PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HỘI
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao ý
thức học tập cho học sinh lớp 5
Tác giả sáng kiến: Hoàng Thị Minh Phương
* Mã sáng kiến: ……………………… (Chỉ điền 3 cuốn để chấm cấp
Ngành, còn đối với 10 cuốn chấm cấp cấp tỉnh bỏ dòng này)
Vân Hội, Năm 2019
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Giáo dục Tiểu học là nền tảng, là viên gạch đầu tiên hình thành kiến thức
ban đầu của mỗi con người nói riêng, mỗi dân tộc nói chung. Bởi vì giáo dục
tiểu học là cơ sở, là nền móng, là tiền đề làm nên tri trức, phẩm chất của một con
người.
Người giáo viên Tiểu học cần xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình đối
với xã hội, đối với nhà trường, đối với học sinh, gia đình học sinh, sự phát triển
nhân cách, sự hình thành đạo đức của trẻ.
Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là người vừa phải thực hiện toàn
bộ kế hoạch dạy học các môn, lại vừa đảm nhiệm công tác giáo dục tập thể lớp.
Giáo viên chủ nhiệm luôn luôn có mặt ở lớp, luôn luôn tiếp xúc với học sinh
suốt cả tuần…. Vì thế có điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác giáo dục học
sinh, là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm giáo dục chủ yếu nhất trong
nhà trường, toàn bộ chất lượng giáo dục của lớp, bộ mặt đạo đức, nhân cách của
học sinh trong lớp là phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm.
Có thể nói hiệu trưởng là “con chim đầu đàn” của tập thể giáo viên nhà
trường. Còn giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là “linh hồn” của lớp học.
Vì vậy, GVCN là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp,
người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh (HS). Không
những thế, đội ngũ GVCN còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng,
sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng tay” bao quát mọi
hoạt động của nhà trường.
Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp
nhưng cũng dễ bị vấy bẩn. Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học công việc
không đơn giản chút nào. Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt
kiến thức từ sách vở đến học sinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn nắn đạo đức,
rèn cho các em từng hành vi đạo đức đơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình
thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Điều này quả là không dễ, bởi lẽ một
lớp học với 33 học sinh là 33 tính cách, tâm lý, đạo đức khác nhau. Có em
ngoan ngoãn, vâng lời, có em hiếu động, ngổ nghịch, có em lại trầm tĩnh, ít biểu
lộ cảm xúc... Thật khó để đưa các em vào một khuôn khổ nhất định. Để làm
được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có những cách giáo dục khác nhau
phù hợp với từng đối tượng. Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho
mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát
triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức. Nhận thức được tầm
quan trọng của công tác chủ nhiệm tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện
pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh lớp 5” để
nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2017 – 2018 tại lớp 5C trường Tiểu học
Vân Hội.
2. Tên sáng kiến
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao ý thức học tập
cho học sinh lớp 5
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Hoàng Thị Minh Phương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Vân Hội – Tam Dương –
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0983155787. E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Hoàng Thị Minh Phương
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường Phổ thông
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Tháng 9 năm 2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của
giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của
giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã
hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo
đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên
chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý
điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho
học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự
dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát
triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh,
bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục
con cái cho nhà trường.
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì
đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn
học tập chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm
theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học; Đồng thời các em
cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám
phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những
khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không
muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thoát ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì
để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những khuôn khổ, giáo huấn của
nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc? Muốn làm được
điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà
giáo viên cần phải thực hiện.
Tuy nhiên, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng
ta cũng thực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện
suốt cả năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu qủa. Mỗi giáo
viên cần có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc riêng và luôn có
sự đổi mới, có những biện pháp tích cực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với
học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
Vì vậy, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp để góp phần nâng cao chất lượng dạy
học tôi đã áp dung một số biện pháp sau trong công tác chủ nhiệm:
Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương
pháp giáo dục phù hợp
a) Nắm đặc điểm đối tưởng học sinh: Đầu năm học khi đã được phân công
nhiệm vụ tôi đã tiến hành khảo sát đối tượng học sinh trong những tuần đầu huy
động học sinh đến lớp thông qua:
- Từ hồ sơ học bạ: Nhằm nắm thông tin học sinh một cách chính xác và
tiện cho việc theo dõi liên hệ phụ huynh.
- Qua giáo viên chủ nhiệm cũ: nhằm nắm được đối tượng học sinh và ban
đầu hỗ trợ cho việc tiếp cận, giúp đỡ học sinh theo từng đặc điểm riêng biệt của
từng em.
- Qua học sinh trong lớp: nhằm phát hiện những ưu điểm hạn chế của các
em nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng cho các em cùng giúp đỡ nhau
trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
- Qua phụ huynh: Nhằm nắm được hoàn cảnh, cá tính và khả năng đặc
biệt hay những hạn chế của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết
thực.
b) Tiến hành phân loại đối tượng: Qua việc nắm được đối tượng, đặc điểm
học sinh tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công
tác chủ nhiệm, cụ thể:
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Học sinh khuyết tật.
- Học sinh các biệt về đạo đức.
- Học sinh yếu.
- Học sinh có những năng lực đặc biệt.
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: (không có)
* Đối với những học sinh khuyết tật (không có)
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
- Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố
và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ
có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh
nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú
ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao
cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng
bước điều chỉnh mình. Tạo mối quan hệ bạn bè cho các em dần dần khăng khít
với nhau vì đối với các em học sinh cá biệt về đạo đức ít khi hòa đồng với bạn
bè xung quanh, tạo cho đối tượng học sinh này có cơ hội giúp bạn một việc dù
nhỏ từ đó các em sẽ được bạn bè quý mến hơn và ngược lại đối với cả lớp cũng
phải có thái độ ân cần giúp đỡ bạn bằng lời động viên, cổ vũ để giúp bạn dần
hoàn thiện mình.
* Đối với học sinh học yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào.
Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc
hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
- Tôi lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời
gian ngoài giờ lên lớp, 15 phút đầu giờ, những ngày có 4 tiết học tôi dành cả tiết
thứ 5 để kèm các em.
+ Những đối tượng học sinh bị hổng kiến thức tôi thống kê theo môn, nội
dung bị hổng và tập trung các em lại thành nhóm yếu theo mảng kiến thức. Sau
đó bản thân tôi cùng học với các em những lúc ra chơi hàng ngày có thể dùng
hình thức trò chơi, thi đố vui, thi tìm nhanh… như thế vừa giúp các em được
giải trí mà còn tiếp thu được kiến thức bị hỏng (việc làm này đòi hỏi mỗi giáo
viên phải hết sức nhiệt tình, linh hoạt trong cách tổ chức cho từng nhóm yếu
khác nhau được luân phiên giúp đỡ). Sau lúc cùng học giáo viên có yêu cầu nhỏ
cho từng nhóm yếu nghiên cứu và xem nội dung cụ thể nào đó và lần sau báo lại
cho cô và các bạn cùng nghe. Như thế các em sẽ thực hiện nhiệt tình hơn và điều
không thể thiếu trong lúc này là lời khen cho những em thực hiện tốt lời dặn,
như vậy lần sau các em sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn. Làm như vậy dần dần lấp
được những chỗ hổng kiến thức của các em một cách nhẹ nhàng.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được
nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp.
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm ở nhà để học sinh khá giỏi giúp đỡ
học sinh yếu kém tiến bộ theo nhóm nhà gần nhau. Tổ chức cho các em thi đua
đôi bạn cùng tiến bộ ở lớp, hướng dẫn các em cách học cách giúp đỡ bạn.
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự
tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí,
xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý
dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với
phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then
chốt.
Biện pháp 2: Bầu ban cán sự lớp, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp quản
lý giỏi.
Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán sự quản lý giỏi là việc rất
quan trọng, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện.
Hơn nữa, để đội ngũ cán sự lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở
việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích.
- Lựa chọn Ban cán sự lớp: Trước hết, những học sinh được chọn làm cán
bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật,
tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè.... Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS.
Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học.
Nếu chỉ bầu chọn ban cán sự lớp vẫn chưa đủ, giáo viên phải sinh hoạt để từng
cán sự lớp hiểu nhiệm vụ và công việc của mình từ đó các em sẽ điều khiển lớp
tốt hơn đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra giáo viên còn phải thiết kế sổ theo dõi giúp
các em vì các em ở tuổi này thì còn nhỏ phải tập cho các em cách làm việc có
khoa học từ việc kiểm tra theo dõi đến ghi chép để làm cơ sở tổng kết chính xác
khách quan đó cũng là việc làm rất cần thiết để hỗ trợ cho giáo viên. Qua những
minh chứng được ghi chép, sau tổng kết rèn cho từng em trong lớp biết những
khiếm khuyết của mình mắc phải tự nêu cách khắc phục và sửa chữa.
- Sau đó phân công trách nhiệm cho từng cán sự lớp tùy theo số lượng học
sinh, việc bố trí chỗ ngồi giáo viên chọn ban cán sự lớp phù hợp. Vì lớp tương
đối đông nên tôi chọn cán sự lớp bao gồm: lớp trưởng, 3 lớp phó, 3 tổ trưởng, 3
tổ phó.
VD: Thiết kế sổ theo dõi của cán sự lớp.
Nội dung
Thứ/ngày
Họ và tên bạn mắc khuyết
Họ và tên bạn
Nội dung khen
điểm
Hai/22-9
Nguyễn Văn A
Đi muộn,
Nguyễn Văn B
Được 2 hoa
…………
quên sách
điểm tốt.
Tiếng Việt,... ……………… ………………
…
Ba/23-9 ……………… ……………
……………
……………
…………
……………
……………
……………
Tổng số lần
Tổng số lần
Họ và tên bạn mắc khuyết
Họ và tên bạn
được khen
Tổng hợp
điểm
Nguyễn Văn A
5 lần
Nguyễn Văn B
3 lần
……………
…………… ………………. ………………
- Lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt
động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy
định của lớp, trường.
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy
định về học tập và sinh hoạt nhà trường như trang phục, vệ sinh, theo dõi sĩ số
lớp. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS.
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập, rèn
luyện và đời sống, báo cáo lại cho GVCN.
Ví dụ: Học sinh phải xếp hàng ra vào lớp. Lớp trưởng là người điều động
các bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn. Lớp có bạn học sinh thường hay đi học
trễ lớp trưởng nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ.
- Lớp phó học tập
+ Ðôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập nghiêm túc.
+ 15 phút đầu giờ kiểm tra việc chuẩn bị bài của bạn, ghi vào sổ theo dõi
riêng hàng ngày, báo cáo lại cho giáo viên và làm cơ sở tổng kết thi đua cuối
tuần.
+ Báo cáo kịp thời với GVCN những sự việc “có vấn đề” trong công việc
học tập hàng ngày.
Ví dụ: Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc
bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bản nhân chia.
- Lớp phó lao động
+ Đôn đốc và giám sát các bạn thực hiện lao động tập trung, lao động trực
tuần, hàng ngày.
+ Theo dõi vệ sinh trực nhật của các tổ cuối tuần tổng kết.
- Lớp phó phụ trách văn nghệ
+ Theo dõi đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thể dục giữa giờ.
+ Bắt giọng lớp hát tập thể đầu giờ học hoặc những lúc chuyển tiết…
- Tổ trưởng, tổ phó
+ Đầu giờ (trước giờ truy bài): Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau:
soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học, có ý thức xem
bài trước, đi học đúng giờ, …rồi tổ trưởng chấm điểm thi đua theo qui đinh như
sau: (vi phạm 1 nội dung trừ: 2 điểm xấu).
+ Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học
tập, phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì cộng điểm thưởng
như sau: Được khen trước lớp một môn thì cộng 5 điểm tốt, phát biểu xây dựng
bài cộng 1điểm/1lần. Nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/1lần…
Biện pháp 3: Xây dựng các nền nếp quy định chung để xây dựng tác phong
a) Nền nếp học sinh
- Vệ sinh cá nhân:
+ Rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp.
+ Tay chân luôn sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.
+ Tóc cắt cao, không chải tóc năm năm (đối với học sinh nam). Nữ buộc
tóc gọn gàng, không để tóc lõa xõa khi viết bài… đầu tóc luôn gội sạch sẽ.
+ Quần áo sạch, gọn gàng.
- Vệ sinh văn minh, sinh hoạt để học sinh có thói quen:
+ Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi.
+ Không khạc, nhổ bừa bãi.
+ Không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường, không bỏ
rác qua cửa sổ, phải bỏ rác đúng qui định.
+ Luôn giữ sạch môi trường xung quanh.
b) Nền nếp về đạo đức
- Lễ độ với mọi người:
+ Có thói quen chào hỏi thầy cô và khách khi vào trường.
+ Biết xin lỗi khi làm việc sai.
+ Biết cám ơn khi nhận quà hoặc khi người khác giúp đỡ mình.
+ Biết xưng hô đúng mực với mọi người xung quanh.
+ Không nói tục, chưởi thề, đánh nhau.
+ Biết giúp đỡ mọi người, nhất là người già và trẻ em.
- Làm điều tốt:
+ Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm
tra hoặc thi cử.
+ Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người mất hoặc đưa giáo viên để
thông báo cho người mất biết.
+ Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà trường.
- Kỷ luật:
Thực hiện nghiêm túc các quy định của trường, lớp. Thực hiện tốt 5 điều
Bác Hồ dạy.
Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ học sinh (hàng ngày mỗi khi xếp hàng ra về
giáo viên cho các em đọc 1 trong 5 nhiệm vụ học sinh và luân phiên như thế các
em khắc sâu và nhớ kĩ cả 5 nhiệm vụ).
Hay vắng học, vắng các buổi lao động, những sinh hoạt tập trung.
Nghỉ học không có giấy xin phép của phụ huynh, tự ý viết giấy phép và giả mạo
chữ kí phụ huynh.
c) Khi đi học và ra về
- Không đi học quá sớm, không được bám vào cửa sổ hoặc đứng trước
cửa lớp khi lớp khác đang học.
- Không được quay số, thục bi da, bấm điện tử, bắn đạn ăn tiền, mua đồ
chơi bạo lực (súng, dao, pháo…).
- Khi nghe hiệu lệnh trống phải tập trung nhanh vào lớp, ổn định chỗ ngồi.
- Khi ra về phải trật tự, đi thẳng ra cổng trường không được đứng trước
cửa lớp khác khi lớp khác còn học, đi thẳng một mạch về tới nhà, không la cà.
- Trên đường về không được đùa giỡn, chạy xe đạp hàng hai, hàng ba.
d) Nền nếp học tập
- Đến lớp phải chú ý học, tập trung nghe giảng, tích cực xây dựng bài,
tuân thủ mọi yêu cầu của cô.
- Biết giữ gìn và sử dụng tốt các đồ dùng học tập như: sách giáo khoa,
viết, thước, com-pa… theo đặc trưng của bộ môn.
- Tập vở phải có bao bìa, dán nhãn, biết trình bày vở sạch, đẹp.
- Bài kiểm tra phải được cất giữ cẩn thận trong túi đựng bài kiểm tra.
- Học bài và làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
Biện pháp 4: Đưa ra qui định phù hợp tâm lí lứa tuổi, kết hợp giao
tiếp không bằng lời trong giờ dạy
Học sinh dù nghịch thế nào các em cũng rất thích được đề cao, thích được
khen và được thưởng. Nắm bắt được tâm lí nầy tôi đã thống nhất với các em một
sô qui định như:
* Các hoạt động học tập như: lấy sách vở, bảng, xoay bảng, đọc nhóm,
đồng thanh… được qui định bằng ký hiệu ở bảng lớp.
Ví dụ: Sgk 24 (sách GK trang 24), đặt thước ngang, xoay thước: 2 dãy
kiểm chéo nhau… Thảo luận nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn… thì học sinh ở
bàn chẵn sẽ chạy lên bàn lẻ phía trước… 1 nhịp gõ bắt đầu thảo luận, 2 nhịp kết
thúc.
* Ánh mắt nhìn thay lời gọi đọc bài, gật đầu: bảo ngồi xuống.
* Khi muốn phát biểu mà đứng dậy hoặc hô “cho em, em cô” thì sẽ mất
quyền ưu tiên.
* Làm việc trong nhóm nếu không tập trung thì sẽ không được trình bày
hoặc đóng vai trước lớp.
Với các em hay nghịch, em học yếu tôi khéo léo sắp xếp các em một chỗ
ngồi thích hợp để dễ quản lí và tạo cơ hội cho các em nầy tham gia các hoạt
động học tập nhiều hơn (vừa sức các em), cũng là tạo cơ hội để khen ngợi,
khuyến khích giúp các em tự tin và học tập tích cực hơn.
- Trong vài tuần đầu tôi vừa ra kí hiệu vừa nhắc nhở để các em hoạt động
nhịp nhàng. Sau đó tôi không nhắc mà chỉ ra kí hiệu. Nếu có em nào thiếu chú ý
hoặc nói chuyện riêng trong lúc giảng bài tôi sẽ dừng lại để thầm nhắc nhở. Như
vậy các em sẽ biết mà tự điều chỉnh lại mình. Hạn chế việc la rầy hoặc gõ thước
để ổn định học sinh.
Biện pháp 5: Nền nếp cụ thể trong từng thời điểm
a) Chuẩn bị khi đi học
- Đã học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ theo đặc trưng bộ môn.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Ăn mặc đúng đồng phục (áo quần, khăn quàng, phù hiệu đầy đủ đúng
qui định).
- Không ăn quà trước cổng trường, không mang đồ ăn, nước uống vào lớp.
- Nghe lệnh trống phải tập trung vào lớp, ổn định trật tự.
b) Trong mười lăm phút đầu giờ
- Ổn định tổ chức: hát đầu giờ mỗi ngày.
- Mỗi học sinh tự ôn bài, không ai được đi ra ngoài chơi.
- Các tổ trưởng làm nhiệm vụ, kiểm tra nhanh vở bài tập, dụng cụ học tập,
nền nếp của tổ mình. Lớp phó học tập kiểm tra bài tập của các bạn.
- Lớp phó học tập sửa bài tập, khi đó được giáo viên hướng dẫn.
c) Trong giờ học
- Cả lớp đứng dậy chào thầy, cô khi vào lớp.
- Dụng cụ học tập đã để đầy đủ ở bàn trước mặt (sách giáo khoa, vở ghi,
vở bài tập, giấy nháp, thước…)
- Khi thầy, cô kiểm tra bài cũ học sinh phải nhanh nhẹn khẩn trương: trả
lời lớn, rõ ràng.
- Tập trung nghe giảng, không được nói chuyện, làm việc riêng. Ngồi học
với tư thế ngay ngắn, không rút chân lên ghế, không dựa tường…
- Tích cực phát biểu xây dựng bài để hình thành kiến thức bài học.
- Biết sử dụng đồ dùng học một cách khoa học, tránh ồn ào gây mất trật
tự.
* Giáo viên cần lưu ý: Không để lớp mất trật tự, nhưng phải có không khí
thoải mái, không biến lớp thành thụ động để giáo viên áp đặt kiến thức cho học
sinh.
d) Trong giờ chơi
- Chơi những trò chơi lành mạnh không chạy rượt; không xô đẩy, đánh
nhau; không nói tục; không chơi những trò chơi nguy hiểm.
- Không mang quà vào lớp ăn, không được xả rác ở hộc bàn, lớp học, cửa
sổ, sân, cổng trường…
- Không leo trèo cửa sổ, bàn ghế, cây cối…bảo vệ tài sản của chung và
của riêng.
e) Ra về
Khi ra về phải đi thẳng ra cổng, không la cà trước của lớp khi lớp khác
còn học, đi một mạch về nhà.
Biện pháp 6: Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh
* Đối vói Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học, tôi đã định hướng
bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau: Phụ huynh có
đời sống kinh tế ổn đinh. Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.
Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục có con em học khá giỏi.
* Ban phân hội lớp gồm 2 thành viên: Trưởng ban, phó ban. Nhiệm vụ
ban phân hội lớp: Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập,
sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp. Nắm rõ được
hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi. Có kế hoạch
khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt
kiểm tra định kỳ của nhà trường.
* Đối với từng phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã
đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau: Hằng
ngày kiểm tra sách vở của con em mình. Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn
bị bài mới trước khi đến lớp. Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em
theo thời khoá biểu hằng ngày. Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học
tập, vui chơi. Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình
trạng vừa học vừa chơi. Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực
tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề
nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Tuy nhiên sổ liên lạc thì chỉ nhận xét theo học kì nên việc thường xuyên
trao đổi kiểm tra việc học của học sinh hàng ngày, hàng tuần gặp khó khăn. Về
trao đổi bằng điện thoại thì sẽ tốn kém, và lại một số gia đình có hoàn cảnh khó
khăn sẽ không có điều kiện. Vì vậy tôi thiết kế quyển sổ theo dõi cá nhân từng
học sinh, hàng ngày các em ghi những nội dung giáo viên yêu cầu về nhà gia
đình xem và giúp học sinh thực hiện đồng thời nắm được quá trình học của các
em kịp thời phối hợp với nhà trường thực hiện.
Thứ/
Những biểu hiện
Môn học Nội dung chuẩn bị
Những hạn chế
ngày
tốt
Hai/…/… ………
…………………
………………
………….…
………
…………………
………..……..
………….…
………
…………………
……………..…
………….…
………
…………………
…………..……
……….……
Ba/.../…
………
………..
…………………
…………………
………………
Nhận xét của giáo viên
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………
……………
……………
…………….
Ý kiến, chữ ký của phụ huynh
………………………………….
…………………………………
………………………………….
Biện pháp 7: Tập thói quen phê và tự phê
- Tôi đã xây dựng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh. Tập cho các
em biết phê và tự phê một cách hồn nhiên, chân thật. Từng tổ các em sẽ ngồi lại
chọn bạn xuất sắc là bạn học tốt, không vi phạm những điều đã qui định, bạn
nào có chuyển biến hơn so với tuần trước thì được chọn là bạn tiến bộ cũng
được tuyên dương (lấy biểu quyết cả tổ). Em nào còn vi phạm cũng được bạn
chỉ ra và nhận sai trước tổ. Tôi đã theo suốt để tuyên dương trước lớp những học
sinh xuất sắc cũng như khéo léo xoa dịu, động viên những em còn sai phạm để
sửa chữa ở tuần sau.
- Phải tìm nguyên nhân đối với học sinh vi phạm.
* Ví dụ 1: Một học sinh rất ngoan, nhưng hôm đó em không thuộc bài thì
giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân, nếu do hoàn cảnh khách quan, giáo viên
không nên cho phê bình ngay mà cần động viên em về học tập cho tốt. Thầy, cô
sẽ kiểm tra em lần khác.
* Ví dụ 2: Nếu có em vi phạm nhiều lần về không học bài và không làm
bài. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, nếu do học yếu thì sẽ phân
công học sinh khá giỏi giúp đỡ bằng cách giảng bài cho hiểu, động viên em
chăm chỉ học tập để không phụ lòng bạn bè, thầy cô.
- Để hình thành thói quen cho học sinh, tôi đã duy trì thường xuyên, liên
tục và có điều chỉnh cho phù hợp tình hình của lớp. Đặc biệt luôn tạo không khí
gần gũi, thân mật giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn luôn gần gũi các em,
tình thương yêu giữa các em phải công bằng. Chủ yếu là thái độ mềm mỏng,
luôn động viên nhắc nhỡ các em thực hiện tốt. Nhưng cũng cần phải nghiêm
khắc xử lý đối với các em cố tình vi phạm.
- Sắp xếp không để thời gian chết ở lớp, cũng không để tiết học nặng nề,
căng thẳng tôi đã chuẩn bị sẵn những bài toán vui, câu đố và chuyện kể có liên
quan nội dung bài để sử dụng cuối tiết.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao ý thức
học tập cho học sinh lớp 5”
8. Những thông tin cần được bảo mật
- Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Qua 1 năm vận dụng linh hoạt một số biện pháp trên, học sinh lớp tôi
nhiều em đã được cảm hoá và có những biến chuyển trong nhận thức: như em
Phạm Duy Hà là học sinh hay nghịch ngợm, nói leo cũng đã được khắc phục.
Hay như em Nguyễn Thế Hiệp, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Văn Thắng từ một
học sinh thụ động cũng đã tham gia nhiệt tình các phong trào của lớp... Điều đó
được thể hiện qua sự tham gia của các em vào các hoạt động học tập trong giờ
học, qua kết quả của các bài kiểm tra.
Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS trong Ban cán
sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các
em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao. Như em Nguyễn
Thu Huyền thực chất thì em còn rất thụ động nhưng từ khi giao nhiệm vụ làm
một tổ trưởng thì em rất năng nổ, nhiệt tình đôn đốc các bạn trong tổ học, thi đua
rất tốt. Như em Nguyễn Hạnh Trang chưa mạnh dạn trong giờ học khi được
chọn làm cờ đỏ của lớp, em đã làm việc hết sức mình và tự tin mạnh dạn hẳn
lên.
Kết quả cuối cùng là 100% học sinh đạt về năng lực, phẩm chất, trong đó
85% đạt tốt.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu.
Số
TT
1
Tên cá nhân
Địa chỉ
Hoàng Thị
Trường Tiểu học Vân Hội
Minh Phương
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Công tác chủ nhiệm lớp 5C Trường Tiểu học Vân Hội Tam Dương - Vĩnh Phúc
Vân Hội, ngày 01 tháng 03 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Vân Hội, ngày 25 tháng 02 năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phùng Đắc Vinh
Hoàng Thị Minh Phương