Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Sự dung hợp giữa phật giáo và tín ngưỡng bản địa ở thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

LÊ TÔ NAM

SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG
BẢN ĐỊA Ở THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2020

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

LÊ TÔ NAM

SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG
BẢN ĐỊA Ở THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐỖ QUANG HƢNG

TS. NGUYỄN HỮU THỤ

Hà Nội - 2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những
kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công
bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Tô Nam

3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG
BẢN ĐỊA Ở THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG ................................... 7

1.1. Khái lƣợc chung về đặc điểm Phật giáo ở thị xã Hà Tiên ................. 7
1.1.1. Khái lược về vùng Hà Tiên trong lịch sử ........................................ 9
1.1.2. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Hà Tiên ........................ 13
1.2. Khái lƣợc về tín ngƣỡng bản địa ở thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang . 21
1.2.1. Đặc điểm tín ngưỡng ở thị xã Hà Tiên, Kiên Giang ..................... 22
1.2.2. Một số loại hình tín ngưỡng bản địa ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang . 22
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................... 30
Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN
NGƯỠNG BẢN ĐỊA Ở THỊ XÃ HÀ TIÊN HIỆN NAY .............................. 31
2.1. Biểu hiện qua truyền thuyết, bài trí tƣợng thờ và nghi lễ trong chùa . 31
2.1.1. Về những câu chuyện truyền thuyết, truyện truyền miệng ở
Hà Tiên ................................................................................................... 31
2.1.2. Sự dung thông giữa Phật giáo với tín ngưỡng qua thờ cúng ........ 38
2.2. Qua thực hành một số nghi lễ Phật giáo và tín ngƣỡng .................. 45
2.2.1. Những biểu hiện tín ngưỡng ở một số nghi lễ của Phật giáo ........ 45
2.2.2. Những biểu hiện của Phật giáo ở các nghi lễ tín ngưỡng ............. 47
2.3. Một số giá trị và vấn đề đặt ra của sự dụng hợp giữa Phật giáo và
tín ngƣỡng bản địa ở thị xã Hà Tiên ................................................... 48
2.3.1. Một số giá trị của sự dụng hợp đem lại cho tâm linh bản địa ....... 48

4


2.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong sự dung hợp........................................ 58
2.3.3. Một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị sự dung hợp của
Phật giáo và tín ngưỡng bản địa ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
hiện nay. .................................................................................................. 65
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73

PHỤ LỤC

5


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo ở Hà Tiên đã có từ rất lâu đời nay, ít
nhất từ thế kỷ I sau Công nguyên. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, tín
ngưỡng và một số tôn giáo ngoại nhập đã có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống
văn hóa, chính trị, xã hội và giao thương nơi này. Phật giáo trước khi du nhập
vào Hà Tiên thì đã có tín ngưỡng trước đó hình thành và phát triển từ lâu.
Hà Tiên có phong cảnh tươi đẹp với nhiều loài chim thú, sản vật giá trị
thương phẩm cao, đã thu hút nhiều dân tộc tề tựu về đây an cư lập nghiệp, lập
làng lập ấp, hình thành nhiều vương triều với những triều đại được duy trì bền
bỉ. Các triều đại cũng mang theo tín ngưỡng và tôn giáo của mình vào nơi
này, mặc cho có nhiều cuộc chiến tranh vừa cục bộ vừa lâu dài, ít nhiều ảnh
hưởng đến sự tồn vong của các triều đại, sự thực hành tâm linh.
Phật giáo du nhập rõ nét vào Hà Tiên từ sau đợt kết tập kinh đển đầu
tiên vào thế kỷ IV, tín đồ Phật giáo và hàng giáo phẩm tích cực đóng góp
công sức cho công cuộc chấn hưng đại cuộc, các hoạt động từ thiện nhân đạo,
truyền bá chữ Phạn, dạy học chữ “Hán”, chữ “Pali” và sau này là chữ quốc
ngữ với sự duy trì và đóng góp không ngừng nghỉ của các dân tộc anh em
gồm Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Philippin, Malaysia và Ấn Độ.
Nơi đây, từ dung hợp đã tiếp biến khai sáng một hệ phái mới của Phật
giáo (Minh Đăng Quang – Hệ Khất Sĩ) và là nơi phát tâm hình thành một tôn
giáo mới nội sinh (Ngô Minh Chiêu - Đạo Cao Đài). Điểm đến của nhiều
người có vai trò to lớn như: Mạc Cửu – Khai trấn, lập chùa Tam Bảo; Mạc
Thiên Tích – Giữ biên cương, lập Tao Đàn Chiên Anh Các; Đông Hồ - Thi sĩ,

người đầu tiên truyền bá chữ Quốc Ngữ vào Hà Tiên,…

1


Kể từ khi có mặt trên vùng đất này, các loại hình tín ngưỡng và Phật
giáo không ngừng phát triển và có chỗ đứng khá vững chắc, tác động sâu rộng
đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống. Các mưu đồ
chính trị muốn lợi dụng vấn đề dân tộc và Phật giáo để chống phá ta ít khi
thực hiện được.
Vấn đề tín ngưỡng và Phật giáo có đặc điểm như thế nào, quá trình này
diễn ra qua các giai đoạn lịch sử có những đặc điểm gì nổi bật; sự tác động
của tín ngưỡng và Phật giáo đối với đời sống cư dân nơi đây ra sao; sự dung
hợp giữa tín ngưỡng với Phật giáo như thế nào? Đây là những vấn đề cần làm
rõ. Tuy nhiên, cho đến nay, những nội dung nêu trên chưa được nghiên cứu
một cách có hệ thống và đầy đủ. Sự hiểu biết về các lĩnh vực trên của một số
cư dân ở tỉnh Kiên Giang nói chung và cư dân ở thị xã Hà Tiên nói riêng còn
hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu về các lĩnh vực này có ý nghĩa không chỉ về
khoa học mà còn về thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề Sự dung hợp giữa
Phật giáo và tín ngưỡng bản địa ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
làm đề tài luận văn thạc sĩ Tôn giáo học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu và chỉ ra sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa
ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận
văn có hai nội dung: Khái lược chung về Phật giáo và tín ngưỡng bản địa ở thị
xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và chỉ ra những biểu hiện của sự dung hợp giữa
Phật giáo và tín ngưỡng bản địa ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
2.1. Những công trình nghiên cứu về tộc người, văn hóa, tín ngưỡng
ở Kiên Giang, Hà Tiên

Các công trình nghiên cứu có đề cập về vùng Tây Nam bộ và tỉnh Kiên
Giang, Hà Tiên: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) của

2


Viện Dân tộc học Việt Nam (1984); Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc Việt
Nam của Nguyễn Văn Minh (2013); Lễ hội dân gian ở đồng bằng sông Cửu
Long của Trần Văn Nam (2013); Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp
quyền của Đỗ Quang Hưng (2014); Chế độ Công điền công thổ trong lịch sử
khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh của Nguyễn Đình Đầu (1992); Việt
Nam sử lược của Trần Trọng Kim (2017); Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam
Bộ của Trần Hồng Liên (2019); Đặc khảo về tín ngưỡng gia thần của Huỳnh
Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc (2013); Đại Nam nhất thống chí của Trần
Xán, Lưu Đức Xứng và Cao Xuân Dục (2012); Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo của Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (2003); Nói
về miền Nam, cá tính miền Nam và thuần phong mỹ tục Việt Nam của Sơn
Nam (2014); Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam của Sơn Nam (2015);
Đại Nam Nhất thống chí, Văn hóa Tùng thư (1959).
Các công trình giới thiệu trực tiếp về tỉnh Kiên Giang: Địa chí Kiên
Giang; Người Khmer ở Kiên Giang của Đoàn Thanh Nô (2004); Di tích khảo
cổ học Nền Chùa của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang
(2009).
Những công trình này phản ánh khá sâu sắc và chi tiết về lịch sử, xã
hội, thiên nhiên, con người, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của
vùng Tây Nam bộ và Kiên Giang trong quá khứ cũng như hiện tại.
2.2. Những tư liệu liên quan đến đề tài Phật giáo và tín ngưỡng bản địa
Tài liệu cụ thể của các cấp, các ngành, nhà nghiên cứu và cơ quan
chuyên môn trong tỉnh: Báo cáo tổng hợp thực trạng tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang của Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang (2017); Tập Văn kiện Đại hội

đại biểu Phật giáo tỉnh Kiên Giang lần thứ IV (nhiệm kỳ 2017-2022) của Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang (2017); Báo cáo công tác
tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên của UBND thị xã Hà Tiên (2017); Sách
Nghiên cứu Hà Tiên của Trương Minh Đạt (2016); Sách Lược sử những ngôi
chùa ở Kiên Giang của Thượng tọa Thích Giác Phước (2002); Luận văn Thạc

3


sĩ về Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên
tỉnh Kiên Giang của Trần Ngọc Quyên (2017); Tập hợp tài liệu do các cơ sở
thờ tự cung cấp; Các báo cáo của UBND một số phường, xã trong thị xã.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
thực địa ở nhiều chùa, đình, miếu trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay như
sau: (1) Các chùa: Phù Dung, Phật Đà, Thiên Trúc, Tam Bảo, Giải Thoát và
tịnh xá Ngọc Hồ (phường Bình San); chùa Tiên Sơn, Mũi Nai, Xà Xía (xã
Mỹ Đức); chùa Thanh Hòa (xã Thuận Yên); Tịnh xá Ngọc Đăng, Ngọc Tiên
(phường Tô Châu). (2) Đình: Thần Thành hoàng Hà Tiên (phường Đông
Hồ), đình Năm Ông (phường Bình San), đình Ông Bổn (xã Thuận Yên). (3)
Miếu: Bà Thủy Long (phường Tô Châu), miếu Quang Thánh đế (phường
Bình San), miếu Nam Hải - Tứ vị thần nữ (xã Thuận Yên).
Nguồn tư liệu điền dã thực tế 09 trường hợp, trong đó có 04 nữ giới,
tín đồ Công giáo 02 người, Phật giáo 03 người (01 ni cô), 04 người không
theo tôn giáo (01 chức việc ở đình). Gia đình thờ cúng: Ông Trần Văn Nhiên
- Số 266/7, đường Nam Hồ, Tô Châu; Bà Trần Thị Diễm Thanh - Số 197/6,
đường Phương Thành, Bình San. Chủ phương tiện tàu cá: Ông Trần Vãn Ðệ
- Chủ tàu KG-12324-TS, bà Lê Thị Nhớ - Chủ tàu KG-45463-TS; Chủ xe
khách: ông Lê Thanh Thành - Chủ xe khách số 68H-025.03, bà Nguyễn Thị
Gáo - Chủ xe khách số 68H-154.64, cùng nhiều bài phỏng vấn trực tiếp khác
liên quan đến vấn đề này.

Nguồn tài liệu này cho phép chúng tôi trình bày sâu sắc hơn những
nghiên cứu của mình trong luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và chỉ ra sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa
ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang hiện nay.

4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái lược chung về Phật giáo và tín ngưỡng bản địa, chỉ ra những biểu
hiện của sự dung hợp, những vấn đề đặt ra và một số giải pháp nhằm phát huy
những giá trị của sự dung hợp giữa phật giáo và tín ngưỡng bản địa ở thị xã
Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính của luận văn là “Sự dung hợp của Phật giáo và tín
ngưỡng bản địa ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang hiện nay”.
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi thị xã Hà Tiên, cơ cấu tổ chức từ
cấp Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã cho đến Ban Trị sự chùa,
Gia đình Phật tử, tổ chức từ thiện xã hội Phật giáo; các đình miếu, đời sống
tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng của nhân dân Hà Tiên.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Lý thuyết nghiên cứu
Luận văn sử dụng lý thuyết Thực thể tôn giáo. Với lý thuyết này, luận
văn tiếp cận hai nội dung: (1) cộng đồng (quá trình hình thành, phát triển, hệ
thống tổ chức, chức sắc, chức việc, người tu hành, tín đồ); (2) nghi lễ và thực
hành nghi lễ (tập trung vào các cuộc lễ hội diễn ra trong năm).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và công tác
tôn giáo. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là
tôn giáo học, xã hội học. Đồng thời cũng áp dụng phương pháp nghiên cứu
liên ngành gồm: sử học, dân tộc học, triết học, văn hóa học. Quá trình thực
hiện đã thực hiện các phương pháp chuyên môn như: Nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp, đánh giá, so sánh, điền dã, phỏng vấn sâu.
6. Đóng góp của luận văn

5


Luận văn bổ sung đầy đủ hơn bức tranh chung về Phật giáo và tín
ngưỡng bản địa ở Hà Tiên. Từ đó làm rõ một số biểu hiện sự dung hợp của
Phật giáo với tín ngưỡng bản địa nơi đây.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo hỗ trợ cho việc áp dụng
trong thực tế và công tác giảng dạy chuyên ngành Tôn giáo học và các bộ
môn khoa học xã hội khác có liên quan. Luận văn còn là cứ liệu khoa học
giúp cho chính quyền địa phương hiểu rõ hơn về Phật giáo và tín ngưỡng bản
địa Hà Tiên, từ đó đề ra những giải pháp quản lý nhà nước về tôn giáo phù
hợp với sự tồn tại của nó ở Kiên Giang.
Trên cơ sở nâng cao nhận thức về “Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngưỡng bản địa ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang hiện nay”, giúp cho công
tác quản lý xã hội, quản lý tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là Phật giáo ở tỉnh Kiên
Giang được chặt chẽ hơn, các chính sách pháp luật được thực thi đầy đủ, sự
quan tâm tích cực của chính quyền đối với Phật giáo và tín ngưỡng bản địa,
để Phật giáo và tín ngưỡng tiếp tục phát triển đồng hành cùng dân tộc, xây
dựng một xã hội hòa bình, tốt đẹp, cùng tiến bộ.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung chính của luận văn gồm 2 chương 05 tiết.

6


Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG BẢN ĐỊA
Ở THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG
1.1. Khái lƣợc chung về đặc điểm Phật giáo ở thị xã Hà Tiên
Trang wedsite Wikipedia tiếng Việt, bài viết về Hà Tiên có ghi: Hà
Tiên là thành phố nằm ở phía Tấy Bắc của tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng Kinh
tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong vùng tam
giác vàng của tỉnh: Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc. Phía Bắc giáp với Vương
quốc Campuchia với đường biên giới dài 13,7km, phía Đông giáp với huyện
Giang Thành, phía Nam giáp với huyện Kiên Lương, phía Tây giáp với
Vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 26 km. [Phụ lục 1, tr.80]
Hà Tiên có 7 đơn vị hành chính với 5 phường (Bình San, Đông Hồ, Mỹ
Đức, Pháo Đài, Tô Châu) và 2 xã (Thuận Yên, Tiên Hải). Thành phố Hà Tiên
là một dải đất hẹp nằm ven biển, với đầy đủ các dạng địa hình: vũng, vịnh,
đồng bằng, núi, sông, hang động, hải đảo...tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Được
ví như Vịnh Hạ Long thu nhỏ.
Vũng Đông Hồ là cửa đỗ ra biển của hai con sông, sông Giang Thành
từ Campuchia và kênh Vĩnh Tế chảy vê cho lượng nước ngọt quanh năm; Cửa
sông Tô Châu từ kênh Hà Tiên - Rạch Giá chảy xuống, rất thuận tiện cho vận
tải và du lịch đường sông nước.
Các ngọn núi trên địa bàn thành phố hầu hết đều là những thắng cảnh
như: núi Tô Châu, núi Đá Dựng, núi Bình San, núi Thạch Động, núi Đề
Liêm... Ven biển Hà Tiên có nhiều bãi biển đẹp như: bãi biển Lộc Trĩ (bãi
biển Mũi Nai). Ngoài khơi có quần đảo Hải Tặc với nhiều đảo đẹp, có tiềm
năng du lịch, tuy còn hoang sơ nhưng rất triển vọng phát triển du lịch biển


7


đảo. Nhiều thi sĩ đã xướng họa diễn tả cảm xúc, nổi tiếng có Tao đàn Châu
Anh Các với 10 bài vịnh Thập cảnh Hà Tiên.
Lượng nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ
trung bình 150 - 160 kcal/cm² năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
27 °C (thấp nhất là 23,9 °C vào khoảng tháng 12 - tháng 1; cao nhất là 30,20C
vào tháng 4 - 5. Độ ẩm trung bình 81,9%. Mùa mưa thường từ tháng 5 đến
tháng 10. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm.
Diện tích tự nhiên năm 2015 là 10.048,83 ha (đất nông - lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản là 7.472,7 ha (chiếm 74,36 %) với nhiều diện tích có độ
phèn mặn cao, đất phi nông nghiệp là 2.373 ha, đất chưa sử dụng chủ yếu là
bãi bồi, núi đá không có cây cối chiếm 2,02%).
Kể từ năm 2000- 2001, Hà Tiên có 13 trường, gồm 1 trường mầm non
và 12 trường thuộc ngành giáo dục phổ thông (7 trường tiểu học, 3 trường
Trung học cơ sở, 1 trường Phổ thông Trung học, 1 trung tâm giáo dục kỹ
thuật hướng nghiệp dạy nghề), tỷ lệ con em đến trường hàng năm trên 99%
trẻ em. Một bệnh viện tại trung tâm thành phố quy mô 60 giường bệnh, 100%
xã phường có trung tâm y tế và khu dân cư có y tế thôn bản. Thế mạnh kinh
tế của Hà Tiên là biên giới giáp Campuchia trên bộ lẫn trên biển, Hà Tiên
cách tỉnh lị Kampot 60km và cảng Kep 20km; Đường biển và hàng không đi
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; đấu nối với các khu du lịch, nghĩ
dưỡng trong vùng. Trong đó có hoạt động tâm linh rất phát triển. [37]
Theo Báo cáo Tổng hợp thực trạng Tôn giáo trên địa bàn Kiên Giang
(2017) cho biết: Trên địa bàn thị xã Hà Tiên có 14 chùa, 01 đền thờ, 01 giáo
xứ, 02 giáo họ, 04 đình, 03 miếu, 01 am. Có đa dạng tín ngưỡng và nhiều tôn
giáo được duy trì gồm Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài,
Phật đường Nam tông Minh sư đạo và Tịnh độ cư sĩ [2]. Với 20.266 tín đồ, 19


8


cơ sở thờ tự, 299 chức sắc, nhà tu hành, chức việc, 01 đơn vị gia đình phật tử
với 150 đoàn sinh và 8 cơ sở tín ngưỡng, dân gian. [23, tr. 39]
Phật giáo có 03 hệ phái (Nam tông, Bắc tông và Khất sĩ), 12 chùa (bắc
tông 6, nam tông 3, khất sĩ 3), có 24 chức sắc, 78 chức việc, có 8.113 tín đồ.
Tổ chức có Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã, 12 Ban Trị sự
chùa, 01 Gia đình Phật tử, 01 tổ chức từ thiện xã hội.[Phụ lục 2, tr.83]
Tín ngưỡng có 01 đền thờ, 04 đình, 03 miếu, 01 am. Đối tượng thờ
cúng là ông trời, thổ thần, hải thần, nhân thần, thần hỗ [Phụ lục 2, tr.85]. Đa
số người Hà Tiên tin tưởng vào các loại hình tín ngưỡng, từ nơi thờ tập trung
ở đình miếu cho đến trong gia đình, trên phương tiện kinh doanh cho đến cập
đường lộ. Điểm đáng chú ý là ngôi đình thành hoàng làng Hà Tiên thờ cả ba
ông cháu gồm Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và Mạc Tử Sanh; nhà nào cũng có
ban thờ thông thiên bên ngoài và thờ tổ tiên, thần tài, thổ địa, ông táo bên
trong; trên phương tiện lớn thường có bàn thờ các vị thần phù trợ tránh tai
họa.[Phụ lục 2, tr.82]
Trong khuông khổ đề tài luận văn này, là người hoạt động hành chính,
xin dùng khái niệm được trích trong Luật Tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện
tại Khoản 5, Điều 2, Chương I như sau: “Tôn giáo là niềm tin của con người
tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo
lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.” [14]. Với nhận thức như vậy, luận văn khái
lược chung về Phật Giáo ở Hà Tiên như sau.
1.1.1. Khái lược về vùng Hà Tiên trong lịch sử
Như đã biết, vùng Hà Tiên xưa kia là một phần của các vương quốc cổ,
nằm về phía Đông của các vương quốc này, trong vùng biển Vịnh Thái Lan
nhiều rừng núi, hải đảo và sản vật quí. Theo sách Lịch sử thế giới trung đại
(quyển II) nêu rõ: “Người dân xưa đã có điều kiện để sinh sống bằng lượm

hái, săn bắn, đánh cá, trồng trọt, do đó mà không ngừng tiến triển. Đây là một

9


trong những quốc gia đóng góp tích cực vào nền văn hóa lâu đời, vào vận
mệnh lịch sử ở Đông Nam Á” [18, tr.219] nói chung, mảnh đất Hà Tiên xưa
nói riêng.
Vào thế kỷ I sau công nguyên, Hà Tiên là vùng hạ của tiểu quốc Ba
Nam xưa, đây là một trong những tiểu quốc lớn mạnh và quan trọng của
vương quốc Phù Nam vào thế kỷ I. Ba Nam là tên một quả núi (thực ra là một
gò núi nhỏ ở bờ trái hạ lưu sông Mê Kông), còn gọi là Ba Phnom (Nam hay
Phnom là núi; Ba hay là dmâk, dalmâk (đặc mục) là người đi săn), về sau gọi
theo chữ Phạn trong các bi ký, Vyâdhapura, cũng chỉ là sự dịch nghĩa: Xứ sở
của những người đi săn [18, tr.221]. Tên Phù Nam (hay Bạt Nam) là chuyển
âm - Đây chắc là nơi sinh sống thuận tiện, nên dân cư sớm tập trung đông
đúc. Tiểu quốc Ba Nam sớm hình thành, phát triển nhanh, mạnh nên khiến
cho các tiểu quốc khác (vốn có quan hệ thân tộc) càng phải kết thân và thần
phục. Ba Nam trở nên có địa vị lãnh đạo, tiêu biểu cho các tiểu quốc khác, mà
tên của nó là đại diện cho sự thống nhất của các quốc gia sơ kỳ của người
Khmer: Quốc gia Phù Nam. [18]
Những nhà nước hình thành trên lãnh thổ, trong đó có vùng đất này đã
được các tài liệu cổ gọi bằng những tên gọi khác nhau, từ Phù Nam, Thủy
Chân Lạp, cho đến Việt Nam ngày nay, đã phản ảnh những bước phát triển
trong quan hệ xã hội, chính trị của các tộc người anh em. Tên gọi Phù Nam
xứng đáng là tên chính thức của vương quốc bởi vì thường được nhắc tới
trong văn bia của các đời vua và từ một câu chuyện thần thoại truyền thống,
phản ánh tính chất phát triển liên tục của lịch sử vùng này. “… Ở phía nam
quận Nhật Nam, trên bờ phía tây đại dương, rộng 3.000 lý, có một con sông
từ phía tây chạy ra bể. Vua nước ấy là một nữ hoàng, tên là Liễu Diệp. Sau có

một ngýời ở cõi ngoài tên là Hỗn Điền đêm mộng thấy thần ban cho cái cung
và bảo đi thuyền ra bể. Sáng sớm, Hỗn Điền đến đền thờ thần, bắt được một

10


cái cung ở gốc cây, rồi đi thuyền đến nước Phù Nam. Liễu Diệp đem quân ra
đánh. Hỗn Điền giương cao cái cung, từ xa bắn một phát, xuyên qua vỏ
thuyền, thẳng tới trúng phải một người. Liễu Diệp cả sợ, xin hàng. Hỗn Điền
bắt làm vợ. Rồi ông ta cai trị nước, truyền cho con cháu…”. [18, tr.222]
“Quốc gia Phù Nam duy trì đến năm 550 thì suy lụi dần rồi bị vua
Chen-la (Thủy Chân Lạp) đánh bại lên nắm bá quyền, chuyển sang một thời
kỳ mới, “Tài liệu xưa ghi chép lại như sau: “Chân Lạp ở phía tây Lâm Ấp.
Nguyên trước đây là thuộc quốc của Phù Nam…”, “Tổ tiên đã dần dần làm
cho nước trở nên hùng cường. Chi-tơ-ra-sê-na chiếm được Phù Nam và bắt
thần phục. Ông ta mất, con là I-sa-na-sê-na nối nghiệp…”. [18, tr.226]
Đánh dấu khởi đầu cho thời kỳ Ăng-co là khi ”Campuchia lâm vào tình
trạng chia rẽ và ngưng trệ do chế độ thống trị của người Gia-va gây nên.
Trong nước có nhu cầu khôi phục sự thống nhất và tự chủ... Giay-a-vác-man
II, vốn thuộc hoàng tộc Cam-pu-chia, đã phải bỏ chạy sang Gia-va khi nước
nhà có tranh chấp nội bộ và ngoại xâm, đã nhân cơ hội này trở về nước, tập
hợp lực lượng đấu tranh và lên ngôi vua năm (năm 802).“[18, tr.230-231],
đánh dấu một thời kỳ huy hoàng trong giai đoạn lịch sử kéo dài từ năm 802
đến năm 1.434 (hơn 1000 đền đài được xây dựng, nổi tiếng và được
UNESCO công nhận phế tích Angkor là di sản thế giới).
“Từ nữa thế kỷ XV, Cam-pu-chia bước vào thời kỳ suy thoái nhanh
chóng... Vương quốc của người Thái - Thống nhất vào giữa thế kỷ XIV - đã
mạnh lên, dồn dập tấn công, cướp phá và lấn đất của Cam-pu-chia trong nữa
sau thế kỷ XV và suốt thế kỷ XVI.“ [18, tr.246]
“Đầu thế kỷ XVII, trước sự uy hiếp dữ dội của người Thái, Cam-puchia hướng tới kết thân và dựa vào người Việt. Năm 1.622, vua Campuchia

tăng thêm quan hệ hòa hiếu và kết hôn với một công chúa người Việt.“ [18,

11


tr.247]. Tuy nhiên, chỉ yên ổn hơn 30 năm thì nội bộ quý tộc lại tranh giành
gây mâu thuẫn trong hoàng gia, một bên theo Xiêm, một bên theo Việt.
Trong quyển Chế độ Công đền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập
ấp ở Nam kỳ lục tỉnh, Nguyễn Đình Đầu đã dẫn lại bài Mạc Cửu và Chúa
Nguyễn ở Hà Tiên của Trần Kinh Hòa, trong tạp chí Văn hóa Á Châu, Và
Phan Khoang, sđd, tr.423: “Nguyên Mạc Cửu là người châu Lôi tỉnh Quảng
Đông, trước làm chủ thuyền buôn, kinh doanh lớn, thường lui tới Lữ Tống
(đảo Lu-Zon của Phi-lip-pin), Chà Và (đảo Java của In-đô-nê-xi-a), Chân Lạp
(Cam-pu-chia và Nam bộ ngày nay). Khi thấy nhà Minh hết hy vọng phục
hưng đất nước từ tay thống trị người Mãn Thanh, Mạc Cửu sang ở hẵn Chân
Lạp, khoảng năm 1680, và được nhận làm quan tại triều. Song chính quyền
Chân Lạp lúc đó thường chia rẽ cạnh tranh nhau và bị nước Xiêm can thiệp
dòm ngó, nên Mạc Cửu xin tới lập nghiệp trên cửa biển Pe1am (tức Phương
Thành) thuộc tỉnh Kham (ta gọi là Màng Khảm). Nơi đây thường có người
buôn bán ngoại quốc tụ họp và chung quanh đã có lưu dân lác đác tới khẩn
hoang. Mạc Cửu mở một sòng bạc để lấy sâu, mở phố xá, xây thành trên bờ
biển và chiêu tập thêm lưu dân tới ở các nơi Phú Quốc, Lũng Kỳ (còn gọi
Trũng Kè, Lũng Cả, Réam), Cần Bột (Campốt), Rạch Giá, Luống Cày,
Hương Úc (tức Vũng Thơm hay Kompong-som) và Cà mau để lập thành 7 xã
thôn. Tương truyền rằng ở Phương Thành có tiên thường hiện ra trên sông,
nên mới đặt tên là Hà Tiên" [8], sau này có ý kiến cho rằng Mạc Cửu đặt tên
Hà Tiên là do nổi nhớ mong quê hương mà thành.
Nguyễn Đình Đầu cũng dẫn ở đoạn tiếp theo từ Hoàng Việt Giáp Tý
niên biểu, Nguyễn Bá Trác phụng biên tập, Khải Định năm thứ 10 (1925) ấn
hành, Bửu Cầm... Trương Bửu Lâm phiên địch, Sài Gòn 1963, tr.303: “Tuy

nhiên bọn cướp biển và chính quyền Xiêm thường tới đốt phá và quấy nhiễu
Hà Tiên, nên muốn được sinh tồn, Mạc Cửu xin thần phục Chúa Nguyễn.

12


Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận, trao cho Mạc Cửu chức Tổng binh và ấn
thụ để tiếp tục cai quản Hà Tiên. Từ đó, tức năm 1708, Hà Tiên thuộc bản đồ
Việt Nam, tuy ruộng đất thì đã do lưu dân khẩn hoang từ lâu trước nữa".[8]
Mặc dù có nhiều biến cố tan tóc do quân Xiêm xâm lược gây nên vào
thời đại dòng họ Mạc cai quản (1718, 1771 và 1833), nhưng các dân tộc anh
em gồm Kinh, Hoa, Khmer, Philippin ở Hà Tiên vẫn tái lập, duy trì và phát
triển vững bền cho đến ngày nay.
1.1.2. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Hà Tiên
- Sự du nhập và phát triển
"... người Ấn Độ - có lẽ đã đến đây từ đầu công nguyên - đã tham gia
một phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị của các quốc
gia Phù Nam. Những người Ấn này có thể với những lý do và thời gian khác
nhau, nhưng đa số chắc là thương nhân, những người tu hành, đã đến đây làm
ăn sinh sống, truyền bá tôn giáo, đã gắn bó và đồng hóa với dân địa phương
[18, tr.223]. Về tôn giáo, nếu thời kỳ này chưa ăn sâu trong xã hội, thì ít nhất
triều đình Phù Nam cũng đã tin theo đạo Phật. Bia Võ Cảnh đã nói lên điều
đó [18, tr.224]. Sau thời kỳ kết tập kinh điển lần đầu vào thế kỷ IV, Phật giáo
mới thật sự khởi sắc phát triển mạnh mẽ, Hệ phái Phật giáo Nam tông chính
thức truyền thừa từ Ấn Độ sang, nhiều người kể từ đây vừa tin theo tín
ngưỡng vừa tin theo đạo Phật.
Đến thế kỷ XVII bắt đầu có sự bám rễ của hệ phái Phật giáo Bắc tông.
Nhiều tư liệu chứng minh rằng, có nhiều vị sứ giả, nhà nghiên cứu phía Bắc
đã đi qua đây và để lại nhiều tư liệu lịch sử có giá trị, rất tiếc không ai ở lại
xây dựng niềm tin tôn giáo của mình ở nơi đây. Mạc Cửu là người đã dừng

chân lập trấn và mang theo tín ngưỡng Trung Quốc và Phật giáo Bắc tông vào
nơi này. Cũng cùng thời kỳ này, có tài liệu minh chứng sự có mặt của một
linh mục Công giáo đã có mặt tại đây nhưng không rõ đã làm gì và không có

13


dấu tích để lại, Công giáo chỉ khởi sắc từ những năm 1960 về sau. Đến đầu
thế kỷ XX dần xuất hiện các tôn giáo nội sinh là Phật giáo Hòa Hảo, Cao đài,
Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Tịnh độ cư sĩ.
Riêng Phật giáo, các di tích để lại từ thời cận đại đến nay cho thấy Phật
giáo ở Hà Tiên trong thế kỷ XVII có thể hình thành hai chùa, đó là chùa
Thiên Trúc và chùa Phù Dung. Sang thế kỷ XVIII xuất hiện hai chùa, là chùa
Tam Bảo và Tiên Sơn. Từ thế kỷ XX xuất hiện đông đảo các chùa khác và
các tôn giáo khác.
Ở ngôi Thiên Trúc Tự, vào những năm 1960-1963, dưới thời trụ trì
Pháp Kiên, trong lúc trùng tu lại ngôi chùa đã tìm thấy một số viên gạch ghi
ký tự Khmer số 1616 dưới Bồ Đoàn, nơi pho tượng Phật lớn ngồi. Tượng
Phật Lớn bên trong ngôi Chính điện là Phật Thích Ca ngồi trên Bồ Đoàn có
gương mặt, dáng ngồi giống như các tượng Phật của Thái Lan được bảo tồn
trong viện Bảo tàng tại Bangkok. Những người hiểu biết cho hay: Thời Mạc
Thiên Tích có hai vị hoàng tử Xiêm lưu vong tại Việt Nam, lưu ở xứ Hà
Tiên một thời gian rồi trở về nước phục vị. Sau đó các vị hoàng tử cùng các
nghệ nhân người Xiêm đã trở lại Hà Tiên tạo tác pho tượng Phật ở Chùa
Hang (Hải Sơn Tự - thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang), sau đó là pho tượng Phật Lớn tại Thiên Trúc Tự. Bức tượng cao
2,6m, thân tượng ngồi kiết già từ gối trái sang gối phải 1,9m. Một bia đá SiMa với đường nét hoa văn theo Thái Lan, các chùa Nam tông trong vùng
không có bia đá này. [11, tr.4]
Từ các di chỉ trên, có thể suy đoán chùa này đã được thành lập từ trước
năm 1616, vì người Khmer và Mã Lai ở đây đầu tiên và luôn hành đạo với

đạo Phật (phái Nam tông). Nếu đúng là như thế thì đây là ngôi cổ tự đầu tiên
ở xứ Hà Tiên, theo hệ phái Phật giáo Nam tông có ảnh hưởng văn hóa Thái
Lan. Tuy nhiên, trải qua trên 400 năm, thời gian ấy khá dài so với nhiều thế

14


hệ trụ trì chưa rõ tung tích, nhiều thời gian bị bỏ hoang phế, ngôi Thiên Trúc
Tự chưa tìm được tư liệu chứng minh nhiều giai đoạn phát triển hưng thịnh
của chùa, rất cần có sự nghiên cứu sâu thêm để chứng minh lịch sử diễn ra.
Niên đại ngôi chùa cổ thứ hai có thể là chùa Phù Dung ở núi Đề Liêm,
trước tháp hòa thượng Ấn Đàm mất năm 1662. Hiện tại nơi này còn nền chùa
cũ, đã khai quật được lư đồng, chén cổ, kè đá ghi thời Mạc Cửu. Qua ba lần bị
giặc Xiêm tàn phá, ngôi cổ tự đã bị hoang phế và bỏ hoang cho đến ngày nay
chỉ còn thấy nền chùa. Nói “Tiêu tự thần chung - Tiếng chuông tĩnh mịch” là
tiếng chuông từ chùa này vọng ra hướng Bắc có hào quân sự, có chợ nhỏ ghe
tàu từ đầm Đông Hồ vào hướng Rạch Ụ. Năm 1846, sau khi khi đánh đuổi
quân Xiêm, Tổng đốc An Hà là Doãn Uẩn đã xin triều đình cho cất lại ngôi
chùa khác, vì ở chùa cũ không còn tiền nhân, chẳng ai trông coi nữa.
Tổng đốc Doãn Uẩn cùng nhân dân xã Mỹ Đức, huyện Hà Châu lập
ngôi chùa mới ngay tại nền dinh thự của ông Mạc Thiên Tích ở phía bắc núi
Bình San, và ông đã lấy chữ đầu của Phù Dung và chữ giữa của Chiên Anh
Các ghép lại đặt tên ngôi chùa mới là Phù Anh. Không lâu sau, đối chiếu với
úy của vua Thiệu Trị thì chữ Dung bị phạm úy tên của vua nên đổi lại là Cừ,
trở thành tên Phù Cừ. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Chùa Phù-cừ. Ở chân
núi Phù-cừ xã Mỹ-đức huyện Hà Châu,…; năm Thiệu Trị thứ 6 (1856), nhân
dân tỉnh hạt xây sửa lợp ngói, …, theo núi dựng nhà, án tuệ nghiêm trang, cửa
thiền tịch mịch, cũng là 1 nơi danh thắng.” [17, tr.107]
Ngôi chùa cổ thứ ba, chính là ngôi chùa Tam Bảo của gia đình họ Mạc.
Năm 1730, “Ở huyện Hà Châu; nguyên xưa Mạc-cửu làm Thống-Binh ở Hàtiên lập ra; mẹ ông là Thái phu-nhân hơn 80 tuổi mộ Phật đến ở, sau bà tọahóa (mất) ở trước bàn Phật. Mạc-cửu nhân đó đúc tượng bằng đồng để thờ

trong chùa, nay vẫn còn” [17, tr.107]. Cũng như lịch sử thăng trầm của Hà
Tiên, có nhiều giai đoạn gặp chiến tranh gián đoạn, “Đến đời Gia Long

15


(1802-1819) vua cho người về Hà Tiên kiến thiết xứ sở (1811). Lúc nầy nhân
dân lập lại chùa Tam Bảo và có sắc phong của vua nên chùa được mang tên
Sắc Tứ Tam Bảo Tự cũng ngay tại chỗ cũ. Đến năm 1834 giặc Xiêm đánh phá
Hà Tiên nữa, chùa lại bị hư hại,…” [12, m.B, k.2]. Đến nay đã qua 19 đời trụ
trì và đã được xây dựng khang trang, giữ được vẻ thanh tịnh vốn có của nó.
Đây cũng là nơi lưu dấu bức tường cổ, đại hồng chung cổ và tượng phật bằng
đồng Mạc Cửu đúc tặng mẹ hơn 300 năm tuổi. Chùa đã được triều đình sắc
phong nên còn gọi là Sắc tứ Tam Bảo tự, ngày nay được chính quyền công
nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.
Không thể không nhắc đến ngôi chùa Tiên Sơn trong núi Thạch Động.
Theo sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang, thượng tọa Thích Giác
Phước, chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002 cho biết: Vào thế kỷ XVIII,
Hòa thượng Huỳnh Phong đã đến tu hành tại đây. Năm 1790, Hòa thượng
Minh Đường (Trung Quốc) đã tìm đến hang động này tu hành và đặt tên là
Bạch Vân Am. Sau đó, ngài đã giao am lại cho Bạch Vân Cư sĩ và về tu ở
chùa Địa Tạng, cách Bạch Vân Am 800m về hướng Đông Nam. Đến năm
1888, một nhóm người Minh Hương đã đến tổ chức trùng tu am xưa và cung
thỉnh Hòa thượng Thích Chánh Quả, thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ
39, về trụ trì. Hòa thượng đã cho đúc một số tượng Phật và Bồ tát, đổi tên
Bạch Vân Am thành Linh Sơn Tự. Ngài viên tịch năm 1913. Kế thế trụ trì là
Hòa thượng Thích Thiện Sĩ đã tổ chức trùng tu, mở rộng ngôi chùa, đặt tên
chùa Tiên Sơn. Đại đức Thích Minh Luận trụ trì chùa từ nãm 1989 đến nay
[38]. Ðây là một trong những ngôi chùa ở trong động đá nổi tiếng với sự tích
Thạch Sanh - Lý Thông. Hiện chùa được trùng tu khá khang trang, hài hòa

với thiên nhiên.
Theo HT.Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN - trong
bài Phật giáo Kiên Giang qua một góc nhìn đăng trên trang thông tin điện tử

16


Phật giáo Kiên Giang ngày 18 tháng 6 năm 2017 có đoạn: “Từ thời Vua Gia
long thứ 7 (1808) đã đặt ra Đạo Kiên Giang, đất Hà Tiên, Rạch Giá dưới
quyền điều hành quản lý của Tổng đốc tình An Hà (tức An Giang, Hà Tiên
ngày nay) tên là Doãn Uẩn (1843 - 1867)… Năm 1920, phong trào chấn hưng
Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Khánh Hòa khởi xướng… Phong trào lần
lượt ảnh hưởng đến cả vùng đất Nam Kỳ Lục Tỉnh (Biên Hòa, Gia Định,
Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Trong đó có tỉnh Rạch Giá
(Kiên Giang)”. Từ đây đã dần hình thành nhiều ngôi chùa, đó là: Chùa Mũi
Nai (1920), chùa Thanh Hòa (1927), chùa Phật Đà (1945), tịnh xá Ngọc Hồ
(1957), tịnh xá Ngọc Đăng (1960), tịnh xá Ngọc Tiên (1967), chùa Giải
Thoát, chùa Xà Xía.
… Năm 1981 thống nhất Phật giáo cả nước, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam được thành lập. GHPGVN thị xã từ ngày thành lập đến nay, luôn ổn
định, phát triển đồng hành cùng dân tộc trong thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp
theo của dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam…”.[34]
- Những đặc điểm cơ bản của Phật giáo Hà Tiên
Về Giáo lý:
Sử dụng các kinh điển từ 45 quyển chánh tạng và 92 quyển chú giải ra
tiếng bản xứ của mình để y cứ tu hành. Kinh bổn thường dùng các loại sau:
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã, Kinh Đại Bát
Niết Bàn, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm
Kinh, Kinh Duy Ma Cật, Kinh A Di Đà,… Về cơ bản, giáo lý Phật Giáo đề
cập đến nhiều vấn đề của thế giới và nhân sinh, rất trừu tượng, mang tính

triết học sâu sắc, chủ yếu giáo thuyết về pháp, bản thể, tâm, vô thường, nhân
duyên, sắc không, vô ngã, nhân quả, luân hồi, nghiệp và nghiệp báo, thập
nhị nhân duyên, tứ diệu đế, giải thoát và niết bàn. Ngoài ra, giáo lý Phật giáo
còn có những lý thuyết khác như là thuyết về Thức, mối quan hệ giữa Tâm

17


và Thức, giữa Tâm và Vật. Các hệ phái có cách thức tu tập, hành thiền và
sinh hoạt khá khác nhau, mang tính đặc trưng của từng hệ phái trong ngôi
nhà chung Phật pháp.
Giới luật:
Giới luật hướng dẫn nhiều điều chế định hướng dẫn tu tập. Nội dung
chủ yếu của giới luật là những điều kiêng cấm nhằm chế ngự dục vọng, từ bỏ
việc ác, khuyến khích thực hiện việc thiện để đạt đến sự giải thoát. Giới luật
quy định cho từng đối tượng riêng: Đối với tín đồ tại gia phải thực hiện “Ngũ
giới” và thập thiện. Đối với bậc Sa-di, phải giữ 105 giới, người đi tu theo Phật
trên tinh thần tự nguyện, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản gồm: Phải
được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (nếu còn nhỏ); phải là
công dân tốt, không trong tình trạng vi phạm pháp luật; phải có thầy dẫn dắt
và có những vật dụng cần thiết của một nhà sư, có thể giữ bậc Sa-di suốt đời.
Đối với bậc Tỳ kheo, phải thực hiện đầy đủ các giới, gọi là “Cụ túc giới” gồm
250 giới, giới luật ở bậc này quy định rất chi tiết, chặt chẽ từ việc ăn, mặc, ở,
đi, đứng, nằm, ngồi (hành, trụ, tọa, ngọa), nói năng đến mối quan hệ giao tiếp
với gia đình, xã hội, đồng đạo, cách thức hành đạo, tu trì, lễ bái.
Đối với những người xuất gia, Phật giáo còn nêu lên sáu điều để hướng
dẫn tu hành, gọi là “Lục hòa tăng” hay “Lục hòa kinh pháp”. Đồng thời đối
với cả những người xuất gia lẫn những người tu tại gia có những điều răn dạy
cụ thể: Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả), Vô ngã vị tha (không vì mình mà vì
mọi người), hạnh lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí

tuệ). Để thực hiện nghiêm túc giới luật, hàng tháng hai lần vào ngày 15 và
ngày 29 hoặc 30 âm lịch, những người xuất gia tu hành trong chùa hay tập
hợp lại để tụng giới (lễ tụng giới gọi là lễ bồ tác), tức là đọc lại các giới luật.
Việc xử lý tăng chúng phạm giới luật được tiến hành theo phép Yết ma
(Karma) và phải được toàn thể tăng chúng nhất trí thông qua.

18


Nghi lễ:
Phật giáo luôn đặt nặng nghi lễ, chuộng đời sống chân thật, mộc mạc,
rất quan tâm đến giới luật: Lễ kính nhau theo tôn ti hạ lạp, đón rước trịnh
trọng có từ lâu đời; trai tăng là không thọ thực quá ngọ; tụng kinh dùng
chuông mỏ và xướng tán ngân nga; thờ các vị Phật phù trợ và cúng hương hoa
vật thực để tỏ lòng thành kính; tổ chức cúng sao hạn, chuẩn tế, coi ngày tốt
xấu; đi khuất thực không nhận tiền bạc, chỉ nhận vật thực đã chín do phật tử tự
nguyện dâng cúng, không mở lời xin hay nói khéo để người phải cho; mỗi
ngày có hai thời tụng kinh lễ bái Tam Bảo vào buổi sáng và buổi chiều, ngoài
ra chư tăng thường tụng kinh quán tưởng và chúc phúc cho phật tự trước khi
thọ thực. Khi hành lễ, các vị thường dùng trung y hoặc đại y lễ.
Y là trang phục theo nhà Phật, y thuộc loại hoại sắc, có màu vàng đậm,
xám hay nâu, đều là đơn giản, trang nghiêm, thanh tịnh. Có 03 loại: Y dùng
để mặc bên trong, y dùng để mặc ở giữa, y dùng để đắp ngoài của chư tăng.
Khi đi đến chốn đông người, đi trì bình, nhập chúng thọ trai, khi lễ tháp, khi
nghe kinh, khi lễ cao tăng,… đều có quy định mặc y phục riêng biệt cho từng
dịp lễ.
Phật giáo Nam tông và Khất sĩ thường đi khất thực, được thể hiện qua
đi bát, được thực hiện trong chùa hoặc một đợt tập trung nhất định được thông
báo trước nên ít nhiều làm mất đi tính nguyên bản của khất thực.
Phật giáo hàng năm có nhiều ngày lễ được tổ chức ở chùa và ở nơi

thuận tiện tại địa phương. Việc hành lễ do các vị cao tăng chủ trì cuộc lễ. Có
các ngày lễ chính trong năm theo âm lịch, gồm: Rằm tháng tư mừng Phật đản
sanh, thành đạo và nhập Niết bàn; An cư Kiết hạ là dịp các bậc tăng ni ở
trong chùa tu tập liên tục ba tháng để trao dồi thân, khẩu, ý; Lễ Dâng y
(Kathina - lễ Dâng bông) thực hiện tâm thí của người cúng dường và người
nhận được một cách bền vững, viên mãn. Ngoài ra còn có các lễ gắn với tín

19


ngưỡng, văn hóa, truyền thống và dân tộc: Rằm tháng giêng; Lễ Xá tội Vong
nhân; Ở đồng bào Khmer còn có những lễ hội cúng mừng năm mới (Chol
Chnam Thmay), lễ cúng trăng (Okcombok), cúng ông Tà (Nek ta), cúng cơm
(Sen prên), cúng đáp lễ (cúng thần linh, người khuất mặt), lên tổ (tế lễ, tạ lễ
cho thần giữ nhà, thần giữ sóc)…
Kiến trúc:
Các chùa được bố trí trên một khoảng không gian đất đai rộng lớn, có
nhiều cây cao bóng cả, yên tịnh và thoáng mát. Mặt tiền chùa có thể hướng về
hướng khác nhưng chính điện luôn hướng về phương đông theo quan niệm
phật ở phương tây hướng về phương đông ban phước. Chính điện được xem
như là quần thể kiến trúc chính của ngôi chùa nên thường cao hơn kết cấu các
tháp, tăng xá hoặc giảng đường khoảng hơn 01m. Trong chính điện thường có
tam cấp: cấp cao nhất thường tôn trí xá lợi, cấp giữa tôn trí Phật tổ to lớn, cấp
cuối tôn trí các pho tượng Phật khác với các tư thế ngồi hoặc nằm với những
ý nghĩa khác nhau. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ gồm: phật cảnh,
nhà thiền tăng ni, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh,…
Tổ chức:
Đến nay, ở các chùa có 01 hòa thượng, 01 thượng tọa, 04 đại đức, 02 ni
sư, 02 sư cô, hàng tăng ni chúng. Nơi này có 01 vị hòa thượng chứng minh,
Ban Trị sự GHPGVN thị xã có 21 vị. Các Ban Trị sự từng chùa lo giúp việc

Phật sự có từ 03 – 07 vị. Hàng năm tổ chức cho sư sãi tham gia tu tập, báo
hiếu. Về pháp lý, các chùa căn cứ vào Hiến chương đề ra chương trình hành
động, xây dựng quy chế, nội quy (hội họp, giờ giấc, khóa tu, mùa tu); các hoạt
động luân chuyển chức sắc, đăng lý tu tập, xây dựng cơ sở thờ tự, nhà thiện
nguyện, hoạt động xã hội,… đều có đăng ký và được chấp thuận từ các cấp
chính quyền địa phương.

20


×