LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con
người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của
công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ
quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến
giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh”
đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu
học có ý nghĩa vô cùng quan trọng là hình thành nhân cách con người nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để
đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu
biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu
được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Việc đổi mới
phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở
vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương
pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng
của xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang
một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động,
phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng
quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở
Tiểu học nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo,
phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của
người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách
PPDH ở mỗi nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về
bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của
học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực
của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được
cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.
Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương
pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học,
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan
hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập
những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn
Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và
phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù
sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được
nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự
chiếm lĩnh kiến thức)với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình
thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và
điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp
như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp...
Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để
đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào
thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối
thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm
nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng
học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và
phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích,
tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình
thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở
thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và
kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học
tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập(đánh giá lớp học). Chú trọng
phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình
thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để
có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót(tạo
điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).
Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã nghiên
cứu biên soạn: “Chuyên đề Tập làm văn lớp 3 theo hướng phát triển năng lực
học sinh tiểu học” nhằm giúp giáo viên có tài liệu giảng dạy nâng cao chất
lượng giáo dục.
Tập làm văn
- Kể tên những lễ hội mà em biết.
- Lễ hội đền Hùng ( Phú Thọ)
- Lễ hội Đền Hai Bà
- Lễ hội Đồ
Trưng (Vĩnh Phúc)
Sơn (Hải Phòng) có chọi trâu.
- Hội Lim (Bắc Ninh) có hát Quan họ,…
– Lễ hội chùa Hương ( Hà Nội)
Tập làm văn
Kể về lễ hội
Hội đua thuyền
Hội rước đèn Trung thu
Tập làm văn
Kể về lễ hội
Đề bài: Quan sát bức ảnh, tìm hiểu quang cảnh và
hoạt động của những người tham gia lễ hội.
Tập làm văn
Kể về lễ hội
- Hai bức ảnh dưới đây là lễ hội gì?
Tập làm văn
Kể về lễ hội
- Hãy quan sát kĩ mái đình, cây đu và đoán xem đây là
cảnh gì? Diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
* Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức
trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới.
- Trước cổng đình có treo
gì? Có băng chữ gì?
* Trước cổng đình có lá cờ
ngũ sắc và băng chữ đỏ
Chúc mừng năm mới.
Tập làm văn
Kể về lễ hội
- Mọi người đến xem chơi đu có đông không? Họ ăn mặc
ra sao? Họ xem như thế nào?
* Mọi người kéo đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen
nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm
chú nhìn lên cây đu.
- Cây đu được làm bằng
gì? Có cao không?
* Cây đu được làm bằng
cây tre và rất cao.
Tập làm văn
Kể về lễ hội
- Hãy tả hành động, tư thế của hai người chơi đu.
* Hai người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Khi
đu, một người thì dướn người về phía trước, người kia lại
ngả người về phía sau.
- Em có cảm nhận gì về lễ
hội này?
* Em thấy lễ hội rất đông vui,
có trò chơi đu thú vị. Em rất
thích lễ hội này.
Tập làm văn
Kể về lễ hội
- Ảnh chụp cảnh hội gì ? Diễn ra ở đâu ?
* Ảnh chụp cảnh hội đua thuyền, diễn ra trên sông.
- Trên sông có nhiều thuyền đua
không? Thuyền ngắn hay dài?
Trên mỗi thuyền có khoảng bao
nhiêu người ? Trông họ như thế
nào?
* Trên sông có hơn chục thuyền
đua, các thuyền được làm khá dài,
mỗi thuyền có gần hai chục tay
đua, họ là những chàng trai rất
trẻ, khỏe mạnh, rắn rỏi.
Tập làm văn
Kể về lễ hội
- Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng nhóm người trên
thuyền.
+ Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức
vào đôi tay để chèo thuyền.
- Quang cảnh hai bên bờ
sông như thế nào ?
+ Trên bờ sông đông nghịt
người đứng xem, một chùm
bóng bay đủ màu sắc tung bay
theo gió làm hội đua càng
thêm sôi động. Xa xa, làng
xóm xanh mướt.
Tập làm văn
Kể về lễ hội
- Em có cảm nhận gì
về lễ hội đua thuyền?
* Lễ hội đua thuyền
rất vui, sôi nổi, thể hiện
tinh thần thể thao của
dân tộc ta. Em mong
ước được tham gia lễ
hội thú vị này.
Em có cảm nhận gì về
những lễ hội của nhân
dân ta qua các bức ảnh?
Nhân dân ta có nhiều lễ hội rất
phong phú, đặc sắc, hấp dẫn.
Tập làm văn
Kể về lễ hội
Hội bơi chải
Quê em hằng năm thường tổ chức hội đua thuyền trên sông Lô
vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch.
Sáng hôm ấy em được bố dẫn đi em. Dọc hai bên đường người đi
xem đông nghịt, còn dưới sông có đến hàng chục chiếc thuyền đua
đủ màu sắc rực rỡ đang lướt băng băng như những chiếc thuyền cao
tốc. Những chàng trai khỏe mạnh đang
gò người đẩy bơi chèo theo từng nhịp
một, cố đưa thuyền mình vượt trước
thuyền đội bạn.
Một lễ hội thật đáng nhớ. Em rất thích
xem bơi chải trên sông Lô.
Tập làm văn
Hội chơi đu
Kể về lễ hội
Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân
đình vào dịp đầu xuân năm mới.
Trước cổng đình có lá cờ ngũ sắc và băng chữ đỏ Chúc mừng năm
mới. Mọi người kéo đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau,
người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây
đu. Cây đu được làm bằng cây tre và rất cao.
Hai người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất
bổng. Khi đu, một người thì dướn người về
phía trước, người kia lại ngả người
về phía sau.
Em thấy lễ hội rất đông vui, có trò chơi
đu thú vị. Em rất thích lễ hội này.