so sánh 16 type truyện cổ tìch thần kí tƣơng
đồng gồm 131 bản truyện của Việt Nam và Ấn Độ về phƣơng diện kết cấu và motif,
khái quát những giá trị tiêu biểu, tím ra những nét tƣơng đồng và khác biệt, đồng
thời lì giải nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt đó.
- Về mặt tƣ liệu: Luận án đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt 30 bản
truyện cổ tìch thần kí của Ấn Độ, giúp ngƣời đọc hiểu biết thêm về truyện cổ tìch,
văn hóa, đất nƣớc và con ngƣời Ấn Độ .
- Về mặt nghiên cứu và giảng dạy: Luận án sẽ cung cấp tài liệu tham khảo và
nội dung giảng dạy cho những môn học liên quan nhƣ: Văn học dân gian Việt Nam,
Văn học Ấn Độ, Nghiên cứu văn học dân gian theo phƣơng pháp loại hính, Nghiên
cứu văn học so sánh trong trƣờng đại học, Motif văn học dân gian Việt Nam và
Châu Á.
- Về mặt đối ngoại: Luận án nghiên cứu so sánh truyện cổ tìch Việt Nam và
Ấn Độ trong sự đối sánh hai nền văn hóa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần tăng cƣờng
sự hiểu biết lẫn nhau trong quá trính hội nhập để phát triển.
12



6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
án gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lì luận và tổng quan về đề tài
Chƣơng 2. So sánh type truyện Chàng trai khỏe và những ngƣời bạn đồng
hành có khả năng khác thƣờng trong truyện cổ tìch thần kí Việt Nam và Ấn Độ
Chƣơng 3. So sánh nhóm type truyện Ngƣời tốt bụng đƣợc ban thƣởng và kẻ
xấu bụng bị trừng phạt trong truyện cổ tìch thần kí Việt Nam và Ấn Độ
Chƣơng 4. Lý giải sự tƣơng đồng và khác biệt trong truyện cổ tìch thần kí
Việt Nam và Ấn Độ

13


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận án
1.1.1. Khái niệm và bản chất truyện cổ tích
Truyện cổ tìch là một thể loại lớn trong loại hính tự sự dân gian, phổ biến ở
hầu hết các quốc gia. Việc nghiên cứu truyện cổ tìch, xác định bản chất thể loại và
đƣa ra một định nghĩa chình xác thực sự không phải là việc làm đơn giản. Để xác
định đúng bản chất thể loại truyện cổ tìch, một số nhà nghiên cứu trƣớc đây đã có
sự phân định ranh giới giữa truyện cổ tìch với một số thể loại gần gũi khác nhƣ thần
thoại, truyền thuyết.
Ở Việt Nam, từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX đến những năm đầu của
thế kỉ XXI, nhiều chuyên khảo, nhiều bộ giáo trính đi sâu nghiên cứu đặc điểm các
thể loại truyện kể dân gian, đã đƣa ra những giới thuyết, xác định bản chất, khái
niệm, bổ sung nội dung vào những định nghĩa về truyện cổ tìch.
Các tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên trong giáo trính Lịch sử văn
học Việt Nam- Văn học dân gian đã đƣa ra những cơ sở so sánh thần thoại với

truyện cổ tìch để từ đó chỉ ra ba đặc điểm chình và xác định nội hàm, bản chất
truyện cổ tìch nhƣ sau:
- Thần thoại là những truyện trong đó nhân vật là thần, còn những truyện cổ
tìch là truyện trong đó nhân vật là ngƣời,… Nhân vật chình trong truyện cổ tìch là
ngƣời, lấy nguyên mẫu trong xã hội loài ngƣời.
- Thần thoại là sáng tác dân gian thời nguyên thuỷ, là đặc sản chủ yếu của xã
hội thị tộc, khi chƣa phân biệt giai cấp… khác với thần thoại, truyện cổ tìch phần
lớn xuất hiện khi xã hội thị tộc tan rã và đƣợc thay thế bằng gia đính riêng lẻ khi xã
hội có phân chia giai cấp, và ―truyện cổ tìch chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh xã
hội, nội dung chình của lịch sử khi ấy‖.
- Thần thoại hấp dẫn chúng ta bằng những hính tƣợng mỹ lệ và táo bạo ví nội
dung chất phác nhƣng kí vĩ của sự tìch. Truyện cổ tìch lôi cuốn chúng ta vào những
nỗi niềm vui khổ, vào không khì đấu tranh chống cƣờng quyền của những con

14


ngƣời bị áp bức. Hai thể loại, hai tình cách, hai cách tác động đến ý thức thẩm mĩ.
[Đinh Gia Khánh, 1973, tr. 86-170].
Theo quan điểm này thí thời điểm ra đời và tồn tại, đặc điểm nhân vật, nội
dung phản ánh và hính thức nghệ thuật của truyện cổ tìch đã nói lên bản chất thể
loại, nội hàm truyện cổ tìch.
Nghiên cứu cụ thể nhiều truyện cổ tìch Việt Nam, chúng ta cũng thấy rõ mối
quan hệ đan xen giữa thần thoại, truyền thuyết với truyện cổ tìch. Chẳng hạn trong
nhiều truyện của type truyện Thạch Sanh và dũng sĩ diệt đại bàng cứu ngƣời đẹp
hay trong type truyện Chàng trai khỏe và những ngƣời bạn đồng hành có khả năng
khác thƣờng… chúng ta thấy rõ có lớp thần thoại dƣới lớp cổ tìch. Lớp thần thoại
ẩn trong những motif nhƣ sự xuất thân kí lạ, sinh nở thần kí, tài năng và sức vóc của
ngƣời anh hùng khổng lồ… Những lớp truyện cổ tìch xuất hiện trong giai đoạn xã
hội có sự phân chia giai cấp ở thời kí xã hội phong kiến nổi bật với những hính

tƣợng nông dân và địa chủ, phú ông; những vị vua, hoàng tử, công chúa và ngƣời
dân thƣờng.
Về bản chất thể loại của truyện cổ tìch, nhóm tác giả Lê Chì Quế (chủ biên),
Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, trong cuốn giáo trính Văn học dân gian Việt
Nam cũng chỉ rõ:
- Truyện cổ tìch là sáng tác dân gian trong loại hính tự sự mà thuộc tình của
nó là xây dựng trên những cốt truyện.
- Truyện cổ tìch là tác phẩm nghệ thuật đƣợc xây dựng thông qua sự hƣ cấu
nghệ thuật thần kí.
- Truyện cổ tìch là một thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian, đƣợc hính
thành một cách lịch sử.
- Sự hƣ cấu thần kí trong truyện cổ tìch do hiện thực đời sống quyết định và
nó cũng chịu sự biến đổi theo tiến trính lịch sử. [Lê Chì Quế, 1990, tr. 132].
Chu Xuân Diên trong Từ điển văn học (Bộ mới) trên cơ sở tổng hợp một số ý
kiến của các tác giả đã nêu ra khái niệm về truyện cổ tìch, khái quát nội hàm truyện
cổ tìch: Truyện cổ tìch đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thuỷ… phát triển chủ yếu
trong xã hội có giai cấp; chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội; Truyện cổ tìch biểu
15


hiện cách nhín hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những
quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội và ƣớc mơ về một cuộc
sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại; Truyện cổ tìch là sản phẩm của trì tƣởng tƣợng
phong phú của nhân dân và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tƣởng tƣợng thần kí tạo
nên một đặc trƣng nổi bật trong phƣơng thức phản ánh hiện thực và ƣớc mơ. [Đỗ
Đức Hiểu, 2004]
Gần đây, trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nguyễn Bìch
Hà dựa trên những nghiên cứu về truyện cổ tìch đã tạm nêu định nghĩa về truyện cổ
tìch: ―Truyện cổ tìch là những truyện kể có yếu tố hoang đƣờng kí ảo. Nó ra đời từ
sớm nhƣng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt. Qua

những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trính bày kinh nghiệm sống, quan
niệm đạo đức, lý tƣởng và mơ ƣớc của nhân dân lao động về một xã hội công bằng,
dân chủ, hạnh phúc.‖ [Nguyễn Thị Bìch Hà, 2012, tr. 75].
Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian xuất bản mới nhất (năm 2014) do
Vũ Anh Tuấn chủ biên đã đƣa ra nhận định khái quát về truyện cổ tìch: ―Truyện cổ
tìch là những sáng tác dân gian thuộc loại hính tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ
thuật kí ảo để thể hiện cái nhín hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan
niệm về đạo đức cũng nhƣ về công lý xã hội và ƣớc mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn
của nhân dân lao động‖ [Vũ Anh Tuấn, 2014, tr. 116].
Ở Ấn Độ, việc phân loại truyện kể dân gian để xác định từng thể loại đã
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian quan tâm đến. Tuy nhiên, theo K.D.
Upahhyaya ―rất khó để phân loại truyện kể dân gian Ấn Độ. Bởi các thể loại thần
thoại, truyền thuyết, truyện cổ tìch, truyện ngụ ngôn và những thể loại truyện truyền
miệng khác là gần nhƣ không có ranh giới‖ [K.D. Upahhyaya, tr. 225]. Ví vậy,
truyện cổ tìch có thể xuất hiện trong nhiều loại truyện theo các chủ đề khác nhau
nhƣ truyện về tính yêu, truyện mang yếu tố siêu nhiên, truyện tôn giáo.
Khái niệm và bản chất truyện cổ tìch theo quan điểm của Ấn Độ cũng đƣợc
một số nhà nghiên cứu Folklore Ấn Độ đề cập đến. Trong bài báo ―Bản chất của
truyện dân gian Ấn Độ‖, Shubha Tiwari, giáo sƣ đại học Pandit Ravi Shankar,
Raipur, Chhatisgarh, Ấn Độ phân biệt sự khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ

16


tìch: ―Truyền thuyết thƣờng có nguồn gốc trong lịch sử. Truyền thuyết dựa trên
những sự kiện có thật và những con ngƣời thực tế. Những câu chuyện này đƣợc
phóng đại và sáng tạo. Trong khi truyện cổ tìch hoàn toàn là những điều tƣởng
tƣợng; truyền thuyết là hiện thực và có cơ sở lịch sử. Truyền thuyết nhắc nhở mọi
ngƣời về những nỗ lực tiềm năng của con ngƣời.‖. Về bản chất truyện cổ tìch, ông
cho rằng ―những câu chuyện cổ tìch có một chút phép thuật. Phép lạ và những điều

kí lạ xảy ra dễ dàng trong truyện cổ tìch‖. Chứng minh cho điều này, Shubha đƣa ra
một vì dụ cụ thể về một cốt truyện cổ tìch nhƣ sau:
―Có một bà lão nuôi một con chuột cái. Bà luôn yêu thƣơng và chăm sóc nó
chu đáo. Sau đó, bà sắp xếp cho con chuột kết hôn với một ngƣời đàn ông. Ngƣời
đàn ông này cảm thấy rất xấu hổ về cô vợ chuột của mính. Anh ta yêu cầu cô chỉ
đƣợc sống ở tầng trên của ngôi nhà. Cô vợ chuột hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của
mính trong đêm một cách tốt đẹp. Điều này đã diễn ra trong một thời gian dài. Cuối
cùng thần Shiva và nữ thần Parvati đã ban phƣớc cho cô trở thành một ngƣời phụ
nữ xinh đẹp và sống hạnh phúc‖. [Shubha Tiwari, 2013,
/>Silima Nanda, Tiến sĩ trƣờng Đại học Mở Quốc gia Indira Gandhi trong bài
báo ―Chân dung phụ nữ trong truyện cổ tích‖ cho rằng: ―Truyện cổ tìch đƣợc xem
là những câu chuyện hoang đƣờng hay phép thuật, có nguồn gốc từ nhiều câu
chuyện nhỏ có từ hàng ngàn năm trƣớc. Chúng liên quan đến tìn ngƣỡng, nghi lễ,
giá trị và kinh nghiệm của những ngƣời ngoại đạo. Tuy nhiên, trải qua thời gian,
chúng đã biến đổi và lan tỏa một cách tự nhiên trong đời sống tinh thần của họ.‖
[Silima Nanda, 2014, tr. 246].
Nhƣ vậy, từ những định nghĩa, giới thuyết về truyện cổ tìch nêu trên, có thể
tóm lƣợc về khái niệm, bản chất, đặc trƣng của thể loại cổ tìch: Truyện cổ tích chủ
yếu ra đời trong thời kì công xã thị tộc tan rã, phát triển mạnh trong xã hội có giai
cấp; là những câu chuyện tưởng tượng phản ánh thế giới hiện thực bằng những yếu
tố hư cấu, phép thuật và kì ảo; là những truyện kể theo những công thức định sẵn,
có tính hoàn tất; phản ánh những triết lí, thái độ nhân sinh, quan điểm đạo đức,
ước mơ của tác giả dân gian.
17


1.1.2. Phân loại truyện cổ tích
Cho đến nay, căn cứ vào hiện thực sáng tác và lƣu truyền truyện cổ tìch cũng
nhƣ căn cứ vào bản chất, đặc điểm cốt truyện, trong giới nghiên cứu văn học dân
gian ở Việt Nam đã tƣơng đối thống nhất phân loại truyện cổ tìch ra thành ba tiểu

loại là: truyện cổ tìch loài vật (hay động vật), truyện cổ tìch thần kí và truyện cổ tìch
sinh hoạt.
Trong Bảng chỉ dẫn các type truyện dân gian của Aarne (Phần Lan) xây
dựng năm 1910 và Bảng mục lục các type truyện dân gian của Aarne – Thompson
năm 1932, truyện cổ tìch đƣợc phân loại gồm ba nhóm chình: truyện cổ tìch loài vật,
truyện cổ tìch thuần túy và truyện hài hƣớc. Cuốn Từ điển Type truyện dân gian Việt
Nam do Nguyễn Thị Huế chủ biên soạn 33 type truyện cổ tìch loài vật, 108 type
truyện cổ tìch thần kí và 75 type truyện cổ tìch sinh hoạt [Nguyễn Thị Huế, 2012, tr.
247 - 286].
Truyện cổ tích loài vật:
Loại truyện này có kết cấu đơn giản thƣờng gồm một lớp truyện, phản ánh về
thế giới động vật. Nhân vật chình trong các truyện là các con vật nhƣng qua ngôn
ngữ và nghệ thuật của ngƣời kể truyện, chúng cũng có suy nghĩ nhƣ con ngƣời. Hính
tƣợng con vật đóng vai trò chình trong kết cấu và dẫn dắt cốt truyện. Qua cuộc sống
sinh tồn và mối quan hệ của loài vật, truyện cũng có liên hệ với những mối quan hệ
của con ngƣời.
Loại truyện cổ tìch loài vật ở Việt Nam hiện nay còn đƣợc sƣu tập trong các
bộ truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số nhiều hơn là ở ngƣời Việt, vì dụ các
truyện Hổ và thỏ (Chăm), Thỏ và hổ, Khỉ và rùa; Thỏ, Y Rit và các con vật (Ê đê),
Cọp và thỏ, Thỏ cứu hổ thoát chết (M‘Nông), Con thỏ ranh mãnh (Xơ Đăng), Gà
rừng, hoẵng và rựa (Nùng), Hươu và rựa (Tày), Gà, khỉ và hoẵng (Thái), Con ếch
tinh ranh (Xê Đăng), Sự tích vết rạn trên mai rùa, Hai con rái cá và chó sói (Khơ
Me Nam Bộ), Bướm và sâu (Khơ Me), Rết và ốc sên (Dao), Loài kiến và những con
vật trong rừng (Chăm), Vụ kiện châu chấu (Kinh), Châu chấu và đàn khỉ (Nùng,
H‘mông, Giáy, Hà Nhí), Gà mượn mào vịt (Cao Lan), Gà và vịt (Lô Lô), Trâu và

18


ngựa (H‘Rê), Mèo và cò (Mảng), Tình nghĩa gà vịt (Vân Kiều), Trâu thiếu răng,

ngựa không sừng (Xê Đăng), v.v…
Truyện cổ tích thần kì:
Loại truyện này chiếm tỉ lệ nhiều nhất, phong phú nhất trong truyện cổ tìch,
lấy yếu tố thần kí làm thủ pháp nghệ thuật cơ bản, tạo nên đặc điểm loại hính của
cốt truyện. Yếu tố thần kí đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và diễn biến của cốt
truyện, làm phƣơng tiện trợ giúp cho nhân vật trong những hoàn cảnh khó khăn,
đồng thời để truyền đạt những quan niệm đạo đức hay một bài học giáo huấn đối
với con ngƣời.
Truyện cổ tìch thần kí phổ biến ở nhiều dân tộc, là tiểu loại thể hiện rõ tình
tƣơng đồng về loại hính. Những truyện cổ tìch thần kí tiêu biểu là những truyện về
các nhân vật hay mang chủ đề phản ánh về: ngƣời lao động nghèo khổ, đứa trẻ mồ
côi, ngƣời con riêng, ngƣời em út, ngƣời khỏe tài ba, ngƣời xấu xì có tài, chàng
dũng sĩ …
Truyện cổ tích sinh hoạt:
Truyện cổ tìch sinh hoạt có nội dung phản ánh những sinh hoạt gia đính nhƣ
quan hệ vợ chồng, quan hệ bố mẹ với con cái, quan hệ anh, chị em; quan hệ xã hội
nhƣ giữa chủ và tớ, nông dân với địa chủ, phú ông, tăng lữ, ngƣời dân lao động với
vua, quan phong kiến; truyện về ngƣời thông minh và kẻ ngốc. Giáo trính Văn học
dân gian do Vũ Anh Tuấn chủ biên phân chia truyện cổ tìch sinh hoạt theo hai
mảng: Mảng truyện về trì tuệ của con ngƣời và những truyện về đề tài đạo đức [Vũ
Anh Tuấn, 2014, tr. 123].
Những truyện cổ tìch sinh hoạt tiêu biểu nhƣ: Gái ngoan dạy chồng, Truyện
Vợ chàng Trương hay Người thiếu phụ Nam Xương, Giết chó khuyên chồng, Mài
dao dạy vợ, Sự tích chim quốc, Sự tích năm trâu sáu cột hay Bắt cô trói cột, Cô bé
chăn vịt, Cậu bé thông minh, Người vợ thông minh, Giận mày tao ở với ai hay
Phương hoàng đất, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại, Kén rể, Chàng ngốc đi buôn,
Làm theo lời vợ dặn, Chàng ngốc học khôn…
Ở Ấn Độ, các nhà nghiên cứu truyện kể dân gian Ấn Độ có những cách phân
loại truyện dân gian theo nhiều cách khác nhau, hầu nhƣ không tách rời các thể loại.
19



Phân loại truyện dân gian có thể đƣợc thực hiện theo mô hính, chủ đề, nội dung và
mục đìch kể chuyện.
A.K. Ramanujan là nhà nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian và ngôn ngữ
học Ấn Độ. Khi phân loại truyện dân gian Ấn Độ, ông đặc biệt chú ý đến bối cảnh
của câu chuyện. Ông phân loại truyện kể dân gian thành: truyện ngƣời đàn ông làm
trung tâm, truyện ngƣời phụ nữ làm trung tâm, truyện gia đính làm trung tâm,
truyện thần làm trung tâm, truyện động vật làm trung tâm, truyện hài hƣớc, truyện
trong truyện. Trong đó, truyện cổ tìch gồm: truyện ngƣời đàn ông làm trung tâm,
truyện ngƣời phụ nữ làm trung tâm và truyện động vật làm trung tâm.
Theo Ramanujan, truyện ngƣời đàn ông làm trung tâm (Male- centered tales)
kể về một ngƣời đàn ông là nhân vật chình của truyện. Nhân vật ra đi để thực hiện
những nhiệm vụ khó khăn và trải qua nhiều thử thách. Nhân vật nhận đƣợc sự giúp
đỡ của thế lực siêu nhiên…, giành chiến thắng và đƣợc ban thƣởng, đƣợc kết hôn
với cô gái đẹp.
Trong truyện phụ nữ làm trung tâm (Women- centered tales), phụ nữ vƣợt
trội hơn đàn ông, là nhân vật chình, thể hiện sự năng động, dũng cảm và thông
minh. Họ thƣờng giúp đỡ những ngƣời đàn ông đang gặp rắc rối. Trong những câu
chuyện này, vai trò của nhân vật bị đảo ngƣợc, đàn ông thí ngu ngốc còn phụ nữ thí
khôn ngoan. Họ giải cứu những ngƣời đàn ông ngu ngốc và yếu đuối.
Truyện động vật làm trung tâm (Animal centered tales) đƣợc phân loại rất
rộng. Có một số lƣợng truyện lớn dƣới dạng truyện Jataka và Panchatantra, nhân
cách hóa động vật và truyền lại những giá trị vĩnh cửu một cách thú vị. Câu chuyện
về Khỉ và Cá sấu, Rùa và Ngỗng, Hang động đƣợc nói đến là một số vì dụ phổ biến.
[Ramanujan, 1991, tr. XXIII-XXIX]
K.D. Upahhypaya, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ấn Độ và cũng là ngƣời
thành lập Viện Văn hóa Dân gian Ấn Độ tại Allahbad đã đƣa ra một cách phân loại
khác của truyện dân gian Ấn Độ trong công trính Phân loại và đặc điểm chính của
truyện kể dân gian Ấn Độ (2009), với các loại truyện nhƣ sau:

- Truyện tôn giáo (Religious tales) là những câu chuyện đã đƣợc xác định từ
tôn giáo cốt lõi.
20


- Truyện giáo huấn (Didactic tales) nhƣ Jatak kathas kể về những lần sinh
trƣớc của Đức Phật. Loại truyện này không thiên về tình giải trì mà quan trọng hơn
là thiên về việc đƣa ra những bài học và truyền đạt một thông điệp đạo đức.
- Truyện tính yêu ( Love stories) dành cho tất cả các truyện dân gian của Ấn
Độ. K.D. Upahhypaya giới thuyết: Tính yêu luôn là một động lực mạnh mẽ của văn
học nói chung. Saleem và Anarkali, Sohni và Mahiwal, Bajirao và Mastani, Prithvi
Raj và Sanyukta, Shivaji và Saibai, Dhola và Maru, Mirza và Saahiba, SassiPunnu là một số truyện dân gian yêu thìch và quan trọng của Ấn Độ.
- Truyện giải trì (Tales of Entertainment) là loại truyện đƣợc tạo ra chỉ để
giải trì với mục đìch gây cƣời và kết nối với mọi ngƣời.
- Truyền thuyết địa phƣơng ( Local Legends): Ấn Độ là vùng đất của những
huyền thoại địa phƣơng. Mỗi vùng miền, xứ sở đều có những anh hùng địa phƣơng.
Vì dụ Alha và Udal, hai anh em dũng cảm là những huyền thoại địa phƣơng của
Bundelkhand và Baghelkhand. Pahalwan Gama, ngƣời hầu của gia đính Hoàng gia
và Ghag, Dak là những huyền thoại địa phƣơng của vùng đông bắc và các khu vực
lân cận.
- Huyền thoại (Myths): Đây là nơi ranh giới giữa dân gian và thần thoại đƣợc
hợp nhất. Vikram và Baital, Sulsa và Satuka và những câu chuyện về những giấc
mơ khác nhau của các vị vua và hoàng hậu tạo thành những câu chuyện thần thoại.
Câu chuyện về Savitri và Satyavan cũng có thể đƣợc tham gia vào nhóm này.
[Upadhyaya, 2009, tr. 225-226].
Nhƣ vậy truyện cổ tìch nằm trong loại truyện giáo huấn và truyện tính yêu.
1.1.3. Khái niệm và bản chất của truyện cổ tích thần kì
Ở Việt Nam, về khái niệm truyện cổ tìch thần kí, ý kiến của các nhà nghiên
cứu nhƣ Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Lê Chì Quế, Đức Ninh… là tƣơng đối
thống nhất khi phân biệt với những tiểu loại truyện cổ tìch khác ở cách xây dựng

nhân vật, xây dựng cốt truyện, phƣơng pháp phản ánh thực tại… Trong đó tiêu chì
xác định tiểu loại truyện cổ tìch thần kí là vai trò quan trọng của yếu tố thần kí trong
việc xây dựng cốt truyện và xây dựng nhân vật.

21


×