Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Biện pháp cưỡng chế trong luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ BÍCH HÀ

BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ BÍCH HÀ

BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Phúc

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người cam đoan

Trần Thị Bích Hà

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT: Cơ quan điều tra
TAND: Tòa án nhân dân
TAQS: Tòa án quân sự
TTHS: Tố tụng hình sự
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN
PHÁP CƢỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ................................. 7
1.1. Nhận thức cơ bản về biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự ............. 7
1.1.1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự ........................... 7
1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm 2015 ..... 12
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm
2015 ................................................................................................................. 14
1.2. Lịch sử phát triển quy định về các biện pháp cưỡng chế trong pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam .................................................................................... 15
1.2.1. Thời kì phong kiến Việt Nam thuộc địa Pháp đến trước Cách mạng
tháng Tám 1945............................................................................................... 15
1.2.2. Thời kì sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước 1975 ................... 18
1.2.3. Thời kì sau năm 1975 đến nay .............................................................. 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 23
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ TRONG BỘ
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015..................................................... 25
2.1. Những điểm mới về các biện pháp cưỡng chế trong Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015 .................................................................................................... 25
2.1.1. Tách biệt biện pháp cưỡng chế với biện pháp ngăn chặn; tập trung các
quy định về biện pháp cưỡng chế vào một Mục trong Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 ......................................................................................................... 26
2.1.2. Quy định mới về biện pháp phong tỏa tài khoản .................................. 28
iii



2.1.3. Quy định đầy đủ, chi tiết về áp giải, dẫn giải ....................................... 31
2.1.4. Quy định về hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản .... 33
2.1.5. Quy định về các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân .................... 34
2.2. Các biện pháp cưỡng chế trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ......... 37
2.2.1. Áp giải, dẫn giải .................................................................................... 37
2.2.2. Kê biên tài sản ....................................................................................... 42
2.2.3. Phong tỏa tài khoản ............................................................................... 49
2.2.4. Biện pháp cưỡng chế tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nh n
liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; buộc nộp một khoản tiền để
bảo đảm thi hành án ........................................................................................ 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 65
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ BIỆN
PHÁP CƢỠNG CHẾ ..................................................................................... 66
3.1. Thuận lợi, khó khăn trong áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 về biện pháp cưỡng chế trong giải quyết vụ án hình sự................. 66
3.1.1. Thuận lợi ............................................................................................... 66
3.1.2. Khó khăn ............................................................................................... 68
3.2. Dự kiến một số vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình áp dụng quy
định của BLTTHS năm 2015 về các biện pháp cưỡng chế ............................ 69
3.2.1.Chưa có quy định về việc áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế............. 69
3.2.2. Bổ sung các biện pháp cưỡng chế khác ................................................ 70
3.2.3. Về áp giải, dẫn giải................................................................................ 71
3.2.4. Về kê biên tài sản .................................................................................. 73
3.2.5. Về biện pháp phong tỏa tài khoản......................................................... 74
3.2.6. Về thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân ........ 75
3.3. Những vấn đề đảm bảo hiệu quả áp dụng các quy định về biện pháp
iv



cưỡng chế trong BLTTHS năm 2015.............................................................. 76
3.3.1. Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự 2015 về biện pháp cưỡng chế; Kiến nghị sửa đổi bổ sung một số
quy định của BLTTHS năm 2015 về biện pháp cưỡng chế ............................ 76
3.3.2. Thống nhất nhận thức và đổi mới tư duy cho các chủ thể áp dụng các
biện pháp cưỡng chế........................................................................................ 78
3.3.3. Tăng cường năng lực cho các chủ thể áp dụng biện pháp cưỡng chế
trong thực tế .................................................................................................... 79
3.3.4. Tăng cường công tác chỉ đạo và thanh tra, kiểm tra việc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế........................................................................................ 80
3.3.5. Đảm bảo quan hệ phối hợp trong hoạt động áp dụng biện pháp cưỡng
chế ................................................................................................................... 82
3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế 82
3.3.7. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế
phòng phòng, chống tội phạm ......................................................................... 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
BLTTHS năm 2003 sau hơn 10 năm triển khai thi hành đã góp phần
quan trọng trong việc bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ pháp luật XHCN,
đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm; bảo đảm trình tự và thủ tục TTHS công khai, dân
chủ, thuận lợi cho người tham gia TTHS thực hiện các quyền, nghĩa vụ của

mình; đề cao vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong hoạt động
TTHS. Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ, BLTTHS năm 2003 cũng đã thể
hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, trong đó có những bất cập trong các
quy định về biện pháp cưỡng chế trong TTHS như áp giải, dẫn giải, kê biên
tài sản... Những tồn tại bất cập đó của các quy định trong BLTTHS 2003 đã
gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án hình sự, ảnh hưởng đến việc
bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và lợi ích chính đáng của các cá
nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe,
phòng, chống tội phạm.
Hiến pháp năm 2013 ra đời với nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ nhằm
bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Những nguyên tắc đó cần
được thể chế hóa trong BLTTHS. Bên cạnh đó, việc tháo gỡ những khó khăn,
bất cập trong BLTTHS năm 2003 ảnh hưởng đến thực tiễn điều tra, truy tố,
xét xử các vụ án hình sự, trong đó có các quy định về biện pháp cưỡng chế là
một đòi hỏi cấp thiết và khách quan. Những yêu cầu, đòi hỏi đó đặt ra vấn đề
phải sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành, thể chế nó trong một BLTTHS
mới cho phù hợp với hệ thống pháp luật và thực tiễn.
Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN
1


Việt Nam khóa XIII đã thông qua BLTTHS số 101/2015/QH13. Đ y là một
trong những đạo luật quan trọng, thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của
Đảng trong Nghị quyết số 49-NQ/TW về hoạt động tố tụng theo tinh thần
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 và chương trình cải
cách tư pháp, x y dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.
BLTTHS năm 2015 cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ
chức và hoạt động nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân
chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân; nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng. Với các quan điểm đó,
BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong đó,
quy định về biện pháp cưỡng chế trong TTHS có những sửa đổi và bổ sung
căn bản. Những sửa đổi, bổ sung của chế định này thể hiện ở kỹ thuật lập
pháp và cả ở số lượng, nội dung của các biện pháp cưỡng chế với rất nhiều
điểm mới so với chế định này trong BLTTHS năm 2003.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của chế định biện pháp cưỡng chế
TTHS, với tư cách là một cán bộ của lực lượng Công an nhân dân - lực lượng
nòng cốt trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm đã đặt ra
nhu cầu phải kịp thời nghiên cứu, từ đó có nhận thức đúng đắn và áp dụng
một cách có hiệu quả các biện pháp này trong thực tiễn giải quyết vụ án. Luận
văn với đề tài “Biện pháp cưỡng chế trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”
được thực hiện với mục đích làm rõ một cách toàn diện về những điểm mới
về biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế TTHS trong BLTTHS năm
2015, từ đó xác định những vấn đề đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả
các quy định này trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong
thời gian tới.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Về sách chuyên khảo: Cuốn sách “Về tự do cá nhân và biện pháp
cưỡng chế trong tố tụng hình sự” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2011) của
tác giả Trần Quang Tiệp và sách “Chế định các biện pháp ngăn chặn theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính
trị quốc gia (2015), của tác giả Nguyễn Trọng Phúc.
Trong các cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu khái quát về các
biện pháp cưỡng chế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trong đó tập trung
vào các quy định về biện pháp cưỡng chế trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003

cũng như sự tác động của các biện pháp cưỡng chế đến quyền tự do cá nhân.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, BLTTHS năm 2015 chưa ra đời nên các cuốn
sách trên chưa làm rõ được các điểm mới trong BLTTHS năm 2015 về các
biện pháp cưỡng chế.
- Về bài viết trên tạp chí:
+ Bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2018: “Biện pháp
cưỡng chế đối với pháp nh n theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 và những vấn đề đặt ra khi triển khai áp dụng” của tác giả Nguyễn Hải
Ninh.
+ Bài viết trên Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học,
số 3/2018: “Nghiên cứu một số quy định đặc thù về thủ tục tố tụng hình sự
đối với pháp nhân trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Trịnh
Quốc Toản.
Các bài viết trên đã đề cập đến các quy định mới của BLTTHS năm
2015 về các biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, phạm vi bài viết cũng chỉ tập
trung vào các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân mà chưa đi s u ph n
tích một cách khải quát về các biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm 2015
nói chung
3


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp cưỡng
chế trong tố tụng hình sự qua các thời kì;
- Nghiên cứu làm rõ những điểm mới về biện pháp cưỡng chế trong
BLTTHS năm 2015.
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề có thể vướng mắc trong triển khai
thi hành các quy định về biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm 2015 từ đó
đề xuất những hướng hoàn thiện và giải pháp giúp nâng cao hiệu quả áp dụng

các biện pháp cưỡng chế trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp
cưỡng chế trong tố tụng hình sự qua các thời kì;
- Phân tích làm sáng tỏ quy định mới về biện pháp cưỡng chế trong
BLTTHS năm 2015;
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong áp dụng quy định của
BLTTHS năm 2015 về biện pháp cưỡng chế trong công tác phòng, chống
tội phạm.
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề đảm bảo hiệu quả áp dụng các quy
định về biện pháp cưỡng chế trong thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy định về biện pháp cưỡng chế trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
trong đó tập trung là BLTTHS năm 2015 và những vấn đề đặt ra trong áp dụng
các quy định này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4


Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về
biện pháp cưỡng chế, trong đó tập trung là các quy định của BLTTHS năm
2015 được quy định tại Mục II Chương VII Biện pháp cưỡng chế, các điều từ
436 đến 439 và những vấn đề đặt ra trong việc áp dụng các quy định này trên
thực tiễn.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng,

chống tội phạm; các luận điểm chung của khoa học pháp lý về biện pháp
cưỡng chế trong TTHS.
Ngoài ra, quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp cụ thể gồm:
Phương pháp ph n tích, tổng hợp: Trên cơ sở ph n tích các quy định
của BLTTHS và tổng hợp các dữ kiện đã có để rút ra các quy định mới, nhận
định các thuận lợi, khó khăn khi áp dụng các quy định mới về biện pháp
cưỡng chế trong TTHS.
Phương pháp so sánh: Trên cơ sở so sánh quy định của BLTTHS năm
2015 với quy định của BLTTHS năm 2003 về biện pháp cưỡng chế để đưa ra
các điểm mới của chế định này trong BLTTHS năm 2015.
Phương pháp chuyên gia: thu thập thông tin khoa học, bài viết nghiên
cứu chuyên sâu của các học giả, nhà nghiên cứu về vấn đề này.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Qua thực tiễn thấy rõ bất cập, hạn chế
của các quy định của BLTTHS về biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế,
từ đó ph n tích cơ sở pháp lý và thực tiễn của các quy định mới trong
BLTTHS năm 2015.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn làm rõ sự khác biệt trong quan điểm pháp lý truyền thống và
5


pháp luật thực định (BLTTHS năm 2015) đối với khái niệm “biện pháp cưỡng
chế” cũng như sự phát triển của pháp luật Việt Nam về biện pháp cưỡng chế
trong tố tụng hình sự qua các thời kì; ph n tích, đánh giá những điểm mới
trong quy định của BLTTHS năm 2015 về các biện pháp cưỡng chế đồng thời
nghiên cứu làm rõ những vấn đề đảm bảo hiệu quả áp dụng các quy định về
biện pháp cưỡng chế trong thực tiễn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Những vấn đề được trình bày, phân tích trong luận
văn là những vấn đề mới về các biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm

2015; được nghiên cứu một cách có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận văn
có thể sử dụng làm tài liệu học tập và nghiên cứu đối với các vấn đề liên quan.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu, ph n tích, đánh giá được những
điểm mới trong quy định của BLTTHS năm 2015 về các biện pháp cưỡng chế
đồng thời đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong áp dụng cũng như làm rõ
những vấn đề đảm bảo hiệu quả áp dụng các quy định này có ý nghĩa thiết
thực trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm và thực tiễn giải quyết vụ án
hình sự.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được cấu trúc thành 3 chương 7 tiết:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp cưỡng chế
trong tố tụng hình sự
Chương 2. Quy định về biện pháp cưỡng chế trong Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015
Chương 3. Những vấn đề đặt ra trong việc áp dụng các quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp cưỡng chế

6


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN
PHÁP CƢỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Nhận thức cơ bản về biện pháp cƣỡng chế trong tố tụng hình sự
1.1.1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự
Biện pháp cưỡng chế hay nói đầy đủ hơn là các biện pháp mang tính
cưỡng chế là một khái niệm đã tồn tại từ lâu trong khoa học pháp lý. Về mặt
thuật ngữ pháp lý, theo cuốn Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển bách
khoa ấn hành năm 1999 thì cưỡng chế là “những biện pháp bắt buộc cá nhân
hay tổ chức phải thực hiện và phục tùng mệnh lệnh nhất định của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền” [31, tr.323]. Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ
điển bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006 thì cưỡng chế
là “buộc cá nhân hay tổ chức phải phục tùng một mệnh lệnh, thực hiện một
nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Chỉ tổ chức hay cá nhân được pháp luật quy định mới được ra
quyết định cưỡng chế, quyết định lực lượng cưỡng chế. Cưỡng chế phải được
tiến hành theo thủ tục, trình tự chặt chẽ. Cá nhân hay tổ chức là đối tượng
cưỡng chế có thể bị buộc phải làm hay không được làm một việc nhất định về
quyền tài sản hay quyền nhân thân. Biện pháp sử dụng trong cưỡng chế là
bạo lực về mặt vật chất hoặc tinh thần, thường được áp dụng khi quyết định
đã có hiệu lực không được thực hiện một cách tự nguyện” [32, tr.204]. Để
bảo đảm thực thi pháp luật, ngoài phương thức giáo dục, thuyết phục mọi chủ
thể tự giác tuân thủ, bất kỳ Nhà nước nào cũng sử dụng sức mạnh cưỡng chế
bằng pháp luật. Biện pháp cưỡng chế là khái niệm thuộc phạm trù Nhà nước
và pháp luật, là hiện tượng gắn liền với Nhà nước.
Trong Nhà nước XHCN, thuyết phục là biện pháp chủ yếu được áp
dụng nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều
7


này xuất phát từ tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân; mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước đều lấy lợi ích
của nhân dân làm nền tảng và vì vậy, luôn được sự ủng hộ và tuân thủ của
nhân dân.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng có thể bỏ qua biện pháp cưỡng
chế, bởi lẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn còn một bộ phận công dân,
cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, không có ý thức tuân theo pháp luật và
các quy tắc của cuộc sống XHCN, không chấp hành nghiêm chỉnh chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong điều kiện như
vậy, áp dụng biện pháp cưỡng chế là cần thiết, phù hợp với nguyên tắc dân

chủ, nh n đạo của Nhà nước ta, bởi lẽ nó được thực hiện vì mục đích chung
của toàn xã hội, trong đó có lợi ích cá nhân. Không áp dụng biện pháp cưỡng
chế, hay coi nhẹ nó, sẽ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, vô kỷ luật trong xã
hội và trong bộ máy nhà nước. Ngược lại quá nhấn mạnh đến biện pháp
cưỡng chế, sẽ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền. Vì vậy, sự kết hợp hài hòa
giữa thuyết phục và cưỡng chế cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội sẽ
góp phần to lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ trong quản lý nhà nước.
Tố tụng hình sự là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của
Nhà nước. So với các lĩnh vực hoạt động nhà nước khác thì tố tụng hình sự là
lĩnh vực trong đó việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết khách
quan và xâm phạm nhiều nhất đến tự do cá nhân, hạn chế một số quyền con
người, nh n th n được hiến định. Điều này xuất phát từ nhiệm vụ của tố tụng
hình sự là phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội, ngăn chặn tiếp tục phạm tội và
truy cứu trách nhiệm hình sự của kẻ phạm tội. Đ y là nguyên nh n dẫn đến sự
cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế can thiệp vào tự do cá nhân, quyền
bất khả xâm phạm về thân thể và các quyền hiến định khác của công dân.

8


Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên đấu tranh chống tội
phạm đòi hỏi phải có những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc. Do tác động
của nguyên tắc tội phạm phải bị trừng trị bằng hình phạt nên thông thường
người thực hiện hành vi phạm tội có xu hướng tìm mọi cách lẩn tránh trách
nhiệm hình sự của mình. Do vậy, nhu cầu áp dụng các biện pháp cưỡng chế từ
phía các cơ quan tiến hành tố tụng đối với người tham gia tố tụng là tất yếu
khách quan, nhằm loại trừ những cản trở hoạt động tố tụng có thể xảy ra, bảo
đảm của hoạt động tố tụng hình sự được diễn ra bình thường, bảo đảm có các
cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp
này, biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự là cần thiết, giúp tạo điều kiện cho việc

thực hiện những nhiệm vụ của tố tụng hình sự, buộc bị can, bị cáo và những
người tham gia tố tụng khác phải thực hiện những nghĩa vụ của mình theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng những biện pháp cưỡng chế
trong tố tụng hình sự cũng có thể trở thành mối đe dọa thực tế đến quyền, tự
do hiến định của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ… nếu như việc áp dụng các
biện pháp này không tuân thủ các quy định của luật về điều kiện, trình tự, thủ
tục và căn cứ áp dụng. Để giải quyết sự mâu thuẫn giữa việc bảo đảm, tôn
trọng các quyền, tự do hiến định và sự cần thiết thực hiện nhiệm vụ phát hiện,
khám phá tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội đòi hỏi
phải tìm ra hình thức pháp lý hạn chế quyền, tự do hiến định một cách hài
hòa, có cân nhắc giữa người bị hạn chế và lợi ích của Nhà nước, xã hội.
Không thể nhân danh lợi ích đấu tranh chống tội phạm mà xâm phạm đến
quyền, lợi ích được Hiến pháp thừa nhận của cá nh n và ngược lại, không thể
hạ thấp yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trước những khả năng bất lợi khi
hạn chế quyền, tự do cá nh n. Do đó, hệ thống pháp luật của bất kì quốc gia
nào cũng luôn ghi nhận các tình huống trong hoạt động tố tụng hình sự khi
9


các quyền, tự do hiến định của công dân bị hạn chế trước yêu cầu bảo vệ lợi
ích chung của xã hội.
Căn cứ trên mục đích áp dụng, biện pháp cưỡng chế trong TTHS có thể
được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1 gồm các biện pháp nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, ngăn
chặn người có hành vi phạm tội bỏ trốn hoặc g y khó khăn cho hoạt động giải
quyết vụ án như bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt
tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh.
Nhóm 2 gồm những biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ như
khám xét người, chỗ ở, địa điểm…; xem xét dấu vết trên thân thể, thực

nghiệm điều tra, nhận dạng…
Nhóm 3 gồm những biện pháp bảo đảm sự thuận lợi cho hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án như áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản…[26,
tr.195]
Mặc dù, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự là một vấn đề
truyền thống của khoa học pháp lý. Tuy nhiên, “biện pháp cưỡng chế” với tư
cách là một thuật ngữ pháp lý lại chưa hề được quy định trong pháp luật tố
tụng hình sự thực định. Với sự ra đời của BLTTHS năm 2015, lần đầu tiên,
thuật ngữ “biện pháp cưỡng chế” được đưa vào trong luật. Cụ thể BLTTHS
năm 2015 quy định:
“Điều 126. Các biện pháp cưỡng chế
Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án,
trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa
tài khoản.”[19, Điều 126]
Với việc lần đầu tiên quy định về pháp nhân và trách nhiệm hình sự của
pháp nhân, BLTTHS năm 2015 cũng đưa vào quy định về biện pháp cưỡng
10


chế áp dụng với pháp nhân, theo đó: “Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp
dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử:
a) Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
b) Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội
của pháp nhân;
c) Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến
hành vi phạm tội của pháp nhân;
d) Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.” [19, Điều 436]

Như vậy, BLTTHS năm 2015 lần đầu tiên nhắc đến thuật ngữ “biện
pháp cưỡng chế”, mặc dù chưa đưa ra được khái niệm nhưng đã ghi nhận và
liệt kê các biện pháp được coi là biện pháp cưỡng chế, gồm: áp giải, dẫn giải,
kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm định chỉ có thời hạn hoạt động và
buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án; trong đó có 04 biện pháp áp
dụng với cá nhân gồm: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
và 04 biện pháp áp dụng với pháp nhân gồm: kê biên tài sản, phong tỏa tài
khoản, tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động và buộc nộp một khoản tiền để bảo
đảm thi hành án.
Căn cứ các quy định của BLTTHS năm 2015 về biện pháp cưỡng chế,
có thể đưa ra khái niệm về các biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm
2015 như sau:
Biện pháp cưỡng chế là các biện pháp do các cơ quan và người có
thẩm quyền áp dụng với bị can, bị cáo, người chưa bị khởi tố về hình sự, một
số người tham gia tố tụng khác và pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử, trong những trường hợp do BLTTHS quy định nhằm bảo đảm sự thuận lợi
cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, gồm: áp giải, dẫn giải,
11


kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của
pháp nhân, buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
Như vậy, về bản chất, biện pháp cưỡng chế theo quy định tại BLTTHS
năm 2015 thực chất là các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm cho việc tiến
hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, hoặc có thể gọi
chung là các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác (ngoài biện pháp ngăn chặn và
biện pháp cưỡng chế đảm bảo cho hoạt động thu thập chứng cứ), là nhóm 3
trong cách phân loại các biện pháp cưỡng chế trong TTHS đã nêu phía trên.
Căn cứ trên tiêu chí là mục đích áp dụng, BLTTHS năm 2015 đã có sự
phân tách các biện pháp cưỡng chế một cách rất rõ ràng; theo đó các biện

pháp mang tính chất ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người có hành vi phạm
tội bỏ trốn hoặc g y khó khăn cho hoạt động giải quyết vụ án như bắt, tạm
giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú... được gọi là các biện pháp ngăn chặn;
các biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ như khám xét người, chỗ
ở, địa điểm; xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, nhận dạng…
được quy định trong Phần thứ hai của BLTTHS năm 2015 (khởi tố, điều tra
vụ án hình sự) với tư cách là hoạt động điều tra và những biện pháp bảo đảm
thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như áp giải,
dẫn giải, kê biên tài sản (hay trước đ y gọi là các biện pháp cưỡng chế khác)
được ghi nhận bằng thuật ngữ “biện pháp cưỡng chế”.
1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm 2015
Thứ nhất, là một dạng của các biện pháp cưỡng chế nhà nước nói
chung, biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm 2015 mang đầy đủ dấu hiệu
về bản chất của các biện pháp cưỡng chế là tính quyền lực nhà nước - tính bắt
buộc thi hành. Chủ thể áp dụng chúng luôn là những cơ quan và cá nh n có
quyền hạn, nắm giữ quyền lực nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự - cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự cụ thể
12


nhằm triển khai các hoạt động tố tụng trên thực tiến. Đối tượng bị áp dụng
của các biện pháp cưỡng chế là cá nhân tham gia trong hoạt động tố tụng hình
sự với những tư cách tố tụng khác nhau như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,
người làm chứng, người bị hại; trong trường hợp BLHS quy định pháp nhân
là chủ thể tội phạm thì một số biện pháp cưỡng chế cũng có thể được áp dụng
với pháp nhân. Tuy nhiên, dù là cá nhân hay pháp nhân, với tư cách tham gia
tố tụng của mình, họ cũng đều phải thực hiện những nghĩa vụ tố tụng bắt buộc
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và khi họ không tự nguyện, tự giác
thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định thì phải đối mặt với nguy cơ có thể
bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nhất định nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa

vụ, trách nhiệm theo luật định.
Thứ hai, là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, chúng được ghi
nhận trong luật TTHS thực định - BLTTHS năm 2015 với đầy đủ quy định cụ
thể về căn cứ áp dụng, đối tượng bị áp dụng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp
dụng cũng như hủy bỏ việc áp dụng một cách cụ thể đối với từng biện pháp.
Các biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi trên thực tế xuất hiện khả
năng cản trở tiến trình bình thường của hoạt động tố tụng hình sự. Áp dụng
các biện pháp cưỡng chế vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng. Các chủ thể này hoàn toàn chủ động quyết
định áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có căn cứ do luật định, không phụ
thuộc vào ý kiến của những người tham gia tố tụng khác. Ngoài ra, luật còn
quy định trình tự, thủ tục và những điều kiện áp dụng các biện pháp cưỡng
chế. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế được xem là hợp pháp khi có căn cứ
và tuân thủ trình tự, thủ tục do luật định.
Thứ ba, mục đích áp dụng các biện pháp cưỡng chế là để bảo đảm sự
thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Thứ tư, về đối tượng bị áp dụng, biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng
13


đối với cả cá nhân và pháp nhân. Cụ thể, BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ
các biện pháp cưỡng chế được áp dụng với cá nhân gồm: áp giải, dẫn giải, kê
biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong khi các biện pháp cưỡng chế có thể áp
dụng với pháp nhân gồm: kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm đình chỉ có
thời hạn hoạt động và buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án. Đ y
là một đặc điểm quan trọng để phân biệt biện pháp cưỡng chế với biện pháp
ngăn chặn vì biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với cá nhân.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS
năm 2015
Các biện pháp cưỡng chế là một chế định quan trọng trong BLTTHS

năm 2015, lần đầu tiên được quy định một cách có hệ thống, đánh dấu sự tiến
bộ về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự của nước ta. Việc nhận thức và áp
dụng đúng đắn chế định này có ý nghĩa to lớn, góp phần tôn trọng quyền và
lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, các biện pháp cưỡng chế đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để ngăn chặn người tham gia tố
tụng g y khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội và
để bảo đảm thi hành án. Vì vậy, việc quy định các biện pháp cưỡng chế còn
góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự vững mạnh của chế
độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Mặt
khác, việc lạm dụng, áp dụng sai các biện pháp cưỡng chế bị coi là hành vi vi
phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân; xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Vì những lý do
đó, việc quy định một cách có hệ thống, chặt chẽ, chính xác, cụ thể các biện
pháp cưỡng chế trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không những thể hiên sự
tôn trọng của Nhà nước ta đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
14


tổ chức mà còn là cơ sở pháp lý bảo đảm sự giám sát của nhân dân, xã hội đối
với toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự nói chung, việc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế nói chung.
Việc quy định trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong
BLTTHS năm 2015, ngoài ý nghĩa về mặt lập pháp tố tụng hình sự còn có ý
nghĩa n ng cao trình độ, nhận thức của nhân dân, cán bộ các cơ quan chức
năng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng
hình sự trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Pháp luật tố tụng hình sự
càng quy định cụ thể, chi tiết trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng
chế bao nhiêu, càng tạo điều kiện giúp các cơ quan chức năng nắm vững nội

dung, nhận thức đúng đắn bản chất pháp lý của các biện pháp, từ đó áp dụng
hiệu quả, thống nhất các quy định này, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội
chủ nghĩa.
1.2. Lịch sử phát triển quy định về các biện pháp cƣỡng chế trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam
Như đã ph n tích ở trên, biện pháp cưỡng chế trong BLTTHS năm
2015 thực chất là các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm cho việc tiến hành
các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; thuật ngữ “biện pháp
cưỡng chế” cũng lần đầu được ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự thực
định. Tuy nhiên, các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ như áp giải, dẫn giải, kê
biên tài sản... với tư cách là một bộ phận của biện pháp mang tính cưỡng chế
đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
1.2.1. Thời kì phong kiến Việt Nam thuộc địa Pháp đến trước Cách mạng
tháng Tám 1945
Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà là vua nước Nam Việt đã x m
15


lược và chinh phục được Âu Lạc, mở đầu cho thời kì Bắc thuộc của nhiều
triều đại phong kiến Trung Quốc. Tư liệu lịch sử pháp luật của thời kì này rất
ít ỏi nhưng có thể thấy hai nguồn pháp luật là luật pháp của phong kiến Trung
hoa được đem sang áp dụng ở nước ta và luật lệ cổ truyền của người Việt.
Trong suốt quá trình thống trị nước ta, chính quyền đô hộ không thể trực tiếp
cai trị tới cấp xã nên phải thừa nhận tồn tại hiệu lực thực tế của luật lệ người
Việt. Luật lệ này được coi là phương tiện hữu hiệu của nhân dân ta chống lại
ách nô dịch và m mưu đồng hóa của chính quyền phương Bắc.
Từ năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ
của chế độ phong kiến Trung Hoa. Triều đại nhà Ngô tồn tại 26 năm (939965). Thời kì 12 lãnh chúa phong kiến nổi dậy cát cứ, tranh giành lãnh địa,

quyền lực mà sử sách gọi là “loạn 12 sứ qu n” kéo dài hơn 20 năm (944 968) và thời kì nhà Đinh tồn tại 12 năm (968 - 980), sau đó là thời kì nhà Tiền
Lê (980 - 1009). Trong suốt thời kì này, vì chế độ chính trị không ổn định nên
Nhà nước phong kiến Việt Nam chưa quan t m đến hoạt động lập pháp nên
không có tư liệu để đánh giá thực trạng pháp luật trong giai đoạn này.
Trong 215 năm (1009 - 1225) tồn tại của triều đại nhà Lý, vào năm
1024, vua Lý Thái Tông cho sửa lại luật lệ, biên tập điều khoản của Bộ hình
thư với 03 tập. Đ y là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta nhưng đáng tiếc
là không tìm được nó. Sử sách chỉ ghi được một số chiếu do các vua nhà Lý
ban hành trong đó có nội dung về tố tụng hình sự nhưng chưa phát hiện nội
dung liên quan về các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự. Tiếp đó,
triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225 - 1400), vào năm 1230, vua Trần
Thái Tông cho khảo định lại các luật lệ của các triều vua trước đó, sửa đổi
hình luật, lễ nghi, soạn thành Quốc triều hình luật, gồm 20 quyển. Đến năm
1342, vua Trần Dụ Tông lệnh cho Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn
biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn Bộ hình thư để ban hành. Tuy
nhiên, hiện nay cả hai bộ luật này đều không tìm thấy.
16


Sau khi đánh tan qu n x m lược nhà Minh, giành lại độc lập, chủ
quyền, triều đại nhà Lê tồn tại 355 năm (1428 - 1527 và 1533 - 1789), phát
triển rực rỡ ở thời kì Lê sơ. Thời kì Lê sơ đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện
nhất của cổ luật phong kiến với sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật
Hồng Đức) vào năm 1483. Bộ luật được cấu trúc theo chương và điều luật.
Trong Bộ luật đã có nhiều quy định liên quan đến các biện pháp mang tính
cưỡng chế trong tố tụng hình sự như bắt, giam, giữ, giải, tịch thu tài sản sung
công; tập trung tại các chương Đoán ngục (xử án) và chương Bộ vong (bắt tội
phạm chạy trốn); ngoài ra các chương khác như Vệ cấm, Vi chế, Quân chính,
Thông gian, Đạo tặc, Đấu tụng, Trá ngụy đều có các quy định bảo đảm thực
hiện các biện pháp mang tính cưỡng chế như quy định trách nhiệm hình sự

đối với người thiếu trách nhiệm trọng áp dụng biện pháp mang tính cưỡng
chế: “Tướng súy phụng mệnh đi bắt những tội nhân bỏ trốn mà dùng dằng
không đi ngay thì xử tội biếm hay tội đồ...” [33, Điều 645]; “Những tù bị
giam, kẻ nào đáng giam mà không giam, đáng gông cùm mà không gông
cùm, hay cho bỏ cùm...thì người coi tù bị phạt 60 trượng” [33, Điều 658].
Sau khi đánh bại nhà T y Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên làm vua, lấy niên
hiệu là Gia Long, thiết lập triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong
lịch sử Việt Nam. Vua Gia Long giao cho Nguyễn Văn Thành phụ trách soạn
thảo bộ luật có tên Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) có hiệu lực thi hành
từ năm 1813. Bộ luật Gia Long là một bộ luật hoàn chỉnh được cấu tạo bởi 22
quyển, 398 điều luật. Trong các quyển 18, 19 của Bộ luật có rất nhiều quy
định về việc bắt và giam, giữ, giải; đáng chú ý có một số quy định thể hiện tư
tưởng nh n đạo trong việc áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế như
chế độ giam giữ với người không có gia thuộc (th n nh n, gia đình chăm
nom), người đau yếu như: “Phàm tù bị giam trong ngục mà không có gia
thuộc, thì phải xin cấp áo cơm, có bệnh thì phải xin cấp thuốc men cho họ,
17


nếu không xin cấp, gặp lúc họ bệnh nặng (trừ tử tội không được mở khóa trói)
đều phải mở xiềng...”.
Tuy nhiên, cũng như Quốc triều hình luật, Bộ luật Gia Long hay nói
chung là pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn phong kiến mặc
dù có quy định về các biện pháp mang tính cưỡng chế như bắt, giam, giữ,
giải, tịch thu tài sản, niêm phong tài sản... nhưng vẫn chưa tách biệt các biện
pháp mang tính cưỡng chế trong giai đoạn điều tra với hình phạt trong giai
đoạn thi hành án, mà đều sử dụng chung các thuật ngữ là bắt, giam, giam
cấm, giải, tịch thu tài sản sung công...
1.2.2. Thời kì sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước 1975
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã lật đổ hoàn toàn bộ

máy nhà nước phong kiến - thực dân và dẫn đến sự ra đời của Nhà nước kiểu
mới đầu tiên ở Đông Nam Á - nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong lúc
chính quyền non trẻ phải đối mặt với nạn đói và thù trong giặc ngoài nhưng
hoạt động lập pháp vẫn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngày
09/11/1946, Hiến pháp năm 1946 được ban hành. Với những quy định: “Tư
pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ, giam cầm người công dân Việt
Nam” [14, Điều 11] và “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp
luật...” [14, Điều 7] là cơ sở pháp lý cho việc ban hành quy định về bắt trong
Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa về việc tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán
và Sắc lệnh 131/SL ngày 20/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa về tổ chức tư pháp công an. Theo đó, đã có quy định
về bắt bớ, giam giữ, giải bị can, thu giữ tang vật, niêm phong tài sản, khám
nhà... với trình tự, thủ tục nhất định cần tuân theo; cụ thể:
“Ban tư pháp xã không có quyền tịch thu tài sản của ai. Cũng không có
quyền bắt bớ, giam giữ ai trừ khi có trát nã của một thẩm phán, hay khi thấy
người phạm tội quả tang.” [9, Điều 4]
18


×